1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kim Dung Giữa Đời Tôi ( Vũ Đức Sao Biển )

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi rua_nor, 27/01/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Nếu như trong các phái, Thiếu Lâm đứng đầu thì bên các bang hội, Cái bang là bang tiêu biểu. Trong truyện võ hiệp Kim Dung, hình ảnh quần hùng Cái bang luôn luôn hiện diện bên cạnh các nhà sư Thiếu Lâm. Trong 12 tác phẩm, Kim Dung đã dành nhiều chương hồi nói về Cái bang, bang quy tụ những người ăn mày nhưng giàu long yêu nước, chuyên hành hiệp trượng nghĩa, tế khổn phò nguy. Tác phẩm Kim Dung đã để lại cho đời sau những huyền thoại đẹp về các bang chúa Cái bang như Hồng Thất Công, Hoàng Dung, Kiều Phong. Bạn đọc tiểu thuyết võ hiệp có thể nhận ra được tấm lòng ưu ái của tác giả dành cho giới ăn mày khố rách áo ôn, đầu được xó chợ. Các nhân vật Cái bang ăn nói đơn giản, đi xin nhưng không bao giờ ăn cắp, hành động tinh tế và tư duy bén nhạy như bất kỳ con người có học nào. Cái bang xuất hiện trong tiểu thuyết Kim Dung với thứ bậc hẳn hòi: một túi là mới gia nhập, tám túi là lên trưởng lão, có bài hát Liên hoa lạc (hoa sen rụng) là dấu hiệu liên kết tấn công kẻ địch, có Đả cẩu trận vây hãm kẻ thù, có Đả cẩu bổng pháp làm bảo vật trần bang. Trong Ỷ thiên Đồ long ký, Kim Dung có đề cập đến 2 chi của Cái bang: Chi Ô y (áo dơ) và chi Thanh y (áo sạch). Những trưởng lão của Thanh y cũng đeo nhẫn vàng, ăn mặc xa hoa như phú thương, dùng tiền như nước. Thuyết này nghe rất mới lạ!
    Trong tiểu thuyết Kim Dung, có một số bang khác cũng được nhắc đến như Thần Nông bang, Cự kình bang, Mao sơn bang, Hải sa bang? Đại để, đây là những bang nhỏ, cát cứ ở một vùng nhất định, có những hoạt động đi ra ngoài sự kiểm soát của chính quyền phong kiến địa phương và hành vi của họ thường là hành vi tàn ác. Trong Thiên Long bát bộ, Thần Nông bang là một bang chuyên dùng thuốc độc, cát cứ vùng núi Vô Lượng. Trong Ỷ thiên Đồ long ký, Cự kình bang, Hải sa bang, Mao sơn bang là bang bang hoạt động trên vùng sông biển, hành vi cơ bản là giết người cướ[ của. Cự kình bang cát cứ sông Trường Giang, Hải sa bang cát cứ vùng Quảng Tây, Mao sơn bang cát cứ vùng Thiểm Bắc. Tuy nhiên, những hành vi tàn độc của 3 bang này không qua mặt nổi bọn giáo đồ Bạch Mi giáo.
    Đặc biệt, trong 12 bộ tiểu thuyết, Kim Dung chỉ đề cập đến một hội. Đó là Thiên Địa hội, một tổ chức chính trị - quân sự có tầm ảnh hưởng lớn, có tổ chức quy mô gồm toàn người Hán, hoạt động chống lại triều đình Khang Hy. Thiên Địa hội là một tổ chức có thật do Trần Cân Nam (Trần Vình Hoa) làm Tổng đàn chủ, căn cứ tại Đài Loan, thế lực bành trước ra khắp 12 tỉnh ven biển. Trần Cận Nam là nhân vật có thật, làm quân sư cho Trịnh Thành Công, người cầm đầu đảo Đài Loan, chống lại triều Thanh. Ông vốn là một nhà văn làm chính trị nhưng khi xây dựng thành một nhân vật tiểu thuyết, Kim Dung đã tạo nên một Trần Cận Nam văn võ toàn tài, đầy đủ bản lĩnh, điều hành một cách khoa học những hoạt động quân sự và tình báo gián điệp nhằm chống lại người Mãn Châu.
    Hoạt động quân sự và tình báo của Thiên Địa hội trong lịch sử triều Thành là có thật. nhưng tài trí của Khang Hu và những tư duy chiến lược của ông vua Mãn Châu này đủ sức vô hiệu hóa các lực lượng thù địch, trong đó có lực lượng Thiên Địa hội. Trần Cận Nam bị con thứ của Đài Loan vương Trịnh Thành Công là Trịnh Khắc Sản giết vì nghi kỵ ông có lòng phản nghịch. Tổ chức Thiên Địa hội tan rã, lớp bị triều đình Khang Hy bắt, lớp bỏ trốn tha phương mai danh ẩn tích. Tuy nhiên, Thiên Địa hội đã để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng người đọc Lộc Đỉnh ký bởi vì họ là tổ chức tiêu biểu cho lực lượng yêu nước phản Thanh phục Minh, giấc mơ lớn của mọi người yêu nước Trung Quốc trong thế kỷ XVII. Chính từ những hoạt động của Thiên Địa hội mà một số hội đoàn chính trị chống nhà Thanh sau này cũng mô phỏng cách hoạt động ấy. Một thí dụ cụ thể là Hồng hoa hội, hoạt động chống chính quyền triều vua Hàm Phong.
    Một cách khái quát, khi xây dựng những tôn giáo, môn phái, bang hội trong truyện võ hiệp, Kim Dung đã hé mở cho ta thấy sự tông trọng quan điểm ?otam giáo đồng nguyên? của ông. Phật giáo có Thiếu Lâm, Nga Mi, Hằng Sơn? Đạo giáo theo tư duy Lão Trang có Võ Đang, Tiêu Dao, Thiên Sơn? Nho giáo có Thiên Địa hội, một tổ chức nhập thể và nhập thế. Kim Dung cũng đồng thời tôn trọng nhũng tư tưởng tôn giáo ngoại nhập. Ngoài tình cảm dành cho Bái hỏa giáo Ba Tư, ông còn nhắc tới Hồi giáo, Thiên chúa giáo (thông qua 2 nhân vật người Tây dương là Nam Hoài Nhân và Thang Nhược Vọng) với những tình cảm chân thật, nhận định trung thực về bản chất lương thiện của các tôn giáo. Ông cũng tỏ ra tôn trọng những tình cảm khác của dân tộc Trung Hoa khi đưa ra một số bang phái khác dù hoạt động của họ khi tà khi chính. chẳng đứng hẳn về một hệ tư tưởng nào như các phái Lao Sơn, Không Động, Thanh Thành?
    Tất cả các tôn giáo, bang hội được xây dựng trong tác phẩm Kim Dung đều có kẻ tà người chánh, người tốt kẻ xấu. Có người đưa ra luận điểm cho rằng: Kim Dung muốn dung hoà, trộn lẫn hai thái cực của chính và tà, thiện và ác. Tôi cho rằng đó là một nhận định mang tiếng võ đoán. Thực ra, Kim Dung đi tìm cái Thiện trong cái Ác, đi tìm người chính nhân quân tử trong cái dư luận về tiểu nhân đê tiện, đi tìm chất ngọc con người trong mới hỗn độn của xã hội lẫn lộn trắng đen. Và ông đã tìm thấy, đã phân biệt cho chúng ta thấy. Những nhân vật đức cao vọng trọng như Nhạc Bất Quần, Thích Trường Phát, như Vạn Khuê? của cái gọi là chính phái là những kẻ thủ đoạn, lưu manh và tất yếu phải nhận sự trừng phạt. Những con người xuất thân từ bàng môn tả đạo, từ tà phái như Điền Bá Quang, Bất Giới, Tổ Thiên Thu, Lão Đầu Tử, Trương Tam, Lý Tứ? là những chính nhân quân tử, những con người trung thực. Hành động phân biệt chính tà không thể bị nhầm lẫn với hành động dung hoà chính tà. Tác giả muốn cho chúng ta hiểu rõ hơn về chính ?" tà và đừng nhận định chính tà, thiện ác theo những quan điểm đơn điệu, công thức.
    Đọc Kim Dung, ta thấy được một hiện tượng sinh động của xã hội phong kiến Trung Quốc từ thế kỷ XVII trở về trước: sự cát cứ của các thế lực chính trị và quân sự giữa lòng xã hội phong kiến. Gần như bang phái nào cũng đứng ngoài vòng pháp luật, kể cả chùa Thiếu Lâm! Họ có cách thực hiện công lý riêng của họ: dùng võ công để tế khổn phò nguy, giải quyết việc đời, thực hiện công bằng xã hội trước làn đao mũi kiếm. Họ không hề tôn trọng chính quyền phong kiến. Trên cái nhìn này, ta có thể thấy được truyện Kim Dung như là một bản điều tra xã hội học về xã hội Trung Hoa cũ. Có thể nói chính những bất công của cuộc đời đã ?ođặt hàng? cho võ học phát triển, cho những bang phái ra đời để thực hiện một thứ luật khác: luật giang hồ.
    Khi nghiên cứu về những tư tưởng triết học Đông phương, người ta mới chỉ ngừng lại ở phạm trù lý thuyết. Vả chăng tư tưởng triết học là cái gì hết sức trừu tượng. Nhưng khi đọc tác phẩm võ hiệp, thông qua các tôn giáo được đề cập đến, người ta rất dễ nhận ra các lý thuyết trừu tượng đó đã được cụ thể hóa qua phạm trù thực hành.
    Nói chuyện Kim cương kinh chưa chắc người ta đã tâm đắc. Nhưng từ Kim cương kinh, các nhà sư Thiếu Lâm đã luyện thành Kim cương chỉ, có kình lực tan bia vỡ đá, có thể dùng ngón tay viết chữ và vẽ bàn cờ lên đá được thì người ta dễ lý hội khái niệm ?okim cương? hơn. Cũng thế, thật khó hình dung ra khái niệm ?otiêu dao du? trong tác phẩm ?oNam hoa kinh?, được Kim Dung hình tượng hoá thành nhân vật Vô Nhai Tử (Tiêu Dao Tử), chưởng môn phái Tiêu Dao, giỏi đánh cờ, đánh đàn, võ công, y thuật, địa lý, lại có thuật ?otrụ nhan? làm khuôn mặt tươi vua trẻ mãi không già, sống giữa đời hiện thực với một trái tim lãng mạn, lấy chuyện vui chơi năm hồ, bốn biển làm vui, không hệ luỵ đến cuộc đời (Thiên Long bát bộ). Nói cách khác, Kim Dung đã chuyển một hệ thống tư tưởng triết học lý thuyệtt sang hệ thống thực hành, một dạng triết học Đông phương gần gũi với mọi người, mọi trình độ nhưng không hề dung tục và thô thiển thông qua việc xây dựng các võ phái trong tác phẩm của mình.
    Yếu tố sau cùng cũng khá thú vị là thông qua một vài thế võ, cách vận công, cách tự vệ, các nhân vật của Kim Dung có thể bộc lộ ra môn phái, sư thừa của mình. Ngay đến trong cách khám nghiệm vết thương, người ta cũng nhận ra được vết thương đó do loại võ công, vũ khí nào gây nên và quy trách nhiệm. Dư Đại Nham bị đánh vỡ hết các khớp xương; võ công đó chỉ có thể là Kim cương chỉ của phái Thiếu Lâm. Gia đình Lâm BÌnh Chi bị giết oan hết, mặt người nào cũng hiện lên một nụ cười quái dị vì trái tim bị vỡ dù ***g ngực không có dấu hiệu chấn thương bên ngoài. Võ công đó chỉ có thể là Tồi tâm chưởng của phái Thanh Thành. Nói cách khác, thông qua võ công, thông qua vết thương, người ta có thể xác định được tôn giáo, bang phái nào đã ra tay hành động.
    Chính trên những chi tiết thú vị như thế mà truyện kiếm hiệp của Kim Dung vượt xa các tác giả đương đại về mặt tri thức. Và cũng chính nhờ những chi tiết đó, người đọc kiếm hiệp có thể phân biệt được chính tác của Kim Dung với một nguỵ tác của một người nào đó, cũng ký tên là Kim Dung!
  2. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    ?oTHỜI TRANG? TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG​
    Thời trang là khái niệm xuất hiện trong thời đại của chúng ta. Trong xã hội phong kiến Trung Quốc ngày xưa không thể có khái niệm thời trang, đơn giản là vì thời ấy chưa hề có người mẫu với những kiểu quần áo mẫu được đưa lên sân khấu biểu diễn cho đông đảo quần chúng mô phỏng theo đó mà may mặc. Tuy nhiên, ?oăn theo thuở, ở theo thời?, từ ngàn xưa, nhân loại đã biết cách ăn mặc để thích nghi với môi trường sống; việc ăn mặc trở thành một nhu cầu phổ quát ở mọi nơi và vào mọi thời đối với mọi dân tộc. Tác phẩm tiểu thuyết Kim Dung cũng không thoát ra khỏi quy luật phổ quát đó. Căn cứ vào cách ông miêu ta cách ăn mặc của những nhân vật trong 12 bộ tiểu thuyết võ hiệp, ta có thể nhận định về khái niệm ?othời trang? như là một thực tế có thật trong các tác phẩm đó.
    Có những hình thái thời trang tập thể được nhà văn Kim Dung miêu tả sát với thực tế vì nó bắt nguồn từ những quy luật của các bang hội, tôn giáo của võ lâm Trung Quốc. Đó là những hình thái thời trang mang tính bó buộc và tuyệt đối.
    Trong Ỷ thiên Đồ long ký, Kim Dung miêu tả giáo chúng Minh giáo (Manichéisme) luôn luôn mặc bộ áo choàng dài màu trắng, ngực áo trái và tà áo bên phải có thêu một ngọn lửa đỏ. Ngọn lửa đó chính là Thánh hỏa, biểu tượng có từ Bái hỏa giáo Ba Tư. Khi đem đạo truyền sang Trung Quốc, Hốt Đa Đán đã đổi tên Bái hỏa giáo thành Minh giáo, gọi tên các chùa là Đại Vân Quang Minh tự. Trong Hán tự, chữ Minh, gồm chữ Nhật kết hợp với chữ Nguyệt. Minh có nghĩa là sáng như mặt trời, mặt trăng và sáng là yếu tính của ngọn lửa.
