1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kim Cổ

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi ZhuJeLiang, 09/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ZhuJeLiang

    ZhuJeLiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2007
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Kim Cổ

    Gần đây, thấy các bác tranh luận rất hào hứng về vấn đề so sánh giữa Kim Dung và Cổ Long. Nhưng hình như lại chưa có topic riêng cho chủ đề này, trong khi lại tranh luận rất sôi nổi ở các chủ đề khác, khiến cho ko khỏi đi vào tình trạng lạc đề. Như vậy tớ thiết tưởng mình đã thiếu đi fần tôn trọng với các tác giả của topic. Ví dụ như 1 số topic gần đây của an_kiem_khach, 1 số bác vào đọc truyện xong đã ko trân trọng tác fẩm của người ta, lại vô tình hay hữu ý toàn bàn sang tranh luận Kim Cổ. Như vậy các bác nghĩ xem mình thiếu tôn trọng người ta thì làm sao đòi hỏi người ta tôn trọng lại mình chứ.

    Vì vậy với 1 đề tài hay như Kim Cổ, rất mong các bác dành 1 chỗ riêng để mọi người cùng thoả chí.

    Cá nhân tớ cũng có đôi chút ý kiến như sau: truyện của Cổ Long có nội dung hay, sâu sắc, có nhiều câu mang tính triết lý rất hay ( kể cả quan trọng hay vớ vẩn ), ví dụ như câu " nếu người đàn ông nào sống hơn 60 tuổi, thì sẽ lãng fí mất 10 năm, trong đó mất 5 năm chờ fụ nữ mặc quần áo, và 5 năm chờ fụ nữ cởi quần áo " ........ Nhưng ngoài nội dung ra, thì tớ cho rằng văn của Cổ Long có hơi khô khan thật. Khi đọc truyện nói chung, nghĩa là ta đang thả hồn vào dòng tưởng tượng đi theo câu chuyện, vì vậy khi lời văn ko bay bổng, lai láng thì cũng kho có hứng thú mà tưởng tượng được. Dường như văn của Cổ Long thích mang âm hưởng của truyện trinh thám kết hợp với kiếm hiệp thì đúng hơn ( cool ). Bởi vậy có thể nói với nội dung này mà chuyển thể thành fim thì very good. Nhưng với cá nhân tớ thì ko khoái khi đọc truyện. Ngược lại, những tác fẩm của Kim Dung thường là những bản trường ca bi ai hùng tráng, thường mang lại cảm xúc hào sảng cho người đọc. Nên theo cá nhân tớ đọc Kim Dung vẫn bốc hơn.

    Tuy nhiên đấy cũng chỉ là ý kiến riêng, còn các fan hâm mộ Kim Cổ vẫn có quyền fản bác và đưa ra những minh chứng cho mình.
  2. kemetmoi

    kemetmoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    393
    Em chắc bác chưa bao giờ đọc chuyện và xem phim của Cổ Long nên khỏi phản đối làm gì!
    Sự đời, sao người ta cứ thích nói về những gì mà người ta chưa biết thế nhỉ
  3. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Uhm, cá nhân tớ thì phim Cổ Long làm đa số đều dở tệ.
    Tớ thì thích cả 2 bác, kiểu như chơi đủ Espresso lẫn Mocha.
    Còn nếu phải so sánh kiểu phê bình văn học thì Kim lão nhân gia hơn đứt Cổ đại hiệp rồi.
    Cá nhân tớ thấy dù hợp cả Cổ đại hiệp lẫn Huỳnh tiên sinh lại vẫn kô thể ăn đứt được Kim lão nhân gia. Phải hội đủ điểm mạnh của cả 3 nhà Lương - Cổ - Huỳnh (xếp theo tuổi tác, kô hàm ý so sánh hơn thua) thì mới dứt điểm được Kim lão nhân gia. Có điều nhà văn thế hiện tại chưa xuất hiện, mà tương lai cũng khó mà gặp được. Cho nên lão nhân gia chắc mãi mãi vẫn là Thái Sơn Bắc Đẩu, cỡ như Bộ Phi Yên có đi cả đời chắc cũng kô đuổi kịp.
  4. truong_luong

