1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kiến trúc sư Việt và 8 tỷ khách hàng trong Biển lớn WTO

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi chinhquan_kts, 08/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chinhquan_kts

    chinhquan_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2006
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Kiến trúc sư Việt và 8 tỷ khách hàng trong Biển lớn WTO

    Bỗng nghe tin sét đánh ngang
    Từ 80 triệu...chuyển sang....8 tỷ người...

    Anh em cùng đưa ra cách ứng xử của mình khi leo lên lưng cọp WTO đi.
  2. chinhquan_kts

    chinhquan_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2006
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Phối hợp với 5 Châu để cùng giải quyết những vấn đề của thế giới thông qua chuỗi giá trị toàn cầu.
  3. chinhquan_kts

    chinhquan_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2006
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Xuất phát điểm của chúng ta còn quá thấp. Trên thế giới, thu nhập bình quân đầu người của chúng ta vẫn ở khoảng thứ hạng 160. Trong khu vực, tuy Việt Nam còn gần hai phần ba dân số sống bằng nông nghiệp, nhưng tài nguyên đất trên đầu người của chúng ta lại thấp nhất (ngoại trừ so sánh với hai thành phố Singapore và Hồng Kông). Khả năng cạnh tranh cũng thấp, trình độ công nghệ cũng còn ở phía sau hầu hết các nước. Và trong những gì chúng ta vẫn gọi là ?ocơ chế? cũng còn bao điều phải đổi.
    Trong cuộc đua mới, cũng sẽ có những điều ta có thể gọi là chọn lọc hay hy sinh: những hạt giống mạnh khỏe sẽ trở thành đại thụ, những hạt giống yếu kém sẽ bị loại ra khỏi cuộc đua.
    Nhưng phải chăng đó là những kích thích để chúng ta một lần nữa thể hiện quyết tâm: dân tộc này không thể cam chịu, dân tộc này nhất định phải bay lên.
    Và con đường bay lên đã hiện rõ: hội nhập cùng thế giới, chơi chung luật chơi của thế giới, sánh vai cùng đua tranh với năm châu. Cũng bằng con đường này, bao dân tộc đã cất cánh từ những bước đi ban đầu. Có những quốc gia cách đây chục năm còn dán giày hay may áo, còn chép mã phần mềm, còn gõ nhập số liệu cho nước ngoài? đến nay đã làm chủ công nghệ, làm chủ thương hiệu, làm chủ tài chính, trở thành những con rồng vươn cánh bay cao.
    Không có bất cứ lý do nào để điều đó không đến với chúng ta. Vào thời khắc trọng đại và linh thiêng của dân tộc hôm nay, niềm tin đó đến với mỗi người Việt càng mãnh liệt hơn bao giờ hết.
    ? VietNamNet
  4. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Góp vui phát, dẫn nguồn VnExpress
    http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/Duong-vao-WTO/2006/11/3B9F019A/
    Thứ ba, 7/11/2006, 07:58 GMT+7