    Trong 12 bộ tiểu thuyết của Kim Dung thì đã có 10 bộ ông nhắc đến các vị sư chùa Thiếu Lâm, thuộc ngọn Tung Sơn, tỉnh Hồ Nam. ?oThời trang? của các nhà sư rất dễ nhận ra: ngày lễ các vị đại sư tiền bối mặc tăng y đại hồng, ngày thường mặc cà sa màu vàng; những lớp đệ tử nhỏ hơn mặc tăng y màu xám hoặc nâu. Trong Tiếu ngạo giang hồ có những đoạn Kim Dung đề cập đến phái Thanh Thành ở vùng Tứ Xuyên xuống Phúc Châu hoạt động. Họ mặc một màu áo xanh, và đặc biệt nhấ là luôn luôn đội khăn trắng trên đầu. Kim Dung thật tinh tế khi đưa ra chiếc khăn trắng ở đây! Đất Tứ Xuyên nguyên thuộc về đất Ba Thục của Lưu Bị thời Tam Quốc. Khổng Minh là quân sư của Lưu Bị, được nhân dân Ba Thục kính trọng như thần minh. Khi ông chết đi, cả một dải Ba Thục đều để tang. Tục lệ ấy kéo dài qua 17 thế kỷ và cho đến nay, người Tứ Xuyên ra đường vẫn còn quấn khăn trắng!
    Trong Thiên Long bát bộ, Kim Dung có nhắc tới quần nữ cung Linh Thứu, núi Phiêu Miễu. Đây là vùng giáp giới sa mạc Qua Bích (Gobi). Họ mặc áo trường bào màu xanh lục, cưỡi lạc đà. Lối trang phục đó giúp họ dễ nhận ra nhau trên sa mạc chỉ có một màu cát vàng mênh mông. Trong Lộc Đỉnh ký, Thần long giáo chia làm Ngũ kỳ (5 sắc cờ); mỗi kỳ có một màu áo riêng: Thanh long mặc áo xanh, Hắc long áo đen, Xích long áo đỏ, Bạch long áo trắng và Hoàng long áo vàng.
    Nếu thời trang tập thể mang tính bó buộc, quy luật thì thời trang cá nhân lại hết sức linh hoạt, tự do, đặc biệt là ở những nhân vật nữ. Nhân vật nữ trung hào kiệt của Kim Dung luôn luôn có nhu cầu làm đẹp và thậm chí, nhu cầu đó rất cao.
    Có những nhân vật nữ chỉ thích một màu áo quần và màu sắc ấy làm nên tính cách độc đáo của từng người, khiến ta không thể lầm người này với người khác. Trong Thần điêu hiệp lữ, Tiểu Long Nữ chỉ mặc toàn một màu trắng. Võ công cô học từ phái Cổ Mộ là Ngọc nữ kiếm pháp, thuần về âm nhu. Cô lâm trận, đối địch với những kẻ thù hung bạo mà người ta cứ ngỡ cô đang múa bởi màu áo trắng và những tư thức võ công nhuần nhuyễn, dịu dàng, mỹ lệ. Ngược lại, Mộc Uyển Thanh (trong Thiên Long bát bộ) lại chỉ mặc tuyền một màu đen và bịt mặt cũng bằng khăn màu đen. Người cô tiết ra một mùi hương tự nhiên man mác như hương hoa mai côi (hoa hồng) nên giang hồ thường gọi cô là Hương dược xoa. Tuy gọi ?odược xoa? (xấu như quỷ sứ) nhưng thực sự, Mộc Uyển Thanh là một người đẹp trong những người đẹp nhất trong Thiên Long bát bộ.
    Khá nhiều trường hợp, màu áo quần của các nhân vật nữ làm thành tên gọi của nhân vật ấy. Trong Thiên Long bát bộ, Đoàn A Châu chỉ mặc một màu đỏ, Đoàn A Tử chỉ mặc một màu tía, A Bích thì màu xanh biếc, màu xanh của vùng sông nước Giang Nam. Trong Phi hồ ngoại truyện, tiểu anh hùng Hồ Phỉ có một cô bạn 16 tuổi cực kỳ thông minh. Cô mặc áo màu tía, tự xưng họ Viên và Hồ Phỉ cứ gọi cô là Viên Tử Y (cô Viên áo tía). A Châu, A Tử, A Bích, Viên Tử Y từ màu sắc trang phục đã trở thành tên nhân vật.
    Thời trang còn làm nên chức vụ, vai về của nhân vật. Trong Ỷ thiên Đồ long ký, có nhân vật Đại Ỷ Ty, một cô gái lai Ba Tư xinh đẹp, gia nhập Minh giáo Trung Quốc, lập được công lớn, đứng đầu tứ đại hộ pháp giáo vương của Minh giáo. Cô mặc áo tía nên được tôn xưng là Tử sam long vương (vua rồng áo tía), đứng trên Bạch mi ưng vương (vua ó mày bạc), Kim mao sư vương (vua sư tử lông vàng) và Thanh dực phức vương (vua dơi cánh xanh). Chiếc áo tím của nàng Đại Ỷ Ty đã làm nên chức vụ (thứ tự Tử, Bạch Kim, Thanh).
    Các nhân vật nữ của Kim Dung rất chú trọng việc chăm chút vẻ đẹp. Mẫn Mẫn Đặc Mục Nhĩ, cô gái Mông Cổ, Hán danh là Triệu Mẫn, luôn luôn xuất hiện trước người tình Trương Vô Kỵ với áo khoác ngoài cổ da điêu, phía trong là trường bào bằng gấm. Triệu Mẫn là một kiểu mẫu phụ nữ lý tưởng với nhan sắc đẹp như hoa nở, trí thông minh mẫn tuệ cực kỳ và ứng xử mọi tình huống một cách nhanh nhạy. Đọc Ỷ thiên Đồ long ký, không một độc giả nào có thể chê trách được Triệu Mẫn. Trong Tiếu ngạo giang hồ, Kim Dung xây dựng một nhân vật nữ cự kỳ ?ohiện đại? so với cả ngàn nhân vật nữ khác. Đó là Lam Phượng Hoàng, người dân tộc Miêu Cương vùng Vân Nam, giáo chủ Ngũ độc giáo. Nghe tiếng chàng Lệnh Hồ Xung là chàng trai phong lưu, cô đã vượt mấy ngàn dặm từ Vân Nam về Hoàng Hà để tương kiến. Lam Phương Hoàng mặc chiếc áo lam in hoa trắng sặc sỡ, mùi hương sực nức, dám ôm cổ Lệnh Hồ Xung hôn lên má trước mặt mọi người, dám vén váy mình lên đặt con đỉa vào hút máu để truyền máu cho Lệnh Hồ Xung. Hành động tự nhiên đó đã làm cho kiếm khách Giang Phi Hồng buồn tình mà tự vận.
    Những người đẹp trong truyện võ hiệp Kim Dung không hhề muốn lên sân khấu, chưa hề biết đến biểu diễn thời trang. Cá biệt, có một người muốn biểu diễn thời trang mà người đi dự không thèm để mắt đến, giận đời nên đã gây thành một vụ huyết án động trời. Đó là nàng Ôn Khang (Thiên Long bát bộ), vợ của Mã Đại Nguyên. Mã Đại Nguyên là một anh hùng hảo hán, phó bang chủ Cái bang của Kiều Phong. Trong dịp Bách hoa đại hội, Ôn Khang mặc bộ đồ lụa đẹp nhất, đứng bên cạnh chậu thược dược. Già trẻ đi ngang đó đều nhìn nàng, tim đạp rộn ràng vì không ngờ có một pụ nữ đẹp như thế. Duy chỉ có một người không nhìn đến nàng. Đó là Kiều Phong. Giận vì nhan sắc của mình không được hâm mộ, Ôn Khang xúi chồng tố cáo Kiều Phong là người Khất Đan. Mã Đại Nguyên không nghe lời, Ôn Khang âm mưu cùng Bạch Thế Kinh giết chồng bằng một thế Toả hầu cầm nã thủ rồi vu cáo cho Kiều Phogn đã giết chồng mình để bịt miệng. Quả nhiên, Kiều Phong mất ngôi Bang chủ Cái bang Trung Quốcc. Sự trả thù của diêu người mẫu Ôn Khang quả thật siêu việt!
    May mắn thay, đó chỉ là một trường hợp cá biệt. Nhan sắc của người đẹp trong truyện võ hiệp Kim Dung không bị đem ra bán đứng, tên tuổi của họ không bị đem ra kinh doanh, nhân phẩm của họ được tác giả bảo về cẩn mật. Trí thông minh, lòng tự trọng và nhan sắc trời ban cho đã giúp họ gặp được những chàng trai như ý, những mối tình tươi đẹp, trong sáng và chung thuỷ. Viện Tử Y với Hồ Phỉ, Hân Tố Tố với Trương Thúy Sơn, Trương Vô Kỵ với Triệu Mẫn, Lệnh Hồ Xung với Doanh Doanh, Tiểu Long Nữ với Dương Qua, Vương Ngọc Yến với Đoàn Dự? là những lức đôi thật đẹp. Ở một nghĩa hết sức biểu tượng, Những lứa đôi đó góp phần làm nên khái niệm anh hùng và giai nhân, giấc mơ lý tưởng của văn học nghệ thuật ngày xưa và hôm nay.
    Được usagi sửa chữa / chuyển vào 16:34 ngày 22/05/2003
  3. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    VẤN ĐỀ PHÁP LUẬT TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG​
    Trước khi cầm bút làm báo, Kim Dung đã từng tốt nghiệp Đông Ngô pháp học viện Thượng Hải. Văn bằng của ông là cử nhân luật khoa (pháp học) và việc gắn liên yếu tố pháp luật vào trong tác phẩm văn chương kiếm hiệp, đối với ông gần như là vấn đề tất yếu.
    Một cách khái quát, Kim Dung thường đặt những tác phẩm của mình vào trong bối cảnh của các triều đại phong kiến Trung Quốc: Thiên Long bát bộ (thời Tống), Xạ điêu anh hùng truyện (Tống-Kim), Thần điêu hiệp lữ (Tống-Nguyên), Ỷ thiên Đồ long ký (Nguyên), Lộc Đỉnh ký (Thanh)? Những bối cảnh lịch sử đó có trước thời đại ông sống ít nhất 300 năm cho nên những vấn đề pháp luật được phản ánh trong tác phẩm đương nhiên là những vấn đề pháp luật của xã hội phong kiến Trung Quốc. Tuy nhiên, thông qua cái vang bóng xa xăm đó, ta lại tìm thấy những khát vọng rất hiện đại.
    Với trí tưởng tượng được hư cấu tuyệt vời, Kim Dung đã xây dựng trong những tác phẩm của mình một loại người đặc biệt: bọn hào sĩ giang hồ, đứng trên và đứng ngoài hệ thống pháp luật phong kiến. Trong Tiếu ngạo giang hồ, nhân vật Lưu Chính Phong rửa tay gác kiếm để nhận một chức quan nhỏ của nhà Tống, bị bọn quần hào chê cười. Đối với bọn này, không có vương pháp mà cũng chẳng có vương quyền, bởi một điều đơn giản là hộ không tin vào hệ thống luật pháp của nhà nước phong kiến. Điền Bá Quang lấy được hai hũ rượu Thiệu Hưng nữ nhi hồng trong hầm rượu Tuý tiên lâu đã phóng cước đá bể hết mấy trăm hũ rượu còn lại cho vua quan và bọn nhà giàu không còn rượu ngon mà uống; Lệnh Hồ Xung bắt viên tham tướng Ngô Thiên Đức, đoạt lấy công văn bổ dụng, cây đạo, con ngựa và mấy chục lạng vàng để đi cứu nạn phái Hằng Sơn, đều nằm trong suy nghĩ ấy.
    Tham quan, ô lại vốn là kẻ thù của bọn hào sĩ giang hồ. Chính vì vậy, tiểu anh hùng Hồ Phỉ (Phi hồ ngoại truyện) đi đến nơi đâu nghe có tham quan ô lại, cường hào ác bá ức hiệp dân lành là ra tay hành hiệp, tế khổn phò nguy. Kiều Phong làm đến Nam viện đại vương nước Liêu vẫn chống lệnh hành quân của Liêu đế bỏ chức ra đị (Thiên Long bát bộ). Quần hùng Minh giáo và sáu đại môn phái (Thiếu Lâm, Nga Mi, Võ Đang, Không D(ộng, hoa Sơn, Côn Lôn) sẵn sàng theo lời hiệu triệu của Trương Vô Kỵ nổi lên chống lại triều đình nhà Nguyên, đốt chùa Van Pháp (Ỷ thiên Đồ long ký)?
    Thế nhưng, nếu bọn hào sĩ giang hồ coi thường luật pháp, vương quyền của nhà nước phong kiến thì họ lại tỏ ra rất tôn trọng luật pháp riêng của môn phái, bang hội mà họ là thành viên. Mỗi môn phái, bang hội như Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga Mi, Cái bang, Côn Lôn, Không Động, Tiêu Dao, Bồng Lai? đều lập ra một hệ thống luật pháp thực chứng riêng mà họ thường gọi là thanh quy giới luật. Kèm theo thanh quy giới luật này, mỗi môn phái, bang hội còn lập riêng ra một cơ quan chấp pháp, được gọi với các tên giới luật đường, giới luật viên, hình đường. Với phái Thiếu Lâm, nhà sư đứng đầu cơ quan này gọi là thủ toà giới luật viên; với Cái bang, nhân vật đứng đầu là chấp pháp trưởng lão? Các cơ quan chấp pháp này làm luôn chức năng của lập pháp, hành pháp, tư pháp (kể cả công viên thi hành án).
    Kim Dung cho những nhhân vật của mình thi hành án một cách gọn nhẹ, nhanh chóng. Trong Thiên Long bát bộ, bọn đệ tử Cái bang phạm tội khi sư diệt tổ thì phải tự vận, nếu không đủ can đảm tự vận, phải nhờ người anh em trong bang giết mình thì bảo toàn được thanh danh. Trong trường hợp họ bị chấp pháp trưởng lão kêu án xử chết hoặc đuổi ira khỏi bang thì nỗi nhục vẫn còn mãi? Cũng trong truyện này, phái Thiếu Lâm thi hành án với các nhà sư phạm giới rất quyết liệt: Hu Trúc học võ công phái khác bị phạt 100 côn, Huyền Từ phương trượng phạm dâm giới bị phạt 200 côn?
    Đối với các môn phái tà đạo, còn có một hình thức thi hành án riêng, rất bá đạo: cho uống thuốc độc để kềm chế bọn đệ tử, ai phản lại sẽ không cho thuốc giải độc. Bọn Thần long giáo phaả uống Độc long dịch cân hoàn (Lộc Đỉnh ký); bọn Triêu dương thần giáo phải uống Tam thi não thần đan (Tiếu ngạo giang hồ)? Chính vì dùng độc duợc kềm chế con người nên những mệnh lệnh của bọn tà giáo ban ra đều được thi hành triệt để: một đám hào sĩ lỡ nhìn thấy thánh cô Nhậm Doanh Doanh và Lệnh Hồ Xung ở chung với nhau một chỗ, nghe một câu nói của Doanh Doanh, đã tự đâm mù mắt và chạy ra hải đảo sinh sống, không dám trở về đất liền.
