1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kiến trúc Pháp ở VN có đẹp hay không? (Bộ sưu tập ảnh kiến trúc Pháp cổ)

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi mask282, 08/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Kts_zorro

    Kts_zorro Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    2.091
    Đã được thích:
    0
    Kính các bậc đàn anh ...
    http://nguyentl.free.fr/html/cadre_sommaire_vn.htm
  2. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Bây giờ nói chuyện kiến trúc Pháp ở SG.
    Đây là dinh Norodom.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Thời Diệm (ngày 27 tháng 2 năm 1962) bị Phạm Phú Quốc và Nguyển Văn Cử ném bom đánh sập mất một góc. Sau bị phá bỏ xây lại là dinh Độc Lập, bây giờ là dinh Thống Nhất.
    Người thiết kế là KTS Ngô Viết Thụ. Nghe nói để bắt được ép phe này KTS Thụ đã phải cà ngoài miền Trung với Út Cẩn cả năm trời, chỉ toàn nói chuyện chim hoa các cảnh.
  3. Lamask

    Lamask Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2007
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Cái này đẹp quá nhỉ, bây giờ còn biến thành quán cafe hết nhỉ.
  4. Lamask

    Lamask Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2007
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Nhìn cái này thì đúng là cái Dinh của ông Thụ trông oách hơn nhỉ.
  5. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6
    Vài bức hình về HN 1943.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. ov10

    ov10 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    6.093
    Đã được thích:
    6

    [​IMG]
    [​IMG]
  7. Xeng_02

    Xeng_02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2007
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    0
    Bác "Đèn trời soi xét" lại chứ em nhớ xem ảnh mit tinh cướp chính quyền năm 1945 đã ko có cái đài đó rùi. Khi đó "TA" chưa nắm chính quyền nên việc đập chắc do "NÓ" thực hiện.
  8. architetto

