1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kim Cổ Việt Ngữ Giải Thích

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi OThienVuongO, 16/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. giacnamkha

    giacnamkha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2007
    Bài viết:
    514
    Đã được thích:
    0
    Hì hì... Nhờ các bác giải thích giùm em hai chữ THÊ HÚC
    Cụ thể là tên cầu Thê Húc! Cảm ơn các bác
  2. vietyouthnet

    vietyouthnet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Bài viết:
    505
    Đã được thích:
    0
    Nhờ bác nào giải thích hộ em hai câu này, và chua chữ Hán/Nôm giùm luôn, nếu được.
    Thành thật cám ơn.
    Quốc Cộng Đều Tai
    Trung Ngôn Nghịch Nhĩ

  3. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0

    Bác hãy giải thích "Đều tai" là cái gì?
    Hai câu của bác tất cả đều có thể tra từ điển Hán Việt online rất dễ dàng. Ngoại trừ hai chữ "Đều tai".
    Tôi đoán đây là từ thuần Việt (Nôm), vì chữ Hán không có vần "-êu". Nhưng chịu, không hiểu nghĩa của "đều tai" là gì cả.
  4. vietyouthnet

    vietyouthnet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Bài viết:
    505
    Đã được thích:
    0

    Dạ vâng.
    Để đối với Trung Ngôn (một compound noun), Quốc Cộng cũng được dùng như MỘT danh từ kép (nghĩa là gì thì tùy người đọc). Giống như: Trâu-Bò, Chó-Ngựa, Mèo-Chuột... không còn đơn thuần chỉ riêng (particularly) một lòai vật nào, mà đã mang một ý nghĩa khác (vd: khuyển mã).
    Quốc-Cộng <> Trung-Ngôn (danh từ kép)
    Đều đây là thuần Việt đấy ạ: một phần của đa âm "đồng đều", both/"same sht".
    Đều (~ Đồng) <> Nghịch
    Nếu tai = cái lỗ tai thì sẽ đối chỉnh với nhĩ.
    Tai (ear) <> Nhĩ
    Đều-Tai (thuận tai) <> Nghịch Nhĩ
    Nhưng dịch như vậy lại tối, thiếu ý nghĩa (QC thuận tai [đồng thanh], TN nghịch nhĩ [khó nghe]).
    Bác có cách giải không cơ?
    .
    Được vietyouthnet sửa chữa / chuyển vào 22:42 ngày 27/01/2008
  5. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Của bác thì bác giải thích chứ bác hỏi tui thì tui biết gì mà nói?
    Câu thứ hai là một thành ngữ quen thuộc. Tôi có thể translate ra cho bác.
    Câu thứ nhất nghe không quen. Bác chỉ cần giải thích từng chữ nghĩa nó là gì, tui sẽ tra chữ Nôm cho.
    Nó cũng giống như tiếng Anh, khi bác nói "oai" thì tui phải xét nghĩa là gì (tại sao? chữ Y) để viết là "why" hay "wye" cho đúng. Khi bác nói "ai" thì tui phải xét nghĩa là gì (tôi? con mắt?) để viết là "I" hay "eye". Bác hiểu ý tôi chứ?
  6. vietyouthnet

    vietyouthnet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Bài viết:
    505
    Đã được thích:
    0
    OK,
    Ý tớ (muốn ám chỉ) thì là:
    Quốc (VNCH) Cộng (CSVN) Đều (both) Tai (suck, disastrous)
    Nhưng để đối lại với vế sau cho "chuẩn" (bằng chữ Nôm) thì cần các bác góp ý.
  7. lehongphu

    lehongphu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/02/2002
    Bài viết:
    1.581
    Đã được thích:
    0
    - "đồng thanh" --> dễ hiểu và người Việt dùng nhiều
    - "đều tai"? --> tối nghĩa, chưa thấy người Việt nói "đều tai" bao giờ.
    - trong "trung ngôn" thì "trung" là tính từ , "ngôn" là danh từ , khác với các Trâu-Bò, Chó-Ngựa, Mèo-Chuột... chứ không phải "giống như"
    - Khái niệm "danh từ kép" nghe cũng lạ, người Việt chỉ quen với các khái niệm "danh từ chung" , "danh từ riêng".
    - Gọi "Quốc - Cộng" là dạng "danh từ kép" cũng ...khó hiểu luôn.
    - Nếu định dùng như 1 vế để đối lại vế kia thì cũng không chỉnh vì đem "mắt" đối với "tai" thì còn gọi là đối chứ đem "tai" để đối với "tai" (nhĩ) thì còn gọi là đối gì nữa.
  8. vietyouthnet

    vietyouthnet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Bài viết:
    505
    Đã được thích:
    0
    Bởi vậy mới nói...
    Tuy nhiên, tớ nghĩ việc "chỉnh", chỉ có hình thức, packaging, mẫu mã thôi.
    Cái chính vẫn phải là nội dung, content, thông điệp, ý tưởng.
    Thử xét qua vài "trường hợp có thể được xem là chỉnh hơn, về mặt "niêm luật":
    Quốc Cộng đồng thanh
    Trung Ngôn nghịch nhĩ

    Quốc Cộng đồng khu
    Trung Ngôn nghịch nhĩ

    Quốc Cộng... cùng dân
    Trung Ngôn nghịch nhĩ

    Quốc Cộng... thù ngươi
    Trung Ngôn... nghịch nhĩ

    Quốc Cộng đồng gia
    Trung Ngôn nghịch nhĩ

    Quốc Cộng đồng gia
    Trung Hoa nghịch lỗ/tặc/quốc(?)

    P.S.
    Tớ còn có một ẩn ý nữa là: Trung Cộng (mới thật/chính là) đáng "sợ"/Kẻ Thù!

    .
    Được vietyouthnet sửa chữa / chuyển vào 23:37 ngày 28/01/2008
  9. hisserenade

    hisserenade Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2008
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Em mới học tiếng Trung nên cũng muốn bon chen chút đỉnh
    Thê: nghỉ ngơi, nằm đậu
    Húc:ánh sáng lúc mặt trời mới mọc
    ~> cầu Thê Húc là chiếc cầu mà áng sáng mặt trời đọng lại.
    Ngoài ra, chứ Thê cong rất nhiều nghĩa:
    Thê trong thê lương
    Thê: cỏ màu xanh.
    ...
    không bit dùng nghĩa "nghỉ ngơi" có đúng không
    Nhân tiện, em là người mới học tiếng Trung, mới vào 4r để học hỏi kinh nghiệm. Chưa gì đã thấy cảm mến 2 bác :ThiênVương và vietyouthnet. Mỗi bác một phong tháiđĩnh đạc khác nhau. Rất mong đc 2 bác cùng mọi người trong box chỉ giáo
  10. vietyouthnet

    vietyouthnet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Bài viết:
    505
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn đã lưu tâm.
    Xin nhường lời cho bác TV. Tớ chỉ xin ké chút xíu.
    Thêm thử mấy câu mới nữa:
    Quốc Cộng mần răng?
    Trung Ngôn nghịch nhĩ!
    Quốc Cộng đồng nhau
    Trung Ngôn nghịch nghĩ
    Quốc Cộng thù nhau
    Trung Ngôn nghịch nhĩ
    Quốc Cộng giành nhau
    Trung Ngôn nghịch nhĩ
    Quốc Cộng cùng dân
    Trung Hoa nghịch tặc

    ....
    Xin vui lòng cho biết bạn thấy có câu nào vừa ý.

Chia sẻ trang này