    Kim Dung sinh năm 1924 tại Hải Ninh, Triết Giang. Ông nội của ông trừng làm tri phủ Đơn Dương, là một người liêm chính, nổi tiếng với lời xưng tụng của người đương thời ?oĐơn Dương giáo án?. Lớn lên trong cảnh tao loạn của xã hội Trung Quốc, nhìn thấy những đau thương, những hàm oan của đồng bào mình; ông đã đau niềm đau của Lỗ tần trong AQ chính truyện. Lỗ Tấn đã để cho AQ. chết một cách hồ đồ để xoá đi cái tư duy ?othắng lợi tinh thần? hàng mấy ngàn năm làm mê muội tâm hồn người Trung Quốc. Kim Dung vươn tới những khát vọng xa hơn: ông muốn đạp đổ thứ vương pháp, vương quyền hình thành mấy ngàn năm trong xã hội Trung Quốc bởi các chế độ phong kiến thối nát; xây dựng một thứ pháp luật thực chứng nhanh, mạnh, chính xác, công bằng để bảo vệ phẩm giá những con người lương thihện. Bọn hào sĩ giang hồ của ông đôi khi làm việc rất vô chính phủ, vô tổ chức nhưng vẫn thể hiện được khát vọng trật tự, công bằng cho mọi người. Trên tất cả, họ tin có hai thứ thiên đạo và nhân luân; thiên đạo chế tài cái ác và nhân luân để giữ cho con người không làm ác, đi đúng cái lẽ thiện, một vốn quý của nền pháp luật lý tưởng.
    Được usagi sửa chữa / chuyển vào 16:44 ngày 22/05/2003
  4. usagi

    usagi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0
    Sự suy tàn của chủ nghĩa bạo lực​
    Bao giờ cũng như bao giờ, bạo lực luôn luôn có giữa cuộc sống loài người. Có thứ bạo lực chân chính nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ công lý, bảo vệ mạng sống và quyền lợi chính đáng của những con người lương thiện. Có thứ bạo lực ********* nhằm làm náo loạn cuộc sống, gây cảnh can qua cho trăm họ lầm than để thừa cơ hưởng lợi hoặc đê cai trị, nô dịch người khác. Loại bạo lực ********* ấy không thiếu trong tác phẩm võ hiệp tiểu thuyết Kim Dung. Khi xử lý tác phẩm, tác giả thường để cho chủ nghĩa bạo lực tự nó suy tàn đúng như định đề "Gieo nhân nào, hưởng quả ấy" của phương Đông hay "Ai gieo gió phải gặt bão" của phương Tây.
    Đoạn lung mở đầu cho Lộc Đỉnh ký có lẽ là đoạn triết luận hay nhất, tài hoa nhất trong sự nghiệp trước tác của Kim Dung. Ông luận về chủ nghĩa duy bạo lực của các thế lực quân chủ mấy ngàn năm ở Trung Quốc qua hai từ "Trục lộc" (đuổi hươu). Mượn lời nhà văn Lữ Lưu Lương dạy con trai, Kim Dung nhắc lại câu nói của Khương Thái Công với Chu Văn Vương: "Lấy thiên hạ như đuổi bắt con hươu để làm thịt chia nhau mà ăn. Con hươu dù có trốn chui trốn nhủi nhưng rốt cuộc vẫn bị bắt. Có khi nó bị nhiều người ăn thịt, có khi một người giành ăn hết". Con hươu (lộc) ở đây có nghĩa là thiên hạ, mà thiên hạ có nghĩa là đất Trung Hoa. Hán thư có câu: "Nhà Tần để sổng con hươu, thiên hạ tranh nhau đuổi bắt". Hán vương Lưu Bang và Tây Sở Bá vương Hạng Võ cùng đánh nhà Tần, sau cùng Hán vương diệt được Tây Sở Bá vương, chiếm được thiên hạ, bắt được cả con hươu béo mập.
    Để có thể nấu thịt hươu lên ăn, người ta phải dùng đến cái vạc to, có ba chân, đốt lửa ở dưới. Cái vạc ấy đồng thời cũng là hình cụ tàn khốc để đốt, để nấu những người phạm trọng tội. Chữ "đỉnh" trong Hán văn tức là cái vạc lớn. Lộc đỉnh có nghĩa là cái vạc lớn để nấu thịt hươu. Tranh nhau "lộc đỉnh" có nghĩa là tranh nhau giành lấy thiên hạ. Các thế lực quân chủ là dao là thớt, muôn triêuh dân lành trở thành cá thành thịt. Để có thể giành lấy thiên hạ, đạt được quyền lực, người ta phải dùng đến bạo lực phi nhân tính nhất.
    Các thế lực quân chủ dùng bạo lực phi nhân để trụclựoi còn các thế lực giang hồ trong các tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung cũng dùng bạo lực phi nhân để đo hộ, chế ngự, nô dịch người khác. Trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, chủ nghĩa duy bạo lực luôn luôn gắn liền với các bọn tac đạo muôi tham vọng thống nhất giang hồ, đè đầu cưỡi cổ thiên hạ.
    Trong Lộc Đỉnh ký, tà đạo Thần Long giáo ở biển Liêu Đông do Hồng An Thông làm giáo chủ nuôi một thứ tham vọng như vậy. Tà giáo này chủ trương xây dựng các hầm rắn để trừng trị những kẻ không trung thành, buộc bọn thuộc hạ uống loại độc dược Độc long dịch cân hoàn để họ phải trung thành với giáo chủ. Họ gọi con rắn (xà) là thần long. Họ cũng có một thứ "kinh điển" nhằm đầu độc trí óc bọn giáo chúng thanh niên, sùng bái cá nhân giáo chủ:
    Hồng giáo chủ ra oai sấm sét
    Chúng đồ nhi sức mạnh phi thường...
    ...Hồng giáo chủ thần kinh như điện
    Chiếu nhãn quan ra khắp muôn phương...
    Tà đạo này có tham vọng tranh đoạt tấm bản đồ chỉ dẫn đi tìm kho báu được giấu trong bộ Tứ thập nhị chương kinh của nhà Thanh. Họ cấy người vào nội cung triều Khang Hy nằm vùng, khuynh loát chính trị và dọ dẫm tìm bảo vật. Thực hiện không được âm mưu ấy, họ định liên minh cới các thế lực biên phòng của Sa hoang Nga La Tư để chống lại Trung Quốc. Điều buồn cười là giáo chủ Hồng An Thông tuy danh vọng to lớn, võ công cao cường nhưng chỉ là một lão liệt dương. Khang Hy đã ra lệnh cho hải quân nhà Thanh bắn phá tan tành đảo Thần Long, cuối cùng bọn thuộc hạ quần công Hồng An Thông, giết giáo chủ. Thần Long giáo tự diệt, đơn giản chỉ vì nó là một tà đạo duy bạo lực.
    Trong Thiên Long bát bộ lại có một tà phái khác là phái Tinh Tú, do Tinh Tú hải lão ma Đinh Xuân Thu làm chưởng môn. ĐInh Xuân Thu là kẻ lừa thầy phản bạn, từng đánh lại thầy mình là Vô Nhai Tử rồi tự mình tách ra khỏi phái Tiêu Dao để lập thành phái Tinh Tú. Vì đã từng lừa thầy nên bản tâm vẫn sợ bọn đồ đệ đánh nổi lên làm loạn chống mình, Đinh Xuân Thu chủ trương dùng thuốc độc và đạn lân tinh để trừng phạt đệ tử. Lão cho phép các đệ tử đánh nhau thoải mão để giành chức đại đệ tử. Lão chiêu nạp một đám bàng môn tả đạo làm đệ tử và đặt ra những ca quyết để đệ tử tâng bốc mình:
    Tinh Tú lão tiên
    Danh lừng Trung thổ
    Đức sách cửu thiên
    Đánh đâu thắng đó
    Ngày Đinh Xuân Thu trở lại Trung Nguyên, gần như lão khống chế được toàn bộ phái Tiêu Dao. Thế nhưng, như một kịch bản hoàn hảo nhất của công lí trên đời, Đinh Xuân Thu đã bị Hư Trúc, cung chủ cung Linh Thứu, trừng phạt. Bằng nội công bắc minh chân khí chính tông, mượn giọt rượu của đệ tử tung lên không gian, Hư Trúc biến các giọt rượu trở thành băng và cấy vào trong các huyệt đạo trọng yếu của Đinh Xuân Thu. Miếng băng lạnh tiếp xúc với da thịt nóng, tan ngay vào các huyệt đạo, hoá thành một thứ bùa gọi là sinh tử phù. Sinh tử phù chạy vào người Đinh Xuân Thu, trở thành một chất kháng nguyên, khiến lão có cảm giác ngứa ngáy như bị hàng vạn con kiến đốt. Đinh Xuân Thu phải chịu thua, đầu hàng, bị phái Thiếu Lâm nhốt lại. Toàn bộ phái Tinh Tú bị giải tán, bạo lực của Tinh Tú hải lão ma tự diệt vong.
    Chủ nghĩa duy bạo lực nhìn vấn đề dưới một nhãn quan đơn giản: có sức mạnh là có thể cai trị, khống chế được người khác. Và để có một sức mạnh thì phải leo lên được đỉnh cao của quyền lực, phải nắm quyền lực trong tay. Khát vọng quyền lực khiến các loại nhân vật giang hồ rình mò nhau, ngấm ngầm hại nhau. Điều đáng xấu hổ là những âm mưu đó lại được nấp sau bộ mặt của người quân tử, kẻ chính nhân - tất nhiên là quân tử, chính nhân giả hiệu. Tiếu ngạo giang hồ xây dựng một bộ ba chưởng môn khả kính: Dư Thương Hải - chưởng môn phái Thanh Thành; Tả Lãnh Thiền - chưởng môn phái Tung Sơn; Nhạc Bất Quần - chưởng môn phái Hoa Sơn. Dư Thương Hải đánh Phước Oai tiêu cuc để tìm lấy kiếm pháp Tịch tà; Tả Lãnh Thiền định triệt hạ bốn phái để leo lên chức chưởng môn Ngũ Nhạc Phái; Nhạc Bất Quần vừa rình mò Dư Thương Hải để chiếm kiếm pháp Tịch tà, vừa tháu cáy Tả Lãnh Thiền để tranh đoạt chức chưởng môn Ngũ Nhạc phái. Họ là những người quân tử chính nhân giả hiện, mở miệng ra là nói đạo đức, lòng nhân, sự khiêm ái... Cuối cùng Dư Thương Hải bị giết; Tả Lãnh Thiền bị đui mắt; Nhạc Bất Quần cũng bi giết. Quy luật tự nhiên thật công bằng: những kẻ gian ác, nguỵ quân tử, duy bạo lực bị đền tội bở chính những mưu đồ và hành vi độc ác của họ đã gây ra. Sự trừng phạt của cuộc sống khá nghiêm minh: gieo nhân nào hưởng quả ấy, mức độ trừng phạt tương ứng với mức độ nguy hiểm của hành vi.
    Tất nhiên, để có thể tiêu diệt chủ nghĩa duy bạo lực này, phải có một thứ bạo lực chính nghĩa đi tiên phong. Đó là bạo lực của những người anh hùng chân chính, trung thực. Tác phẩm cuả Kim Dung cũng đi theo con đường "có hậu" của nhiều tác phẩm văn học trên thế giới đã đi: chính nghĩa thắng gian tà. Trong Ỷ thiên Đồ long kí, Xạ điêu anh hùng truyện, Thần điêu hiệp lữ, bạo lực phi nghĩa của người Trung Quốc yêu nước đã chiến thắng bạo lực phi nhân nghĩa của các thứ giặc xâm lược Kim Quốc và Mông Cổ. Chủ nghĩa yêu nước lấp lánh phía sau những tình huống tiểu thuyết vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thoại sử đem lại cho ngừơi đọc sự thú vị tuyệt vời.
    Bạo lực phi nghĩa nào cũng có ngày tàn lụi; nếu người ta không sử dụng bạo lực chính nghĩa để tiêu diệt nó thì tự nó cũng có ngày tàn lụi. Đưa ra cái trắng, cái đen, cái thiện và cái ác, cái đúng là cái sai, cái tốt và cái xấu là Kim Dung đã khẳng định quy luật trên. Cho nên, đọc tiểu thuyết của ông, người ta có cảm giác thoả mãn khi thấy công lí thắng lợi, cái ác bị trừng phạt nặng nề. Điều này cũng chính là khát vọng ngàn đời của loài người!
    Ngay đến những âm mưu sử dụng bạo lực để khuấy đảo thiên hạ, âm mưu "Toạ sơn quan hổ đấu" cũng tàn lụi từ trong trứng nước. Trong Thiên Long bát bộ, cha con Mộ Dung Bác - Mộ Dung Phục âm mưu phục hổi đế hiệu nước Đại Yên. Để có thể làm việc đó, Mộ Dung Bác phao ngôn rằng quân Khiết Đan sắp tấn công qua Nhạn Môn Quan. Bọn quần hùng Trung Quốc nóng lòng bảo vệ đất nước, ra ải Nhạn Môn Quan đánh giết lầm gia đình Tiêu Viễn Sơn. Không khuấy đảo được cho hai nước Tông - Liêu đánh nhau, Mộ Dung Bác khích cho quốc sư Cưu Ma Trí nước Thổ Phồn nhập Trung Nguyên - Trung Quốc. Làm xong mấy việc đó, Mộ Dung Bác giả chết, vào nằm cùng trong Tàng kinh các chùa Thiếu Lâm, học lén võ công Thiếu Lâm mơ làm anh hùng thiên hạ.
    Mộ Dung Phục lại là một tay cơ hội chủ nghĩa ghe gớm. Tưởng cha chết thật, Mộ Dung Phục vẫn âm thầm nuôi giấc mộng Đại Yên. Gã hoá thân thành một cao thủ nước Tây Hạ có cái tên lạ hoắc là Lý Diên Tông, đầu quân vào dưới trướng Hách Liên Thiết Thụ sang đánh Trung Quốc. Việc đánh đấm không thành sự, gã phụ rẫy mối tình của biểu muội Vương Ngọc Yến, sang Tây Hạ dự lễ tuyển phu với một hy vọng hết sức bệnh hoạn: được cưới công chúa Tây Hạ làm vợ, trở thành phò mã Tây Hạ, đem binh lực Tây Hạ về đánh Trung Quốc. Việc lại không thành, gã trở về Trung Quốc, lạy tôn thế tử Đoàn Diên Khánh của nước Đại Lý để hoàng gia nước Đại Lý không còn ai, Đoàn Diên Khánh sẽ lên ngôi, gã là Thái tử. Rồi gã sẽ phế người cha nuôi để lên làm vua nước Đại Lý, đem quân về đánh Trung Quốc.
