1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

kiến thức là vô tận, kiến thức là một kho báu vô giá

Chủ đề trong 'Bóng bàn' bởi cua792001, 15/02/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cua792001

    cua792001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    3.618
    Đã được thích:
    0
    Tạm hoãn binh pháp tôn tử, đã bao giờ bạn nghĩ đến thành công đến với mình, mình là một con người của sự thành công....Dĩ nhiên là có nghĩ và nghĩ nhiều chứ....Hãy tự tin để nói rằng phía trước mình là Thành công không phải chỉ là một mà là một con đường của sự thành công....Bí quyết của sự thành công không có gì đặc biệt là định ra cho mình một con đường đi và ...Điều gì nhỉ....ĐÓ CHÍNH LÀ CHĂM CHỈ LAO ĐỘNG....TẠI SAO PHẢI LAO ĐỘNG CHĂM CHỈ...Xin mời các bạn hãy đọc bài sưu tầm sau
    Tại sao chúng ta phải làm việc chăm chỉ?
    Nguyễn Quang Thái
    Làm việc - cách tốt nhất để hoàn thiện chính mình - NXB Văn hóa - Thông tin
    03:09'' PM - Thứ năm, 13/08/2009
    Thái độ làm việc thể hiện chỉ hướng của con người. Muốn tìm hiểu thái độ làm việc của một người, hãy tìm hiểu thái độ của anh ta với cuộc sống.
    Bạn lựa chọn một công việc như thế nào? Thái độ làm việc của bạn ra sao? Về cơ bản mà nói, đây không phải là vấn đề liên quan đến việc bạn làm gì và nhận được thù lao bao nhiêu, mà là vấn đề liên quan đến ý nghĩa của cuộc sống mỗi con người.
    1 . Công việc là điều bạn phải làm cả cuộc đời
    Một nhà tâm lí học khi nghiên cứu sự phản ứng tâm lí khác biệt giữa từng cá thể khi tiếp xúc với cùng một loại công việc đã đến một nhà thờ đang trong quá trình xây dựng, hỏi những người công nhân đang xây dựng.
    Nhà tâm lí học hỏi người công nhân thứ nhất ông gặp: ?oXin hỏi anh đang làm gì thế??
    Anh ta trả lời: ?oÔng không thấy sao? Tôi đang phải đập đá, mà những tảng đá kia thì cứng quá và to quá. Công việc thật nặng nề vượt quá sức người. Hai tay tôi đau rát, toàn thân mỏi nhừ. Đây là việc cần sức trâu ngựa, không phù hợp với con người tí nào vậy mà tôi vẫn phải làm vì cuộc sống.?
    Ông lại hỏi người công nhân thứ hai: ?oXin hỏi anh làm công việc này vì lý do gì??
    Người công nhân thứ hai trả lời: ?oLàm việc để mỗi ngày kiếm được 2 dollar đủ để đảm bảo cho .gia đình tôi sống qua ngày. Nếu không vì gia đình, chẳng ai muốn làm cái việc đập đá vất vả này. "
    Nhà tâm lí học hỏi người công nhân thứ ba: "Xin hỏi, anh đang làm gì thế??
    Người thứ ba trả lời rất vui vẻ: "Tôi đang góp phần công sức nhỏ bé của mình để xây dựng toà nhà xinh đẹp này. Sau khi xây xong nhất định sẽ có rất nhiều người tới đây. Công việc này tuy vất vả nhưng mỗi khi nghĩ đến sẽ có rất nhiều người đến cầu Chúa ban phước lành cho họ cho mọi người nghèo khổ trên thế gian này, tôi lại không hề thấy mệt mỏi."
    Với cùng một công việc, cùng một môi trường làm việc tại sao lại có những suy nghĩ khác nhau đến vậy?
    Với người công nhân thứ nhất, tình hình không thể thay đổi, cứu vãn được. Trong tương lai không xa, anh ta nhất định sẽ thẳng nhận được gì do công việc và thái độ lao động mang lại, thậm chí có thể theo thời gian anh ta trở thành một kẻ vô dụng, đánh mất hoàn toàn rơm cách của bản thân.
    Người công nhân thứ hai, là người không hề có trách nhiệm với công việc và không thấy được niềm vui cũng như vinh quang của sự lao động.
    Đối với 2 loại người này, cho dù người chủ lao động có hi vọng gì về họ cũng chỉ là uổng công vô ích, bởi họ mang một tâm lý là làm việc để kiếm tiền chứ không phải vì công việc mà làm việc. Họ không phải là người mà người quản lý có thể giao cho những nhiệm vụ quan trọng, đồng thời những người này cũng khó có được sự thừa nhận, đánh giá cao về khả năng lao động của xã hội.
    Nhà tâm lí học người Mỹ Mark Abraham đã đưa ra ?o5 cấp độ nhu cầu? như sau:
    1. Nhu cầu cơ bản: Nhu cầu có cơm ăn áo mặc, chống lại đói rét và giá lạnh.
    2. Nhu cầu an toàn: Nhu cầu được sống ở một nơi an toàn.
    3. Nhu cầu xã hội: Nhu cầu được chia sẻ niềm vui sở thích và được giao lưu với mọi người.
    4. Nhu cầu được tôn trọng: Nhu cầu được người khác tán dương và chấp nhận.
    5. Nhu cầu được phát huy hết năng lực bản thân và tự mình làm việc.
    Nhà tâm lí học trên cho rằng, những người làm việc vì công việc sẽ có rất ít cơ hội thoả mãn đầy đủ quyền thứ 4 và quyền thứ 5 bởi nhu cầu trong cuộc sống của họ không được thoả mãn đầy đủ ở mức độ cao nhất, hoặc dù ít dù nhiều, họ cũng mất đi một phần niềm vui trong cuộc sống.
    Vậy chúng ta nên nói về người công nhân thứ 3 như thế nào? Ở người công nhân này không hề mảy may có hình bóng của những lời oán trách, ngược lại anh là một người có tinh thần trách nhiệm cao với công việc và có khả năng sáng tạo tốt. Do luôn luôn làm việc chăm chỉ, anh cảm nhận được niềm vui trong công việc và ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Người công nhân thứ 3 mới thực sự là người công nhân có thái độ lao động đúng đắn và sẽ trở thành người ưu tú, là người mà xã hội cần tới.
    Vậy công việc là gì? Từ điển của một số quốc gia theo đạo Thiên chúa giải thích thế này: ?oCông việc là nhiệm vụ cao cả mà Thượng đế đã sắp đặt, là sứ mệnh quan trọng Người đã giao cho con người?. Cách lí giải này tuy mang đậm màu sắc tôn giáo, nhưng ở đó đều truyền tải một nội dung tư tưởng chung là: Những người không có cơ hội làm việc hay không cảm nhận được niềm vui từ chính công việc của mình chính là những người làm trái với nguyện vọng của Thượng đế, những người đó sẽ không có cơ hội hưởng thụ trọn vẹn cuộc sống. Công việc là mục đích bạn đạt được sau khi nỗ lực làm việc. Khi công việc cho chúng ta cơ hội thể hiện tất cả tài năng và tính cách bản thân, chúng ta hãy hài lòng vì công việc của mình. Cuộc sống chỉ có một mà thôi. Khi chúng ta muốn hoàn thiện bản thân hay chỉ đơn giản là muốn đạt được một điều gì đó. Chúng ta mới đề ra cho mình mục tiêu để hướng tới và phấn đấu.
    Công việc là một võ đài để chúng ta thể hiện tài năng. Những kiến thức mà chúng ta đã gian khổ tích luỹ, khả năng ứng biến và sự quyết đoán hay khả năng thích ứng của chúng ta sẽ đều được thể hiện trên võ đài ấy. Ngoài công việc, không có gì có thể giúp chúng ta thể hiện được năng lực bản thân, cho chúng ta cơ hội thể hiện chính mình hay chỉ là một lí do chúng ta đang tồn tại trên cuộc đời. Chất lượng công việc quyết định hoàn toàn chất lượng cuộc sống của chúng ta.
    Công việc của một người thể hiện thái độ của anh ta với cuộc sống và đồng thời cũng thể hiện lý tưởng và chí hướng của anh ta. Vì thế, việc tìm hiểu thái độ làm việc của một người cũng cho ta hiểu anh ta ở một mức nào đó. Cựu Bộ trưởng Bộ giáo dục Hoa Kỳ, nhà giáo nổi tiếng William Beneth đã nói: ?oCông việc là điều chúng ta phải làm cả cuộc đời?.
    Trước đây, có thể có người mang suy nghĩ giống người công nhân thứ nhất hay người công nhân thứ hai, họ luôn trách móc, bực tức với mọi thứ, chẳng có chút nhiệt tình nào với công việc của mình và luôn sống một cuộc sống tẻ nhạt.
    Trước đây, thái độ làm việc của bạn như thế nào không quan trọng, dù sao đó cũng chỉ là những điều trong quá khứ, quan trọng là từ bây giờ, thái độ làm việc của bạn sẽ thế nào?
    Chúng ta hãy giống như người công nhân thứ ba, hãy mang sự nhiệt huyết trong tim để có được cơ hội làm việc, làm việc chăm chỉ để thấy được giá trị bản thân và cảm nhận được niềm hạnh phúc trong cuộc sống.
    2. Tiền lương có ý nghĩa gì? Hãy làm việc vì bản thân bạn
    Nếu một người chỉ luôn luôn nghĩ rằng mình làm việc được thù lao bao nhiêu thì làm sao anh ta có thể nhìn thấy được những cơ hội trưởng thành sau mỗi đồng tiền lương? Anh ta làm sao có thể hiểu được mình đã thu được những kĩ năng, những kinh nghiệm gì từ công việc và tất cả những điều đó ảnh hưởng như thế nào đến tương lai sau này của anh ta? Kiểu người này chỉ biết thu mình lại trong vỏ bọc tiền lương, mà không hề biết bản thân mình đang thực sự cần gì.
