1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kiến trúc phục hưng Italia

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi kimngoc2508, 05/07/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kimngoc2508

    kimngoc2508 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2017
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Phục Hưng là một phong trào văn hóa khởi đầu từ thế kỷ 14 tại Ý và lan rộng khắp châu Âu ở những quy mô và mức độ khác nhau. Đây là cầu nối giữa thời trung đại với hiện đại. Mặc dù đã chứng kiến nhiều thay đổi chính trị–xã hội và những cuộc cách mạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, thời đại Phục Hưng vẫn được biết đến nhiều nhất bởi những thành tựu lớn lao về mỹ thuật. Những vỹ nhân đa tài như Leonardo da Vinci và Michelangelo đã có nhiều cống hiến cho nghệ thuật, trong đó có kiến trúc. Những nhà thờ và công trình khác xây theo kiến trúc Phục Hưng vẫn tồn tại đến ngày nay. Một số kiến trúc sư hiện đại cũng thiết kế theo kiểu Tân Phục Hưng.

    [​IMG]Nội thất nhà thờ Thánh Anthony ở Padua, Ý

    Kiến trúc Phục Hưng


    Trước thế kỷ 15, Gothic là loại hình thiết kế phổ biến nhất châu Âu. Sau đó, Kiến trúc Phục Hưng xuất hiện tại thành phố Florence, Ý và nhanh chóng lan sang các thành phố khác của Ý, sau đó là Pháp, Đức, Anh, Nga và các nơi khác ở châu Âu. Kiến trúc Phục hưng thể hiện một sự hồi sinh và phát triển của kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại. Kế tục loại hình thiết kế này chính là kiến trúc Baroque.


    Kiến trúc Phục Hưng nhấn mạnh tính đối xứng, cân đối, hình học, đều đặn, quy tắc của các bộ phận, giống như trong kiến trúc thời cổ đại và đặc biệt là kiến trúc La Mã. Việc sắp xếp trật tự cột, phù điêu, rầm đỡ, cũng như sử dụng các cổng vòm hình bán nguyệt, mái vòm hình bán cầu, hốc và đền thờ đã thay thế cho các hệ thống tỷ lệ phức tạp và cấu hình bất thường của các tòa nhà Gothic thời Trung Cổ.

    [​IMG]Viện bảo tàng Vatican trong Thành Vatican

    Nước Ý thế kỷ 15 là cái nôi của tư tưởng Phục Hưng. Các kiến trúc sư người Ý đã luôn chú trọng thể hiện rõ ràng mục đích công trình. Nước Ý rất dè dặt với phong cách Gothic: chỉ có nhà thờ lớn ở Milan là có những đặc điểm Trung Cổ. Trong khi đó, ở nhiều nơi, đặc biệt là Rome, có rất nhiều tàn tích kiến trúc cổ xưa, nguồn cảm hứng cho các nghệ sỹ Phục hưng.

    Các thành phố ở Ý giao du thương mại rộng rãi, tạo điều kiện cho nghệ thuật Phục Hưng lan truyền. Cùng lúc đó, Rome trở thành trung tâm tôn giáo của châu Âu. Nhiều nhà thờ được xây dựng theo phong cách Phục hưng. Ngoài ra, các tiến bộ trong triết học và quản lý dân sự cũng đã dẫn đến việc nhiều công trình phi tôn giáo được xây dựng. Trong thời kỳ Phục Hưng, kiến trúc không còn chỉ là một nghề mà còn là một môn lý luận. Nhiều sách về kiến trúc đã được xuất bản, ảnh hưởng đến nhiều thế hệ kiến trúc sư.