    Cha con Mộ Dung Bác - Mộ Dung Phục, mỗi người một âm mưu, muốn quay cho Trung Quốc đại loạn để phục hưng nước Đại Yên. Mộ Dung Bác còn khích Kiều Phong - Nam viện đại vương nắm giữ binh quyền nước Khiết Đan - rằng lão sẵn sàng tự tử để tạ tội phao ngôn, chỉ mong Kiều Phong đưa quân Khiết Đan qua Nhạn Môn Quan đánh Tống triều! Hai cha con này ăn chén cơm Trung Quốc mà kịch liệt chống đối lại trăm họ Trung Quốc.
    Kim Dung giải quyết khá công bằng: ông để cho Mộ Dung Bác tự ngộ ra rằng âm mưu phục hồi nước Đại Yên chỉ là mây trắng, rằng không thể lấy thiên hạ để phục hồi đế vị cho một dòng tộc. Mộ Dung Bác xinở lại chùa Thiếu Lâm đi tu. Mộ Dung Phục giết hết những bằng hữu trung thành của mình, bị Lục mạch thần kiếm của Đoàn Dự đánh cho tơi tả. Gã phát bịnh tâm thần, đi chằm mũ lá đội, mua kẹo bãnh bỏ sẵn trong túi để ...làm vua với các trẻ em chăn trâu. Giấc mơ bạo lực tự nó suy tàn mà không cần đến một tác động ngoại lai.
  5. usagi

    usagi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0
    Bọn hào sĩ giang hồ tiếp thị​
    Tiếp thị là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ trong thời đại chúng ta. Cổ văn Trung Quốc không có hai từ tiếp thị. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là những hành động tiếp thị quảng cáo hoàn toàn không có trong các xã hội cổ đại Trung Quốc.
    Bọn hào sĩ giang hồ trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung là những nhân vật được hư cấu từ thế kỉ thứ 10 (nhà Nam Tống) đến thế kỉ thứ 18 (triều Càn Long, nhà Thanh) ở Trung Quốc. Hoạt động chủ yếu của họ là sống trên đường đao muĩ kiếm, hành hiệp cứu đời. Thế nhưng, điều đặc biệt là họ cũng biết ?otiếp thị?, hiểu theo cái nghĩa là biết giới thiệu mặt hàng đến người mua và mua bán khá sòng phẳng.
    Mở đầu bộ Tiếu ngạo giang hồ, Kim Dung để cho nhị đệ tử phái Hoa Sơn là Lao Đức Nặc dẫn con gái của sư phụ là Nhạc Linh San hoá trang và mạo danh là ông cháu, tìm xuống ngoại thành Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến sang lại tiệm bán rượu để theo dõi hành tung bọn phái Thanh Thành tiến đánh Phước Oai tiêu cục. Họ treo biển mới, gọi quán rượu của mình là Đại Bảo; Lao Đức Nặc xưng là lão Tất; Nhạc Linh San xưng là Uyển Nhi. Chính Lâm Bình Chi, người của Phước Oai tiêu cục, sau khi đi săn đã ghé quán Đại Bảo uống rượu sinh sự và giết con trai của chưởng môn phái Thanh Thành Dư Thương Hải tên là Dư Nhân Ngạn. Tiệm của Lão Tất luôn luôn có loại rượu Trúc diệp thanh danh tiếng. Thực ra, mua bán là chuyện phụ, chuyện chính của hai sư huynh muội là dòm ngó bộ kiếm phổ của nhà Lâm Bình Chi có bị phái ThanhThành đoạt mất hay không.
    Tiếu ngạo giang hồ cũng có một đoạn tiếp thị khá tức cười. Lão ăn xin thành Hành Dương quảng cáo với Lệnh Hồ Xung rằng lão có loại rượu tên gọi Hầu nhi tửu do ?oKhỉ ở trong rừng Tương Tây biết hái trái cây làm rượu?. Vì khỉ hái quả rất tươi, rất ngọt nên chúng nấu rượu cực ngon. Lão ăn xin thừa lúc khỉ đi vắng, lén vào động khỉ ăn cắp ba hũ Hầu nhi tửu, lại bắt thêm một con khỉ nhỏ để về? nấu rượu. Lệnh Hồ Xung nghe lão quảng cáo, trả lão ba lạng bạc để xin một hớp Hầu nhi tửu. Nhưng hắn vận Hỗn nguyên khí công, một hớp của hắn uống cạn sạch nửa bầu Hầu nhi tửu của lão ăn xin khiến lão lăn ra kêu khóc, bắt đền.
    Thỉnh thoảng, bọn hào sĩ giang hồ cũng có nghề nghiệp rõ rệt. Hà Tam Thất, cao thủ núi Nhạn Đãng tỉnh Triết Giang, chuyên nghề bán hoành thánh. Kim Dung giới thiệu: ?oKhắp hang cùng ngõ hẻm có hàng vạn người bán hoành thánh nhưng bán hoành thánh mà thân ở trong võ lâm giang hồ chủ có một mình Hà Tam Thất?. Lên Hành Sơn dự lễ rửa tay gác kiếm của Lưu Chính Phong với tư cách một thượng khách, Hà Tam Thất vẫn gánh gánh hoành thánh theo. Đệ tử phái Hoa Sơn ăn của lão bảy bát, phải trả cho lão bảy mươi quan tiền. Định Dật sư thái của phải Hằng Sơn nổi nóng đập bể của lão hai cái bát, hai chiếc muỗng phải đền cho lão mười bốn quan tiền. Hà Tam Thất đến nơi nào là nơi đó có tiếng gõ lốc cốc của hai thanh tre.
    Tiếu ngạo giang hồ còn một nhân vật tiếp thị khá đặc biết: Hoạt bất lưu thủ Du Tấn, chuyên bán nguồn tin. Lão này võ công cao cường, tướng tá phì mỵ, chuyên đi nghe lén nguồn tin mật trong giang hồ rồi bán cho người khác để kiếm tiền. Lão ăn nói rất khiêm tốn: ?oMột sợi lông của các vị còn lớn hơn bắp đùi của tiểu đệ?. Nguồn tin mà ai nấy đền quan tâm là bộ Tịch tà kiếm phổ của Lâm Bình Cho lọt vào tay ai. Du Tấn đòi tám người mua trả giá nguồn tin này tám trăm lạng bạc nhưng chỉ có một người chịu đưa cho gã một trăm lạng. Cầm tiền xong, lão giả bộ ngó ra đường, la lớn: ?oChao ôi, Đông Phương giáo chủ bao giờ người mới đến?. Ai nấy tranh nhau nhìn ra đường thì Du Tấn vận khinh công tột đỉnh, chạy trốn biệt. Hoá ra, lão là kẻ lừa đảo. Cho nên bọn hào sĩ giang hồ gọi lão là Du tẩm nê thu (con lươn tẩm trong dầu). Con lươn đã trơn, lại tẩm dầu còn trơn tuột hơn nữa; thật khó mà bắt được Du Tấn để lấy lại tiền. Mà có lấy được tiền thì đồng tiền ấy cũng sứt mẻ, trăm lạng chưa chắc còn được vài lạng bởi ngoại hiệu của lão là Hoạt bất lưu thủ (tiền không còn dính lại trong tay).
    Cá biệt, hào sĩ giang hồ tiếp thị để tránh cho mình một nguy cơ, che giấu một bí mật. Hiệp khách hành có nhân vật Ngô Đạo Nhất võ công cao cường, sau khi ăn cắp được Huyền thiết lệnh, đã trốn về Hầu Giám tập tại phủ Khai Phong giả làm một bà già lưng gù bán bánh tiêu. Bọn Kim Đao trại nắm được tin ấy, đưa đầu lãnh Chu Mục xuống đánh Ngô Đạo Nhất. Trong lúc nguy cấp, Ngô Đạo Nhất nhét Huyền thiết lệnh vào trong chiếc bánh tiêu nóng hổi, mời kẻ đến đánh mình: ?oĐại gia ăn bánh ư? Một đồng một cái?. Gã hán tử giang hồ hất tay, chiếc bánh văng ra rảnh nước và được một chú bé ăn xin nhặt được. Bộ Hiệp Khách hành mở đầu với một màn tiếp thị oái oăm và bất ngờ như vậy.
    Hoạt động tiếp thị được bọn hào sĩ giang hồ thực hiện đôi khi còn nhằm mục đích tìm ra kẻ thù để báo thù. Đó là chuyện được Kim Dung thuật lại trong Tố tâm kiếm tức Liên thành quyết. Địch Vân muốn tìm ra Vạn Khuê, kẻ đã giết sư muội của mình. Chàng quay về Giang Lăng, thấy bọn hào sĩ giang hồ đổ xô vào các hiệu sách tìm mua Đường thu tuyển tập đến nỗi không còn một bộ Đường thi tuyển tập nào. Biết họ mua tuyển tập này đề tìm ra câu mật ngữ chỉ đường đi tìm kho báu giá trị Liên thành và Vạn Khuê giết vợ cũng chỉ vì người vợ không chịu tiết lộ cho Vạn Khuê câu mật ngữ đó. Địch Vân nghĩ đến chuyện tiết lộ câu mật ngữ để tìm Vạn Khuê. Chàng mua vải trắng, mực tàu viết một đoạn mật ngữ: ?oGiang Lăng thành Nam, Tây Thiên Ninh tự, hoàng kim Phật tượng, hướng cho mô bái kiến thành chúc cáo?? (Phía Nam thành Giang Lăng, hướng Tây chùa Thiên Ninh, có pho tượng phật bằng vàng, hướng về phía đó mà thành tâm vái lạy và cúc cáo?). Rồi chàng đem tấm vải đó treo ở cổng chính chợ Giang Lăng (như ta căng biểu ngữ quảng cáo bây giờ vậy). Quả nhiên, bọn hào sĩ giang hồ hay tin, tìm đến ghi lại dòng chữ đó. Vạn Khuê cũng đến, cải trang thành một gã nông dân nhưng Địch Vân vẫn nhận ra hắn. Kiểu ?otiếp thị? như vậy thật mới mẻ; rất gần với hiện tượng ?obáo chữ to? trong lịch sử Trung Quốc hiệnđại. Trong Ỷ thiên Đồ Long kí, Kim Dung kể chuyện đệ tử thứ ba của phái Võ Đang là Dư Đại Nham theo dõi bọn diêm tiêu (bán muối) của Hải Sa bang. Mỗi gã diêm tiêu gánh một đôi thùng đựng muối trắng xoá và qua chiếc đòn gánh bằng sắt, Dư Đại Nham mới biết được bọn này có võ công cao cường. Họ gánh muối đi từ Phúc Kiến qua Triết Giang, không hề bán cho ai. Nên nhớ vào thời Nam Tống, hạt muối rất quý với người Trung Quốc và thuế muối là một trong những loại thuế cao nhất. Ban đầu, Dư Đại Nham cho rằng đây là một tập đoàn buôn muối lậu nhưng khi họ bao vây một toà miếu cũ, hốt muối ném khắp sân và ném vào toà miếu thù Dư Đại Nham hiểu rằng loại muối cuả họ là muối độc. Và từ màn ?otiếp thị biếu không? muối độc đó, Dư Đại Nham khám phá ra bí mật Hải Sa bang đang theo dõi để đánh lấy bảo đao Đồ long.
    Nhiều nhân vật của Kim Dung đã ?otiếp thị? cuộc đời mình trước đường đao mũi kiếm, coi cái sống cái chết nhẹ như lông hồng. Họ xả thân hành hiệp cứu đời, giúp người yếu đuối, trị kẻ gian tham, lập lại công đạo. Cái sinh tử, tồn vọng đối với họ chỉ là một món đồ chơi trong cuộc chơi lớn. Kiều Phong, Lệnh Hồ Xung, Hư Trúc, Hồ Phỉ, Thạch Phá Thiền, Trương Thuý Sơn, Trương Vô Kị, Địch Vân? là những con người như vậy. Và họ đã nhận lại được những món lợi lớn lao: danh dự và phẩm giá của người anh hùng phương Đông chân chính.
  6. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    THỨC ĂN TRUNG HOA TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG​
    Miếng ăn bao giờcũng quý giáo đối với con người. Đặc biết đối với dân tộc Trung Hoa ngày trước, một dân tộc sống nhờ vào sản xuất nông hiệp lạc hậu, lải phải luôn đối đầu với những thiên tai khủng khiếp hhàng năm thì miếng ăn quả thật rất cần thiết và rất rất quý. Từ điển tiếng Hoa gọi chung các lạoi thức ăn là ngọc thực (món ăn vàng ngọc). Làm ra miếng ăn để có ăn đã quý. Thức ăn được chế biến tinh xảo; nhìn sướng mắt, ngửi thơm mũi, chạm vào thấy nóng, ăn vào miệng thấy ngon lại còn quý hơn. Mà trên thế giới, dân tộc Trung Hoa là dân tộc nồi tiếng biết chế biến nhiều món ăn ngon nhất và thậm chí, cầu kỳ nhất. Chính vì vậy, thức ăn trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung ?" có lẽ là một người Trung Hoa sành ăn - cực kỳ phong phú. Trình độ hiểu biết về các món ăn khắp các miền, hiểu biết cách chế biến thức ăn từ thô sơ đến tinh xảo của tác giả không khỏi khiến chúng ta ngạc nhiên thú vị.
    Triều Tống, từ bờ Bắc sông Hoàng Hà ra đến biên gíơi Ngoại Mông được gọi là miền Bắc. Khí hậu quanh năm tương đối lạnh, Kim Dung cho biết họ thường ăn các loại bánh bao không nhân với các loại thịt cừu, thịt trâu, thịt bò kho. Đọc Thiên Long bát bộ, ta biết các bộ tộc Khất Đan và Nữ Chân nuôi nhiều loại gia súc này dưới dạng chăn thả; thịt để làm thức ăn, da để làm áo quần, lều trại, túi đựng rượu. Thiên nhiên hào phóng và hoang sơ cũng đem lại cho người phương Bắc nhiều thức ăn, mang tính bổ dưỡng cao. Thiên Long bát bộ có đoạn kể chuyện Tiêu Phong bồng A Tử ra Nhạn Môn quan chữa thương, chuyên đánh giết gấu để lấy bàn tay gấu (hùng chưởng) và ******* cho A Tử uống. Nơi đây gần núi Trường Bạch, Tiêu Phong cũng dễ kiếm ra củ nhân sâm có giá trị cải tử hoàn sinh cho A Tử dùng. Ông nuôi cô em vợ bằng những thức ăn là dược vật trân quý dẫu có ngàn vàng cũng khó tìm mua.
