1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kiến trúc đình chùa đặc sắc

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi legendsoul, 09/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. legendsoul

    legendsoul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Kiến trúc đình chùa đặc sắc

    Không biết topic này đã có chưa nhưng hiện giờ thì kô thấy nên em mở màn trước. Nếu có rồi thì nhờ chị Hoa sỡ sặc xoá hộ.
    Đình, đền, chùa, phủ, miếu mạo là kiến trúc tôn giáo tĩn ngưỡng ở nước ta. Loai hình kiến trúc này kô thể kô nhắc đến trong nền kiến trúc Việt Nam. Hiện giờ vẫn còn hàng nghìn ngôi đình, chùa tồn tại trên khắp miền đất nước và ảnh hưởng của nó kô nhỏ đến đời sống văn hoá, xã hội của người dân Việt.
    Những bác nào có tư liệu gì hay về loại hình kiến trúc này xin post lên để sưu tầm thành kho tàng kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng online, post đầy đủ thông tin thì càng hay . Em xin mở màn bằng ngôi đình La Xuyên.
    Địa điểm : Xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, thành phố Nam Định.
    Lịch sử: Được khởi dựng khoảng thế kỷ thứ X tại thôn Cái Nành. Năm 1443 dưới thời vua Lê Nhân Tông, ngôi đình chuyển về địa điểm như hiện nay. Đình thờ ông tổ nghề mộc cùng các tướng dưới thời Hùng Vương là Trưng Bình Vương và An Như Vương. Cạnh đình là Phủ La Xuyên thờ công chúa Liễu Hạnh. Đình được trùng tu nhiều lần và kiến trúc hiện nay được xác định vào thời Nguyễn
    Mặt đứng đình
    [​IMG]
    Chân cột
    [​IMG]
    Bảy
    [​IMG]

    Chi tiết trang trí
    [​IMG]

    Vì nóc
    [​IMG]

    Vì nách
    [​IMG]
    Cửa võng
    [​IMG]
  2. legendsoul

    legendsoul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Thêm con đình Chèm, rất quen thuộc với dân Hà Nội.
    Địa điểm: Xã Thuỵ Phương - huyện Từ Liêm - Hà Nội
    Đình thờ Đức Thánh Chèm Lý Thân tức Lý Ông Trọng thời An Dương Vương. Tương truyền được khởi dựng khoảng 2000 năm về trước. Đến thế kỷ 18 mở rộng. Hình dáng kiến trúc hiện nay mang dấu ấn trùng tu năm 1903
    Mặt đứng
    [​IMG]
    Bẩy
    [​IMG]
    Vì nóc
    [​IMG]
    Vì nách
    [​IMG]
  3. ngayhomkia

    ngayhomkia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/11/2004
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    ĐIÊU KHẮC ĐÌNH LÀNG Ở VIỆT NAM
    Đình làng, nhất là đình làng ở miền Bắc, là kho tàng hết sức phong phú của điêu khắc Việt Nam trong lịch sử. Điêu khắc cũng tồn tại ở chùa, đền, các kiến trúc tôn giáo khác, nhưng không ở đâu nó được biểu hiện hết mình như ở Đình. Điêu khắc ở đình làng không những là nguồn tài liệu để nghiên cứu lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, mà còn là nguồn tài liệu để nghiên cứu đời sống ngày thường cũng như tâm hồn của người nông dân Việt Nam.
    Nói điêu khắc đình làng cũng là nói đến nghệ thuật trang trí đình làng. Điêu khắc ở đây là điêu khắc trang trí. Người thợ làm đình chẳng những thành thạo trong việc dựng đình mà còn biết tô điểm cho ngôi đình thêm đẹp. Điêu khắc ở đây do đó gắn liền với kiến trúc. Hầu như trên các thành phần của kiến trúc đình làng đều được các nghệ nhân xưa dùng bàn tay điêu luyện của mình chạm khắc thành những hình mẫu có giá trị nghệ thuật cao, thu hút sự chú ý của mọi người lúc ghé thăm đình.
    Ngay những ngôi đình từ thế kỷ XVI cho đến thế kỷ XVIII, điêu khắc trang trí đình làng mang đậm tính chất nghệ thuật dân gian. Những nhà điêu khắc vô danh xuất thân từ nông dân đã đưa vào đình làng những hình ảnh gần gũi với cuộc sống thực, hay là cả với giấc mơ của họ, với một phong cách hết sức độc đáo và một tâm hồn hết sức sôi nổi.