    Có thể bạn đã tận mắt chứng kiến hay nghe kể về một ai đó bị sa thải, hiện nay nhiều thanh niên cho rằng xã hội ngày nay khốc liệt hơn, nghiêm khắc hơn và thực dụng hơn ngày trước. Họ cho rằng, tôi làm việc cho công ty, công ty trả lương cho tôi chỉ là một hình thức trao đổi. Họ không nhận thấy những giá trị khác ngoài tiền lương và vì thế những ước mơ, hoài bão tốt đẹp họ từng ấp ủ thời còn ngồi trên ghế giảng đường cũng dần dần tan biến. Không tự tin, không nhiệt tình, họ luôn giữ một thái độ ứng phó với công việc, họ nói ít đi một câu, viết ít đi một trang báo cáo, làm ít đi một giờ đồng hồ... Họ chỉ nghĩ họ làm đúng với mức lương trước mắt họ nhận được chứ không hề nghĩ họ làm việc như thế có xứng với mức lương sau này, hay thậm chí là tương lai sau này của họ.
    Một nhân viên làm việc 10 năm tại một công ty nọ mà chưa hề được tăng lương một lần. Đến một ngày, anh ta không thể chịu nổi sự bất bình đó và phàn nàn với ông chủ. Ông chủ của anh ta nói: ?oMặc dù anh làm việc ở công ty 10 năm nhưng kinh nghiệm công tác của anh thì chưa đầy 1 năm, năng lực của anh cũng chỉ ở mức một công nhân mới vào nghề thôi.?
    Người nhân viên ?ođáng thương? này trong 10 năm tuổi thanh xuân của mình làm việc ở công ty, trong khi cái mà anh ta nhận được chỉ là mức lương của người mới vào nghề, còn lại là chẳng có gì cả. Cũng có thể, ông chủ nhận định về anh nhân viên này có phần không công bằng và thiếu chính xác nhưng chắc rằng, trong thời đại mở cửa như ngày nay, anh nhân viên này có đủ kiên nhẫn nhận mức lương thấp trong suốt 10 năm mà không nộp đơn sang công ty khác, đủ thấy năng lực của anh ta không hề được công ty thừa nhận, hay nói cách khác, lời nhận xét của ông chủ về anh ta về cơ bản khá là khách quan.
    Đó chính là kết quả của việc lấy đồng lương làm mục tiêu làm việc.
    Rất nhiều người chỉ do không hài lòng về mức lương hiện tại của mình mà đánh mất đi những thứ còn quan trọng hơn tiền bạc, kết cục, đến phần tiền lương đáng lẽ ra được nhận thì cuối cùng cũng không được nhận Đó cũng chính là điều đáng buồn cho việc lấy tiền lương làm cái đích của lao động.
    Khi làm việc bạn đừng quá bận tâm rằng những nỗ lực của bản thân không được đền đáp xứng đáng. Hãy tin rằng các ông chủ đều có đủ thông minh sáng suốt và khả năng đánh giá. Để thu được lợi nhuận cao nhất cho công ty, họ cũng ra sức dựa vào thành tích công tác và mức độ chăm chỉ làm việc của nhân viên để thăng cấp và tiến cử nhân viên. Những người làm việc chăm chỉ, biết phấn đấu không ngừng sẽ có cơ hội thăng chức, tiền lương của họ cũng vì thế mà tăng lên.
    Nếu bạn phát hiện ông chủ của mình không phải là người sáng suốt, không chú ý lắm đến sự nỗ lực của bản thân bạn, cũng không trả cho bạn thù lao xứng đáng, thì bạn cũng đừng vội nản lòng, hãy nhìn sự việc theo một hướng khác. Chúng ta nỗ lực phấn đấu không phải chỉ vì sự đền đáp trước mắt, mà chúng ta chờ đợi sự đền đáp ở tương lai. Chúng ta làm việc vì bản thân chứ không phải vì bản thân mà làm việc. Cuộc sống không chỉ là hiện tại mà còn là cả tương lai rộng mở ở phía trước.
    Giới lao động trẻ hiện nay ít có những nhận thức và lí giải sâu xa thực tế về tiền lương. Tiền lương chỉ là một phương thức báo đáp của công việc. Những thanh niên mới bước vào làm việc càng phải trân trọng hơn những thứ mà công việc mang lại. Ví dụ, những nhiệm vụ khó khăn rèn luyện ý chí bạn, công việc mới phát triển năng lực bạn, việc hợp tác với các đồng nghiệp và giao lưu với các khách hàng sẽ bồi dưỡng phẩm chất tâm hồn bạn. Công ty là một ngôi trường để chúng ta trưởng thành. Công việc làm phong phú kinh nghiệm chúng ta, đồng thời cũng giúp trí tuệ chúng ta phát triển. So với những kĩ năng và kinh nghiệm chúng ta có được khi làm việc, thì số tiền tương ít ỏi chúng ta nhận được cũng không còn quá quan trọng nữa. Công ty trả bạn tiền lương, công ty cũng cho bạn cả những năng lực có lợi cho cả cuộc đời bạn.
    Năng lực quan trọng hơn tiền bạc rất nhiều vì nó không bị đánh cắp và cũng không tự mất đi. Rất nhiều người thành đạt đã trải qua không ít thăng trầm của cuộc sống, có lúc họ đứng trên đỉnh cao vinh quang, cũng có lúc đắm chìm trong thất bại, nhưng cuối cùng, họ vẫn là những người thắng cuộc Nguyên nhân do đâu? Chính là do một thứ mãi mãi ở bên cạnh họ, đó chính là năng lực. Những năng lực tiềm tàng trong họ, bất kể là sự sáng tạo, lòng quyết đoán hay khả năng quan sát nhạy bén đều không phải có ngay khi bạn bắt đầu, cũng không phải chúng ta bước một lần đã tới, chúng có được trong thời gian chúng ta làm việc, học tập tích luỹ lại.
    Ông chủ có thể khống chế số tiền lương của bạn, nhưng không thể che mắt, bịt tai, ngăn trở bạn tư duy học tập. Hay nói cách khác, ông chủ không thể ngăn được sự nỗ lực của bạn, cũng không thể lấy đi những thứ bạn có được nhờ sự nỗ lực làm việc và học tập của bạn.
    Rất nhiều nhân viên chỉ viện cớ cho sự lười biếng cửa bản thân mà không biết đi tìm lý do xác đáng. Người thì nói sếp của họ không nhận thấy được năng lực và thành quả lao động của họ, cũng có người nói sếp của họ là một kẻ keo kiệt, họ làm việc nhiều mà luôn chỉ nhận được tiền lương không tương xứng. Nếu một người chỉ luôn luôn nghĩ rằng mình làm việc được thù lao bao nhiêu thì làm sao anh ta có thể nhìn thấy được những cơ hội trưởng thành sau mỗi đồng tiền lương. Anh ta làm sao có thể hiểu được mình đã thu được những kĩ năng, những kinh nghiệm gì từ công việc, và điều đó ảnh hưởng như thế nào đến tương lai sau này của anh ta? Kiểu người này chỉ biết thu mình lại trong vỏ bọc tiền lương, mà không hề biết bản thân mình đang thực sự cần gì.
  2. cua792001

    cua792001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    3.618
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta không thể ra lệnh cho các ông chủ, bắt họ phải làm cái này cái kia, nhưng chúng ta lại có thể mách bảo bản thân hành động theo cách tốt nhất. Chúng ta không thể yêu cầu ông chủ làm việc theo nguyên tắc, nhưng chúng ta có thể bắt bản thân làm điều đó. Đừng vì những nhược điểm của ông chủ mà bạn cho phép mình lười biếng, tự tay chôn vùi năng lực của bản thân vì như thế là huỷ hoại tương lai của chính bạn. Tóm lại, dù "sếp" của chúng ta có keo kiệt thế nào, có hà khắc bao nhiêu, chúng ta cũng không được phép lấy đó làm lí do cho sự lười biếng của mình. Bởi vì chúng ta không chỉ làm việc vì đồng lương trước mắt, mà còn phải làm việc vì tiền lương sau này, làm việc vì chính bản thân chúng ta. Vậy tiền lương là gì? Tiền lương chỉ là biểu hiện một phần công sức làm việc của chúng ta mà thôi. Trên thế giới có bao người đang làm việc chỉ vì tiền? Nếu bạn có thể vì sự trưởng thành của mình mà phấn đấu, bạn đã trở thành người đứng trên mọi người, và đó là bước khởi đầu tốt đẹp cho sự thành công.
    3. Vì sao Bill Gates vẫn phải làm việc
    Chỉ đến khi theo đuổi mục tiêu ?oTự mình thực hiện?, con người ta mới lộ ra lòng nhiệt tình mãnh liệt với công việc, mới phát huy cao năng lực bản thân và mới có thể phục vụ xã hội một cách tốt nhất.
    Tài sản của Bill Gates hiện nay khoảng hơn 46,6 tỷ dollar. Nếu mỗi năm ông ta tiêu hết 100 triệu dollar thì phải 466 năm ông ta mới tiêu hết số tiền này. Đó là chúng ta còn chưa kể đến số lợi tức khổng lồ mà số tiền này mang lại. Vậy tại sao Bill Gates vẫn làm việc mỗi ngày?
    Chủ tịch hội đồng quản trị công ty Viacom Hoa Kỳ Sumner Redstone 63 tuổi mới bắt đầu thành lập một công ty giải trí đồ sộ. 63 tuổi, cái tuổi mà sắp gần đất xa trời, ông đã đưa ra một quyết định trọng đại: tiếp tục làm việc. Ông luôn luôn có mặt ở công ty, kể cả ngày nghỉ, giữa công ty và cuộc sống đời tư của ông không có bất kì giới hạn nào, có lúc ông còn làm việc đến 24 tiếng mỗi ngày. Từ đâu mà ông có được nhiệt huyết với công việc của mình đến vậy?
    Những ví dụ tương tự còn rất nhiều. Những người đó có ?omức lương? khổng lồ, không những ngày ngày họ đều làm việc mà còn làm việc cật lực như đang bán sức lao động của mình. Nếu bạn làm việc cùng họ, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi rã rời vì thời gian làm việc kéo dài. Vậy tại sao họ phải làm việc như vậy? Có phải là vì tiền? Sumner Redstone đã nói: "Thực ra tiền bạc không phải là động lực thúc đẩy tôi làm việc. Động lực của tôi chính là lòng yêu nghề. Tôi yêu ngành giải trí, tôi yêu công ty của tôi. Tôi luôn ấp ủ hi vọng sẽ thực hiện được những giá trị cao đẹp nhất của cuộc sống và sẽ luôn cố gắng hết sức để thực hiện".
