1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kiến Trúc Bền Vững

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi architetto, 14/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tqdinh06

    tqdinh06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/07/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    To nguyenquochoang_arc
    Rất chính xác, Hoang đang tiệm cận với chủ đề rồi đấy. Đã là công trình Kiến trúc bền vững thì phải Linh hoạt và Thích nghi. Tuy nhiên, mình nên tiếp tục đánh giá rộng hơn. Với sinh vật trong tự nhiên, cái gì ko thích ứng sẽ tự diệt vong là đúng, nhưng đôi khi sự diệt vong lại đem đến cái hài hoà, bền vững hơn cho sự sống. Trong rừng nhiệt đới, một số loài thằn lằn có khả năng biển đổi màu sắc cơ thể để tự vệ hoặc săn mồi. Người ta giải thích rằng chúng phải biến đổi như vậy để sống sót trải qua thời gian. Trong Kiến trúc, một số người phát hiện rằng, công trình phải thích ứng, thay đổi theo môi trường sống. Cụ thể, họ nghĩ sẽ cho công trình đó núp dưới tán rừng giống cách các sinh vật biến đổi màu (mình có thể gọi đó là hình thức nguỵ trang - Camouflage). Đơn giản, họ mong muốn công trình của họ thực sự hoà hợp cảnh quan xung quanh, thực sự là một bộ phận của rừng cây, hoa cỏ.
    Bỏ qua Kim tự tháp đi Hoang ạ, nó thuộc lịch sử. Chúng ta đang sống trong kiến trúc đương đại, và dành cho nó sự quan tâm khác. Mình chẳng bao giờ quan tâm đến sự lụn bại. Chẳng lẽ, chúng ta trăn trở cho Kiến trúc VN bền vững hay không bền vững, định hướng cho nó con đường đi đến 200X nhưng đùng một cái năm 200X-1 cả thế giới bắn nhau chết hết hay thảm hoạ thiên thạch, hoá ra mình đang tự giới hạn mình.
  2. architetto

    architetto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    1.191
    Đã được thích:
    0
    định viết mà lại fải đi , chờ win vậy , có thể khi thông tin đa chiều và làm việc tập thể sẽ tốt hơn ? đây là lợi thế của diễn đàn ? cám ơn anh nqhoangvà bạn tqdinh đã tham gia chủ đề một cách tích cực
  3. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Ông anh lập topic mà chưa thấy bào viết nào của ông anh cả. Ông anh định làm chủ trì và ngồi rung đùi chờ sung rụng à?
  4. nguyenquochoang_arc

    nguyenquochoang_arc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2005
    Bài viết:
    3.655
    Đã được thích:
    1
    Trong khi chờ Architetto và Win_arc , xài tạm mấy bài này vậy .
    Tìm hiểu quá trình phát triển của kiến trúc sinh thái
    I. Khái quát về kiến trúc sinh thái
    Kiến trúc sinh thái hay còn gọi là ?okiến trúc xanh?, ?okiến trúc bền vững? được hiểu là kiến trúc mà trong vòng suốt đời của nó từ khi xây dựng, sử dụng cho đến khi loại bỏ đều được tiến hành theo các nguyên tắc sinh thái:
    - Cộng sinh với môi trường tự nhiên;
    - Sử dụng các vật liệu tuần hoàn, tái sinh
    - Tạo môi trường bên trong lành mạnh, dễ chịu
    - Hoà nhập với môi trường nhân văn của lịch sử và khu vực
    - Ứng dụng các kỹ thuật mới tiết kiệm năng lượng
    Nói một cách tổng quát thì kiến trúc sinh thái là kiến trúc hướng tới giải quyết mối quan hệ giữa con người với con người, kiến trúc và thiên nhiên, nó phải vừa vì con người mà sáng tạo ra một môi trường không gian nhỏ dễ chịu vừa phải bảo vệ môi trường lớn chung quanh.