    Từ bờ Nam sông Hoàng Hà đổ về hết phương Nam Trung Quốc, cách chế biến đồ ăn có vẻ ngon lành hơn, tinh vi hơn. Tất nhiên, nơi ăn ngon nhất thiên hạ Trung Quốc vẫn là Bắc Kinh, đặc biệt là trong hoàng cung nội viện. Lộc Đỉnh ký cho biết dưới triều Khang Hy, để phục vụ chuyện ăn uống cho hoàng gia, có cả một ngự trù phòng, đứng đầu là một tay thượng thiện thái giám, phía dưới có hàng trăm thái giám chuyên mua sắm, chế biến thức ăn. Thức ăn chơi gồm bánh mứt - Kim Dung gọi là đồ điểm tâm, khác hẳn khái niệm điểm tâm của chúng ta là ăn sáng ?" đã gồm cả trăm thứ. Chế biến xong, bọn thái giám đặt lên đầy cả bàn để dâng vua Khang Hy. Nhưng Khang Hy chán lối ngồi ăn trên bàn; nhà vua muốn? ăn vụng. Và nhờ đi ăn vụng bánh nướng, bánh da lợn, nhà vua đã gặp anh bạn trẻ Vi Tiểu Bảo (cũng là trùm ăn vụng!). Cho hay, ăn vụng luôn luôn hấp dẫn đối với con người, cái gì ngay ngắn quá, chính quy quá cũng trở nên phiền toái.
    Vâng, đồ ăn trong hoàng cung là ngon nhất và đa dạng nhất bởi hoàng cung quy tụ đủ các anh tài nấu ăn trên toàn cõi Trung Hoa. Sau khi biết Mộc Kiếm Bình là cô gái người Vân Nam, Vi Tiểu Bảo đã ra lệnh cho ngự trù phòng nấu món Tuyên oai hoả thoái - một món canh giò heo thơn ngon nhiều nước mỡ - để đãi cô gái nhỏ này khiến cô vô cùng ngạc nhiên.
    Trên nguyên tắc, thứ gì ngon thì đổ vào hoàng cung nhưng trên thực tế, định đề ấy hơi bị sai. Kim Dung chua chát nhận ra rằng bao giờ cũng có nạn tham nhũng, nhà thầu nào đưa đồ ăn ươn thối cho ngự trù phòng mà có món tiền lót tay kha khá thì thức ấy vẫn đáng dâng lên cho vua và thái hậu dùng; nhà thầu nào quên tiền lót tay thì dẫu cá tươi, thịt sống cũng trở thành đồ ươn thối.. Chính nhờ nạn tham nhũng đó mà bọn Tiền Lão Bản trong Thiên Địa hội đưa hai con heo Hoa điêu phục linh trư và Đậu hoàng nhân sâm trư mổ sẵn vào hoàng cung, trong bụng heo nhét được cả.. cô gái (Mộc Kiếm Bình) đưa vào để Vi Tiểu Bảo trao đổi ?otù binh? sau này.
    Lại cũng từ chuyện hoàng cung là nơi có thức ăn ngon nhất Trung Hoa làm nảy sinh những tay? ăn trộm đồ ăn. Một tay ăn trộm thuộc loại thượng thừa là Cửu chỉ thần cái Hồng Thất Công (Xạ điêu anh hùng truyện) chuyên vào ngự trù phòng, đánh cắp thức ăn đã chế biến sẵn. Lão này ăn cũng dữ mà uống cũng vô địch, suốt đời lấy ăn làm lẽ sống. Một tay trùm ăn mày như vậy cũng đáng để chúng ta học tập làm? ăn mày!
    Bọn hào sĩ giang hồ của Kim Dung là phường ăn mạnh, uống đậm. Họ hội họp ở đâu là nơi đó có mùi rượu thịt xông lên nhức mũi. Khi đám bbàng môn tả đạo về đầu nhập phái Hằng Sơn, tình nguyện làm đệ tử Lệnh Hồ Xung để cho Lệnh Hồ Xung khỏi mang tiếng cầm đầu một đám nữ ni; Lệnh Hồ Xung đã cấm họ không được đặt chân lên ngọn Kiến Tính (núi chính của Hằng Sơn). Họ giữ lời hứa không lên nhưng vẫn xào heo, nấu bò bày tiệc nhậu; trong chốn cửa Phật thanh tịnh, bỗng vang mùi hành tiêu, mỡ thịt. Cho hay, cái ăn nuôi sống con người; miếng ăn ngon cũng góp phần làm cho phẩm giá con người rực rỡ. Tội gì không ăn!
    Có lẽ đất Trung Quốc có nhiều quán cơm (phạn điếm) và tiệm rượu (tửu lâu) nhất thiên hạ. Chẳng vậy mà cô bé A Tử trên đường trốn thầy mình, sẵn sàng kêu rượu và các món nhậu để? thuốc đồng môn. Cô này ăn xài rất phí: gọi đĩa thịt bò ra, ngang nhiên cầm miếng thịt? lau giày, con cá chép còn sống mới chiên xong lại gọi là cá ươn. Đoạn buồn cười nhất của Thiên Long bát bộ là đoạn nhà sư Hư Trúc gặp A Tử trong quán cơm. Nhà sư ăn chay từ nhỏ, chỉ dám gọi độc món mì chay. A Từ đánh lừa cho nhà sư nhìn đi nơi khác rồi lén đổ vào vài muỗng nước mỡ. Hôm ấy Hư Trúc ăn tô mì chay cảm thấy hết sức thơm ngon, khoông ngờ món này khác món chay ở chùa Thiếu Lâm một trời một vựa.
    Thức ăn chay của Trung Hoa cũng rất phogn phú. Đọc Thiên Long bát bộ, ta biết chùa Thiếu Lâm có khu vườn rộng hàng trăm mẫu trong rau dưa; các nhà sư bị kỷ luật phải gánh nước, gánh phân tưới bón hàng ngày. Quần hùng lên chùa Thiếu Lâm là được thiết đãi cơm chay. Quần hùng Ma Ni giao (Ma giáo, tiếng chỉ chung Manichéisme ?" Bái hỏa giáo Trung Hoa) cũng ăn chay. Hễ thấy đám nào mặc áo trắng, vào tiệm cơm không gọi thịt cá mà chỉ ggọi rau dưa, đậu hũ thì đó là bọn giáo chúng Manichéisme. Có những tập thể không ăn chay nhưng khi đi ra ngoài hành sự, họ thường mang thức ăn không đi theo để dễ chế biến. Hai loại thức ăn dễ mang theo nhất là bánh bao chay và mì. Trong Hiệp khách hành, bọn Kim Đao trại tấn công Ngô Đạo Nhất ở thành Biện Lương xong, rút ra ngoài đồng hoang nấu mìn lên húp soàn soạt. Loại thức ăn này toàn tinh bột, không có thịt, cũng là món chay.
    Trên đây, tôi chỉ mới bàn với các bạn những món ăn chính quy, bài bản, có kẻ nấu bán, có người mua ăn. Đọc Kim Dung ta còn thấy thú vị với những món ăn và cách chế biến thức ăn cực kỳ hoang dã.
    Trong Thần điêu hiệp lữ, Kim Dung kể chuyện Dương Qua và Hồng Thất Công bắt được một loại rít lớn trên núi tuyết, nước lên, lột bỏ lớp vỏ kitin đi, còn lại một loại thịt thơm ngon như thịt tôm. Món nước trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung rất phong phú. Trong Tiếu ngạo giang hồ, Doanh Doanh đã bắt ếch nướng lên nuối chàng Lệnh Hồ Xung. Kim Dung mô tả món ếch nướng rất thơm ngon, kể cả những miếng Doanh Doanh lỡ để quên đến nỗi cháy khét!
    Con người càng đó lại càng cần ăn. Nhu cầu ham sống quả thật khốc liệt đến nỗi thấy miếng ăn là người ta lao tới, đôi khi không cần đến sự chế biến và đôi khi người ta ăn cả thịt người! Trong Tiếu ngạo giang hồ, có đoạn thuật chuyện Hướng Vân Thiên đã dùng chỉ công đâm vào tĩnh mạch trên cổ ngựa và kê miệng vào uống máu sống. Uống no xong, lão bảo Lệnh Hồ Xung kê miệng vào úông tiếp. Kim Dung cho biết máu ngựa rất tanh nhưng trong hoàn cảnh của hai người, máu ngựa vẫn là một loại thực phẩm cứu đói kịp thời. Khi đã xuống tới thung lũng sâu, Hướng Vân Thiên lại đói bụng, thầm tiếc không tìm ra xác chết nào của bọn thù địch rớt xuống để lão dùng cho đỡ đói!
    Như chúng ta đã nói, Trung Quốc xưa là một đất nước có nền nông nghiệp lạc hậu, thường gặp thiên tai, địch hoạ. Cái đói thường xuyên đe doạ người Trung Quốc suốt cả chiều dài lịch sử. Cho nên thật dễ hiểu khi dân tộc này chọn nền kinh tế trọng nông. Một khi cái đói đến thì con người mất hết tính người, sẵn sàng ăn thịt đồng loại. Trong Ỷ thiên Đồ long ký kể chuyện Trương Vô Kỵ 15 tuổi dẫn em bé Dương Bất Hối 6, 7 tuổi tìm lên Thiên Sơn. Đi ngang qua tỉnh Sơn Tây, Vô Kỵ và Bất Hối bị một nhóm thổ phỉ bắt, định làm thịt nấu ăn. Vô Kỵ nhanh trí hái một mớ nấm độc bỏ vào nồi nước sôi, đầu độc những kẻ muốn hại mình và Bất Hối. Sau đó, cậu bé mới được Chu Nguyên Chương, cũng là thổ phỉ, đi tu ở chùa Hoàng Giác, cho ăn thịt bò kho.
    Điều thú vị trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung là nhiều khi một món ăn tào lao lại trở thành một món thuốc làm tăng trưởng công lực cấp kỳ. Thiên Long bát bộ kể chuyện Đoàn Dự ngẫu nhiên nuốt trúng con Mãng cổ chu cáp (con ếch có tiếng kêu như con bò), là một loại độc vật hạng nhất, tưởng rằng chắc chắn sẽ chết. Oái oăm thay, đó lại là một món thần vật đại bổ, ăn vào phát huy khả năng thần kỳ đến nỗi chàng ta không còn bị nhiễm bất cứ loại độc dược nào. Đoàn Dự trở thành một kẻ ?obách độc bất xâm? (trăm thứ độc không thể thâm nhập được), Kim Dung gọi đó là Mãng cổ chu cáp thần công!
    Có những thức ăn đối với người này là độc hại, đối với người kia là đại bổ. Ta có thể tìm thấy một thí dụ như vậy trong Tiếu ngạo giang hồ. Trên sông Trường Giang, Lam Phượng Hoàng ?" giáo chủ Ngũ Độc giáo Vân Nam ?" tìm đến thăm và chữa bệnh cho Lệnh Hồ Xung. Cô cho chàng trai uống Ngũ Độc tửu. Thế nào là Ngũ Độc tửu? Đó là loại rượu ngâm 5 loại trùng độc hạng nhất của Ngũ Độc giáo: một con rắn, một con rít, một con bò cạp, một con cóc và một con nhện cực độc. Uống xong hũ rượu, Lệnh Hồ Xung còn phải nuốt 5 con trùng độc kia vào bụng. Ngũ Độc giáo gọi đó là Ngũ tiên. Món ?oNgũ tiên? kia đối với người Trung Nguyên là độc vật nhưng đối với Lam Phượng Hoàng người Vân Nam là thứ đại bổ, không dễ tìm ra được.
    Ăn uống là một dạng nạp năng lượng; có năng lượng mới có sự sống đúng nghĩa. Mà suy cho cùng, quyền gần gũi nhâấ đối với con người là được ăn, được ăn no đủ, được ăn ngon. Tác phẩm võ hiệp của Kim Dung phản ảnh về cái ăn, thức uống, về cách ăn Trung Hoa khá phong phú. Phải nói đọc tác phẩm của ông, ta có thể hình dung ra một phong cách văn hóa ẩm thực Trung Quốc lẫn khuất sau những bữa ăn, đồ ăn, nơi ăn, trạng thái ăn. Trương Vô Kỵ và Triệu Mẫn đánh nhau tơi bời rồi sau đó, lặng lẽ tìm về một quán cóc nhỏ, ngồi bên nhau ăn những thức ăn nhẹ và đối ẩm mấy chung. Hay như chiếc bánh chưng Hồ Châu (Giang Nam) được xếp loại Hồ Châu tam bảo (sau bút lông và gấm đoạn) dù nó chỉ được gói bằng là chuối, nếp, nhân đậu xanh, nấm, thịt?
    Trong những bữa ăn của tiểu thuyết võ hiệp, lấp lánh thứ ánh sáng hạnh phúc ngọt ngào của tình yêu đôi lứa. Doanh Doanh nướng ếch nuôi Lệnh Hồ Xung; Hoàng Dung săn bắn nuôi Quách Tĩnh; Triệu Mẫn gọi thức ăn chờ Vô Kỵ đến cộng ẩm? Tất cả là vì tình yêu đôi lứa. Chính vì có tình yêu làm tố chất nên không cần đến bàn ghế, chén đĩa mà bữa ăn vẫng vang lên tiếng cười hạnh phúc.
    Được usagi sửa chữa / chuyển vào 20:42 ngày 27/05/2003
  7. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    TINH THẦN PHẬT GIÁO TRONG TÁC PHẨM TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG​
    Đọc quyển lịch sử Phật giáo Trung Quốc của Thượng toạ Thích Thanh Kiểm (NXB Vạn Hạnh 1963), tôi thấy ngài đưa ra 2 thuyết rất đáng tin cậy để cắt nghĩa sự du nhập của Phật giáo vào Trung Quốc. Thượng toạ cho biết thời Hán Ai đế (-6TrCN), một sứ giả nước Đại Nhục Chi (Indo-Scythe) đưa kinh điển của Phù đồ giáo (Bouddho, tức Phật giáo) truyền miệng cho Trần Cảnh Hihến, một viên quan của Hán Ai đế. Sau đó, vua Hán Minh đế (67) phái 18 người sang Tây Vực để thỉnh tượng và kinh điển Phật giáo về. Giữa đường, gặp hai cao tăng nước Thiên Trúc là Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan đang đưa kinh tượng xuống Trung thổ, họ mừng rỡ rước hai cao tăng v62 Trung Quốc. Hán Minh đế cho dựng Bạch Mã tự để xiển dương Phật giáo, làm nơi dịch kinh cho các cao tăng. Bộ kinh Phật đầu tiên được dịch ra Hán văn là Tức thập nhị chương kinh. Đến cuối đời Hậu Hán, Phật giáo gần như đã lan truyền khắp xã hội Trung Quốc.
