1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kiến trúc Hà Nội: xưa và nay...

Chủ đề trong 'Public Hà Nội' bởi NguyenQuangHuyKorea, 24/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NguyenQuangHuyKorea

    NguyenQuangHuyKorea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    0
    Kiến trúc Hà Nội: xưa và nay...

    Kiến trúc Hà Nội có nhiều điều đáng nói lắm, mà chẳng thấy ai nói về vấn đề này hết cả!!! Với tôi, Hà Nội để lại cho tôi nhiều điều lắm, nhưng vì chẳng phải là 1 người theo học về Kiến trúc nên chẳng dám nói gì nhiều!!! Những gì tôi nói sau này, chỉ là những gì mà tôi đã suy xét cho rằng đó là có cơ sở thôi!!! Nếu có gì sai thì mong các bạn cho ý kiến, với lại cũng mong các bạn cho biết ý kiến của mình về Kiến trúc Hà Nội!!!
    Tôi lập ra topic này cũng mong được nhiều người ủng hộ và đừng để rồi sau này nó bị đào thải - tôi nghĩ topic này cũng khá thú vị, không quá khó khăn cho mọi người nói tới!!!


    CHANCE FAVORS THE PREPARED MIND!!!
  2. NguyenQuangHuyKorea

    NguyenQuangHuyKorea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    0
    Trước hết, là căn nhà này, tôi chỉ giới thiệu sơ sơ về lịch sử của nó thôi! còn hình ảnh của toà nhà này thì tôi đang cố tìm rồi pót sau! Đây là căn nhà tọa lạc tại Thuỵ Khuê:
    Biệt thự bát giác được chủ hãng in Schneider khởi công xây dựng vào năm 1892 và hoàn thành 6 năm sau đó. Ít lâu sau, biệt thự thuộc quyến sử dụng của các đờI hiệu trưởng trường trung học bảo hộ Pháp (trường BưởI). Năm 1999, biệt thự được hai Nhà nước Việt ?" Pháp đầu tư 2,1 tỉ đồng để cảI tạo toàn bộ, trả lạI dáng vẻ nguyên thuỷ của công trình.
    Số 8 là số bánh xe luân hồI trong đạo Phật; là số cánh tay của thần Visnu trong Ấn độ giáo, là số linga xung quanh linga trung tâm trong quần thể Angkor, là ngày Chủ Nhật, biểu hiện sự phục sinh của Chúa Jesus?PhảI chăng khi làm cho mình một tòa biệt thự Bát giác, ông chủ nhà in lớn nhất Đông Dương ngày ấy đã chọn cho mình số 8 huyền diệu này???
    Kiến trúc sư Nguyễn Đình Toàn thuộc viện nghiên cứu kiến trúc, đơn vị đảm nhiệm việc tu bổ tôn tạo công trình, nhận xét đây thật sự là một tác phẩm nghệ thuật. Dường như vẻ đẹp phóng khoáng của hồ Tây đã khiến cho ngườI thiết kế để mặc cho trí tưởng tượng bay bổng. Ba khốI nhà, phần mái, mặt tường, cầu thang, trụ cột luôn biến hoá, ẩn hiện theo những thay đổI đa dạng của địa hình ven hồ. Về chức năng, công trình đạt tiêu chuẩn của một biệt thự cao cấp. Tầng 1 có đường dẫn xe hơi lên sảnh chính, có không gian tiếp khách, sinh hoạt chung, phòng ngủ, tầng hầm có kho, bếp, chỗ ở của ngườI giúp việc. Tầng 2, có phòng làm việc, phòng ngủ, sân chơi. Về cấu trúc mặt bằng, biệt thự có những điểm khác biệt so vớI hầu hết các biệt thự ở Hà NộI là cách bố cục phi đốI xứng, không gian của khách và không gian của gia đình hoàn toàn tách biệt. Cầu thang chính nằm trong không gian nộI bộ được thiết kế thông tầng liên hệ vớI các trục hành lang. Gây ấn tượng mạnh là những hoa văn, hoạ tiết Baroque trong kiến trúc và trang trí. Ngôi nhà toát lên sự hưng phấn của cảm xúc, sự coi trong hiệu quả thị giác, sự hoà hợp hiện thực hư ảo, sự tương phản giữa tốI và sáng, giữa tỷ lệ và nhịp điệu của vật liệu xây dựng.
    Chỉ có một công trình khác có cùng dáng dấp vớI toà nhà biệt thự này là toà Nhà số 58 Trần Hưng Đạo.
    CHANCE FAVORS THE PREPARED MIND!!!
  3. vuongtu_takeru