    Quả thực, chính niềm đam mê muốn mình tự làm việc đã thúc đẩy họ cống hiến hết sức mình cho công việc, mà không đơn thuần vì danh lợi. Thậm chí ngay cả khi họ có thể điều khiển được cuộc sống, họ cũng không từ bỏ công việc.
    Một số nhà tâm lí học phát hiện, khi tiền bạc nhiều đến một mức độ nhất định nó sẽ không còn sức mê hoặc con người nữa. Cuộc sống không đơn giản là sự tồn tại, con người còn có những ham muốn cao hơn. Trong đó, mong muốn tự mình làm việc ở mức độ cao nhất, cho con người ta động lực mạnh mẽ nhất.
    Khi một người làm công việc mà anh ta thích, đồng thời công việc đó cũng phù hợp với anh ta, anh ta có thể phát huy khả năng của mình một cách tốt nhất thì có thể nói anh ta đã thoả mãn nguyện vọng lao động bằng chính đôi tay của mình. Một người có động lực làm việc sẽ coi công việc của mình như một hoạt động sáng tạo, họ sẽ toàn tâm toàn lực cố gắng làm tốt công việc đó. Trong quá trình làm việc, họ sẽ có được cảm giác thoả mãn, trong lòng đầy ắp những cảm xúc vui sướng phấn khích.
    Từ trước tới nay bạn đã bao giờ cảm nhận được niềm vui mãnh liệt và cảm giác thoả mãn do lao động chính đáng của bản thân mang đến? Bạn đã xác định được mục tiêu sống, lao động của mình? Bạn đã có động lực thúc đẩy để làm việc chưa? Trả lời được tất cả các câu hỏi đó là bạn đã hiểu ra nguyện vọng mãnh liệt là muốn tự mình lao động. Hãy nhớ rằng, việc đi tìm ý nghĩa thực sự của cuộc sống, sẽ làm tăng lòng nhiệt huyết trong mỗi chúng ta và thắp sáng tâm hồn mỗi con người. Sự theo đuổi này không giới hạn trong một tầng nghĩa bình thường mà ở tầng nghĩa cao hơn nó có quan hệ với xã hội xung quanh ta, có thể thoả mãn được nhu cầu cao nhất trong đời sống tinh thần chúng ta.
    Chỉ đến khi theo đuổi mục tiêu ?otự mình thực hiện?, con người ta môi lộ ra lòng nhiệt tình mãnh liệt với công việc, mới phát huy cao năng lực bản thân và mới có thể phục vụ xã hội một cách tốt nhất.
    Chúng ta không nói về "lòng nhiệt tình tạm thời" vì kiểu nhiệt tình này mỗi chúng ta đều đã trải qua, mà chúng ta nói về lòng nhiệt tình có thể thúc đẩy một người làm việc và đạt được thành công rực rỡ. So với những người làm việc vì tiền lương mà nói, những người muốn thoả mãn nhu cầu cao nhất của cuộc sống con người - tự mình làm việc chỉ là thiểu số. Vì thế cho nên, sự nhiệt tình lâu dài trong những người bình thường cũng hiếm như kim cương vậy, còn trong những người thành đạt thì lại hết sức phổ biến.
    Lòng nhiệt tình là nhiên liệu cần thiết phải được chuẩn bị tốt cho ước mơ cất cánh. Loại nhiên liệu này một khi đã được nhóm lên sẽ tăng thêm năng lượng cho bạn bay cao hơn. Từ trước. đến nay, lòng nhiệt tình luôn là động lực thúc đẩy những nhân vật kiệt xuất của thế giới, đưa họ lên đỉnh cao những lĩnh vực họ đam mê, tất nhiên cũng thúc đẩy xã hội phát triển. Hãy để lòng nhiệt tình giúp bạn thực hiện những việc vĩ đại như vậy. Cho dù chúng ta chưa chạm được đến ranh giới của ham muốn tự mình làm việc, chúng ta cũng không phải giày vò bản thân vì chúng ta đang làm việc chỉ vì tiền. Chúng ta đừng nói với mình: được trả lương như thế nào thì mình sẽ làm việc như thế ấy, chẳng việc gì phải cố gắng hoàn thành tất cả công việc; Cũng đừng tự an ủi mình: "Mình không bằng người khác, nhận được bằng này lương là tốt lắm rồi". Chúng ta hãy nghĩ rằng, tiền bạc chẳng qua cũng chỉ là một loại báo đáp, cái mà chúng ta thu được từ lao động là khả năng hoàn thiện bản thân, vì thế hãy giữ một thái độ tích cực khi làm việc. Những tư tưởng tiêu cực sẽ kìm hãm khả năng phát huy tiềm lực bản thân, làm chúng ta mất đi động lực làm việc và sự tự tin, làm tuột khỏi tay chúng ta nhiều cơ hội quý giá, kéo chúng ta ra xa đích đến của sự thành công và chúng ta mãi mãi chẳng bao giờ có thể vươn đến cái đích cao nhất của ước muốn "tự mình lao động".
    4. Làm việc chăm chỉ là một sự thông thái
    Bất kể bạn đang làm việc gì, bất kể môi trường làm việc xung quanh bạn dễ chịu hay vô cùng khắc nghiệt, bạn cũng hãy làm việc chăm chỉ, đừng vội lười biếng khi ông chủ của bạn vừa quay lưng đi, và đừng thôi làm việc khi không có ai hối thúc bạn. Chỉ có ý thức rèn luyện không mệt mỏi để tự nâng cao bản thân trong công việc, bạn mới có thể hi vọng được thăng tiến hay kiếm được mức lương cao.
    Có một câu chuyện thế này: Nửa đêm, một người lục tung căn phòng để tìm kiếm một thứ gì đó. Người bạn cùng phòng hỏi anh ta: "Anh đang tìm gì vậy?"
    - Tôi bị mất một đồng tiền vàng. - Anh ta đáp.
    - Anh đánh rơi trong phòng hay ở ngoài hành lang? - Người bạn hỏi.
    - Không, tôi đánh rơi ở thảm cỏ ngoài kia. - Anh ta nói.
    - Vậy tại sao anh lại tìm trong phòng? - Vì ở ngoài kia không có đèn.
    Có thể bạn thấy nực cười vì tư duy logic của anh ta, nhưng bạn có thấy: có người chẳng bao giờ tìm kiếm sự trọng dụng của công ty với mình mà luôn luôn hi vọng có lợi về mình, có người thường làm việc với thái độ ứng phó nhưng lại muốn ông chủ chú ý tới mình, khi không được ưu ái lại than trách số phận không công bằng với họ. Những người này cũng phạm phải một sai lầm giống như anh chàng tìm đồng tiền vàng trong phòng kia, đó là tìm những thứ mình cần ở sai vị trí.
    Nếu một người muốn tìm vàng ở biển vì anh ta nghĩ đào vàng ở đó dễ dàng. Giả sử anh ta đào được chăng nữa thì đó chắc chắn không phải là vàng mà chỉ là sỏi đá. Chúng ta hãy chỉ hi vọng tìm được vàng khi khai thác đá. Hay nói cách khác, muốn có được sự trọng dụng của công ty, bạn chỉ có một cách duy nhất là làm việc. Bằng không, những thứ bạn sẽ nhận được cũng chỉ là quyết định sa thải của công ty mà thôi.
    Những ông chủ thường là người sáng suốt, họ đều có chung một hi vọng là sở hữu được thật nhiều nhân viên giỏi và có khả năng mang về cho công ty nhiều lợi nhuận. Nếu bạn có thể làm việc thật chăm chỉ, cố gắng hết sức hoàn thành những công việc được giao, nhất định sẽ có lúc bạn có được những gì mình mong muốn. Đáng tiếc là, ngày nay khi làm việc, nhiều nhân viên chỉ luôn miệng ca thán công ty mà chẳng bao giờ xem lại thái độ làm việc của mình. Họ không biết rằng phải dựa trên nền tảng của sự nỗ lực hoàn thành công việc của bản thân họ thì mới có thể hi vọng sẽ được công ty trọng dụng. Lúc nào họ cũng giữ thái độ đối phó với công việc và miệng thì luôn luôn than thở: ?ochăm chỉ làm gì?, ?ocho qua được rồi?, ?ocông việc cũng chỉ là cái cầu nhảy, cố gắng thì được gì?. Kết quả là họ mất dần đi nhiệt tình công tác, không làm việc hết mình và vì vậy không thể có được thành tích công tác tốt. Cuối cùng, "sự thông minh" lại tạo nên sai lầm, họ tự đánh mất đi cơ hội tăng lương và thăng chức của mình. Hối hận thì đã quá muộn.
    Hãy tham khảo ví dụ dưới đây:
    Jack làm việc trong một công ty thương mại khoảng một năm, do không hài lòng về công việc của mình, anh ta nói với bạn một cách khó chịu: ?oLương của tôi trong công ty là mức lương thấp nhất, ông chủ không hề coi trọng tôi chút nào, nếu tiếp tục tình trạng này, tôi sẽ nộp đơn xin thôi việc?.
    - Những kĩ năng nghiệp vụ trong công ty và những bí quyết về giao dịch quốc tế anh đã hoàn toàn nắm vững chưa? - Người bạn hỏi lại anh ta.
    - Vẫn chưa. - Anh ta trả lời.
    - Quân tử báo thù, mười năm chưa muộn.Tôi nghĩ anh hãy bình tâm suy nghĩ lại, hãy nắm vững tất cả những kĩ năng giao dịch, các loại hợp đồng mua bán và cách tổ chức quản lí công ty, thậm chí cả cách viết một hợp đồng giao dịch một cách thật chi tiết, sau đó hãy xin thôi việc. Như thế chẳng phải vừa trút được những bực bội trong lòng, mà lại tích luỹ được thêm kiến thức hay sao?
    Jack nghe lời khuyên của bạn, anh từ bỏ những thói quen xấu trước đây, bắt đầu làm việc một cách nghiêm túc và chăm chỉ. Ngay cả sau giờ làm việc cũng ở lại công ty học thêm về cách viết hợp đồng mua bán.
