1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kiến trúc Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh: Đâu là bản sắc riêng?

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi duyk6, 06/04/2005.

  1. 42 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 42)
  1. bentley

    bentley Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2004
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0

    Theo tôi, bản sắc trong "nền kiến trúc đậm đà bản sắc dân tộc" không phải là "sự khác biệt-ID", nhưng nếu 1 nền kiến trúc mà "đậm đà bản sắc dân tộc" thì có "sự khác biệt". Đồng ý với với bác dzô-Lu, nhưng từ "sắc" trong "bản sắc" là "sắc thái" chứ không phải "đặt sắt". Vậy "bản sắc" là những đặc điểm tổ hợp lại thành đặc trưng của địa phương. Trong kiến trúc bản sắc thể hiện qua vật liệu, văn hóa, giải pháp thích ứng khí hậu... Sài Gòn có bản sắc nhưng không "đậm đà bản sắc dân tộc"
    ******************
    Khi nói đến "hướng tới 1 nền kiến trúc đậm đà bản sắc dân tộc" các bô lão, dzà làng đề cập đến truyền thống và sự kế thừa!??nhưng tới giờ chưa có 1 "hướng" nào được giới kiến trúc chấp nhận. Lý thuyết hót lên thì nghe rất hay nhưng tìm 1 công rình thì không được. Bác nào rảnh đọc thử 1 bài trong TC Kiến Trúc của tác giả NK, hình như tháng 4or5/2004 gì đó xem có cao kiến dzì không.

    Việt Nam có 2 nền kiến trúc để có thể dám đi "kể" với thế giới là: 1/Nền kiến trúc cổ gồm: chùa, đình...vv 2/Nền kiến trúc thuộc địa do người Pháp để lại. OK, nhưng thấy không có điểm nào đáng để "lưu luyến" ở cả 2. Tại sao không hợp sức lại sưu tầm những gì "tinh túy", phù hợp thời đại nhất trên thế giới để thành lập một dòng kiến trúc mới cho những người ủng hộ . Chỉ cần 2 tiêu chí: A/Tiện nghi (bao gồm thích ứng công năng văn hóa, khí hậu...vv) B/Thẩm mỹ.
    Khi xưa những đế quốc La Mã, Mông Cổ, Đức QX đều nhờ cách này 1 phần mà hùng mạnh hơn. Ngày nay với CNTT thì việc "sưu tầm" này trong tầm tay. Trong khi các cụ đang hô hào "đi tìm 1 nền kiến trúc đậm đà bản sắc dân tộc" thì quốc tế nhìn nhận có dòng kiến trúc dan gian mới dựa trên "nền tảng" lai tạp, chiết trung...tổ hợp lại.
    Dzậy tại sao kô?
  2. excounter

    excounter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2003
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    0
    Mời các bạn vào trang web www.skyscrapercity.com và nếu quan tâm hãy đăng ký thành viên,tìm đến asian section và trao đổi,nhằm tạo được một box Vietnam ở đây.
    Đây không chỉ là trang web về xây dựng (nhiều dự án của việt nam và thế giới trong database lớn của nó) mà còn về lối sống,cảnh vật...v...vv

    Mời các bạn tham gia. Thân.
  3. Ga-lang-thang

    Ga-lang-thang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    163
    Đã được thích:
    1
    "Hướng tới một nền kiến trúc tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc"
    "Một nền kiến trúc tiên tiến" thì quá dễ hiểu. "Tiên tiến" có nghĩa là hay, là mới, hướng về tương lai.
    "Một nền kiến trúc đậm đà bản sắc dân tộc" thì cũng đã được giải thích nhiều ở trên. Bỏ qua những diễn giải xung quanh ý nghĩa của từ "bản sắc", theo ý kiến của tôi, nếu nói là "một nền kiến trúc được xây dựng trên cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng đất đó" thì dễ hiểu và hợp lý hơn chăng.
    Câu hỏi đặt ra: (Không bàn luận về ý nghĩa từ "bản sắc" thêm nữa). Những gì chúng ta thấy hiện nay có thể được gọi là bản sắc kiến trúc Việt Nam được chưa?
    Mọi người đều tập trung giải quyết vấn đề "bản sắc", nhưng khía cạnh "tiên tiến" đã được chú ý như thế nào, có đúng mức chưa? Những quy hoạch với tầm nhìn chưa xa, những dãy nhà phố hun hút thiếu diện tích cây xanh, thiếu tiện nghi phục vụ và giao thông hạn chế có thuộc về một nền kiến trúc tiên tiến?
