1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kim cương bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi LHX_NDD, 14/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Kim cương bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh

    Kim cương bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh (zh. ?'?>^Nội dung kinh

    Bộ kinh này bao gồm một cuộc đàm luận giữa Phật và tôn giả Tu-bồ-đề, và như đã thấy trong các bộ kinh Bát-nhã khác, nhiều đoạn văn được dùng để nhấn mạnh công đức khi hành giả trì tụng kinh này. Có lẽ đây là điểm then chốt giải thích sự phổ biến và hảnh hưởng lớn của kinh này tại Đông, Đông Nam Á.

    Kinh văn chỉ tập trung vào một vài điểm giáo lí quan trọng và chúng được giải thích triệt để. Những điểm này cụ thể như sau:

    1. Hành giả không nên nhìn nhận một "tự ngã" (sa. ātman), một "chúng sinh" (sa. sattva), một "linh hồn" (sa. jīva, thọ mệnh giả) hoặc một "cá nhân" (sa. pudgala, bổ-đặc-già-la) nào cả.

    यावन्तf सुभ,त? सत्त्वाf सत्त्वधातO सत्त्वस,-्रह?ण स,-fह?ता .ण्डoा वा oरायुoा वा स,स्व?दoा वOपपादु.ा वा र,पिण
    ??o,~?
    Nhất thiết hữu vi pháp
    Như mộng huyễn bào ảnh
    Như lộ diệc như điện
    Ưng tác như thị quán.
    Tất cả các pháp hữu vi
    Như cơn mộng, như ảo ảnh, như bọt nước, như bóng
    Như sương mai, như ánh chớp
    Nên nhìn nhận chúng như thế.
  2. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Kim Cương Kinh
    The Vajracchedika Prajna paramita Sutra
    (Kinh Kim cương cắt đứt ngộ nhận)
    Tôi được nghe rằng:
    Một hôm đức Phật ở nước Xá-vệ tại rừng Kỳ-đà trong vườn Cấp Cô Độc cùng với 1250 vị Tỳ-kheo.
    Khi ấy gần đến giờ ăn, đức Phật đắp y mang bát vào đại thành Xá-vệ khất thực. Trong thành ấy, Người theo thứ lớp khất thực xong, rồi trở về. Ăn xong, Người dẹp y bát, rửa chân, trải tòa ngồi.
    Khi ấy trưởng lão Tu-bồ-đề, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, bày vai áo cà sa bên phải, cúi mặt quì xuống đất, chấp tay cung kính bạch đức Phật rằng: ?oThế Tôn! Hiếm ai như Người luôn hộ niệm và phó chúc các vị Bồ-tát. Thưa Thế Tôn! Người thiện nam, người thiện nữ phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác nên làm sao trụ, làm sao hàng phục tâm kia??
    Đức Phật bảo: ?oLành thay, lành thay! Này Tu-bồ-đề, đúng như lời ông nói, Như Lai luôn hộ niệm và phó chúc các vị Bồ-tát. Nay ông hãy lắng nghe cho kỹ, ta sẽ vì ông mà nói. Thiện nam, thiện nữ phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác nên như thế mà trụ, như thế mà hàng phục tâm kia.?
    Tu-bồ-đề: ?oXin vâng, bạch Thế Tôn! Con nguyện thích được nghe.?
    Đức Phật: ?oCác vị Bồ-tát lớn nên hàng phục tâm như sau. Dù là loài chúng sinh nào- loài sinh bằng trứng, hay loài sinh bằng thai, hay sinh chỗ ẩm ướt, hay hóa sinh; loài có hình sắc, hay không hình sắc; loài có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng có tưởng chẳng không tưởng- ta đều dẫn vào Vô dư Niết-bàn để được tự do. Tự do như thế vô lượng, vô số, vô biên chúng sinh. Nhưng thật ra không có chúng sinh nào được tự do. Vì sao? Vì nếu Bồ-tát còn có ý niệm về bản thân, người, chúng sinh, tuổi thọ tức thì chẳng phải là Bồ-tát.
    Lại nữa, Tu-bồ-đề, khi Bồ-tát làm việc bố thí thì không dựa vào gì cả. Chẳng dựa vào hình hài, tiếng động, mùi, vị, xúc pháp. Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát nên như thế mà bố thí, chẳng trụ nơi tướng. Vì sao? Vì nếu Bồ-tát bố thí chẳng dựa vào tướng thì phúc đức không thể đo đếm được. Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Hư không ở phương Đông có thể đo đếm được chăng??
    Tu-bồ-đề đáp: ?oBạch Thế Tôn, không ạ.? Phật lại hỏi : ?oNày Tu-bồ-đề, hư không phương Nam, phương Tây, phương Bắc, bốn phía trên dưới có thể đo đếm được chăng?? Tu-bồ-đề đáp : ?oBạch Thế Tôn, không ạ.?
    Đức Phật: ?oNày Tu-bồ-đề, Bồ-tát không dựa vào tướng mà bố thí, thì phúc đức nhiều như hư không không thể đo đếm được. Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát nên làm như ta vừa bảo.?
    ?oNày Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Có thể bằng thân tướng mà thấy Như Lai chăng??
    Tu-bồ-đề: ?oBạch Thế Tôn, không ạ. Bởi vì Như Lai đã nói, thân tướng tức không phải thân tướng.?
    Đức Phật: ?oPhàm những gì có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng không có tướng, tức là thấy Như Lai đấy.?
    Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: ?oBạch Thế Tôn, liệu sau này sẽ có chúng sinh nào được nghe những lời nói như thế liền sinh lòng tin chân thật chăng??
    Phật bảo Tu-bồ-đề: ?oChớ nói như thế. Sau khi Như Lai nhập diệt khoảng năm trăm năm, vẫn sẽ có người giữ giới, tu phước. Khi họ nghe những lời này sẽ sinh lòng tin cho đây là thật. Nên biết, người ấy đã gieo trồng căn lành không phải ở một kiếp đức Phật, hay hai, ba, bốn, năm kiếp đức Phật, mà là ở muôn kiếp đức Phật. Ai nghe lời này cho đến một niệm sinh lòng tin thanh tịnh, Như Lai ắt sẽ biết, ắt sẽ thấy chúng sinh ấy được phúc đức không kể xiết.?
    ?oVì sao? Vì các chúng sinh ấy không còn ý niệm về bản thân, con người, chúng sinh, tuổi thọ, không có ý niệm về pháp cũng không có ý niệm về phi pháp.?