    truong_luong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2003
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Văn phong của Cổ Long đọc rất mệt mỏi, lúc nào mà người không khoẻ thì chớ có đọc đến nó (dù là với mục đích giải trí). Tôi thấy trong các tác phẩm của Cổ Long thì có bộ Song hùng kì hiệp, Sở Lưu Hương truyền kì là còn dễ đọc 1 chút.
    Kim Dung lão gia thì văn phong mượt mà hơn, truyện cũng chuyển tải được nhiều vấn đề khác ngoài vấn đề vó thuật, tuy nhiên trong 14 bộ của Kim Dung lão gia thì cũng có vài bộ viết không được hay lắm.
    Kết lại 1 câu: 1 số truyện của Kim Dung có thể đọc đi đọc lại vài lần vẫn còn thấy hấp dẫn, nhưng truyện của Cổ Long lão gia thì mình chưa đọc lại truyện nào đến lần thứ 3 ( có thể là vì không đủ sức khỏe )
  5. ngophuclong

    ngophuclong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2003
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    "Tiết trời đẹp thế này, phong cảnh đẹp thế này, trước lúc chúng ta chết ít nhất cũng hưởng thụ cuộc sống một chút chứ nhỉ!" Thế là họ đi. Bước đầu tiên tựa hồ hai người cùng cất bước một lúc. Cả hai người không ai muốn giành phần hơn với đối phương. Vì trận chiến này đối với họ điều giành được không phải là sống chết thắng thua mà là có một sự thể nghiệm giao lưu trong cuộc đời của bản thân mình. Chính vì thế mà họ không thể tự khinh nhờn mình được.
    Lá phong càng đỏ, buỗi chiều tà càng rực rỡ.
    Trước khi bóng tối sẽ phủ trùm mặt đất dường như trời xanh cố ban phát thật nhiều ánh sáng cho thế gian khác nào một con người hấp hối trước khi thở hắt ra đều tỏ ra càng rõ lòng thiện, càng rõ thêm trí tuệ.
    Đó mới là đời người. Nếu ta quả thật có thể hiểu được cuộc đời thì đau buồn của ta sẽ giảm bớt đi và sướng vui của ta sẽ tăng thêm....
    Yến Thập Tam - Cổ Long.
  6. weingarten

    weingarten Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2007
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Chiến tranh với....Kim lão gia...Giữa tiếng ngựa hý,quân reo,lửa cháy,tiếng tù và xung trận đột ngột cất lên.Thiên binh vạn mã ào ạt tràn lên như nước hồng thuỷ.Lúc ấy cách thời Thành Cát Tư hãn với Bạt Đô oai trấn thiên hạ đã xa,nhưng kỵ binh Mông cổ vẫn luyện tập luôn luônvà vẫn là đội quân thiện chiến nhất thiên hạ....Cổ tiên sinh....Mấy chục thanh kiếm loé hàn quang lấp loáng,tựa hồ một tấm lưới kiếm.Và ko chỉ có lưới kiếm mà còn có rừng thương,núi đao.Ánh kim pha ánh nguyệt,kiếm quang chiếu thiết y.Tử Cấm Thành ngập tràn sát khí và oai nghiêm ko ai tưởng tượng nổi...Huỳnh đại hiệp....Trung quân cũng ồ ạt tiến lên,đội hình chỉnh tề dàn trải trên bình nguyên.Từng đợt từng đợt kỵ binh tràn lên thảo nguyên như từng đợt sóng xô bờ,khôi giáp ngời lên trong ánh ban mai.Đất bằng như lùi lại phía sau,roi ngựa vung lên hoa cả mắt,chiến mã hí vang trời,đại chiên lại chuẩn bị khai diễn
  7. kemetmoi

    kemetmoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    393
    Cổ Long tả về sự rung động đầu đời :
    "Đêm. Đêm trăng.
    Mặt hồ dưới ánh trăng tựa như tấm gương, trên mặt hồ ánh trăng bàng bạc, trong gió nghe như có mùi thơm của gỗ cẩm hoa.
    Chiếc thuyền nhỏ lắc nhẹ trên mặt hồ, người trên thuyền lắc nhẹ mái chèo.
    Cái gì ôn nhu nhất nhỉ ?
    Mặt hồ ? Hay ánh trăng ? Hay là ánh mắt của người ấy ? Người đã muốn say, say không phải vì rượu.
    Tây hồ tháng ba, Tây hồ dưới ánh trăng, không phải còn muốn làm người ta say hơn là rượu ?
    Huống gì, người đang độ tuổi xanh.
    Hoa Hoa Phong đưa một mái chèo qua cho Đoàn Ngọc.
    Đoàn Ngọc lẳng lặng đón lấy, ngồi bên cạnh cô, hai cây chèo cùng đưa xuống nước, cùng đưa lên không.
    Chèo bật lên, nước bắn tung tóe như những thỏi bạc vụn.
    Nước hồ cũng say rồi, say thành làn sóng lăn tăn, say thành một cái lúm đồng tiền.
    Xa xa có ai đang thổi sáo ?
    Bọn họ yên lặng nghe tiếng sáo, yên lặng lắng nghe tiếng mái chèo khua nước.
    Tiếng chèo khua còn hay hơn cả tiếng sáo, còn có âm điệu hơn.
    Hai cặp bàn tay tựa hồ biến thành một người.
    Bọn họ không ai nói chuyện.
    Nhưng bọn họ lại cảm thấy mình chưa bao giờ gần gũi một người nào đến như vậy.
    Hai trái tim đã cùng nhịp, hà tất phải nói gì nữa.
    "
    Kim Dung thì:
    "Hoàng Dung nhẹ nhàng dựa vào ngực y. Quách Tĩnh chỉ thấy một mùi hương ngọt ngào bao bọc thân thể y, bao bọc hồ nước, bao bọc cả trời đất, cũng không biết là mùi hương hoa mai hay mùi hương trên người Hoàng Dung tỏa ra. Hai người cầm tay nhau không nói gì nữa.
    ......................
    Quách Tĩnh nói:
    - Nói tóm lại là cô không cần đi.
    Nhưng không nói được lý do. Hoàng Dung hạ giọng nói:
    - Ngươi có thương yêu ta hơn, ta cũng không chịu đâu. Nếu ngươi gặp tai nạn, chẳng lẽ ta sống được một mình sao?
    Quách Tĩnh trong lòng chấn động, bất giác cảm động, thương yêu, mừng rỡ, thương thân, bấy nhiêu tình cảm đồng thời trào dâng trong lòng, đột nhiên can đảm gấp trăm lần, chợt thấy bọn Sa Thông Thiên. Bành Liên Hổ không có gì đáng sợ, trên đời không có việc gì khó, hiên ngang nói:
    - Ðược, chúng ta cùng đi lấy thuốc!
    "
    Hay riêng trong topic này chúng ta cùng tìm những đoạn tả những hoàn cảnh tương tự nhau (quyết đấu, yêu đương, tỏ tình...) của hai vị đại gia rồi cùng ngâm ngợi, theo em thấy còn hay hơn là ngồi đây cãi vã.

