1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kim Cổ Việt Ngữ Giải Thích

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi OThienVuongO, 16/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Ionesome

    Ionesome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    1.195
    Đã được thích:
    1
    Hình như có khác bạn ạ
    [​IMG]
  2. OThienVuongO

    OThienVuongO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Yết Kiêu được diễn nghĩa là chó săn mõm ngắn mà bạn thấy trong bài viết của Nguyễn Long Thao, thực ra là từ sự chú giải của sách Việt Nam Sử Ký Toàn Thư. Truy sâu hơn nữa thì ý đó xuất phát từ Kinh Thi.
    Với sử ký và kinh sách đều nói như vậy, khiến cho không ai dám phủ nhận. Tuy nhiên, cá nhân TV lại vẫn không tán thành với quan điểm đó.
    Bởi lẽ tuy sách viết Dã Tượng và Yết Kiêu là ...gia nô của Trần Quốc Tuấn, nhưng thực ra họ thuộc loại ....thực khách như Phùng Hoan, ở nhà Mạnh Thường Quân Điền Văn. Hay như Nguyễn Văn Lập là tỳ tướng của Vương Công Kiên, Xích Tu Tư là tỳ tướng của Cốt Đãi Ngột Lang như lời viết trong Hịch Tướng Sĩ. Chứ không phải hạng nô lệ bình thường. Phải gọi là ...bộ tướng thì mới thỏa đáng.
    Nói Dã Tượng và Yết Kiêu là được đặt tên theo thú vật, không những đã làm hoen ố thanh danh của các vị này, trái lại, còn hàm ý khinh rẻ gia nô của Trần Hưng Đạo. Với thái độ đối với tướng sĩ như vậy, thử hỏi bài Hịch Tướng Sĩ kia viết ra ai có thể hưởng ứng theo chứ?
    Theo cá nhân TV nghĩ, vì Dã Tượng có biệt tài chế phục voi rừng, nên người ta mới kính phục mà đặt cho biệt danh như vậy. Giống như Hoàng Hoa Thám được gọi là ...Hùm Thiêng Yên Thế, hay Nguyễn Hữu Cầu là ...quận He vậy.
    Riêng tên Yết Kiêu thì nguyên văn chữ Hán trong sử là ?.. Trong đó Yết là chữ của cụm từ Yết Đính (?顶), dùng để chỉ những người hói đầu, trọc đầu. Còn chữ Kiêu thì có nghĩa là vạm vỡ, lực lưỡng.
    Yết Kiêu là người có biệt tài bơi lặn, nên thân thể lực lưỡng là rất tự nhiên. Thường xuyên bơi lặn tất phải cạo đầu hoặc lấy cái gì bịt đầu lại để bơi cho tiện, đó cũng là điều có thể hiểu được. Và có lẽ vì vậy mà người ta đặt cho ông biệt danh ...Yết Kiêu (anh chàng trọc đầu vạm vỡ) như vậy cũng nên.
    Vì Yết Kiêu tên thật là Nguyễn Hữu Thế, cũng sinh ở Hải Dương, nên rất có thể có liên quan họ hàng với Quận He Nguyễn Hữu Cầu sau này cũng nên.
    Thân ái,
    -Thiên Vương-
  3. _Arwen_

    _Arwen_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    3.574
    Đã được thích:
    0
    O vương vẫn như ngày nào, kiến thức uyên thâm quá. Lâu lâu mới thấy huynh, huynh bận à?
  4. OThienVuongO

    OThienVuongO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    290
    Đã được thích:
    0
    Arwen chê cười TV rồi! Hai chữ ...uyên thâm...phải dùng cho cô gái đất Thục thì mới đúng hơn chứ ha! :-)
    Về phần TV thì cũng bình thường thôi! Sau này có dịp sang lễ bái Khổng Minh tiên sinh, mong rằng sẽ được Arwen làm người dẫn đường nhé!
    Chúc Arwen luôn có nhiều cảm hứng nhé!
    Thân ái,
    -Thiên Vương-
  5. tltlinh97

    tltlinh97 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho hỏi Bánh Giầy và Bánh Dầy, từ nào đúng với cái bánh trong truyện cổ tích gắn với Lang Liêu.
    Được tltlinh97 sửa chữa / chuyển vào 17:09 ngày 16/04/2008

Chia sẻ trang này