    ?oVì sao? Vì nếu các chúng sinh ấy, tâm còn khăng khăng vào ý niệm là còn khăng khăng vào bản thân, con người, chúng sinh, tuổi thọ. Nếu còn khăng khăng nghĩ về pháp tức là còn khăng khăng vào bản thân, con người, chúng sinh, tuổi thọ. Nếu còn khăng khăng nghĩ về phi pháp tức là còn khăng khăng vào bản thân, con người, chúng sinh, tuổi thọ. Thế nên không nên khăng khăng vào pháp, mà cũng không nên khăng khăng vào phi pháp.?
    ?oBởi do nghĩa ấy, Như Lai thường nói: Tỳ-kheo các ông nên biết, ta nói pháp ví dụ như chiếc bè, pháp còn nên bỏ, huống là phi pháp.?
    ?oNày Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Liệu Như Lai đã được Vô thượng Chính đẳng Chính giác chưa? Như Lai có dạy gì không??
    Tu-bồ-đề thưa: ?oNhư con hiểu qua nghĩa Phật nói, không có thứ nhất định nào tên là Vô thượng Chính đẳng Chính giác, cũng không có lời nào nhất định Như Lai dạy. Vì sao? Vì lời Như Lai dạy đều không thể chấp, không thể nói, vì thế chẳng phải pháp cũng chẳng phải phi pháp. Vì sao? Vì tất cả bậc Thánh hiền đều do pháp vô vi mà trở nên khác thường.?
    Phật lại hỏi: ?oNày Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Nếu có người dùng 7 báu đầy cả 3000 đại thiên thế giới để bố thí, thì liệu người ấy sẽ được phúc đức thật nhiều chăng??
    Tu-bồ-đề thưa: ?oBạch Thế Tôn rất nhiều! Vì bản chất của phúc đức ấy lại chẳng phải là thứ phúc đức mà Như Lai có thể nói.?
    Phật nói: ?oNếu lại có người tin và làm theo kinh này, cho dù chỉ là bốn câu kệ, rồi vì người khác giảng lại, thì phúc đức của người này còn hơn phúc đức của người kia. Sao lại thế? Bởi vì, tất cả chư Phật và pháp Vô thượng Chính đẳng Chính giác của chư Phật đều từ kinh này ra. Này Tu-bồ-đề, Phật pháp tức là tất cả những gì chẳng phải Phật pháp.?
    ?oNày Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Liệu một Tu-nhập-lưu có thể nghĩ: ?ota được quả Nhập-lưu rồi? không?
    Tu-bồ-đề thưa: ?oBạch Thế Tôn, không ạ! Bởi vì, Tu-nhập-lưu mặc dù gọi là Nhập lưu, song không có chỗ nhập. Chẳng nhập sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Nhập-lưu ý là như vậy.?
    Phật lại hỏi: ?oTu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Liệu một Tu-nhất-vãng-lai có thể nghĩ: ?ota được quả Nhất-vãng-lai? được không??
    Tu-bồ-đề thưa: ?oBạch Thế Tôn, không thể ạ! Bởi vì, Nhất-vãng-lai dù có nghĩa tiến tới rồi quay lại một lần nữa, song thật ra không có tiến cũng chẳng có quay lại. Nhất-vãng-lai ý là như vậy.?
    Phật hỏi tiếp: ?oTu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Liệu một Bất-lai có thể nghĩ: ?ota được quả Bất-lai rồi? không??
    Tu-bồ-đề thưa: ?oBạch Thế Tôn, không ạ! Bởi vì, dù Bất lai có nghĩa là không quay lại thế giới này, song thực ra không có bất lai nào. Bất-lai ý là như vậy.?
    Phật lại hỏi: ?oLiệu một A-la-hán có thể nghĩ: ?ota được đạo A-la-hán? không??
    Tu-bồ-đề thưa: ?oBạch Thế Tôn, không ạ! Bởi vì, thật ra không có thứ nào tên là A-la-hán. Bạch Thế Tôn, nếu A-la-hán mà nghĩ rằng ta được đạo A-la-hán, thì tức là còn giữ ý niệm về bản thân, người, chúng sinh, tuổi thọ. Bạch Thế Tôn! Phật thường bảo con được Vô tránh tam-muội, là bậc đệ nhất trong số người đó, là A-la-hán từ bỏ được nhiều dục vọng nhất. Bạch Thế Tôn! Con không hề nghĩ con là ly dục A-la-hán. Nếu con cho rằng con được đạo A-la-hán, thì tất nhiên Thế Tôn đã chẳng nói con là người ưa hạnh A-lan-na. Do Tu-bồ-đề thật không có sở hành, nên gọi là Tu-bồ-đề ưa hạnh A-lan-na.?
    Đức Phật: ?oThế Như Lai thuở xưa ở chỗ đức Phật Nhiên Đăng có đạt được gì không??
    Tu-bồ-đề: ?oBạch Thế Tôn, không ạ! Như Lai ở nơi đức Phật Nhiên Đăng thực sự không đạt được gì.?
    Đức Phật : Bồ-tát có tạo ra sự trang nghiêm nơi cõi Phật không?
    Tu-bồ-đề : Bạch Thế Tôn, không ạ! Bởi vì, tạo ra trang nghiêm nơi cõi Phật thì không có sự trang nghiêm nơi cõi Phật. Trang nghiêm là như vậy.
    Đức Phật: Thế nên các Bồ-tát lớn cũng nên như vậy. Hãy sinh tâm thanh tịnh, không nên trụ nơi sắc sinh tâm, không nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sinh tâm. Tu-bồ-đề, ví như có người thân to như núi chúa Sumeru, ý ông nghĩ sao? Thân ấy là lớn chăng?
    Tu-bồ-đề: Rất lớn, bạch Thế Tôn! Bởi vì, lời Phật nói chẳng phải thân lớn, ấy gọi là thân lớn.
    Đức Phật: Nếu có nhiều sông Hằng như số hạt cát trong một dòng sông Hằng, thì liệu số cát của tất cả các dòng sông Hằng ấy có thật là nhiều không?
    Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế Tôn, rất nhiều! Chỉ các sông Hằng còn nhiều vô số, huống là số cát kia.
  3. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Đức Phật: Nay ta bảo thật với ông, nếu có người thiện nam, thiện nữ đem 7 báu đầy dẫy 3000 đại thiên thế giới bằng số cát tất cả những sông Hằng kia ra bố thí thì được phúc nhiều chăng?
    Tu-bồ-đề: Bạch Thế Tôn, rất nhiều!