    Một năm sau, anh gặp lại người bạn cũ, người bạn hỏi anh ta:
    - Giờ anh đã học được nhiều điều rồi, thế đã chuẩn bị xin nghỉ chưa?
    - Nhưng tôi thấy, sau năm qua, ông chủ đã bắt đầu chú ý tới tôi, gần đây còn giao cho tôi những công việc quan trọng, không những tới được tăng lương mà còn được thăng chức. Nói thật là, không chỉ có ông chủ mà các nhân viên khác trong công ty cũng bắt đầu nể trọng tôi.
    Người bạn cười và nói:
    - Tôi đã sớm biết điều đó rồi. Lúc trước ông chủ không coi trọng anh vì anh không chăm chỉ làm việc, lại không nỗ lực tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm. Sau đó, khi anh đã vất vả học tại nghiên cứu, năng lực làm việc cũng tiến bộ, tất nhiên ông chủ sẽ chú ý đến anh.
    Làm việc chăm chỉ mới thực sự là sáng suốt bởi đó là cách tốt nhất để chúng ta hoàn thiện bản thân. Hãy xem công việc là một cơ hội để bạn hội tập, từ đó không chỉ học cách xử lí nghiệp vụ mà còn học được cả nghệ thuật đối nhân xử thế, cách giao tiếp với mọi người. Cứ như vậy, ngoài việc tích luỹ được cho bản thân nhiều kinh nghiệm quý báu bạn còn xây dựng cho mình một nền tảng công việc vững chắc. Những người làm việc chăm chỉ không phải lo lắng cho tương lai của mình vì bản thân họ đã tự nuôi dưỡng được một thói quen tốt, dù làm việc ở đâu họ cũng sẽ nhận được sự chào đón của công ty. Ngược lại, những người chỉ biết đầu cơ trục lợi trong công việc hay bị mù quáng bởi những lợi nhuận trước mắt, trong lòng luôn luôn có mầm mống của sự thất bại. Về lâu dài, đó là điều lợi bất cập hại. Người La Mã cổ đã xây dựng hai thánh điệu một là thánh điện CẦN LAO, hai là thánh điện VINH QUANG. Cách sắp xếp chỗ ngồi của họ tuân theo trật tự như sau: con người phải vượt qua được thánh điện CẦN LAO mới có thể bước tới thánh điện VINH QUANG. Ngụ ý của họ là chỉ có lao động mới là con đường dẫn đến vinh quang.
    Bất kể bạn đang làm việc gì, bất kể môi trường làm việc xung quanh bạn dễ chịu hay vô cùng khắc nghiệt, bạn cũng hãy làm việc chăm chỉ, đừng vội lười biếng khi ông chủ của bạn vừa quay lưng đi, và cũng đừng thôi làm việc khi chẳng ai hối thúc bạn. Chỉ có ý thức rèn luyện nâng cao bản thân không mệt mỏi trong công việc, bạn mới có thể hi vọng được thăng tiến hay kiếm được mức lương cao.
    Chưa có khi nào mà các ông chủ coi trọng những người làm việc chăm chỉ và cho họ nhiều cơ hội thăng tiến như ngày nay. Các ông chủ thường khuyến khích nhân viên: ?oHãy làm việc chăm chỉ, hãy phát huy hết năng lực của mình còn rất nhiều nhiệm vụ quan trọng đang chờ các bạn?. Thực ra, ý của họ là: ?oHãy làm việc thật chăm chỉ, tôi sẽ tăng lương cho mọi người?. Lúc ông chủ giao cho bạn càng nhiều công việc quan trọng cũng là lúc mức lương của bạn tăng lên và cánh cửa đưa bạn tới thành công cũng rộng mở trước mắt bạn.
  3. cua792001

    cua792001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    3.618
    Đã được thích:
    0
    5. Hãy nỗ lực làm việc nếu bạn không muốn nỗ lực tìm việc
    Trong xã hội, có rất nhiều người gặp khó khăn trong công việc và chúng ta nhận thấy rằng họ luôn cảm thấy đau khổ và hay than vãn. Thực ra, những thứ họ kêu ca không phải nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc họ bị thất nghiệp. Mà ngược lại, hành động than vãn này đã chứng minh, nguyên nhân họ thất nghiệp là do chính họ tạo ra.
    "Tôi phải làm rất nhiều việc mà lương lại chỉ có thế này? được trả bao nhiêu thì làm bấy nhiêu thôi".
    "Ông chủ của chúng tôi ấy à, keo kiệt lắm, trả chúng tôi rất ít tiền lương?.
    "Giám đốc làm việc ít hơn nhân viên mà sao lương của ông ta cao thế ông ta nhận lương cao thì phải làm nhiều chứ, tôi thì chỉ làm đúng mức lương được trả thôi. Không cần phải làm hơn những gì mình được trả."
    Rất nhiều nhân viên thường oán trách như vậy. Họ oán trách ông chủ hẹp hòi, oán trách thời gian làm việc lâu hay chế độ quản lý ở công ty quá nghiêm khắc. Có lúc, những lời than vãn đó chỉ là những lời bâng quơ, tạm thời giải quyết những bức xúc trong lòng. Thực ra, những lời than vãn đó xuất phát từ chính bản chất của nó, tuy không trực tiếp gây thiệt hại kinh tế cho cá nhân hay công ty, nhưng về lâu dài, do những người hay than vãn thường không có tâm lí ổn định, nên làm việc không thu được kết quả tốt. Tư tưởng của họ hết sức nông cạn, lòng dạ hẹp hòi, trong lòng họ đầy rẫy những lời oán trách và than vãn, giữa họ và công ty không có sự gắn bó, liên kết nào. Con đường tiến thân của họ cũng vì thế mà bị thu hẹp lại: Bị sa thải là điều chắc chắn xảy ra.
    Bạn hãy nhìn những người lười biếng, suốt ngày chỉ biết kêu ca về những thứ xung quanh. Họ chưa từng coi trọng cơ hội làm việc của bản thân, họ không hiểu được mức lương cao phải được xây dựng trên nền tảng của sự nỗ lực làm việc, họ càng không biết được, cho dù họ chỉ nhận được một khoản lương ít hơn sức lao động họ bỏ ra, nhưng họ có thêm được cơ hội nâng cao, hoàn thiện bản thân. Những người này thường có rất ít kĩ năng nghiệp vụ cho dù thời gian họ làm việc rất dài, bởi họ luôn đắm mình trong những lời than vãn oán trách. Điều đáng tiếc là, những người này không thể nhận thấy một sự thực: trong thời đại cạnh tranh ác liệt như ngày nay, có được việc làm là điều không dễ dàng. Cho dù bằng cấp của họ có thể thoả mãn được yêu cầu cơ bản của công việc, họ cũng chỉ đáng đứng vào danh sách ?onhững người bị sa thải mà thôi?.
    Một hôm, tôi đứng trước quầy chuyên bán giày dép của một siêu thị nói chuyện với một anh nhân viên. Anh ta nói với tôi, anh ta đã làm việc ở đây trong 7 năm, nhưng do ông chủ của anh ta ?ocó tầm nhìn hạn hẹp? nên anh ta không được trọng dụng. Anh ta cảm thấy rất buồn, nhưng cùng lúc anh ta cũng nói về bản thân một cách hết sức tự tin: ?oNhư tôi đây này, học lực không phải hạng xoàng, vừa còn trẻ lại vừa có triển vọng, thế mà phải chịu làm một công việc không có tương lai?.
    Lúc đó, có một người khách bước đến hỏi anh ta cho xem một đôi tất. Anh chàng này chẳng hề đoái hoài đến vị khách nọ, vẫn thao thao bất tuyệt kể lể mọi chuyện với tôi, mặc kệ người khách nọ tỏ ra hết sức khó chịu, anh ta cũng chẳng mấy quan tâm.
    Cuối cùng, đến khi kể xong câu chuyện, anh ta mới quay sang nói với người khách nọ: ?oĐây không phải quầy bán tất?. Người khách lại hỏi: ?oXin hỏi, quầy bán tất ở đâu?? Anh ta trả lời: ?oChị đi mà hỏi người phục vụ kìa, chị ta sẽ chỉ cho chị quầy bán tất ở đâu?. Hơn 7 năm làm việc, người nhân viên này vẫn không hiểu tại sao mình không được tăng lương hay thăng cấp gì. Ba tháng sau, tình cờ tôi lại đến siêu thị này nhưng không thấy anh nhân viên kia đâu nữa. Một nhân viên khác bảo tôi: ?oTháng trước công ty điều chỉnh lại nhân viên, anh ta bị sa thải rồi, lúc ấy anh ta vẫn băn khoăn không hiểu tại sao?.
    Vài tháng sau, tôi có dịp gặp lại người nhân viên nọ ở một khu trung tâm buôn bán lớn, anh ta buồn rầu bảo tôi: ?oTrong thời kì kinh tế khó khăn, đi tìm đã mấy tháng nay mà chẳng được việc nào vừa ý?. Nói xong, anh ta vội vã cáo từ. Anh ta nói phải tham gia một đợt phỏng vấn, mặc dù tính chất công việc này và công việc trước không giống nhau, lương cũng không cao như trước nhưng anh ta phải nắm lấy cơ hội này, nhất định không được đến muộn.
    Bạn hãy thử nghĩ mà xem, nếu trước đây anh ta biết trân trọng công việc của mình và chăm chỉ làm việc thì bây giờ đâu phải khổ sở đi tìm việc như thế.
    Ở đời có rất nhiều người gặp khó khăn trong công việc và dễ dàng nhận thấy rằng họ luôn cảm thấy đau khổ và hay than vãn. Thực ra, những thứ họ kêu ca không phải nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc họ bị thất nghiệp. Mà ngược lại, hành động than vãn này đã chứng minh, nguyên nhân họ thất nghiệp là do chính họ tạo ra.
