1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kim cương bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi LHX_NDD, 14/05/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. heartking

    heartking Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2006
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Hay, nhà bác phát biểu chí lý.
    cứ nghe đi nghe lại như nghe đọc kinh thánh thế này chán quá, chưa thấy có phát hiện gì mới.
  2. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Muốn nói điều gì đó hay giảng giải điều gì đó, thì phải "tuỳ bệnh mà bốc thuốc", chứ ko phải khi không là nói được đâu!
    Thế mời hai vị đặt câu hỏi?
  3. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Một cái là Kim Cương bát nhã
    Một cái là Tâm Kinh bát nhã
  4. chon_ten_lan_thu_3

    chon_ten_lan_thu_3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Chùa Quán sứ nằm ở trên phố Quán sứ, Hà Nội, nối từ quảng trường trước mặct Cung văn hóa hữu nghị đường Trần Hưng Đạo đến đường Tràng Thi.
  5. chon_ten_lan_thu_3

    chon_ten_lan_thu_3 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/11/2006
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    0
    Hi xin lỗi bác, không biết bác đang ở trong Nam.
  6. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Ko có ý niệm gì về pháp, tức là ko có ý niệm về các pháp, lẫn sự KO CÓ Ý NIỆM đó!
    Sở dĩ các vị Phật có thể gọi là các vị Phật, là bởi vì vị đó ko có ý niệm gì cả, về pháp lẫn phi pháp! Và các vị đó cũng ko có ý niệm gì về cái gọi là pháp Vô thượng Chính Đẳng Chính Giác cả, tức là ko có thứ gì nhất thiết gọi là pháp Phật, giống như trong kinh nói ko có thứ gì nhất thiết gọi là Vô thượng Chính Đẳng Chính Giác cả! Chính vì lẽ đó mà nó mới được gọi là Vô thựơng Chính Đẳng Chính Giác!
  7. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Ôi cái vỏ ngôn ngữ của con người; nó khiến cho LHX_NDD phải giải thích "nó" không đồng thời là "nó" mà cũng không phải không là chính "nó"
    Ôi...
  8. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Sự hiểu biết nguyên lý là sự hiểu biết phi - hiểu biết (non - connaisance), - do đó phương pháp tu hành cũng là phi - hiểu biết.
    Người ta nói rằng Mã Tổ, trước khi trở thành môn sinh của Hoài Nhượng (Honaijong - mất năm 744) sống trên núi Hoành Sơn. Y ở trong một túp lều cô độc và một mình thực hiện sự suy tưởng. Một hôm, Hoài Nhượng xoa xoa mấy viên gạch trước túp lều. Mã Tổ trông thấy, hỏi Hoài Nhượng ông làm cái gì thế. Hoài Nhượng trả lời có ý định muốn làm một chiếc gương. Mã tổ nói: "Xát các viên gạch vào với nhau làm sao lại làm ra được gương? Hoài Nhượng nới: "Nếu xát các viên gạch vào với nhau mà không làm được gương thì làm sao sự suy tưởng có thể làm thành Đức Phật??.
    Với lời nới ấy, Mã Tổ được giác ngộ và trở thành môn sinh của Hoài Nhượng (Cổ Tôn Tú ngữ lục, tập l).
    Như vậy theo Thiền học, phương pháp tốt nhất để tu hành và trở thành Phật không phải là tự tu hành.
    Tự tu hành đòi hỏi một sự cố gắng, một sự nỗ lực tức là hành động (jeon-vai). Sự cố gắng ấy đúng là sẽ tạo ra một số hiệu quả tốt nhưng hiệu quả ấy không vĩnh cửu. Thiền sư Hi Vận (Hi-yun, mất năm 847) được mọi người biết với cái tên là thầy Hoàng Bá (Houang-po) nói: "Giả định là qua nhiều kiếp sống, một người đã thực hiện được lục độ (phương pháp để đạt được sự cứu rỗi?6 y đã làm điều thiện và đạt đến mức hiền triết của Phật, nhưng điều đó cũng không bền. Bởi cái đó là do nhân quả. Khi sức mạnh của nhân đã khô cạn, con người ấy sẽ trở về với cái không bền vững (không thường xuyên).
