1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kiến trúc đình chùa đặc sắc

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi legendsoul, 09/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TEU

    TEU Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Được teu sửa chữa / chuyển vào 05:21 ngày 14/05/2006
  2. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Cái làm tớ ngạc nhiên là cái cột bị trốn đặt ngay trên đà ngang mà không có cái bẩy hay console đối trọng ngược lên như thế này:
    [​IMG]
    Có lẽ vì cái console (đỏ) và cái đòn bẩy (đen) cùng với thanh ngang chịu uốn (vàng) đã hấp thu đủ trọng lực của dàn mái. Nhưng nhìn vẫn thấy có vẻ không an toàn, do đòn bẩy (đen) phía ngoài vượt khoảng cách khá lớn, mà cánh tay đòn phía trong lại ngắn. Mong là cái cột gạch vuông kia có từ đầu thì chứ không phải được xây sau này để "cứu" cái mái.
    [​IMG]
    Được Adamour sửa chữa / chuyển vào 09:53 ngày 14/05/2006
  3. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
    Nếu để ý kỷ sẽ thấy hai cái trụ cột xi măng màu trắng nằm vuông góc hai bên ,hai cái đà ngang đòn bẩy ( cũng màu trắng xi măng ) được kê trên hai cột xi măng đó .
    Trường hợp này ở trong Đại Nội ( Huế ) gặp rất nhiều .
    À, cái này ngoài lề tí , Hss thấy ở Huế các dân chơi sưu tầm Nhà Rường thường sau khi mua về ,người ta giảm bớt số lượng trụ gỗ, thay vào đó là trụ xi măng nhưng ngoài sơn ốp giả gỗ , khi đến gần nhìn kỹ và tận tay sờ gõ vào đấy mới phát hiện ra là giả, trông hay phết .

  4. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Quên nói cái này, từ quan sát trên tớ có 1 thắc mắc:
    - Các trụ vuông chung quanh xây vào thời nào? Có cùng thời với phần còn lại không? Tớ thấy có vài cái đình cổ tại miền Bắc người ta xây trụ gạch ở góc hình như chỉ để "cứu" cái mái.
  5. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Thì đấy, chắc chắn là cùng thời rồi .Theo dòng chảy của kiến trúc Lý , Trần , Lê, Mạc, kiến trúc Nguyễn ở miền Bắc ít có sự thay đổi lớn về tỉ lệ , hình khối không gian và có thể nhận thấy ngôn ngữ kiến trúc quen thuộc tàu đao lá mái trên những hàng cột tròn vững chãi , với cảnh quan xung quanh là cây xanh , hồ nưóc trong khung cảnh tĩnh lặng của làng quê Việt nam . Tuy vậy đi vào các chi tiết cụ thể thì kiến trúc Nguyễn có những biến đổi về bộ vì đỡ mái . Kết cấu chồng rường giá chiêng khá phổ biến , nhưng loại vì kèo có trụ trốn đứng trên quá giang thu nhỏ dần và kết thúc là trụ đỡ thượng lương với kết cấu đơn giản không cầu kỳ ,bớt nặng nề hơn trước .
    Bài trên Hss lấy ví dụ ngoài lề là nói đến Nhà rường nhằm để cả nhà so sánh . Như chúng ta đã biết ( có lẽ không ít thành viên trong box mình đã quá quen thuộc với kiến trúc đình chùa của Huế ) , kiến trúc Nguyễn ỏ Huế chịu ảnh hưởng của Kiến trúc Trung Hoa từ quy hoạch tổng thể đến bố cục hình khối không gian. Nhiều chi tiết được cóp nhặt theo khuôn mẫu có sẵn từ Trung Quốc ,sự thể hiện còn bị động thiếu sáng tạo. Đặc biệt là mảng kiến trúc đình làng chùa chiền, có những ngôi đình nổi tiếng như đình Kim Long , Dương Nỗ ,Lại Thế ,Văn Xá .Đình làng Huế chỉ duy nhất toà đại đình ,có mặt hình chữ nhật ,thường 3 gian hai chái ,không có tường bao, bộ mái chiếm hơn nữa chiều cao nên đình trong nhẹ , mái xoè rộng trên mặt phẳng nghiêng không cuốn góc mái , kết cấu theo kiểu kèo chồng rường được tạo bởi bộ khung gỗ .
    À,ở Huế bộ vì được gọi là " vài " .Đình gồm kèo thẳng liên kết với kèo chồng để đưa kèo dưới chồng lên đầu kèo trên . Hệ vài nối với nhau tạo thành mối liên kết ngang gồm : thượng lương, xà và hoành tử . Các chi tiết điêu khắc trên cấu kiện gỗ đơn giản nhưng tinh xảo ,đưọc lặp lại nhiều lần . Trong khi điêu khắc bằng nề , ngoã bên ngoài trên mặt đứng thì rất cầu kỳ , đề tài tứ linh giữ vai trò chủ đạo.

  6. x_architects

    x_architects Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2005
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Trụ gạch đoá là trùng tu đời sau đấy ku Adam. Mà nhìn ngộ nhể, Đình xấu thế cũng đưa lên bảo đặc sắc. Thằng Sâu đâu, mày đưa lên anh em xem cái đình Chu Quyến hay đình Đình Bảng để anh em bàn tán. Đoá mới là đình đặc sắc hiểu không.
  7. legendsoul

    legendsoul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    cái trụ vuông như anh nói là bắt đầu có từ thời nhà Nguyễn. Các thời về trước thì kô có. Mục đích của nó là để đỡ các đầu đao ở mái. Còn cái chi tiết ở ảnh trên chính là hình thức cột trốn nhưng kô có xà đỡ cột nên người ta trạm trổ thành bông hoa để tạo thẩm mỹ.
    Đây là cái ảnh trụ gạch đỡ đầu đao ở đình Tam Tảo - Bắc Ninh
    [​IMG]
  8. legendsoul

    legendsoul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Có thể bạn hiểu chưa sâu về kiến trúc truyền thống, chứ qua mỗi thời đều có sự biến đổi rõ rệt, và chỉ cần nhìn một cái đình, chùa cũng có thể nhận ngay ra thuộc thời nào, hoặc thậm chí có thể biết được bộ phận nào thuộc đời trước, bộ phận nào thuộc đời sau làm lại hoặc trùng tu. Những đình bạn nói ở Huế đều thuộc đời nhà Nguyễn hết.
  9. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    Đình chùa ở Huế nhìn kinh bỏ cụ , cứ ghê ghê . Nhắc đến đình chùa ở Việt Nam không thể không nói đến chùa Dâu . Ngoài giá trị về mặt kiến trúc , chùa Dâu còn có giá trị về lịch sử hình thành của đạo Phật ở Việt Nam . Qua ngôi chùa này người ta mới biết được Phật Giáo du nhập vào Việt Nam trước Tàu Khựa . Nói chung là nó có rất nhiều giá trị , rất nhiều chiện hay ho . Tô bích này từ đầu đến giờ chưa thấy đả động gì về ngôi chùa này , toàn nói đâu đâu , thế thì 50% giá trị tô bích vứt mẹ nó hết . Chán . hớ.hớ . Hôm nào em vào em liên thiên với các bác tiếp .
  10. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    Vậy là vào thời nhà Nguyễn,trong lúc trùng tu các đình chùa cổ, các cột gạch đã được xây thêm để đỡ góc mái. Còn tại các đình chùa xây vào thời Nguyễn, các cột biên đều xây bằng gạch. Đúng vậy không legendsoul?
    Mảng chùa chiền này hay thật. Go go legendsoul!

Chia sẻ trang này