    Có nhiều người cả ngày chạy từ công ty này sang công ty kia, nhưng chẳng phải vì họ làm việc quá bận rộn mà vì họ chạy khắp nơi tìm việc làm. Đáng tiếc rằng, chỉ sau khi gặp phải ?otiếng sét giữa trời quang? họ mới thực sự tỉnh ngộ. Có nhiều người sau khi thi trượt mới có được quyết tâm ôn luyện thật tốt, khi đứng trước nguy cơ tan vỡ của hôn nhân mới biết quan tâm đến người bạn đời của mình, và khi mất việc mới nhận thức được tầm quan trọng của sự nỗ lực phấn đấu. Chỉ khi bước ra ngoài cuộc sống va chạm với tất cả mọi loại người, người ta mới tiếp thu được những bài học quan trọng của cuộc sống con người.
    Người bình thường đều khó tránh thói quen lười lao động, những người được giao việc cũng chẳng rỗi hơi nhìn lại công việc của mình. Nếu không do hoàn cảnh bắt buộc, phần lớn mọi người đều bằng lòng với những gì mình có chứ không đòi hỏi những thứ cao hơn. Và khi tai họa đổ ập xuống đầu rồi, họ mới tự hỏi ?oSao những thứ xui xẻo luôn luôn rơi vào tôi??
    Kì thực, mỗi người luôn tiềm ẩn một khả năng trở thành nhân viên ưu tú, và luôn có cơ hội được giao cho những nhiệm vụ quan trọng. Cánh cửa của sự thăng tiến luôn mở rộng chờ đón tất cả mọi người. Nhưng vì sao chúng ta cứ chờ đến khi chúng ta không lối thoát, khi chúng ta bước đến đường cùng chúng ta mới chịu thay đổi thái độ và phương pháp làm việc. Đừng để ánh sáng cuộc sống bình yên ngày một mất đi, cũng đừng để những tai hoạ làm bạn gục ngã. Những người chăm chỉ làm việc luôn biết cách nắm giữ vận mệnh của mình trong tay. Muốn vượt lên những công việc bình thường, bạn cần có tài năng nhưng quan trọng hơn, bạn cần có chí tiến thủ. Thế giới luôn rộng mở chào đón những người chăm chỉ làm việc đến tận khi họ sức cùng lực kiệt.
    Doanh nghiệp là hình thái kinh tế đặt lợi nhuận kinh doanh lên hàng đầu. Để làm được điều đó, ông chủ luôn phải sa thải đội ngũ nhân viên lười biếng, đồng thời thu hút cho công ty đội ngũ nhân viên mới. Điều này đều nằm trong công tác chỉnh đốn hàng ngày của bất cứ công ty nào. Dù công việc của bạn có bận rộn thế nào, nếu chăm chỉ bạn sẽ là người chiến thắng, nếu không bạn sẽ bị sa thải, mà điều này không chỉ đúng trong một nền kinh tế đang đi xuống ở trình độ thấp mà ngay cả trong xã hội phát triển, điều này cũng không có gì sai.
    Hôm nay bạn không chăm chỉ làm việc, ngày mai bạn sẽ phải nỗ lực tìm việc. Hãy trân trọng công việc hiện tại của mình, cho dù chỉ để bạn tồn tại.
  4. cua792001

    cua792001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    3.618
    Đã được thích:
    0
    Trong cuộc sống bạn muốn chinh phục được thành công thì bạn phải nắm vững được các quy luật trong cuộc sống....
    Bạn thấy rằng mọi việc xảy ra trong cuộc sống đều bắt nguồn từ những lý do rất cụ thể...Nó tuân theo quy luật nhân quả
    Quy luật niềm tin..hãy tin tưởng bằng tất cả các cảm xúc của mình và bạn sẽ thành công..bạn sẽ biến những gì trong tưởng tượng ra thành cái có thật
    QUY LUẬT ĐIỀU KHIỂN
    Bạn sẽ cảm thấy tự hào về bản thân khi nhận ra rằng
    bạn đang điều khiển cuộc sống của chính bạn.
    QUY LUẬT TRÁCH NHIỆM
    Bạn hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm về việc
    mình là người như thế nào, trở thành
    người ra sao và đạt được những gì
    QUY LUẬT ĐỊNH HƯỚNG
    Những người thành đạt luôn ý thức rõ ràng
    về mục tiêu và định hướng cuộc sống.
  5. cua792001

    cua792001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    3.618
    Đã được thích:
    0
    Con người luôn luôn muốn đi tìm và thực hiện bằng được triết lý của riêng mình...Vậy thì đâu là những triết lý chung, những triết lý bình thường nhất của con người đó là
    Xin đừng ai nghĩ rằng con người bình thường chỉ biết sống theo thói quen, chỉ biết chống đỡ bị động mọi khó khăn cản trở để tồn tại. Không, nghìn lần không; con người dẫu thấp kém đến mấy vẫn có những suy nghĩ, thậm chí vẫn có những chính kiến, thiên hướng sống rõ ràng.
    Họ còn có cả những ước mơ; con người càng thiếu thốn, gian khổ, càng thèm muốn một cuộc sống đầy đủ, thảnh thơi. Chỉ có điều triết lý sống của họ là không ảo tưởng, không đeo đuổi điên cuồng những cái ngoài tầm tay mà họ vẫn thường sống với những gì đang có và hành động theo cung cách có thể kiểm soát được kết quả cuối cùng.
    Họ hiểu, ham muốn bao giờ cũng cao hơn khả năng và mọi sự trốn tránh thử thách, lười nhác là cửa ngõ của thế giới ăn mày, là nghèo túng, đói rách. Kiên trì nhẫn nại là đức tính bản chất của người lao động chân chính dù nó chứa đầy cay đắng nhưng kết quả thường là ngọt ngào, dễ chịu. Nản lòng là sụp đổ, là cái chết của tâm hồn, là đánh mất tất cả.
    Họ vẫn thường xác định, phải làm nhiều hơn nói, không nói hay làm dở, không tự phỉnh nịnh mình. Thành công một việc gì bao giờ cũng là niềm vui, là nguồn khích lệ lớn nhưng họ không say, không ngủ quên trên chiến thắng, họ biết rằng một bông hoa chưa phải là vòng nguyệt quế, một con chim én chưa thể tạo được mùa xuân mà quãng đường chông gai vẫn trải dài phía trước.
    Họ luôn nhắc nhở nhau phải ra sức học tập rút kinh nghiệm sống. Học trong sách, học trong cuộc đời, rút kinh nghiệm của bản thân, rút kinh nghiệm của những người khác. Một đời người là một pho sách lớn; ngay cả những cuốn sách dở cũng có thể cho ta rút ra những điều bổ ích. Trên con đường trau dồi năng lực sống và lao động, không tiến có nghĩa là lùi. Cuộc hành trình của cộng đồng cũng như thời gian không bao giờ dừng lại hoặc quay lui. Ai đó nghỉ ngơi xả láng hay chậm chạp sẽ bị cuộc sống vượt qua một cách lạnh lùng; sẽ kém cỏi tụt hậu là điều chắc chắn.
    Học hỏi không có nghĩa là rập khuôn, là bắt chước máy móc. Thành ngữ phương Đông có câu: "Không giống người khác, không lặp lại mình là đã biến đổi tích cực".
    Sáng tạo bao giờ cũng là tiêu chí của mọi yêu cầu phát triển. Cái mới bao giờ cũng là nhân lõi của sự biến đổi đi lên. Thói quen cũ kỹ, lối mòn muôn thuở, là kẻ thù vạn kiếp trong sự tiến hóa của loài người.
    Trong quá trình sống, kể cả lúc khả năng vật chất dồi dào, họ rất tiết kiệm. Họ hiểu, sống tiết kiệm mới dễ dàng giữ được thanh liêm, trong sạch. Tiết kiệm cùng với siêng năng, sáng tạo là ba người bạn giàu có. Sự giàu có bền vững thường không tách rời cung cách chi tiêu có kế hoạch. Giàu có chưa hẳn là đẹp, mà cái đẹp nằm trong văn hóa làm giàu và văn hóa tiêu tiền.
    Trong các mối quan hệ sống, khó tránh khỏi điều này, tiếng nọ. Nhưng người lao động thường không hay phức tạp hóa những vấn đề đơn giản và cũng ít khi họ đơn giản hóa những vấn đề phức tạp, đã từng gây cho họ bao khốn đốn. Họ vốn tiếp nhận và xử lý vấn đề bằng trực cảm nhưng không phải trí óc của họ hoàn toàn nghỉ ngơi. Họ vẫn sống bằng lý trí, cụ thể là họ thường nhắc nhau sống gương mẫu; trong việc giáo dục con cái, rất cần có lời lẽ dạy bảo, nhưng gương mẫu bao giờ cũng có tác dụng tốt hơn. Cuộc đời đẹp đẽ của những người làm cha làm mẹ, làm anh làm chị bao giờ cũng là bài học sống động nhất, có tác dụng định hướng, điều chỉnh mạnh mẽ nhất cho trẻ trong quá trình phấn đấu làm người lớn thực thụ. Trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình, họ biết tiến hành song song với sự kiềm chế ham muốn, tham vọng.
    Trong mỗi con người, ai cũng có một vầng trăng và một mảng tối. Mảng tối là sự phản ánh mặt trái của xã hội, là sự chứa đựng những tính xấu, những khía cạnh tiêu cực của một cá thể. Mảng tối đó có khi trỗi dậy mạnh mẽ, có sức tàn phá ghê gớm. Thành ngữ ta có câu: "Mọi chiến thắng lớn nhỏ đều phải bắt đầu chiến thắng từ bản thân mình". Những người có lý tưởng bao giờ cũng biết cách vượt chính mình. Họ biết tính ích kỷ là nguồn gốc của mọi tội ác và xóa bỏ được nguồn gốc đó thì con người sẽ thanh thản tiếp cận với lẽ phải, với đạo lý.
    Muốn chiến thắng bản thân, muốn vượt chính mình, con người phải dũng cảm. Đức tính dũng cảm rất cần trong cuộc sống thường nhật, nhất là khi gặp những tình huống éo le, đầy thử thách. Song dũng cảm mà không có trí khôn thì cũng chẳng khác gì con ngựa mù.
