1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kim Dung Giữa Đời Tôi ( Vũ Đức Sao Biển )

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi rua_nor, 27/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    KIM DUNG VÀ CHỮ XUÂN​
    Trong Trung văn, chữ Xuân (mùa xuân) được viết với 9 nét. Ở một nghĩa rất tượng trưng, chữ Xuân được ví với bộ phận sinh dục nữ qua phép tượng hình các nét viết của chữ này. Nếu người phụ nữ nằm, thì đó là chữ xuân; nếu người phụ nữ ngồi thì có một kẽ hở, tạo ra một chữ 10 nét, gọi là Thung. Nhà nho có câu ví von:
    Ngọa tắc Xuân mà toạ tắc Thung
    (Nằm thì Xuân mà ngồi thì Thung)​
    Kim Dung viết tiểu thuyết võ hiệp bằng Trung văn. Chữ Xuân trong tác phẩm của ông khá phong phú, biến ảo lạ lùng.
    Chữ Xuân nằm trong ngoại hiệu của đạo gia. Xạ điêu anh hùng truyện có 7 đạo gia gọi là Toàn Chân thất tử, trong đó có Trường Xuân tử Khưu Xử Cơ. Tính cách nhân vật này nóng nảy, nhưng là một hán tử yêu nước. Là đạo gia, nhân vật này cũng tu học theo phong cách đạo gia, nghĩa là cũng học cách bế khí để hưởng nhàn, hành lạc dài dài. Chẳng vậy mà ngoại hiệu của lão là Trường Xuân tử? Trường Xuân tử có nghĩa là ông? ham vui hoài hoài. Còn ổng vui được tới đâu thì thây kệ ổng.
    Chữ Xuân còn nằm trong ngoại hiệu của thầy thuốc. Trong Hiệp khách hành có một nhân vật gọi là Trước thủ thành xuân Bối Hải Thạch. Bối Hải Thạch võ công cao cường nhưng suốt đời ốm yếu, ho hen hoài. Lão tự tìm thuốc men chữa bệnh cho mình, chữa riết nên trình độ y lý cũng cao cường như một thầy thuốc (đại phu). Vì vậy, lão lên làm trưởng lão bang Trường Lạc tại Giang Nam, được mọi người tôn xưng là Bối đại phu. Bạn có để ý hai chữ Trường Lạc không? Hai chữ này có nghĩa là vui hoài, vui miết.
    Người thầy thuốc luôn được Kim Dung ca ngợi là Diệu thủ hồi xuân. Tất nhiên, làm thuốc là trị bách bệnh; trong đó có bệnh? lạc mất mùa xuân. Hồi xuân là mục tiêu giúp con người tìm lại chất trẻ trung, tìm lại cảm hứng ********. Trong phương thuốc hồi xuân luôn luôn có các vị Nhân sâm, Hà thủ ô, Sinh địa, Linh Chi, Tuyết liên tử? Uống các món này, con người khỏe mạnh, trẻ trung trở lại. Còn sau đó thì? hổng biết.
    Chữ Xuân còn để chỉ chỗ ăn chơi sa đọa. Người Trung Hoa có câu ?oHạ giới hữu Tô Hàng nhị châu?. Hàng Châu và Tô Châu là hai chỗ ăn chơi đàng điếm nhất của miền Giang Nam. Xem như vậy thì người trung Quốc coi trọng sự ăn chơi. Lộc Đỉnh ký, thông qua cái miệng của Vi Tiểu Bảo, không ngớt ca ngợi thành Dương Châu nhà hắn. Hắn xuất thân từ Lệ Xuân viện, nơi mẹ hắn làm Kỹ nữ và sinh ra hắn. Hắn tự hào về Lệ Xuân viện, về bà mẹ làm kỹ nữ. Hắn đã từng có mong ước kiếm được thật nhiều tiền để về Dương Châu mua đứt lại Lệ Xuân viện; lập thêm ba toà Lệ Hạ viện, Lệ Thu viện và Lệ Đông viện cho đủ 4 mùa, đặng quần hùng và trọc phú bốn phương đến đó ăn chơi cho phỉ chí.
    Vi Tiểu Bảo cũng là tay khoái món văn hóa đồi truỵ. Rõ ràng là hắn có mấy bức thêu gọi là Xuân cung đồ (bức hoạ về bộ phận sinh dục nữ). Hắn đã đem mấy bức thêu này ?othuốc? Đa Long khi tên này được vua Khang Hy giao nhiệm vụ chém Mao Thập Bát, khiến Đa Long mê mẩn, mất cảnh giác. Vi Tiểu Bảo đã cứu mạng được Mao Thập Bát nhờ truyền bá văn hóa đồi truỵ!
    Chữ Xuân đồng nghĩa với khái niệm bổ thận, cường dương. Những món thuốc giúp đàn ông bổ thận, cường dương để chứng mình là nam nhi chính hiệu trong phòng the được gọi là xuân dược. Mô phỏng xuân dược đó, Lệ Xuân viện thành Dương Châu có bán loại xuân tửu. Thế nhưng, Vi Tiểu Bảo thì chỉ muốn những kẻ uống loại rượu này vào phải ngủ li bì, ngủ mê mệt để hắn ra tay khống chế. Cho nên, hắn đã đổ thêm thuốc mê vào rượu; khiến xuân tửu hoá thành mê xuân tửu. Tang Kết lạt ma, Cát Nhĩ Đan vương tử, Trịnh Khắc Sản? cho đến các quý phu nhân, quý tiểu thư Tô Thuyên, A Kha, Phương Di? uống loại rượu này, lòng xuân thì phơi phới nhưng trí tuệ lại hồ đồ. Vi Tiểu Bảo tha hồ tác oai, tác quái. Không hiểu hắn có uống xuân tửu không nhưng hôm ấy hắn ******** với 7 người phụ nữ. Tất nhiên, tác giả có nói dóc nhưng nói dóc như vậy nghe cũng thú vị.
    Việc nam nữ ******** với nhau được Kim Dung gọi là xuân sự hay hảo sự. Đó là quan điểm của một dân tộc quý chuộng sức lao động bởi xã hội Trung Quốc ngày xưa là xã hội nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Phải sinh con đẻ cái để có người lao động, để nối dõi tông đường. Cho nên người ta coi đêm tân hôn là một đêm thiêng liêng của đôi đôi lòng thanh xuân phơi phới. Hiệp khách hành có mô tả đoạn Thạch Phá Thiên và Đinh Đang mới định động phòng thì bọn hảo hán bang Trường Lạc đổ ra đi tìm Thạch Phá Thiên, đứng ngoài sân kêu la ơi ới. Đinh Bất Tứ phải ngồi trên nóc nhà gác cho cháu mình hoàn thành xuân sự. Lão tuôn ra một hơi vừa có vẻ văn hóa, vừa có vẻ tục tĩu, nào là ?ođêm xuân một khắc ngàn vàng?, nào là ?othời xuân qua rất mau?? Nhưng Thạch Phá Thiên đã bỏ cô dâu, chạy mất.
    Những nhân vật nữ trung tâm của Kim Dung được gọi là băng thanh ngọc khiết, là hoàng hoa khuê nữ hoặc xuân nữ. Họ là những cô gái trong trắng, lãng mạn mười phần nhưng không liều mạng chút nào. Họ đi đến đâu thì không khí đương xuân có ở đó, rực rỡ, náo nhiệt. Có đôi khi họ buồn, họ khóc. Kim Dung mô tả những giọt nước mắt đọng trên gò má xuân thì lóng lánh chẳng khác gì giọt sương trên đóa mai côi (hoa hồng). Mùa xuân, bóng liễu xanh tươi. Kim Dung mô tả đôi mày các cô đẹp như cặp lá liễu. Và khi cô nào? nổi nóng, đôi mày liễu khẽ nhướng lên hay khẽ cau lại, thể hiện một tâm trạng bất bình thì khách mày râu hãy coi chừng. Một chiêu Xuân phong dương liễu phóng ra, mùa xuân mất biến, chỉ còn cơn lôi đình sục sôi như nắng hạ.
    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 04:59 ngày 07/07/2003
  2. usagi

    usagi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0
    Kim Dung và những ông thần si tình​
    Tâm lí học hiện đại định nghĩa: ?oĐam mê là một tình cảm mãnh liệt, hướng chủ thể tới một đối tượng duy nhất và làm khô héo những tình cảm khác?. Chắc hẳn Kim Dung đã nghiên cứu, thẩm thấu, nhập tâm định nghĩa này. Và rõ ràng, trong tác phẩm văn học của ông, tính cách đặc thù của những nhân vật đam mê tình yêu hiện ra lồ lộ. Tôi gọi những nhân vật ấy là những ông thần si tình. Họ là những ông thần bởi cách thể hiện trạng thái si tình của họ vượt xa các trạng thái si tình của người thường, vượt xa những nhân vật trong tiểu thuyết tình cảm kim cổ. Đối với họ, si tình trở thành một tôn giáo và đối tượng trở thành giáo chủ.
    Có thể đề cập đến Đoàn Dự (Thiên Long bát bộ), vương tử nước Đại Lý, thấm nhuần Nho học và Phật học, như là biểu tượng thượng thừa si tình. Rời Vân Nam, chàng trai này phiêu bạt đến Cung Kiếm hồ núi Vô Lượng. Tại đây, chàng gặp hoạn nạn, phải trốn xuống hồ, lại bị thác nước cuốn vào trong một thạch thất (nhà đá). Nhìn thất một pho tượng tạc hình một thiếu nữ, Đoàn Dự đã há miệng, líu lưỡi, say mê ngay. Lạ lùng là những rung động đầu đời, tiếng sét ái tình đầu đời của Đoàn Dự không dành cho một thiếu nữ bằng xương bằng thịt mà lại dành cho một pho tượng. Đoàn Dự đã gọi pho tượng ngọc bằng ?oThần tiên nương tử? (cô gái thần tiên) và đối với pho tượng, anh chàng si tình này ngàn lần lễ phép, kính ngưỡng. Chẳng vậy mà dù trong thạch thất có hàng chữ ?ogiải y nãi kiến? (cứ cởi áo ra là thấy ngay), Đoàn Dự vẫn không dám cởi chiếc áo gấm của pho tượng.
    Chàng trai chăm chỉ cúi đầu lậy pho tượng ngọc và càng lạy thì chiếc chiếu dưới chân càng chuyển động, để lộ ra một ?ocơ quan?: ba mũi tên đồng xanh. Ý nghĩa của ba mũi tên này là nếu ai bộp chộp, sàm sỡ cởi áo pho tượng ngọc thì sẽ đạp trúng cơ quan, ba mũi tên đồng sẽ giết chết người ấy ngay trước khi người ấy kịp hiểu ra những võ công bí ẩn trong thạch thất. Đoàn Dự không tiết mạn pho tượng, không ham võ công, chỉ say mê nhan sắc của pho tượng nên đã vượt qua được cái bẫy chết người ấy. Chàng trai chỉ học trong thạch thất một môn công phu để?chạy trốn kẻ địch. Đó là môn Lăng Ba vi bộ, mô phỏng bước chân nhẹ nhàng, thanh thoát của nàng tiên Lăng Ba trong thần thoại Trung Quốc. Quả nhiên về sai, nhờ có Lăng Ba vi bộ, Đoàn Dự thoát được nhiều tình huống nguy hiểm đến tính mạng. Cho hay, si tình cũng được việc.
    Về sau này, Đoàn Dự say mê Vương Ngọc Yến vì tìm thấy ở Vương Ngọc Yến những đường nét dịu dàng của ?oThần tiên nương tử?. Tất nhiên Vương Ngọc Yến đánh giá Đoàn Dự như một anh chàng si ngốc; cô chỉ yêu biểu ca Mộ Dung Phục của cô. Nhưng cô đi đến đâu, Đoàn Dự vẫn lẽo đẽo đi theo. Thậm chí giữa rừng đao núi kiếm của quân Tây Hạ, Đoàn Dự cũng mò đến để dặn cô: ?oVương cô nương, nếu có việc nguy nan, xin cho tiểu sinh cõng cô nương chạy trốn nhé?. Ấy là Đoàn Dự cậy vào môn công phu Lăng Ba vi bộ ảo diệu của mình.