    vuongtu_takeru Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Kiến trúc cổ Hà nội đẹp và mang đậm tính dân tộc, nó mang theo cái hồn người Hà nội...
    Kiến trúc Hà nội ngày nay theo kiểu món thập cẩm, đông tây nam bắc có cả, không những mỗi một ngôi nhà mang một phong cách mà một ngôi nhà mang nhiều phong cách, thú vị lắm bạn ạ....
  4. NguyenQuangHuyKorea

    NguyenQuangHuyKorea Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    244
    Đã được thích:
    0
    Không sai, nhưng chỉ có điều thế này, Kiến trúc Hà Nội mang đậm nét dân tộc cũng có, nhưng không phải tất cả là mang tính dân tộc, Kiến trúc Hà Nội còn bị ảnh hưởng bởi lối Kiến trúc của Pháp mà không cần kể ra các bạn cũng thấy được như: Nhà hát lớn, Phủ Chủ Tịch, Bảo tàng Lịch sử, ... Nếu nói đến lịch sử Kiến trúc Hà Nội mà không nhắc đến mấy Kiến trúc này thì coi như bỏ 1 cái mảng lớn, cũng như vứt đi 1 giai đoạn lịch sử Hà Nội!!!
    CHANCE FAVORS THE PREPARED MIND!!!
  5. lamthanh_hn

    lamthanh_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2003
    Bài viết:
    1.311
    Đã được thích:
    0
    Khi nhìn vào những khu nhà của thời hiện đại mọc lên như nấm sau mưa trên các con phố, trong từng khu giãn dân hay các vùng ven đang trên đà đô thị hóa, chắc chắn bạn - cho dù chẳng phải kiến trúc sư - cũng phải thấy nản. Không có quy hoạch, không có sự hài hoà, không có tính thẩm mỹ... và hàng trăm cái "không" khác nữa. Nhưng nếu chỉ nhìn thấy những cái đó thôi, thì Hà Nội của chúng ta hoá ra chẳng có gì đấng nói về kiến trúc sao?
    May mắn là Hà Nội vẫn còn có được những kiến trúc từ thời phong kiến và cả những kiến trúc thời Pháp thuộc. Những ngôi chùa, những đình làng giữa phố, cho dù có lúc nào đó bị khuất lấp giữa những bộn bề của cuộc sống hiện đại, vẫn là những khoảng lặng đầy thư thái cho những ai muốn tìm đến. Hay những con phố nhỏ râm bóng cây với những ngôi biệt thự xinh xắn, không cao lắm, nằm thanh bình trong khuôn viên rộng thoáng. Nếu không có những kiến trúc đó, Hà Nội sẽ chẳng còn là Hà Nội.
    Tuy nhiên cũng chẳng phải là công bằng khi phủ nhận các thành quả của thời đổi mới. Một loạt nhà cao tầng, khu văn phòng, khách sạn bổ sung vào nét cổ kính của Hà Nội một vẻ tươi mới, hiện đại và năng động hơn. Thậm chí cả những ngôi nhà mới xây, nếu loại trừ những cái ko-thể-gọi-là-nhà như mặt tiền quá nhỏ, lòng nhà quá nông, nhà bị vát xéo quá mức... thì nhìn tổng thể ta cũng tìm được một nét đẹp trong sự lộn xộn đó.
    Ai cũng muốn sống trong một thành phố có kiến trúc đẹp. Ai cũng muốn sống trong một thành phố được quy hoạch trọn vẹn. Hà Nội của chúng ta hôm nay có thể chưa đạt được điều đó, cũng phải thôi vì Hà Nội vẫn còn trên đà phát triển của nó, không thể đốt cháy bất cứ một giai đoạn nào.
    In your heart you wonder
    Which of these is true:
    The road that leads to nowhere
    The road that leads to you
  6. Cobalt