    architetto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    1.191
    Đã được thích:
    0
    xì pam 1 phát
    Như vậy là bức chân dung thể chất của người Việt Nam cho chúng ta thấy rằng chủng tộc này vóc người nhỏ và có trọng lượng không vượt quá số trung bình là 45 hay 50kg. Sống dưới một khí hậu nóng ẩm, ở một dải đồng bằng nhỏ không đủ nuôi một cư dân sinh sản nhiều, người Việt Nam thường ăn uống quá kham khổ. Người nào ăn đều đặn đủ suất cơm, thịt hoặc cá của mình thì có tầm vóc vượt xa 1,60m và nặng gần 60kg.
    Ở một vài bộ phận thân thể, cơ bắp bị sức nóng gay gắt của mặt trời làm khô đi từ lúc còn nhỏ tuổi-và tình trạng này tồn tại từ rất nhiều thế hệ-đã teo lại. Ở dân Thái Bình và Nam Định sống trên mặt nước, đôi chân không phát triển được.
    Đã thế, môi trường vật chất độc hại và làm sa sút sức khoẻ này cũng tác động chẳng kém đến tính chất người Việt Nam. Tác động trực tiếp nhất và cũng bền bỉ nhất của sức nóng thường xuyên, đó là thần kinh uể oải làm cho con người buồn ngủ và lười nhác. Người ta hay nhận xét, và chẳng phải không có lý, rằng nhược điểm lớn nhất của người Việt Nam là lười biếng, hay ít nhất cũng dễ có khuynh hướng buông trôi.
    Sự khó khăn nhất định trong việc cung cấp việc làm có lợi cho tất thảy mọi người trong một xứ sở quá đông dân: cũng góp phần khiến người Việt Nam sống ngày nào biết ngày ấy. Ở thôn quê, những kẻ có chút ít tiền bạc, hoặc có đủ ruộng, thì sống hoàn toàn ăn không ngồi rồi. Cũng nhiều người chăm chỉ lao động trong một số ngày để sau đó có gì sống một thời gian nhất định mà không cần phải làm gì cả. Nhiều thanh niên có xu hướng sống ăn bám, tìm cách sống qua ngày bằng cách dựa vào họ mạc ít nhiều gần gũi, dựa vào bạn bè tương đối dễ tính. Nếu chẳng ai phản ứng, thì những kẻ ăn bám này cứ sống hết đời như vậy.
    Xu hướng biếng nhác này càng trầm trọng thêm về phương diện tinh thần do một nền giáo dục truyền thống chưa bao giờ có phương pháp. Nếu như xưa kia ở Việt Nam có một kỷ luật tinh thần, thì lại chưa hề có một nền giáo dục liên tục, một sự phát triển liên tục việc trau dồi trí tuệ. Người ta đưa quá nhiều vào trí nhớ của trẻ em, điều đó làm thui chội một số năng lực não bộ của người Việt, óc suy diễn, rất cần thiết cho nghiên cứu khoa học, chưa bao giờ được phát triển một cách có hệ thống.
    Thành ra ở người Việt có sự lười biếng về trí óc, có xu hướng dễ dàng chấp nhận hết thảy và bắt chước hết thảy. Nhà nho xưa kia, ra làm quan sau khi học nhiều kinh sách chất đầy trí nhớ, phần lớn chẳng còn nghĩ đến sự trau dồi trí luệ nữa. Họ già trước buổi. Hoặc là, họ can đảm chịu nhẫn nhục để khỏi bị một ai đó ganh tị mà kiếm chuyện lôi thôi. Hoặc là họ sa đà vào một thú chơi ngông, đôi khi cũng tinh tế đấy nhưng dễ làm cạn kiệt đi ở nòi giống cái năng lực phát minh hoặc thậm chí năng lực lập luận khoa học.
    Cái tính ngông này khiến người Việt thù ghét mọi sự gò bó và mọi quy tắc quá chặt chẽ, ngoại trừ cái vốn lễ nghi lưu truyền lại từ nhiều thế kỷ. Chẳng hạn, nếu xem xét nền văn học Việt Nam thời hậu chiến, người ta ngạc nhiên thấy cả một khối tác phẩm bộc lộ quá rõ khuynh hướng mơ mộng vốn là một đặc tính lai giống từ tổ tiên của chủng tộc này.
    Nhưng từ một số năm trở về đây, nhờ sự đổi mới giáo dục, nhờ ứng dụng các phương pháp của phương Tây, ta đã thấy hình thành những đầu óc trẻ bộc lộ một khả năng lớn nghiên cứu khoa học, cả trong lĩnh vực toán học lẫn trong các khoa học xã hội.
    Dù sao, nói chung, người Việt có chất nghệ sĩ nhiều hơn chất khoa học. Họ nhạy cảm hơn là có lý tính. Họ yêu thích văn học và trang trí. Đa số chỉ mong ước nghề làm quan là con đường đã vạch sẵn, không đòi hỏi nhiều cố gắng độc đáo, mà lại đem đến nhiều vinh hiển nhất.
    Ta cũng nên tránh khái quát hoá quá mức. Tất cả ở đây phản ánh cái tính chất ít khoan dung, khiến cho một cái vốn chẳng ra gì chẳng mấy chốc bị phóng lên thành một cái to vô tận. Chẳng khuyết điểm nào, chẳng ưu điểm nào, nói tóm lại, chẳng có mặt nào của tính cách người
    Việt lại không có mặt bù lại, và không gợi ra ngay tức khắc một bằng chứng ngược lại. Chúng ta đã nói về tính biếng nhác và sự uể oải của người Việt, nhưng người ta chẳng thấy nơi nào trên thế giới một dân tộc cần cù như vậy và những người lao động bằng lòng nhận ít ỏi như vậy để làm những công việc nặng nhọc đến như vậy.