    Có lẽ trong những nhà văn Trung Quốc, Kim Dung là nhà văn thể hiện một cách đều khắp và sâu sắc nhất tinh thần Phật giáo qua các tác phẩm tiểu thuyết của mình. Trong 12 bộ tiểu thuyết, Kim Dung luôn nhắc đến sự tích Đạt Ma sư tổ từ Thiên Trúc sang Đông thổ, lên ngọn Thiếu Thất tỉnh Hồ Nam, diện bích (nhìn vách) chính năm, sáng lập ra phái Thiếu Lâm. Phái Thiếu Lâm được ông gọi là Thái Sơn Bắc Đẩu trong võ lâm Trung QUốc. Hình tượng các nhà sư Thiếu Lâm với tấm tăng bào rộng thùng thình, xuất hiện đúng tình huống tiểu thuyết, Phật lực cao cường. võ công siêu việt, sẵn sàng xả thân tế khổn phò nguy, hàng yêu diệt ma đã quá quen thuộc với bạn đọc tiểu thuyết võ hiệp.
    Một số nhân vật tiểu thuyết là tăng sĩ đã trở thành hình tượng văn học, được tác giả khắc họa một cách tinh tế: Huyền Từ - phương trượng chùa Thiếu Lâm, Trí Quan - trụ trì chùa Chỉ Quán núi Thiên Thai, Hư Trúc - tiểu tăng chùa Thiếu Lâm (Thiên Long bát bộ); Vô Sắc ?" cao tăng Thiếu Lâm (Ỷ thiên Đồ long ký); Phương Chứng ?" cao tăng Thiếu Lâm (Tiếu ngạo giang hồ)? Phật giáo du nhập vào Trung Quốc đủ cả mười tông phái; tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung dành niềm ưu ái lớn cho Thiến tông. Tuy nhiên, Thiền tông trong tiểu thuyết Kim Dung không dừng lại ở chỗ những công án, không nặng nề về chủ trương ?odĩ tâm truyền tâm, dĩ ý truyền ý?. Thiền tông trong tiểu thuyết Kim Dung là một thú Thiền tông nhập thể và nhập thế: tu học để tinh tường Phật pháp, thấu hiểu cái lẽ huyền vi của cuộc sống; rèn luyện võ công để hành hiệp cứu đời. Phật pháp càng cao, võ công càng siêu viiệt; võ công càng cao, Phật pháp càng tinh tấn. Những nhà sư trong tác phẩm của ông là những nhân vật lý tưởng. Họ là những hiệp khách đích thực trong cuộc chiến đấu chống cái ác và khi cuộc chiến đấu chấm dứt, họ là những triết gia với các triết lý rất gần gũi với cuộc sống.
    Ta hãy nghe một bài kệ của nhà sư Trí Quan ứng tác trước khi qua đời, đọc cho Kiều Phong nghe khi Kiều Phong vất vả đi tìm nguồn gốc của mình là người Há hay người Khất Đan (Thiên Long bát bộ):
    Khất Đan với Hán nhân
    Bất luận giả hay chân
    Ân oán cùng vinh nhục
    Không hơn đám bụi trần.​
    Phật giáo trong tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung là một tôn giáo yêu nước, luôn luôn trung thành với sự nghiệp bảo vệ đất nước và giải phóng dân tộc. Trong Ỷ thiên Đồ long ký, Xạ điêu anh hùng truyện, Thần điêu hiệp lữ, các tăng lữ đã xông trận cùng quần hùng Trung nguyên đánh đuổi quân Mông Cổ. Những cuộc hội họp của hào sĩ giang hồ Trung Quốc bàn kế chống giặc giữ nước, dựng cờ khởi nghĩa thường diễn ra trong khuôn viên chùa Thiếu Lâm. Đoạn tiểu thuyết mà tôi cho là giàu tính anh hùng ca nhất là đoạn toàn thể nhà sư chùa Thiếu Lâm sát cánh cùng quần hùng Minh giáo, phá vòng vây quân Mông Cổ định san bằng chùa Thiếu Lâm (Ỷ thiên Đồ long ký).
    Mỗi khi đất nước đối đầu với nguy cơ bị ngoại xâm thì Phật giáo là một chỗ dựa vững chắc nhất cho chính quyền quân chủ và nhà sư là những chiến sĩ đi đầu trong việc phá vỡ âm mưu ngoại xâm đó. Trong Thiên Long bát bộ, Khô Vinh đại sư phải hủy bộ Lục mạch thần kiếm kinh là để người Thổ Phồn không thể chiếm được võ công trấn quốc của nước Đại Lý; quần hùng cùng phái Thiếu Lâm xông pha vào phủ Nam viện của Khất Đan ở Yên Kinh cứu Kiều Phong, đưa quần hùng ra Nhạn Môn quan tập kích người Khất Đan để phá vỡ mầm mống xâm lược Trung Quốc có thể xảy ra. Trong Lộc Đỉnh ký, vua Khang Hy đã dựa vào lực lượng tăng lữ chùa Thiếu Lâm để bảo vệ phụ hoàng Thuận Trị, phá vỡ âm mưu chính trị của liên quân Mông Cổ - Tây Tạng.
    Có lẽ Kim Dung là một Phật tử thuần thành, am hiểu Phật giáo một cách sâu sắc. Tiểu thuyết là sản phẩm của sự hu7 cấu, Kim Dung đã hư cấu cho phái Thiếu Lâm có đến 72 môn công phu huyền diệu gọi là Thất thập nhị huyền công. Mỗi môn công phu đều sử dụng kình lực dương cương, có sức mạnh tan bia vỡ đá. Các môn công phu đều có tên gọi xuất phát từ kinh đểin Phật giáo: Niêm hoa chỉ, Bát Nhã chưởng, Vi Đà chưởng, Vô tướng kiếp chỉ, Đa la diệp chỉ, Đạt Ma kiếm pháp, Sư tử hống, Đồ đề chưởng, Phục ma trượng pháp? Trong cuộc đấu tranh, chính pháp huyền môn luôn luôn thắng ta môn ma đạo. Cái thắng ấy nằm trong ước lệ chính đạo thắng bàng môn.
    Có khi Kim Dung sử dụng kinh điển Phật giáo là cái hồn cho toàn bộ tác phẩm. Thiên Long bát bộ là một thí dụ cho nhận định này. Thiên Long là tên một ngôi chùa ở Vân Nam, đước Đại Lý (thời Bắc Tống). Thế nhưng trong Pháp hoa kinh, Thiên Long bát bộ ?obao gồm tám loại quỷ thần hay quái vật?. Thiên Long bát bộ gồm: Thiên thần, Long thần, Dạ xoa, Kiền Đạt Bà, A Tu La, Già Lâu La, Khán La Na và Ma Hô La Gia. Trong Thiên Long bát bộ, Kim Dung xây dựng tám nhân vật lớn, tám sự tích; mỗi nhân vật và sự tích ấy tương ứng với một ?obộ? của bát bộ. Trong Tiếu ngạo giang hồ, tác giả trích luôn Bảo tích kinh và Diệu pháp liên hoa kinh để xây dựng mối tình Nghi Lâm - Lệnh Hồ Xung. Lời kinh cầu cho Lệnh Hồ Xung tai qua nạn khỏiđược Nghi Lâm niệm với cả niềm tin, một lòng thành tuyệt vời khiến Lệnh Hồ Xung trong cơn đau đớn vẫn nhận ra nơi người bạn nhỏ hào quang của sự thánh thiện.
    Đưa tinh thần Phật giáo vào trong tác phẩm văn học là điều không mới lạ trong lịch sử văn học Trung Quốc. Cái mới lạ là Kim Dung đưa tình thần ấy vào tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp và ông chuyên canh một cách sâu sắc. Chất Từ, Bi, Hỉ, Xả, nhân bản, nhân văn trong tinh thần Phật giáo biến những tác phẩm nặng tính tranh đấu, sát phạt trở thành những bài tình ca ca ngợi phẩm giá con người, ca ngợi cuộc sống hòa bình trung chính.
    Được usagi sửa chữa / chuyển vào 20:46 ngày 27/05/2003
  8. usagi

    usagi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0

    Kim Dung - hồn tính lãng mạn phương Đông​
    Trong văn học Tây Phương, chủ nghĩa lạng mạn (Le romantisme) được hiểu nhưng một trào lưu đến sau chủ nghĩa cổ điển (Le classisme). Nếu chủ nghĩa cổ điển mang theo những quy ước có tính bó buộc thì chủ nghĩa lãng mạn được hiểu như là một thái độ vượt qua các quy ước, phá vỡ sự bó buộc để vươn tới sáng tạo. Lãng mạn, đúng như tên gọi của nó, là những cơn sóng vỗ tràn bờ - những bến bờ cổ điển gò bó, chật hẹp.
    Phương Đông không có chủ nghĩa lãng mạn nhưng từ nghìn xưa, hồn tính lạng mạn đã là bản chất của tình yêu, của sự sáng tạo triết học, văn học, nghệ thuật Phương Đông. Nếu phương Tây lãng mạn trong hành động thì phương Đông lãng mạn trong tư duy. Biểu hiện của hồn tính lãng mạn có khác nhau, tạo ra phong cách khác nhau trong sáng tạo văn học. Ta thử đi tìm hồn tính lãng mạn ấy trong tác phẩm văn học của Kim Dung.
    Tác phẩm của Kim Dung là tác phẩm của tình yêu, của những bài tình ca nồng thắm. Những lứa đôi trong tình yêu rất trẻ, thường là trên dưới đôi mươi, như Trương Thuý Sơn với Hân Tố Tố; như Vô Kị với Triệu Minh (Ỷ thiên Đồ long kí); như Hồ Phỉ với Miêu Nhược Lan (Tuyết Sơn Phi Hồ); như Lệnh Hồ Xung với Nhậm Doanh Doanh (Tiếu ngạo giang hồ). Gần như những nhân vật nữ của ông yêu nhân vật nam ngay từ cái nhìn đầu tiên, từ lần gặp gỡ đầu tiên. Kim Dung không hề nhắc đến tiếng sét ái tình (coup de foudre). Nếu quan điểm tâm phân học của Sigmund Freud cắt nghĩa tiếng sét ái tình không phải là một cảm xúc tình yêu đến bất chợt mà là đã kinh qua một quá trình chiêm nghiệm, dung nạp và hồi ức những hình ảnh tương tự thì có lẽ Kim Dung cũng để cho những nhân vật của mình kinh qua quá trình tương tự như vậy. Hân Tố Tố yêu Trương Thuý Sơn ngay từ đầu vì cô từng nghe Trương Thuý Sơn có ngoại hiệu là Ngân câu thiết hoạch, một nhà thư pháp chính cống, mà cô lại yêu thư pháp. Doanh Doanh yêu Lệnh Hồ Xung ngay sai khi nghe chàng trai thổ lộ nỗi đau tình trước sự phụ bạc của Nhạc Linh San vì cô tin rằng kẻ nào không chung thuỷ với quá khứ thì không chung thuỷ với hiện tại và tương lai. Những trải nghiệm tương tự như vậy trở thành một thứ vô thức tập thể lắng đọng ngàn đời trong tâm hồn nhân loại và các nhân vật của Kim Dung cũng không thể vượt qua ngoài vô thức tập thể đó. Bởi vì họ là một nhân loại thu gọn.
    Vâng, những người tình trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung là những con người lãng mạn. Họ lãng mạn đến nỗi họ vững tin rằng tình quân sẽ vượt ngàn dặm quay về với họ như lời hứa trước khi ra đi. Thuỷ Sinh trong Tố tâm kiếm, A Châu trong Thiên Long bát bộ phận gái dặm trường, bỏ Trung Nguyên ra vũng băng tuyết Quan Ngoại hay Nhạn Môn quan để chờ người yêu trở lại. Và những người anh hùng Địch Vân, Kiều Phong cũng là những người tình lãng mạn. Quả nhiên họ tìm về nơi cũ, quả nhiên họ nhìn thấy người tình đứng trong tuyết trắng chờ họ về. Hồn tính lãng mạn miên man tình ý nhưng hành động lãng mạn chấm dứt ở đó. Không ai ôm nhau, hôn nhau, quấn quít lấy nhau. Đi tới một bước nữa, dù chỉ một bước ngắn, cũng rất phàm tục. Mà tình yêu trong tác phâm kiếm hiệp của Kim Dung thì không phàm tục chút nào.
    Ta hãy nói về một phạm vi khác, phạm vi võ thuật. Trên đỉnh Quang Minh giữa núi Thiên Sơn, Trương Vô Kị dùng một cành mai xuân đấu với đao kiếm của Chính - Phản Lưỡng nghi đao pháp, kiếm pháp. Giữa rừng đao núi kiếm tràn đầy sát khí hào quang, cành mai chính là biểu tượng của sự sống, của cái đẹp, của lòng nhân ái. Đấu với đao kiếm là mai không rụng một bông, cái hồn tính lãng mạn quả đã được Kim Dung chắp cho đôi cánh bay bổng tuyệt vời. Ta hãy nói đến đường Độc cô cửu kiếm của Lệnh Hồ Xung. Nguyên tắc cao nhất của võ thuật là tiên phát chế nhân (phóng chiêu ra trước thì kiềm chế được người). Cả một đường Độc cô cửu kiếm chỉ có công mà không có thủ, bởi vì người kiếm sĩ không sử chiêu thức mà sử kiếm ý; ý muốn phóng kiếm đến đâu, kiếm theo đến đó, ung dung nhẹ nhàng như nước chảy mây trôi. Đường kiếm đó chính là hồn tính lãng mạn trong triết học của Trang Tử; nó phảng phất, mênh mông và bất khả tư nghị.
    Những hào sĩ giang hồ của Kim Dung vốn là bọn ham vui. Họ sống thành băng, nhóm, đảng, động; khi họ họp với nhau, Kim Dung gọi họ là quần hào, quần hùng. Thế nhưng trong đám đông đảo đó, thỉnh thoảng vẫn có những người tự tách mình ra sống ẩn dật như một nhà hiền triết. Phong Thanh Dương sống một mình trong hậu động Hoa Sơn, Hoàng Dược Sư sống một mình trên đảo Đào Hoa, Trương Vô Kị sống một mình trong hang núi, Tiểu Long Nữ sống một mình trong Cổ Mộ đài? là nhưng nhà hiền triết như vậy. Họ chọn một thái độ sống rất lãng mạn: quay về với thiên nhiên, sống giữa thiên nhiên, hái hoa quả trên rừng, bắt ếch cá bên suối làm thức ăn. Hoàng Dung săn bắn nuôi Quách Tỉnh, Doanh Doanh bắt ếch nướng cho Lệnh Hồ Xung ăn? đơn giản là thái độ trở về với thiên nhiên. Cái mà họ muốn vượt qua là lễ giáo thế tục; cái mà họ muốn đạt được là tinh thần tự do tuyệt đối. Giữa rừng xanh, họ đánh đàn, đánh cờ, nghe thác chảy, nhìn mây trôi, xa lánh chốn giang hồ hiểm ác man trá. Còn lối sống nào hiền triết hơn và minh triết hơn?
