1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kiến trúc đình chùa đặc sắc

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi legendsoul, 09/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Tiếp tục e***, copy và paste ...
    Phật Giáo từ một gốc phân ra 2 phái chính: Thượng Toạ Bộ (thế kỷ III trước Công Nguyên) gồm các tu sĩ có khuynh hướng bảo thủ, và Đại Chúng Bộ gồm các tu sĩ có khuynh hướng cải cách (thế kỷ II trước Công Nguyên), rồi từ hai nhánh chính sau này còn phân ra thành nhiều nhánh khác nhau.
    Hai cách gọi "Đại Thừa" và "Tiểu Thừa" thông dụng vào thế kỷ I trước Công Nguyên (không biết xuất hiện lúc nào)
    Cả hai Tiểu thừa và Đại thừa đều bắt nguồn từ Phật Thích-ca Mâu-ni, nhưng khác nhau nơi sự quan tâm về thực hành giáo pháp và tư tưởng. Nếu Tiểu thừa quan tâm đến sự giác ngộ của chính mình thì các đại biểu của Đại thừa mong muốn được giải thoát để cứu độ tất cả chúng sinh.
    Hiện nay Giáo hội Phật giáo đã thay danh từ "Tiểu Thừa" bằng "Phật Giáo Nguyên Thuỷ". Tại Việt Nam hiện đang tồn tại Phật Giáo Đại Thừa (Bắc Tông) và Phật Giáo Nguyên Thủy (Nam Tông).
    vv... và vv...
    Nhưng cuối cùng thì tôi cũng thấy từa tựa như ý Egoist nói ở trên, "Thừa" nào thì cũng là một cỗ xe Pháp duy nhất, Pháp thừa (Dhammayana). Phật có nói: "Chư Phật chỉ dùng một cỗ xe duy nhất đưa đến giải thoát (Nhất thừa Phật đạo), không có hai mà cũng chẳng có ba". Có nghĩa là dù là tông phái nào đi nữa, đó cũng chỉ là giáo pháp phương tiện giúp ta tu tâm tịnh ý để được an lạc và giải thoát.
    Vậy thì sự thể hiện của Bắc Tông và Nam Tông trong kiến trúc đền chùa có cần phải thu hút nhiều quan tâm đến thế không? Và câu hỏi "các vị trụ trì có biết hay không" liệu có cần thiết không? Dù sao thì ... chùa nào cũng là chùa thôi mà.
    Link:
    http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_th%E1%BB%ABa
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BB%83u_th%E1%BB%ABa
    http://www.buddhismtoday.com/viet/triet/009-nguyenthuy.htm
    http://www.zencomp.com/greatwisdom/uni/1-bai/phap003.htm
    Đùa thôi, nếu ai có so sánh được sự khác biệt của kiến trúc chùa do ảnh hưởng của "Thừa" thì post lên cho anh em biết, tôi nghĩ chắc là có, một cách mờ nhạt nào đó, trong cố gắng đi ngược lại xu thế?
    Được adamour sửa chữa / chuyển vào 09:33 ngày 10/06/2006
  2. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    Lý luận của bác nghe như cái căng củ cọt í . *** ngửi được .
    Nói như bác thì khác *** gì phắc con hàng là nguời mẫu , hoa hậu giá trăm USD thơm phức trong khách sạn 5 * cũng giống với phắc con hàng nhà quê , người toàn mùi nước mắm giá 70 nghìn ở Đồ Sơn trong cái nhà nghỉ tối tăm bẩn thỉu . Cùng là phò cả đấy , cũng không khác nhau là mấy , bác nhể? Buồn cười *** tả .
    Cùng là Thừa nhưng phải có sự khác nhau thì nó mới phân ra thành Đại Thừa với Tiểu Thừa chứ , không thì nó phân ra làm *** gì , cứ gộp mẹ nó lại gọi chung một cái tên cho đỡ rắc rối . Mà cái tên *** gì "phật thừa" là bác gọi chứ *** ai công nhận . Tất nhiên là thích thì cứ gọi thôi , nhể ?
    Được khongcanbiet sửa chữa / chuyển vào 21:32 ngày 09/06/2006
  3. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài thì nên hiểu lấy cái ý chứ đừng nên bắt bẻ câu chữ , bác nhá.
    1) "sau này" ở đây là sau cái "rất lâu rồi" ấy , chứ *** phải là tháng trước , hay năm trước đâu
    2) thế theo bác thì nó nghĩa là gì ? Bác giải thích đê , em nghe phát xem nào .
    3) Nói chung , em cũng thấy lí luận của bác nó giống : " con kiến mà leo cành đào , leo phải cành cụt leo vào leo ra " lắm . Cái đấy trong giáo lý của nhà Phật gọi là Nghiệp đấy , bác ợ .
  4. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    đã bảo tự ngộ đi mà lị.
    1) Sự phân chia phật thừa (có thể gọi là pháp thừa) bắt đầu từ khi phật nhập niết bàn như bạn Ai đã mua đã đề cập.
    2) Đại thừa với một đại biểu xuất sắc như Long Thọ Bồ Tát và tư tưởng "tánh không" chưa bao giờ là phổ cập và dễ hiểu cả.
  5. CRACKGAMES