    Theo tôi nghĩ, những cái bị cho là xấu xí của kiến trúc Việt Nam cũng bắt nguồn từ sự "thiếu tiên tiến" mà ra.
    Hình như chúng ta đang đi sai đường! Hình như chúng ta đang lao vào bàn luận cái lâu dài (bản sắc) mà quên cái trước mắt (tiên tiến). (Chữ "tiên tiến" được đặt phía trước cơ mà!). Sẽ là đáng buồn hơn nếu chúng ta chưa giải quyết được cái cụ thể, lại xoay ra bàn luận cái chưa cụ thể.
    Ngày xưa khi còn học trong trường, tôi cứ tự hỏi mình "vì sao Nhật Bản lại phát triển kiến trúc hiện đại sử dụng công nghệ mới quá nhiều, mà sau đó họ vẫn giữ được cái chất Nhật trong công trình của họ?" Bây giờ tôi nghĩ mình đang tiến gần đến câu trả lời. Câu trả lời sẽ tương tự những gì tôi mới viết ở phía trên vậy.
    Tôi rất sợ khi đọc những bài viết "chơi chữ" kiểu như "đi tắt đón đầu" (sao không là "nắm lấy và phát triển"). Những từ ngữ như trên rất có trọng lượng và có tác dụng nâng cao tinh thần cho một số người, chỉ cho họ thấy tương lai tươi sáng có thể đạt tới, nhưng lại gây "lúng túng" cho một số người khác, nhất là những người có chuyên môn trong nghề, những người trực tiếp bắt tay vào thực hiện từ những bước đầu tiên.
    Chúng ta là những người chuyên môn, cần tỉnh táo.
    Được ga-lang-thang sửa chữa / chuyển vào 22:47 ngày 20/04/2005
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    MỘT SỐ GÓP Ý VỚI DỰ ÁN CẢI TẠO KÊNH NHIÊU LỘC
    ThS. KTS. Lý Thế Dân
    Ngày nay, ít người biết được kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè từng một thời là con kênh đẹp nhất nhì của Thành phố. Người Pháp, ấn tượng trước vẻ đẹp và sự trong sạch của kênh, đã đặt cho nó cái tên ?oArroyo de l?TAvalanche ?" Kênh Tuyết đổ?. Trong quá trình phát triển của đô thị Sài Gòn-Tp. Hồ Chí Minh, kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè luôn đóng vai trò quan trọng hình thành nên bộ mặt cảnh quan của Thành phố.
    Hình 1: Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, cảnh quan xanh đáng quý của đô thị
    Đã hơn hai năm trôi qua kể từ ngày giai đoạn 1 của Dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè hoàn tất và cho đến nay, cảnh quan kênh Nhiêu Lộc đang thay đổi từng ngày. Trên các phương tiện truyền thông và nhất là đối với người dân Thành phố, kênh Nhiêu Lộc không còn là một dòng nước đen bẩn thỉu cùng những khu ổ chuột hôi hám. Con kênh đã trở lại thành một phần của bộ mặt cảnh quan Thành phố, thu hút sự chú ý của người dân. Để tìm hiểu rõ hơn về hiện trạng dòng kênh, chúng tôi đã có một cuộc khảo sát ngắn dọc bờ kênh, tập trung vào sự biến đổi của cảnh quan và mối quan hệ giữa người dân với dòng kênh.
    Hình 2: Chùa cổ Khmer ven kênh Nhiêu Lộc
    Điều dễ thấy là sự thay đổi của cảnh quan hai bờ kênh. sự trật tự ngăn nắp do bờ kè cùng hai dải cây xanh xum xuê đem lại. Cảnh quan tươi tắn này đối lập hẳn với sự ngột ngạt nặng nề giữa các khối cao ốc bê tông-kính-thép ở trung tâm Thành phố. Sau khi bờ kênh được giải tỏa, rất nhiều công trình lịch sử văn hóa, các ngôi chùa cổ của Thành phố, đã lộ ra đầy hấp dẫn dọc hai bên kênh. Môi trường tự nhiên đã phần nào được cải thiện, nước kênh đã bớt hôi thối và rác rưởi, đã có chỗ người ta còn ra thả cần để câu cá. Rác rưởi không còn bừa bãi hai bên bờ và dọc dòng kênh, bởi đã có những đội chuyên thu gom quét dọn. Tệ nạn xã hội cũng không còn ngang nhiên hoành hành, bởi không còn những góc tối khuất tầm mắt và đã có hệ thống đèn đường chiếu sáng.