    Đức Phật: Nếu người thiện nam thiện nữ, tin, làm theo, rồi giảng lại cho người khác kinh này dù chỉ là bốn câu kệ thì phúc đức của người này còn nhiều so với của người kia. Lại nữa, bất cứ nơi nào có Kinh này được giảng, cho dù chỉ là bốn câu kệ, đều sẽ là nơi trời, người, a-tu-la đến cúng dường chẳng hạn như tháp miếu của Phật. Huống hồ những nơi có người trọn hay thụ trì đọc tụng, thì nơi đó sẽ còn được coi như đất thánh đến chừng nào. Này Tu-bồ-đề, nên biết người ấy đạt được pháp tối thượng, rất hiếm có. Nếu Kinh này ở chỗ nào, ắt chỗ ấy có Phật hoặc là những đệ tử lớn của Phật.
    Tu-bồ-đề: Bạch Thế Tôn, tên của Kinh này là gì. Chúng con làm sao phụng trì?
    Đức Phật: Kinh này tên là Kim cương cắt đứt ngộ nhận (Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật) vì nó có thể cắt đứt mọi ngộ nhận, ảo tưởng, nên giúp giải thoát. Hãy dùng tên như thế và cố gắng thực hành theo nghĩa sâu xa nhất của nó. Bởi vì, cái mà đức Phất gọi là nhận thức tối thượng và ưu việt thực ra lại không phải là nhận thức tối thượng và ưu việt. Như thế mới chính là nhận thức tối thượng và ưu việt. Này Tu-bồ-đề, Như Lai có dạy về pháp chăng?
    Tu-bồ-đề: Bạch Thế Tôn, Như Lai không dạy về pháp.
    Đức Phật: có phải trong 3000 đại thiên thế giới có rất nhiều hạt bụi không?
    Tu-bồ-đề: Bạch Thế Tôn, rất nhiều!
    Đức Phật: Này Tu-bồ-đề, Như Lai nói các hạt bụi không phải là hạt bụi. Thế nên chúng mới đúng là những hạt bụi. Như Lai nói đại thiên thế giới thực ra không phải đại thiên thế giới. Thế nên chúng mới thực sự là đại thiên thế giới. Thế, liệu có thể dựa vào 32 tướng mà nhận ra Như Lai chăng?
    Tu-bồ-đề: Bạch Thế Tôn, không ạ! Không thể dựa vào 32 tướng mà nhận ra được Như Lai. Bởi vì, những thứ mà Như Lai gọi là 32 tướng không nhất thiết là 32 tướng. Thế nên, Như Lai mới gọi chúng là 32 tướng.
    Đức Phật: Nếu có người thiện nam, người thiện nữ nhiều lần như cát sông Hằng đem thân mạng mình để bố thí thì phúc đức vẫn còn thua xa phúc đức của người tin, làm theo và chia sẻ kinh này cho dù chỉ là bốn câu kệ.
    Khi ấy ngài Tu-bồ-đề nghe Phật nói kinh này, hiểu sâu được nghĩa thú, rơi lệ đầm đìa. Ngài bạch Phật rằng: Đức Thế Tôn! Thật là hiếm có. Từ ngày con được ơn Phật mà tuệ nhãn đến giời, chưa từng được nghe Phật nói kinh điển nào sâu xa như thế. Bạch Thế Tôn! Nếu lại có người được nghe, tin một lòng thanh tịnh vào kinh này, và hiểu được sự thật, thì người ấy hẳn sẽ thành tựu được công đức không ai sánh bằng. Bạch Thế Tôn! Hiểu được sự thật không nhất thiết nghĩa là hiểu. Thế nên, Như Lai mới bảo là hiểu được sự thật.
    Bạch Thế Tôn! Nay con may được nghe kinh này, tin, hiểu, nghe theo và thực hành nó không phải chuyện khó. Song nếu đời sau, khoảng 500 năm về sau, nếu có chúng sinh nào được nghe kinh này, tin, hiểu, nghe theo và thực hành nó, người ấy hẳn sẽ vĩ đại và hiếm có. Bởi vì, người này sẽ không bị chi phối bởi ý niệm về bản thân, con người, chúng sinh, tuổi thọ. Bởi vì, ý niệm về bản thân không phải là ý niệm, ý niệm về con người, chúng sinh, tuổi thọ cũng không phải là ý niệm. Sở dĩ các đức Phật được gọi là đức Phật bởi vì họ không có ý niệm gì cả.
    Phật bảo Tu-bồ-đề: Đúng thế, đúng thế! Nếu có người được nghe kinh này, không kinh, không hãi, không sợ, thì người ấy sẽ không ai bì được. Vì sao? Vì, những gì mà Như Lai gọi là tối thượng và siêu việt không nhất thiết phải là tối thượng và siêu việt. Thế mới có thể gọi là tối thượng và siêu việt.
    Này Tu-bồ-đề! Cái mà Như Lai gọi là sự chịu đựng siêu việt lại không phải là sự chịu đựng siêu việt. Thế nên mới được gọi là chịu đựng siêu việt. Bởi vì, thuở xưa, khi ta bị vua Kalinga cắt đứt thân thể, ta không hề giữ ý niệm về bản thân, con người, chúng sinh, tuổi thọ. Nếu khi ấy, ta cứ giữ ý niệm về bản thân, con người, chúng sinh, tuổi thọ, thì ta đã hận ông ấy rồi.
    Nhớ thuở quá khứ năm trăm đời, ta đã nhẫn nhục siêu việt nhờ không giữ ý niệm về bản thân, con người, chúng sinh, tuổi thọ. Thế nên, Tu-bồ-đề! Nếu Bồ-tát muốn phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, thì hãy nên từ bỏ tất cả các ý niệm có thể sinh tâm, dù là ý niệm về sắc, hay thanh, hay hương, hay vị, hay xúc. Hãy sinh tâm mà không có chỗ trụ.
    Như Lai nói mọi ý niệm đều không phải là ý niệm, mọi chúng sinh đều không phải là chúng sinh. Này Tu-bồ-đề! Như Lai nói lời chân, lời thật, lời không dối, lời chẳng khác. Nếu Như Lai bảo đã đắc pháp, thì pháp này không thật, không hư.
    Tu-bồ-đề! Nếu Bồ-tát khi tâm vẫn trụ nơi ý niệm mà bố thí, thì sẽ như người đi vào nơi tối, không thể thấy gì. Còn nếu Bồ-tát khi tâm không trụ nơi ý niệm mà bố thí, thì như người có mắt lại thêm ánh sáng mặt trời chiếu soi, sẽ thấy mọi hình sắc.