    Cobalt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/12/2002
    Bài viết:
    630
    Đã được thích:
    0
    Mái nhà Hà Nội xưa .
    Hai bên nhưng con phố nhỏ bé trong lòng Hà Nội cổ , lấp ló sau tán cây xanh thẫm là những mảng mái màu nâu đen rêu phong in đậm màu thời gian .
    Khác với mái nhà dân gian thường thấy trong lòng các làng mạc cổ xưa của vùng đồng bằng Bắc Bộ , mái nhà ở đô thị cổ Hà Nội được hình thành từ những sáng tạo kiến trúc của những người thợ xưa trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ 19 , đầu thế kỉ 20 . Và nay , những máo nhà ấy đã trở thành một phần không thể thiếu trong tổng thể kiến trúc thơ mộng của Hà Nội , vừa cổ kính về giá trị lịch sử ngàn năm , vừa hiện đại trong thế kỉ 21 .
    Trở lại với những ngày xa xưa , khi chế đọ phong kiến sớm suy tàn và hình ảnh của người phương Tây không mấy xa lạ với người dân Hà Nội , khi đó tại đây vẫn giữ nguyên đặc tính của dân kẻ chợ , vốn dĩ sống cụm thành từng phường hội , kinh doanh chuyên biệt một mặt hàng nào đó . Cũng từ đó , đô thị cổ đã hình thành một cách tự nhiên theo phương thức xây lô theo đất dựng , tao nên các đường phố có ngành nghề kinh doanh thuộc nền kinh tế thương nghiệp nhỏ riêng biệt , tồn tại bên cạnh khu thành cổ có chức năng đầu não chính trị , quân sự . Chính nhờ điều này đã tạo cho khu phố cổ Hà Nội có được những nếp nhà xinh xắn , duyên dáng nhấp nhô một cách gợi cảm , là nguồn cảm hứng muôn dời cho biết bao thế hệ hoạ sĩ , nhạc sĩ , thi sĩ Việt Nam .
    Qua nét hoạ của một vài nét nhà nhỏ trong những bức tranh , người ta dễ dàng hình dung về một thành phố cổ có hàng ngàn năm văn hiến . Hình ảnh của Hà Nội xưa đã gắn kiền với những mái ngói lô xô tự nhiên như thể sinh ra đã là thế .
    Khi nghiên cứu kĩ các chi tiêt của những mái nhà cổ , sẽ bắt gặp nhiều điều thú vị . Trong tổng thể từ chất kiệu tới hình thức trang trí , những mái nhà Hà Nội đều chứa đựng những câu chuyện dài , bắt nguồn từ nền văn hoá vừa độc lập vừa tương tác với các nền văn hoá khác .
    Điều dễ nhận thấy nhất là những chi tiết và vật liệu dân gian được sử dung thông dụng đầu thế kỉ . Đó là ngói âm dương vẩy cá hoặc ngói mũa hài . Bờ nóc , bờ chảy được trang trí bằng các hoạ tiêt diềm, tuân theo lối kiến trúc cổ . Đôi khi ta còn bắt gặp trên nóc một ngôi nhà , hoặc phỏ biến nhất là tại các đình chùa nằm tạikhu phố cổ Hà Nội , các hoa văn trên đình hay những đường diềm mái bằng gỗ có hình chạm khắc rất kĩ ..... Các chi tiét và hoạ tiết dân gian , cách cấu tạo và phối kết được truyền tải trên kiến trúc cổ của Hà Nội là một chặng đường pát triển văn hoác truyền thống . Nó phát triển mạnh cả về chất lượng và số lượng vào cuối thời kì phong kiến Việt Nam .
    Về kết cấu đa phần các mái nhà Hà Nội cổ thường được làm theo phương pháp " xang gạch " kết hợp với dầm gỗ thuộc chủng loại gỗ quý như : Lim , Tấu xanh , Đinh hương , ........ hoặc nhà có kết cấu dầm gỗ chịu lực và các hệ cầu phong , li tô đỡ ngói . Tuỳ theo tùng chất liệu mái ngói mà kết cấu li tô khác nhau . Song đáng ngạc nhiên là những công thức tính toán kết cấu thời đó đều chỉ do những tốp thợ thực hiện theo kinh nghiệm truyền thống . Họ có thể hoàn toàn không qua trường lớp nào , song vẫn để lại cho tới nay các di sản văn hoá _ kiến trúc tuyệt đẹp và ổn định sau gần một thế kỉ tồn tại .