    Kiến trúc sinh thái tạo lập môi trường không gian nhỏ, môi trường vi khí hậu (thể hiện ở giai đoạn sử dụng) là tạo nên một kiến trúc có nhiệt độ, độ ẩm, không khí trong lành, có ánh sáng, âm thanh... thích hợp với con người, có không gian linh hoạt, thông thoáng đa thích dụng và hiệu quả lâu dài.
    Kiến trúc sinh thái bảo vệ môi trường lớn chung quanh, môi trường vĩ mô (thể hiện trong toàn bộ quá trình từ khi xây dựng, sử dụng cho đến khi công trình bị loại bỏ) là hạn chế khai thác giới tự nhiên, giảm ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường mà chủ yếu là giảm và xử lý thoả đáng phế thải (chất thải rắn, nước bẩn, khí độc hại, ô nhiễm âm thanh, ánh sáng).
    Dù theo quan điểm chủ nghĩa địa phương lấy địa điểm kiến trúc và vật liệu xây dựng bản địa làm xuất phát hay trường phái kỹ thuật cao, sử dụng kỹ thuật để giải quyết những vấn đề sinh thái, chủ nghĩa triết chung vừa coi trọng tính địa phương vừa sử dụng kỹ thuật mới thì thiết kế kiến trúc sinh thái phải đạt được những nội dung sau:
    a. Lựa chọn địa điểm xây dựng, kiểm tra những điều kiện hiện có như khí hậu, thổ nhưỡng, nước ngầm, không khí... đặt trong điều kiện sinh thái.
    b. Việc bố trí hướng của công trình, tận dụng điều kiện khí hậu môi trường và tránh sử dụng những biện pháp nhân tạo, tận dụng vật liệu địa phương, tận dụng tài nguyên có thể tái sinh không ô nhiễm như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng địa nhiệt.
    c. Tạo khả năng phát triển trong quá trình xây dựng và sử dụng
    d. Tiết kiệm giá thành. Sử dụng vật liệu kỹ thuật mới, sáng tạo hình thức kiến trúc đa dạng, mật độ xây dựng gắn với cảnh quan thiên nhiên. Dựa vào thực tế trong nước để chọn những giải pháp kỹ thuật phù hợp.
    e. Không chỉ nghiên cứu bản thân công trình kiến trúc mà còn phải nghiên cứu môi trường xung quanh kết hợp một cách hữu cơ thảm thực vật, sông núi và kiến trúc lại với nhau làm cho kiến trúc trở thành một bộ phận của môi trường rộng lớn.
    Như vậy, mục đích cao nhất của kiến trúc sinh thái là giảm chất tải đối với môi trường trong cả quá trình từ thi công, sử dụng đến loại bỏ nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và không gây ô nhiễm đối với môi trường.
    II. Quá trình phát triển của kiến trúc sinh thái
    Kiến trúc sinh thái manh nha từ đầu thế kỷ 20, hình thành từ cuộc cách mạng công nghiệp sau chiến tranh thế giới thứ hai và đặc biệt phát triển từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng dầu lửa đầu những năm 70.
    1. Những tư tưởng sinh thái giản dị
    Đầu thế kỷ 20, nhiều quan niệm sơ khai về kiến trúc xanh, kiến trúc sinh thái đã hình thành như Jonh Ruskin kêu gọi xây dựng một mô hình phát triển dựa trên sự hài hoà với các quy luật tìm thấy trong tự nhiên; Ebeneezer Howard nỗ lực dung hoà sự phát triển giữa đô thị nông thôn... và trong các tác phẩm của các kiến trúc sư bậc thầy như Frank Lloyd Wright, Le Corbusier, Buckminster Fuller đã ẩn chứa những tư tưởng sinh thái giản dị đầu tiên.