    Trí khôn đưa con người đi tới, dẫn con người đến bến bờ vinh quang. Song trí khôn cũng dễ làm cho con người kiêu căng, tự đắc. Thành ngữ dân gian lại cho ta thấy chính sự kiêu căng đó là mặt ngu dốt của một trí khôn chưa hoàn thiện, của cái vốn hiểu biết nửa vời, người kiêu căng chưa hẳn là người giỏi.
    Trên con đường tiếp cận chân lý, sự hiểu biết của con người quả thật là ít ỏi, nghèo nàn. Con người có khiêm tốn thì cánh cửa chân lý mới mở, bước đường đi tới mới nhanh. Song, khiêm tốn phải thực lòng, nó phải thể hiện nhận thức đúng về sự hạn chế của mình. Khiêm tốn quá mức hoặc khiêm tốn giả vờ còn tệ hơn cả mọi kiểu kiêu căng.
    Trong cuộc sống, con người có quyền hoài nghi, nhưng hoài nghi để nâng cao trách nhiệm tìm hiểu, nghiên cứu, để nhanh chóng tìm ra sự thật mà củng cố niềm tin. Hoài nghi để rồi đi đến tin tưởng thực sự. Đừng dễ dàng tin để rồi dễ dàng hoài nghi, vứt bỏ niềm tin. Nhưng cái gì cũng hoài nghi như một phong cách sống đã chết lòng tin thì sẽ không bao giờ đến được với chân lý; đó là sự ngu dốt.
    Trong tình yêu, người lao động cũng sống hết mình nhưng tỉnh táo và thực tế. Họ quan niệm tình yêu là sự rung cảm hòa hợp của hai tâm hồn, hai trái tim. Đó là nói chung, còn đối với từng người, quan niệm về tình yêu thường có những sắc thái riêng. Người yêu đương suôn sẻ thì cho tình yêu là đóa hoa tươi, ngát hương vĩnh cửu, là niềm vui bất tận, là động lực mạnh mẽ, thường xuyên trong lao động và công tác. Người gặp nhiều trắc trở trong cảnh tình yêu tan vỡ thì quan niệm tình yêu là vị đắng, là vực thẳm, là sự tàn phá cuộc sống bình yên, là ngọn lửa thiêu đốt sự nghiệp?
    Trong tình yêu, hành khất và vương giả đều như nhau. Đã bước vào tình yêu thì ai cũng vậy, đều bộc lộ lòng mình, đều có những cử chỉ âu yếm, thiết tha?
    Những người đang yêu thường có những cử chỉ xốn xang, khó tả và khó giấu. Họ cảm thấy cuộc đời đẹp, lạc quan, phấn chấn; họ sẵn sàng vượt qua mọi thử thách để đi tới được bến bờ.
    Những người lao động thường sống thủy chung, say đắm một mối tình và đã yêu thì bao giờ cũng nghĩ tới hôn nhân. Những người sống cùng một lúc với nhiều mối tình thì thực chất là chưa có mối tình nào thực sự trong lòng. Như thế là đang sống nghèo chứ chưa phải là sống giàu.
    Đã yêu thực lòng, yêu sâu sắc thì họ bất chấp mọi ngăn cách. Tình yêu không có tuổi, không biên giới, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, địa vị. Trong tình yêu chân chính không có phép so sánh. Đã so sánh với người này người khác, tính toán nhỏ nhen là chưa phải đã yêu. Song người đời cũng nhận rõ một điều, trong tình yêu cũng có phần tiêu cực mà nam hay nữ đều phải cảnh giác mới là mốt, là nét tâm lý khá phổ biến, nhất là lớp thanh niên, trung niên nam nữ ở thành thị. Tình yêu có khi làm cho con người trở nên mù quáng. Tình yêu xuất hiện là lý lẽ im bặt; sự công bằng, hợp lý, hợp lẽ phải không còn là tiêu chí quan trọng nữa.
    Trong lĩnh vực đối nhân xử thế, người lao động rất chú ý giữ gìn đạo lý. Họ không có thái độ được cá quên nơm, mưa tạnh quên nón, học xong quên thầy, hết bệnh quên lương y. Họ coi thái độ vong ân còn tệ hơn cả phản bội. Một thành ngữ dân gian cần được người đời suy ngẫm: ?olàm ơn thì không nên nhớ, nhưng nhận ơn thì không được quên?.
    Đối với người thân, thái độ họ nhất quán trước sau như một. Họ khinh bỉ, phỉ báng những kẻ ?ohôm trước thì chị chị em em, hôm sau thì như chó với mèo?, ?othay đổi ghế, thay đổi tính cách?, ?osống mang nặng tư tưởng cơ hội?.
    Người lao động chân chính bao giờ cũng sống trung thực, thật thà. Họ coi gian dối là kẻ thù bẩn thỉu. Trong những cuộc thi đấu, thi cử, tranh chấp lành mạnh, họ thà thất bại trong sạch còn hơn thắng lợi man trá.
    Khi mắc sai lầm, phạm tội lỗi, họ thành khẩn tự kiểm điểm, tiếp thu phê bình, nhận hình phạt. Tự giác nhận lỗi không hề là một sự nhục nhã. Thật đáng hổ thẹn cho những kẻ không biết hổ thẹn. Thành ngữ phương Đông có câu: ?omắc sai lầm là không tốt, cứ nhơn nhơn càng tồi tệ?. Chính những người biết hối hận là những người luôn biết xây dựng cuộc đời mới đẹp đẽ hơn, luôn biết phủ định mình để rèn luyện bản lĩnh khẳng định mình.
  6. cua792001

    cua792001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    3.618
    Đã được thích:
    0
    Họ nhìn nhận nhau rất công bằng; đánh giá một vấn đề bao giờ cũng căn cứ chính vào hành động và hiệu quả; lời lẽ cùng những sự tranh cãi chỉ là điều tham khảo.
    Những người lao động hiểu biết thường sống rất tâm lý, họ hiểu bạn bè, người thân và đồng nghiệp của mình; không suy bụng ta ra bụng người, không bằng vào bụng mình đang no mà khẳng định không ai đói. Khi gặp khốn khó họ thường giúp đỡ, đùm bọc nhau. Một miếng khi đói bằng cả gói khi no. Lúc gian nan thử thách mới rõ ai là bạn hiền. Họ giúp nhau vượt qua khúc bần hàn và hơn thế, họ giúp nhau căn bản hơn là cách sống, cách kiếm tiền. Thành ngữ ta đã có câu: ?oCho vàng không bằng chỉ đàng làm ăn?. Họ biết nói, nói đến đầu đến đuôi khi thấy cần nói, song khi cần thiết không nên nói, họ im lặng, giữ kín.
    Trong cuộc sống, những người lao động biết tận dụng mọi cơ hội để hành động dấn tới song họ cũng biết dừng lại bên bờ vực, bên vạch ranh giới của quyền tự do.
    Trong lĩnh vực trau dồi và phát triển tài năng, họ cũng có những suy nghĩ rất thực tế. Họ quan niệm tài năng không phải do trời phú, không phải do tạo hóa cho không mà chủ yếu do dày công khổ luyện; năng khiếu và trí thông minh chỉ quyết định một phần.
    Họ hiểu sống trong thời đại văn minh này là phải có trí tuệ. Do đó mà phong trào tự học, học tại chức, học theo phương thức giáo dục từ xa, học theo sự hướng dẫn của đài truyền thanh, của vô tuyến truyền hình, học trong sách báo của cán bộ viên chức, công nhân, nông dân? ngày càng sôi động. Vì vậy, mặt bằng dân trí của ta ngày nay cao hơn rất nhiều.
    Trong quá trình trau dồi tài năng, những người khôn ngoan nhận ra một điều rằng, biết ít mà đúng còn hơn biết nhiều những điều vu vơ. Khi có ai nói là tôi đã biết tất cả thì ta có thể khẳng định người đó không biết được điều gì sâu sắc, đầy đủ. Kho tàng tri thức của nhân loại là vô hạn, mênh mông như biển cả, còn nhận thức của mỗi con người thì rất hạn chế, ví như một giọt nước. Có người đã nói: ?oTrong tình hình khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay thì ai không đổi mới nhận thức coi như mù chữ. Ai lười tư duy là đã từ chối trí tuệ. Ai biết phát hiện ra mình còn dốt thì mới có cơ tiếp cận được chân lý. Ai có khát vọng, có ý chí thì mới có thể vươn tới tài năng?.
    Song cũng phải biết rằng, bản thân tài năng chưa có ánh hào quang, nếu chỉ đấy ngắm nghía, mà chỉ khi vận dụng được vào thực tế mới bừng tia chớp, mới có ánh sáng lan tỏa. Mặt khác, cũng phải xác định nghiêm túc, có tài năng là để lao động và công tác hiệu quả hơn, để tạo ra nhiều tài năng khác cho đất nước chứ không phải để nhìn đời một mắt, khinh rẻ người kém tài năng, coi thường những người không bằng mình.
    Để khép lại bài viết tản mạn về những triết lý đời thường này, tôi xin phép nhắc lại một câu thành ngữ phương Đông có ý nghĩa tổng quát: Lẽ đời của con người là biết nghe phải, nói phải, làm phải.
  7. cua792001

    cua792001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    3.618
    Đã được thích:
    0
    Phán đoán đúng cuộc đời sẽ đi đúng hướng chúng ta bắt buộc phải tăng cường khả năng phán đoán nhanh...Nào ..Tại sao chúng ta phải phán đoán nhanh
    Khả năng phán đoán thế giới chung quanh, khả năng đáp ứng tình thế, khả năng giải quyết vấn đề đôi khi không phụ thuộc vào thời gian hoặc nổ lực suy nghĩ của chúng ta. Năng lực này chính là kỹ năng phán đoán mà ai cũng có thể trau dồi. Đó là một năng lực rất mạnh, mặc dù nó cũng có thể mắc sai lầm (kỹ năng phán đoán kém!).
    Khả năng nhận biết thoáng nhanh và có ngay kết luận là kỹ năng phán đoán. Tùy vào trường hợp và tùy vào kết quả là tốt, chấp nhận được hay sai lầm mà ta sẽ gọi nó với nhiều tên như: Phản xạ, linh cảm, trực giác hoặc phát kiến, sáng tạo, giác quan thứ sáu?.