    Lục hợp chi nội, thánh nhân tồn nhi bất luận,
    Lục hợp chi ngoại, thánh nhân tồn nhi bất nghị.
    Tiên vương chi chí, Xuân Thu kinh tế, thánh nhân tồn nhi bất biện.
    (Việc trong trời đất, thánh nhân biết rồi nhưng không bàn đến,
    Việc ngoài trời đất, thánh nhân biết rồi nhưng không nghĩ đến.
    Chí của các bậc tiên vương, cách kinh bang tế thế thời Xuân Thu, bậc thánh nhân biết rồi nhưng không giải thích).Những nhân vật minh triết của Kim Dung quả rất gần gũi với khái niệm ?othánh nhân? mà Khổng Tử ca ngợi.
    Nhân vật của Kim Dung luôn hướng về tự do. Lệnh Hồ Xung học kiếm pháp Hoa Sơn với Nhạc Bất Quần, một cái nhấc chân hay một cái cất tay đều đúng bộ vị, thước tấc. Cho đến khi nhân vật này được học kiếm pháp với Phong Thanh Dương, lãnh hội ý nghĩa sâu sắc trong lời dạy của lão: ?oNgười sử kiếm chứ không phải kiếm sử người, cứ như nước chảy mây trôi mà sử kiếm? thì hắn mừng như điên. Ấy bởi vì Lệnh Hồ Xung biết mình đang tiếp cận với tự do, cái tự do mà một tên lãng tử vô hạnh như hắn cần phải có. Khi hắn yêu Nhạc Linh San thì tình yêu đó nhắc hắn nghĩ tới công danh, địa vị sau này. Nhạc Linh San là con một, Nhạc Bất Quần không có con trai; sau này khi lão trăm tuổi, ngôi vị chưởng môn chắc chắn sữ được trao lại cho Lệnh Hồ Xung. Nhưng làm chưởng môn pháo Hoa Sơn hay tự do ngao du, tiếu ngạo giang hồ là khoái hoạt hơn? Lệnh Hồ Xung chọn cái thứ hai. Đến khi gặp Nhậm Doanh Doanh, nhân ra ở cô gái này tinh thần yêu tự do tuyệt đối thì hắn mới thật sự tìm ra nguồn hạnh phúc cho đời sống. Khúc Tiếu ngạo giang hồ là một khúc hoà tấu tự do, trong tay Khúc Dương và Lưu Chính Phong nghe ra vẫn còn chất binh đao sát phạt, buồn lo uất hận nhưng trong tay Doanh Doanh và Lệnh Hồ Xung thì ấm áp xuân tình, hoà bình trung chính. Chính trạng thái tự do hay mất tự do của tinh thần đã quyết định bản chất của điệu thức, của âm thanh.
    Kim Dung nói về tự do một cách say mê, đặc biệt là phần hậu ký của bộ Tiếu ngạo giang hồ do Minh Hà xã, Hông Kông in tháng 9-97. Ông dành hậu ký này bàn về nhân tính, bàn về tự do. Cái tự do của ông quan niệm rất gần gũi với cái tự do của TrangTử trong Nam hoa kinh, lãng mạn và tuyệt đối. Cuối bộ Tiếu ngạo giang hồ, ông để cho Lệnh Hồ Xung từ chức chưởng môn phái Hằng Sơn; Doanh Doanh không làm giáo chủ Nhật Nguyệt thần giáo; hai người dắt tay nhau tiếu ngạo giang hồ. Cuộc sống tự do hấp dẫn họ hơn mọi quyền lực. Đúng ra, đứng trên đỉnh cao quyền lực, họ cũng được tự do hành động nhưng bản chất hành động ấy luôn hướng về một mục đích, nghiã là họ không còn được hành động một cách tự do nữa.
    Tự do chính là tâm thức lãng mạn cao nhất trong tư tưởng phương Đông. Đạo Không đưa con người đi đến chỗ hiền triết thánh nhân, đạo Phật đưa con người đi đến chỗ giải thoát, Lão-Trang đưa con người đến chỗ vô vi. Hiền triết thánh nhân, giải thoát, vô vi là những khát vọng lãng mạn và độc đáo, Chính những khát vọng ấy làm nên hồn tính lãng mạn trong tác phẩm Kim Dung. Điều này rất rõ là khi cầm một tác phẩm Kim Dung lên, đọc mấy chương đầu, ta bỗng nghe lòng thư thái, nhẹ tênh, không còn những vương vất ưu tư từ cuộc sống tác động vào. Đó là gì? Đó chính là sự giải thoát, là tâm trạng cảm thấy mình đang được tiếp cận với tự do dù trong giây phút ngắn ngủi của đời người!
  9. usagi

    usagi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0
    Bức giác thư giã từ thế kỉ
    Cuộc tình anh với em
    Chỉ còn giây phút thôi
    Thì tình xin sáng tươi
    Tựa ngàn tia nắng rọi ​
    (Lời một bài hát)
    Lần đầu tiên, lần thứ hai, lần thứ ba? tôi cứ ngỡ đọc tác phẩm của Kim Dung là đi tìm một thế giới khác ngoài thế giới thực tại ?" một ?othiên ngoại hữu thiên?, - để trốn vào trong đó. Tôi cứ cho rằng thế giới của tiểu thuyết võ hiệp là một thế giới viễn mộng và nó trở thành tháp ngà cho chính mình, giúp mình lãng quên thực tại. Trong tâm phân học, Sigmund Freud đã nói cảm xúc (émotion) như một trò ảo thuật nhằm hư vô hoá hoàn cảnh, giúp cá nhân từ chối hoàn cảnh. Thí dụ như trước một con cọp dữ, tôi không làm gì được nó, vậy tôi ngất xỉu để quên nó đi, để coi nó như không có trên đời. Tôi cũng đã một thời coi chuyện đọc tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung là một màn ảo thuật giúp tôi hư vô hoá hoàn cảnh, giúp tôi lãng quên đời.
    Thế nhưng, đến tuổi tri thiên mệnh, tôi mới nhận ra được rằng ý nghĩ đó là sai lầm. Phải, Kim Dung sáng tạo ra một thế giới mới - thế giới võ hiệp ?" nhưng phiêu lưu vào thế giới đó, tôi hoàn toàn không hề lãng quên đời mà ngược lại, tôi càng thấy cuộc đời hiện thực gần gũi hơn, thân thiết hơn. Đọc những tác phẩm tiểu thuyết hiện thực ngày nay, tôi bỗng cảm thấy cuộc đời xa cách quá. Ngược lại đọc tiểu thuyết của Kim Dung, tôi thấy võ lâm sao mà quen thuộc quá, quen thuộc như chính tôi đang sống, đang góp mặt trong đó. Hoá ra, có hai thứ hiện thực; một hiện thực được hư cấu bay bổng tuyệt vời rất gần gũi với từng số phận con người; một hiện thực bị bóp méo qua cái nhìn hạn hẹp và sự gia công chưa tới của nhà văn khiến nó trở thành ốc đảo, lẻ loi, hoàn toàn xa lạ với đám đông, trong đó có tôi.
    Võ lâm là gì? Đó là một xõ hội có những von người công chính, ngau thẳng, khao khát lập lại sự công bằng, trừ khử cái ác, kêu gọi lòng thương yêu quý trọng phẩm giá con người, làm sáng lên phẩm giá con người. Đó cũng là một xã hội mà cái ác, cái xấu còn đang ngự trị; những nguỵ quân tử đang đóng vai những người quân tử để lừa bịp thiên hạ mưu cầu hạnh phúc và quyền lực cho bản thân. Đó là một xã hội mà sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác khá rõ, nhưng đôi khi do định kiến sai lầm, người ta lẫn lộn cái thiện là cái ác, cái ác là cái thiện,làm nảy sinh sự mâu thuẫn trong chính nhận thức của từng người qua từng thời điểm khác nhau. Tất nhiên cái thiện sẽ thắng cái ác, cuộc sống sẽ vươn tới cái tốt đẹp nhưng để có được tương lai đó, người ta phải trải qua thiên ma bách chiết, trong đó có sự tự chiến thắng chính cái xấu của mình. Võ lâm là gì? Đó là một xã hội sống để yêu thương nhau, để bày tỏ tấm lòng với nhau, để cho nhau, riêng cho nhau một đời một kiếp. Đó là một xã hội mà càng thâm nhập ta càng cảm thấy gần gũi hơn.
    Có một lần, tôi đứng trước hiên nhà và quan sát đoá phù dung. Buổi bình minh hoa trắng mịn màng như làn da của một em bé đẹp. Buổi trưa hoa chuyển màu hồng. Buổi chiều hoa có màu tím bầm rồi sau đó hoa tàn đi. Ai cũng bảo đời hoa phù dung ngắn ngủi, bất hạnh. Nhưng hãy nói ngược lại, bản thân đời sống ngắn ngủi bất hạnh đó vẫn đem lại cho cuộc sống một vẻ đẹp độc đáo mà ngàn hoa khác không thể mang lại được. Đặng Thế Phong chỉ sống có ngoài ba mươi tuổi, để lại cho đời ít nhất hai ca khúc bất hủ. Có người sống năm saú chục năm tuổi, viết hàng trăm ca khúc mà vẫn nhàn nhạt lửng lơ. Có người sống đến bách niên mà chẳng để gì lại cho đời ngoài hai từ trường thọ. Ta chọn ai, người làm đẹp cho cuộc đời mà yểu mệnh hay người chẳng làm cho đời đẹp mà sống lâu? Ta chọn hai ca khúc bất hủ hay một trăm ca khúc nhàn nhạt?
    Chưa bao giờ tôi nghĩ người cầm bút viết văn là người giáo dục cho đời. Hễ khi người ta dùng văn chương lên gân dạy đời thì người ta chẳng dạy được ai cả (và cũng chẳng ai muốn đọc cả). Văn chương chỉ đơn giản là một thứ trò chơi, trò vui. Ông Hàn Dũ nói ?oVăn dùng để chở đạo? (Văn dĩ tải đạo) là một cách nhắc nhở cho người cầm bút phải viết văn đứng đắn, có ích cho đời chứ không phải dạy đời. Văn chương đơn giản chỉ là thứ bông hoa chưng cho đẹp. Trong quan niệm đó, tôi chỉ viết văn để cho đời giải trí, kể cả toàn bộ tập Kim Dung giữa đời tôi bốn quyển cũng chỉ để cho bạn đọc giải trí. Thảng hoặc, trong hàng ngàn trang sách kia, bạn bắt gặp được đôi ba cụm từ đắc ý hoặc may mắn tìm thấy vài kiến thức nho nhỏ thì tôi cũng đã lấy làm hạnh phúc lắm rồi. Tôi chỏ mong đem lại những giây phút giải trí cho bạn đọc. Một ngày đầy những lo âu, căng thẳng, buồn bã; cầm quyển sách lên đọc trăm trang, liên tưởng đến một thế giới khác, sống với một tâm trạng khác, như vậy quyển sách đã có ích cho đời.
    Tôi vẫn sợ mình sông thừa sống uổng. Ngay trong những giây phút đau đớn nhất của đời mình, tôi vẫn muốn làm thêm một cái gì cho đời, cho người. Cái lưng đau kinh khủng, phải trích Dectancyl vào tuỷ sống; các bác sĩ dặn bớt ngồi, phải nằm nghỉ nhiều. Nhưng tôi nằm nghỉ sao được. Tôi đóng chặt cửa phòng bệnh, viết một ngày mười hai tiếng đồng hồ. Viết cái gì? Viết Kim Dung giữa đời tôi.
    Điều đáng sợ nhất đối với con người là sự cô đơn. Một số nhân vật của Kim Dung tàn tạ, chìm khuất trong nỗi cô đơn. Đó là Hà Túc Đạo, Tiểu Long Nữ, Dương Qua, Lâm Triều Anh, Vương Trung Dương, Kiều Phong, Đinh Điển? Vốn xưa họ có một tình yêu, một người yêu nhưng rồi cuộc sống chia xa đôi lứa. Và rồi, họ mất đi một nửa của chính mình, cô đơn suốt quãng đời còn lại. Thật hạnh phúc cho những lứa đôi được sống bên nhau: Hư Trúc và Văn Nghi, Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh, Địch Vân và Thuỷ Sinh, Hồ Phỉ và Miêu Nhược Lan? Thật hạnh phúc cho những lứa đôi được chết bên nhau: Thuý Sơn và Hân Tố Tố. Tình yêu cứu vãn thế giới chứ không phải là một thứ gì khác.
    Có bao giờ người nhìn thấy chân mây trắng vương vấn trên đỉnh núi kia? Nó có đấy nhưng cũng không có đấy. Nó vương trên đỉnh núi rồi sẽ bay đi, sẽ tan đi nếu có một tác động ngoại lai của gió của nắng. Người có bao giờ soi bóng trên nguồn suối giữa rừng đại ngàn? Nó có đấy, cái bóng dáng tươi đẹp kia mà cũng chẳng có đấy. Cuộc sống của con người cũng vậy, có đấy mà cũng chẳng có đấy. Nó ngắn ngủi vô cùng, hữu hạn vô cùng. Tại sao không nhìn nhau bằng một ánh mắt dịu dàng, không nói với nhau một lời đằm thắm. Ngày mai, khi giã từ cuộc sống nào ai có mang được gì theo đâu.
    Triệu Minh thương yêu Trương Vô Kị. Cô đã đột ngột cầm tay Trương Vô Kị cắn một cái, hy vọng dấu răng sẽ gây thành vết thương, vết thương sẽ mãi mãi còn trên da thịt để một ngày mai, lỡ có xa nhau, Vô Ki nhìn thấy dấu vết trên tay mình là vẫn nhớ đến Triệu Minh. Sự tỏ tình của cô gái Mông Cổ quả thật độc đáo, đầy sáng tạo, rất phàm tục nhưng cũng rất thi vị. Từ đó suy ra, ai gây cho ta một chân thương tâm hồn hay thể xác, ta sẽ nhớ mãi người ấy suốt đời. Vâng suốt đời, hỡi cỏ thơm của đời tôi.