    Tới đầu những năm 30 của thế kỉ 20 , lân trong những dãy nhà cổ đã xuất hiện những ngoi nhà có bộ mái ảnh hưởng của xu hướng và trào lưu của kiến trúc thuộc địa , lúc này đất nước ta có một nề kinh tế kinh tế tương đốimở và điều này tạo ra sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới bộ mặt của các khu phố cổ . Việc xuất hiện nhiều các dãy phố Tây do người Pháp định cư ở gần các khu phố cổ hoặc khu người Hoa định cư đã ảnh hưởng trực tiếp đến tới phong cách kiến trúc trong giai đoạn này . Những ngôi nhà xây dựng trong thời kì này đã khoác lên mình tấm mài bằng bê tông cốt thép thay thế cho maí ngói ngũ hài , vảy cá của dân tộc . Hoặc nếu vẫn sử dụng ngói để lợp mái thì khi đó người Hà Nội đã tỏ ra ưa chuộng lọai ngói là ngói 11, 12 ( 11 hoặc 12 viên ngói cho 1m2 mái nhà ) . Loại ngói này có hình chữ nhật , dễ dàng hơn trong xây cất nên đã từng được sử dụng rộng rãi . Sự đa dạng về vật liệu đã vô hình chugn tạo sắc thái sinh động cho đường phố Hà Nội song vẫn không tách khỏi những giá trị truyền thống .
    Cho tới nay , dù thời gian và cả những tác động của con người đã làm thay đổi bộ mặt của những ngôi nhà trên phố phường Hà Nội , song chúng ta vẫn còn bắt gặp những nét kiến trúc tài hoa của những người thợ vô danh đầu thế kỉ . Sự pha trộn văn hoá đã để lại cho những ngoi nhà Hà Nội những hoạ tiết trang trí đa dạnh và độc đáo .
    Nếu trước đây , người thợ dân gian thường áp dụng các kích thước quen thuộc trong trang trí như Long nhiễu vân đài , song Long chầu nguyệt ........ thuần tuý Á Đông thì sau này là các học tiết trang trí hoa dây bên dưới mái ngói âm dương . tại một số ngôi nhà của chủ nhân Hoa kiều , những dòng chữ Hán đắp nổi còn tồn tại sau biết bao biến loạn của thời cuộc . Đẹp nhất trong số này phải nhắc tới ngôi nhà tại đường Phùng Hưng với nhưng hàng chữ Hán : " Tân Hoa đậi tửu lầu " trang trọng bên trên hàng chữ phiên âm . Phía sau ngôi nhà là những dãy nhà 2 tâng lầu có hoa văn cách điệu trang trí trên đỉnh , tầng áp mái có cửa sổ hình tam giác vừa bí ẩn , vừa trang trọng . Tại một số ngôi nhà khác , kiên trúc phương Tây đã pha trộn hài hoà cùng với kiến trúc Á Đông , thể hiện rõ nét ở hình khối trang trí hoa lan tây , lá nho , dây leo , mặt trời .... bao quanh những chữ Hán cổ .
    Nếu trước đây người Việt luon tạo độ dốc cho mái của mình dao đọng trong khoảng 32_38* , thì sau này , tại hà Nôị đã hìh thành những ngôi nhà có thể dốc đứng hay thoai thoải như mái bằng .
    Chính sự giao thoa văn hoá phức hợp như vậy nên tại Hà Nội một thời đã có những trường phái ảnh hưởng sâu sắc tới viẹc tạo nênhình dáng bề ngoài của một thành phố cổ xinh đẹp . Điều đáng ngạc nhiên là sau tất cả quá trnhf giao thoa dó dòng văn hoá tưởng như khac đối lập nhau lại là sự kết hợp hài hoà trong kiến trúc của những mái nhà Hà Nội cổ . Để tới ngày nay sau rất nhièu biến cố về thời gian và lịch sử , chúng ta vẫn còn tìm thấy vẻ đẹp của mái ngói lô xô ẩn dấu dưới tán cây xanh thẫm , hay chìm khuất dưới các hình khối kiến trúc hiện đại sau này .
    Và cho đến nay , có một điều không khi nào mất đi với bất kì ai , nhất là với những người đã sống trọn cuộc đời mình tại đây là sức cuốn hút mãnh liệt trong kiến trúc mái nhà Hà Nội , nửa thân thương , nửa như gợi nhớ về một điều xa vắng .
    _Heritage _
    Một đêm nhớ, nhớ ra ta...vô hình
    Được cobalt sửa chữa / chuyển vào 11:21 ngày 21/09/2003
  7. nore

