1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kim Dung - con người có thủ pháp sáng tạo đa dạng !

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi CaChep, 15/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Kim Dung - con người có thủ pháp sáng tạo đa dạng !

    Xin phép giới thiệu một cái nhìn khác về các giải pháp sáng tạo trong chuyện trưởng của Kim Dung. Đây là bài viết sưu tầm từ tác giả Minh Nguyên.

    Ðối với văn học Trung Quốc, tiểu thuyết võ hiệp thường được cho là thuộc dòng văn học thông tục. Nhưng với những tác phẩm của Kim Dung thì khác. Năm 1995, nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã mời tiến sĩ Kim Dung về Bắc Kinh trao tặng ông hàm giáo sư danh dự Bắc Kinh Đại Học và công nhận ông là nhà văn lớn của dân tộc.

    Ngay khi còn đi học, tôi đã mê tiểu thuyết Kim Dung. Nhưng để thấy được những giá trị tiềm tàng, đích thực, để khám phá một bề sâu kiến thức ẩn chứa trong những tác phẩm đồ sộ nhưng hoàn toàn hư cấu ? thì phải muộn hơn nhiều. Những ghi nhận ban đầu về ý nghĩa tác phẩm Kim Dung là những lượm lặt manh mún từ các bậc tiền bối. Đó cũng là những ghi nhận hết sức có giá trị ? nhưng sao tôi vẫn luôn thấy thiếu. Để có thể [bold] tự tiếp nhận, khám phá ra những giá trị mới, khác với kinh nghiệm các bậc tiền bối[/bold], tôi phải làm sao ? Hồi đó, có lần một bậc tiền bối nói với ngụ ý, để đọc Kim Dung, người ta có thể không ?ođợi tuổi?, nhưng để học Kim Dung, dứt khoát người ta phải ?ođợi tuổi? và hẳn nhiên phải đợi cho đến khi đọc Kim Dung được vài chục năm ?

    Rồi tôi đến với Phương Pháp Luận Sáng Tạo. Tôi mê Phương Pháp Luận Sáng Tạo như mê Kim Dung thuở nào. Tôi học Phương Pháp Luận Sáng Tạo và tôi cũng bắt đầu học Kim Dung. Sự khám phá Kim Dung giờ đây có thể chưa hoàn toàn nhưng đó là sự khám phá trong phong cách độc lập, tự tin, logic và xác thực.

    Hình như điều làm say mê giới trẻ nhất vẫn là khía cạnh võ học trong tiểu thuyết Kim Dung. Kim Dung sáng tạo ra võ công tuy là những hình mẫu không có trong thực tế nhưng lại dựa trên những yếu tố xác thực.


