1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kim Dung chỉnh sửa các tác phẩm của mình lần III(Hoàng Dược sư sẽ yêu Mai Siêu Phong......)

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi nguoiachau, 28/11/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kysi_giaptrang

    kysi_giaptrang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.066
    Đã được thích:
    1
    Tôi thấy Kim Dung chỉnh sửa lại tác phẩm cũng có cái hay.
    Việc thống nhất mối quan hệ của các môn võ công (Hấp Tinh Đại Pháp và Bắc Minh Thần Công) hay thống nhất số chiêu của Hàng Long Thập Bát Chưởng cũng như thêm thắt mấy mối quan hệ ( Đoàn Dự là cụ của Đoàn Chính Hưng, Hư Trúc dạy võ cho sư phụ Hồng Thất Công) quả thì làm cho các bộ truyện của Tra tiên sinh thống nhất và thêm phần hấp dẫn. Riêng cái khoản tình yêu thì chả hiểu Tra tiên sinh nghĩ gì, thêm cái đoạn Đông tà yêu Mai Siêu Phong chuối ko thể tả được, rồi còn Hoàng Dung lớn hơn tuổi Quách Tĩnh nữa (cư cho là 4 tuổi đi thì cái chuyện 20t bỏ nhà ra đi vì giận cha ngăn ko cho Châu Bá Thông ăn hơi buồn cười), lại còn chuyện Đinh Xuân Thu xàm sỡ A Tử nữa chứ. Thật ko hiểu.
    Ko phải người xấu hay kẻ khác người cứ tô vẽ người ta thế nào cũng được. Một điểm rất hay của Kim Dung là các tiểu thuyết miêu tả nhân vật rất có bản sắc, xấu tốt gì cũng đáng để người ta suy nghĩ. Thay đổi theo kiểu Đông tà và Đinh Xuân Thu thì gây ức chế quá. Nếu Kim Dung muốn đưa luồng tư tưởng mới thì đúng là ko hiểu được, riêng vụ Dương Quá và Tiểu Long Nữ đã là được rồi, nay thêm mấy chuyện kia vào làm gì (ngay cả trong thời đại bây giờ tình yêu kiểu lạ đời trên ko phải nhiều người chấp nhận được)
    Nói gì thì nói, thay đổi cũng có mặt tiêu cực và tích cực của nó. Tôi thích Kim Dung từ bé, năm nào cũng đọc lại vài bộ của ông, dù có thay đổi hay ko thì tôi vẫn đọc. Tôi muốn chờ xem Kim lão gia lý giải những chỗ gây tranh cãi thế nào, biết đâu nó cũng ko đến nỗi xấu như khi ta đọc tóm tắt.
  2. huynhnamphg

    huynhnamphg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2007
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    13
    thanks bác langtubachkhoa nhìu
  3. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784
    Ỷ THIÊN Ð- LONG KÝ (The Heaven Sword and the Dragon Sabre):
    1. Tại Thiếu Lâm Tự, Vô Tướng thay mặt cho Trương Quân Bảo nói rằng ông ta chịu trách nhiệm về việc tặng đôi Thiết La Hán cho Quách Tường. Ông ta nói thêm rằng nếu muốn buộc tội ai đó thì nên buộc tội chính ông chứ không phải là Trương Quân Bảo. Tuy nhiên lão hòa thượng của Tâm Thiền Ðường vẫn khăng khăng cho rằng Trương Quân Bảo học lén võ công và phải bị trừng phạt. Thiên Minh phương trượng đề nghị Vô Tướng, Trương Quân Bảo và Giác Viễn đi vào Ðạt Ma Ðường để họ thảo luận cách xử phạt 3 người. Giác Viễn sợ điều tồi tệ nhất xảy ra nên mang Trương Quân Bảo và Quách Tường chạy trốn.
    2. Hân Tố Tố và những thành viên cao cấp của Thiên Ưng Giáo biết Tạ Tốn là 1 pháp vương của Minh giáo.
    3. Con trai của Tạ Tốn bị Thành Côn (bản cũ Thành Khôn - tức Viên Chân) hại chết khi 3 tuổi. Trong bản cũ là khi 1 tuổi, dẫn đến không liên tục về thời gian.