    Rồi cuối cùng tình cảm chân thành của ông thần si tình Đoàn Dự cũng được Vương Ngọc Yến đến đáp. Chẳng những lấy được Vương Ngọc Yến, Đoàn Dự còn lấy Mộc Uyển Thanh, Chung Linh (ngoài cô vợ chính thức họ Cao ở nước Đại Lý). Ấy bởi vì Đoàn Dự lên ngôi hoàng đế nước Đại Lý, mà hoàng đế thì có quyền có đến? tam cung lục viện!
    Thiên Long bát bộ cũng có một nhân vật si tình thượng thừa là Du Thản Chi. Du Thản Chi là con trai của Du Ký, cháu của Du Câu ở Tụ Hiền Trang, Giang Nam. Sau khi cha và bác bị giết, Du Thản Chi phiêu bạt giang hồ, bị quân Khiết Đan bắt được đưa qua biên giới làm chiến lợi phẩm. Du Thản Chi căm thì Kiều Phong đến tận xương tủy vì Kiều Phong giết cha và bác của hắn nhưng hắn lại say mê A Tử, em vợ Kiều Phong ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tâm trạng của Du Thản Chi khi gặp A Tử được miêu tả là ?otim đập, chân run, nói không ra lời?.
    A Tử, cô gái mới mười sáu tuổi, đối xử với tù binh là Du Thản Chi mười bảy tuổi bằng những thủ đoạn cực kì tàn độc. Ngay ngày đầu tiên mang Du Thản Chi về, cô đã cho gã đi ?odiều giấy?: sai quân Khiết Đan cưỡi ngựa ném gã lên không gian rồi cứ vậy mà ?ophóng? gã, không cho gã rơi xuống đất để làm vui cho cô. Cô lại cho quân dong gã vào dây rồi phóng ngựa chạy cho thân thể gã bầm dập đau đớn như ngàn côn đánh đập, như muôn trượng lửa hồng. Ấy vậy mà khi tỉnh lại, gã vẫn quỳ xuống hôn bàn chân của cô, liếm láp từng ngón chân cô để bày tỏ lòng tôn kính. Nhìn một cách nào đó thì Du Thản Chi là một biểu tượng của trạng thái khổ dâm.
    Du Thản Chi không chết. Một ông thần si tình thì làm sao chết được? Kim Dung quả thật bất công khi kéo dài những đau đớn trong đời Du Thản Chi. A Tử sai thợ rèn khéo tay làm một mặt nạ sắt, nướng đỏ ráp lên đầu Du Thản Chi biến gã thành tên Thiết Sửu (thằng hề bằng sắt). Để thử nghiệm ?ocông trình? của mình, cô buộc gã phải đút đầu vào miệng sư tử cho sư tử cắn xem chơi. Cũng nhờ cái mặt nạ sắt ấy mà Tiêu Phong không nhìn ra được Du Thản Chi, còn Du Thản Chi thì thoải mái nhìn Tiêu Phong với ánh mắt rực lửa căm hờn bởi Tiêu Phong đã từng là kẻ thù giết cha, giết bác của gã và gã biết A Tử rất mê Tiêu Phong.
    Du Thản Chi si tình A Tử đến nỗi gã sẵn sàng chết vì A Tử. Gã tình nguyện cho con Hàn tầm trên núi Tuyết Sơn hút máu để A Tử luyện công. Gã xông pha cứu A Tử, chống lại thầy mình là Đinh Xuân Thu để chịu làm kẻ bất trung, bất nghĩa. Khi A Tử đui hai mắt, gã mượn được lưỡi thuỷ thủ chém sắt như chém bùn để tự tháo cái ***g sắt trên đầu mình ra, trở thành một người mặt quỷ, xưng là Vương Tinh Thiên, chưởng môn Phái Cực Lạc, đi theo bao bọc A Tử. Gã tình nguyện hiến đôi mắt của mình cho thầu thuốc đem ráp vào hố mắt A Tử để A Tử sáng trở lại còn gã cam chịu phận đui mù. Gã say mê A Tử chỉ để mà si mê, không vì một lí do nào khác, kể cả lý do ********. Cuối cùng, khi Tiêu Phong chết, A Tử móc đôi mắt trả lại cho Du Thản Chi rồi bồng Tiêu Phong rớt xuống thung lũng sâu ngoài Nhạn Môn Quan.
    Cách si tình của Du Thản Chi ngu hơn Đoàn Dự rất nhiều. Chính Đoàn Dự cũng kính ?obậc thầy? Du Thản Chi khi Đinh Xuân Thu bắt được A Tử, buộc gã phải quay lại khiêu chiến với quần hùng tụ tập trên núi Tung Sơn phái Thiếu Lâm thì lão mới tha chết cho A Tử. Gã sẵn sàng làm mọi thứ: lừa thầy, phản bạn, giết bất cứ người nào. Làm bất cứ việc gì thương luân bại lý vì A Tử. Cho nên nếu goi Đoàn Dự là phó tiến sĩ si tình thì phải phong cho Du Thản Chi là tiến sĩ si tình mặc dù không có một đại học nào cấp bằng cho các tay si tình dại gái.
    Tôi có thể kể ra hai viên cử nhân si tình khác trong Lộc Đỉnh ký. Nhân vật đầu tiên là Vi Tiểu Bảo, khi mới gặp A Kha, hắn đã thề một câu rất kì quái rằng nếu hắn không chiếm được cô thì mười tám đời tổ tiên nhà hắn là quân rùa đen hết ráo. Chẳng những hắn si tình cô con gái mà hắn si tình luôn?bà mẹ vợ, danh kỹ Trần Viên Viên, trên bốn mươi tuổi, đã đi tu. VI Tiểu Bảo được cái nói thẳng nói thật, dẫu lời nói có sống sượng, thô lỗ, tục tằn. Ấy vậy mà đàn bà con gái Trung Quốc (trong Lộc Đỉnh ký thôi nhé) mê hắn muốn chết. Thái độ si tình của hắn khá thực tế: mê ai là để ngủ cho được với người ấy, không ngủ được thì dù là Tây Thi tái thế, Bao Tự hồi sinh hắn cũng không thèm.
    Lại có một viên cử nhân si tình khác là Mỹ đao vương Hồ Dật Chi. Lão này sáu mươi tuổi, tướng mạo cực đẹp si tình Trần Viên Viên, vứt cây đao đi để tự nguyện làm đầy tó bửa củi, xách nước phục vụ cho Trần Viên Viên khi cô này đi tu. Lão rình nghe Viên Viên hát Viên Viên khúc, mấy chục năm chỉ lọt tai được tám chín câu. Chỉ như vậy, lão đã cho mình là người đại hạnh phúc.
    Khi kết bạn với Vi Tiểu Bảo, nghe họ Vi nói chuyện si tình thực dụng, lão phê phán ngay. Chủ nghĩa si tình của lão là chủ nghĩa si tình thánh hoá, lý tưởng hoá; si tình ai là phải mong người đó được hạnh phúc, vui vẻ, kể cả giúp cho người mình si tình đi lấy chồng (không phải là mình). Chính vì quan điểm si tình khác nhau mà một già một trẻ cãi nhau òm tỏi, càng cãi càng đi vào chỗ mơ hồ, sai lạc.
    Nghe đồn Kim Dung cũng là một ông trùm sò si tình trong cuộc sống và hình bóng ông tôn thờ là cô đào Hạ Mộng. Hạ Mộng còn sống đến bây giờ em đã bảy mươi tuổi có dư. Nhưng tuổi tác có ra quái gì so với tiến sĩ si tình Kim Dung. Có lẽ vì vậy mà ông đã xây dựng nên các ?obậc thầy? Đoàn Dự, Du Thản Chi, Vi Tiểu Bảo, Hồ Dật Chi. Những đau đớn của họ, nếu có cũng chỉ là đau đớn tình thần nhiều hơn là thể xác. Và có lẽ Kim Dung thể hiện sự đau đớn ấy trong văn chương cũng là cách tự giải toả cho mình. Nếu không giải toả được, không chừng sẽ phát khùng phát điên lên mất.
    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 05:03 ngày 07/07/2003
  3. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    HUYỀN THOẠI THỦ CUNG SA​
    Thủ cung sa có lẽ là một khái niệm khá mới trong hệ thống từ Hán - Việt của ngôn ngữ Việt Nam. Tôi đã tra 6 cuốn từ điển Hán - Việt hoặc Việt ?" Hán mà không tìm ra được từ ghép này, có lẽ vì nó cổ quá và có lẽ đến bây giờ, người phụ nữ Trung Quốc không cần đến nó nữa. Cuộc sống văn minh với làn sóng ?ocách mạng ********?, tư tưởng tự do luyến ái và một chút thực dụng của chủ nghĩa hiện sinh Tây phương đã ảnh hưởng đến phương Đông. Người phương Đông, kể cả người phương Đông Trung Quốc, vốn là con cháu Đức Không Phu tử, đã có một quan điểm rất thoáng về chữ trinh nơi người phụ nữ. Tôi nhấn mạnh chữ trinh chứ không phải chữ tiết. Trinh là một cái gì đó hoàn toàn nguyên vẹn, ban sơ mà đạo Khổng vốn coi là biểu tượng của sự trong trắng, đạo đức, của tất cả các hành vi giữ mình như ngọc của một cô gái mới lớn lên. Trong y học, trinh mang ý nghĩa cụ thể hơn: đó là một cái màng mỏng nằm trong nội cung người phụ nữ. Ai còn trinh thì được gọi là xử nữ. Và do vậy, ********** được gọi là xử nữ mạc.
    Thủ cung sa là một dấu vết nhỏ có màu đỏ sậm của thần sa, được điểm lên cánh tay của một cô gái mới lớn (thường là cánh tay trái, cách vai khoảng một tấc, ngang với chỗ mà ngày nay người ta chủng ngừa đậu mùa) để chứng minh cô gái ấy còn trinh bạch. Các thầy thuốc ngày xưa khó lòng quan sát xử nữ mạc, mà dẫu muốn quan sát cũng chưa chắc được ai cho! Cho nên, người Trung Quốc cổ mới nghĩ đến một tiêu ký nhằm hình tượng hoá chữ trinh ra ngoài cấm địa của người phụ nữ - ấy là vế thủ cung sa trên cánh tay. Muốn biết cô gái nào còn là xử nữ hay không, chỉ chỉ cần vén tay áo lên xem xét thủ cung sa còn hay mất. Nếu thủ cung sa mất đi thì ô hô, ai tai; dẫu có mười miệng cũng không biện giải, cãi chày cãi cối nữa với mọi người vốn thuộc lòng câu ?oNam nữ thọ thọ bất thân?.
    Làm sao lưu được tiêu ký của thủ cung sa? Hán thư, cách chúng ta trên 2.000 năm, ghi chú rõ: bắt một con tắc kè con, nuôi nó cho thật tử tế, cho nó ăn hết bảy cân thần sa. Đập nát con tắc kè, vắt xác của nó lấy một loại nước có màu đỏ sậm. Đem nước ấy chấm lên cơ bắp cánh tay trái của cô gái mới lớn. Dấu chấm ngoài da sẽ ăn sâu vào lớp ngoại biểu bì, để lại một vết tròn màu đỏ sậm trên làn da trắng nõn. Vết tròn màu đỏ sậm ấy chính là biểu tượng uy nghi, hùng hồn nhất của sự trinh bạch. Nếu cô gái tự mình gần gũi với người đàn ông hoặc bị cưỡng hiếp, vế thủ cung sa sẽ mất đi ngay.