    Được kemetmoi sửa chữa / chuyển vào 22:18 ngày 09/10/2007
  8. cungbanvutang

    cungbanvutang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    604
    Đã được thích:
    0
    Bang chủ có thiên kiến quá không zậy? Phim dở thì kệ phim dở chứ bang chủ, bản thân tớ thấy rất ghét các bộ phim làm ăn theo Cổ Long, dù là diễn viên tớ thích nhưng khi phim làm ra mà không như truyện thì tự nhiên tớ ghét liền.....
    Nếu xét về văn phong, theo cá nhân tớ thì văn phong của Cổ Long đời hơn và dễ có thật hơn (những bộ sau này nhá, khi mà đã tạo được cách hành văn riêng), có bạn bảo là nó có đầy trong các thể loại sách khác, nhưng thử hỏi rằng các thể loại sách khác có miêu tả kiếm hiệp không mà chúng ta là fan kiếm hiệp???Việc này cũng giống như phim vậy, hồi trước thì chúng ta mê phim hồng kông vì mở ra thể nào cũng có đôi ba màn phóng chưởng xanh đỏ thành luồng như tia lade, càng về sau này chúng ta lớn lên, hiểu biết rộng ra rồi thì nghệ thuật diễn xuất &kĩ xảo điện ảnh hiện đại hơn, chúng ta không khoái xem kiểu đánh chưởng xì khói trong tay áo nữa...v...v...đó chính là lúc tớ chuyển từ Kim Dung sang Cổ Long vậy...
    về Nhân vật, không ít lần tớ đã so sánh và nói rằng tuyến nhân vật của Kim Dung rất ít mặt, và nhân vật chính thì luôn phải là nhân vật bạch đạo, cả về nhân thân lẫn phẩm giá, còn Cổ Long thì ngược lại, phẩm giá có thể là bạch đạo, nhưng sanh ý và xuất thân thì có thể là hắc đạo....v....v...Anh hùng của Kim Dung phần lớn là giống nhau, lúc nào cũng phải đội trời đạp đất trong khi đó, anh hùng của Cổ Long thì có lúc nọ lúc kia, không nhất định cứ phải là người nổi tiếng ai ai cũng kính phục....
    Sát thủ của Kim Dung thường là những cao thủ thành danh trên giang hồ, toàn thân mang tiếng ác, nhắc đến là thấy vẻ mặt tàn ác, luôn làm trò quái dị...trong khi đó thì sát thủ của Cổ Long thiên biến vạn hóa, biến ảo không ngừng..
    Kết cuộc: Đối với Kim Dung, các nhân vật chính luôn là những người hưởng thành quả sau cùng(trừ chính bang chủ) còn của Cổ Long, có khi lúc tưởng là có kết quả tốt thì cũng lại là lúc lìa đời, hoàn toàn bất ngờ
    Chính vì vậy mà theo tớ , ông nào cũng có cái hay riêng, chứ không thể nào bình bầu theo kiểu cộng dồn vào nhau được, phải vậy không bang chủ
  9. an_kiem_khach

