1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kiến trúc Giải toả kết cấu

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi duyk6, 17/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Kiến trúc Giải toả kết cấu

    Nguồn gốc của thuật ngữ "Deconstruction"
    & Kiến trúc Giải toả kết cấu


    by Nguyễn Quốc Thịnh

    Kiến trúc Thế giới cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI sau khi cao trào Chủ nghĩa hiện đại đã và đang tìm cho mình những hướng đi mới. Những xu hướng này thể hiện sự ứng xử của kiến trúc với tính đa dạng của các trào lưu tư tưởng và triết học trong xã hội đương đại đầy phức tạp. Gần đây một số công trình kiến trúc Phương Tây với hình thể khác thường đã gây ra nhiều sự chú ý và những cuộc tranh luận giữa các nhà phê bình kiến trúc.

    Năm 1988, trong một triển lãm tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại New York do KTS Philip Jonhson bảo trợ, xu hướng thiết kế kiến trúc mới này chính thức được đặt tên là "Deconstruction" (Giải toả kêt cấu). Cuộc triển lãm trưng bầy thiết kế của các kiến trúc sư: Bernard Tshumi, Frank O''Gehry, Peter Eisenman, Rem Koolhass, Zaha Hadid và nhà thầu xây dựng Coop Himmelblau. Tuy nhiên, "Deconstruction" là một thuật ngữ đã xuất hiện vào những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ XX từ một trường phái triết học bắt nguồn tại Pháp.

    Theo từ điển lý thuyết phê bình - London, Blackwell - 1996 : Deconstruction là trường phái triết học và phê bình văn học được thể hiện trong nhưng bài viết của nhà triết học Pháp Jacques Derrida và nhà phê bình văn học Bắc Mỹ gốc Bỉ Paul De Man. Deconstruction được mô tả chính xác nhất là một lý thuyết đọc hướng với việc làm suy yếu logic của sự đối lập trong những văn bản.

    Trong Từ điển tiếng Pháp, thuật ngữ này được định nghĩa theo hai cách sau :

    1. Về ngữ pháp: Deconstruction là sự thay đổi, sự ngắt quãng cấu trúc và bố cục của từ trong câu với mục đích tạo ra nghĩa khac, nghĩa mới với những từ tương tự.
    2. Về cơ học: Deconstruction chỉ sự sự tháo rời, tháo dỡ, phân dã.