    Lý luận thì chặt chẽ như vậy nhưng Hán thư của học giả Ban Cố vẫn không cắt nghĩa được mối tương quan hữu cơ giữa thủ cung sa trên cánh tay và xử nữ mạc trong nội cung của người phụ nữ. Nói cách khác, lời bí chú của Hán thư không giải thích được tại sao khi xử nữ mạc bị rách thì vế thủ cung sa lại biến mất đi và giả thiết một cô gái bị mất thủ cung sa rồi thì họ có thể? làm lại cái mới không. Và bởi thủ cung sa có được từ nước cốt của con tắc kè ăn đủ 7 cân thần sa, nghĩa là chuyện mà tất cả mọi nhà ở Trung Quốc đời Hán đều làm được, và bởi thịt da ai cũng như ai nên tôi đồ chừng tất cả mọi phụ nữ Trung Quốc (thời Hán thôi nhé) từ cô gái 16 tuổi thơm như đóa ngọc lạn đến người thiếu phụ 50 tuổi có mấy mặt con, tả tơi như tàu lá chuối sau trận bão, đều có thể tự làm tiêu ký thủ cung sa được. Đến lúc đó, dẫu sư phụ của các danh y Hoa Đà, Biển Thước nhìn được vết thủ cung sa cũng khó lòng nhận ra chân giả, thực hư. Không chừng rút kinh nghiệm đó mà ngày nay, các tú bà thường cho bác sĩ ?otân trang? xử nữ mạ các cô để gạt mấy tay Hongkong, Taiwan giàu sụ.
    Đó là chuyện 2.000 năm trước. Hai ngàn năm sau, nhà văn Kim Dung đã đưa huyền thoại thủ cung sa của dân tộc mình vào trong các tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp của ông, vẫn với mục đích chứng minh cho sự trinh bạch của người phụ nữ mới lớn. Các nhân vật nữ của ông nhưng Chu Chỉ Nhược (Ỷ thiên Đồ long ký), Lý Mạc Sầu (Thần điêu hiệp lữ), Mai Phương Cô (Hiệp khách hành) đều giữ được những vết đỏ thắm của thủ cung sa trên cánh tay trắng nõn nà. Nghĩa là họ không hề mất trinh, chưa từng chăn gối với đàn ông, chưa thất thân vì người khác giới như họ tự nhận hoặc do người khác vu vạ.
    Lứa đôi Chu Chỉ Nhược và Trương Vô Kỵ thương yêu nhau. Diệt Tuyệt sư thái, chưởng môn phái Nga My lại buộc học trò Chu Chỉ Nhược của mình phải thề độc, không được thương yêu Trương Vô Kỵ. Chu Chỉ Nhược phải dựng lên câu chuyện Tống Thanh Thư là chồng của cô để đánh lừa mọi người, chủ yếu là đánh lừa chàng Trương. Khi Tống Thanh Thư bị đánh trọng thương, mọi người vẫn đinh nình rằng Chu Chỉ Nhược đã là đàn bà. Đến lúc đó, Chu Chỉ Nhược mới vén cánh tay áo lên cho mọi người biết cô vẫn còn vết thủ cung sa tươi thắm. Vết thủ cung sa đó đủ sức ải chính tất cả mọi lời đồn đại, mọi điều mà cô đã tự nhận về mình.
    Mai Phương Cô thương yêu Thạch Thanh nhưng Thạch Thanh đã có vợ, có hai con trai. Trong một cơn ghen tuông làm mất lý trí, cô đã bắt một đứa con mới 3 tháng tuổi của Thạch Thanh đem đi, nuôi nấng hài nhi thành người, đặt tên là Cẩu Tạp Chủng (chó lộn giống). Đứa bé lớn lên, vẫn đinh ninh Mai Phương Cô là mẹ ruột của mình. Cho đến một ngày vợ chồng Thạch Thanh lên núi Hùng Nhĩ tìm Mai Phương Cô, có cả cậu trai Cẩu Tạp Chủng đi theo, Mai Phương Cô vẫn vì cơn ghen, không tiết lộ thân thế Cẩu Tạp Chủng. Ai cũng yên chí Phương Cô chửa hoang, sinh ra thẳng bé không cha, riêng vợ Thạch Thanh thì cho rằng chồng mình đã chăn gối với Mai Phương Cô sinh ra cậu Cẩu Tạp Chủng. Kim Dung đã xử lý tình huống tiểu thuyết hết sức bi kịch nhưng cũng hết sức cao thượng: ông để cho Mai Phương Cô tự vận, một bên áo rách hiện rõ vết thủ cung sa trên làn da trắng. Nghĩa là Mai Phương Cô vẫn còn trinh bạch. Còn Cẩu Tạp Chủng là ai, tại sao khuôn mặt chàng giống hệt Thạch Thanh, tại sao chàng gọi Mai Phương Cô là má má thì tự độc giả tìm hiểu.
    Trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, huyền thoại thủ cung sa được nâng lên thành hiện thực mang dấu ấn của triết lý, dấu ấn của tư tưởng nhân văn và nhân đạo. Nếu cứ lý luận theo kiểu nhà nho thì ai còn trinh mới là đạo đức; ai mất trinh là kẻ hư thân. Nhưng Kim Dung không nhìn người phụ nữ Trung Quốc theo nhãn quan đó. Trong Thần điêu hiệp lữ, ông xây dựng nhân vật Tiểu Long Nữ, chưởng môn phái Cổ Mộ Đài. Tiểu Long Nữ mới 18 tuổi, thương yêu người học trò nhỏ hơn cô 2 tuổi là Dương Qua. Một hôm, khi cô đang thoát y để luyện Ngọc nữ tâm kinh trong bụi rậm thì bị một tên đệ tử phái Toàn Chân là Doãn Chí Bình điểm huyệt, che mặt rồi đưa vào chỗ kín đáo cưỡng hiếp. Cô gái đau khổ khi mất đi vết thủ cung sa và cảm thấy không còn xứng đáng với chàng học trò nhỏ Dương Qua nữa.
    Cô đau xót bỏ Dương Qua ra đi. Nhưng trong con mắt Dương Qua, một Tiểu Long Nữ mất trinh còn hơn hàng vạn cô gái trinh bạch khác trên đời. Dương Qua ra đi tìm cô khắp bốn phương trời. Không có nàh văn nào can đảm như Kim Dung khi đưa ra một người thầy mất trinh, một mối tình thầy tro trong một bối cảnh xã hội mà Khổng giáo vẫn chiếm tư thế độc tôn như xã hội Trung Quốc thế kỷ XI. Ở đây, ông muốn chứng minh một điều: chữ trinh qua dấu vết thủ cung sa không là cái gì cả. Một tai nạn thông thường hoặc nghiêm trọng có thể làm mất đi sự trinh bạch của người phụ nữ nhưng phẩm giá và tình yêu của người phụ nữ đó vẫn còn nguyên vẹn. Chất nhân bản, nhân văn đó dễ có mấy ai đã thể hiện được trong tiểu thuyết. Một Lý Mạc Sầu trinh bạch nhưng tàn ác vẫn thua xa một Tiểu Long Nữ bị mất trinh nhưng tấm lòng quảng đại bao dung. Nếu với đàn ông, Kim Dung thường đưa câu ?oĐừng đem thành bại luận anh hùng? thì với phụ nữ, chúng ta cũng có thể nghĩ đến câu ?oChớ đem trinh tiết khoe thục nữ?.
    Thủ cung sa, rốt cuộc lại, chỉ là quan điểm của Kim Dung về chữ trinh, một quan điểm mới mè, vượt xa công thứ sơ lược của cổ nhân. Trước Kim Dung trong hơn 200 tác phẩm tiểu thuyết Minh ?" Thanh, chữ trinh đã từng là vấn đề trong Tây sương ký, Liêu trai chí dị, Tam quốc chí, Hồng lâu mông. Thế nhưng, chữ trinh đó đôi khi rất cực đoan, đôi khi lại bị xem quá nhẹ. Chữ trinh trong tác phẩm tiểu thuyết Kim Dung không nhẹ, cũng chẳng cực đoan. Nó phụ thuộc vào hoàn cảnh, thời điểm, số phận của từng nhân vật cụ thể. Kim Dung không lấy chữ trinh làm thước đo phẩm giá người phụ nữ. Những nhân vật nữ thất trinh của ông như Tiểu Long Nữ, Kỷ Hiểu Phù? khiến người đọc thông cảm, xót xa, kính trọng. Văn chương của Kim Dung đúng là một thứ văn chương nhân bản, nhân văn.
    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 05:14 ngày 07/07/2003
  4. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    HÀNH TRÌNH QUA THỐNG KHỔ​
    Mỗi người đều có một đời sống riêng, đi trên một con đường. Nếu đời sống là một cuộc hành trình thì mỗi cuộc hành trình đều có bản sắc của nó, không ai giống ai, không kinh nghiệm nào trùng lắp kinh nghiệm nào. Khi xây dựng những nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết của mình, Kim Dung đã khắc hoạ cuộc hành trình riêng của từng nhân vật. Hồ Phỉ (Tuyết Sơn phi hồ), Lệnh Hồ Xung (Tiếu ngạo giang hồ), Dương Qua (Thần điêu hiệp lữ) Trương Vô Kỵ (Ỷ thiên Đồ long ký), Kiều Phong (Thiên Long bát bộ), Thạch Phá Thiên (Hiệp khách hành)? không nhân vật nào giống nhân vật nào. Thế nhưng, qua những kiếp người đặc thù ấy, người đọc lại nhận ra một mẫu số chung: mỗi nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết Kim Dung đều có chỗ giống nhau bởi họ đã hành trình qua thống khổ, đã từng đi qua những con đường đau khổ.
    Hồ Phỉ mới được sinh ra 3 ngày thì cha mẹ chết hết, may mắn nhờ một gã tiểu nhị trong quán cơm bồng chạy trốn kẻ muốn giết hại. Chàng trai côi cút lớn lên, học được đường Hồ gia đao pháp của cha truyền lại, cưỡi con ngựa đi từ Sơn Đông vào Trung Nguyên tìm kẻ thù giết cha. Oái oăm làm sao, khi tìm ra kẻ cần tìm thì Hồ Phỉ mới hiểu được người ấy không phải là kẻ đã giết cha mình. Lưỡi đao đưa lên, lấp lánh dưới bóng trăng lạnh nhưng Hồ Phỉ không nỡ xuống tay. Tư tưởng của Hồ Phỉ có sự đấu tranh mãnh liệt; lưỡi đao cứ lơ lửng như vậy. Vì vậy, tác phẩm còn có một cái tên rất ấn tượng: Lãnh nguyệt bảo đao.
    Lệnh Hồ Xung lại là một trường hợp khác. Hắn là một cô nhi, được đưa về Hoa Sơn, trở thành đại đệ tử của Nhạc Bất Quần. Hắn tôn Nhạc Bất Quần như cha, Ninh Trung Tắc như mẹ và coi Nhạc Linh San như cô em gái thân yêu. Lớn lên, hắn yêu Nhạc Linh San và càng thêm kinh trọng sư phụ, sư mẫu. Thế nhưng, Nhạc Linh San đã phụ tình hắn, chạy theo gã tốt mã nhà giàu Lâm Bình Chi; sư phụ hắn lại vu cáo hắn ăn cáp Tịch tà kiếm phổ của họ Lâm, đuổi hắn ra khỏi sư môn, lại rao khắp võ lâm nhờ mọi người tru diệt hắn. Trời đất bao la mà hắn không tìm ra một chỗ để nương thân. Nỗi đau thương trong suốt cuộc hành trình làm người của hắn đạt đến độ cùng cực của kiếp người. Nếu không có tình yêu vĩ đại của thánh cô Nhậm Doanh Doanh, chắc hắn đã chết đi tầm thường và bình thường như cây như cỏ. Cuối cùng, hắn rủ bỏ tất cả để được cùng Doanh Doanh song tấu khúc Tiếu ngạo giang hồ, sống ung dung tự tại để được làm con người tự do.