    Hình 3: Người thanh niên này khẳng định rằng ở đây câu được cá
    Tuy nhiên, vẫn còn đó những vấn đề cần được khắc phục. Mối quan hệ giữa cộng đồng cư dân ven kênh với dải công viên cây xanh còn mang tính thụ động, thiếu sự đa dạng, sôi nổi và sáng tạo, thiếu tính tổ chức. Nhà quản lý-đầu tư chưa đưa được những tiện nghi công cộng và các hoạt động sự kiện hấp dẫn thực sự tiếp cận với người dân, vì thế hai dải cây xanh dọc kênh hiện chỉ mang hình thức của dải cây xanh cách ly. Điều dễ thấy nhất là ở đây thiếu hẳn chỗ ngồi cho người dân ngồi nghỉ và đồng thời, các thảm cỏ trong thực tế cũng đã lấn hết diện tích có thể lắp đặt băng ghế. Do đó, ta thấy rất phổ biến cảnh người dân đang ngồi chơi trên hai dải xích sắt lan can bờ kè. Chỉ cần chút sơ xuất bất cẩn là tai nạn đã có thể xảy ra. Đây là một sai lầm thường gặp trong thiết kế đô thị: người đi dạo sẽ ngồi xuống bất cứ chỗ nào có thể ngồi được để nghỉ chân, ngắm cảnh đẹp, tâm tình hoặc vì rất nhiều lý do hợp lý khác, và người thiết kế có trách nhiệm đáp ứng nhu cầu cơ bản này.
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327

    Hình 4: Khoáng đạt bên bờ kênh xanh
    Ta cũng dễ nhận thấy tại hai dải cây xanh ven kênh hoàn toàn không có chỗ cho trẻ em vui chơi và không có sân bãi để tập thể dục. Do đó, mọi người buộc lòng phải bước lên bãi cỏ xanh mướt được chăm sóc kỹ lưỡng. Ngoài việc gây hư hỏng cho cây xanh và thảm cỏ, gây tốn kém cho việc bảo dưỡng sửa chữa, về lâu về dài điều này gây tâm lý thiếu ý thức tôn trọng không gian công cộng, dễ dàng dẫn tới sự phá hoại. Trong khi đó, các hộ dân sống ven kênh đang lấn chiếm những lối đi bộ ven bờ kênh để làm nơi đậu xe ôtô, xe máy miễn phí. Vậy mà để có được một sân chơi cho trẻ em thực ra đâu quá phức tạp và tốn kém: chỉ cần một hố cát, một cầu trượt hay mấy chiếc đu quay. Chiều rộng dải cây xanh này hoàn toàn cho phép ta bỏ hẳn một mảng thảm cỏ để làm sân tập thể dục hoặc hố cát cho trẻ em. Vấn đề trên phải chăng là do thiếu sự kiểm soát quản lý, thiếu quy định hay đơn giản là do sơ xuất khi thiết kế?
    Ta cũng thấy các mảng xanh ở đây còn thiếu hệ thống các biễn chỉ dẫn-thông tin, dù che-mái che mưa nắng, thùng chứa rác và vệ sinh công cộng. Ngoài công dụng phục vụ cho nhu cầu người dân, các tiện nghi này sẽ tạo nên một hình ảnh ngăn nắp, trật tự cho công viên cây xanh, hình thành ý thức giữ gìn vệ sinh chung trong cộng đồng cư dân.
    Hình 5: Vẫn chưa có cách thức thu gom rác hợp lý
    Tuy dự án đã bước sang giai đoạn 2, vẫn còn những tiềm năng cảnh quan của không gian xanh kênh Nhiêu Lộc vẫn chưa được khai thác, thậm chí bị phá huỷ không thương tiếc. Kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè hiện tạm phân thành hai đoạn: đoạn đã có bờ kè (từ cầu Lê Thánh Tôn tới cầu Lê Văn Sỹ) và đoạn chưa có bờ kè (đoạn từ cầu Lê Văn Sỹ cho tới Cầu số 1). Đoạn có bờ kè có không gian yên tĩnh nhưng hình thức khô khan do bờ kè thiết kế quá cứng nhắc; trong khi đoạn còn lại hoàn toàn cho phép khai thác cảnh quan một cách hấp dẫn hơn. Việc tiếp tục bê tông hóa hoàn toàn hai bờ kênh đồng nghĩa với việc không gian cảnh quan ở đây sẽ mất đi vẻ đẹp vốn có, hơn nữa lại cắt đứt mối liên hệ giữa bờ kênh và mặt nước. Trong khi đó, nhiều dự án xây dựng đang được tiến hành và rất nhiều cây cầu bê tông thô thiển xấu xí, có tầm thông thủy thấp, bắc qua hai bờ kênh ?" chúng đang triệt tiêu những di chuyển trên dòng kênh, phá hỏng cảnh quan tự nhiên. Việc xây dựng những cây cầu bê tông với mật độ quá dầy như hiện nay thực chất đang biến không gian dọc hai bên kênh trở thành một tuyến giao thông đường bộ tấp nập. Lẽ tự nhiên, một khi cảnh quan trở nên xấu xí, vô cảm thì con người sống chung cũng sẽ nhạt nhẽo, thờ ơ với nó. Đã đến lúc Thành phố chúng ta phải tự lựa chọn: hoặc sử dụng không gian ven kênh như một đường giao thông thuận tiện (đương nhiên đây là một giải pháp đơn giản cho bài toán giao thông đô thị, nhưng liệu như vậy có hợp lý không trong khi áp lực của phương tiện giao thông cá nhân vẫn gia tăng hàng ngày), hoặc giữ gìn được cảnh quan vô giá này cho các thế hệ sau.
