1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kiến trúc sư Việt Nam giỏi hay không giỏi ?

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi ngayhomkia, 04/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    KTS Việt nam mà chửi có trật tự thế này thì đã giỏi từ lâu rồi.
  2. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Này thì TINH
    Này thì HOA
    -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Mách... ?obố?!
    TPCN - Chăm chỉ theo dõi các cuộc tranh luận và thảo luận ?odưới văn đàn?, tôi thấy nổi lên một hệ lụy bi hài theo ?otinh thần AQ? của một số tác giả ?obị? phê bình.
    Ngày nọ, được mời đến dự hội thảo về một đề tài đang thảo luận khá gay cấn và hình thành hai ?ophe? rất đối lập nhau, tôi hào hứng đến ngay, phần vì muốn tìm hiểu ngọn nguồn vấn đề, phần vì muốn quan sát các nhà khoa học chức danh, học vị đầy mình thảo luận trực diện với nhau ra sao.
    Tại phòng hội thảo, xung quanh chiếc bàn hình ô-van ở giữa phòng là một số quan chức cùng các nhà khoa học có tham luận, còn cánh cử tọa ?ochầu rìa? như tôi thì ngồi trên các dãy ghế cách một lối đi.
    Đến lúc ông NX ngồi trước mặt tôi đứng dậy đọc tham luận thì một vị PGS TS từ xa bước tới đứng sau lưng NX. Mặt mũi PGS TS hầm hầm, tay giơ cao một bức ảnh, miệng hằm hè nhắc đi nhắc lại đến mấy lần một câu nói với tần số âm thanh cao trên mức thì thào (hẳn là muốn chúng tôi cùng nghe?), rằng: ?oThằng khốn ăn nói bố láo. Để nó nói xong tao đưa cái này cho nó xem. Đ.m mày!?.
    Tôi và nhà sử học TN ngồi cạnh ngán ngẩm nhìn nhau lắc đầu, còn NX nhà ta thì vẫn mải mê đọc, không hề hay biết là có người đang trao đổi với ông theo tinh thần ?oxã hội đen? ở ngay sau lưng!
    Phong cách tranh luận của vị PGS TS mà tôi được ?omục sở thị? xem ra cũng gần gũi với phong cách tranh luận của nhà phê bình BV. Chẳng là trong một bài viết tôi có đánh giá rất thấp ?ođứa con tinh thần oặt oẹo? của nhà phê bình này, chờ mãi không thấy ông ?obênh con?, tôi cũng man mác buồn.
    Ít ngày sau, có người kể: Tại một cuộc họp của cơ quan, đồng nghiệp hỏi có trả lời Nguyễn Hòa hay không, nhà phê bình BV đáp lại bằng một thứ ngôn ngữ hào sảng: ?oKhông đối thoại với thằng lưu manh!?. Nghe người ta nói vậy, tôi cũng biết vậy. Song tới khi có đến mấy người cùng kể lại với tôi một nội dung i xì thì thú thật là tôi cũng? lăn tăn.
    Rồi hôm hội thảo ở Viện Văn học, tôi vừa bước vào phòng thì nhà phê bình BV xăng xái chạy đến bắt tay, biết là ông đang định ?odiễn trò? về tình hữu ái trước mắt các đồng nhiệp khác, tôi liền gạt tay ông ra, nói: ?oÔng bảo tôi là thằng lưu manh thì bắt tay tôi làm gì??.
    Tẽn tò, nhà phê bình, lùi lũi đi về chỗ ngồi. Dường như cái thông tin tôi nghe được hôm nào cũng có phần xác thực (!?).
    Làm nghề lý luận - phê bình đã lâu và lại chăm chỉ theo dõi các cuộc tranh luận trên văn đàn và thảo luận ?odưới văn đàn?, tôi thấy nổi lên một hệ lụy bi hài theo ?otinh thần AQ? của một số tác giả ?obị? phê bình.
    Bởi sau khi được xời món phê bình, các vị này sáng chế ra vô số thủ pháp ngõ hầu oánh trả đối phương, đặng vớt vát cái uy tín nghề nghiệp mà họ ngỡ là bất khả xâm phạm.
    Với hai câu chuyện trên, nghĩ đi thì thấy đáng trách, song nghĩ lại, tôi vẫn có đôi chút ?onể phục? vị PGS TS và ông BV khả kính kia, chẳng gì thì họ cũng có can đảm nói lên chính kiến, dù không được nhã cho lắm.
    Hai vị này không tương tự một số tác giả mang danh là trí thức nhưng vừa quăng quật ?osản phẩm sài, đẹn? vào chốn văn trường, vừa thậm thụt hành nghề? ?omách bố? ở chốn hậu trường nếu có ai động tới ?ođứa con tinh thần? của họ!
    Cũng thật buồn cười, không rõ tại sao mỗi lần chứng kiến họ trình diễn ngón nghề ấy là y như rằng, tôi lại liên tưởng tới câu nói: ?oĐể tao mách ******, ****** cho một trận!? mà một vài vị phụ huynh vẫn sử dụng khi phải dàn xếp xích mích của đám trẻ con.
    Bằng chứng là thi thoảng tôi vẫn được nghe sếp của tôi ta thán với những câu đại loại như: ?oChú viết về ông A làm gì??, ?oÔng B là cộng tác viên ruột của mình đấy??!
    Do vậy, mỗi khi thấy ai đó trách móc làng lý luận - phê bình heo hắt là tôi lại tủm tỉm cười và lại ngắm nghía bộ sưu tập gồm cả mớ đơn từ, thư tín được sáng tác nhằm mục đích để ?omách bố? của một số nhà văn từ vô danh đến hữu danh, của một số nhà khoa bảng từ cử nhân đến giáo sư, tiến sĩ?
    Giữ vị trí quán quân trong bộ sưu tập của tôi là đơn, thư của một nhà phê bình được xem là một dũng sĩ từng tả xung hữu đột trong làng văn như ở chỗ không người.
    Ông ?ouýnh? người này, ông ?onện? người kia, trung bình cứ một hai tháng là ông lại tìm ra nạn nhân cho cây bút. Và chắc là ít người biết rằng ông còn tự trang bị một thói quen rất? đáng yêu là hễ có người nào viết bài phê phán hay trao đổi lại với ý kiến của ông là hầu như lập tức ông thảo ngay một cái đơn, viết một bức thư, gọi dăm cú điện thoại cho các nhân vật có trách nhiệm để kiện cáo tùm lum, hoặc la lối thất thanh vì bị quy chụp, trù dập, vu khống?