  2. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Phương pháp đọc hiểu Deconstruction :
    Trong phê bình văn học, Deconstruction có thể xem như là một phương pháp đọc hiểu giúp cho người đọc tránh được cách hiểu cứng nhắc khi gán một ý nghĩa cố định cho một ký hiệu hay một văn bản nào đó. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với công việc dịch các văn bản từ tiếng Anh sang tiếng Pháp theo Derrida.
    Những đặc tính đối lập, nhập nhằng về nghĩa - phương pháp đảo ngược : Trong các văn bản, Derrida nhận thấy có từ có những nghĩa được hiểu tại một thời điểm nhưng được hiểu ngược theo nghĩa kia tại thời điểm khác. Điều này tạo nên tính đa nghĩa, nhập nhằng của từ. Khi đọc hay dịch văn bản người ta thường không chính xác khi tái tạo sự nhập nhằng, trôi nổi trong nghĩa của chúng. Derrida đặt vấn đề về việc đảo ngược trật tự và cao hơn nưa là giải toả các ý nghĩa đối lập này. Khi đọc văn bản, ông chú ý đến các yếu tố còn tiềm ẩn hơn cái hiển thị, chuyển sự quan tâm từ trọng tâm ra bên lề, quan tâm tới các chú thích, tìm các từ chứa mâu thuẫn (từ có nghĩa đối lập). Việc chấp nhận ý nghĩa nước đôi của từ và tính chất cơ động của chúng tạo cho mỗi người đọc lựa chon cách hiểu theo tình huống cụ thể.
    Những đặc tính lặp lại, biến đổi, dở dang và vận động : Văn bản là một dạng ký hiệu, để một ký hiệu có thể biểu đạt, nó cần lặp lại trong một ngữ cảnh khác. Mối liên hệ với ngữ cảnh trước mang lại nghiãc cho ký hiệu. Đó là một thuộc tính cần thiết của tất cả những hình thức thể hiện. Không có sự lặp lại, không có sự trở lại của cái tư tưởng theo một cách khác, sẽ không có ý nghĩa. Quá trình đọc hiểu có thể xem như là một sự lặp lại, sự tiếp tục của những cái đã được nói và viết từ trước ở một thời điểm khác. Trường hợp trẻ em tập nói và viết là một ví dụ đơn giản của quá trình lặp lại. Một văn bản khi được phát ra là đã để lại những liên kết về nghĩa với những từ, khái niệm ở văn bản trước và sau đó, do đó, văn bản không thực sự bắt đầu hay kết thúc. Derrida gọi đây là sự gieo rắc ý nghĩa. Các khái niệm luôn chứa năng lượng tiềm ẩn để bứt ra khỏi ngữ cảnh hiện tại và sinh ra một ngữ cảnh không xác định mới. Khái niệm không từ bỏ ý nghĩa gốc mà dành chỗ cho nghĩa khác và làm giảm đi tính rõ ràng của nó. Về ký hiệu học, một ký hiệu có hai mặt: cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Tuy nhiên cái biểu đạt thường không thể hiện hết cái cần biểu đạt, trong khi lại có nhưng yếu tố của riêng nó. Một ký hiệu khác có cái biểu đạt có thể bù lấp chỗ trống đó và thay thế cái kia. Do đó ký hiệu luôn có lực phá vỡ ngữ cảnh gốc để sang ngữ cảnh mới mà nó không thể biểu đạt. Như vậy, văn bản không chỉ biến đổi theo ngữ cảnh mà còn tạo ra chính sự biến đổi của ngữ cảnh thông qua sự liên hệ về ý nghĩa.
  3. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Kiến trúc Deconstruction :
    Nghệ thuật kiến trúc được xem như là một hệ thống ký hiệu không gian, do đó cũng có những thuộc tính như một hệ thống ký hiệu văn bản. Kiến trúc Hậu - Hiện đại tìm kiếm cách biểu hiện thông qua sử dụng các hình thức kiến trúc cổ điển, qua sự pha trộn của nhiều ngôn ngữ kiến trúc. Thuộc tính lặp lại được sử dụng để kiến trúc dễ dàng giao tiếp với quần chúng. Sự hài hoà thiếu tương hợp, sự tồn tại của những nghịch lý thể hiện trong các tác phẩm kiến trúc hiển thị rõ ở các đặc điểm : cân bằng phi đối, đối xứng bị cắt gọt, tinh khiết trong rạn vỡ, tổng thể chưa hoàn chỉnh, thống nhất trong tương phản.
    Deconstruction được xem như là một bộ phận của kiến trúc Hậu - Hiện đại. Lúc đầu người ta gọi đây là kiến trúc Hiện đại mới vì Deconstruction không theo cách của Hậu - Hiện đại là tham khảo di sản quá khứ mà dựa vào thành tựu khoa học kỹ thuật mới để diễn đạt sự tìm tòi tạo hình của mình. Với phương châm của sự lặp lại, Deconstruction tìm cách tái thẩm định các giá trị kiến trúc hiện đại trong sự xem xét lại các vấn đề và tìm cách giải thích theo lối khác. Những thuộc tính của Chủ nghĩa hiện đại không bị từ bỏ mà được kết hợp với những thuộc tính mới thêm vào làm giảm đi ý nghĩa rõ ràng của kiến trúc. Hình thức kiến trúc được thể hiện ở những đặc tính dở dang, đảo ngược tạo trạng thái nước đôi, nhập nhằng của các yếu tố kiến trúc, các trạng thái chuyển động, không ổn định, dễ sụp đỏ, sự hoàn hảo bị xáo trộn. Khẩu hiệu do kiến trúc sư Bernard Tschumi đưa ra là "hình thức sinh ra từ trí tưởng tượng". Nhưng sự tưởng tượng này có được nhờ vận dụng phương pháp mà Derrida đã đề ra trong ngôn ngữ học.
  4. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Những đặc điểm thể hiện sự tồn tại đối lập, tính nhập nhằng, sự đảo ngược :