    Trương Vô Kỵ lại đi qua một con đường thống khổ khác. Mới 10 tuổi, hắn đã phải chứng kiến một cảnh cực kỳ đau đớn: cả cha mẹ đều tự tử trên núi Võ Đang. Bản thân hắn bị trúng một chưởng âm hàn, tưởng đã chết nếu không được thần y Hồ Thanh Ngưu chữa trị. Rồi hắn làm một cuộc phiêu lưu vạn dặm lên tận Quang Minh Đính trên dãy Thiên Sơn, trở thành giáo chủ Minh giáo Trung Quốc. Lòng hắn trong sáng như gương; hành vi hắn anh hùng hơn bất cứ một anh hùng nào nhưng hắn vẫn bị đời nguyền rủa là dâm tặc, ác nhân, tà ma ngoại đạo. Hắn dành cả đời mình cho sự nghiệp chống quân Mông Cổ xâm lăng, giành lại đất nước cho Hán tộc. Nhưng rồi hắn đau đớn khám phá ra sự bất trung, bất nghĩa của Chu Nguyên Chương, một thuộc hạ cùng hắn mưu đồ sự nghiệp lớn. Hắn lặng lẽrời hàng ngữ khởi nghĩa, dắt tay Mẫn Mẫn Đặc Mục Nhĩ, cô quận chúa Mông Cổ xinh đẹp, ra đi. Cuối cùng, hắn làm một công việc thú vị và rất đàn ông: kẻ lông mày cho người tình Mẫn Mẫn Đặc Mục Nhĩ.
    Nhưng bi kịch nhất trong những số phận bi kịch phải nói đến Kiều Phong (Thiên Long bát bộ). Kiều Phogn tên thật là Tiêu Phong, người Khất Đan; cha mẹ bị người Hán giết hại ngoài Nhạn Môn Quan. Ấy vậy mà Kiều Phong được người Hán đưa về nuôi dưỡng, Hán hoá, đổi lại họ Kiều, đưa lên làm Bang chủ Cái bang Trung Quốc, nhận sứ mệnh chiến đấu chống lại người Khất Đan. Niềm đau đờn của Kiều Phong là khi ông bị thuộc hạ tố cáo là quân Khất Đan mọi rợ và nhận ra mình chính là người Khất Đan. Hóa ra, ông đã từng đánh giết và chủ trường đánh giết những người cùng dân tộc với mình. Niềm đau thứ hai là ông đã xuống tay giết lầm người tình Đoàn A Châu, người đã nguyện cùng công về bên kia Nhạn Môn Quan săn chồn đuổi thỏ.
    Cơ duyên lạ lùng đã đưa ông về Khất Đan (Liêu quốc), được phong làm Nam viện đại vương, thống lĩnh binh quyền nước Liêu, đóng tại Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay). Vua Liêu ra lệnh cho ông đánh Trung Quốc; nghĩ đến trăm họ lầm than, triệu dân đau khổ, Tiêu Phong (tức Kiều Phong) đã chống lệnh hành quân. Vua Liêu xem ông là kẻ phản nghịch. Ở Trung Quốc, ông là tên chó Liêu mọi rợ. Về nước Liêu, ông là kẻ phẩn vua, phạm thượng. Hành trình thống khổ của Tiêu Phong đã đạt đến đỉnh điểm, cần đến sự giải thoát phi tự nhiên. Ông phải sử dụng đến cái tự do cuối cùng của kiếp người để tự xử lấy mình trước Nhạn Môn Quan.
    Kim Dung đã để cho những nhân vật trung tâm của mình kinh qua những đau đớn về thể chất và tinh thần của kiếp người. Gần như ông muốn chứng minh một định đề cơ bản của Phật giáo: đời là bể khổ. Có những nhân vật kết thúc hành trình thống khổ bằng cách tự xử lấy cuộc đời mình như Kiều Phong, Trương Thúy Sơn. Kim Dung viết đến những đoạn mà các nhân vật của ông tự chọn lấy cái chết khiến người đọc đau đớn, bùi ngùi, khóc ngay trên trang tiểu thuyết.
    Tôi cho rằng một thứ văn chương như vậy là sòng phẳng và công bằng. Tiểu thuyết của Kim Dung nói đến cuộc sống, tình yêu, sự thống khổ và cái chết đều đáng để người ta quan tâm đọc và suy ngẫm. Kim Dung đã vượt qua chủ nghĩa công thức sơ lược khi xử lý kết thúc tác phẩm mà hàng trăm nhà văn Minh ?" Thanh đã thực hiện. Tôi nhận ra ở tiểu thuyết Kim Dung tính chất nhân bản, nhân văn rất gần gũi với cuộc sống của mỗi kiếp người.
    Một điều cần nhớ là Kim Dung xuất thân từ một gia đình quan lại ở Hải Ninh, Triết Giang. Tổ phụ ông từng làm quan triều Thanh; họ Tra của ông có nhiều nhân vật được ghi tên trong lịch sử Trung Quốc. Thế nhưng, văn chương của ông dành rất nhiều tình thương cho người nghèo, người cùng khổ; các nhân vật trung tâm thường là trẻ mồ côi, bơ vơ lưu lạc, có kẻ đi ăn xin. Cái đó là gì nếu không phải là tình thương yêu, quý trọng phẩm ía con người? Tôi nói văn chương Kim Dung là thứ văn chương đáng để chúng ta đọc và suy ngẫm là vậy.
    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 05:06 ngày 07/07/2003
  5. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    BA NGƯỜI NGU NHẤT THIÊN HẠ​
    Ngày 25-8-200, NXB Văn Học và Công ty Phương Nam đã được phép chính thức phát hành bản dịch hai bộ Tiếu ngạo giang hồXạ điêu anh hùng truyện của Kim Dung tại Việt Nam. Tôi xem đây là một sự kiện văn học có ý nghĩa bởi ước vọng giới thiệu tác phẩm Kim Dung đến với đông đảo bạn đọc Việt Nam của mình đã hoàn thành. Nhân đây, xin bàn về 3 nhân vật ngu nhất thiên hạ trong Tiếu ngạo giang hồ để giải khuây cho bạn đọc.
    Sinh ra ở trên đời, người ta sợ nhất là sự khuyết tật bẩm sinh mà điều kiện y học cổ ngày xưa không sửa chữa được. Có những khuyết tật do điều kiện khách quan như bị vũ khí đâm, bị té ngã, bị bạo bệnh. Khuyết tật nào cũng khiến cho người ta lo sợ, sinh ra mặc cảm tự ti, đau khổ. Thánh cô Nhậm Doanh Doanh, người mà tôi bình chọn là một trong mười mỹ nhân trong tác phẩm Kim Dung, bị Đông Phương Bất Bại dùng kim thêu đâm trúng một vết nhẹ trên má, chảy ra một chút máu là đã lo sợ nhan sắc suy bại không phải là không có cơ sở.
    Với một thân thể khỏe mạnh và không bị khuyết tật, con người cảm thấy hạnh phúc. Cấu tạo thân thể con người không thể có cái gì là thừa, cũng chẳng có gì đáng gọi là thiếu. trong cơ thể, ấy bộ phận sinh dục là nơi quan trọng bợi các chức năng truyền giống, tiết niệu và chức năng xác định giới tính đặc thù của nó. Nó quan trọng đến nỗi đạo Bà La Môn nâng lên thành vật tổ, tạc tượng bộ Linga và Yoni thờ cúng trong các thánh địa. Ấy vậy mà trong Tiếu ngạo giang hồ lại có 3 nhân vật ngu nhất thiên hạ khi đã đưa dao tự cắt (dẫn đao tự cung) bộ phận sinh dục của mình, trở thành kẻ ái nam ái nữ thứ thiệt chẳng ra cơm ra cháo gì cả. Ba người ngu đó là Nhạc Bất Quần, Lâm Bình Chi và Đông Phương Bất Bại.
    Nhạc Bất Quần là chưởng môn phái Hoa Sơn trong Ngũ nhạc kiếm phái. Lão có khuôn mặt đẹp, trẻ mãi không già, lại có phong cách ung dung tiêu sái, có vẻ như một nhà túc nho. Ngoại hiệu của lão là Quân tử kiếm. Vợ của lão là Ninh Trung Tắc, một người nổi tiếng xinh xắn, giỏi giang, ngay thẳng, kiếm pháp cao cường. Thế nhưng lão chỉ sinh được một cô con gái duy nhất. Thân danh đã là đến chức chưởng môn một phái lớn; nhà nước phong kiến cũng không buộc các nhà nho phải? kế hoạch hoá gia đình, không sinh con thứ hai; nhà nước phong kiến cũng không cấm nhà nho cưới thêm vợ để sinh ra một đứa con trai. Nói tóm lại là chẳng có ai cấm cản Nhạc có con trai để nối dõi.
    Ấy vậy mà lão ngu xuẩn nuôi tham vọng luyện Tịch tà kiếm pháp để trở thành nhân vật đệ nhất, gồm thâu Ngũ nhạc kiếm phái thành một phái duy nhất, chia ba chân vạc với hai phái Thiếu Lâm và Võ Đang. Câu đầu tiên trong Tịch tà kiếm phổ mới thật là ác hại: ?oDẫn đao tự cung dĩ đăng phong tháo cực? (Vung dao tự thiến mới đạt được trình động đăng phong tháo cực). Và lão đã ?ovung? luôn để luyện. Hành vi ấy có thể lừa được người trong thiên hạ nhưng không thể lừa được bà Ninh Trung Tắc. Việc lão xao nhãng chuyện chăn gối với vợ, việc lão rụng râu trong chăn mỗi ngày và tiếng nóia càng ngày càng eo éo khiến cho bà biết chồng mình đã trở thành người ái nam ái nữ. Và bà cũng là người đầu tiên hiểu ra lão đã ăn cắp bộ Tịch tà kiếm phổ của nhà họ Lâm, đã vu cáo cho học trò mình là Lệnh Hồ Xung ăn cắp để đánh lừa dư luận. Tôi gọi Nhạc Bất Quần là người ngu đệ nhất trong các nhân vật võ hiệp của Kim Dung.
    Người ngu thứ nhì trong Tiếu ngạo giang hồ là gã Lâm Bình Chi, thiếu chủ Phước Oai tiêu cục thành húc Châu, tỉnh Phúc Kiến. Lâm Bình Chi là con của Lâm Chấn Nam, chắt nội của Lâm Viễn Đồ. Kim Dung mô tả tường mạo của gã rất đẹp, cũng có phong cách của một nhà nho nho nhã. Mà lạ là dòng dõi của Lâm Viễn Đồ chỉ có một cây sinh một trái; Lâm Bình Chi là con trai độc nhất của Lâm Chấn Nam.
    Đúng là phái Thanh Thành xuống Phúc Kiến đánh Phước Oai tiêu cục tìm Tịch tà kiếm phổ, khiến vợ chồng Lâm Chấn Nam chết, cơ nghiệp tiêu cục tan tành. Khi Lâm Bình Chi lưu lạc, muốn học võ thành tài để trả thù cho cha mẹ, người đọc cho là có hiếu. Người đọc cũng cho khát vọng trả thù của Lâm là tự nhiên. Cho nên việc gã bái Nhạc Bất Quần làm sư phụ để trờ thành môn hạ phái Hoa Sơn là chuyện bình thường.