    Khác với những kiến trúc tôn giáo khác, ngay ở những vị trí tôn nghiêm của đình làng, ta cũng có thể gặp hình tượng những đôi trai gái đùa ghẹo nhau hay đang tình tự... Từ thế kỷ XIX, điêu khắc đình làng hầu như không còn những cảnh sinh hoạt dân gian. Từ đây chỉ còn những hình trang trí hoa lá và phổ biến là hình tứ linh (long, ly, quy, phượng). Trong các đình thế kỷ XIX, thường có những bức cửa võng trước điện thờ được chạm trổ khá công phu.
    Ở các ngôi đình miền Trung, điêu khắc trang trí không phong phú như­ các ngôi đình miền Bắc. Có người đã tổng kết về trang trí trên gỗ ở các ngôi đình vùng Thừa Thiên - Huế : "Trong kết cấu gỗ của nội thất tùy quan niệm thẩm mỹ mà dân làng có thể chạm trổ chi tiết đầu rồng, đuôi rồng ở đầu đuôi kèo, chạm hoa và đường chỉ xuyên tâm ở thanh xà và đòn tay. Việc chạm trổ nhiều, thích ứng với các đình có kết cấu vừa phải, thanh tú. Chạm trổ ít, thích ứng với các đình có kết cấu gỗ to lớn, đồ sộ...". Đây cũng là tính chất trang trí nói chung của ngôi đình miền Trung. Nhưng nếu điêu khắc trang trí trên gỗ có giảm sút thì ngược lại, ở các ngôi đình miền Trung lại phát triển hình thức trang trí bằng cách đắp nổi vôi vữa và gắn các mảnh sành sứ lên phần ngoài của kiến trúc. Thường thì ở nóc mái và các đường gờ mái, người ta trang trí hình tứ linh. Ở hai đầu hồi thường được trang trí hình dơi xòe cánh bằng sành sứ để cầu phúc. Đây là cách trang trí phổ biến đời Nguyễn.
    Đình miền Nam cũng có lối trang trí đắp nổi mặt ngoài gần giống đình miền Trung, nhưng điêu khắc trang trí trên gỗ thì cũng có điểm khác biệt. Phần lớn chạm khắc gỗ này đã có từ giữa thế kỷ XIX. Bốn cột đình thường được trang trí hình rồng, nên gọi là "long trụ". Nhiều nơi, long trụ chạm rời bên ngoài ốp vào, nhưng cũng có nơi long trụ được trổ một khối nguyên... Ngoài những cột long trụ đình Nam Bộ thường có các bao lam trước điện thờ, như cửa võng trong các đình miền Bắc, được chạm trổ rất tinh vi, đề tài thường là tứ linh, cá hóa long, rồng, hổ...

    Như vậy, điêu khắc trang trí, cùng với kiến trúc đã làm cho đình có những nét riêng trên chiều dài của đất nước.
    Theo Vanhoavietnam


  4. legendsoul

    legendsoul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Đình Thị Nguyên - làng Thị Nguyên - xã Cao Dương - huyện Thanh Oai
    lịch sử: ban đầu là một cái am nhỏ, sau đó đến thế kỷ XVII được xây với quy mô lớn và được trùng tu lớn vào thời nhà Nguyễn. Toà đại đình được làm năm 1864 (Năm vua Tự Đức thứ 17). Đình thờ ba vị thành hoàng là ba vị Lạc Hầu, Lạc Tướng thời Hùng Nghị Vương có công đánh giặc Thục Hán.
    Toà tiền tế
    [​IMG]
    Một số ảnh nội thất
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng cổ của Việt Nam ta thật là đẹp
  5. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Lần đầu tiên nhìn thấy chi tiết này, thật kỳ lạ, đó có phải cột cũ bị cắt?
  6. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Hay đấy nhỉ. Cũng có khả năng là cột bị cắt. Nhưng nó cũng giống thanh chống trong hệ chồng rường . Thằng Sâu đâu rồi vào giải thích cho anh em nghe cái nào?
  7. ngtrphuc

    ngtrphuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Đơn giản thôi. Toà Phương Đình này chắc chắn xây thời Nguyễn khi nhìn vào họa tiêt hoa văn và hình thức trốn cột (hệ trốn cột thường được sử dụng thời Nguyễn với hệ kết cấu 2 tầng, 8 mái) Có thể tham khảo thêm hệ kết cấu toà Phương Đình của chùa Kim Liên, Hà Nội
  8. TEU

    TEU Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    đúng vậy chùa kim liên hay chùa tây phương thời Nguyễn, đều là hệ kết cấu hai tầng mái, còn gọi là mái chồng diêm
    lợi ích của việc trốn cột là làm cho không gian rộng thêm, do không thò cột xuống, cột trốn được đỡ bằng hệ dầm gỗ nối giữa các cột cái và cột quân.
  9. TEU

    TEU Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
    Được teu sửa chữa / chuyển vào 04:57 ngày 14/05/2006
  10. TEU

    TEU Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    thực ra trong đình chùa cổ có nhiều cái hay, từ bài trí tổng thể, đến cấu trúc, và trong chi tiết trang trí,
    tôi có nghiên cứu nhỏ về tỷ lệ trong chùa tây phương,
    [​IMG]

Chia sẻ trang này