    4. Cuộc đấu dự định giữa Võ Ðang và Thiếu Lâm thay đổi 1 chút. Ban đầu là 6 vs 6. Võ Ðang định sử dụng trận pháp nổi danh của họ. Tuy nhiên, Du Liên Châu vẫn còn yếu vì trước đó đối chưởng với Hạc Bút Ông và Trương Thúy Sơn lúc đó vẫn còn quẫn trí. Nguyên nhân là do Viên Nghiệp đang mắng Thúy Sơn về việc giết cả nhà Ðồ Ðại Cẩm, làm mù 1 mắt của lão, mắt trái của Viên Âm và Viên Tâm. Viên Nghiệp cố kiềm sự giận dữ trong khi sư phụ lão là Không Trí cùng sư thúc lão là phương trượng Không Văn và Không Tính đang nói chuyện. Nhưng khi cuộc đấu sắp diễn ra, lão không thể kiềm chế được nữa, phải mắng mỏ Thúy Sơn cho hả giận. Lão mắng Thúy Sơn là kẻ làm ô nhục phái Võ Ðang và Trương Tam Phong. Lão nói một nam tử hán đại trượng phu ít nhất phải thừa nhận những tội lỗi đã gây ra.
    Trương Thúy Sơn cảm thấy mình thật sự là nỗi nhục của phái Võ Ðang. Y không thể nói cho mọi người biết thủ phạm thực sự là vợ mình, nhưng nếu im lặng thì sẽ tổn hại tới thanh danh của Võ Ðang. Do đó, Du Liên Châu sợ rằng họ sẽ thua trong cuộc đấu này, bởi làm sao 4 người còn lại vừa giao đấu vừa trông chừng ông ta và Thúy Sơn được, như thế sẽ làm trận pháp suy yếu.
    Hân Tố Tố thấy sự đau khổ của chồng, cô đến gần Không Văn Không Trí Không Tính, thú nhận tất cả và mắng 3 nhà sư là những kẻ đần độn. Tiếp đó, cô gọi Thúy Sơn vào trong, đến bên Dư Ðại Nham, thú thật hết những gì mình làm 10 năm trước và bảo ông ta trừng phạt cô. (Ðoạn sau thì như trong bản cũ). Ðoạn sửa đổi trên cho thấy Hân Tố Tố yêu chồng mình như thế nào, và cô từ một ma nữ đã trở thành một người dám chịu trách nhiệm về những gì mình làm.
    5. Nguồn gốc của Cửu Dương Thần Công:
    Trong bản mới, Trương Vô Kỵ biết về nguồn gốc của Cửu Dương ở cuối quyển kinh Lăng Già tiếng Phạn: Vương Trùng Dương sau khi đoạt được Cửu Âm, một hôm ông đi chơi đến Tung Sơn và đấu rượu với 1 người ở đó. Trùng Dương thua và phải để người kia đọc cả bộ Cửu Âm. Ông này thời trẻ là 1 nhà nho rất thông minh và thành đạt. Sau đó ông ta trở thành 1 đạo sĩ và biết rất nhiều nguyên lý, lý thuyết của Ðạo Giáo. Nhưng khi ông ta già, ông ta lại theo Phật Giáo. Khi đọc xong Cửu Âm, nhà sư, với kiến thức siêu phàm, nhận thấy Cửu Âm chỉ dựa trên nguyên lý Thái Âm thay vì kết hợp hài hòa giữa Âm và Dương. Ông ta thấy phải có 1 cách khác, và sáng tạo ra Cửu Dương, sau đó viết ở cuối quyển kinh tiếng Phạn. Quyển kinh này bằng cách nào đó xuất hiện trong chùa Thiếu Lâm, có lẽ nhà sư là 1 người thuộc Thiếu Lâm.
    6. Khi Trương Vô Kỵ thấy Ân Thiên Chính và Tống Viễn Kiều giao đấu, hắn khóc vì nhận ra chiêu thức 2 người sử dụng, những chiêu thức đó gợi cho Vô Kỵ nhớ đến những lần cha mẹ hắn luyện võ công cùng nhau cũng sử dụng những chiêu như vậy.
    7. Minh Giáo có 3 điều luật chính và 5 điều luật phụ. Có 12 thánh hỏa lệnh, 6 tấm đầu khắc võ công, 6 tấm sau thì khắc 8 điều luật.
    * 3 điều luật chính:
    - Giáo đồ Minh Giáo bị cấm trở thành hoàng đế, quan lại, tướng lĩnh, etc. Họ nổi dậy bởi họ muốn cứu giúp mọi người khỏi nỗi đau khổ. Tuy nhiên, vẫn cho phép sử dụng những cái tên như Vương,... (4 đại pháp vương chẳng hạn) để khi nổi dậy thu hút được nhiều sự trợ giúp.
    - Giáo đồ Minh Giáo không được phép áp bức người khá và nên bằng mọi cách có thể làm dịu nỗi đau của người đời.
    - Giáo đồ Minh Giáo không được đánh lẫn nhau.
    * 5 điều luật phụ:
    - Giáo đồ Minh Giáo phải là những nam nhân nữ nhân giữ lời hứa.
    - Giáo đồ Minh Giáo phải đối xử với nhau như anh em.