    Hình 6: Một trong những chiếc cầu bê tông mới xây
    Nhu cầu sử dụng hai dải cây xanh ven kênh này rất lớn: hàng ngày, người dân thuộc đủ mọi thành phần, đủ mọi lứa tuổi tới đây nghỉ ngơi, ngắm cảnh, tập thể dục, hò hẹn tâm tình, vui chơi... Trong khi đó, nhà quản lý-đầu tư chưa thể khai thác hết tiềm năng cảnh quan của kênh Nhiêu Lộc, chưa đáp ứng được mọi nhu cầu của người dân. Sự thiếu thốn này đang từng ngày gây nên những thiệt thòi hiện tại và thiệt hại trong tương lai cho cư dân ven kênh.
    Hình 7: Hò hẹn tập luyện trước một buổi tiếp thị
    Mối quan hệ giữa cộng đồng cư dân ven kênh với dải công viên cây xanh ở đây là hết sức quan trọng. Dải cây xanh kênh Nhiêu Lộc cần đáp ứng đầy đủ các nhu cầu nghỉ ngơi giải trí của người dân. Đồng thời, vẻ ngoài sạch sẽ vệ sinh và an ninh trật tự sẽ khuyến khích, thu hút thêm nhiều người tới bên dòng kênh. Ngược lại, chính sự tích cực của người dân sẽ giữ gìn bảo vệ cảnh quan dòng kênh. Kinh nghiệm từ việc tổ chức không gian công cộng trên thế giới cho thấy, việc người dân tích cực tham gia nghỉ ngơi vui chơi chính là điều kiện quyết định để chặn đứng sự quay trở lại của các tệ nạn xã hội. Người dân sẽ là những người bảo vệ tích cực nhất, ngăn chặn hành vi phá hoại các tiện nghi công cộng như băng ghế, thảm cỏ, bảng chỉ dẫn, dù che, thùng rác v.v. nếu họ cảm thấy gắn bó và có mối quan hệ thân thiết với không gian công cộng. Do đó, con kênh và dải cây xanh ven kênh cần được tổ chức sao cho người dân thấy rằng chúng thực sự là của họ, phục vụ cho họ và muốn chia sẻ với họ.
    Ngoài ra, cũng cần có một số biện pháp mang tính xã hội như tổ chức thêm các hoạt động sự kiện hấp dẫn dọc kênh và bên bờ kênh, tổ chức các lễ hội, các trò chơi tập thể, hoạt động vui chơi giải trí, khuyến khích các hoạt động văn hoá cộng đồng v.v. Nhà quản lý - đầu tư nên đứng ra phát động những cuộc thi sáng tác, thiết kế các biểu trưng cho công viên ven kênh, thiết kế những mẫu thùng rác, thiết bị chiếu sáng công cộng, biển chỉ dẫn - thông tin, dù che - mái che, quầy thông tin - kiosk, băng ghế, các điêu khắc trang trí v.v. trong toàn thể cộng đồng Thành phố, nhằm mục đích giúp gắn bó chặt chẽ hơn mối quan hệ giữa người dân với không gian dòng kênh. Thành phố cũng có thể đứng ra huy động các cộng đồng cư dân ven kênh đóng góp xây dựng những sân chơi cho riêng họ trên từng đoạn bờ kênh (tương tự như ?oCon đường uyên ương? ?" SGTB 17-7-2004).