    Lên núi Hoa Sơn, Lâm Bình Chi ?ogù? được con gái của Nhạc Bất Quần. Hoa Sơn kiếm pháp dư sức thắng Thanh Thành kiếm pháp, việc trả thù cho cha mẹ gã có thể nói là ở trong tầm tay. Là rể của Nhạc Bất Quần, Lâm đương nhiên sẽ là chưởng môn phái Hoa Sơn sau này. Vả chăng, người Trung Quốc có câu: ?oQuân tử báo thù, mười năn chưa muộn?. Lâm là người có học, lẽ nào không hiểu ra được điều ấy. Thế nhưng khi cướp lại được Tịch tà kiếm phổ do tằng tổ Lâm Viễn Đồ chép trong áo cà sa, Lâm cũng u mê ?odẫn đao tự cung? để luyện. Cha của gã đã di ngôn: ?oKhông được giở ra xem?, gã cũng vẫn giở xem, bất chấp lời cha. Khi Nhạc Bất Quần gả con gái cho gã, Lâm Bình Chi và Nhạc Linh San kết nghĩa vợ chồng là hữu danh vô thực. Than ôi, đang tuổi thanh xuân mà tự ?odẫn? để trở thành kẻ ái nam ái nữ, không dám ngủ chung giường với cô vợ trẻ, cái ngu ấy tưởng trên đời không còn cái ngu nào lớn hơn.
    Người ngu thứ ba trong Tiếu ngạo giang hồ là Đông Phương Bất Bại. Đúng như tên gọi, Đông Phương Bất Bại chưa bao giờ biết đến chữ thu. Võ công lão cao cường, lão lại là phó giáo chủ của Triêu Dương thần giáo; cái ngôi giáo chủ của lão chỉ là vấn đề ngày một ngày hai. Vậy mà?
    Tiền nhiệm giáo chủ của Triêu Dương thần giáo là Nhậm Ngã Hành nhìn thấy được tham vọng của Đông Phương Bất Bại. Nhậm bèn ?othuốc? lão: đưa Quỳ hoa bảo điển cho lão ?ongâm cứu?. Lão thấy ?ongon ăn?, giở ra thấy bốn chữ ?oDẫn đao tự cung?, bèn ?ovung? luôn để luyện. Kết quả: võ công lão đạt đến mức độ kinh người, còn bản thân thì trở thành ái nam ái nữ. Lão đâm ra sủng ái gã Dương Liên Đình, một tay bộ thuộc khỏe mạnh. Suốt ngày, lão nằm trong phòng kín thơm lựng mùi nước hoa để thêu thùa, giao công việc điều khiển giáo vụ cho Dương để kết cuộc lão bị Nhậm Ngã Hành giết chết, đọat lại ngôi giáo chủ.
    Tự thiến mình là hành vi tự huỷ hoại thân thể, đi ngược lại quy luật tự nhiên. Hủy hoại bộ phận ?oấy?, cho dùng với mục đích nào, cũng là hành vi ngu xuẩn, bất bình thường. Có một chút như vậy để ?ogiải trí lành mạnh? mà nỡ từ chối, tự làm cho mình nam không ra nam, nữ không ra nữ, thiệt là đại ngu. Chết sướng hơn!
    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 05:19 ngày 07/07/2003
  6. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    KHANG HY​
    Khang Hy (1654-1722) lên ngôi năm 1662, ở ngôi 60 năm, thọ 68 tuổi, được lịch sử Trung Quốc coi là một vị minh quân dù nhà vua là người xuất thân từ chánh Hoàng kỳ, dân tộc Mãn Châu, bộ tộc Ái Tân Giác La (Aisin Gioro). Đối với người Trung Quốc, ai không thuộc dòng Hán tộc thì bị coi là Di Địch. Khang Hy là Di Địch, trở thành đối tượng của muôn vạn người Trung Quốc là chuyện đương nhiên. Thế nhưng, 60 năm trị vì của ông là 60 năm thái bình, phát triển rực rỡ. Người Trung Quốc nhận ra được một vua Khang Hy Di Địch tốt hơn gấp bội lần những hôn quân vô đạo của Minh triều Hán tộc. Cái khái niệm trung quân hẹp hòi của các nhà nho, trong đó có sự can thiệp của chủ nghĩa dân tộc cực đoan bị lung lay đến tận gốc rễ. Chỉ có một số nhà nho cỡ Lữ Lưu Lương, Tra Y Hoàng, Trần Cận Nam và tổ chức Thiên Địa hội của Đài Loan mới coi Khang Hy là thù địch. Và họ đã gánh chịu thất bại cùng với phong trào ?ophản Thanh phục Minh? của họ.
    Trong Lộc Đỉnh ký của Kim Dung, ta bắt gặp một ông vua Khang Hy thiếu niên đầy tính trẻ thơ. Cũng giống như bao trẻ thơ khác, nhà vua chán ngán những bữa ăn ngự thiện đầy nghi lễ, có kẻ hầu người hạ bốn bên, có bọn thái giám ân cần phục dịch. Nhà vua chỉ thích được ăn vụng ngay tại ngự trù phòng những món ăn mà mình khoái khẩu như ban1h da lợn, bánh chiên? Cũng những thức ăn đó nhưng được bọn thái giám dọn lên, hầu hạ để ăn một mình trong cung điện đìu hiu của mình thì nhà vua lại cảm thấy chán ngán. Cũng chính nhờ chuyện thích ăn vụng mà nhà vua đã gặp được một anh bạn nhỏ giả thái giám là Vi Tiểu Bảo.
    Cũng giống như bao trẻ thơ khác, nhà vua thiếu niên này rất dễ tiêm nhiễm thói? chửi tục. Khi chơi với Vi Tiểu Bảo, một tiểu lưu manh chửi tục đã ?ocó nghề? thành Dương Châu, nhà vua mới nhận ra các câu ?okhải bẩm thánh thượng?, ?chúc thượng anh minh? gì gì đó toàn là những câu sáo ngữ, tào lao. Ngược lại, hệ thống ngôn ngữ đầu đường xó chợ, du côn du kề cỡ như ?oquân rùa đen, phường chó đẻ, con mẹ nó, tổ bà nó?? nghe thật dễ nhớ, dễ hiểu, dễ chịu cái lỗ tai. Nhà vua cảm thấy cao hừng khi được chửi tục. Điều đáng tiếc là nhà vua chỉ được chửi tục, nó bậy trước mặt Vi Tiểu Bảo; còn khi lâm triều thì nhà vua lại phải ăn nói theo đúng khuôn phép của một hoàng đế. Mà ăn nói theo khuôn phép lại khiến nhà vua cảm thấy khó chịu, đặc biệt là những câu nình nọt của bọn trọng thần. Thí dụ như câu ?oThánh thượng vạn tuế? được bọn triều thần tung hô mỗi khi thiết triều chẳng những đã không làm cho Khang Hy vui sướng mà lại khiến cho nhà vua cảm thấy đó là lời tôn xưng láo toét: ?oCon mẹ nó, làm gì mà sống được đến muời ngàn tuổi (vạn tuế)?. Khang Hy là một nhà vua khá thực tế, chỉ muốn nghe được những ý kiến giản dị, phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể. tiếc thay, từ các cố mệnh đại thần cho đến thượng thư, từ các học sĩ đến thị lang đều ăn nói theo kiểu bợ đít. Cho nên hệ thống ngôn ngữ thô tục, dân dã, sặc mùi lưu manh của Vi Tiểu Bảo đã làm cho nhà vua dễ nghe và tiêm nhiễm.
    Kim Dung xây dựng một Khang Hy sớm biểu lộ hùng tài đại lược khi còn tuổi vị thành niên. Lúc rảnh rỗi, nhà vua thường ngồi trong ngự thư phòng, đọc sách. Dù gã trọng thần Ngao Bái - đệ nhất dũng sĩ Mãn Châu - từng can ngăn nhà vua là sách sử do người Hán để lại toàn là nọc độc, nên đốt đi là hơn nhưng nhà vua vẫn đọc. Từ các sách sử đó, nhà vua tìm hiểu tâm hồn người Trung Quốc, nhân ra các sai lầm của các hôn quân bạo chúa Hán tộc, tìm ra những tư tưởng mới mẻ của các nhà nho Hán tộc yêu nước để định hình cho đường lối cai trị của Thanh triều.
    Nên nhớ rằng Bát kỳ Mãn Châu tuy mạnh về quân sự nhưng lại kém về chính trị. Tám bộ tộc ô hợp chiếm được một đất nước trung Quốc với mấy trăm triệu người chỉ với trên dước 10 vạn quân. Vua Thuận Trị lên ngôi mở ra nhà Thanh trên đất Trung Quốc chỉ ở ngôi được 19 năm. Trong 19 năm đó, loạn lạc bốn phương, người Trung Quốc ?ophản Thanh phục Minh? khơở nghĩa khắp nơi, giương cao ngọn cờ chống Di Địch. Hậu duệ nhà Minh (tức họ Chu) lần lượt lập nên bốn ông vua Quế vương, Đường vương, Phúc vương, Lỗ vương để có người đứng ra hiệu triệu công cuộc phản Thanh. Bọn nhà nho có đầu óc bảo thủ họp nhau lại viết bộ Minh thư tập lược, một cuốn lịch sử của triều Minh, lấy toàn niên hiệu các vua triều Minh với ý đồ khơi dậy ý thức phục Minh. Bọn văn sĩ thì viết văn, làm thơ kể tội nhà Thanh rồii in lén hoặc truyền bá theo cách rỉ tai trong cách nhóm nhỏ. Trong các trà thất, bọn thầy đồ ngheo đem sách sử Trung Quốc (cũ) ra kể cho nhiều người nghe. Chuyện tuy thuật về chiến thắng thời Đường - Tống mà kỳ thực là để khơi dậy niềm tự hào dân tộc về các ?otiền triều?.
    Khang Hy đã thực hiện chương trình nội trị khéo léo, kết hợp chính trị với quân sự. Trước hết, nhà vua thu phục lòng dân bằng cách xây dựng toà trung liệt từ ở Dương Châu, mở kho chẩn tế cho dân nghèo đảo Đài Loan sau cơn bão lụt. Nhà vua trị tội tên phản thần Ngao Bái, nhân vật mà Hán tộc căm ghét hạng nhất và tịch thu gia sản sung công quỹ. Nhà vua sớm nhận ra âm mưu tạo phản của Bình Tây vương Ngô Tam Quế ở Vân Nam, nhân vật mà trăm vạn dân Hán tộc đều gọi là Hán gian. Chính Ngô Tam Quế đã mở cửa Sơn Hải quan rước quân Thanh vào, đầu hàng Thanh triều, trở thành tiên phong tiến đánh Bắc Kinh, truy đuổi Đường vương tới Miến Điện (Myanmar) và giết Đường vương ở đó. Được phong tước Bình Tây vương, Ngô Tam Quế củng cố binh lực ở Vân Nam, giương cờ chống là Khang Hy với chiêu bài ?ohưng Minh thảo Lỗ? nhưng không được trăm họ Hán tộc hưởng ứng. Khang Hy triệt các phiên vương Ngô Tam Quế, Thượng Khả Hỷ, Cảnh Tinh Trung cho trăm họ vui lòng.
    Đối với lực lượng đối kháng có tổ chức là Thiên Địa hội do Trần Cận Nam lãnh đạo, nhà vua có một đối sách khác. Về mặt danh nghĩa, Thiên Địa hội đặt dưới sự chỉ huy của Đài Loan vương Trịnh Thành Công nhưng về mặt tổ chức, Thiên Địa hội thực sự hoạt động ở nội địa, đặc biệt là các tỉnh Đông ?" Nam như Triết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây. Bởi họ dàn trải lực lượng trên 17 tỉnh, nên đội ngũ của họ ô hợp, trong quần hùng có nhiều nhân vât thuộc loại hữu dũng vô mưu. Khang Hy đã ?ođánh? người của mình vào trong tổ chức này, nắm vững tất cả các hoạt động chống đối của họ và cuối cùng quăng một mẻ lưới, tóm gọn tất cả. trịnh Khắc Sản, con của Đài Loang vương Trịnh Thành Công, đầu hàng. Đảo Đài Loan trở về với lục địa Trung Quốc.