    Chúng ta cũng đã nói về tính phóng túng, bông lông và mơ mộng của người Việt, thế mà chúng ta lại khám phá dễ dàng ở nước này một đầu óc thực tế có khi đến lạ lùng, quyết định chiều hướng tâm hồn của người nông dân, và tạo cho họ cái tính kiên nhẫn là vũ khí lợi hại đến như vậy trong tay người thợ mỹ nghệ, thợ thêu, thợ khắc, thợ kim hoàn... Nếu ta thấy người Việt tính hay thay đổi là đặc trưng cho cuộc sống của họ, thì ta cũng phải ngạc nhiên khi thấy một số kẻ trong bọn họ đã tỏ ra là những tay xin xỏ bám riết và dai dẳng biết bao nhiêu, những kẻ sinh kiện tụng hầu như không có ai địch nổi, những học sinh và sinh viên quyết chí theo đuổi những bằng cấp từ thấp đến cao của bậc thang đại học.
    Có những nhà quan sát nước ngoài thấy người Việt hay trộm cắp và dối trá. Cả ở điểm này nữa, ta cũng không nên suy rộng ra cho tất cả mọi người Việt Nam. Trong một thời gian dài, nhân dân nước này đã bị cai trị kém. Họ bị gạt ra không được tham gia công việc hành chính. Một chính sách ngu dân thật sự đã thấm sâu vào đời sống Nhà nước.
    Đương nhiên là đã có những thời kỳ huy hoàng, những đấng minh quân, những vị quan dũng cảm và nhạy bén với các nỗi đau và nhu cầu của nhân dân. Nhưng thông thường thì cá nhân con người, luôn luôn bị săn đuổi, buộc phải tự bao quanh mình một tấm màn bí mật. Làng xã cũng vậy, trong cuộc đấu tranh với Nhà nước, đã giữ được qua nhiều thế kỷ thái độ nếu không độc lập thì ít nhất cũng ương bướng đối với tất cả cái gì xuất phát từ chính quyền Trung ương.
    Mặt khác, thời kỳ rực rỡ nhất của lịch sử nước Việt Nam, tức là thời nhà Lê, lúc có một sức bành trướng và tổ chức thật sự, thời kỳ ấy lại đã bị các cuộc nội chiến liên miên và tàn hại phá phách. Ở các thời kỳ khác, có những cuộc ngoại xâm, hay những viên quan cai trị đầu óc thủ cựu và kém năng lực.
    Nếu kinh tế tiến bộ và thuần phong mỹ tục được đưa vào trong hoạt động của bộ máy cai trị, thì dân tộc này sẽ ít sản sinh những con người hèn kém hơn.
    Nhưng không nên nói rằng người Việt có một sự thích thú nào đó đối với sự trộm cắp hay nói dối, vì có một điều chắc chắn là người Việt rất hay tự ái. Họ ít chịu thú thật nỗi cực nhọc của họ, ít khi họ kêu ca nỗi đau đớn của mình. Họ thiết tha với tinh thần hiếu khách và hào hiệp. Họ có thể đãi bạn bè bữa cơm cực kỳ thịnh soạn, dù phải sống rất đạm bạc trong nhiều ngày với vợ con.
    Nhưng tính tự ái thường đi đói với tính khoe khoang. Người Việt rất kiêu căng. Ở nông thôn, vấn đề "thể diện" có một tầm quan trọng xã hội hàng đầu. Người nông dân Việt rất thích nổi bật trước mắt kẻ khác, và thích nên danh nên giá. Họ chẳng lùi bước trước một điều gì để thoả mãn tính hiếu danh của mình, để chiếm một chỗ đứng tốt giữa các người đồng hương. Họ chịu nhịn thịt và các món ăn ngon lành trong gần cả năm, hay mặc những quần áo vá chằng vá đụp, nhưng họ khao rất linh đình các bằng sắc họ được phong.
    Dưới vẻ ngoài ngây thơ chất phác, người Việt rất khôn. Tính cách họ nhẹ nhàng, linh hoạt, thích giễu cợt, họ đặc biệt giỏi phát hiện các khía cạnh tức cười của những kẻ giao dịch với họ. Họ rất có tài bắt chước. Những người ít bị lễ nghi kiềm chế thì làm quen nhanh chóng với các tập tục hiện đại của phương Tây.
    Người Việt hiền lành thích yên ổn và dễ bảo, rất dễ phục thiện, ít khi họ bộc lộ sự nôn nóng, và thường lên án sự giận dữ. Sự kích động thần kinh chậm xảy đến với họ. Họ không dễ dàng buông trôi theo các hành động hung bạo đột ngột. Nhưng lúc họ nổi giận, thì cơn giận của họ cũng khó kìm giữ chẳng kém gì cơn giận của người phương Tây.
    Dưới bề ngoài lạnh lùng và thản nhiên, người Việt coi sự tự sát là lối thoát bình thường khỏi một số tình thế nan giải, và họ hy sinh rất dũng cảm cho những sự nghiệp lớn.
    Người Việt không thiếu dũng cảm. Họ ghét chiến tranh và khinh bỉ các biểu hiện của bạo lực. Nhưng họ có khả năng kháng cự lâu dài, trong những điều kiện thiếu thốn tệ hại nhất, chống lại những lực lượng mạnh hơn họ về số lượng và chất lượng. Dân tộc này đã chẳng đương đầu trong nhiều thế kỷ với một nước Trung Hoa mạnh hơn họ rất nhiều đó sao? Vả lại, người nông dân Việt Nam có thể trở thành người lính dũng cảm và bền bỉ, có sức xông lên mạnh mẽ nếu họ được chỉ huy tốt và được ý thức về nghĩa vụ động viên.
    ( trích văn minh Việt Nam )
  9. Lamask

    Lamask Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2007
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Đọc chẳng hiểu tại sao anh Tồ lại đưa cái này vào đây nhỉ, theo tôi anh lên tạo 1 cái topic riêng thì hay hơn.
  10. cupcua

    cupcua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2005
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Xem anh Hà Nội xưa đẹp quá. Quy hoạch quá đẹp luôn, Còn Hà Nội bây giờ thì quá kém, nhà mặt phố toàn nhà Ống, mặt tiền thì bé tí tẹo :(....
    Tiếc tiếc hu hu hu

Chia sẻ trang này