    Hình 8: Vẻ đẹp tự nhiên của con kênh
    Như trên đã nói, dọc suốt chiều dài con kênh là rất nhiều các công trình lịch sử văn hóa có giá trị phong phú đa dạng. Việc thu hút người dân đến với cảnh quan kênh Nhiêu Lộc sẽ gắn bó chặt chẽ mọi người với lịch sử văn hóa Thành phố, là yếu tố quan trọng hun đúc nên ?ohồn đô thị? của Sài Gòn-Tp. Hồ Chí Minh. Về lâu về dài, ta không nên quan niệm kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè chỉ như một dòng nước bẩn cần xử lý. Một khi dự án quản lý nước thải được tiến hành, nơi đây sẽ chính là không gian lý tưởng để tổ chức những hoạt động văn hóa xã hội đặc sắc của Thành phố. Nhìn ra thế giới, ta rất thú vị khi thấy cảnh du khách chèo thuyền trên dòng kênh ở Amsterdam hay cảnh người Paris phơi mình tắm nắng trên những bãi cát nhân tạo ven sông Seine. Nếu có được cố gắng nỗ lực của toàn Thành phố, với những bước chuẩn bị thích hợp, những dự án mang tính khả thi, chúng ta có quyền mơ tới một tương lai được an toàn và tự tin xuống thuyền thư giãn trên kênh hay sưởi nắng bên bờ kênh Nhiêu Lộc.
    Hình 9: Một con kênh ở Amsterdam
    Tóm lại, việc tìm ra giải pháp khai thác có hiệu quả không gian cảnh quan kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè là một yêu cầu rất cấp thiết. Nếu không, rất có thể chúng ta sẽ đánh mất cơ hội quý giá hình thành một dòng kênh xanh sống động uốn mình giữa lòng đô thị, một nét đặc thù cần thiết để Tp. Hồ Chí Minh khẳng định mình giữa những siêu đô thị của Châu Á và thế giới.
  6. lemox

    lemox Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2005
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Tối nay vùa đi xem bộ phim: Giải phóng Sài Gòn. Mấy hình ảnh này xuất hiện nhiều trong phim va có nhiều góc quay ấn tượng.
    Cũng là nhân dịp 30/4. Mời các bác cho y kiến vê Công trình nổi tiếng và có dấu ấn vào bậc nhất SG này.
    " Bản sắc riêng"!?
  7. lemox

    lemox Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2005
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Dinh độc lập.
    Loay hoay Up mấy cái ảnh lên mà mạng mãi bị Error. Sẽ Up lên sau vậy!
    Được lemox sửa chữa / chuyển vào 01:34 ngày 29/04/2005
  8. nguoi52

    nguoi52 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Toi ngay xua (1969) song canh song ThiNghe, cho co cai cau bac sang so thu - nhin nhung hinh nay khong nhan ra duoc cho nao ca - bac nao ranh cat nghia ho nhung hinh la o khu nao (toi chi quen thuoc khuc song tu so thu chay toi cho Thi Nghe)
  9. highrisebuilding

    highrisebuilding Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    TP- Ho Chi Minh hay Saigon cung chi khac nhau cai ten thoi...chang co gi la khac biet ca. Saigon thi trong thoi chien tranh chi la pha chu khong co xay, con TP Ho Chi Minh thi trong thoi binh, chiu anh huong sau chien tranh nen co muc dich khc phuc va xay dung lai. Nhung TP Ho Chi Minh bay gio cung co nhung cai doi moi, nhung su doi moi nay la theo xu huong thoi dai chu khong phai la xu huong kien truc. Xu huong thoi dai de hieu nhu la nha cua ban nam 1985 co cai TV trang den nam 2005 ban co cai TV mau. Con ve kien truc cua TP a, xin loi nhe : kinh phi thieu-von dau tu it- bi cat xen bot kinh phi- trinh do dan tri thap- su dao tao kien truc VN the tham- ủban planing thi khoi noi toi luon. Nhung cai do tao nen" ban chat" chu khong phai "ban sac" cua TP chung ta bay gio.
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    HẺM PHỐ SÀI GÒN - TRĂN TRỞ VÀ HY VỌNG
    Nếu đưa ra mô hình đô thị Sài Gòn là một chiếc lá cây thì phần gân lá chằng chịt biểu thị cho mạng lưới hẻm phố của đô thị. Mạng lưới này đan xen, len lỏi tới mọi ngóc ngách, xuất hiện ngay giữa trung tâm quận 1 cũng như tại các quận mới của thành phố. Theo thời gian, hẻm phố là nơi tích luỹ, lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần, tôn giáo, tín ngưỡng, kinh tế và xã hội đặc trưng của mỗi cộng đồng. Tìm hiểu về ý nghĩa hẻm phố đối với đô thị, chính là đang nghiên cứu về các giá trị lịch sử, văn hóa của thành phố.