    nore Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Theo gợi ý của một người, tôi viết về một trong những ?onét đặc trưng của HN? ?" nhà lắp ghép.
    Khi nói đến nhà HN, người ta hay hình dung ra những ngôi nhà cổ, hai mái dốc, lợp ngói vảy cá, nhưng hãy nhớ tới một kiểu kiến trúc nhà HN đã và đang tồn tại, là nơi cư trú của rất nhiều thế hệ. Đó là nhà lắp ghép.
    Nhà lắp ghép ở HN ra đời cách đây chưa lâu, chừng đâu quãng đầu năm 80 gì đó. Phải nói, hồi đó nhà lắp ghép là một mơ ước đối với những người chuyên sống trong căn nhà tập thể như ba mẹ tôi - nơi mà gi gỉ gì gi cái gì cũng chung ?" chung hành lang, chung cầu thang đã đành, chung cả nơi nấu bếp, tắm giặt, chung cả khu vệ sinh? Vì thế cho nên ba tôi, sau khi nhường 2 vòng bốc thăm cho những người còn ko có cả nơi để chung, nghĩa là phải sống nhờ nhà anh, em gì đó, mới tới lượt được phân nhà. Khỏi phải nói cả nhà tôi vui mừng thế nào. Này nhé, bây giờ nhà đã là nhà có nền gạch hoa, có riêng hẳn khu bếp, khu vệ sinh? không còn phải chầu chực xếp hàng đi vệ sinh hàng sáng hay chầu chực hứng từng xô nước xách về nhà nữa?
    Nhà lắp ghép đúng là cho người Việt ở nên trần thấp, cửa thấp, chéo góc cạnh, mỗi nhà là những miếng bê tông to đùng ghép lại, vừa nhanh, vừa tiện. Mỗi khu nhà thường cao 5 tầng, được đúc khuôn mà thành nên giống hệt nhau. Thường trong nhà được bố trí 1 phòng khách, 1 phòng trong, chấm hết. Ở ngoài đi vào sẽ nhìn thấy ngay khu phụ chạy dọc dài phía ngoài làm bếp, bếp 1 người vào còn chật, phía trong làm khu vệ sinh. Cả thảy diện tích chừng độ 34m2, thế mà riêng khu "chạy dài" ấy cũng được 10m2, ấy là con số tôi biết được khi họ đến đo nhà để làm giấy tờ chuyển giao sang nhà nước quản lý (trước đây khu nhà tôi ở thuộc Bộ Lâm nghiệp quản lý). Mẹ tôi cứ xuýt xoa rằng cũng 10m2 khu phụ mà làm vuông vức ra thì có phải là thuântiênj hơn không, nhưng đấy là chuyện sau này, khi ở được một thời gian và thấy "thấm" cái bất tiện của kiểu thiết kế lắp ghép...
    Bao nhiêu khu nhà như thế mọc lên ở Thành Công, Giảng Võ, Bách Khoa, Trung Tự, Thanh Nhàn?
    Mẹ tôi cẩn thận đi xem ngày để chuyển nhà. Chọn được ngày, cả nhà tôi chuyển đến. Kể thì cũng không được rộng rãi lắm vì tất cả cũng chỉ có hơn 30 mét vuông, kể cả khu phụ ?oNhư thế này là tốt lắm rồi? ?" ba tôi bảo cả nhà.
    Mới đầu, khu nhà ở của chúng tôi vô cùng nhiều muỗi, vì vốn dĩ trước đây nó là đồng ruộng. Vài tháng sau đó thì các hộ đã có người ở kín, bắt đầu đông vui hơn. Trẻ con chạy khắp cầu thang, từ tầng trên xuống tầng dưới, chúng tôi ngồi lên lan can cầu thang, tụt từ tầng năm xuống, rồi lại chạy lên tầng năm?
    Chẳng nhớ là bao lâu sau đó, thì các nhà dưới tầng 1 bắt đầu lấn ra ngoài, cả mặt trước, mặt sau và mặt bên.