    a. Frank Lloyd Wright - Không gian gắn liền với thiên nhiên
    Wright coi kiến trúc là ?othể hữu cơ có sinh mệnh? kiến trúc và môi trường hoà thành một thể và đã thể hiện rất sớm nguyên tắc thiết kế sinh thái trong kiến trúc, đó là nguyên tắc thiết kế kiến trúc hữu cơ. Đề cao tính tự nhiên, tính nguyên thuỷ, tính trữ tình, tính địa phương và cho rằng thiết kế là một quá trình biến hoá, kiến trúc trước sau ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và sinh hoạt của người sử dụng, cho nên theo ông thì không có một kiến trúc sư nào ?othiết kế đã hoàn thành cả?. Trong cuốn ?oNhà ở tự nhiên? ông đã nhấn mạnh tầm quan trọng của khái niệm chỉnh thể, cho là kiến trúc phải hoà thành một thể hữu cơ với nơi chốn mà nó tồn tại, với vật liệu xây dựng và sinh hoạt của người sử dụng, cho nên theo ông thì không có một kiến trúc nào ?othiết kế đã hoàn thành cả?. Trong cuốn ?oNhà ở tự nhiên?, ông đã nhấn mạnh tầm quan trọng của khái niệm chỉnh thể, cho là kiến trúc phải hoà thành một thể hữu cơ với nơi chốn mà nó tồn tại, với vật liệu xây dựng và sinh hoạt của người sử dụng.
    b. Le Corbusier - Năm nguyên tắc trong thiết kế nhà ở
    Trong năm nguyên tắc thiết kế nhà ở của Le Corbusier có hai nguyên tắc thể hiện tư tưởng sinh thái của ông: tầng trệt để trống và vườn hoa trên mái với ý nghĩa làm cho mặt đất thông thoáng để gia tăng cây xanh tạo thuận tiện cho tiếp xúc, gần gũi với thiên nhiên. Dự án lý thuyết đầu tiên của ông là ?ođơn vị ở Marseille? với ý tưởng tiến hành cuộc cách mạng giành lấy ánh sáng mặt trời và cây xanh. Toà nhà đơn vị ở này nằm trên những cột chân chim khổng lồ, phía dưới để trống là những mảng cây xanh thoáng mát tạo cảm giác thoải mái khi tiếp xúc với thiên nhiên. Tầng trệt của ngôi nhà còn dùng cho xe chạy tạo thành một mạng lưới khép kín để giảm diện tích chiếm đất của đường. Thành phố được xây dựng trên những đơn vị này, ông gọi là Thành phó chan hoà ánh nắng.
    c. Buckminster Fuller - Thiết kế tự bền vững
    Vì mục đích cao nhất là tiết kiệm. B. Fullerr của bản thân trí tuệ và thông tin? để ?otiến hành thiết kế đầy đủ nhất, hợp lý nhất trong điều kiện tài nguyên vật chất có hạn?, thực hiện nguyên tắc ?ochi phí ít, sử dụng nhiều?. Tư tưởng của ông thể hiện trong vòm geodesic do ông phát minh cho đến nay là một trong những giải pháp có nhiều ưu điểm: kết cấu bao che mạnh nhất, nhẹ nhất và có hiệu quả nhất, được xem là mọt loại kiến trúc ?otự bền vững?.
    2. Chủ nghĩa khu vực sinh khí hậu Ở các nước châu Âu, Mỹ đầu thế kỷ 20 cũng đã bắt đầu nghiên cứu mối quan hệ giữa kiến trúc và khí hậu, giữa kiến trúc và khu vực đã thu được những kết quả ban đầu về sử dụng năng lượng môi trường, khoảng cách thời gian nắng trong ngày, định vị kiến trúc... Đến những năm 30 trở lại, từ sự lý giải sâu sắc về sinh học, người ta đã nhận thức được rằng: chỉ có con người với tính cách thích ứng cao mới có thể tồn tại trong các vùng khí hậu khác nhau trên trái đất. Hàng loạt các tác phẩm của kiến trúc sư Louis Kahn, Oscarr Niemeir, L. Coasta... ra đời là những công trình kiến trúc tiên phong phù hợp với các vùng khí hậu và trên cơ sở các thành quả nghiên cứu mối quan hệ giữa thiết kế kiến trúc và khu vực mà lý luận ?oChủ nghĩa khu vực sinh khí hậu? ra đời.