    Đặc điểm
    Đặc điểm đầu tiên của hẻm phố là sự đan xen giữa không gian ở, sinh hoạt và làm việc: ranh giới không gian giữa chúng hoàn toàn không rõ nét. Hẻm phố cũng nằm ngay giữa các khu chức năng văn hóa, hành chính, thương mại dịch vụ, sản xuất? của thành phố. Có nơi hẻm phố rất yên tĩnh, nơi khác lại vô cùng sôi động. Đồng thời, thời gian biểu hoạt động của mỗi nơi lại hết sức không đồng nhất. Hơn thế, hẻm phố Sài Gòn còn phân chia theo khu vực trong đô thị: hẻm quận 3 có không khí khác hẳn hẻm quận Bình Thạnh, lại càng khác con hẻm ở quận 12. Sự đan xen này tạo nên nét đặc trưng văn hóa cho mỗi con hẻm, nhưng cũng là một cản trở khi cần phát triển nâng cao chất lượng ở. Ta nhận thấy điều quyết định cái "không khí" sinh hoạt của mỗi hẻm phố là cơ cấu lao động của dân cư. Những hẻm có cư dân đa phần là viên chức nhà nước thì tương đối yên tĩnh, hoạt động buôn bán ở đây chủ yếu là hàng bán rong hoặc dịch vụ nhỏ. Sự yên tĩnh ở đây lại khác hẳn cái không khí yên tĩnh tại các con hẻm cao cấp như ở quận 3: gần như yên tĩnh tuyệt đối, rất ít khi hàng bán rong đi qua. Không khí chuyển sang rất náo nhiệt trong những hẻm lao động nghèo. Ở đây, thu nhập chính của người dân là từ buôn bán nhỏ lẻ hoặc sản xuất tiểu thủ công nghiệp, người ta làm việc, sản xuất ngay tại nơi ở. Những khu này phảng phất hình ảnh phường thợ thủ công xưa kia, với những đặc trưng văn hóa, tôn giáo riêng biệt. Điều đặc sắc chính là những hoạt động buôn bán nhỏ đã tạo nên sức sống và nét đặc trưng của mỗi hẻm phố. Hơn nữa, không gian hẻm khá thích hợp cho hàng bán rong, các hoạt động sản xuất và dịch vụ nhỏ.
    Một đặc trưng khác của hẻm phố Sài Gòn là phần lớn hình thành tự phát, thiếu quy hoạch, hạ tầng không đồng bộ, rất ít cây xanh và không gian chung. Kiến trúc mặt tiền nhà lộn xộn, thể hiện "cái tôi" của từng căn hộ mà chưa đưa ra được một tiếng nói chung. Ta thấy vào thời điểm hiện tại, thành phố chưa có một chủ đầu tư đam mê xây dựng như nhân vật Chú Hỏa xưa kia để tạo nên những khu phố đẹp và các quy hoạch đồng bộ, tạo được tiếng nói chung cho mỗi không gian kiến trúc. Do thiếu quy hoạch quản lý, môi trường kiến trúc, văn hóa, giáo dục tại đây phụ thuộc chủ yếu vào những cố gắng của bản thân người dân: tại những tổ dân phố hoạt động hiệu quả, không gian hẻm phố thường được chăm chút chu đáo.