    Thông thường chúng ta sử dụng và tin vào tư duy phân tích, tin theo những quy tắc logic chặt chẽ hơn là tin vào năng lực nhận biết thoáng nhanh này. Vì ?okỹ năng phán đoán? đôi khi phản bội lại chúng ta đưa đến sai lầm.
    Tuy nhiên, mỗi khi cần phải hiểu nhanh một vấn đề, đánh giá một người mới gặp hoặc chạm trán một tình thế, một trường hợp ta chưa hề gặp phải nhưng cần sớm giải quyết thì kỹ năng phán đoán sẽ nhận lãnh trách nhiệm.
    Phán đoán cũng là một quá trình tư duy. Tư duy phán đoán xét trong một số giới hạn hay trường hợp cụ thể, nó cũng biểu hiện đầy đủ tính chất của tư duy logic. Do đó, ta khó khăn khi phân biệt tư duy phán đoán với tư duy lôgic. Bình thường khi giải quyết vấn đềchúng ta thường tuân theo những quy tắc logic chặt chẽ, thông qua sự suy luận để rút ra những kết luận. Nhưng khi cần phải nhanh chóng giải quyết vấn đề như: Phải tìm ra mối liên hệ logic giữa các dãy số dài dằng dặc chỉ trong vòng vài giây, khi giao tiếp với người lạ, khi đấu trí, chơi cờ, khi thương lượng, đàm phán trong kinh doanh, đầu tư chứng khoán? và cả trong khoa học. Nếu thời gian không cho phép ta suy luận và tìm kiếm thêm thông tin, lúc này, kỹ năng phán đoán sẽ giúp tatìm ra các phương án giải quyết nhanh gọn và chính xác hơn những người khác rất nhiều.
    Kỹ năng phán đoán là quá trình tư duy ?onhảy tắt?, nó bỏ qua những bước trung gian để trực tiếp rút ra kết luận.Mặc dù mối liên hệ giữa các thông tin chưa được xem xét tỉ mỉ, kỹ càng vì không đủ thời gian hoặc thông tin đó không thể tìm kiếm thì phán đoán sẽ là một kỹ năng cực kỳ quan trọng trong phát kiến và phát minh, nó đóng vai trò quan trọng về mặt dự kiến, nêu giả thiết và tìm tòi phương pháp? Lúc này, thành công hay không là tùy thuộc vào kỹ năng phán đoán.
    Và mặc dù muốn hay không, có lẽ sự phán đoán phổ biến nhất đó là sự đánh giá và ấn tượng của chúng ta đối với người khác. Cứ mỗi khi có mặt người khác là chúng ta lại không ngừng tiên đoán và kết luận hoặc suy diễn về những gì người đó đang nghĩ và đang thụ cảm.
    Chúng ta ai cũng có những kinh nghiệm sống. Nếu suy nghĩ thấu đáo về những kinh nghiệm ấy, không định kiến,vận dụng cái biết ta sẽ có được một lý thuyết. Đó là cách chúng ta học hỏi.
    Thế giới này, như chúng ta vẫn được học và luôn tuân theo: Những quyết định của chúng ta phải có lý do hợp lý và rõ ràng. Mình đã quyết định như thế nào và tại sao quyết định như thế? Nhưng như vậy, nếu như hoàn toàn chỉ dựa vào lý lẽ thì có thực là đúng không? Hay đôi khi ta nên làm theo những mách bảo của phán đoán bản năng?
    Do tri thức và kinh nghiệm con người tích lũy được ngày càng nhiều, phán đoán với tư cách cũng là một kỹ năng tư duy, nó sẽ hình thành và dần dần phát triển. Nếu biết ghi nhận các tín hiệu một cách thận trọng, không nóng vội, không thành kiến thì dù không thể có đầy đủ những căn cứ về mặt lý luận, kỹ năng phán đoán và tinh thầnlạc quantin tưởng vẫn có thể giúp chúng ta hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc khi cần thiết.
  8. cua792001

    cua792001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    3.618
    Đã được thích:
    0
    Bạn có biết tác hại của những việc làm dang dở....hãy học cách làm việc tập trung đi từ điểm đầu đến điểm cuối
    Nước Mỹ mỗi năm bị mất khoảng 588 tỉ USD tương đương 5% GDP do tình trạng người lao động Mỹ không tập trung hoàn thành dứt điểm từng công việc một mà cứ đang làm dở việc A lại ngừng lại để suy nghĩ về việc B hay xử lý một việc C chen ngang. Đó là số liệu do Ba***, công ty nghiên cứu công nghệ tin học ở New York đưa ra cuối năm 2005.
    5 nguyên nhân gây đứt quãng công việc xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần là:
    - Một đồng nghiệp đến nói chuyện với bạn.
    - Bạn bị gọi đi khỏi vị trí làm việc của mình (hoặc tự nguyện đi khỏi).
    - Bạn đọc và trả lời thư điện tử.
    - Bạn chuyển sang làm một công việc khác trên máy tính, ví dụ đang soạn văn bản lại nảy ra ý lướt web.
    - Bạn sử dụng điện thoại (nghe, gọi, đọc tin nhắn và soạn tin nhắn gửi đi).
    Điều đáng chú ý là già nửa số nguyên nhân lại xuất phát từ việc sử dụng những thành tựu của tin học và viễn thông!
    Xử lý cái việc chen ngang xong, bạn phải mất một khoảng thời gian kha khá mới bắt tâm trí thực sự quay lại được với cái công việc vừa bị đứt quãng. Khoảng thời gian "sửa soạn quay lại" đó chính là sự lãng phí. Và cái phí xao nhãng (cost of not paying attention) này thật sự khổng lồ. Ở Việt Nam ta, cái chi phí xao nhãng này nếu chỉ tính ở mức 2% GDP cũng đã lên đến 1 tỉ USD mỗi năm.
    Ngày nay ở công sở không mấy ai không dùng ĐTDĐ, rất nhiều người dùng tới 2 chiếc. Nếu văn phòng được trang bị internet mạng LAN thì mỗi nhân viên đều có một đến vài hộp thư điện tử, lại có internet messenger để gửi và nhận tin ngắn tức thì, chưa kể rằng mỗi người còn có một điện thoại cố định kéo đến tận bàn.
    Thử kiểm đếm xem mỗi ngày bạn đã mất bao nhiêu thời gian để trả lời điện thoại, trả lời tin nhắn điện thoại, trả lời e-mail, trả lời tin nhắn internet messenger? Ngoại trừ những cuộc điện thoại, tin nhắn hay e-mail thực sự quan trọng và cần phải xử lý ngay để phục vụ công việc cấp bách ra, những cuộc không-có-cũng-không-sao và bao-giờ-xử-lý-cũng-được còn lại đã ngốn của bạn mất bao nhiêu thời gian? Và quan trọng hơn nhiều là bạn phải mất bao nhiêu thời gian để bắt tâm trí quay lại tiếp tục cái công việc vừa bị gián đoạn kia? Ở Việt Nam rồi đây sẽ có thống kê, còn ở Mỹ thì con số đó là 2,1 giờ/người/ngày, tương đương với 28% quỹ thời gian lao động của ngày (đối với nhân viên công nghệ thông tin làm việc trong các công ty quản lý đầu tư được điều tra chọn mẫu).
    Thống kê của Đại học California cũng cho thấy trung bình cứ mất 11 phút để giải quyết một công việc chen ngang thì phải mất tới 25 phút mới bắt tâm trí quay trở lại được với cái công việc chính vừa bị gián đoạn. Còn nghiên cứu của Microsoft thì cho biết lúc bắt đầu và lúc sắp hoàn tất một công việc là những thời điểm mà một công việc chen ngang sẽ gây hậu quả lớn nhất. Khi công việc vừa bắt đầu, cái việc chen ngang sẽ làm bạn quên mất mục tiêu đã đặt ra. Còn khi công việc sắp hoàn tất, nó sẽ bứt bạn ra khỏi việc ngẫm nghĩ để chuẩn bị cho những việc sẽ làm tiếp theo.
    Điều đáng ngạc nhiên nhất là ngay ở Mỹ, đất nước có rất nhiều nghiên cứu về kỹ năng sống và làm việc, cũng rất ít người áp dụng những biện pháp sơ đẳng nhất để công việc khỏi bị gián đoạn. Có tới 55% số người được hỏi nói rằng họ mở e-mail ngay khi nó tới hoặc ngay sau đó, bất kể mình đang bận đến mức nào. Hầu hết đều không dùng tới biện pháp tắt tín hiệu màn hình báo thư tới. Tức là hầu hết đều để cho mình bị những cỗ máy giết thời gian cám dỗ và sa ngã vào đó mà không hề có biện pháp chủ động phòng ngừa.
    Thấm thía mặt trái của việc lạm dụng công nghệ thông tin và viễn thông, ngày càng có nhiều người, nhất là những người hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo, áp dụng nguyên tắc tắt hết ĐTDĐ, iPod, internet messenger; không đọc và gửi e-mail hay duyệt web v.v... khi đang phải tập trung giải quyết một công việc nào đó.
    Còn bạn thì sao? Bạn có thấy rằng từ nay mình cần phải rèn luyện tác phong chỉ làm một việc trong một thời điểm và hạn chế tới mức thấp nhất việc sử dụng ĐTDĐ, điện thoại bàn, e-mail, internet messenger, và cả việc lang thang không mục đích trên internet nữa, hay không?
    (Theo thanhnienonline)
  9. cua792001

    cua792001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    3.618
    Đã được thích:
    0
    Khi làm việc bạn rất cần tập trung để đi đến đích sớm...Vậy khi mất tập trung thì bạn cần phải làm gì?
    Tới đây ngay bây giờ
    Phương pháp này nghe tưởng chừng đơn giản nhưng thực ra lại là cách khá hữu hiệu
    Khi bạn nhận thấy rằng những gì bạn đang nghĩ bị phân tán, hãy nói với chính mình:
    " Tới đây ngay bây giờ?
    Rồi nhẹ nhàng kéo sự chú ý của mình về với vấn đề bạn đang suy nghĩ.