    - Tôn trọng người già, huynh đệ, tỷ muội, cha mẹ và hảo hữu.
    - Tôn trọng phụ nữ.
    - Bảo vệ Minh Giáo bằng cả cuộc đời, tuân lệnh cấp trên của mình.
    8. Ðồ Long đao được làm từ thanh Huyền Thiết Trọng Kiếm của Dương Quá (giống như trong bản trước, anh ta tặng thanh kiếm này cho Quách Tường - không rõ tặng lúc nào). Ỷ Thiên kiếm được làm từ Thục Nữ kiếm và Quân Tử kiếm. Có 2 khe hở nhỏ ở kiếm và đao, cách chuôi vài cm. Sử dụng cả 2 vũ khí để mở khe hở, chỉ 2 vũ khí này đủ mạnh để phá vỡ nhau. Trong 2 bình khí là 1 bản đồ bằng kim loại chỉ chỗ giấu của các quyển sách trên đảo Ðào Hoa.
    9. Các bí kíp: Binh pháp của Nhạc Phi và Cửu Âm Chân Kinh, kèm theo là nhiều võ công của Ðào Hoa đảo và Hồng Thất Công. Không có Hàng Long 18 chưởng như trong bản cũ nữa.
    Cửu Âm Bạch Cốt Trảo và các môn võ công Mai Siêu Phong đã từng sử dụng đã được Hoàng Dược Sư biến đổi 1 chút, chúng vẫn là những võ công tà môn nhưng không còn ghê tởm như hồi trước. Hoàng Dược Sư buồn phiền vì cái chết của Trần Huyền Phong và Mai Siêu Phong nên ông ta đã sửa đổi những tuyệt kỹ này.
    Khi Tương Dương thất thủ, Quách Tường đang ở Tứ Xuyên và khi nàng về nhà thì đã muộn. Quách Tĩnh và Hoàng Dung không đưa kiếm và đao cho Quách Phù, họ biết cô con gái này của họ quá bất cẩn và ngốc nghếch (đoạn này là do Diệt Tuyệt Sư Thái kể cho Chu Chỉ Nhược).
    10. Nhà họ Dương chắc là phải biết về bí mật của kiếm và đao, do đó cô áo vàng họ Dương có thể suy luận những gì Chu Chỉ Nhược đã làm và lật tẩy những tội ác của cô ta.
    11. Ðoạn hội thoại giữa Diệt Tuyệt Sư Thái và Chu Chỉ Nhược bị bỏ đi, chúng ta không đọc được cảnh 2 người nói chuyện trong chùa. Thay vào đó, khi Chỉ Nhược bị lộ tẩy, cô ta hồi tưởng lại và chúng ta có thể biết về đoạn hội thoại.
    12. Chỉ Nhược từng định giết cả 4 người trên đảo nhưng cô ta đã không làm vì nhận ra rằng cô ta quá yêu Vô Kỵ.
    13. Gia Luật Tề biết cả 18 chiêu Hàng Long chưởng. Trong bản cũ điều này không thực sự rõ ràng. Giờ thì khác. Hơn nữa, dường như Tiêu Phong đã tạo ra 1 sự biến đổi từ Giáng Long Nhị Thập Bát chưởng thành Giáng Long Thập Bát chưởng. Hư Trúc chịu trách nhiệm truyền lại môn võ công này cho Cái Bang sau khi Tiêu Phong chết.
    14. Chu Nguyên Chương cố ép Trương Vô Kỵ thoái vị giáo chủ Minh Giáo bằng cách đem quân đến truy vấn Vô Kỵ về Triệu Mẫn (Triệu Minh trong bản cũ). Sự thật là Minh Giáo đã mất kiểm soát đối với các tướng lĩnh quân đội, các tướng lĩnh này vẫn là giáo đồ Minh Giáo nhưng họ ít nhiều đều thu thập vây cánh cho riêng mình và trở nên khá độc lập. Ðiều này Dương Tiêu, Phạm Dao và những người khác cũng nhận thấy và họ hiểu rằng không thể giết Chu Nguyên Chương, bởi làm thế sẽ gây ra sự xa lánh của các tướng lĩnh khác.
    15. Ba nhà sư chữ Ðộ không giết Côn Luân Hà Thái Xung, vợ ông ta và 2 cao thủ Côn Luân khác. 3 nhà sư dễ dàng đả thương, đánh bại họ, và Viên Chân nhanh chóng bước đến trước để giết 4 người bọn họ. 3 nhà sư rất tức giận và nói rằng không cần giết.