    Bộ sưu tập của tôi luôn được bổ sung một phần là nhờ ông đóng góp (cũng đã đôi lần tôi cố tình ?othọc lét? ông tý chơi, thế là chỉ một hai ngày sau, thậm chí một buổi, đã thấy sếp của tôi? phàn nàn!).
    So với nhà phê bình nói trên thì Giáo sư TT ít đơn, thư hơn nhưng ông lại có một bài quyền khá độc đáo. Chẳng là tại Hội nghị lý luận - phê bình trên Tam Đảo, tôi có nhận xét rằng: cứ viết lách như Giáo sư TT thì còn lâu lý luận - phê bình văn học Việt Nam mới có cơ phát triển.
    Ông không trả lời, nhưng hình như về nhà ông mới nổi cơn tam bành, liền viết một bài và đặt cho cái nhan đề mỹ miều là Những vết đen trên cái nền hồng rồi gửi tới nhiều toà soạn khác nhau, kèm theo có bút tích của ông ghi chú rất rành mạch: Bài để xem không phải để đăng!
    Ngầm ví mình với Bụt, ông dẫn lại câu tục ngữ ?oBụt trên toà gà nào mổ mắt? rồi quả quyết câu tục ngữ tuy không đúng 100% thì vẫn có trường hợp gà mổ mắt Bụt.
    Rồi giai thoại về Khổng Tử và con chó của Đạo Chích cũng được Giáo sư huy động đặng giúp ông nhận xét: rút cục, dù bị cắn thì Khổng Tử vẫn là người hiền, còn cái con cắn ông thì vẫn là nó thôi. Tôi vẫn lưu giữ bản gốc ?otờ rơi? đáng yêu của vị Giáo sư này.
    Suy tư về hệ lụy của phê bình, tôi nghĩ có thể ví nghề này như một loại ?othuốc thử? đối với hành xử của một số tác giả. Nhớ chuyện ngày trước, sau khi tôi công khai phê phán công trình nghiên cứu văn học đồ sộ hàng nghìn trang của Giáo sư PC, ông không đứng ra tự vệ mà lại viết thư gửi người đứng đầu cơ quan chủ quản tờ báo đã đăng bài viết của tôi.
    Trong thư, ông biến tôi thành một kẻ ?oăn cháo đá bát? bằng cách bịa ra chuyện tôi đã dự ba cuộc hội thảo của đề tài, đã viết bài ca ngợi công trình từ khi nó chưa ra đời, nhưng về sau, vì ?otrong phần viết về lý luận - phê bình? không thấy nhắc đến tên mình, Nguyễn Hòa đã phẫn nộ và tìm mọi cách để hạ uy tín cuốn sách!?.
    Lý giải tại sao tôi không được điểm danh, Giáo sư PC cho rằng: ?oTrong thực tế, anh Nguyễn Hòa chưa có sách trình làng và cũng không phải là hội viên Hội Nhà văn, nên? không nhắc đến cũng có lý do?.
    Đến nước này thì quả là không còn gì để nói! Tuy nhiên, trong môn phái ?omách bố?, tôi thấy Tiến sĩ Đ lại cao thủ hơn. Sau khi bị người khác phê bình, một mặt Tiến sĩ viết bài trả lời tự đánh giá ý kiến của mình là sâu sắc, tinh tế; mặt khác lại giở ngón ?omách bố?, tức là gửi thư đến nơi phụ trách tác giả đã cả gan phê bình ý kiến của ông để khoe khoang bản thân là thành phần của giới tinh hoa, và ông đề nghị người ta nhắc nhở cái anh chàng ham hố, múa rìu qua mắt thợ! Vả lại, có nên tự hào về cái sự có đông học trò hay không khi mà vào lúc ông thầy gặp ?ocơn hoạn nạn??
    Còn chuyện của nhà văn TĐ mới vui. Dạo trước, mỗi khi gặp tôi là ông thường hỏi: ?oCậu đọc bài của tôi trên báo A báo B chưa, nhiều người khen lắm đấy? hoặc: ?oCậu phải đọc bài của tôi trên tờ C tờ D, vấn đề tôi đặt ra rất quan trọng?. Mỗi lần được ông lưu ý, tôi vâng dạ qua quýt cho xong, chứ lý luận - phê bình của ông thì tôi đâu có lạ.
    Cũng ở Hội nghị trên Tam Đảo, thấy tôi đánh giá thấp phẩm chất lý luận - phê bình trong tác phẩm của ông, trước giờ cơm trưa, mặt mũi đỏ gay chân tay vung vít, ông xông thẳng tới chỗ tôi đang ngồi cao ngạo: ?oTôi đã viết hàng trăm bài lý luận - phê bình, tôi đã in bốn cuốn sách mà cậu đánh giá không phải là lý luận - phê bình à? Từ nay tôi không viết nữa, tôi nhường mặt trận cho cậu đấy!?.
    Tôi liền đứng dậy, sẽ sàng: ?oThưa ông, lý luận - phê bình có phải là mặt trận riêng của nhà ông đâu mà nhường lại mới không nhường lại!?.
    Chuyện không chỉ có thế, tại hội thảo ở Trung tâm văn hóa Nga, gặp tôi ông bảo: ?oTôi với cậu không ân oán gì mà cậu phê phán tôi. Tôi đã nói với N để N nhắc cậu đấy!? (N là sếp cơ quan tôi - NH)?. Bực mình, tôi đáp lại thẳng thừng: ?oÔng đừng giở cái trò ?omách bố? ấy ra!??
    Không hiểu bạn đọc có cho rằng việc tôi chỉ ra một loại hiện tượng xảy ra ?odưới văn đàn? là đồng nghĩa với việc bêu riếu đồng nghiệp, vạch áo cho người xem lưng hay không.
    Nhưng một ngày mà nhà văn cùng nhà khoa học không dám chịu trách nhiệm về sản phẩm do họ làm ra, một ngày mà lòng tự trọng của nhà văn cùng nhà khoa học bị ?ohạ giá? trước các tham vọng ngoài khoa học, phi văn chương thì ngày ấy câu trả lời cho sự nghiệp chấn hưng và phát triển văn chương nước nhà vẫn còn lơ lửng đâu đó ở? phía chân trời!
    Nguyễn Hòa
    -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Nguồn: http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=56848&ChannelID=7
  3. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    Thêm phát chú thích :
    Tiêu biểu là ở Đà Lạt, cực nhiều công trình của ông í .