    Chủ nghĩa khu vực sinh khí hậu lấy thoả mãn cảm giác dễ chịu của sinh vật như lạnh, nóng, khô, ẩm làm xuất phát điểm thiết kế, chú trọng mối quan hệ giữa khí hậu, khu vực và cảm giác sinh học của cơ thể con người và cho rằng thiết kế kiến trúc phải tuân thủ quá trình:


    Cụ thể là:
    a. Điều tra nghiên cứu các điều kiện khí hậu nơi thiết kế: như các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm tương đối, cuờng độ chiếu sáng của mặt trời, sức gió và hướng gió... lập thành đặc điểm khí hậu bình quân hàng năm của khu vực.
    b. Đánh giá ảnh hưởng của mỗi điều kiện khí hậu đối với cảm giác dễ chịu về sinh học của cơ thể con người
    c. Chọn giải pháp kỹ thuật để giải quyết mâu thuẫn giữa khí hậu với sự dễ chịu của cơ thể người. Ví dụ: chọn địa điểm và định vị kiến trúc, xác địn và đánh giá phạm vi bóng râm của kiến trúc, thiết kế hình thức kiến trúc, dẫn dắt sự lưu thông của không khí và giữ cho nhiệt độ trong phòng gần như không thay đổi...
    d. Kết hợp địa điểm đã chọn, chia mức độ quan trọng của các điều kiện, chọn giải pháp kỹ thuật tương ứng để tiến hành thiết kế kiến trúc, tìm kiếm phương án tối ưu.
    Lý luận của chủ nghĩa khu vực sinh thái đã có ảnh hưởng quan trọng đến thiết kế kiến trúc sau này như: thiết kế kiến trúc tiết kiệm năng lượng thích ứng với khí hậu ở Đức năm 70, KTS Charles Correa, Ấn Độ đã nghiên cứu thiết kế kiến trúc có tính địa phương kết hợp với thực tiến thiết kế của mình đề xuất phương pháp luận thiết kế ?oHình thức bám theo khí hậu? và sau này là lý luận và thực tiễn thiết kế ?oNhà chcọ trời sinh khí hậu? của KTS Kennth Yeang, Malayxia.
    3. Sinh thái học mức độ sâu, kiến trúc sinh vật
    Sinh thái học mức độ sâu, kiến trúc sinh vật và phong trào Gaia ra đời trong phong trào màu xanh do các nhà sinh thái học, sinh vật học các nước phương tây đề xướng với sự chuyển biến từ quan niệm chủ nghĩa nhân bản đến quan niệm hoà hợp giữa con người với thiên nhiên.
    4. Phong trào Gaia
    Phong trào Gaia coi trái đất và muôn loài là những thực thể với đầy đủ các đặc trưng, đặc điểm của sự sống và tự bền vững, trong đó con người là một bộ phận cấu thành hữu cơ mà không phải là kẻ thống trị giới tự nhiên. Kiến trúc Gaia là một không gian lành mạnh dễ chịu, con người và muôn loài đều ở trong sự hài hoà. ?oHiến chương khu ở Gaia? do phong trào Gaia đưa ra trong đó có nguyên tắc thiết kế khu ở Gaia: Thiết kế vì sự hài hoà của trái đất, vì sự hoà dịu của tinh thần và sự lành mạnh của cơ thể.