    Kim Dung xây dựng một nhân vật Khang Hy khá độ lượng. Nhà vua đọc các lý luận, các sách sử của bọn nhà nho Hán tộc đương thời viết ra với sự cảm nhận thật khách quan. Đám quyền thần phía dưới thì cho rằng các loại sách ấy mang mầm mống phản nghịch, cứ đặt điều tâu rỗi với nhà vua. Nhưng Khang Hy trọng văn học, quý tài năng. Nhà vua hiểu rằng bọn Báy kỳ Mãn Châu không thể có những tư duy, những tài năng như vậy. Cái mà họ gọi là trung quân, xin nhà vua dẹp hết tư tưởng phản nghịch trong đám nho gia Hán tộc thực sự chỉ là mặc cảm tự ty của những người ít học, chỉ biết cai trị theo lối phân biệt chủng tộc và chỉ thấy được sức mạnh của lưỡi kiếm. Điều hiển nhiên là Bát kỳ Mãn Châu không thể cai trị được một Hán tộc mấy trăm triệu người nếu không có một đối sách nội trị nhân từ, khiêm ái. Khang Hy có được cái bén nhạy của một nhà chính trị kiệt xuất nên xã hội Trung Quốc dưới triều Khang Hy là xã hội thái bình, thịnh trị.
    Sách lược đối ngoại của nhà vua cũng tuyệt diệu không kém. Khám phá được âm mưu liên kết của Mông Cổ, Tây Tạng, Nga La Tư (La Sát) và bọn Thần long giáo - một giáo phái ********* ở quần đảo Liêu Đông, Khang Hy đã tìm cách phá mối liên minh đó. Nhà vua đem chức chuẩn Cát Nhĩ Hãn (vua dự bị) ra để dụ vương tử Cát Nhĩ Đan của Mông Cổ; tăng thêm một ngôi vị Tang Kết Hoạt Pậht bên cạnh Đạt Ma Hoạt Phật ở Tây Tạng. Đối với Thần long giáo và đoàn quân xâm phạm biên giới của Nga La Tư, nhà vua chủ trương nói chuyện bằng súng. Để chuẩn bị cho hai cuộc chiến tranh đó, Khang Hy đã mời 2 cố đạo Tây dương là Nam Hoài Nhân và Thang Nhược Vọng giám đốc công việc đúc súng đại bác. Người Trung Hoa là dân tộc đầu tiên trên thế giới chế ra thuốc pháo nên chuyện chế tạo hoả dược là ra đạn trọng pháo đối với họ là chuyện bình thường. Điều bất ngờ đối với quân Nga La Tư ở mặt trân biên giới là họ đã bị trọng pháo của nhà Thành bắn trúng thành luỹ. Trước nay, họ nghĩ quân Thanh chỉ biết đánh nhau bằng ngựa và gươm giáo.
    Cuộc chiến tranh Trung ?" Nga diễn ra ở biên giới hai nước được Kim Dung diễn tả một cách khá hài hước với sự hiện diện của ?obá tước? Vi Tiểu Bảo, tư lệnh các tập đoàn quân Thanh. Cái kểiu đánh nhau vừa bằng vũ khí vừa bằng tiểu xảo lưu manh, cái kiểu thương thuyết để ký hoà ước Hắc Long Giang vừa bằng phương pháp ngoại giao vừa bằng lý luận cù cưa cù nhầy kiểu đầu đường xó chợ đã nói lên tài ?odùng người? của Khang Hy. Người Trung Quốc cho rằng người Nga La Tư (La Sát) là quân bá đạo, phải có một tay lưu manh cỡ Vi Tiểu Bảo, dùng bá đạo trị bá đạo thì mời gọi là xứng đôi vừa lứa! Và cuối cùng, tư lệnh Vi Tiểu Bảo của quân Thanh với tư lệnh Phí Diêu Đa La (Féodore) của quân Sa hoàng Nga đã ký với nhau hoà ước Hắc Long Giang năng 1864.
    Trong chính sử Trung Quốc, Sách Ngạch Đồ thay mặt Khang Hy và Phí Diêu Đa La thay mặt Sa hoàng ký hoà ước này. Đây là một hoà ước thắng lợi hoàn toàn cho Thanh triều: 2 tỉnh Tân Hải và A Mộc Nhĩ của nước Nga thuộc về Trung Quốc; đất Trung Quốc rộng thêm 80 vạn dặm vuông Anh. Trong lịch sử Trung Quốc, chưa có thời nào đất Trung Quốc rộng như thời Khang Y. Hoà ước đã giữ cho nhân dân 2 nước sống yên vui thanh bình trong suốt 150 năm. Chỉ tiếc rằng các vua sau này của nhà Thanh nhu nhược, suy bại; diện tích nước Trung Quốc bị thu hẹp lại, người Trung Quốc trở thành tôi mọi trước cuộc tiến công xâm lược của Bát quốc liên quân. Nhưng thôi, chuyện ấy không liên quan gì đến Khang Hy và Lộc Đỉnh ký.
    Khang Hy là một ông vua sáng suốt nhất của 13 triều đại nhà Thanh trên đất Trung Quốc. Bởi vì nhà vua là người Mãn Châu nên Kim Dung phải đem gã hề Vi Tiểu Bảo ?obổ sung? chất Hán tộc cho nhà vua. Khang Hy và Vi Tiểu Bảo như hình với bóng. Đem cái ngay thằng, sáng suốt trộn với cái lưu manh, không vặt âu cũng là một công thức sống. Chẳng vậy mà khi Vi Tiểu Bảo trốn đi, Khang Hy đã cho người đi tìm. Nên nhớ là rằng tên giả của Khang Hy là Tiểu Huyền Từ và tên giả của Vi Tiểu Bảo là Tiểu Quế Tử. Họ là 2 thằng nhỏ, một người làm vua, một người làm quan lớn. Bọn trẻ ba hoa khiến các ông già ngơ ngác. Tuy thời ấy, chưa ai nghe nói đến việc ?otrẻ hoá đội ngũ lãnh đạo? nhưng rõ ràng qua Lộc Đỉnh ký, Kim Dung đã cho người đọc biết thế nào là thành công của sự trẻ hoá. Tác phẩm đem lại nụ cười chứ không phải là tư tưởng chính trị bởi Lộc Đỉnh ký là tiểu thuyết chứ không phải là văn kiện báo cáo. Chuyện trẻ hóa chỉ là chuyện nói chơi.
    Được usagi sửa chữa / chuyển vào 08:47 ngày 26/06/2003
  7. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    TIẾU NGẠO GIANG HỒ​
    Cách đây trên 30 năm, Tiếu ngạo giang hồ đã đến với bạn đọc miền Nam (1967). Nhưng đó là một Kim Dung feuilleton, một Kim Dung tác chiến mỗi ngày khoảng 1.500 chữ để đăng trên Minh báo, mộ Kim Dung đi máy bay từ Hongkong qua Việt Nam mỗi ngày, được dịch ra Việt ngữ đăng đại trà trên những nhật báo Sài Gòn. Luật sư Nguyễn Văn Tầm, Đoàn Luật sư tỉnh An Giang, nhớ lại: ngày ấy, ông còn học ở đại học Luật khoa và chính ông là thư ký giúp dịch giả Hàn Giang Nhạn dịch những tác phẩm của Kim Dung. Trong căn gác nghèo trên đường Vườn Chuối, dịch giả Hàn Giang Nhạn đọc tờ báo đến đâu, dịch ra đến đó. Chàng sinh viên Nguyễn Văn Tầm lót 10 tờ pelure và 9 tờ giấy than, viết lời dịch của Hàn tiên sinh bằng một cây bút bic. Ở phía dưới căn gác, hàng chục ông tuỳ phái của hàng chục tờ báo ngồi đợi? Tiếu ngạo giang hồ. Viết xong bản dịch, chàng sinh viên Nguyễn Văn Tầm đem xuống phân phát cho từng người. Ai may mắn lấy được những bản phía trên còn đọc ra chữ, ai lãnh những bản phía sau chỉ òn cách xem chữ đoán ý. Trên cơ sở tập đại thành những hồi, những đoạn đã được đăng báo, Tiếu ngạo giang hồ được in lại thành sách - một Kim Dung feuilleton.
    Nguyên tác Tiếu ngạo giang hồ của Kim Dung do Minh Hà xã in năm 1997 hoàn toàn mới lạ, khác hẳn Tiếu ngạo giang hồ đã từng có trên báo chí Sài Gòn trước đây. Kim Dung đã mạnh dạn cắt bỏ một số đoạn mà ông xét thấy là không cần thiết. Thí dụ như ông đã cắt bỏ khoảng 3.000 từ ngày trong hồi đầu có nội dung giới thiệu về quan hệ gia tộc, võ công, sự nghiệp kinh doanh và oai lực của Phước Oai tiêu cục thành Phúc Châu. Ông cũng bỏ hẳn đoạn Nhạc Linh San trong vai cô gái bán rượu xấu xí cứu Lâm Bình Chi bằng cách cho chàng uống rượu pha thuốc có dược tính thật mạnh mà thay vào bằng một đoạn mới với những tình tiết hợp lý hơn, hấp dẫn hơn. Ngày trước, ông đã để cho Đại tung dương thủ Phí Bân phái Tung Sơn chết đi rồi sống lại, bây giờ tình huống đáng tiếc đó không còn nữa. Ông thận trọng ra từ câu, chỉnh từng ý, xem lại từng tình huống tiểu thuyết. Cho nên, bản dịch mới trên nền tảng bản chỉnh lý năm 1997 là một bản dịch mới lạ. Chúng tôi xin dịch lại Tiếu ngạo giang hồ với tham vọng giới thiệu cùng bạn đọc Việt Nam yêu tài năng Kim Dung, một Kim Dung văn học. Khái niệm văn học ở đây gói gọn trong ngữ nghĩa văn học tiểu thuyết võ hiệp.
    Trong sự nghiệp trước tác đồ sộ của Kim Dung, chúng tôi gọi Tiếu ngạo giang hồ là một siêu phẩm. Toàn bộ tác phẩm gồm 40 chương hồi. Tuy nhiên, tác phẩm lớn không phải ở chỗ dài hơi đó. Nó lớn vì chiều sâu kiến thức hàm chứa ngay trong tác phẩm.
    Hai trong ba nguồn tư tưởng lớn của triết học phương Đông - Phật giáo và Lão giáo ?" đã được Kim Dung hình tượng hoá và cụ thể hoá qua những hình tượng văn học. Phương Chứng đại sư chùa Thiếu Lâm là con người tiêu biểu của tư duy Thiền tông Phật giáo. Với một căn bản võ công trác tuyệt, một tâm địa từ bi, nhà sư gần như đã góp phần hoá giải những hận thù, chia rẻ, sân si. Định Nhàn, Định Dật phái Hằng Sơn là một dạng Phật giáo khác, một Phật giáo nhập thể và nhập thế. Họ hàng phục yêu ma bằng chính cáo tâm hoà bình trung chính của người đi tu. Họ áp dụng nguyên tắc Miên lý tàng châm (Trong cái gối bông mềm có chứa cây kim). Họ không đánh ai nhưng ai đánh họ thì bị kim đâm, càng đánh mạnh thì vết thương càng nặng. Họ lập ra kiếm trận là để tự giữ mình, chống cự ngoại địch chứ chẳng để bao vây ai, tiêu diệt ai.