    WTO không phải con đường trải đầy hoa hồng
    Đặt chân vào WTO, VN có quyền được bán nhiều hàng hơn ra nước ngoài và được nhìn nhận như một điểm đến đầy quyến rũ cho các công ty đa quốc gia. Tuy nhiên khó khăn không ít, dịch vụ sẽ là ngành gặp nhiều khó khăn hơn cả.
    Chuyên gia kinh tế cao cấp của UNDP Jonathan Pincus cho rằng mô hình của VN rất khác biệt với Trung Quốc. Trung Quốc đi theo chu kỳ tăng trưởng kinh tế mang tính truyền thống ở Đông Á, xuất khẩu càng tăng thì càng thu được nhiều ngoại tệ, rồi lại đem lợi nhuận có được đó để phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế của VN có được là nhờ vốn đầu tư chứ không phải từ xuất khẩu vì thực tế VN là nước nhập siêu. VN đã tranh thủ được khá nhiều vốn thông qua nguồn viện trợ phát triển, đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp, phát hành trái phiếu ra quốc tế và từ cả những người VN ở nước ngoài.
    Ông Pincus nhận xét thêm trong thời gian đầu, việc huy động vốn đầu tư từ nước ngoài là chính sách đúng đắn miễn là VN đảm bảo rằng nguồn vốn ấy tạo được lợi nhuận và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng xét về lâu dài, chính sách này không phù hợp bởi lẽ không thể mãi phụ thuộc các nhà đầu tư nước ngoài. Tôi thấy lo lắng khi hơn 50% trong tổng số vốn đầu tư này dồn vào khu vực nhà nước với nhiều dự án ?otreo? và tính hiệu quả của các dự án này còn là các câu hỏi lớn.
    Câu chuyện của Mexico hậu WTO cũng đáng để xem xét về một nước đã mắc kẹt trong cái bẫy của nhân công rẻ và sự chậm trễ trong tăng trưởng kinh tế. Thế nên, chặng đường cam go còn lại đặt trách nhiệm lên Chính phủ trong việc định ra một chính sách công nghệ tầm quốc gia nhằm biến thành một quốc gia có trình độ công nghệ kỹ thuật cao. Hãng Intel đã bắt đầu bày tỏ lo lắng về việc thiếu các kỹ sư lành nghề ở VN để làm các việc phức tạp hơn là lắp ráp linh kiện. Về điều này VN có thể học tập kinh nghiệm từ Malaysia, Đài Loan, Thái Lan...
    "Theo tôi, ngành dịch vụ sẽ là ngành gặp nhiều khó khăn hơn cả khi VN vào WTO", vị chuyên gia phân tích. Giờ đây, các biện pháp bảo hộ cho ngành tài chính - ngân hàng, viễn thông và độc quyền trong phân phối bán buôn, bán lẻ được dỡ bỏ đặt các doanh nghiệp trong khu vực này vào thế bị cạnh tranh mạnh trong một thị trường mở với các dịch vụ giá rẻ và chất lượng tốt hơn. Để cạnh tranh, các doanh nghiệp VN chỉ còn cách phải học theo các doanh nghiệp quốc tế, xem về cơ bản họ quản lý và điều hành như thế nào. Các doanh nghiệp trong nước có lợi thế là họ hiểu thị trường VN hơn nhưng cùng lúc họ cần nhanh chóng thích ứng trong môi trường mới này.
    (Theo Tuổi Trẻ)

  5. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Tiếp tục dẫn nguồn VnExpress:
    http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/Duong-vao-WTO/2006/11/3B9F0224/
    3.1. Cam kết chung cho các ngành dịch vụ: Về cơ bản như BTA. Trước hết, công ty nước ngoài không được hiện diện tại Việt Nam dưới hình thức chi nhánh, trừ phi điều đó được ta cho phép trong từng ngành cụ thể mà những ngành như thế là không nhiều. Ngoài ra, công ty nước ngoài tuy được phép đưa cán bộ quản lý vào làm việc tại Việt Nam nhưng ít nhất 20% cán bộ quản lý của công ty phải là người Việt Nam
    K.D.
    He he, các bác giỏi tiếng Anh thử tìm hiểu chỗ này xem các đối thủ mà cũng có thể là đối tác ngành nhà mình có tên trong danh sách không nhé
    Toàn văn cam kết tiếng Anh có 3 links trong trang này:
    http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/Duong-vao-WTO/2006/11/3B9F0224/
    .... come on
  6. hoasosac

    hoasosac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    3.002
    Đã được thích:
    0
    15 phút nữa sẽ có cầu truyền hình trực tiếp "Đêm hội nhập" nối 3 đầu cầu là Hà Nội - TP HCM - Geneva, với sự tham gia của Thủ tướng ***************, cùng các Phó thủ tướng, bộ trưởng tại Thủ đô; Đại diện ngoại giao của Việt Nam tại WTO -đại sứ Ngô Quang Xuân; Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới Pascal Lamy có mặt ở Geneva; cùng hơn 400 doanh nghiệp, nhà kinh tế, chuyên gia... ở mỗi đầu cầu Hà Nội, TP HCM. Cả nhà chú ý đón xem nhé, Hss đi xem đây
  7. N_IU_M

    N_IU_M Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2006
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    em không bít nữa nhưng kiểu này phải học tiếng anh nhìu dzô.
    mà em nghĩ có thể nhiều KTS nước ta làm việc được cho các vp cty nước ngoài , và có khả năg tham gia thiết kế các công trình lớn .Chứ giờ em thấy KTS ta toàn xâu xé mấy mảnh nhà phố, biệt thự , nội thất thì làm mấy cái cũng lẻ tẻ àh.Công ty kiến trúc thì nhan nhản đường phố mà thực sự khó ai tin tưởng để làm các công trình có tầm vóc.