    16. Tống Thanh Thư không bị Trương Tam Phong giết, nhưng hắn ta chết trên núi Võ Ðang vì bị thương quá nặng.
    17. Tiểu Chiêu (Tiểu Siêu trong bản cũ) gửi các sứ giả đến gửi lại 6 thánh hỏa lệnh cho Minh Giáo. Trương Vô Kỵ đã lấy được 6 tấm trước đó từ tay những người Ba Tư. Ðáp lại, hắn gửi 1 bản chép Càn Khôn Ðại Na Di cho Tiểu Chiêu. Nhưng thực sự nguyên nhân đằng sau chuyện này là Tiểu Chiêu rất nhớ Vô Kỵ, cô thực sự muốn liên lạc với hắn 1 lần nữa. Lúc Vô Kỵ đang cứu người ở chùa Vạn An, Tiểu Chiêu đang may cho hắn vài bộ quần áo trong quán trọ, . Giờ đây cô đã may xong và gửi chúng kèm theo những tấm thánh lệnh cho Vô Kỵ.
    18. Trương Vô Kỵ rất đau lòng khi không thể cứu mạng 1 vị tướng và phải chứng kiến cái chết của Hàn Lâm Nhi, hắn giao lại quyền cho Dương Tiêu, Phạm Dao rồi rời Trung Nguyên sang Mông Cổ cùng Triệu Mẫn. Hắn không muốn phá vỡ điều luật đầu tiên của Minh Giáo.
    19. Trong đoạn cuối Vô Kỵ suy nghĩ mãi mà vẫn không biết được cuối cùng trong 4 cô hắn yêu ai nhất. Nhưng hắn biết Triệu Mẫn hy sinh vì hắn nhiều nhất nên hắn quyết định gắn bó cuộc đời với cô.
    Trên đường sang Mông Cổ, Chỉ Nhược chặn đường 2 người và yêu cầu Vô Kỵ không cưới Triệu Mẫn. Vô Kỵ đồng ý nhưng hắn nói rằng điều đó không cấm hắn yêu và có con với Triệu Mẫn. Chỉ Nhược bó tay vì không nghĩ đến điều đó từ trước.
    20. Có 5 trưởng lão phái Không Ðộng trong tất cả các phiên bản. Người đầu tiên là Guan Neng (?????), thứ 2 là Zong Wei Xia (?????), thứ 3 là Ðường Văn Lượng, 4 là Chang Jing Zhi (?????). Nhưng người thứ 5 thì không có tên. Lỗi này chắc do Kim Dung già nên lẫn.
    21. Kim Hoa bà bà nói rằng chồng bà ta bị 1 nhà sư già của Tây Vực làm việc cho người Mông Cổ đầu độc. Trong các bản cũ điều này không được nói đến. "Tou Tuo" (????? - Ðầu Ðà) đến từ Tây Vực làm việc cho người Mông Cổ.
    22. Lời bình luận Trương Vô Kỵ nói với Chỉ Nhược về việc Trương Tam Phong nghĩ rằng ông ta không thể bằng được Quách Tĩnh đã bị bỏ đi. Nguyên nhân là trong bản cũ, Chỉ Nhược bắt đầu luyện Cửu Âm trên đảo nhưng nay cô ta đã có các bí kíp rồi. Nên 2 người bọn họ không thể có đoạn nói chuyện đó về võ công và lời bình luận dĩ nhiên bị cắt đi.
    23. Khi Trương Vô Kỵ nắm tay Trương Tam Phong trên núi Võ Ðang, ông ta nghĩ đến nội lực của Giác Viễn, Quách Tĩnh, Dương Quá và một số cao thủ trước đây.
    24. Chỉ Nhược không vờ tự vẫn khi thấy Vô Kỵ gặp Triệu Minh nữa. Thay vì thế cô ta biến mất trong 1 - 2 tháng (đến đảo Ðào Hoa). Cô ta tìm thấy Cửu Âm Chân Kinh bí kíp và bắt đầu luyện.
    25. Lời bình luận rằng Viên Chân - Thành Côn ngang với 3 nhà sư chữ Ðộ bị bỏ đi. Giờ chỉ còn lời bình luận rằng võ công của Thành Côn cao hơn Tạ Tốn. Ðiều này thì hầu như ai chả biết - mắt sáng tất nhiên phải hơn mắt mù.
    26. Trương Vô Kỵ sử dụng Cửu Dương chân khí để phá hủy 70% võ công của Huyền Minh nhị lão. 3 người bọn họ giao đấu khi Huyền Minh nhị lão đi theo Chỉ Nhược để cướp Cửu Âm bí kíp. Lộc Trượng Khách định cưỡng bức cô ta để lấy bí kíp. Tất nhiên Vô Kỵ đã cản 2 lão lại. Sau khi bị phế 70% võ công, 2 lão còn kém cả Thần Tiễn Bát Hùng của Triệu Mẫn.