  4. demain

    demain Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Hic...bác này chỉ được cái phá thối, chủ đề chính thì không tham gia bình luận mà cứ bình loạn.
    Bác vừa tự ti, vừa không có tinh thần dân tộc lại kêu gào để anh em chia rẽ.
    Nếu giỏi thì viết bài tham gia, phân tích mổ xẻ vấn đề để rút kinh nghiệm và học tập chứ.

    Ngày mai là tương lai

  5. lhliem

    lhliem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2006
    Bài viết:
    444
    Đã được thích:
    0
    he he---xem cac kien truc su cai nhau rom ra qua nhay !
    thôi thì đủ các loại -đúng là kts là giới có nhiều laọi nhất---loại nào cũng có.
    cac bác tranh luận đây chắc toàn là kts trẻ rồi--he he rất hăng hái sôi nổi nhiệt huyết? tiếp đi - nhưng đùng động chân động tay nhe''----có mang bút mang mực mang thước ra tẩn nhau thì dc.
    góp thêm ít nước nè :
    Kts việt nam giỏi thì thấy ít quá,mà tên tuổi để so hàng thế giới thi hạng bét cũng ko thấy ai.
    kts vn phần lớn học rất nhanh,rất thông minh nên cái gì hay cũng nắm bắt rất tốt----------------cho nên----------ktsvn chỉ đc cái giỏi chôm thôi--lắp chỗ này gép chỗ kia---cứ loạn cả lên.bao nhiêu là công trình như vây rồi và vẫn còn tiếp tục phát triển---người ngoài ko biết là có biết hog nhung kts đi đến đâu-nhìn công trình nào cũng thấy quen quen---ý tưởng đều đã từng biet ở đâu đó-tạp chí kt trung quốc,hàn quốc,...nước ngoài.Rồi chưa tính đến chuyện lai giống loan lên ra các thể loại con này con kia..........
    đại khái khá 1 chút thì CHOM đc cái ý hay ........chứ có đưa dc cái phong cách giải pháp hay kt di''u gì mới đâu.
  6. Competition

    Competition Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2005
    Bài viết:
    153
    Đã được thích:
    0
    Thêm một tay thợ CHÔM "nhiệt tình" tham gia hội CHỬI!

Chia sẻ trang này