    Kiến trúc Deconstruction tạo ra những hình ảnh của sự lộn xộn với các hình khối đôi khi không cần quan tâm tới sự hài hoà và thống nhất, những chi tiết xa lạ, kỳ quặc được đem vào công trình. Đó là kiến trúc của sự rối loạn, lộn xộn, chệch hướng, méo mó. Công trình Deconstruction dường như không có logic về thị giác, chúng hiện diện như là sự kết hợp của các hình thức trừu tượng không liên hệ và hài hoà với nhau. Mark Wigley cho rằng : "giấc mộng đạt tới hình thức thuần tuý là rối loạn và trở thành cơn ác mộng". Các thiết kế đôi khi đôi khi gợi lên cho người xem sự nhập nhằng trong nhận thức về biểu hiện hay công năng của công trình. Mark Wigley đã nói là ông thấy được hình ảnh của kiến trúc Deconstruction trong những bản vẽ phác thảo của Chủ nghĩa kết cấu Nga. Trong đó những hình thức hình học thuần tuý được sử dụng để tạo thành các bố cục biến dạng, hỗn tạp và mâu thuẫn. Tuy nhiên, xét về bản chất, hai xu hướng này hoàn toàn khác nhau. Chủ nghĩa kết cấu Nga là sự kết hợp của các yếu tố đối lập thành nhất thể theo cách thức của máy móc công nghiệp, trong khi Deconstruction lại chấp nhận sự tồn tại chung của những mặt đối lập mà không tìm cách hoà hợp chúng. Các mặt đối lập được bảo tồn ở trạng thái tan rã, phân huỷ. Kiến trúc được xem như là mảnh vụn trong đó những yếu tố cơ bản bị phá bỏ.
    Được duyk6 sửa chữa / chuyển vào 11:03 ngày 18/06/2004
  5. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Những đặc điểm thể hiện sự lặp lại và biến đổi, sự dở dang, sự vận động :
    Việc đánh giá tác phẩm kiến trúc theo một khía cạnh và tĩnh tại phản ánh tư duy siêu hình mà kiến trúc Deconstruction phản đối. Deconstruction nhấn mạnh tính đồng thời và sự rắc rối trong không gian và hình thức, chú trọng yếu tố thời gian trong bố cục không gian. Phi đối xứng bất định luôn hiện diện trong kiến trúc, hình thức mang tính động hơn là tĩnh. Quan điểm về sự lập lại và biến đổi được thể hiện trong các giải thích cho việc hình thành hình khối và giải quyết các chức năng của kiến trúc. Các hình khối với chức năng tương ứng được tách rời, sau đó được ráp lại một cách ngẫu nhiên với lý giải là nhằm mục đích làm tăng khả năng giao tiếp giữa những nhóm người khác nhau trong các khu chức năng khác nhau.
    Mặc dù phương pháp phê bình văn học không phải là nguồn gốc trực tiếp của tất cả các ý tưởng thiết kế Deconstruction, cảm hứng thiết kế của kiến trúc sư còn có thể bắt nguồn từ nghệ thuật sắp đặt, từ nghệ thuật tranh ghép giấy... Những phân tích trên minh hoạ rõ ràng cho khả năng liên hệ rộng lớn của kiến trúc với nhưng lĩnh vực khác mà qua đó có thể kích thích những ý tưởng sáng tạo của người thiết kế. Tuy nhiên, với những tác động thị giác mạnh mẽ tới tâm lý con người, tới quan niệm thẩm mỹ truyền thống và đứng ở góc độ kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả trong thiết kế xây dựng, sẽ khó có sự ra đời kỳ lạ như kiến trúc Deconstruction.
    Được duyk6 sửa chữa / chuyển vào 11:23 ngày 18/06/2004
  6. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Xu hướng Deconstruction
    Kến trúc Deconstruction, thông qua sự rối ren của hình học để "bổ sung" cho kiến trúc Hiện đại như là một quá trình tự tìm kiếm bản thân của nó. Thuật ngữ Deconstruction đã thu hút sự chú ý của nhiều người và là chủ đề được thoả luận rộng rãi rằng Giải toả kết cấu có phải là một chủ nghĩa trong kiến trúc hay không? Có phải có một hình thức kiến trúc mới xuất hện hay không? Hay đó chỉ là mong muốn tái thẩm định lại các giá trị của kiến trúc Hiện đại.
    * Xu hướng thứ nhất:
    Kiến trúc Deconstruction không phải là một phong trào, không phải là một tín điều, mà chỉ là mong muốn tái thẩm định những giá trị của kiến trúc Hiện đại. Ngay trên lối vào triển lãm ở New York năm 1988 đã ghi rõ "tuyên ngôn" của phong trào này về kiến trúc như sau: "Hình thức thuần tuý đã bị ô nhiễm, đang biến kiến trúc thành một tác nhân bất ổn định, bất hoà và xung đột".
    Deconstruction thực chất là tư tưởng chứ đựng những ý niệm lạc quan, tích cực, hướng đến cái mới từ những cái cũ bị lãng quên. Những mục tiêu theo xu hướng này của Deconstruction gồm :
    - Deconstruction là một bộ phận của tư tưởng Hậu hiện đại, giúp xem xét lại những cái đã qua để từ đó tìm ra một hướng mới.
    - Deconstruction không nhằm phá huỷ các truyền thống cũ, mà xem xét nó áp dụng cho tương lai, nó chỉ là phương tiện giúp cho việc giải thích thế giới mới.
    - Deconstruction mong muốn tìm lại những cái trước kia đã bị tre đậy, giấu đi, bị đàn áp,... để tìm lại những mảnh nhỏ còn xót lại của quá khứ và tìm ra những cách giải thích khác.
    Xu hướng thứ hai :