    Lý giải
    Có rất nhiều lý do giải thích cho những đặc điểm trên của không gian hẻm phố. Ta nhận thấy hẻm phố ứng với trình độ đô thị của thời kỳ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, trong khi các khu ở hiện đại như Phú Mỹ Hưng là sản phẩm của đô thị thời kỳ công nghiệp và hậu công nghiệp. Người sản xuất tiểu thủ công nghiệp sử dụng nơi ở như là nhà xưởng và kho bãi, các hoạt động sản xuất và sinh hoạt theo lối phường thợ, đan xen kết hợp với nhau. Để hiểu được môi trường hẻm phố, ta không thể bỏ qua tính chất này. Vì lẽ đó, mối quan hệ giữa con người với không gian hẻm phố chặt chẽ hơn so với các khu ở cao cấp, chung cư cao tầng ? Cư dân gắn bó với hẻm phố không chỉ ở cái tên, mà với các quán hủ tiếu, tiệm cà phê, tiếng rao hàng, từ mỗi gốc cây, mảng tường cũ đến những mùi vị đặc trưng v.v. Họ không đơn thuần chỉ coi ngôi nhà mình ở là một bất động sản vô hồn để buôn đi bán lại. Những cư dân ở đây có mối quan hệ hàng xóm láng giềng, nỗi ham thích quan hệ giữa người với người (đôi khi là sự hiếu kỳ) chặt chẽ, hữu cơ. Trong khi đó, không khí khác hẳn trong những con hẻm-biệt thự: tại một số con hẻm này, nhìn qua ta có cảm giác như nếu được phép, hẳn những chủ nhà đã ngăn hẻm lại thành một khu ở kín cổng cao tường và thuê một trạm gác đặt ngay ngoài cổng. Lối sống thời công nghiệp, sự lạnh lùng trong quan hệ kinh tế, nhu cầu cảnh giác, sự ham mê khẳng định bản thân và cách biệt với cộng đồng thể hiện trong chính không gian hẻm phố, dẫn tới sự hình thành những không gian sang trọng, tiện nghi nhưng kém thân thiện. Không gian hẻm phố luôn tạo sự hấp dẫn thu hút đặc biệt đối với nhà nghiên cứu văn hóa đô thị bằng chính sự đa dạng, phong phú của văn hóa hẻm phố. Tuy nhiên cần thấy rằng, không gian kiến trúc và văn hóa của hẻm phố không phù hợp với cuộc sống đô thị hiện đại. Theo tiêu chuẩn của lối sống hiện đại, sự phân cấp giàu nghèo, nếp sống, lối sống thể hiện rõ trong không gian ở và sinh hoạt. Vậy mà những nhu cầu riêng tư, nhu cầu tự do cá nhân buộc phải chung sống trong không gian chật chội, xô bồ của hẻm phố. Chính sự mập mờ, chật chội và thiếu riêng tư của hẻm phố khiến rất dễ xảy ra những xung đột, va chạm giữa hàng xóm láng giềng. Những chuyện riêng của mỗi gia đình mau chóng bị hẻm phố phát tán: hẻm phố không bảo vệ được tự do riêng tư trong không gian ở. Đây là vấn đề quan trọng phải giải quyết nếu muốn duy trì và nâng cao chất lượng ở của không gian hẻm phố.
    Hệ quả
    Là một đô thị có trên 300 tuổi, Sài Gòn từng trải qua nhiều biến động lịch sử, lẽ đương nhiên bên trong thành phố sẽ có sự đan xen giữa cái cũ và cái mới mà khó có một bàn tay nào tách chúng ra một cách rõ ràng được. Do nhiều yếu tố chi phối, trong đó có điều kiện kinh tế, cư dân Sài Gòn thực ra chưa có nhiều lựa chọn ngôi nhà phù hợp cho bản thân và gia đình họ. Dù vậy, nhu cầu ở của người thành phố đã biến đổi, đa dạng hơn, tiện nghi hơn, dịch vụ tốt hơn. Kiến trúc nhà ở cũng biến đổi nhiều so với trước. Nhu cầu mua chung cư cao cấp tăng nhanh, chính là bước đầu cuộc phân hóa trong không gian ở của thành phố. Bên cạnh một Sài Gòn phồn hoa lâu đời, còn có một Sài Gòn khác - thành phố trẻ của người nhập cư. Điều thú vị là chính văn hóa của người nhập cư lại ảnh hưởng mạnh và biến đổi nếp sống người Sài Gòn. Người nhập cư đến Sài Gòn từ mọi nơi trên đất nước, lao động đóng góp gần như trong tất cả các lĩnh vực của thành phố. Tuy nhiên, một lượng lớn lao động nhập cư không phải đang sống trong những không gian hẻm phố lâu đời, ổn định và bình yên, mà là những khu hẻm chật hẹp tự phát ven các khu công nghiệp, đây chính là môi trường nảy sinh bất công và tệ nạn xã hội; cư dân ở đây là những thanh niên sớm bị tách khỏi gia đình, chưa chín chắn về nếp sống, về quan hệ xã hội và ý thức công dân. Muốn nâng cao chất lượng ở hẻm phố, ta không thể bỏ qua những đối tượng nghèo này. Chất lượng môi trường ở tại hẻm phố sẽ quyết định rất nhiều vấn đề. Người dân sẽ coi nơi ở của mình là một "đối tượng thù ghét", là "đối thủ phải đấu tranh" khi môi trường ở kém thân thiện, thiếu những tiện nghi tối thiểu, thiếu thẩm mỹ, là cơ sở để tệ nạn xã hội xuất hiện và tồn tại. Ý thức trách nhiệm của người dân đối với nơi ở cũng mất dần đi. Đối với người nhập cư, họ sẽ luôn hướng về quê hương và coi đô thị như con vật xa lạ chuyên bóc lột và hút máu mình. Chính điều này sẽ thúc đẩy thêm sự phân hóa giàu - nghèo trong xã hội đô thị.