    5. Tư tưởng phát triển bền vững
    Năm 1987, trong tuyên bố ?otư tưởng chung của chúng ta? của Ủy ban môi trường và phát triển thế giới do bà Thủ tướng Nauy Blundland lãnh đạo, lần đầu tiên khái niệm phát triển bền vững đã được định nghĩa một cách hết sức khoa học ?oPhát triển bền vững là khả năng trong khi thoả mãn các nhu cầu của con người đương đại, không làm tổn hại đến việc thoả mãn con người mai sau?. Năm 1992, Hội nghị toàn cầu về môi trường và phát triển của Liên Hiệp quốc tại Rio de Janeiro một lần nữa đã khẳng định tư tưởng trên.
    Từ năm 1990, tư tưởng phát triển bền vững được phát triển. Năm 1993, trong cuốn: ?oNguyên tắc chỉ đạo thiết kế bền vững? do Nhà xuất bản Công viên Quốc gia Mỹ xuất bản đã đề xuất ?oQuy định chi tiết thiết kế kiến trúc công trình bền vững? với các nội dung liên quan đến thiết kế sinh thái:
    a. Coi trọng sự hiểu biết có tính địa phương, tính khu vực đối với địa điểm thiết kế, tiếp tục ngọn nguồn văn hoá của địa phương nơi thiết kế
    b. Tăng cường nhận thức của công chúng về kỹ thuật thích dụng, kết hợp yêu cầu công năng của kiến trúc, chọn dùng kỹ thuật đơn giản thích hợp.
    c. Tạo ý thức sử dụng vật liệu xây dựng địa phương có thể tuần hoàn tái sinh, tránh sử dụng vật liệu xây dựng có năng lực tiềm ẩn cao, phá hoại môi trường, sản sinh phế thải và mang tính phóng xạ, tranh thủ sử dụng lại vật liệu xây dựng cấu kiện cũ.
    d. Nhằm vào điều kiện khí hậu của địa phương, chọn sách lược năng lượng kiểu bị động, ứng dụng năng lượng có thể tái sinh.
    e. Hoàn thiện linh hoạt tính sử dụng không gian kiến trúc để giảm thiểu khối kiến trúc, giảm tài nguyên mà xây dựng yêu cầu tới mức thấp nhất.
    g. Giảm thiểu sự tồn hại môi trường trong quá trình xây dựng, tránh phá hoại môi trường, lãng phí tài nguyên và vật liệu xây dựng.
    Tháng 6 năm 1992, Hội nghị của Hiệp hội Kiến trúc sư quốc tế với chủ đề: ?oThiết kế vì tương lai bền vững? đã chấp nhận những quy định thiết kế này.
    Trogn quá trình phát triển của mình, kiến trúc sinh thái hướng tới giải quyết mối quan hệ giữa con người, kiến trúc và thiên nhiên, lấy con người làm trung tâm, kết hợp lợi ích trước mắt và lâu dài của con người ở thế hệ hiện tại với lợi ích của các thế hệ mai sau, lợi ích của từng địa phương với lợi ích của toàn xã hội, của cả khu vực và rộng ra của toàn thế giới. Trên ý nghĩa đó, kiến trúc sinh thái mang tính đạo đức và tính đổi mới rất cao chưa từng thấy ở các loại hình kiến trúc khác và vì vậy kiến trúc sinh thái đang là mối quan tâm ngày càng lớn của giới kiến trúc sư và dang dần trở thành mọt trong những dòng chính của thiết kế kiến trúc thế giới.
    Ths. KTS Trần Anh Đào
    Nguồn : www.xaydung.gov.vn
    Được NguyenQuocHoang_arc sửa chữa / chuyển vào 15:22 ngày 19/01/2007
  5. 13_friday

    13_friday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2004
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    0
    Chả biết cái đxx gì
  6. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Em thì tiếng Anh chưa đủ tự tin để dịch chính xác, với cả cũng lười ngồi gõ lắm, anh Tồ mà đồng ý ngồi dịch thì mai e scan rồi PM cho a Tồ dịch hoặc là e tương cả lên đây nhé, a thấy thế nào...