    Nhưng điểm đặc sắc nhất vẫn là tư duy Lão ?" Trang qua đường Độc Cô cửu kiếm. Phong Thanh Dương đã dạy Lệnh Hồ Xung ?oDĩ vô chiêu thắng hữu chiêu?. Trong thế kiếm hữu chiêu, vì có chiêu thức cho nên để phát ra được chiêu thức ấy, con người phải có bộ vị, có ni tấc. Và quan điểm của Phong Thanh Dương là nên đánh ngay vào thời điểm chuẩn bị bộ vị, ni tấc đó. Kiếm phải phát theo ý và kiếm sĩ phát triển kiếm ý chứ không sử dụng kiếm chiêu. Nói cách khác, người sử kiếm chứ không phải kiếm sử người và cần đến một phong thái ung dung, liên tục như nước chảy mây trôi trong khi giao đấu với địch thủ. Cách dạy của Phong Thanh Dương lại vô cùng phù hợp với tâm tính lãng mạn của Lệnh Hồ Xung. Điều này làm ta nhớ đền chương ?oThuyết kiếm? của Trang Tử. Lão ?" Trang chủ trương Vô vi (không làm). Không làm nhưng không có gì là không làm (Vô vi nhi vô bất vi). Chính trên nền tảng đó, đạo trưởng Xung Hư, chưởng môn phái Võ Đang, nhân vật đại biểu của tư tưởng Lão ?" Trang, đã gắn bó cuộc đời mình với sự thịnh suy, hưng vong của võ lâm Trung Hoa. Cũng chính trên nền tảng đó đã có một cuộc đấu kiếm kỳ lạ xảy ra: Lệnh Hồ Xung và Xung Hư đấu kiếm mà không dùng đến kiếm, chỉ lấy mắt ngó nhau, cuối cùng, Xung Hư đành nhượng bộ.
    Tiếu ngạo giang hồ lặng lẽ đưa người đọc đi vào cuộc hành trình tìm về những suối nguồn tư tưởng phương Đông, một phương Đông lãng mạn bay bổng ?okhi lên cao chính ngàn dăm, nương mây cưỡi gió mà bay? nhưng Trang Tử đã viết trong Nam hoa kinh. Tiếu ngạo giang hồ có cái u uẩn trầm mặc đầy suy niệm của những ngôi chùa, những đạo quan, những rừng tùng bách, bóng trăng sáng trên Trường Giang, cơn mưa tuyết mùa đông trên Ngọc Nữ phong. Xuyên suốt tác phẩm là tiếng đàn, tiếng sao của khúc Tiếu ngạo giang hồ, tiếng ca buồn của Mạc Đại tiên sinh trong khúc Tiêu Tương dạ vũ. Tác phẩm còn là sự tập hợp của nhiều kiến thức về y học, dược học, địa lý học, tửu học, giải phẫu học, võ học, xã hội học? Chính nhờ tác phẩm này, tôi mới biết người Tứ Xuyên luôn luôn bịt khắn trắng trên đầu - tục lệ có từ 2.000 năm trước khi để tang con người huyền thoại Khổng Minh.
    Trong kỹ thuật kết cấu tiểu thuyết, có thể coi Tiếu ngạo giang hồ như một kịch bản phim với những đoạn chuyển cảnh rất nhanh và rất hợp lý. Những mâu thuẫn chiều sâu trong nội tâm của các nhân vật kết hợp với những mâu thuẫn chiều dài trong sự đấu tranh, trong âm mưu, trong thủ đoạn của các môn phái tạo cho cốt truyện những tình huống nghẹt thở, khiến cho người đọc càng đọc càng cảm thấy cuốn hút, say sưa. Kim Dung đã giải quyết hợp ký các mâu thuẫn đó khiến cho người đọc thở phào, nhẹ nhõm và cảm thấy hạnh phúc.
    Có những điều mà ta nghĩ rằng không bao giờ có thật trên đời lại xảy ra trong tác phẩm của Kim Dung một cách hợp lý và tràn đầy đạo lý. Cơ duyên nào đã đưa một cô nữ ni thánh thiện, trong như ngọc mới 16 tuổi, dấn thân vào nơi ô uế, phức tạp nhất là động điếm Quần Ngọc dưới chân núi Hằng Sơn để cứu mạng Lệnh Hồ Xung? Cô đã bồng chàng lãng tử thanh danh tàn tạ ấy ra vùng hoang sơn dã lĩnh, chấp nhân phạm giới cấm khi ăn trộm dưa hầu có thức ăn cho chàng, tụng kinh Cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát cầu xin cho chàng tai qua nạn khỏi. Lạ thay, lời kinh trang nghiêm của Phật giáo lại được đọc với hơi thở từ một trái tim tràn đầy tình yêu và đức hy sinh. Cơ duyên nào đã đưa đẩy một nàng Nhạc Linh Sanh mới 16 tuổi, say mê cái mã đẹp trai của Lâm Bình Chi và dễ dàng phụ rẫy mối thâm tình ban đầu mà cô đã dành cho Lệnh Hồ Xung? Cho đến khi lấy Lâm BÌnh Chi, nhận ra bản chất tàn bạo của gã, cô mới hối hận vì đã đánh mất một báu vật trên đời: ?oNhớ xưa luyến ái Hàn công tử. Xương trắng thành tro hận chửa tan.?. Cơ duyên nào đã đến với thánh cô Nhậm Doanh Doanh, ở ẩn trong ngũ Lục Trúc thành Lạc Dương mà ?onhặt? được một chàng Lệnh Hồ Xung ốm o bệnh hoạn và khám phá ra được đó là người đàn ông anh hùng, trung thực, có bản sắc nhất giữa cuộc đời này? Từ bỏ ngôi vị cao quý, cô gái tươi đẹp, thông minh 17 tuổi ấy đi theo chàng trai, bắt ếch nuôi chàng, đánh đàn ru cho chàng ngủ và khi chàng kiệt sức thì cõng chàng lên chùa Thiếu Lâm, chấp nhận cho phái Thiếu Lâm cầm tù để đổi lấy sự sống cho người yêu dấu. Đó là 3 dạng tình yêu trên đờ: một tình yêu không nói thành lới do sự mâu thuẫn giữa tôn giáo và thế tục, một tình yêu thực dụng vì say mê hào nhoáng bên ngoài mà không thấy được rõ phẩm chất bên trong, một tình yêu chân chính vì khám phá được chất ngọc bên trong mà không cần chú ý đến vẻ bên ngoài của một con người ốm o tàn tạ. Kim Dung không lên gân bình luận, phê phán; ông chỉ tường thuật và chúng ta hiểu. Thế thôi!
    Được usagi sửa chữa / chuyển vào 23:16 ngày 06/07/2003
  8. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    SUY NIỆM KÝ TIỂU HỮU​
    Tôi đang ngồi trên bãi biển Nha Trang. Mùa xuân, trời thật đẹp nhưng biển chiều vẫn mang theo cái vẻ u uất, trầm tư ngàn đời của nó. Bỗng dưng, tôi chợt nhớ đến đoạn Tiểu Siêu chia tay Trương Vô Kỵ trên biển, đoạn văn mà tôi cho là đẹp nhất, xúc động nhất trong Ỷ thiên Đồ long ký. Mối tình thơ ngây ấy của Tiểu Siêu đã bị ngăn trở bởi hàng rao tôn giáo, cô phải hy sinh để cứu mạng sống và chuộc lại lỗi lầm cho mẹ mình. Ngôi vị dành cho cô tạ Ba Tư là giáo chủ Bái hỏa giáo, biểu tượng của một thứ quyền lực và vinh quang tột đỉnh mà mọi cô gái đồng trinh đều mơ ước. Nhưng thực chất, làm giáo chủ Bái hỏa giáo Ba Tư hạnh phúc hơn hay làm người tình nhỏ của Trương Vô Kỵ ở Trung Hoa để suốt đời được cùng nhau phiêu bạt giang hồ là hạnh phúc hơn? Tiểu Siệu thích cái thứ hai nhưng bắt buộc phải chọn cái thứ nhất. Sự mâu thuẫn giữa tình yêu và tôn giáo, giữa tình yêu và bổn phận làm con đã được đẩy lên đến đỉnh điểm. Điều đau sót nhất trong mối tình đầu đã có thể làm Tiểu Siêu nổ tung ra được, chết đi tức khắc được. Có hiểu được cái uyên nguyên sâu xa ấy chăng, hỡi biển của đời tôi?
    Có một lần, tôi lên Gia Lai, dừng chân lại trên đỉnh đèo Krong Buk giữa biển sương khói mênh mông, lạnh buốt của một sáng cuối đông. Tôi đứng dưới những cụm sơn tùng và chợt nhớ đê1n nỗi cô đơn của Hà Túc Đạo, được Kim Dung viết trong đoạn lung của Ỷ thiên Đồ long ký. Từ đỉnh Kinh Thần Phong trên Thiên Sơn, Hà Túc Đạo với một cây đàn, một thanh kiếm lãng du về Trung Nguyên. Dừng chân giữa rừng bách ở ngoại vi chùa Thiếu Lâm, tỉnh Hồ Nam, Hà đánh đàn một mình cho chim nghe, chống kiếm than thở một mình về tình yêu, về cuộc sống. ?oHỡi ơi, nước xanh, đá trắng sao rời rạc nhau đến như vậy? ?" đó không chỉ là tiếu kêu thương cô đơn của riêng Hà Túc Đạo, của riêng Kim Dung mà là của tất cả mọi con người cô độc trên thế gian. Nước xanh chảy mãi, ra đi; đá cuội trắng vẫn còn ở lại. Tình yêu là như thế, chỉ đơn giản là nguồn suối đem lại cho đời nỗi ngậm ngùi vì rời rạc nhau. Hà Túc Đạo đánh cờ một mình, bán cầu não bên trái đánh với bán cầu não bên phải. Cho đến khi thế cờ ở vào chỗ bế tắc, tiến thoái lưỡng nan, Hà như rơi vào một mê hồn trận. Mê hồn trận ấy chính là nghiệp chướng do Hà Túc Đạo tạo ra và bước vào. Để cứu người anh hùng đơn độc, Quách Tương đã mách nước: ?oSao tiên sinh không bỏ Trung Nguyên mà quay về Tây Vực??. Một lời chỉ điểm đơn giản đã giúp Hà Túc Đạo nhận ra biện pháp giải tỏa bế tắc trong đại cục của đời mình, của tư tưởng mình. Chàng trung niên khen hay và cám ơn người bạn mới nhỏ tuổi. Năm ấy, Quách Tương mới 16 và Hà đã gần 40. Phiêu bạt một đời mới tìm ra bạn ngọc, anh chàng sáng tác một bản đàn để đàn cho Quách Tương nghe lòng thương nhớ cảm phục của mình. Bản đàn ấy vang lên trong một trận đấu tranh dữ dội; Quách Tương nghe và đỏ mặt lên vì nhận ra tiếng nỉ non của tình yêu. Hà Túc Đạo nhớ thương cô nhưng cô chỉ nhớ thương Dương Qua. Cuộc gặp gỡ giữa cô và Hà chỉ là cái duyên không hẹn trước, chỉ như là nước xanh và đá trắng rời rạc nhau. Cô bỏ đi tu, còn Hà quay về đỉnh Kinh Thần Phong, bỏ Trung Nguyên về Tây Vực đúng như thế cờ dang dở.
    Đêm ngồi ở Rạch Giá, Kiên Giang, trông ngàn sao lấp lánh trên biển, tôi chợt nhớ đến Nghi Lâm cởi rồi thắt lại giải áo để cầu nguyện cho mình được sống bên cạnh Lệnh Hồ Xung (Tiếu ngạo giang hồ). Nghi Lâm, cô sư nữ lỡ vướng vào ma chướng của tình yêu nhưng vẫn một lòng Thủy chung cùng Bồ Tát. Mâu thuẫn tình yêu và tôn giáo đã xé nát lòng cô sư nữ ấy. Cho nên mới có một sự dung hoà hi hữu trên đời: tiếng kinh tụng niệm Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn lại mang theo âm hưởng dịu dàng, trữ tình, say đắm của tình yêu. Có một cái gì đó đã không thể gặp gỡ và Nghi Lâm cố gắng biến nó thành ra cái có thể gặp gỡ được. Nội dung lời kinh là tôn giáo mà âm hưởng tụng niệm, diễn đạt lại là tình ca.
