1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kiến trúc đình chùa đặc sắc

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi legendsoul, 09/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Còn tớ thì mừng vì có được 50% cái giá trị chưa bị vứt mẹ nó hết kia.
    À mà hôm nào là hôm nào nào?
    Được Adamour sửa chữa / chuyển vào 23:05 ngày 14/05/2006
  2. legendsoul

    legendsoul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Bác cứ yên tâm, em đang có tài liệu của hơn 500 ngôi đình đền chùa khắp mọi miền đất nước, có post cả năm cũng kô hết. Những cái thật sự đặc sắc sẽ từ từ post lên mới thú vị, chứ ăn hết ngay thì những cái khác post lên sẽ buồn tẻ lắm. Đình Chu Quyến và đình Đình Bảng thì qúa nổi tiếng ai mà chả biết. Nhưng để thoả mãn yêu cầu của bác em cứ post cái đình Chu Quyến lên trước
    Đình Chu Quyến, còn có tên là đình Chàng, ở làng Chu Quyến, xã Chu Minh, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây.
    Đình thờ Nhã Lang, con trai đầu của Lý Phật Tử và bà thứ phi Lã Thị Ngọc Thanh, mẹ của Nhã Lang.
    Chưa rõ niên đại xây dựng, đã qua nhiều lần trùng tu. Theo các chữ ghi trên xà có các niên đại sau : "Lý triều Nhân Tông nguyên niên tạo" (Năm thứ nhất đời Nhân Tông triều Lý dựng), "Bảo Đại thập niên trùng tu" (Trùng tu năm Bảo Đại thứ 10). Trên bia đá trong đình cũng ghi : "Ngày 18 tháng 3 năm Âởt Hợi, niên hiệu Bảo Đại thứ 10 (1935) trùng tu". Theo phong cách điêu khắc của đình, có thể đoán rằng đình được dựng vào thế kỷ XVII.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. legendsoul

    legendsoul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Cái ảnh dưới là cái toà tiền tế của Đình Thị Nguyên ở Hà Tây. Kết cấu của nó có 4 hàng chân cột, trong đó cột cái được làm bằng gỗ lim, còn các cột quân như anh đã tô làm bằng đá hình vuông có kích thước 28x28 cm. Chính xác thì toà tiền tế này được xây vào thời Nguyễn muộn nên về vật liệu cũng có phần khác so với các đời trước, tuy nhiên kô phải là hàng cột biên nào của các đình đời Nguyễn đều thay bằng cột gạch hay đá.
  4. aquarius1902

    aquarius1902 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    4.472
    Đã được thích:
    0
    Hầu bác legendsoul, đây là một kết quả của vẽ ghi nên kích thước chỉ tương đối
    [​IMG]
  5. legendsoul

    legendsoul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    cái mặt cắt này hay đấy nhưng kô biết của đơn vị nào vẽ hả bác
  6. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Đọc kỷ lại tiếng việt những gì Hss post và bạn post , thế nhé !
  7. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Thế nên thay vào cái kinh bỏ cụ đó ,mảng trang trí nội thất Huế đã làm giảm bớt những cái kinh bỏ cụ .Điêu khắc ở đây đi theo những mẫu mực phong kiến gần như giáo điều. Có cái này thú vị post chú đọc chơi , mỗi hình ảnh điêu khắc ẩn dụ một lời cầu chúc , một ước mong....Ví như :
    Những con Dơi chạm lẫn khuất trên đầu cột , góc bàn là lời thì thầm cầu chúc nhiều phúc , vì Dơi tiếng Hán là " bức " , phát âm gần như " phúc ".
    Hình ảnh quả lựu là ước muốn nhiều con như hạt lựu.
    Trái bầu là của cải dồi dào.
    Quả đào là lời chúc Trường thọ .
    Sư tử thường là " sư tử hí cầu " , và là biểu tượng của lòng từ bi Phật giáo .
    Con Lân là ước muốn của thái bình ,vì con vật này chẳng hề hại ai ,khi bước đi tránh đạp lên con sâu con kiến ,đến cỏ non cũng không ăn.
    Rùa thì trường thọ.
    Chim Phụng tha thướt hình ảnh của phụ nữ quý phái ,hình phụng trang trí chỗ ở ,lăng mộ của các bà.
    Và con Rồng là đề tài được ưa chuộng nhất , biểu tượng cho vua mà cũng là một phúc thần ,mang lại mưa thuận gió hoà .Một điều thú vị nữa ,nếu có dịp vào lại Đại Nội Huế lần nữa, chú muốn phân biệt đâu là chỗ vua ngự ,những bát đĩa nào là đồ ngự dụng , cứ việc đếm móng chân Rồng trang trí trên đó . Rồng của vua phải 5 móng, ở nhà quan dân chỉ đưọc dùng những món đồ có vẽ rồng 4 móng.

  8. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Thêm ít tài liệu về Đình Chu Quyến !
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Chùa Keo - ( năm thứ nhất làm bài màu và mực nho ).Dưới này là tài liệu Chùa Keo trong môn Lịch sử Kiến trúc mà Hss còn lưu lại được.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. A_Y_A

    A_Y_A Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Chỉ cần nhìn các công trình trùng tu chùa chiền ở miền Bắc thành những thứ lòe loẹt là đủ nhận ra Phật giáo ở miền Bắc đi xuống và mất chất ghê gớm. Đé o ai theo đại thừa mà toàn cải tạo từ kiến trúc đại thừa thành kiến trúc tiểu thừa là thế nào?
    Kiến trúc sư không biết thì còn có thể hiểu được, nhưng các bác sư trụ trì cũng không biết nốt thì đúng là mạt.

Chia sẻ trang này