    Nếu đời sau có người thiện nam hay thiện nữ tin, đọc và làm theo kinh này, thì Như Lai với trí tuệ Phật ắt biết đến người ấy, và người ấy tất sẽ được quả phúc đức vô lượng vô biên.
    Mặt khác, nếu có người thiện nam thiện nữ, mỗi buổi sáng nhiều như số cát sông Hằng đem thân mạng mình ra bố thí, mỗi buổi trưa nhiều như số cát sông Hằng lại đem thân mạng mình ra bố thí, mỗi buổi chiều nhiều như số cát sông Hằng cũng đem thân mạng mình ra bố thí, cứ như thế vô số kiếp đem thân mạng ra bố thí, thì quả phúc đức của người ấy vẫn còn thua xa quả phúc đức của người nghe kinh này, tin theo không chút nghi ngờ. Còn nếu người nào chép lại, tiếp nhận, giảng giải cho người khác kinh này, thì quả phúc đức không gì sánh bằng.
    Này Tu-bồ-đề! Tóm lại, kinh này mang lại công đức và hanh phúc không thể đo đếm, không thể tưởng tượng được. Nếu ai đó có thể tiếp nhận, thực hành, giảng giải, chia sẻ kinh này cho người khác, Như Lai ắt biết người ấy, ắt thấy người ấy, và người ấy sẽ có quả đức không thể lường, không thể tính, không gì bằng. Những người như thế sẽ có thể gánh vác sự nghiệp trí tuệ tối cao viên mãn của Phật. Vì sao hỡi Tu-bồ-đề! Vì người nào thích những lời dạy nhỏ, cố giữ ý niệm về bản thân, con người, chúng sinh, tuổi thọ, thì người ấy không thể lắng nghe, tiếp nhận, đọc tụng, giảng giải cho người khác. Ở nơi nào có kinh này, thì ở đó tất cả trời, người, a-tu-la đều sẽ tới cúng dường. Nơi như thế chính là nơi linh thiêng và cần được cung kính làm lễ vây quanh, dùng các thứ hương hoa mà rải cúng.
    Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu có người thiện nam, thiện nữ đọc, tụng và thực hành kinh này bất chấp bị người khác khinh chê, thì những nghiệp chướng mà người này mắc phải ở kiếp trước và vì thế đáng lẽ phải bị đọa trong đường ác, sẽ được xóa bỏ, sẽ được quả Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Này Tu-bồ-đề, ta nhớ thuở xưa, từ trước khi ta gặp đức Phật Nhiên Đăng, ta đã được gặp hàng triệu đức Phật, và vị nào ta cũng thờ phụng. Nếu sau này, ở đời mạt pháp mà vẫn có người đọc, tụng và thực hành kinh này thì quả đức người đó còn hơn quả đức cúng dường chư Phật của ta hàng trăm ngàn lần. Quả đức ấy không gì sánh được, không gì đo đếm được.
    Này Tu-bồ-đề! Quả đức của thiện nam thiện nữ do việc đọc, tụng và thực hành kinh này ở đời mạt pháp lớn đến nỗi nếu ta cố giải thích cặn kẽ ắt sẽ có người hồ nghi, không tin, và tâm họ tất sẽ cuồng loạn. Tu-bồ-đề nên biết rằng, ý nghĩa của kinh này không thể nghĩ bàn thế nào cho đủ. Cũng như vậy, quả đức do đọc, tụng và thực hành kinh này không thể nghĩ bàn thế nào cho hết.
    Khi ấy ngài Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Thiện nam, thiện nữ muốn phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác, thì cần dựa vào đâu, làm sao làm chủ được tâm mình? Phật bảo Tu-bồ-đề: Thiện nam, thiện nữ phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác nên làm thế này: Ta nên đưa tất cả chúng sinh tới bờ giác ngộ, nhưng giác ngộ tất cả chúng sinh rồi ta thực sự vẫn không nên cho rằng đã có chúng sinh được giác ngộ. Bởi vì, Bồ-tát mà còn giữ ý niệm về bản thân, con người, chúng sinh, tuổi thọ thì không phải là Bồ-tát thật sự. Sao lại thế? Vì Tu-bồ-đề ạ, thật ra làm gì có pháp phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác đâu. Tu-bồ-đề! Ông nghĩ sao? Như Lai ở nơi Phật Nhiên Đăng có pháp Vô thượng Chính đẳng Chính giác không?
    Tu-bồ-đề: Bạch Thế Tôn, không có! Như chỗ hiểu của con qua nghĩa Phật nói, Phật ở nơi Phật Nhiên Đăng không có Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
    Đức Phật: Đúng thế, Tu-bồ-đề. Thật ra Như Lai không có một thứ gì gọi là Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Nếu Như Lai có Vô thượng Chính đẳng Chính giác, thì đức Phật Nhiên Đăng ắt không thọ ký cho ta rằng: Ở đời sau, ông sẽ được thành Phật hiệu là Thích-ca Mâu-ni. Do thật không có Vô thượng Chính đẳng Chính giác, thế nên đức Phật Nhiên Đăng mới thọ ký cho ta. Vì sao? Như Lai tức là nghĩa Như của các pháp. Ai nói Như Lai có Vô thượng Chính đẳng Chính giác là sai, bởi vì thực tế không có Vô thượng Chính đẳng Chính giác nào cả. Này Tu-bồ-đề! Vô thượng Chính đẳng Chính giác mà Như Lai đạt được không phải thực mà cũng không phải hư. Thế nên Như Lai nói tất cả pháp đều là pháp Phật. Này Tu-bồ-đề! Cái mà chúng ta vẫn gọi là tất cả các pháp đó, thực ra lại không phải là tất cả các pháp. Thế nên, mới gọi là tất cả các pháp.
  4. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Này Tu-bồ-đề, liệu có thể đem thân người cao lớn ra so sánh được không?
    Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế Tôn! Cái mà Như Lai gọi là thân người cao lớn thực ra lại không phải là thân người cao lớn.
    Đức Phật: Này Tu-bồ-đề! Bồ-tát cũng như thế. Nếu có Bồ-tát nói cho rằng mình phải giải thoát cho tất thảy chúng sinh, thì người ấy vẫn chưa phải là Bồ-tát. Bởi vì, không có tâm nào gọi là Bồ-tát cả. Thế nên Phật nói: tất cả pháp không bản thân, không người, không chúng sinh, không thọ giả. Này Tu-bồ-đề! Nếu có Bồ-tát nói ta phải trang nghiêm cõi Phật, thì người ấy vẫn chưa phải là Bồ-tát. Bởi vì, cái mà Như Lai nói trang nghiêm cõi Phật thực ra chẳng phải là cõi Phật trang nghiêm. Chính vì thế mới trang nghiêm. Này Tu-bồ-đề! Chỉ có Bồ-tát nào hiểu tường tận nguyên lý vô ngã vô pháp mới thực sự là chân Bồ-tát.
    Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Như Lai có mắt thường không?
    Tu-bồ-đề: Bạch Thế Tôn! Như Lai có mắt thường.
    Đức Phật: Như Lai có mắt thần không?
    Tu-bồ-đề: Bạch Thế Tôn! Như Lai có mắt thần.
    Đức Phật: Như Lai có tuệ nhãn không?
    Tu-bồ-đề: Bạch Thế Tôn! Như Lai có tuệ nhãn.
    Đức Phật: Như Lai có pháp nhãn không?
    Tu-bồ-đề: Bạch Thế Tôn! Như Lai có pháp nhãn.
    Đức Phật: Như Lai có Phật nhãn không?
    Tu-bồ-đề: Bạch Thế Tôn! Như Lai có Phật nhãn.
    Đức Phật: Như trong sông Hằng có bao nhiêu cát, Phật có bảo đấy là cát không?
    Tu-bồ-đề: Bạch Thế Tôn! Như Lai có bảo đấy là cát.
    Đức Phật: Nếu có nhiều sông Hằng như số cát của một sông Hằng và có nhiều thế giới Phật như tất cả số cát của ngần ấy dòng sông Hằng, như thế có phải là rất nhiều thế giới Phật không?
    Tu-bồ-đề: Bạch Thế Tôn, rất là nhiều!
    Đức Phật bảo Tu-bồ-đề: Cho dù có bao nhiêu chúng sinh trong vô vàn thế giới Phật như thế, và dù mỗi chúng sinh lại có một tâm khác nhau, nhưng Như Lai cũng đều biết cả. Đó là vì, cái mà Như Lai gọi là các tâm khác nhau thực ra lại không phải là tâm khác nhau. Thế nên, gọi là tâm khác nhau. Sao lại thế? Vì, không thể nào thấu hiểu được tâm quá khứ. Tâm hiện tại và tâm tương lai cũng như thế.
    Này Tu-bồ-đề, nếu có người đem châu báu đầy dẫy cả 3000 đại thiên thế giới để bố thí, thì người này có nhờ thế mà được rất nhiều quả đức không?
    Tu-bồ-đề: Bạch Thế Tôn! Người này nhờ thế sẽ được rất nhiều quả đức.
    Đức Phật: Này Tu-bồ-đề! Nếu quả đức là thứ cụ thể nào đó, thì Như Lai đã chẳng nói được nhiều quả đức. Do quả đức là thứ không thể hiểu thấu, nên Như Lai nói được phước đức nhiều.
    Này Tu-bồ-đề, có thể thấy Phật dựa vào sắc thân đầy đủ của Người không?
    Tu-bồ-đề: Bạch Thế Tôn, không thể! Bởi vì, thứ mà Như Lai gọi là sắc thân đầy đủ thực ra không phải là một sắc thân đầy đủ. Thế nên mới được gọi là sắc thân đầy đủ. Đức Phật: có thể thấy Như Lai dựa vào tướng đầy đủ của Người không?
    Tu-bồ-đề: Bạch Thế Tôn, không ạ! Không thể thấy Như Lai dựa vào tướng đầy đủ của Người. Bởi vì thứ mà Như Lai gọi là tướng đầy đủ thực ra không phải là tướng đầy đủ. Chính vì thế, mới được gọi là tướng đầy đủ.
    Đức Phật: ông chớ bảo Như Lai có ý niệm rằng: ta sẽ truyền giảng. Chớ nghĩ như vậy. Bởi vì, nếu ai đó nói Như Lai có truyền giảng tức là phỉ báng Phật, vì người đó chẳng hiểu ta. Này Tu-bồ-đề, giảng pháp mà không hề giảng mới gọi là giảng pháp.
    Khi ấy ngài Tuệ Mạng Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn, liệu trong tương lai có chúng sinh nghe giảng pháp này mà tin tuyệt đối không?
    Đức Phật: Tu-bồ-đề, những chúng sinh ấy chẳng phải là chúng sinh, mà cũng chẳng phải không là chúng sinh. Này Tu-bồ-đề, thứ mà Như Lai gọi là chẳng phải chúng sinh mới thực sự là chúng sinh.
    Tu-bồ-đề: Bạch Thế Tôn, Có đúng là không thể đạt được Vô thượng Chính đẳng Chính giác mà Phật đã đạt được? Đức Phật: Đúng thế, Tu-bồ-đề. Ta đâu có đạt được Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Thế nên nó mới được gọi là Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
    Hơn nữa, chính giác này bình đẳng ở mọi nơi. Bởi vì nó không cao mà cũng không thấp nên mới được gọi là Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Muốn được tâm giác này, thì mọi việc làm hữu ích đều phải theo tinh thấn không-bản-thân, không-người, không-chúng-sinh, không-tuổi-thọ. Này Tu-bồ-đề, thứ gọi là việc làm hữu ích ấy thực ra lại chẳng phải là việc làm hữu ích. Thế nên mới được gọi là việc làm hữu ích.
    Này Tu-bồ-đề, nếu có người đem vô vàn châu báu bày chất cao như núi Tu-di ở cả 3000 đại thế giới để bố thí, thì quả đức của người ấy cũng chẳng bằng phần trăm, phần triệu quả đức của người biết cách tiếp thu, thực hành và chia sẻ Kinh Kim cương cắt đứt ngộ nhận này. Không con số toán học nào có thể so sánh được quả đức giữa hai người này.
    Này Tu-bồ-đề, các ông chớ bảo Như Lai có ý niệm rằng: ta sẽ giác ngộ chúng sinh. Này Tu-bồ-đề, chớ nghĩ thế. Bởi vì, thực ra chẳng hề có một chúng sinh nào để mà Như Lai giác ngộ cả. Nếu Như Lai nghĩ rằng có chúng sinh, thì nghĩa là Như Lai còn giữ ý niệm về bản-thân, con-người, chúng-sinh, tuổi-thọ. Này Tu-bồ-đề, thứ mà Như Lai bảo là bản-thân chẳng phải như người phàm vẫn tưởng, lại chẳng phải là bản-thân. Này Tu-bồ-đề, Như Lai không coi bất cứ ai là người thường cả. Đó chính là tại sao Người gọi họ là người thường.