    Nhà bà Phương béo ở tầng 1 là lợi nhất vì nhà bà ở đầu hồi. Lấn được những 3 phòng, mỗi phòng cũng rộng hơn cái phòng ngoài nhà tôi. Bà cho thuê cửa hàng, mỗi tháng cũng đến vài ba triệu, người ta nắc nỏm mãi, bà khôn ngoan nhìn trước tình thế sự đời. Nhưng 2 đứa con trai bà Phương lại nghiện cả, vì thế số tiền mà bà kiếm được nhờ cho thuê cửa hàng cũng chẳng đâu vào đâu, ấy là những chuyện mãi sau này, khi giá đất tăng vùn vụt, tấc đất thành tấc vàng. Chứ ngày xưa, người ta đâu có coi trọng đất đai đến vậy. Như nhà ông Tề tấng 2 còn đổi 1 căn hộ tầng 1 để lấy 2 căn hộ tầng 2, đục thông sang nhau cho công trình phụ rộng thêm. Kể ra cái công trình phụ ấy cũng bất tiện thật, bề rộng đâu chừng hơn 3 viên gạch, khoảng 70 phân gì đó, mỗi lần nấu bếp chỉ đủ cho một người xoay xỏa, những hôm nhà có việc, mẹ tôi vẫn thường bắc thêm một cái bếp ngoài hành lang, chỗ hành lang đun bếp đó ngày càng đen vì khói bám.
    Một lần đun nước, tôi bỏ quên ấm ở bếp, sáng hôm sau tìm mãi không thấy, cả nhà kết luận, chắc chắn có ?ođứa nào? vào lấy đêm qua. Tệ thật! Tệ đến thế là cùng, có cái ấm đun nước cũ rích cũ rác mà còn lấy trộm. Vài hôm sau, bà Quỳ toang toác kêu ?oĐứa nào lấy mất cái áo bu đông của con Thu nhà em phơi ngoài dây rồi!?. Đến nước này thì không thể xem thường được, ông Vũ trưởng tầng triệu tập họp các hộ lại, mỗi hộ đóng 4 nghìn để lắp thêm cửa sắt ở đầu hành lang, chìa khóa mỗi nhà giữ một cái, khi nào cần đi ra ngoài thì mở, còn lại khóa kín, cho an toàn.
    Cái cổng sắt được bê về, mấy tầng khác cũng bắt chước làm theo đồng loạt.
    Nước đã chảy về tận nhà, không còn phải đi xách như ngày xưa, nhưng 4~5 hôm mới cho một lần nên nhà nào cũng xây thêm một cái bể ở nơi đáng ra làm nhà tắm, nhà ít người xây bể bé, nhà nhiều người xây bể to, thành ra khu vệ sinh bị co dúm lại, cũng chỉ đủ 1 người lách vừa. Bước từ cửa vào, đập vào mắt là dọc dài chạy từ ngoài vào tới toalét. Thế rồi dần dà, người ta bỗng thấy cái không gian kiểu như trò chơi xếp hình này bỗng trở nên chật hẹp. Được đâu chừng 3 ~ 4 năm thì mỗi nhà đều đeo thêm đằng sau một cái ***g , người ta làm ***g mà dân tình hay nói đùa là chuồng cọp. Mỗi nhà mỗi vẻ, sắt dẹp, sắt tròn? nhưng nhà sau bao giờ cũng làm to hơn nhà trước.
    Nhà bà Kỷ tầng 5 làm ***g lần đầu tiên, đến năm ngoái thì dỡ ra làm lại, đổ bê tông hẳn hoi, thành ra thêm được một phòng nữa. Hôm nhà bà Kỷ đổ bê tông cho cái ***g, mẹ tôi lo lắng nhìn lên, cứ sợ nhỡ đâu nó rơi xuống nhà mình thì sao?
    Giải quyết được phần nào sự hạn chế của chỗ ở, người ta bắt đầu nghĩ đến tinh thần, dù ở nhà tầng, cũng cố vẽ ra tí khoảng trống để mấy chậu cây cảnh. Nơi thích hợp nhất là phía trước nhà, bên kia hành lang, một cái chuồng nữa được ốp lên đằng trước, các loại chậu hoa cây cảnh được trưng ra, bên trên, để tiết kiệm, người ta chăng dây phơi quần áo, cây và quần áo cùng phấp phới trước gió, vui đáo để.
    Đằng trước ốp ***g, đằng sau cũng ốp ***g, thành ra nhìn nghiêng, nhà cứ như được khoác thêm một chiếc áo kẻ ô lỗ chỗ, không tay, không cổ.
    Trời xanh thế... Đời xanh thế...
  8. nore