  7. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Tôi nhớ 1 câu thôi : Kiến trúc bền vững là Kiến trúc không để lại hậu quả cho thế hệ sau . Chả biết có chính xác không?????
  8. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Mấy món sau:
    - Sự bền vững của một công trình
    - Sự bền vững của một phong cách kiến trúc
    - Sự bền vững của một quan niệm
    đều chẳng liên quan gì đến "Phát triển bền vững" (Sustainable Development) cả. "Phát triển bền vững" liên quan đến rất nhiều thứ từ kiến trúc, xây dựng, quản lý, kinh tế, chính trị, ... , mục đích là để đáp ứng tối đa nhu cầu của con người mà không vượt quá khả năng cung cấp của môi trường.
    Ví dụ 1: Trước khi upload một hình ảnh lên Ttvnol, nếu không cần thiết phải post hình khổng lồ để săm soi, chỉnh Photoshop, chúng ta hãy upload hình nhỏ thôi, đủ nhìn là được. Như thế máy chủ Ttvnol sẽ ít bị chiếm chỗ một tí, sẽ đủ khả năng cung cấp chỗ chơi ổn định cho chúng ta thêm một thời gian mà không cần tốn tiền thuê thêm máy chủ.
    Ví dụ 2: Sau một thời gian, khoa học phát hiện virus HIV đã bớt độc hơn so với ban đầu xuất hiện. Đó là cơ chế "bảo vệ vật chủ" để HIV có thể tồn tại lâu hơn trong cơ thể người, tránh bị nhanh chóng vùi chết trong quan tài của vật chủ.
  9. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Định nghĩa!
    Definition of Sustainable
    -Being able to continue into the future
    -An ecosystem con***ion in which biodiversity, renewability, and resource productivity are maintained over time.
    -Generally refers to land management practices that provide goods and services from an ecosystem without degradation of the site quality, and without a decline in the yield of goods and services over time.
    -A resource or system that meets present needs without compromising those of future generations.
    -Able to be continued indefinitely without a significant negative impact on the environment or its inhabitants.
    -Meeting present needs without preventing future generations from meeting their needs.
    Sustianable Development:
    is maintaining a delicate balance between the human need to improve lifestyles and feeling of well-being on one hand, and preserving natural resources and ecosystems, on which we and future generations depend
    Bác To vô dịch đi!
  10. architetto

    architetto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    1.191
    Đã được thích:
    0
    tớ dịch kém nên mấy trò này mất thì giờ phết , tạm dịnh :
    định nghĩa của sự bền vững ( ở đây tớ đưa tạm vài khái niệm fái sinh trong khác biệt về ngôn ngữ để mọi người tham khảo vào đưa ra chính kiến riêng ) ,,,,, sự chống chịu lại thời gian và tác động ngoại lực ...(đôi khi do dịch khác nhau mà khái niệm bị thay đổi )
    -có khả năg tiếp nối tới tương lai
    -thích nghi và đa dạng hoá ,năng suất hoạt động đc duy trì lâu dài
    - chung qui lại hệ thống quản lý đất đai có knăng cung cấp sp và dịch vụ ko fụ thuộc vào sự suy giảm của chất lượng địa hình , sự suy giảm của số lượng sp và dịch vụ
    -1 cách thức hay hệ thống có thể tạo ra những thứ hiện tại cần mà ko cần thoả hiệp với tương lai
    -có thể tiếp tục nhập nhằng ( tớ tạm đưa khái niệm này , fải chăng có liên quan đến thứ kt của R .Venturi ) mà ko cần sự fủ định đầy ý nghĩa với va chạm của môi trường những người lưu trú
    -có thể gặp hiện tại mà ko cần ngăn cản sự fát triển của tương lai
    Được architetto sửa chữa / chuyển vào 23:06 ngày 21/01/2007

Chia sẻ trang này