  4. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784
    Bích Huyết Kiếm (The Sword Stained with Royal Blood):
    1. Hà Thiết Thủ không yêu Hạ Thanh Thanh nữa. Cô ta nhận ra Thanh Thanh là nữ cải nam trang ngay khi mới nhìn thấy cô. Thay vào đó, Kim Dung để Hà Thiết Thủ trở thành 1 người cực kỳ đam mê võ công. Khi nhìn thấy võ công cao cường của Viên Thừa Chí, cô lập tức muốn trở thành đệ tử của anh ta. Trong phiên bản 3 này cô cũng không thể ít quan tâm đến Ngũ Ðộc Giáo hơn nữa.
    2. Nhà họ Ôn (ông ngoại và thúc bá của Hạ Thanh Thanh) được chuyển từ ShiLiang về QiXian (?????). Nhưng họ vẫn đê tiện như cũ.
    3. Viên Thừa Chí falls in love with Trường Bình công chúa ngay khi gặp cô lần đầu. Anh ta luôn nghĩ về cô.
    4. Kim Xà Lang Quân Hạ Tuyết Nghi sáng chế môn võ công mới để tưởng nhớ tình yêu của ông ta: Ôn Nghi (mẹ của Hạ Thanh Thanh). Ông ta thật lãng mạn.
    5. Hoàng tử muốn cướp ngôi của hoàng đế Sùng Trinh không còn là 1 nhân vật hư cấu nữa. Kim Dung sử dụng 1 hình ảnh lịch sử, 1 người chú của Sùng Trinh. Hoàng tử Wei (the prince of Wei ?????). Ở đây kẻ tiếm quyền đã không chết và thoát khỏi Bắc Kinh, tuy nhiên về sau ông ta bị quân Thanh bắt được và bị giết chết.
    6. Thêm các thông tin về các thủ lĩnh quân khởi nghĩa thời điểm đó và về Lí Tự Thành.
    7. Jiao Wan''Er (?????) cũng yêu Viên Thừa Chí, trong bản cũ, điều này không rõ ràng, nhưng giờ thì độc giả có vài lần đọc được những cảm tình của cô với Viên Thừa Chí.
    8. Kim Dung viết thêm về tình trạng hỗn loạn khi Lý Tự Thành chạy khỏi Bắc Kinh. Minh hoàng đế cũng chiến đấu giữa những người khác.
    9. Cuối cùng Viên Thừa Chí sử dụng loại võ công mới mà Kim Xà Lang Quân sáng tạo ra và thắng Yuzhen Zhi (????? - cái gì Tử).
    Lộc Ðỉnh Ký (The Duke of Mount Deer):
    Những thay đổi là rất nhỏ. Kim Dung gần như không sửa gì, lão chỉ thêm vào chỗ này chỗ khác một ít nhân vật để câu chuyện được trôi chảy hơn.
    1. Một lỗi được sửa là: ở bản cũ, Hải Ðại Phú đã gọi Vi Tiểu Bảo bằng tên thật trong một thời điểm nào đó của truyện. Làm sao lão có thể biết được tên thật của Vi Tiểu Bảo khi cả hắn và Mao Thập Bát không bao giờ đề cập đến nó? Do vậy, Kim Dung đã để Hải Ðại Phú gọi Vi Tiểu Bảo là Tiểu Quế Tử cho đến cuối, dù cho lão biết họ Vi không phải là Tiểu Quế Tử thật.
    2. Vi Tiểu Bảo tạo ra 1 biệt hiệu cho 1 nhân vật hư cấu đã chết. Nhân vật hư cấu này trong bản cũ là Hai Gui Dong (Hải Quế Ðống) - ghép từ 3 chữ trong 3 cái tên: Hai Da Fu (Hải Ðại Phú), Xiao Gui Zi (Tiểu Quế Tử) và Rui Dong (Thụy Ðống). Cả 3 người này đều bị họ Vi giết. Nhưng Vi Tiểu Bảo không giết Hải Ðại Phú, đó là thái hậu. Do đó Kim Dung sửa lại thành Shi Gui Dong. Tại sao là Shi? Shi lấy trong tên của Shi Jing (?????), gã đội trưởng người Mãn Châu muốn bắt Mao Thập Bát ở Dương Châu. Vi Tiểu Bảo đã làm mù mắt Shi Jing và giết hắn.
    3. Công chúa Trường Bình (A Cửu - Cửu Nạn sư thái) đã không bao giờ gặp lại Viên Thừa Chí sau khi họ chia tay trong Bích Huyết Kiếm. Sau khi chờ đợi trong nhiều năm, cô quyết định xuất gia làm ni cô. Viên Thừa Chí từng hứa với cô là sẽ quay lại Trung Nguyên tìm cô nhưng anh ta đã không giữ lời hứa. Mặc dù Viên Thừa Chí rất yêu cô nhưng anh ta đã quyết định là không phá vỡ lời hứa với Hạ Thanh Thanh và ở lại hải ngoại với Thanh Thanh, làm tan vỡ trái tim của A Cửu. Viên Thừa Chí không dám trở lại với A Cửu có lẽ là vì Thanh Thanh quá ghen tuông.