    Này Tu-bồ-đề, liệu ai đó có thể dựa vào 32 tướng mà suy tưởng về Như Lai không?
    Tu-bồ-đề: Có ạ, nên dùng 32 tướng để suy tưởng về Như Lai. Đức Phật: nếu dựa vào 32 tướng mà suy tưởng được Như Lai, thì Chuyển Luân Thánh vương cũng chính là Như Lai.
    Tu-bồ-đề: Bạch Thế Tôn, con hiểu ý Người rồi. Không nên dựa vào 32 tướng để suy tưởng về Như Lai.
    Khi ấy Thế Tôn nói bài kệ: Nếu do sắc thấy ta, Do âm thanh cầu ta, Người ấy đã nhầm đường, Không thể thấy Như Lai.
    Này Tu-bồ-đề, nếu ông khởi nghĩ Như Lai được Vô thượng Chính đẳng Chính giác và chẳng cần thiết có các tướng, thì ông nhầm rồi. Tu-bồ-đề, chớ nên nghĩ thế. Chớ nên nghĩ rằng một khi đã đạt được Vô thượng Chính đẳng Chính giác, thì không được nghĩ rằng mọi thứ tâm đều không tồn tại, phải đoạn diệt. Đừng nghĩ thế. Người đã đạt được tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác thì không cho rằng mọi thứ tâm đều không tồn tại và phải đoạn diệt.
    Này Tu-bồ-đề, nếu có Bồ-tát dùng thất bảo đầy cả 3000 đại thế giới, nhiều như cát sông Hằng, để đem bố thí, thì quả phúc của người đó vẫn chẳng bằng quả phúc của người hiểu và hết lòng tin vào sự thực là tất cả pháp đều vô ngã và có thể sống mang trọn sự thực này. Sao lại thế? Là vì các Bồ-tát không cần tích phúc đức.
    Tu-bồ-đề: Bạch Thế Tôn, sao lại nói các Bồ-tát không cần tích phúc đức?
    Đức Phật: Bồ-tát tích phúc đức mà chẳng để ý rằng mình đang tích phúc đức. Thế nên, Như Lai bảo Bồ-tát chẳng cần tích phúc đức.
    Này Tu-bồ-đề, nếu có người nói Như Lai hoặc đến, hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc nằm, người ấy không hiểu nghĩa của ta nói. Bởi vì, Như Lai nghĩa là không từ đâu đến, cũng không đi đâu. Thế nên mới được gọi là Như Lai.
    Này Tu-bồ-đề, nếu có thiện nam, thiện nữ đem 3000 đại thế giới này nghiền nát thành bụi, thì số bụi có phải là rất nhiều không?
    Tu-bồ-đề: Bạch Thế Tôn! Đúng là rất nhiều. Bởi vì, nếu hạt bụi có tồn tại thật, thì Phật đã không gọi chúng là hạt bụi. Cái mà Đức Phật gọi là hạt bụi thực ra không phải là hạt bụi. Thế nên mới gọi chúng là hạt bụi. Bạch Thế Tôn, cái mà Như Lai gọi là 3000 đại thế giới thực ra không phải là các đại thế giới. Thế nên mới gọi chúng là đại thế giới. Nếu có đại thế giới, thì đó là chẳng qua là hợp thành của những hạt bụi vì một nhân duyên nào đó mà thôi. Nhưng cái mà Như Lai gọi là hợp thành đó thực ra chẳng phải là một hợp thành. Thế nên mới gọi nó là một hợp thành.
    Đức Phật: Cái gọi là một hợp thành ấy chỉ là do quen miệng thôi. Nó chẳng có cơ sở thực sự nào. Chỉ người thường mới nói kiểu quen miệng như thế.
    Này Tu-bồ-đề, nếu có người nói: Phật nói góc độ bản thân, góc độ con người, góc độ chúng sinh, góc độ tuổi thọ, này Tu-bồ-đề, thì liệu người ấy đã hiểu nghĩa ta nói hay chưa? Tu-bồ-đề: Bạch Thế Tôn, người ấy chưa hiểu được nghĩa Như Lai nói. Bởi vì, thứ mà Như Lai gọi là góc độ bản thân, góc độ con người, góc độ chúng sinh, góc độ tuổi thọ thực ra chẳng phải là góc độ bản thân, góc độ con người, góc độ chúng sinh, góc độ tuổi thọ. Thế nên chúng mới được gọi là góc độ bản thân, góc độ con người, góc độ chúng sinh, góc độ tuổi thọ.
    Đức Phật: Này Tu-bồ-đề, người có tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác cần biết rằng điều này đúng với mọi pháp, cần thấy rằng mọi pháp đều như thế, cần phải hiểu và tin mọi pháp nhưng lại không có ý niệm gì về pháp cả. Như thế mới gọi là ý niệm về pháp.
    Này Tu-bồ-đề, nếu có người đem vô số châu báu có thể bày khắp vụ trụ này để bố thí, thì quả đức của người đó vẫn không bằng được quả đức của thiện nam, thiện nữ giác ngộ được kinh này, đọc, tụng, thực hành rồi giảng lại cho người khác kinh này cho dù chỉ là 4 câu kệ. Phải giảng giải cho người khác theo cách nào? Hãy đừng bám vào các tướng, thấy thế nào thì cứ như thế, đừng có phán xét gì. Vì cớ sao?
    Mọi thứ hợp thành, Chỉ là mộng, sương, ánh chớp, Nên suy tư như thế, Sẽ thấy đúng như thế.
    Sau khi nghe Đức Phật nói kinh này xong, trưởng lão Tu-bồ-đề và chúng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, tất cả thế gian trời, người, a-tu-la đều rất vui mừng, vâng, hiểu và làm theo.
    [Hết Kim Cương Kinh]
  5. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Ở kinh Kim Cương, tôn giả Tu-bồ-đề chính là một đệ tử được xếp vào mức "Giải Không đệ nhất" (Luận giải tính Không của vạn pháp bình thường và chính xác nhất) trong tất cả các đệ tử lớn của Đức Phật.
  6. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Chết thật, mình chình độ nông cạn chẳng hiểu gì cả
  7. proxy17

    proxy17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    Công tử Lệnh Hồ chỉ có giỏi copy and paste, cũng có hiểu gì đâu? Bác khỏi lo đi! Ngay cả ngôn từ công tử dùng hàng ngày cũng đang theo thể loại copy and paste mất roài!