    Bồng Sơn là một thị trấn nhỏ cuả tỉnh Bình Định, nằm trên Quốc lộ 1A. Từ đây, nhìn về phía Tây là núi An Lão, chìm trong mây mù, sương phủ. Tôi qua Bồng Sơn một chiều mùa đông lặnh căm căm, trong căn phòng trọ uống ly rượu chát đỏ và nghĩ đến đoạn Tiểu Siêu chia tay Trương Vô Kị. Và tôi làm thơ:

    Gần cuối năm 49
    Rằng: Nguyên tiêu, trăng đã sáng trên đồi
    Chờ với nhé, người ơi chờ ta nhé
    Như thuở ấy đôi lòng còn rất trẻ
    Nhìn hoàng hôn mà cứ ngỡ bình minh
    Khi heo may phong kín cuộc hanh trình
    Ta ghé lại bên đời phơi chiếc áo
    Và chợt thấy một ngàn hoa thạch thảo
    Mở một lần để tàn lụi một ngày
    Biển ở bên kia, sóng vỗ bên này
    Bởi trái đất vẫn xoay cơn mộng mị
    Ta gọi lại cuối nóc lòng thế kỉ
    Mà trọn đời không thấy một âm vang
    Con ngựa già lên đỉnh dốc lầm than
    Gặm cọng cỏ thơm mùa xuân bát ngát
    Để đủ sức mà cât cao tiếng hát
    Rằng: chờ ta về hỡi Nguyên tiêu
    Trời xa xanh ***g lộng bóng mây chiều
    Ai bay được như ánh hồng Trang Tử.​
    Sau bài thơ là những chuỗi ngày tháng u buồn. Trong nỗi cô đơn tuyệt vời, tôi tìm đến với tác phẩm Kim Dung nhiều hơn, chia sẻ với các nhân vật, các số phận trong tác phẩm của ông sâu sắc hơn.
    Rồi sẽ có một ngày, tôi như cánh chim bay khỏi bầu trời này. Thế kỉ đang ở trong chiều tàn, trong hoàng hôn, trong chạng vạng tối. Người ta cho rằng nói đến cái chết là bi quan, tiêu cực. Không phải vậy đâu. Tôi nghĩ rằng ai dám nhìn vào số phận con người, số phận của chính mình, làm hết trách nhiệm của một con người với cuộc sống rồi thu xếp hành trang, chờ đến lúc cánh cửa hư vô mở ra, lên đường trở về với hư vô là người can đảm. Trương Thuý Sơn, Hân Tố Tố, Huyền Nhạn, Huyền Khổ, Kiều Phong, A Tử đã lên đường. họ ung dung ra đi như đã tình cờ đến với cuộc đời này, mến trải đủ bao nhiêu buồn vui sướng khổ. Sinh, Lão, Bệnh, Tử là một vòng tuần hoàn đương nhiên mà loài người phải kinh qua, nào có chi để đáng ta phê phán tích cực hay tiêu cực, bi quan hay lạc quan.
    Thế kỉ này đang tung nắng ban chiều
    Cho lòng người bâng khuâng nhớ nhau
    Trước cửa trăm năm rất mơ hồ
    Còn một ngày vui bao nỗi vui.​
    Có một chiều, tôi trở về căn nhà lạnh giá, bên ngoài mưa rôi. Loài người đâu rồi? Sao tôi ở lại một mình giữa gối chăn lạc lõng? Tôi đi tìm sự cứu rỗi, sao chỉ gặp nỗi cô đơn?
    Cuộc tình anh với em
    Chỉ còn giây phút thôi
    Thì tình xin sáng tươi
    Tựa ngàn tia nắng rọi.​
    Tôi không không có ngàn tia nắng. Tôi chỉ mong có một tia nắng rọi. Cuối thế kỉ rồi, đêm tối đang đến để ngày mai có một bình minh khác lên. Tôi mơ một tiếng hát, một cung đàn hoà bình trung chính như khúc Tiếu ngạo giang hồ vang lên trong cuộc sống.
    Ngày mai, thế kỉ 21 sẽ tới, thiên niên kỉ thứ ba của loài người sẽ tới. Tôi đứng ở chiều vàng cuối thế kỉ, nhìn lên đỉnh thiên thu và tự hỏi tôi là ai, từ đâu tới, ngày mai sẽ về nơi đâu.
    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 15:30 ngày 01/06/2003
  10. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    NHÂN VẬT KIM DUNG ĐI TÌM CÔNG LÝ
    Thật không thể nói tới hai chữ công lý trong các chế động quân chủ ở Trung Quốc. Cái đất nước ấy quá rộng lớn, quá nhiều sắc dân, chủng tộc, ngôn ngữ. Ngay trong các thời kỳ được xem là thái bình thịnh trị nhất cỡ như thời Hồng Vũ (Minh), Khang Hy (Thanh) các nhà vua vẫn không thể kiểm soát hết được các hoạt động của quan lại địa phương; một bộ phận dân chúng vẫn sống trong sự áp bức, bóc lột, bách hại của quan lại tham ô và ác bá thổ hào. Những câu mà người ta hay nhắc đến trong sách truyện như ?othánh chúa trị vì, muôn dân hát khúc âu ca? gì gì đó toàn là những lời láo toét. Tiểu thuyết hai triều đại Minh ?" Thanh thường có những lời láo toét đó.
    Kim Dung viết khác hơn các bậc tiền bối của ông. Điều may mắn của ông là sinh ra ở thế kỷ XX, khi chế độ quân chủ Trung Hoa đã cáo chung, không phải như các bậc tiền bối phải khép mình trong vương pháp. Điều may mắn thứ hai là ông khai sinh ra một bọn hào sĩ giang hồ ba trợn, đứng trên và đứng ngoài vương pháp. Tuy vương pháp các triều đại có đó, tuy các môn phái và các hào sĩ giang hồ vẫn đóng trên lãnh thổ Trung Quốc nhưng việc hành xử ân oán là quyền riêng của họ, không phải tuân thủ theo một quy phạm nào của pháp luật các triều đại. Bọn hào sĩ giang hồ của Kim Dung đi tìm cho mình một thứ pháp luật riêng cho mình, một thứ công lý riêng cho mình.
    Kiều Phong (tức Tiêu Phong), nhân vật lớn trong Thiên long bát bộ, thuở còn là đứa bé lên mười, đã đột nhập nhà của một tên ác bá cướp đoạt hết số tiền của mẹ mình, giết lão ác bá ấy trong phòng ngủ. Về sau, khi biết mình là người Khất Đan, Kiều Phong đã kể chuyện ấy cho cô bạn gái A Châu nghe và hỏi cô hành vi giết người ấy có phải là tính cách tiêu biểu bảm sinh của dòng máu Khất Đan tàn bạo hay không. Ở một chừng mực nào đó, đứa bé lên mười đã biết đòi công lý theo kiểu của nó: mẹ của nó thì nghèo, lao động vất vả để có một mớ rau, vài con gà đem bán thì gã ác bá không thể cưới hết số tiền nhỏ nhoi đầy mồ hôi, nước mắt của bà được. Công lý được thể hiện nhanh gọn, tàn bạo và lạnh lùng.
    Về căn bản, công lý đối với các nhân vật trong tác phẩm Kim Dung chỉ đơn giản là sự trả thù. Bọn người Hán phục kích trên mõm đá ngoài Nhạn Môn Quan chỉ giết được vợ của Tiêu Viễn Sơn (mẹ Tiêu Phong). Tiêu Viễn Sơn ẩn nhẫn sống, học võ công và giết chết Bạch Thế Kính, Huyền Khổ đại sư, Đàm công, Đàm bà, Triệu Tiền Tôn, gia đình Đơn Chính? Vốn là một xã hội hiếu võ, người Trung Quốc coi hành động báo thù huyết hận là sự thể hiện của bản chất anh hùng, hảo hán. Họ phải thực hiện hành động báo thù ấy bởi vương pháp không trả lại được cho họ sự công bằng mà họ hằng mong muốn. Bao Công của đời Tống chỉ là một nhân vật đột xuất. Vả chăng, phạm vi xét xử, điều tra của ông chỉ gói gọn trong khu vực kinh thành Biện Lương. Dẫu có tài giỏi đến đâu đi nữa, ông cũng không thể nghe hết được tiếng kêu trầm thống của những người bị áp bức, bóc lột, chà đạp trên lãnh thổ do Tống triều cai trị.
    Bọn hào sĩ giang hồ của Kim Dung coi vương pháp không ra gì, từ đó hình thành não trạng coi thường quan lại, coi thường chính quyền địa phương. Trong Tiếu ngạo giang hồ, có đoạn Lưu Chính Phong định rửa tay gác kiếm để làm một chức quan nhỏ của triều đình. một viên quan địa phương đến tuyên thánh chỉ trong lúc quần hùng tụ họp đông đủ ở Lưu phủ. Mọi người đều tỏ vẻ khinh khi viên quan, khinh khi luôn cả Lưu Chính Phong. Cũng vẫn với não trạng ấy, Lệnh Hồ Xung đã đánh đập, cướp hết tiền bạc, vũ khí, con ngựa và điệp văn bổ dụng của Ngô Thiên Đức, tham tướng phủ Thương Châu để tự mình mạo xưng là Ngô Thiên Đức. Lệnh Hồ Xung còn tổ chức cho bầy nữ ni của phái Hằng Sơn đánh bọn quan quân để cướp ngựa, đánh nhà một gã trọc phú chuyên cho vay nặng lãi để cướp bạc làm lộ phí. Chuyện nữ ni tổ chức ăn cướp có lẽ là chuyện thế gian hãn hữu. Ấy vậy mà các ni cô phái Hằng Sơn làm được và đạt kết quả mỹ mãn mới là hay!
    Khi đất nước Trung Quốc bị xâm lược, bọn hào sĩ giang hồ của Kim Dung coi kẻ xâm lược và chính quyền quân chủ trung Quốc (còn trị vì ở một phần lãnh thổ) đều là kẻ thù. Quách Tĩnh đoạt binh phù viên tường cai trị thành Tương Dương, tổ chức nhân dân giữ thành trì, đánh quân Mông Cổ; Trương Vô Kỵ hiệu triệu quần hùng trên chùa Thiếu Lâm, tổ chức cho Minh giáo khởi nghĩa đoạt chính quyền để chống quân Mông Cổ xâm lăng tại Hoài Tứ là những cuộc bạo loạn lớn; được mô tả trong Thần điêu hiệp lữỶ thiên Đồ long ký. Cái khác biệt của hai cuộc khởi nghĩa này là họ không ủng hộ một ông vua Trung Quốc nào cả. Chính quyền ở đây là một dạng chính quyền nhân dân, người chủ xướng là người có bản lĩnh võ công trác việt. Họ không hướng tới mục tiêu xương vương, xưng tướng. Họ chỉ vì dân mà giữ thành, đánh giặc xâm lăng. Vậy thôi! Nhìn dưới nhãn quan chính trị thì đây là những tổ chức ô hợp, vô chính phủ. Nhưng bởi quan quân nhà Tống bất lực nên họ phải nổi dậy cướp chính quyền. Cái cơ bản của họ là cứu dân kịp thời; công hay tội cứ để người đời sau nhận định.
    Ai cũng ca ngợi vua Càn Long nhà Thanh, gọi Càn Long là một vị minh quân thánh chúa. Thế nhưng, trong tác phẩm Phi hồ ngoại truyện, ta bắt gặp những thảm kịch của người nông dân bị bọn quan lại tham ô cấu kết với bọn địc chủ, bọn cường hào ác bá bóc lột, chèn ép, cưỡng đoạt tài sản, vu khống, giết hại? Tiểu anh hùng Hồ Phỉ và cô bạn gái là Viên Tử Y giữa đường gặp chuyện bất bằng đã ra tay trừng trị những kẻ ác, cứu người lương thiện. Pháp luật nhà Thanh không trả lại được cho nông dân sự công bằng thì Hồ Phỉ và Viên Tử Y trả lại. Họ đánh phá vào tận công đường, tận tư gia của quan lại và bọn cường hào, bắt chúng phải thú nhận tội lỗi công khai trước dân, lấy lại tài sản mà người dân đã mất trả lại cho dân. Kim Dung gọi hành động đó là duy trì công đạo - một hình thức đi tìm công lý không thông qua pháp luật mà chỉ sử dụng bạo lực và võ công. Cần lưu ý một điều là nếu không có võ công thì không thể hành hiệp cứu đời được. Võ công được coi là phương tiện cần và đủ để thực hiện công lý.
    Đọc tác phẩm Kim Dung, người ta cũng có được cái sảng khoái, cái thỏa mãn như xem phim về các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của Bao Công. Điều khác biệt duy nhất là Bao Công dùng pháp luật để trừng trị kẻ gây ra tội ác thì bọn hào sĩ giang hồ của Kim Dung dùng võ công để trừng trị. Việc duy trì công đạo trong tác phẩm Kim Dung hoàn toàn cảm tính. Nó được đặt cơ sở trên lòng khao khát công bằng, tôn trọng sự thật; không liên hệ đến một điều, một khoản nào trong các bộ hình luật của các chế độ quân chủ Trung Quốc. Chính điều này làm cho tác phẩm Kim Dung có chiều sâu, có sức hút đối với bạn đọc. Tự thâm tâm, ai cũng mơ ước sự công bằng. Tự thâm tâm ai cũng căm ghét bọn tham quan, bọn cường hào ác bá. Cho nên, ai cũng cảm thấy vừa ý khi chúng bị trừng trị, và càng bị trừng trị mạnh, càng tốt.
    Bởi chán ngán vương pháp nên Kim Dung để cho các nhân vật chủ đạo trong tác phẩm của mình tự do thực hiện quyền kêu đòi công lý, một thứ công lý báo thù. Hành vi báo thù ấy nhiều khi rất bất nhân, khiến người ta không khỏi căm giận. Nhưng biết sao được? Nó vốn là những hiện thực bình thường của xã hội quân chủ ở Trung Quốc ngày xưa. Cái đất nước ấy rất lạ lùng: một ông Lưu Bang được khen là chân mạng đế vương nhân đức dù đã ra lệnh cho thuộc hạ chôn sống hai chục vạn hàng binh nước Sở; một ông Hạng Võ bị coi là nguỵ tặc, tàn bạo nhưng vẫn đứng ra đề nghị kẻ thù tha chết cho mươi người dân Giang Đông còn lại đi theo mình rồi tự hiến đầu mình cho kẻ thù đem về lãnh thưởng. Cái đất nước ấy có một ông Tào Tháo sẵn sàng giết người rồi lại ôm kẻ bị mình giết giết than khóc rùm trời, bày tỏ lòng thường tiếc. Chân và giả, đúng và sai là cái gì hết sức tương đối.
    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 15:26 ngày 01/06/2003

Chia sẻ trang này