    Có 1 gợi ý ở đây, đó là Hà Thiết Thủ cũng từng có những cảm tình với Viên Thừa Chí khi cô còn trẻ (Bích Huyết Kiếm - phiên bản 3).
    Giờ đây trong phiên bản 3 của Lộc Ðỉnh Ký, có đoạn (dịch từ nguyên tác):
    Trích dẫn:
    "- Vi Tiểu Bảo đột nhiên cười: "Cô có yêu sư phụ của cô không?".
    - Hà Thiết Thủ đỏ mặt và mắng: "không nói xằng, nếu sư nương của ta mà nghe được thì bà sẽ cắt lưỡi ngươi đấy".
    Những cảm xúc cô đã chôn chặt khi còn trẻ hiện về, mặt cô đỏ bừng như lửa."
    4. Tuổi của Quy Chung được sửa. Trước đây hắn thuộc tầm trung niên, điều này là không thể. Vì trong Bích Huyết Kiếm, hắn mới chỉ là 1 đứa bé, làm sao trong hơn 20 năm hắn đã tầm 40 được. Trong phiên bản này, tuổi của Quy Chung là khoảng 30, nhưng vì bệnh tật nên chỉ có suy nghĩ của 1 đứa bé 9 tuổi. Hắn chết cùng cha mẹ như trong phiên bản cũ.
    * Vi Tiểu Bảo KHÔNG mất đi 1 cô vợ nào cả - không giống như trong cái phim hay truyện Tân Lộc Ðỉnh Ký củ chuối gì đó, Kiến Ninh công chúa chết, A Kha, Tăng Nhu bỏ đi.
  5. son_kirkhammet

    son_kirkhammet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    Bác lãng tử chỉ cho em các thông tin này đọc được ở đâu thế, em vào xem với
    Không biết bộ chỉnh sửa này đã xuất bản chính thức ở ta chưa nhỉ
  6. Nham_hiem

    Nham_hiem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    0
    Chỉnh sửa theo cái tittle topic này thì e chẳng bao giờ đọc truyện KD nữa.
  7. nghialong

    nghialong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2007
    Bài viết:
    1.686
    Đã được thích:
    0
    KO tin chuyện HDS yêu MSP, ai ông KD lại phá hoại hình tượng của HDS như thế
  8. son_kirkhammet

    son_kirkhammet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    220
    Đã được thích:
    0
    Tóm lại là các bác cho em link để em vào xem bản chỉnh sửa của Kim Dung cái, he he
  9. langtubachkhoa

    langtubachkhoa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2004
    Bài viết:
    1.212
    Đã được thích:
    784
    Quên mất chưa post lên version 3 của 1 số quyển khác
    Thư Kiếm Ân Cừu Lục (Book and Sword, Gratitude and Revenge):
    Thay đổi không lớn:
    1. Trương Triệu Trọng, gã cao thủ Võ Ðang phản bội, chuộc lại phần nào lỗi lầm của mình trong phiên bản này. Trước đây khi bị ném vào 1 cái hố đầy sói, sư huynh của hắn là Lục Phi Thanh nhảy xuống cứu hắn, hắn ghì chặt Lục Phi Thanh để cùng chết với ông. Lúc đó hắn rất hoảng loạn và không biết người nhảy xuống là ai. Nhưng trong phiên bản 3, hắn cũng làm thế nhưng đột nhiên hắn nhìn thấy mặt của Lục Phi Thanh và thốt lên: "Là huynh! Huynh lúc nào cũng đối xử tốt với đệ như một người anh trai..." và khi 1 con sói định cắn Lục Phi Thanh, Trương Triệu Trọng cản nó lại. Tuy nhiên, cuối cùng thì họ Trương cũng bị cắn chết và Lục Phi Thanh được những người khác cứu.
    2. 1 lỗi được sửa trong bản này. Trước đây, hình như thống lĩnh cấm vệ quân Bạch Chấn xuất hiện ở 2 nơi trong cùng 1 thời điểm. Lão vừa ở Bắc Kinh lại vừa ở Giang Nam trong 1 sứ mệnh đặc biệt (lão được lệnh báo cho tuần phủ Phúc Kiến đốt chùa Nam Thiếu Lâm). Ðể sửa lỗi này, Kim Dung tạo ra 1 thống lĩnh cấm vệ quân khác, tên là Wang Qing (????? Uông - Vương Thanh). Wang Qing ở Bắc Kinh và gặp những hào kiệt của Hồng Hoa hội trong khi Bạch Chấn vẫn ở Phúc Kiến. Bạch Chấn trở lại Bắc Kinh khi Nam Thiếu Lâm đã bị hỏa thiêu. Lỗi đã được sửa.