    [​IMG]
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  2. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Trong Lục Mạch Thần Kiếm Truyện, có đoạn mô tả nhân vật Cưu Ma Trí, quốc sư nước Thổ Phồn, dùng Ban Nhược chưởng đánh vào đỉnh đồng, đỉnh đồng không phát ra tiếng động nhưng phía bên kia lại thủng. Cách diễn tả như vậy được nhà Kim Dung học Việt Nam Vũ Đức Sao Biển đánh giá ??onghe hơi phi khoa học nhưng lại làm thỏa mãn trí tưởng tượng phong phú của con người???. Với ??odân??? Phương Pháp Luận Sáng Tạo chúng ta thì sao ? Hẳn các bạn còn nhớ đến phát biểu mâu thuẫn vật lý trong bài toán chiếu xạ khối u bằng tia X : tia X phải mạnh đối với tế bào ung thư để có hiệu quả diệt khối u và tia X phải yếu để không làm tổn thương tế bào lành.
    Trong tình huống đánh thủng mặt bên kia của cái chuông, một mâu thuẫn vật lý tương tự có thể được phát biểu : Ban Nhược chưởng phải yếu khi đánh vào mặt bên này chuông nhưng phải mạnh khi đánh qua tới mặt bên kia chuông. Trong khi chúng ta phải dùng một giải pháp kỹ thuật để khắc phục mâu thuẫn vật lý thì quốc sư Thổ Phồn dùng một giải pháp kung fu. So sánh hai tình huống trên giúp ta hình dung được giá trị tích cực của trí tưởng tượng trong tiểu thuyết Kim Dung ẩn đằng sau vẻ bề ngoài huyễn hoặc, mơ hồ, không tưởng thường thấy ở những tiểu thuyết võ hiệp.
    [​IMG]
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  3. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Khi sáng tạo ra các dạng thức võ công, Kim Dung đã chú ý làm thay đổi tính bạo lực, xây dựng một chiều sâu trí tuệ cho những tác phẩm của mình bằng cách đưa chất thơ, chất nhạc vào võ học, vì trong tiểu thuyết của ông, võ học vốn chỉ là một phương tiện được mượn để dẫn dụ người đọc đến những cái xa hơn, sâu hơn, có thể nói đó là những triết lý, nhân sinh quan trong đối nhân, xử thế.
    Tiếu Ngạo Giang Hồ Ký là một trong những tác phẩm như thế : âm nhạc trở thành cốt lõi, chi phối toàn bộ tác phẩm và tạo nên cái hồn của tác phẩm. Càng kỳ bí hơn khi Kim Dung biến âm nhạc trở thành một loại võ công không phải để gây thương tích mà là để chữa thương. Khúc đàn Thanh Tâm Phổ Thiện Trú của nhân vật Doanh Doanh chính là một liều thuốc chữa thương cho nhân vật Lệnh Hồ Xung trong truyện. Liệu có bất ngờ không nếu chúng ta thấy rằng ngày nay, trong thực tế, siêu âm đã trở thành một công cụ hết sức phổ biến trên thế giới : từ máy siêu âm chẩn đoán đến máy siêu âm trị liệu ??" tán sỏi nội quan.
    Trở lại Lục Mạch Thần Kiếm Truyện, Kim Dung đã cho nhân vật Cầm Tiên Khang Quảng Lăng có khả năng đặc dị, một mình chơi được một lúc sáu cây đàn : sáu cây được đặt sáu nơi rồi dùng Chỉ Lực Cách Không đánh vào phím đàn. Ngày nay, điều khiển từ xa không còn xa lạ.
    Khả năng tương tác từ xa cũng đạt được những thành tựu đáng nể : mổ từ xa nhờ hệ thống computer hỗ trợ và mạng internet. Một nghệ sĩ chơi keyboard hiện nay chính là Khang Quảng Lăng của thế giới võ hiệp và chơi được một lúc không phải là sáu mà là hàng chục loại đàn ??? Vậy thì trí tưởng tượng của Kim Dung là xác thực hay huyễn hoặc ?
    [​IMG]
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  4. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Trong Hiệp Khách Hành, Kim Dung đã tưởng tượng ra một cách truyền thụ võ học vô cùng độc đáo. Hiệp Khách Hành vốn là bài thơ của Lý Bạch gồm 24 câu và được xếp vào loại ??ohành ca : ca ngợi những con người hành động cứu người???. Khi được chuyển thành pho võ công Hiệp Khách Hành, mỗi câu thơ được gắn với một ??ođồ giải??? minh họa cho một pho võ công. Hầu hết các cao thủ võ lâm, chưởng môn các phái lại là những bậc trí tuệ, nên khi đến với Hiệp Khách Hành họ đều sa đà vào lý luận và càng lý luận, họ càng sa rời chân lý, cái chân lý nguyên bản của người sáng tác ra Hiệp Khách Hành vốn không dùng chữ mà dùng hình. Đợi đến khi Thạch Phá Thiên, nhờ ??omay mắn??? không biết chữ, chàng trai này đã thoát khỏi cái vòng kim cô của ngôn ngữ, chỉ tiếp nhận một cách trực quan sinh động và đắc thủ pho võ công qua các đồ giải.
    Logic sáng tạo ra tình huống ở đây là sự thể hiện sâu sắc quan điểm triết học Đông phương : lấy tâm truyền tâm, dụng ý truyền ý, tránh sự tư biện, lý luận bát nháo, nhồi nhét vào đầu óc. Mặt khác ngôn ngữ dù là cần thiết nhưng tư duy ngôn ngữ (ngôn ngữ xét trong mối liên hệ với tư duy) là kiểu tư duy không phải không có nhược điểm.
    Điểm yếu của nó thể hiện ở chỗ sự tiếp nhận thông tin qua ngôn ngữ thường thiếu tính toàn cục (tính tổng thể). Điểm mạnh của việc sử dụng các ký hiệu, hình vẽ khi giải bài toán cũng được nói nhiều trong phần các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến quá trình tư duy sáng tạo .
    [​IMG]
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  5. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Một tình huống khác kể về sự truyền thụ võ học giữa Trương Chân Nhân - trưởng môn phái võ Đang, và Trương Vô Kỵ - giáo chủ Minh giáo, trong tác phẩm Ỷ Thiên Đồ Long Ký cũng hết sức ly kỳ khó hiểu.