    CRACKGAMES Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/06/2001
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    0
    hơ hơ các đồng chí trong này phát biểu nghe ngộ quá.
    Phật giáo VN phát triển mạnh nhất ( được coi là quốc giáo) là từ thời nhà Lý. (Thế kỷ thứ 10 sau công nguyên) . Lúc này bản thân Phật pháp đã có khoảng xấp xỉ 15-20 thế kỷ tuổi. Giả sử có Kiến trúc Đại- Tiểu- Thừa thì rất ít khả năng đó là sản phẩm của trí tuệ VN . Dẫn đến nếu có tiểu -đại -thừa kiến trúc thì đó là 1 sản phẩm của nước ngoài. Của ai ko biết.
    Nếu ai đấy tự cảm thấy ko đủ thời gian , trình độ thì có thể đưa cái nguồn, là đủ. Mọi người khác sẽ cùng nghiên cứu để hiểu thêm. Cám ơn
    Nói ngắn gọn về đại thừa và tiểu thừa. Cũng chẳng có gì ghê gớm lắm, vì đó là 2 cái tên thể 2 hiện 2 hệ giáo phái với 2 đường tu khác nhau nhưng chung trên 1 hệ thuyết của phật tổ. Ko nên so sánh chúng . Ai cảm thấy thích thú với thuyết nào thì có thể tìm hiểu.
    Ngộ về phật lý có trăm đường miễn sao cho bản thân đạt được tới cõi Niếp Bàn bỏ qua đường trăm đường thị phi , đó là điều mà Phật tổ muốn dạy . Liệu cái " Có " hay cái " Không " có phải là chân lý , Liệu cái " Đúng " hay cái " Sai " có phải là điều mà phật pháp muốn tìm hay ko ?
    Cái đấy tuỳ vào các đồng chí.
  6. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Phải có khác nhau chứ, nhưng đường lối cơ bản vẫn thế.
    Việc so sánh kiểu "phò-****" như trên là không nên, vì không phải cứ "Đại Thừa" là hay hơn, "cao cấp", "giá cao" hơn "Tiểu Thừa" đâu. Hehe, so sánh thế thì tu thế nào được?
    "Sự chia rẽ giữa Đại thừa và Tiểu thừa trên bình diện tư tuởng khá mạnh, thậm chí có một số Kinh được xếp vào lời Phật thuyết của Đại thừa hoặc trong sử của Nam truyền vẫn còn mang dấu tích chê bai, đả kích lẫn nhau. Nhưng trên bình diện sinh hoạt vào những giai đoạn sau, sự căng thẳng của hai truyền thống đã giảm lần, tiến tới có những điểm chung và tu học chung trong cùng một khu vực."
    "Bên nào cũng đi đúng đường và cao siêu cả, nếu các vị thực hành đúng chánh pháp theo lời Phật dạy theo cả hai truyền thống. Ngược lại, bên nào cũng đi không đúng đường vì không giữ giới luật và không thực hành những lời Phật dạy là phải sống trong tinh thần chia xẻ, quý trọng và thương yêu lẫn nhau ."

    Mời các bạn đọc: http://www.buddhismtoday.com/viet/hopthu/dai_thua_va_tieu_thua.htm
  7. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Mạn phép giải thích thêm ý của Crackgames tí:
    - Phật Giáo Nguyên Thuỷ ("Tiểu Thừa") phá được chấp Có đại loại là tìm được cách thoát khổ, đến Niết Bàn.
    - Phật Giáo Đại Thừa phá được chấp Có và Không, đại loại là tìm được cách thoát khổ, nhưng cho rằng Niết Bàn và những "thứ" đại loại như vậy chỉ là phù du, không có thực.
  8. ndmt

    ndmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    "tôi nghe như vầy" :
    Tiểu thừa (cỗ xe nhỏ) chỉ những bậc tu hành mà cứu cánh (mục đích) là giải thoát bản thân nghĩa là sau khi giác ngộ thi nhập luôn niết bàn.
    còn những bậc Đại Thừa (cỗ xe lớn) thì sau khi giác ngộ, họ thệ nguyện trở lại giúp đỡ (cứu độ) những kẻ khác gọi là lý tưởng đại thừa hay lý tưởng bồ tát.
    Sự phân biệt này được chỉ rõ trong Kinh Pháp Hoa (đối đáp giữa 10 đại đệ tử và Đức Phật Gotama). lý tưởng đại thừa đưọc ca tụng trong Kinh Duy Ma (đối đáp giữa 10 đại đệ tử của Phật với vị cư sĩ Duy Ma Cật)
    dĩ nhiên Tánh Không luận của bồ tát Long Thọ (Nàgajura) không phải là cái để phổ biến nhưng tự sâu xa, "tính phổ biến" vẫn là một trong những nguyên nhân hình thành Đại chúng bộ (tức "đại thừa" về sau.
    Kiến trúc của Tiểu Thừa (TT) hình như cũng phản ảnh tính chất và tác phong tu hành của Tu sĩ TT: kín đáo, tách biệt và nặng tính điêu khắc (xem các đền điện trong vách đá...)
    Kiến trúc của Đại Thừa: như những ngôi chùa thường thấy...phóng khoáng và đa dạng theo từng quốc gia...
    tôi chỉ nhận thấy như thế....ngoài tính vật liệu mà theo tôi chỉ là thứ yếu và có tính hệ quả...

    (có một vị pháp sư đại thừa nào đó không chủ trương xây chùa mà tỏ ra thích thú với sự tiện lợi của các lều trại hướng đạo nghĩa là giống như cái lều Piano thiết kế cho IBM....)
  9. A_Y_A

    A_Y_A Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    ndmt có vẻ hiểu đấy. Sự khác nhau giữa hai kiểu kiến trúc này là ở tinh thần tôn giáo toát ra từ kiến trúc. Tuy không phải ai cũng cảm nhận được nhưng "ai cũng cảm nhận được" lại không phải là mục đích của tinh thần đó.
    Thế mới khó nói bạn Crackgames ợ, cũng như giả sử bạn bảo mình rằng nước hoa miss Saigon và Ralph đem lại cho em cảm giác chả khác x gì nhau thì mình cũng đến chịu, vì nếu mình bảo là chúng khác nhau về thành phần hóa học với cả một đằng 13khìn một lít một đằng 1300khìn một lọ 100ml thì vẫn chả thay đổi được cảm xúc của bạn đúng không? Còn nếu bảo nói thế sẽ làm cảm xúc của bạn thay đổi thì bạn sẽ dính vào một cái bẫy đấy, cẩn thận nhé. Đến một lúc nào đó, hoặc chẳng bao giờ, các bạn sẽ thấy khác. Tùy vào duyên thôi.
    Mình xin lỗi vì đã đưa quả thừa này ra làm loãng chủ đề của các bạn.
  10. newbvn

    newbvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2006
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    theo tôi, chúng ta phải để ý tới cái nguồn gốc sâu xa của Phật giáo, Đại thừa hay Tiểu thừa là do sự phân chia trong quá trình phát triển của Phật giáo, theo tôi được biết là Phật giáo tại Ấn độ.
    Phat giao trải qua một quá trình phát triển và có sự chia cắt thành Đại thừa và Tiểu thừa: Tiểu thừa là dòng phái chính, Đại thừa là dòng phái tách ra từ Tiểu thừa. Có sự chia cắt nhưng 2 dòng phái vẫn xuất phát từ 1 quan niệm chung và cùng sử dụng những giá trị chung. Có 3 điểm khác nhau cơ bản:
    1.
    * Tiểu thừa: chỉ có những người xuất gia đi tu mới có thể được cứu vớt.
    * Đại thừa: cho rằng không chỉ có những người xuất gia đi tu mà cả những người thành tâm theo Phật thì đều có thể được cứu vớt.
    2. Niềm tin tôn giáo:
    * Tiểu thừa: chỉ có Phật mà thôi, Phật là người khai sáng, duy nhất.
    * Đại thừa: cho rằng ngoài Phật còn có các vị La hán và Bồ tát, họ tự nguyện ở lại trần thế để cứu vớt chúng sinh.
    3. Niết bàn:
    * Tiểu thừa: cho rằng niết bàn là thế giới tĩnh lặng, gắn liền với sự giác ngộ và sáng suốt, giải thoát khỏi sự ham muốn, như vậy là sung sướng và hạnh phúc.
    * Đại thừa: cho rằng niết bàn là một thế giới gắn liền với sự cực lạc (gần với quan điểm của Kito giáo), nơi mọi ước muốn đều có thể được thỏa mãn (thiên đàng), đồng thời tạo ra 1 thế giới địa ngục, thế giới của sự trừng phạt.
    Do đó, nếu muốn nhận biết là chùa nào thuộc giáo lí nào thì cần phải xem xét đến ban thờ đầu tiên. Sau đó mới để ý tới các phần khác.

Chia sẻ trang này