    3. Trong bản cũ, Bạch Chấn tự vẫn khi lão bị bắt buộc phải đối đầu với Trần Gia Lạc một lần nữa. Ðiều này xảy ra khi Hồng Hoa hội đã vây chặt được Càn Long (Trần Gia Lạc đã từng cứu mạng Bạch Chấn 1 lần).
    Các hào kiệt tôn trọng Bạch Chấn vì lão là 1 người khá tốt và đồng ý cho lão đi, nhưng lão đã không làm thế và tự vẫn.
    Giờ đây, Kim Dung sửa lại thành: Bạch Chấn ra đi, lão thở dài và nói rằng sẽ không ai nhìn thấy mặt lão ở Trung Nguyên nữa. Trong bản cũ, Bai Zhen ít nhiều bị ép tự vẫn bởi Càn Long: Càn Long thấy rằng Bạch Chấn miễn cưỡng đối đầu với Trần Gia Lạc và nhận xét mỉa mai rằng họ Trần cứu mạng Bạch Chấn. Bạch Chấn biết Càn Long đã để bụng và tự vẫn.
    Rất may là trong phiên bản 3, Bạch Chấn vẫn sống.
    4. Kim Dung thêm vào cuối truyện 1 chương nữa. Chuyện trong chương này xảy ra khi các hào kiệt rút lui về vùng Hồi Cương. Trần Gia Lạc vừa được cứu sống sau khi anh ta cố tự vẫn. Lục Phi Thanh và những người khác trách mắng anh ta về hành động ngu ngốc này. Hoắc Thanh Ðồng và Trần Gia Lạc đã thảo luận về Ðạo Hồi và trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê, anh ta đã có ảo giác hay đó không phải là một ảo ảnh, rằng anh ta nhìn thấy Hương Hương công chúa Kha Tư Lệ, nàng khóc và bảo rằng anh ta hãy sống mạnh giỏi, nàng đã được lên thiên đường. Ðoạn này khá xúc động.
    Ode the Gallantry (Hiệp Khách Hành):
    Gần như chả có gì thay đổi, giống như Kim Dung viết trong lời kết của ông. Ông chỉ sửa vài đoạn hội thoại cho mạch văn trôi chảy hơn. Kết thúc vẫn thế.
    - A hoàn của Thạch Phá Thiên, Thị Kiếm, không bị giết. Cô chỉ bị điểm huyệt, Thạch Phá Thiên đã cản Ðinh Ðinh Ðang Ðang giết cô.
    - Khi Thạch Thành nói với Thạch Phá Thiên về những gì Trương Tam và Lý Tứ đã làm, ông đề cập đến 1 đạo sĩ nung chảy những miếng đồng mỏng bằng nội lực. Trong bản trước, đạo sĩ là chưởng môn phái Thanh Thành, nhưng giờ ông ta là chưởng môn phái Không Ðộng.
    - Thạch Phá Thiên rất chắc chắn rằng anh yêu A Tú và không yêu Ðinh Ðang. Trong bản trước, độc giả đã biết điều này, nhưng giờ đây nó càng được khẳng định chắc chắn hơn.
    A Deadly Secret (Liên Thành Quyết):
    - Thay đổi lớn nhất là giờ đây chúng ta có thể biết được bối cảnh của câu chuyện là vào thời nhà Thanh. Ngô Lục Kỳ của Lộc Ðỉnh Ký cũng được nhắc đến trong Liên Thành Quyết.
    Kho báu được nói đến trong truyện có từ thời nhà Lương (502 - 557 sau công nguyên). Những người xây dựng chỗ giấu kho báu đều bi giết, và khi hoàng đế Yuan (552 - 555 sau công nguyên) bị giết thì chỗ giấu kho báu cũng thành bí ẩn.
    Chỉ đến thời Khang Hy, khi một nhà sư cư trú ở chùa Thiên Ninh tình cờ phát hiện ra kho báu.
    Là người tu hành ông không ham muốn kho báu nhưng ông muốn giúp sư điệt của mình là Wu Liu Qi. Ông biết rằng Ngô Lục Kỳ là 1 thành viên của Thiên Ðịa hội, và ông biết rằng tiền sẽ phục vụ một mục tiêu chính nghĩa. Ông viết 1 bức thư để báo cho Ngô Lục Kỳ về phát hiện của mình, nhưng ông không thể chỉ viết: "Ta tìm đ.c 1 kho báu, đến và lấy nó đi". Nên ông đã viết một chuỗi những đầu mối khó hiểu trong bức thư đó, bởi cả nhà sư và Ngô Lục Kỳ đều biết Ðường Thi kiếm pháp, Ngô Lục Kỳ sẽ tự nhiên hiểu ý nghĩa ẩn giấu. Tuy nhiên, khi thông điệp đến thì Ngô Lục Kỳ đã bị giết bởi nhà họ Quy. Dần dần những phần của bí mật được lan truyền trong giới võ lâm.