    Trương Chân Nhân từ từ đứng dậy, múa luôn mấy đường kiếm.Một hơi múa luôn bốn năm thế. Vô Kỵ không nhớ những thế kiếm mà chỉ để ý đến cái mạch thay đổi của những thế kiếm đó. Múa xong, Chân Nhân hỏi :
    - Con đã thấy rõ chưa?
    Vô Kỵ đáp :
    - Con đã thấy rõ rồi.
    - Con đã nhớ hết chưa ?
    -Con chỉ nhớ được phân nữa.
    -Thôi được, như vậy cũng là thông minh lắm rồi, con hãy nghĩ lại những thế kiếm ấy đi.
    Vô Kỵ cúi đầu lẳng lặng nghĩ. Chân nhân lại hỏi tiếp :
    - Bây giờ thế nào ?
    - Con đã quên hơn phân nữa rồi ?
    Trương Chân Nhân cầm thanh kiếm gỗ lên biểu diễn một lần nữa. Mọi người ngạc nhiên vô cùng, vì những thế kiếm lần này khác lần trước nhiều .
    -Thế nào, con đã nhớ hết chưa ?
    - Chỉ quên có ba thế thôi.
    Chân Nhân thâu kiếm về chỗ ngồi. Vô Kỵ đi từ từ vòng quanh đại điện một vòng, rồi chàng ngẩng đầu lên tỏ vẻ mừng rỡ và la lớn :
    - Bây giờ con lại quên hết rồi, quên sạch hết rồi.
    Chân Nhân đỡ lời :
    -Khá lắm, quên cũng chóng lắm. Thôi, con mời Ngọc Diện Thần Kiếm vào chỉ giáo đi.

    Thì ra theo Kim Dung, sự truyền đạt của Chân Nhân là truyền kiếm ý chứ không phải là kiếm chiêu, kiếm thế. Và do vậy mà Trương Vô Kỵ phải biết ??obỏ??? kiếm thế
    để ??olấy??? kiếm ý thì mới có thể thông đạt và vận dụng ngay pho võ công mới. Có thể nói theo cách khác, người bình thường học nhớ, còn Vô Kỵ học quên.
    Thực tế ngày nay, trong thời đại thông tin, con người đã phải chịu một áp lực cực lớn của ??onhớ???. Trong khi tiềm năng của bộ não hiện nay và cả trong tương lai lại nằm ở khả năng xử lý thông tin chứ không phải là lưu trữ thông tin. Như vậy phải chăng Kim Dung muốn loài người nếu biết học nhớ những cái cần thiết thì cũng phải biết học quên những cái không cần thiết.
    Một giáo sư Thụy Sĩ, GS. Armin Schnider có nhận xét : ??oQuên là van an toàn giúp não tránh tình trạng lưu trữ không biết hạn chế thông tin. Trí nhớ tốt không phải chỉ biết lưu trữ mà còn phải biết chọn lọc thông tin để biết quên khi cần thiết???. Trí tưởng tượng của Kim Dung ở điểm này làm tôi mơ đến ngày chúng ta sáng chế ra được ??ocông nghệ học tập??? theo nguyên tắc 34. Phân hủy và tái sinh các phần : thông tin khi cần thiết sẽ phải được tái sinh ngay trong ký ức và khi không cần thiết sẽ phải được phân hủy, loại ra khỏi ký ức ! ! !
    [​IMG]
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  6. CaChep

    CaChep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.010
    Đã được thích:
    0
    Võ học trong tiểu thuyết Kim Dung, nếu xét đến cùng, đều có cơ sở lý luận thực tiễn.
    Khi viết về võ thuật, Kim Dung thường phát triển từ thực tiễn võ học và y học cổ truyền Trung Quốc. Vì thế mà truyện của Kim Dung tràn đầy kiến thức về một nền y học siêu tưởng. Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Trương Vô Kỵ cũng là một bậc thầy về y lý. Để chữa cho một người bị đánh gãy hết các khớp xương, nằm thoi thóp 20 năm trời, thần y Trương Vô Kỵ đã xin phép bệnh nhân cho mình gõ vỡ trở lại các khớp xương để dán thuốc cao chỉnh hình. Cách làm của Trương Vô Kỵ có thể là một mơ ước của khoa chấn thương chỉnh hình hiện nay, nhất là đối với những ca bị tổn thương xương kéo dài và tự lành sai cấu trúc.
    Có lẽ còn lâu lắm mới có những tổng hợp một cách hệ thống các giá trị khác nhau từ tác phẩm của Kim Dung. Và tôi vẫn mong chính các độc giả bình thường của Kim Dung, chứ không phải nhà nghiên cứu, mới là những người xác lập được những giá trị quí báu đó.
    [​IMG]
    Cùng nhau vươn lên trong Buồn đau và Hạnh phúc
  7. mitlo

    mitlo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2001
    Bài viết:
    1.030
    Đã được thích:
    0
    Hay hay hay quá, em vote cho bác. Tuyệt thật!!!
    Mit@
    I believe I can fly
    Được sửa chữa bởi - mitlo vào 16/02/2002 11:32
  8. Majin_Boo

    Majin_Boo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    880
    Đã được thích:
    0
    chà huynh đệ này là ai mà viết sâu sắc thế tôi xin bái phục bái phục

    Majin-Boo

  9. 1001dem

    1001dem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Đấy là bác í siu tầm đó chứ.
  10. Alterego

    Alterego Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2002
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0

    Nói xàm!
    Chữ ký không hợp lệ!

Chia sẻ trang này