    Nhưng cũng để kinh văn của đức Phật, ánh vàng kim còn le lói, không thể bị tèo do những phàm nhân lộng ngôn thiếu hiểu biết, tiểu đệ tôi xin dùng chút kiến thức ngõ hầu vén mây mờ cùng nhìn thấy mặt trời:
    Một vấn đề cốt yếu trong kinh văn này nằm trong đoạn văn "tam thiên đại thiên thế giới", đó cũng là vấn đề khoa học ngày này vẫn bàng hoàng khâm phục sự hiểu biết sâu sắc của đức phật Thích Ca Mâu Ni mà chưa thể khám phá hết ... tôi xin trích một số giải thích về câu này như sau:
    Trong khi các nhà khoa học phương Tây vào đầu thế kỷ XXI vẫn còn loay hoay nghiên cứu và tranh cãi là ngoài Trái đất ra, trong vũ trụ bao la có sinh vật hay không, có sự sống hay không, thì ngay từ khi Ðức Phật còn tại thế, Phật giáo đã có khái niệm tam thiên đại thiên thế giới với số nhiều không kể xiết các cõi sống tồn tại ở ngoài Trái đất. Một tiểu thế giới, tức một thế giới nhỏ, theo các nhà Phật học, là một hệ Mặt trời, trong đó có Trái đất. Một ngàn thế giới nhỏ tạo thành một Trung thiên thế giới, và 1000 Trung thiên thế giới tạo thành một Đại thiên thế giới... Và khái niệm tam thiên đại thiên thế giới sẽ bao gồm một con số không kể xiết mặt trời và hành tinh, và mỗi hành tinh có thể là một cõi sống ngoài Trái đất.
    Hơn nữa, sách Phật xem cõi sống trong Dục giới, tức là cõi sống còn có lòng dục nam nữ. Nhưng trên cõi Dục giới còn có cõi Sắc giới, bao gồm những cõi sống không còn có lòng dục với những sinh vật không phải là nam hay nữ. Chúng sanh ở đây, thường xuyên ở trong định và có thọ mạng rất lâu dài.
    Rồi trên cõi Sắc giới, lại còn có cõi Vô sắc giới với những chúng sanh có cuộc sống tinh thần thuần túy, và không còn có sắc thân nữa.
    Ngay trong phạm vi của Dục giới, vượt hẳn lên trên cõi người, còn có sáu cõi Trời tuy vẫn còn có lòng dục, có nam nữ, nhưng cuộc sống ở đây sung sướng hơn, đầy đủ hơn cõi sống người rất nhiều.
    Chỉ phác qua vài nét như vậy thôi, đủ biết vũ trụ quan của Phật giáo chấp nhận ngoài cõi sống của loài người ra, còn có rất nhiều cõi sống khác cao cấp hơn cõi sống loài người rất nhiều. Nếu chúng ta đọc kinh Hoa Nghiêm, một trong những kinh Ðại thừa rất quan trọng, ở chương ?oSự hình thành các thế giới?, chúng ta sẽ biết đạo Phật nói tới không phải một thế giới, mà là nói tới biển thế giới, với số thế giới nhiều vô tận. Ngay từ năm 70, rồi 167, sau đó đến giữa các năm 695 và 704 sau TL, ở Trung Quốc xuất hiện những bản Hán dịch của kinh Hoa Nghiêm rồi, lúc đầu là những bản dịch chưa hoàn chỉnh sau đó, với dịch giả Siksanada, chúng ta cuối cùng đã có được một bản Hán dịch hoàn chỉnh dưới tnều đại hoàng hậu Võ Tắc Thiên.
    Trong khi đó thì mãi tới thế kỷ XV, ở Châu Âu, nhà thiên văn người Ba Lan, Copernic mới khẳng định Trái đất xoay xung quanh Mặt trời, và mãi đến nay các nhà khoa học phương Tây vẫn còn bàn cãi về vấn đề ngoài Trái đất, có sự sống hay không?
    Vì vậy mà chúng ta nói, từ hàng nghìn năm nay Phật giáo có một vũ trụ quan?"đứng về mặt quan niệm mà nói, tiến bộ hơn vũ trụ quan của các nhà khoa học thiên văn hiện nay rất nhiều. Tuy rằng, Phật giáo không có những viễn vọng kính khổng lồ, nhưng phải chăng ngoài con mắt thịt, các bậc Thánh của đạo Phật còn có những con mắt khác như Thiên nhãn, Tuệ nhãn, Pháp nhãn và Phật nhãn, tức là các con mắt của loài Trời, của chính pháp, của trí tuệ và cuối cùng, hoàn thiện hơn tất cả là con mắt của chư Phật?
    Bây giờ tôi xin trả lời câu hỏi trái thường của nhà vật lý học Ý Fermi: ?oNếu họ tồn tại thì tại sao họ chưa có mặt ở đây??. Câu trả lời của tôi rất bình thường. Nếu chúng ta là những nhà du lịch vũ trụ thì chúng ta sẽ chọn hành tinh nào để đến thăm? Chúng ta có nên chọn hành tinh Trái đất, khi mà ở đây loài người tàn sát nhau không thương tiếc, đối đãi với nhau không phải bằng tình thương mà bằng hận thù, ganh tị, môi trường lại bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chúng ta nên đi thăm Trái đất hay là nên đi thăm một hành tinh khác. Câu trả lời bình thường của tôi là như vậy. Trước khi muốn người các hành tinh khác đến thăm Trái đất, chúng ta hãy chung sức chung lòng làm cho Trái đất tốt đẹp hơn
    đường link: http://72.14.235.104/search?q=cache:jvRr2ryiDhQJ:www.thuvienhoasen.org/susongngoaitraidat.htm+tam+thi%C3%AAn+%C4%91%E1%BA%A1i+thi%C3%AAn+th%E1%BA%BF+gi%E1%BB%9Bi&hl=vi&ct=clnk&cd=8&gl=vn
    Được proxy17 sửa chữa / chuyển vào 18:27 ngày 18/05/2007
  8. proxy17

    proxy17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    Ðạo Phật không thuộc lãnh vực nào cả ngoài một mục đích là giúp cho chúng sanh thoát mê thành ngộ, hết khổ được vui, và đưa họ thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi, đạt đến chân như tịch tịnh (Niết Bàn). Con đường tu học của Ðạo Phật là Trung đạo, nghĨa là không gò bó trong khổ hạnh, không xa xỉ vô ích. Triết lý của Phật giáo bao gồm cả nhân sinh quan và vũ trụ quan; cho nên Phật giáo chứa đựng triết lẫn khoa học. Phật giáo không ở trong triết và khoa học, mà ngược lại, nói cho đầy đủ là triết học và khoa học là hai môn ở trong kho tàng vô tận của Phật giáo. Vì sự hạn hẹp về khuôn khổ của bài viết, chúng tôi chỉ trình bày một vài sơ điểm để chứng minh tại sao Phật giáo là một nền tảng bao trùm khoa học.