    [​IMG]Tranh tường trên trần nhà thờ Thánh Peter, Munich, Đức

    Các giai đoạn chính
    Quattrocento (1400-1500) là thời kỳ mà các khái niệm và nguyên tắc bắt đầu hình thành. Các nghiên cứu về thời cổ đại đã dẫn đến việc áp dụng các cấu trúc và chi tiết trang trí La Mã. Không gian, một yếu tố của kiến trúc, được tổ chức lại theo tỷ lệ logic và hình học, chứ không phải được tạo ra bởi trực giác như trong các tòa nhà thời Trung Cổ. Kiến trúc sư Filippo Brunelleschi là người tiên phong phát triển kiến trúc Phục hưng. Yếu tố quan trọng nhất mà ông nhấn mạnh là trật tự rõ ràng. Ông nhận thấy, kiến trúc cổ La Mã có tính chất toán học, thứ mà kiến trúc Gothic hoàn toàn không có.

    Trong thời kỳ Phục hưng đỉnh cao (1500-1525), các khái niệm cổ điển được phát triển và sử dụng thuần thục hơn. Kiến trúc sư tiêu biểu nhất cho giai đoạn này là Bramante (1444–1514), người mở rộng và áp dụng kiến trúc cổ điển vào các tòa nhà đương thời. Phong cách thiết kế của Bramante có ảnh hưởng sâu rộng đến kiến trúc Ý trong thế kỷ 16. Công trình thời này bắt đầu được trang trí cầu kỳ hơn.

    Những nghệ sỹ trường phái Kiểu cách (1520-1600) đã dùng các yếu tố kiến trúc một cách sáng tạo và phóng khoáng hơn. Michelangelo là kiến trúc sư nổi tiếng nhất của trường phái kiểu cách. Ông là người phát minh ra cách đặt cột cao nhiều tầng trước mặt tiền nhà.

    [​IMG]Nội thất đại cung điện hoàng gia Caserta, Caserta, Ý

    Những đặc điểm của kiến trúc Phục Hưng
    Mặc dù vận dụng các yếu tố La Mã, kiến trúc Phục hưng có cách bố trí hoàn toàn khác, do các công trình đương thời có mục đích sử dụng thay đổi so với thời La Mã. Điều này cho thấy kiến trúc Phục hưng không chỉ chú trọng đến vẻ ngoài mà còn mang tính thực tiễn cao. Mặt bằng của một tòa nhà thường gồm nhiều hình vuông, có tổng thể đối xứng và tỷ lệ với chiều rộng dựa trên tỳ lệ quy ước trước.

    Mặt tiền nhà luôn đối xứng xung quanh trục giữa. Mặt tiền nhà thờ thường có cột trang trí, cổng vòm và phù điêu. Các tòa nhà phi tôn giáo có một gờ tường ngang qua mặt tiền. Cột trang trí cũng rất phổ biến. Những yếu tố nội thất như cột, cột trang trí, cổng vòm, mái vòm, trần, cửa, cửa sổ, tường được bố trí thành một hệ thống mang tính toán học chặt chẽ. Tất cả các chi tiết trang trí được điêu khắc rất chính xác.

    [​IMG]Mặt tiền nhà hát lớn Semper, Dresden, Đức

    Vào thế kỷ 19
    Kiến trúc Phục Hưng đã hồi sinh, song song với Tân Gothic. Các nhà lý thuyết kiến trúc xác định Gothic thích hợp nhất để xây nhà thờ. Phong cách Phục Hưng được dùng cho các tòa nhà đô thị nghiêm trang như ngân hàng, các câu lạc bộ quý ông và khối căn hộ, nhà máy, khu văn phòng, cửa hàng… Còn các công trình ấn tượng, chẳng hạn như Nhà hát lớn Paris, thường xây theo trường phái Kiểu cách hay Baroque.

    Nhiều khái niệm và hình thể kiến trúc Phục Hưng được duy trì trong các phong trào kiến trúc hậu duệ như Baroque và Tân Cổ điển. Sau khi bị kiến trúc hiện đại bài trừ, phong cách và họa tiết Phục Hưng đã quay trở lại trong kiến trúc hậu hiện đại và ảnh hưởng đến rất nhiều trường phái và quy tắc kiến trúc ngày nay.

    công ty sản xuất giấy vệ sinh , mủ trôm

Chia sẻ trang này