    Sư phụ và sư thúc bá của Ðịch Vân cùng thuộc 1 môn phái với Ngô Lục Kỳ và nhà sư nên họ cũng biết Ðường Thi kiếm pháp và biết môn kiếm pháp này dẫn đường tới kho báu.
    Phi Hồ Ngoại Truyện (The Young Flying Fox):
    sửa chút xíu.
    - Phùng Thiên Nam bị Hồ Phỉ giết tại đại hội võ thuật. Phùng Thiên Nam đã cố gắng lẻn đi trong lúc hỗn loạn nhưng Viên Tử Y nhanh chóng bảo Hồ Phỉ giết chết hắn trước khi hắn có thể chạy thoát.
    - Có một trận chiến ngắn giữa Thang Bái và Hồ Phỉ tại đại hội võ thuật.
    - Viên Tử Y không còn quá đáng ghét nữa.
    - Ðiền Quy Nông bị sỉ nhục khủng khiếp tại đại hội võ thuật.
    1 điều nữa, trong version 3 của anh hùng xa điêu đã post ở trên, điều thứ 12 có nói rằng nhắc đến Kiều Phong 2 lần : "Ðề cập đến Tiêu/Kiều Phong 2 lần. Lần 1 về Hàng Long Thập Bát chưởng: Tiêu Phong và Hư Trúc đã có công cải biến môn võ công này, làm nó trở nên mạnh mẽ, tinh thuần, đơn giản hơn. Lần 2 là do Hoàng Dung, khi nàng gặp 3 trưởng lão Cái Bang, nàng đề cập đến uy dũng của Tiêu Phong trong các trận loạn chiến ở Tụ Hiền Trang và Thiếu Lâm Tự"..
    THực ra, thì ngay trong version 2 của Anh hùng xạ điêu cũng nhắc đến Kièu Phong 2 lần rồi (version 1 thì tất nhiên không thể có vì anh hùng xạ điêu ra đời trước Thiên Long Bát bộ rất nhiều), nhưng version 2 chỉ nói như thế này, không tỉ mỉ như version 3 :

    Hàng long thập bát chưởng này có thể nói là võ học tuyệt đỉnh trong võ công ngoại môn, đúng là không gì cứng không hất đi được, không gì bền không phá vỡ được tuy chiêu số có hạn nhưng mỗi chiêu lại có oai lực rất lớn. Thời Bắc Tống, bang chủ Cái bang Kiều Phong lấy đó kịch đấu với hảo hán anh hùng khắp thiên hạ, rất ít người có thể đỡ nổi ba chiêu hai thức, lừng lẫy trên đời, quần hào bó tay.
    Chưởng pháp này truyền tới Hồng Thất Công, năm xưa y cùng bọn Vương Trùng Dương. Hoàng Dược Sư luận kiếm trên đỉnh Hoa Sơn đã thi triển, bọn Vương Trùng Dương đều vô cùng khen ngợi, y vốn muốn chỉ truyền hai ba chiêu cho Quách Tĩnh thì đã đủ
    (hồi 12/40)

    Hoàng Dung nói:
    - Hảo ý của ba vị ta rất cảm tạ, xin ngồi xuống cùng uống mấy chén. Nhớ năm xưa bang chủ Cái bang Kiều Phong độc chiến với quần hào ở Tụ Hiền trang, dùng Hàng long thập bát chưởng đánh bọn ma đầu trước chùa Thiếu Lâm thấy bóng là chạy, ép hoàng đế Khiết Đan bẻ tên ăn thề ở Nhạn Môn quan không dám đánh xuống phương Nam, thật anh hùng làm sao.
    Lúc nàng cùng Hồng Thất công, Quách Tĩnh trên đảo Minh Hà kết gỗ làm bè, Hồng Thất công thường nói cho nàng nghe việc cũ trong bang để về sau nàng làm bang chủ không đến nỗi không biết chuyện lớn trong bang. Chuyện bang chủ Kiều Phong anh hùng ấy là lúc bấy giờ nàng nghe Hồng Thất công kể.
    (hồi 27/40)

  10. tieungoctu

    tieungoctu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/10/2007
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0

    Cái ở Thư kiếm ân cừu lục ấy sửa trong lần tái bản vừa qua của nxb VH rồi.

Chia sẻ trang này