    Ông ta còn nói rằng "Tất cả mọi hành động chủ yếu đều là không bền vững. Mọi sức mạnh đều có ngày cuối cùng. Chúng giống như chiếc sào nhọn ném vào không trung, khi đã hết lực, nó rơi xuống đất.
    Tất cả mọi hành động đều gắn liền với vòng xe tử sinh. Thực hiện sự tự tu luyện bằng các hành động là hiểu sai ý của Phật và là một công việc mệt nhọc mà chẳng đi đến đâu cả?.
    Ông bèn nới thêm: "Nếu ông không hiểu thế nào là vô tâm (không có ý định làm cái gì hết), ông sẽ gắn chặt vời các đồ vật và ông sẽ đi vào bế tắc... Thật ra chẳng có gì là phép bồ đề cả. Phật nói điều đó là chỉ dùng cách để dạy chúng sinh thôi... Cách duy nhất để làm là phải tự giải thoát khỏi nghiệp (Karma) cũng khi có hoàn cảnh, chứ không phải tạo nên một Karma mới để dẫn những tai họa mới...
    Vậy thì phương pháp tốt nhất để tu luyện tinh thần là làm tròn nhiệm vụ mà không cần phải gắng sức và không có ý đồ nào trong tinh thần. Điều đó đúng như các nhà Lão học (theo thuyết Lão tử) gọi là vô vi và vô tâm (non -agir, non- espnt - won wei và won sia).
    Đó là ý nghĩa lý thuyết của Huệ Viễn và cũng là của Đạo Sinh: "Một hành động tốt không kèm theo tiền thưởng??.
    Phương pháp tu luyện này không nhằm để cuối cùng thu được các kết quả, dầu là rất tốt.
    Nó nhằm làm những việc mà không đòi hỏi phải cố gắng nào hết. Khi không một hành động nào kéo theo hậu quả các hiệu quả tích lũy từ trước của Karma sẽ khô cạn. Người ta được giải thoát khỏi vong tử sinh và đạt đến Nát bàn.
    Hành động không phải có cố gắng nào cả và không có ý đồ trong tâm tưởng thức là hành động một cách tự nhiên và sống một cách tự nhiên.
    Nghĩa Huyền (Yi-hinan) nói: "Hoàn tất Phật tính không đòi hỏi phải có cố gắng. Phương pháp duy nhất là tiếp tục các nhiệm vụ bình thường và khiêm tốn: làm cho ruột dễ chịu, tiểu tiện, mặc quần áo, ăn cơm và khi mệt thì nằm nghỉ. Người bình thường sẽ cười anh, nhưng nhà hiền triết thì sẽ hiểu anh"7.
    Nhiều người muốn đạt đến Phật tính lại thường không đi theo con đường này bởi vì họ không tự tin. Các ông có muốn biết các bậc thầy và đức Phật như thế nào không? Tất cả các ông đang đứng trước tôi đều là những bậc thầy và những đức Phật.
    Do vậy, muốn thực hành tu luyện tinh thần, tất cả những cái ta cần phải làm là, mỗi người thực hiện các nhiệm vụ bình thường của cuộc sống hàng ngày của mình và... chỉ có thế. Đó là điều mà các Thiền sư gọi là vô tu chi tu (tu hành bằng cách không tu hành).
    Ở đây có một vấn đề đặt ra: Hãy cứ giả định là như thế, vậy thì người tu hành như thế có gì khác với người không tu hành?
    Nếu người thứ hai cũng làm như người thứ nhất thì y cũng sẽ lên Nát bàn và sẽ đến lúc chẳng còn vòng tử sinh nữa.
    Đối với câu hỏi này, người ta trả lời: Mặc dầu bận quần áo và ăn uống là những công việc chung và đơn giản, nhưng không dễ gì làm những cái đó với một tinh thần hoàn toàn không có ý đồ, không có động cơ gì và thoát khỏi mọi ràng buộc.
    Chẳng hạn có người thích những quần áo lịch sự và ghét những loại quần áo xấu, người ấy sẽ thấy sung sướng khi được mọi người khen ngợi. Đó là những điều ràng buộc.
    Các Thiền sư nhấn mạnh rằng sự tu luyện tinh thần không đòi hỏi những hành động gì đặc biệt như những nghi lễ, những bài cầu kinh của một tôn giáo nào đó. Người ta chỉ cần, trong cuộc sống hàng ngày, có tinh thần thanh thản, không bị ràng buộc bởi bất cứ ý đồ gì.
    Thoạt đầu, người ta cần phải cố gắng để không có một cố gắng nào hết giống như để quên lãng, trước hết người ta phải nhớ rằng mình cần phải quên lãng.
    Về sau, sẽ đến lúc phải gạt bỏ sự cố gắng để không cố gắng làm gì cả và ý đồ không có ý đồ gì cả giống như cuối cùng người ta cũng quên là phải nhớ rằng cần phải quên tất cả.