    Một hệ quả khác xuất phát từ đặc điểm của nhà ở hẻm phố: các lô đất có kích thước và hình dạng không đồng bộ, nhiều khi rất phức tạp, rất khó tiêu chuẩn hóa. Xét trên góc độ thiết kế xây dựng, yếu tố này khiến tạo ra và nuôi dưỡng một thị trường vật liệu-thiết bị xây dựng không chuẩn hóa. Mặt tích cực là thị trường này tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động dưới dạng phường thợ thủ công ?" bán công nghiệp (nhiều khi chỉ là gia công giai đọan hòan thiện cho các sản phẩm từ nhà máy). Vậy nhưng nhược điểm của thị trường này cũng rất lớn: do không thể chuẩn hóa, người sản xuất không thể đảm bảo được ổn định chất lượng, ảnh hưởng tới việc bảo trì bảo hành, đôi khi đẩy các chi phí phụ lên cao và gây thiệt hại cho chủ đầu tư. Về lâu dài, rất cần có cơ chế hiệu quả để điều phối thị trường vật liệu ?" thiết bị xây dựng kiểu này.
    Đề xuất
    Theo những phân tích đã nêu trên, ta thấy chỉ có thể giữ gìn được không gian hẻm phố khi bảo vệ được không gian văn hóa của hẻm phố, nâng cấp điều kiện sinh hoạt và giữ được không gian lao động truyền thống của hẻm phố. Để giải quyết, thông thường ta có hai biện pháp: hạn chế xây dựng tự phát, đồng thời nâng cao chất lượng sinh hoạt cho không gian hẻm phố. Hai biện pháp này phải được tiến hành song song. Hạn chế xây dựng tự phát, cũng là để đảm bảo chất lượng môi trường ở không bị sụt giảm, có thể kể ra gồm: hạn chế phát triển tầng cao, hạn chế cơi nới, hạn chế xây thêm phòng vệ sinh trong nhà v.v. tức gián tiếp buộc các hộ phải giãn dân ra các khu ngọai ô và chung cư cao tầng. Biện pháp này nếu thực hiện không nghiêm túc sẽ là nguồn gốc để phát sinh tham nhũng, tệ nạn. Biện pháp thứ hai là nâng cao chất lượng sinh hoạt, tức duy trì và xây dựng được không gian văn hóa hẻm phố văn minh, có tính truyền thống, có sức hấp dẫn. Biện pháp này phải tiến hành đồng thời với việc xây dựng được không gian sản xuất lao động và duy trì hoạt động sản xuất tiểu thủ công, dịch vụ nhỏ. Một vấn đề quan trọng không kém là xây dựng các tổ chức tự quản tại phường, xã địa phương và các hội thợ, phường thợ thủ công, dịch vụ nhỏ. Các tổ chức này sẽ góp phần hữu hiệu trong việc bảo vệ và phát huy những giá trị vật chất và tinh thần của hẻm phố.
    Sài Gòn những năm 1990 bùng nổ cơn sốt xây dựng nhà phố. Phải đến năm 2000, các căn hộ chung cư mới dần lên ngôi. Và sau 10 năm nữa, khi những ngôi nhà phố - xây trong hẻm phố của 10 năm trước đã trở nên rệu rão, xuống cấp và lạc hậu, áp lực dân số lên đô thị ngày càng tăng, cư dân ở đó sẽ chọn loại hình ở nào? Chắc chắn rằng khi ấy, nhu cầu ở sẽ đa dạng, phức tạp và đòi hỏi cao hơn rất nhiều. Hoặc kiến trúc hẻm phố phải biến đổi cho phù hợp, hoặc chúng sẽ tự biến dạng, trở nên bất tiện và cản trở sự phát triển môi trường ở đô thị. Vậy xin hãy có những nỗ lực cần thiết để chúng ta có quyền mơ ước hẻm phố Sài Gòn có nét đặc thù riêng, là nơi ở thân thiết cho cư dân, hấp dẫn với du khách và sẽ mãi đi vào những bài hát, vần thơ, văn chương của người thành phố.

Chia sẻ trang này