    Kiến trúc Deconstruction là một phong cách kiến trúc mới. Vì các kiến trúc sư này đi tìm một thứ ngôn ngữ gây ấn tượng mạnh mà không cần chú ý đến yêu cầu chức năng, thậm chí còn chống lại và từ bỏ các chuẩn mực trong xây dựng và trang trí. Đó cũng là nét tương đồng trong quan niệm triết học của hai xu hướng Hậu hiện đại và Deconstruction. Tuy vậy, sự khác biệt giữa họ thể hiện rõ hơn trong khẩu hiệu do kiến trúc sư Berard Tschumi đưa ra: "hình thức sinh ra từ trí tưởng tượng", nhằm khẳng định giá trị của Deconstruction và tuyên chiến với kiến trúc Hậu hiện đại: - là xu hướng không "tưởng tượng" ra kiến trúc mà chỉ chú trọng khai thác bhững chủ đề sẵn có từ lịch sử. Chính Deconstruction đã sản sinh ra khái niệm về sự "hoàn hảo bị xáo trộn" giống như một trò chơi với những hình khối hình hộp được lắp ráp tỉ mỉ nhưng lại gây ra cảm giác rằng có thể làm nó xụp đổ hoặc chuyển động. Hình ảnh chung mà các kiến trúc sư theo đuổi xu hướng Deconstruction tạo ra một hình khối kiến trúc mỏng manh được sắp đặt bên cạnh những khối to lớn quá khổ và quái dị, nhằm tạo nên một trạng thái không ổn đinh, dễ sụp đổ.
    Với ý tưởng cho rằng Deconstruction là những cấu trúc không chặt chẽ, nên sự bền vững không thuộc về bản thể của nó, và như thế có thể hiêu là một thứ kiến trúc với những hình thể "phi kết cấu". Điều này thoạt nghe thì có vẻ như trái ngược lại với nguyên tắc mà K. Tange từng nói về kiến trúc: "công năng - kết cấu - biểu tượng".
    Mark Wigley, một cộng tác viên của nhóm, đã giải thích như sau : "Kiến trúc cổ điển như một trường phái bảo thủ đã sản sinh ra hình thức thuần tuý, trái lại kiến trúc giải toả kết cấu cho rằng giấc mộng đạt tới hình thức thuần tuý là rối loạn và trở thành một cơn ác mộng". Ông giải thích tiếp: "Dạng thức đang tự bóp méo chính nó, tuy nhiên sự bóp méo bên trong này không phá huỷ dạng thức. Trong một cách lạ lùng, hình thức được lưu giữ nguyên vẹn. Đây là kiến trúc của sự rối loạn, lộn xộn, chệch hướng, sự méo mó chứ không phải là kiến trúc của sự phá vỡ, sự mục nát, sự phân ly và sự tan rã. Nó đổi chỗ, định vị lại cấu trúc chứ không phải là phá huỷ cấu trúc". Mark Wigley, cũng cho rằng bằng cách làm không ổn định cấu trúc này, thì sẽ khiến cho kiến trúc mạnh mẽ hơn và tồn tại lâu hơn, bởi ông cho rằng người ta không thể bỏ đi cấu trúc lộn xộn, khong rõ ràng này được, vì nó là những thành phần của một thực thể "cộng sinh" thống nhất.
    Nếu xem kiến trúc theo xu hướng Deconstruction là một trào lưu kiến trúc mới, được định hình từ sự khước từ mọi hình thức truyền thống của kiến trúc Hiện đại, thì phải chăng cũng nên xem nó là sự khởi đầu của một phong trào kiến trúc mới như Zaha Hadid khẳng định, hay đó chỉ là "một quá trình tự tìm kiếm bản thân một cách lúng túng của chủ nghĩa Hiện đại".
    Tóm lại, xu hướng Deconstruction vận dụng mọi phương tiện nhằm làm đảo lộn mọi nhận thức bình thường hơn là cách đặt lại vấn đề và làm sống lại nghệ thuật kiến trúc.
    Được duyk6 sửa chữa / chuyển vào 11:53 ngày 22/06/2004
  7. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Tác phẩm tiêu biểu :
  8. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Công viên La Villette, Paris, 1982 -1990.
    Thiết kế: KTS Bernard Tschumi
    Phối cảnh toàn công viên La Villette
    Một "mốc định vị" (folie) khổng lồ bằng thép tráng men mầu đỏ rực với hình thức kì dị, bất ngờ trong công viên La Villette.
    "Công viên La Villette" là một đồ án với những ý tưởng cách tân táo bạo và đầy tính chất triết lý. Mặt bằng tổng thể Công viên La Villette thực chất xuất phát từ ý muốn phản ánh hoặc mô tả thế giới ngày nay như những mảnh vụn của một sự bùng nổ, rối loạn nào đó, trận tự của thế giới đó đang bị phá vỡ và có nguy cơ nổ tung,... vì vậy cần phải lập lại trận tự cho nó. Trong đồ án này, kiến trúc sư Bernard Tschumi sử dụng một mạng lưới ô vuông khổng lồ, được định vị bằng những kiến trúc nhỏ bằng thép tráng men đỏ cách đề nhau một khoảng 120m, trải kín toàn bộ công viên, và các kiến trúc bằng thép đó có dáng vẻ của những công trình đỏ nát, và biến dạng một cách kì dị. Tuy vậy, trên cơ sở mạng lưới ô vuông đó, những thành phần chức năng của công viên đã được sắp xếp lên, biểu hiện cho một quá trình "tái lập trận tự" và chính vì vậy mà tổng thể của công viên giống như một công trường đang xây dựng dở dang.
    Đồ án này cũng đã đề xuất một phương pháp thiết kế Quy hoạch táo bạo bằng cách chồng lớp lên nhau các bản vẽ giải trình các ý đồ kiến trúc và yêu cầu chức năng khác nhau để cố ý tạo nên một kết cục có tính ngẫu nhiên.
    Được duyk6 sửa chữa / chuyển vào 15:23 ngày 29/06/2004
  9. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Ngôi nhà riêng của Frank O'''' Gehry, Santa Monica, 1979
    Thiết kế: KTS Frank O'''' Gehry
    Trong ngôi nhà ở của riêng mình, Gehry đã cố tình sử dụng những vật liệu lạ lùng như những tấm lá chắn nối với nhau bằng dây xích, những tấm thép sơn mầu hồng lượn sóng và nhựa đường,... để tạo nên hình ảnh chen lấn và xô đẩy, mất phương hướng và không có một hình thù gì cụ thể. Công trình này đã gây ra những cảm giác tạm thời như đang sửa chữa một cách tạm bợ, và bị phản đối kịch liệt, bị dè bỉu rằng đó là "một thứ đồ bẩn thỉu đặt lù lù trước nhà người khác".
    Bản vẽ phác thảo cải tạo nhà:
    Phối cảnh trục đo:
    Mô hình:
    Mặt trước ngôi nhà sau khi cải tạo:
    Không gian nội thất:

    Được duyk6 sửa chữa / chuyển vào 15:59 ngày 29/06/2004
  10. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Bảo tàng Guggenheim Bilbao, Tây Ban Nha, 1995 - 1997
    Thiết kế : KTS Frank O'' Gehry
    Là một trong những công trình gần đây của ông được thực hiện và gây nên nhiều sự chú ý của dư luận trong cũng như ngoài giới kiến trúc. Ông vẫn trung thành với bút phá quen thuộc của mình, đó là sự tạo hình kiến trúc bắng cách làm cho hình thể của nó ở trạng thái vận động và vặn vẹo mãng liệt, bỏ qua nhiều yêu cầu về sử dụng, tính kinh tế, kỹ thuật. Công trình được thực hiện nhờ sự hộ trợ của máy tính kết hợp với trí tưởng phong phú của một nghệ sỹ tạo hình có tầm cỡ thế giới. Hiệu quả quan trọng nhất là sức lôi cuốn của những hình thể lì dị như những cuộn giấy bạc vừa được thả bung ra với lớp bề mặt được bao phủ bằng titanium luôn phản chiếu ánh sáng mặt trời. Thiên về thiết kế "từ ngoài vào", công trình này còn có thể được xếp vào xu hướng kiến trúc khác như: "Tân biểu hiện", "Baroque mới"...
    Phối cảnh minh hoạ:
    Mặt bằng tổng thể:
    Mặt bằng tầng 1:
    Mô phỏng hình khối công trình bằng vi tính:
    Mô hình:
    Kết cấu bảo tàng:
    Hình ảnh bảo tàng Guggenheim Bilbao:
    Bề mặt bao phủ bằng titanium:
    Bên ngoài bảo tàng:
    Được duyk6 sửa chữa / chuyển vào 17:12 ngày 29/06/2004

Chia sẻ trang này