  8. KtsDzi

    KtsDzi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2004
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    - Đi làm "công nhân kiến trúc" cho nước ngoài mãi ư? Nếu có điều kiện thì học ngoại ngữ thật tốt, làm một gian để "ăn cắp kiến thức" của nó rồi phải tính khác chứ, trâu người ăn cỏ đồng ta mãi ngứa mắt lắm!
    - Công ty nhan nhản ư? Sẽ còn nhan nhản hơn nhiều! Ngay sau WTO, quy định vốn trong cấp ĐKKD sẽ phải bỏ lập tức, các nhà phân tích dự đoán sẽ có vài trăm ngàn "công ty 1 USD" ra đời và "chém giết" nhau thật lực, tiếp đó là các cuộc giải thể, sát nhập hàng loạt trong mươi năm đầu, may ra thì 20% sống sót... quy luật thị trường mà
    Khi đó muốn tồn tại chỉ có còn 1 trong 2 cách chính:
    - Làm culi cao, trung, thấp cấp cho tư bản nước ngoài.
    - Tự trang bị và biết lợi dụng các thế mạnh nội địa để gắng sức chịu đựng, từng bước xây dựng thương hiệu mà "đứng" đàng hoàng.
  9. chinhquan_kts

    chinhquan_kts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2006
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Cam kết của VN gia nhập WTO
    Để bạn đọc cập nhật thông tin về việc VN gia nhập WTO. Tuổi Trẻ tóm lược từ bản tiếng Anh những cam kết của VN với WTO được nhiều người quan tâm.
    Lĩnh vực dịch vụ
    - Doanh nghiệp nước ngoài được hoạt động thương mại ở VN dưới hình thức hợp đồng hợp tác, liên doanh, doanh nghiệp đầu tư 100% vốn nước ngoài.
    - Sau một năm gia nhập, tỉ lệ 30% về nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài được dỡ bỏ, trừ trường hợp mua cổ phần của ngân hàng cổ phần và những lĩnh vực không qui định trong biểu cam kết dịch vụ.
    - Ít nhất 20% số giám đốc, nhân viên và chuyên gia trong công ty nước ngoài phải mang quốc tịch VN.
    - Kiến trúc, thiết kế công trình: trong thời gian hai năm kể từ ngày gia nhập, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp nước ngoài ở VN.
    - Quảng cáo, nghiên cứu thị trường: công ty nước ngoài được thành lập liên doanh hoặc thực hiện hợp đồng hợp tác với đối tác VN, trong đó bên nước ngoài không được góp quá 51% vốn. Từ ngày 1-1-2009, dỡ bỏ giới hạn về tỉ lệ vốn góp của bên nước ngoài.
    - Tư vấn quản lý: sau ba năm kể từ ngày gia nhập, công ty nước ngoài được phép thành lập chi nhánh đại diện.
  10. the_sign

    the_sign Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2004
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    1
    Chúng ta nên bàn xem các công ty nưóc ngoài có những lợi thế gì so với các công ty tư vấn thiết kế trong nươc. Lợi thế của các công ty trong nước là gì.
    Các công ty nước ngoài:
    1. Có hệ thống quản lý chuyên nghiệp với tính chuyên môn hóa cao
    VD 1 số công ty hiện nay theo em biết sử dụng hệ thông quản lý dự án XD thông qua một phần mềm quản lý của Mỹ ACCONEX
    Hoặc như các công ty thiết kế khác thì sử dụng việc chuyên môn hóa cao như có kts chuyên vẽ phối cảnh, bổ chi tiết cấu tạo.... Nhóm thi đấu việc ai người đấy làm
    2. Nhân sự các công ty này thường là rất giỏi ngoại ngũ, đặc biệt là người đi quan hệ thường giao tiếp tốt với tất cả các giwosi từ Tây đến ta. Chúng ta phải thừa nhận các anh KTS Việt nam đa phần là tiếng Anh bập bõm nửa vời...
    3. Các công ty nước ngoài thường là có vốn lớn và danh tiếng sẵn có (hoặc ít ra là có tiêng Tây thiết kế)
    4, 5, 6....
    Mời mọi người phân tích, để từ đó nhận ra chúgn ta đang thiếu gì, rồi tìm cách bổ xung....may ra vài năm nữa mới có 1 công ty KT VN thực sự chiến đấu được...
    Chứ như tối qua, em xem quá chương trình truyền hìhn trực tiếp, các bác GD nhà mình ai cũng hào hứng phấn khởi lắm, ai cũng đã sẵn sàng cho WTO rồi , duy có thấy anh Bình FPT là em thấy anh ấy rất điềm đạm, bình tĩnh lắm....

Chia sẻ trang này