    Phép vô tu chi tu ấy tự nó cũng là một phép tu, giống như sự hiểu biết cái không hiểu biết, ít nhất vẫn là một hình thức của sự hiểu biết. Một sự hiểu biết như vậy khác với sự vô tư nguyên thủy và sự tu luyện bằng việc không tu luyện cũng khác với trạng thái tự nhiên nguyên thủy. Bởi lẽ sự vô tri và cái tự nhiên nguyên thủy đều là những cái thiên nhiên ban cho, trong lúc sự hiểu biết cái không hiểu biết và sự tu luyện bằng cái không tu luyện lại đều là những sản phẩm của tinh thần con người.
    Lại nữa, Tu-bồ-đề, khi Bồ-tát làm việc bố thí thì không dựa vào gì cả. Chẳng dựa vào hình hài, tiếng động, mùi, vị, xúc pháp. Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát nên như thế mà bố thí, chẳng trụ nơi tướng. Vì sao? Vì nếu Bồ-tát bố thí chẳng dựa vào tướng thì phúc đức không thể đo đếm được. Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Hư không ở phương Đông có thể đo đếm được chăng??
    Tu-bồ-đề đáp: ?oBạch Thế Tôn, không ạ.? Phật lại hỏi : ?oNày Tu-bồ-đề, hư không phương Nam, phương Tây, phương Bắc, bốn phía trên dưới có thể đo đếm được chăng?? Tu-bồ-đề đáp : ?oBạch Thế Tôn, không ạ.?
    Đức Phật: ?oNày Tu-bồ-đề, Bồ-tát không dựa vào tướng mà bố thí, thì phúc đức nhiều như hư không không thể đo đếm được. Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát nên làm như ta vừa bảo.?
    ?oNày Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Liệu Như Lai đã được Vô thượng Chính đẳng Chính giác chưa? Như Lai có dạy gì không??
    Tu-bồ-đề thưa: ?oNhư con hiểu qua nghĩa Phật nói, không có thứ nhất định nào tên là Vô thượng Chính đẳng Chính giác, cũng không có lời nào nhất định Như Lai dạy. Vì sao? Vì lời Như Lai dạy đều không thể chấp, không thể nói, vì thế chẳng phải pháp cũng chẳng phải phi pháp. Vì sao? Vì tất cả bậc Thánh hiền đều do pháp vô vi mà trở nên khác thường.?
    Này Tu-bồ-đề, Như Lai có dạy về pháp chăng?
    Tu-bồ-đề: Bạch Thế Tôn, Như Lai không dạy về pháp.
    Đức Phật: ông chớ bảo Như Lai có ý niệm rằng: ta sẽ truyền giảng. Chớ nghĩ như vậy. Bởi vì, nếu ai đó nói Như Lai có truyền giảng tức là phỉ báng Phật, vì người đó chẳng hiểu ta. Này Tu-bồ-đề, giảng pháp mà không hề giảng mới gọi là giảng pháp.
    Khi ấy ngài Tuệ Mạng Tu-bồ-đề bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn, liệu trong tương lai có chúng sinh nghe giảng pháp này mà tin tuyệt đối không?
    Đức Phật: Tu-bồ-đề, những chúng sinh ấy chẳng phải là chúng sinh, mà cũng chẳng phải không là chúng sinh. Này Tu-bồ-đề, thứ mà Như Lai gọi là chẳng phải chúng sinh mới thực sự là chúng sinh.
    Tu-bồ-đề: Bạch Thế Tôn, Có đúng là không thể đạt được Vô thượng Chính đẳng Chính giác mà Phật đã đạt được? Đức Phật: Đúng thế, Tu-bồ-đề. Ta đâu có đạt được Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Thế nên nó mới được gọi là Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
    Được LHX_NDD sửa chữa / chuyển vào 16:36 ngày 27/11/2007
  9. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Ton-Giao/Thien_hoc_hay_la_triet_ly_cua_su_im_lang/
    Sự im lặng - giống như sự im lặng cao quý của Đức Phật mà mọi người dành cho Ngài!
  10. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Phải nói chungta.com là một trang khá hay; những người viết bài ở đây toàn chuyên gia nhỉ?!

Chia sẻ trang này