    Như chúng ta đã biết, cách đây 25 thế kỷ, Ðức Phật đã thị hiện tại trung Ấn, nói ra những pháp vô thượng thậm thâm vi diệu mà trong thời gian đó loài người chỉ biết nương tựa, cầu phúc, bám chỉ vào các thần như thần lửa, thần gió, thần rắn, thần đá, thần núi, thần sông v.v. Khoa học vào thời đó chưa tượng hình. Một vài con số đơn sơ được nặn ra để đơn thuần tính đếm; giấy chưa có, họa chăng người ta chỉ dùng bằng vỏ lá cây. "Trời tròn, đất vuông" hoặc "Mặt trời quay chung quanh trái đất" vẫn là quan niệm cố hủ, không thay đổi của loài người cho đến thời Galileo và được sự kiểm chứng của khoa học sau này. Thế nhưng, Ðức Phật đã nói: Vũ trụ không nhỏ, có đến tam thiên đại thiên thế giới (ba ngàn đại thiên thế giới) Một ngân hà là một tiểu-thiên thế giới, một ngàn tiểu-thiên thế giới là một trung-thiên thế giới, một ngàn trung-thiên thế giới là một đại-thiên thế giới. Và, ba ngàn đại thiên thế giới như thế trong vũ trụ bao la này. Với sự giác ngộ của Ðức Phật, vũ trụ trong mắt Ngài như chúng ta nhìn một dòng chữ trên trang giấy. Sự sự vật vật không ngừng biến đổi trong chu kỳ Thành (cấu thành, sinh ra) - Trụ (tồn tại) - Hoại (hư hỏng, băng hoại) - Diệt (mất đi); bốn trạng thái này không bao giờ tách rời bất cứ một sự vật nào trong vũ trụ theo chu kỳ biến diệt của nó, chỉ có sự khác biệt là nhanh hay chậm mà thôi. Ngày 9 tháng 11, 1994, lúc 4g39 chiều, tại viện Gesellschaft fur Schwerionenforschung ở Ðức, các khoa học gia đã tìm thêm một nguyên tố mới gồm có 110 nguyên tử. Một điều đáng chú ý là nguyên tố này có đời sống vô cùng ngắn ngủi, nó chỉ tồn tại trong khoảng 1/1000 giây đồng hồ.
    Hãy lấy ví dụ: một cục đá mà chúng ta cứ tưởng là nó trường tồn mãi. Không, nó không tồn tại mãi! Ban đầu, núi lửa phun lên thạch nham lỏng, gặp nhiệt độ thấp hơn tạo thành đá, rồi bị hao mòn qua những tác động của mưa, nắng, gió, bão... để thành những hạt cát. Những hạt cát này tiếp tục chịu những chi phối trên để trở thành bụi... và, những hạt bụi chỉ là sự kết hợp của các phân tử, nguyên tử, điện tử, hạt nhân, lượng tử...Sự băng hoại này đòi hỏi một thời gian dài mà mắt của chúng ta không thể nhìn thấy rõ được. Ví dụ khác nữa là nước. Vì có ba trạng thái khác nhau nên các khoa học gia gọi danh từ đúng gọn là H2O (kết hợp của Hidrogen và Oxigen). Tại nhiệt độ thấp dưới 0oC, nước ở dạng đông đặc. Với nhiệt độ từ trên 0oC đến dưới 100oC, nước ở dạng lỏng. Trên 100oC, nước ở dạng hơi. Vì vậy, sau khi dày công nghiên cứu nhiều thí nghiệm về trọng lượng hóa chất, một nhà hóa học đã kết luận: "Không có vật nào tự nhiên sinh ra và tự nhiên mất đi, mà nó chỉ biến từ dạng này sang dạng khác." Và, đó cũng là tinh ý của câu " Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc" trong Bát Nhã Tâm Kinh của Phật giáo vậy.
    đường link: http://72.14.235.104/search?q=cache:moPIVNLOI3gJ:www.lotuspro.net/chonquang/pgvkh.htm+tam+thi%C3%AAn+%C4%91%E1%BA%A1i+thi%C3%AAn+th%E1%BA%BF+gi%E1%BB%9Bi&hl=vi&ct=clnk&cd=9&gl=vn
    Được proxy17 sửa chữa / chuyển vào 18:28 ngày 18/05/2007
  9. proxy17

    proxy17 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    Theo Thiên nhãn của đức phật Thích Ca lý giải theo khoa học ngày nay, ta sẽ thấy ngài đã nhìn thấu vũ trụ bao la này!
    Một dải ngân hà là một tiểu thiên thế giới
    Đại thiên thế giới = 1000 x 1000 = 1.000.000 ngân hà!
    Nếu coi vũ trụ chúng ta là đại thiên thế giới thì sẽ lại có 3.000 vũ trụ!
    Nhưng ngài lại nói, trong một hạt cát có 3.000 đại thiên thế giới! Nghĩa là sao ?
    Ở đây, chúng ta gặp lại pháp sư Hamud, ngài nói về các chiều không gian và chất "dĩ thái"
    Khoa học hiện đại thì khám phá ra nguyên tử, proton bằng kính hiển vi ... trông chúng cũng chẳng khác một hành tinh thu nhỏ ?
    Vậy có thể nói rằng, Đức phật Thích Ca đã nhìn thấu các tầng vật chất vi lạp nhỏ nhất ... thậm chí khoa học ngày nay chưa thể thấy được bằng 1 dụng cụ nào vì ngài nói " trong một hạt cát có 3000 đại thiên thế giới, trong 1 hạt cát của 3000 đại thiên thế giới của 1 hạt cát lại có 3000 đại thiên thế giới ... cứ xuống mãi mà không có tận cùng ! Vậy mà kính hiển vi ngày nay mới chỉ soi thấy nguyên tử, proton mà chưa thể khám phá trong chúng có các vật chất cấu thành như thế nào !
    Đây cũng là chìa khoá để hiểu Kinh Kim Cương của đức phật!
  10. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Này voiconlontalonton, ko hiểu ở chỗ nào vậy, voiconlontalonton?
    @proxy: Sai bét rồi!
    Được LHX_NDD sửa chữa / chuyển vào 17:55 ngày 19/05/2007

Chia sẻ trang này