    Chẳng hạn như:
    Bạn đang học và bạn chợt nhớ đến cả đống bài vở bạn đang còn, tới một buổi hò hẹn, hay là bạn nhớ ra rằng mình đang đói hãy nói với chính mình:
    " Tới đây ngay bây giờ?
    Quay trở lại với công việc bạn đang làm với những câu hỏi, những bản tóm tắt, những ý chính, sơ đồ và cố gắng tập trung vào công việc đó lâu nhất có thể.
    Khi bạn lại cảm thấy mất tập trung, hãy nhắc lại:
    " Tới đây ngay bây giờ?
    Rồi nhẹ nhàng kéo sự chú ý của mình về với vấn đề bạn đang suy nghĩ.. Hãy cố gắng rèn luyện lặp đi lặp lại. Bạn sẽ đạt được hiệu quả đó!
    Đừng cố gắng để xua đuổi ý nghĩ về một cái gì đó. Nếu bạn ngồi đó và nghĩ về bất kì thứ gì bạn muốn nghĩ tới trong vòng ba phút miễn là không phải miếng bánh ngọt. Cố gắng để không nghĩ về miếng bánh ngọt ? Một khi bạn cố không nghĩ về một cái gì thì nó sẽ cứ tiếp tục quay trở lại trong đầu bạn.(?o Tôi sẽ không nghĩ về bánh ngọt, không nghĩ về bánh ngọt, không nghĩ về bánh ngọt??)
    Bạn có thể làm việc này cả trăm lần trong một tuần. Và cuối cùng bạn nhận ra rằng, bạn càng ít bị mất tập trung hơn sau mỗi tuần. Vì vậy hãy kiên trì và đừng bỏ cuộc. Bạn sẽ nhận thấy những tiến bộ.
    Đừng liên tục đánh giá thành quả của bản thân. Hãy cứ thoải mái thôi. Luyện tập tốt đã là quá đủ để chứng minh rằng bạn đang cố gắng, và rằng bạn đang đi đúng hướng. Sau những lần thành công và thất bại, cuối cùng thì việc luyện tập của bạn sẽ đạt được kết quả.
  10. cua792001

    cua792001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Bài viết:
    3.618
    Đã được thích:
    0
    Muốn thành công chắc chắn phải kiên định với con đường mà mình lựa chọn...vậy khi bạn đang bối rối thì sao? Hãy tham khảo bài báo sau...
    TTO - Tôi đang học năm nhất ngành công nghệ thông tin của một trường Đại học khá tốt. Trước khi quyết định thi ngành này, tôi rất phân vân giữa nhiều ngành, trắc nghiệm tâm lý trên nhiều website và lắng nghe nhiều tư vấn từ người thân.
    Tôi chọn công nghệ thông tin vì nghĩ nên tìm một nghề bảo đảm về mặt kinh tế, rồi muốn học thêm gì thì học. Lúc nhận được tin báo đậu, tôi rất vui mừng vì sau bao cố gắng mình đã được nhận vào một trong những ngành tốt nhất của một trong những trường tốt nhất. Thế nhưng học được một học kỳ thì tôi lại thấy chán khi thấy mình không có đam mê với lĩnh vực này.
    Tôi chỉ coi nó là công cụ, không phải thứ gì bí ẩn hay ẩn chứa chân lý sâu sắc nào, trong khi tính tôi lại không thích những điều tôi cho là nhỏ nhặt, mà thích tìm ra những "bức tranh lớn" (qua tìm hiểu, tôi cho rằng mình thuộc nhóm tính cách INTP theo hệ thống Myers-Briggs).
    Nhóm tính cách của tôi chỉ chiếm 1-5% dân số, nên hầu như không có ai xung quanh hiểu được suy nghĩ của tôi. Hầu như tôi đã sống một mình về mặt tâm lý suốt 18 năm, chỉ dựa vào lòng tin bản thân để vượt qua trở ngại (như kỳ thi ĐH).
    Tuy tôi đã xoay xở được để sống "phòng thủ" như thế, nhưng trước mắt tôi đang là quyết định quá lớn: Đi theo ngành nào? Con đường tôi thích nhất lại là con đường khó nhất và ít người đi nhất. Tôi cứ ngần ngại thế nào ấy, có thể chẳng qua là tôi nhát gan. Tôi đoán mình cần một quyết tâm lớn hơn bất cứ lần nào trước đây, một quyết tâm không thể lay chuyển, nhưng không biết làm sao để có được nó. (Hoàng Giang)
    - Tư vấn:
    Chào bạn,
    Qua những tâm sự của bạn dễ nhận ra một điều đáng quý từ bạn là: suy nghĩ nhiều về cuộc sống, về công việc, về bản thân..., vì không phải sinh viên năm nhất nào cũng có nhiều băn khoăn, trăn trở như vậy.
    Khi suy nghĩ nhiều về cuộc sống như thế, chắc hẳn bạn cũng nhận ra rằng cuộc đời của mỗi người chúng ta có thể có nhiều lối rẽ, có nhiều đường đi khác nhau, phải không bạn? Và việc ta chọn con đường nào để đi là tùy thuộc vào "điểm đến" - mục tiêu của cuộc đời. Cũng như khi bạn tham gia giao thông, đứng trước một vòng xoay, bạn phải chọn một con đường để đi đó thôi. Và rốt cuộc, bạn chọn đi dường nào là tùy vào nơi bạn muốn đến.
    Vậy trước hết, bạn cần phải xác định mục tiêu cuộc đời của bạn là gì?
    Việc bạn từng nghĩ "nên tìm một nghề bảo đảm về mặt kinh tế trước đã" cũng đúng thôi, nhưng đó cũng chỉ là mục tiêu trước mắt, ngắn hạn. Vậy liệu nó có phục vụ cho mục tiêu lâu dài, mục tiêu chiến lược của mình hay không là điều bạn cần phải suy nghĩ thêm.
    Giờ chưa phải là muộn để bạn hoạch định mục tiêu cho mình. Bạn có thể dùng bản đồ tư duy để thực hiện hiệu quả việc này. Vì hiện giờ, có thể nói, bạn là người muốn đủ thứ, nhưng cũng không rõ mình muốn gì, muốn điều vĩ đại nhưng lại rất ngại khó
    Kế tiếp theo đó, bạn cần phải tìm hiểu cho rõ: để đạt được những đích đến mà mình vừa vạch ra kia, ta cần phải có những gì. Bạn đã bao giờ thực hiện một chuyến du lịch chưa? Chắc là không ít lần bạn nhỉ? Vậy bạn hãy thử nhớ lại xem, sau khi xác định địa điểm thì thao tác kế tiếp là gì? Chính là chuẩn bị hành trang cho chuyến đi ấy. Và tùy vào nơi sẽ đến, ta sẽ chuẩn bị đồ đạc, phương tiện cho phù hợp. Nếu đi Đà Lạt thì đem áo ấm, đi Vũng Tàu thì đem quần bơi, chứ chẳng ai làm ngược lại bao giờ. Vậy hành trang cho chuyến đi cuộc đời, người ta cần mang theo những gì? Có thể là: sức khỏe, tri thức, tấm lòng nhiệt huyết, những kỹ năng... Nếu thiếu cái gì thì phải bổ sung đầy đủ, nhưng cũng đừng đem theo những thứ không cần thiết, vừa mất sức, vừa lãng phí.
    Như vậy với lĩnh vực công nghệ thông tin mà bạn theo học, có thể là một mục tiêu lý tưởng của một ai đó mà cả đời họ theo đuổi, tìm tòi, khám phá, sáng tạo; nhưng cũng có thể với những người khác nó chỉ là công cụ, hoặc là một mục tiêu trước mắt để phục vụ cho những chiến lược xa hơn. Và sở dĩ bạn đang loay hoay với nó vì chưa biết nó đóng vai trò gì với mình, dù bạn có nói nó là "công cụ" nhưng chưa biết là dùng công cụ này phục vụ cho cái gì.
    Còn về việc xác định tính cách của bạn, những người trong ngành tâm lý có lẽ rất vui khi thấy những bạn trẻ như bạn đã có sự tìm tòi, vận dụng khoa học tâm lý vào trong cuộc sống để "định dạng" bản thân và sẵn sàng thích ứng với cuộc sống. Tuy nhiên, các test cũng chỉ mang tính tương đôí, và nó còn tùy thuộc nhiều vào quan điểm của nhà khoa học tạo ra nó. Bạn đã làm test MBTI để xác định mình thuộc kiểu INTP "Hướng nội - Trực giác - Lý trí - Linh hoạt", có thể có nhiều lý giải phù hợp với nhận thức tự thân của bạn, nhưng đó cũng không phải là công cụ duy nhất. Như vậy test cũng chỉ có tính chất tham khảo, và bạn có thể tham khảo thêm ở nhiều tài liệu, sách vở khác, nhiều học thuyết khác.
    Ngoài ra, nhân cách chúng ta còn có sự vận động, phát triển, không có người nào là bất biến cả. Bạn không nên chỉ dựa vào một vài kết luận nào đó để khẳng định rằng mình phải làm cái này mà không thể làm cái kia... Một ai đó đã nói rằng: Trên thế giới này làm gì có sẵn đường đi, đường đi có là do người ta đạp lên chông gai mà thành đó thôi.
    Cũng đừng quên xung quanh bạn luôn có nhiều nguồn lực sẵn sàng dành "quyền trợ giúp" cho bạn, đó là cha mẹ, gia đình, người thân, bạn bè, các tổ chức xã hội... Chỉ cần bạn có ý tưởng, có quyết tâm và cất lên tiếng nói sẽ có nhiều người đứng bên cạnh bạn, cũng như khi một ai đó cần bạn đã đứng bên cạnh họ vậy.
    Chúc bạn sẽ có những mục tiêu rõ ràng hơn, những kế hoạch và dự định cụ thể hơn, nhanh chóng bắt tay vào hành động, không để lãng phí thời gian, vì bạn là người "Lý trí - Linh hoạt" mà. Đồng thời hãy mở rộng các mối quan hệ xã hội, tham gia các hoạt động cộng đồng, tăng cường làm việc nhóm sẽ giúp bạn có một cái nhìn đa dạng hơn về cuộc sống và về bản thân.
    Thân mến!
    Th.S LÊ THỊ LINH TRANG

Chia sẻ trang này