    nore Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Nhà ông Vũ đón mẹ ở quê ra ở cùng để chăm sóc bà lúc tuổi già, bà già lắm rồi. Bà hay đứng nhìn bọn trẻ con chúng tôi chơi ô ăn quan ở hành lang.
    Bà hiền lắm, chúng tôi cãi nhau om xòm, bà cũng không quát mắng bao giờ. Nhưng một hôm bà bị cảm, không ra hành lang xem chúng tôi chơi nữa. Rồi bà mất. Người ta kéo đến chật cả một nhà, người ta tràn cả ra hành lang bàn bạc chuyện đưa ma bà.
    Cái áo quan cho bà mua về người ta cứ để mãi ở cầu thang. Hóa ra cái áo quan dài quá tầm cửa vào, không thể đi lọt.
    Bàn ra tán vào, rồi người ta cũng quyết định đục cửa sổ. Mấy anh thanh niên to khỏe được phân công làm việc này.
    Bà nhà ông Vũ nằm nhà trong, tôi đứng ngoài, một đứa chỉ cho tôi cái mép chăn chiên ấy là chỗ bà đang nằm.
    Nhà ngoài, người ta đục cửa sổ, tấm bê tông rất chắc, búa đập vào tóe cả lửa nên mãi lâu sau mới xong. Nhà thành ra nham nhở toang hoác, áo quan được đưa vào. Người ta làm lễ niệm bà giữa ngổn ngang gạch vụn chưa kịp dọn sạch.
    Rồi sau đó, ở các nhà H, D, E? gần đấy, cũng có vài hộ phải đục cửa sổ khi có người mất, có hộ chữa cái của sổ đục ấy thành cửa ra vào, có hộ lại xây trát lại như cũ?

    Trời xanh thế... Đời xanh thế...

Chia sẻ trang này