    an_kiem_khach Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2003
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    Xin hỏi bạn cungbanvutang, ai bảo rằng văn phong của Cổ Long có đầy trong các thể loại sách khác vậy??? Tớ đã đọc kha khá các tác phẩm văn học, chưa thấy có quyển nào văn phong giống như Cổ Long cả.
    Bạn bảo văn phong Cổ Long đời hơn và dễ có thật hơn, tớ hoàn toàn không đồng ý. Bảo số phận, nhân vật, tình tiết của Cổ Long "đời hơn" thì tớ thấy còn có lý (mà vẫn còn phải xét cái đã), chứ bảo văn phong đời hơn thì chả đúng tẹo nào. Tớ chỉ hỏi bạn một câu thôi, trong 1 trang sách của Cổ Long, có được bao nhiêu câu văn miêu tả???? hay là cảnh đẹp thì bảo là nó đẹp, tả thêm đôi 3 câu về ánh trăng với cây kiếc là chấm hết. Vậy thì cái đấy thật ở chỗ nào????
    cái này mới là sai lớn nhất đây. Các nhân vật chính trong truyện Kim Dung, mỗi người mỗi vẻ tính cách hoàn toàn khác nhau. Có người chất phác, có kẻ ngu ngốc, người trượng phu, kẻ lại tinh anh giảo hoạt,... nói chung, các nhân vật trong truyện Kim Dung (kể cả các nhân vật phụ) thường rất ít khi có tính cách trùng lặp (hầu như là không có).
    Còn về Cổ Long thì sao, tớ ít đọc Cổ Long, đâm ra cũng chỉ đưa ra được 1 ví dụ đơn sơ: Tiểu Phi trong Tiểu Lý Phi Đao là một thanh niên lạnh lùng, ít nói mà bản tính trung thực (có cả vẻ ngây thơ của jai mới lớn). Nhưng sau khi kết thúc Tiểu Lý Phi Đao rồi, sang đến cái truyện sau của Tiểu Lý mà Tiểu Phi là nhân vật chính ấy, thì tay này lại biến thành 1 người rất từng trải, có nhiều nữ nhân vây quanh, mất hoàn toàn cái vẻ lạnh lùng trước đây, và dường như là... rập khuôn của Lý Tầm Hoan.
    Các nhân vật chính trong truyện của Cổ Long, người nào cũng thông minh tài trí cả, võ công giỏi, suy luận thì như thần, cua gái thì như xiếc. Còn Kim Dung thì sao, có thằng ngu, có đứa thông minh rồi còn có cả thằng đếch biết tí võ công nào. Vậy bên nào mới là "giống nhau" đây, bên nào mới là "đời hơn" đây???
    bạn nói hoàn toàn đúng, ai cũng có chỗ hay riêng, ngay cả Kim lão gia cũng không phải không có cái dở. Nhưng mà đánh giá một cách khách quan và công bằng, trên cả phương diện văn học và kiếm hiệp, e rằng Kim Dung vẫn luôn là số 1.
  10. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    @an_kiem-khach:
    Tiểu Phi với Sở Lưu Hương khác nhau bác ạ. Do mấy ông dịch giả VN hồi xưa dịch xằng dịch bậy thế thôi. Cái này nên nghiên cứu rồi phát biểu, kẻo fan Cổ Long họ cười cho đấy. Nói chung bác đã ít đọc Cổ Long thì nên hạn chế nói nhiều về Cổ Long, tán về Kim Dung thôi.
    ---------
    Hưởng ứng bằng hữu kemetmoi cái nào.
    Trên sa mạc đi về Ngọc Môn Quan, một cô gái cưỡi ngựa trắng chầm chậm đi về hướng đông. Nàng đang nhẩm lại những gì mà người Cáp Tát Khắc của bộ tộc Thiết Diên nói với nàng lúc chia tay:
    Tô Lỗ Khắc nói:
    - Lý cô nương, cô đừng đi, ở lại với chúng tôi. Chúng tôi ở đây có nhiều cái hay lắm, sẽ tìm cho cô một ông chồng thật tốt. Chúng tôi sẽ biếu cô thật nhiều cừu, nhiều bò, làm cho cô một cái lều thật đẹp.
    Lý Văn Tú mặt đỏ lên, lắc đầu. Tô Lỗ Khắc lại nói tiếp:
    - Cô là người Hán, cái đó cũng chẳng sao. Người Hán cũng có người tốt. Người Hán có lấy người Cáp Tát Khắc được không nhỉ? Hừm. ..
    Y lắc đầu nói:
    - Để mình đi hỏi trưởng lão Cáp Bốc Lạp Mẫu xem sao.
    Cáp Bốc Lạp Mẫu là người tinh thông kinh Koran, thông minh nhất và có học nhất trong bộ tộc Thiết Diên...
    Thế nhưng Cáp Bốc Lạp Mẫu dù tài trí, dù thông minh tới đâu có một việc ông ta cũng không giải quyết được, dù kinh Koran bao la đến đâu cũng không có câu trả lời:
    Nếu như ngươi yêu thương say đắm một người, người đó lại yêu thương say đắm một người khác, thì phải thế nào?
    Con ngựa trắng từng bước, từng bước đưa nàng về Trung Nguyên. Bạch mã nay đã già, chỉ còn có thể đi chầm chậm, nhưng rồi cũng đến nơi. Đất Giang Nam có liễu xanh, có đào hồng, có én đen, có cá vàng. ..Người Hán cũng có những thanh niên anh tuấn, võ giỏi, hiên ngang tiêu sái...
    Thế nhưng cô gái xinh tươi ấy cũng cố chấp như những người Cao Xương thuở nào: Những thứ đó tốt lắm, đẹp lắm! Thế nhưng ta không thích thì sao?

    Ngày xưa tớ còn nhỏ, đọc những dòng này chẳng có cảm giác gì. Đến sau này hiểu thế nào là tình cảm, mỗi lần đọc lại đều có cảm giác nao nao khó tả, dù chỉ phần nào hiểu được chút dư vị cảm giác của Lý Văn Tú.
    Người ta thường nói tình yêu trong tác phẩm của Kim Dung đẹp. Ừ, có thể nó đẹp đấy, nhưng cũng buồn lắm, buồn đến nao lòng.
    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 05:36 ngày 10/10/2007

Chia sẻ trang này