    Tôi yêu hệ thống tư tưởng của đạo Phật. Một lần lên Thiền Lâm, tôi ngồi với vị sư già, ngỏ ý xin ngài chỉ cho tôi một con đường đi để được xa cuộc sống mà vẫn rất gần với cuộc sống. Tôi nhớ đoạn Kiều Phong lên núi Thiên Thai, tìm nhà sư Trí Quan để xin cho ông biết chân diện mục của mình. Trí Quan cho Kiều Phong biết Kiều Phong là người Khất Đan, không phải họ Kiều mà là họ Tiêu ?" Tiêu Phong. Nhà sư đọc:
    Khất Đan với Hán nhân
    Bất luận giả hay chân
    Ân oán cùng vinh nhục
    Không hơn đám bụi trần
    Rồi nhắm mắt nhập định và viên tịch.
    Tôi chọn hai câu thơ sau trong bài thơ này để làm huớng xuất xử cho cuộc đời. Thượng toạ dạy tôi: ?oNghiệp duyên của đạo hữu với cuộc đời còn nặng lắm. Đaạ hữu cứ sống an nhiên, là, hết các công việc của mình, đem hết trí tuệ tuôn ra ngòi bút để phục vụ cho cuộc sống. Đạo Phật chủ trương ?oDuy tuệ thị nghiệp?. Phật tính nằm ngay trong công việc, trong glối sống chứ không hẳn là nằm trong Thiền viện, trong cuộc thanh tu. Còn khi nào tâm hồn xót xa, trí lực mệt mỏi, đạo hữu hãy tìm đến với thầy?. Khi tôi bạch Thượng toạ xin phép ra về, ngài còn dặn: ?oAi cũng có thể nói tu là cõi phúc, tình là dây oan. Nhưng tu sẽ không phải là cõi phúc nếu người ta còn sân si trong đường tu, tình sẽ không là dây oan nếu nggười ta không tạo ra những oan trái. Cả tu với tình đều có thể là cõi phúc, đều có thề là dây oan. Thầy đã đọc gần như đầy đủ cả ngàn bài viết của đạo hữu và nhận ra chất nhân hậu trong từng bài, từng câu. Hãy phát triển hơn nữa cái tâm từ bi trong ngòi bút?. Lời dạy của vị Thượng toạ 87 tuổi quả thật là dòng nước cam lồ tưới mát lòng tôi.
    Một đêm tháng 7, tôi lên rừng Phước Sơn (Lâm Hà, Đà Lạt), đúng 12 giờ khuya. Đêm nằm trong lán tranh nghe mưa rơi tầm tã ngoài trời, lạnh quá không ngủ được, tôi chong đèn và đọc Kim Dung. Lần này tôi mang theo Liên thành quyết, giở ra đúng đoạn Thủy Sinh một mình ra Quan ngoại, sống trong sơn cốc bốn bề mênh mông tuyết phủ, chở D(ịch Vân trở lại. Những nhân vật nữ của Kim Dung thật thông minh và cũng thật lãng mạn. Họ sẵn sàng đi mấy ngàn dặm ra ngoài quan ải ?" bây giờ thuộc Đông bắc Trung Quốc, sống một mình trong hang đá lạnh lẽo đời tình quân về từ sự suy đoán riêng của họ, Thủy Sinh trong Liên thành quyết, A Châu trong Thiên Long bát bộ suy đoán thế nào chàng Địch Vân, chàng Kiều Phong cũng sẽ trở lại. Và cám ơn trời, cái hạhnh phúc ấy đã thực sự xảy ra. Hay nói ngược lại, nếu Thủy Sinh, A Châu đi mấy ngàn dặm ra Quan ngoại chờ mà tình quân không trở lại, chắc họ sẽ đau đớn, sẽ ngậm ngùi mà chết đi trong nỗi tuyệt vọng. Tác giả đã để cho Địch Vân, Kiều Phong trở lại. Giữa tuyết trắng mênh mông lạnh buốt của thảo nguyên, bóng người về trở thành ngọn lửa sưởi ấm trái tim những người khao khát tình yêu. Người về Quan ngoại chính là bản tình ca, là chủ nghĩa nhân đạo phương Đông. Có lứa đôi đoàn viên hạnh phúc như Thủy Sinh - Địch Vân. Có lứa đôi tan nát, bất hạnh như Kiều Phong ?" A Châu. Nhưng bản tình ca nào cũng sáng lên rực rỡ cái đẹp phẩm giá con người, của sự thủy chung, của lòng chân thật. Đên Đà Lạt lạnh buốt mà lòng tôi vẫn cảm thấy ấm áp khi Thủy Sinh choàng tay ôm lấy Địch Vân.
    ?oHuyền tẫn? là một khái niệm sâu xa trong triết lý của Lão giáo. ?oHuyền tẫn? có nghĩa là nguyên lý me, nguyên lý tìm về giống cái, cội nguồn của sự sinh nở, của đời sống. Hãy nhìn lại mà xem, các dân tộc phương Đông tôn thờ và kính trọng các nữ thần biết bao nhiêu: Tây Vương Mẫu, Nữ Oa ở Trung Hoa; Thái Dương thần nữ ở Nhật Bản; Shiva ở Ấn Độ; mẹ Âu Cơ ở Việt Nam. Bởi vì họ là Me của muôn loài, là chất ngọc của giống cái, là biểu trưng của văn minh phồn thực. Yoni ?" hình ảnh bộ phận sinh dục nữ, đã được tạc thành totem để thờ phượng, kính nguỡng. Thông qua các nhân vật nữ xinh đẹp, tài hoa và lãng mạn của Kim Dung, thông qua những hình bóng phụ nữ cụ thể trên đời, tôi cũng cất công đi tìm chất ngọc, đi tìm ?oHuyền tẫn? của chính mình. Mười hai năm trước, mẹ tôi qua đời, tôi cảm thấy bơ vơ như đứa trẻ lên ba dù tuổi tôi đã 40. Cái quyết định tâm linh một người đàn ông chính là người phụ nữ mà người đàn ông ấy tôn thờ, thương yêu, kính trọng nhất. Mẹ tôi chính là người phụ nữ như thấ. Và tôi đọc Kim Dung, bàn về những khía cạnh khác nhau trong tiểu thuyết của nhà văn phương Đông tầm cỡ này cũng là đi tìm ?oHuyền tẫn? của mình.
    Truơng Vô Kỵ và Triệu Mẫn cùng vào một tiệm cơm nhỏ, lựa một chiếc bàn khiêm tốn và gọi mấy món thức ăn với một bình rượu đối ẩm. Sau đó, Trương Vô Kỵ đưa quần hùng Minh giáo đến tấn công chùa Vạn Pháp do Triệu Mẫn chỉ huy để cứu các hào kiệt Trung Nguyên đang bị Triệu Mẫn giam giữ. Cuộc chiến đấu thành công, Triệu Mẫn phải gánh chịu sự thảm bại lớn nhất trong đời cô. Đêm ấy, Triệu Mẫn tìm vào quán cơm xưa, chọn đúng chiếc bàn cũ, cũng kêu đúng các món ăn cũ, bình rượu, hai cái cốc, hai cái chén và hai đôi đũa. Cô rót rượu ra hai cốc thì bỗng dưng? Trương Vô Kỵ xuất hiện. Họ lặng lẽ đối ẩm như ngày nào mà không hề nói đến cuộc chiến một mất một còn ở chùa Vạn Pháp. Tôi cũng mong những lứa đôi trên đời này có được những bữa ăn ấm cúng tình yêu như vậy.
    Được usagi sửa chữa / chuyển vào 23:33 ngày 06/07/2003
  9. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    KIM DUNG NGÔN NGỮ XÃ HỘI HÓA​
    Người nhạc sĩ viết một ca khúc; ba bốn chục năm sau, một người thưởng thức nào đó còn nhớ được một vài ca từ, nghêu ngao hát lên là số phận ca khúc đó sống được trong lòng người. Một nhà thơ in cả trăm bài, chỉ cần có người yêu thơ thuộc được một đoạn hay vài câu là thơ đã sống được. Văn học, nghệ thuật là những sản phẩm tinh thần dành cho đám đông. Trong quá trình giao thoa giữa tác giả và người thưởng thức, một số câu, chữ, từ ngữ đặc biệt của tác phẩm đi luôn vào lòng người. Tác phẩm như vậy đã là thành công rồi. Còn ngôn ngữ văn chương tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung đối với người Sài Gòn, người miền Nam thì sao?
    Khi tác phẩm Ỷ thiên Đồ long ký được Tiền Phong Từ Khánh Phụng dịch với tựa đề Cô gái Đồ long, Nhà xuất bản Trung Thành in và phát hành năm 1966 thì bốn chữ ?oCô gái Đồ long? đã trở thành một câu hát:
    Có cô gái Đồ long lắc bầu cua
    Lắc một cái ra hai con gà mái?​
    Trẻ con khắp hang cùng ngõ hẻm hát, người lớn cũng hát trong những dịp Tết chơi lắc bầu cua. Ngôn ngữ văn học tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung đã được xã hội hóa một cách rộng rãi đến bất ngờ. Tôi rất hiểu có nhiều người không biết ?oĐồ long? là gì nhưng họ vẫn hát: ?oCó cô gái Đồ long lắc bầu cua??. Mà cần gì phải biết, hễ cao hứng thì cứ hát.
    Gần như từ giai đoạn đó trở đi, một số từ ngữ trong văn chương của Kim Dung ngày càng được xã hội hóa tại Sài Gòn và miền Nam theo sự xuất hiện của các bản dịch tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung trên báo chí.
    Khái niệm ?oTẩu hỏa nhập ma? được Kim Dung nhắc đến trong nhiều tác phẩm để chỉ một trạng thái nguy kịch có thể dẫn đến cái chết, sự điên loạn hoặc sự tê liệt hoàn toàn của một người luyện nội công sai đường. Như trong Hiệp khách hành, Cẩu Tạp Chủng (Thạch Phá Thiên) vừa có nội công Hàn ý miên chưởng (công phu chí âm của bà mẹ nuôi Mai Phương Cô truyền cho) vừa luyện Viêm viêm công (công phu chí dương của Tạ Yên Khách chỉ điểm). Đến lúc tối hậu, hai luồng chân khí âm dương đối địch nhau, mặt chàng lúc đỏ như say rượu, lúc xanh như xác chết trôi. Chàng ngã lăn trên phiến đá, giãy đành đạch mấy cái rồi nằm im, hơi thở mỏng như tơ? Đó là trạng thái tẩu hỏa nậhp ma. Giới trí thức và giới sinh viên thời ấy dùng phổ biến cụm từ này. Thí dụ ?oThằng ấy đang tẩu hỏa nhập ma? có nhĩa là thằng ấy đang? khùng.
    Những tiếng chửi tục của bọn hào sĩ giang hồ trong Tiếu ngạo giang hồ được dân sinh viên thời ấy ?omượn? tối đa. Tác phẩm có thuật chuyện bọn môn đệ Tung Sơn bị Lệnh Hồ Xung đâm mù mắt đã dụ quần hùng lọt vào hậu động Hoa Sơn, bít cửa động lại rồi giết họ. Bọn chúng cócâu ám ngữ ?oCút con bà mày đi? để nhận ra nahu là đồng bọn. Lệnh Hồ Xung cũng học được câu chửi ấy nên mới tự giữ mình được. Dân sinh viên dùng câu ám ngữ này như một? lời chào. Hai anh bạn gặp nhau, vừa mời nhau điếu thuốc, vừa ?oCút con bà mày đi?.
    Báo là nơi in tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung trước tiên cho nên giới nhà báo cũng là những người được đọc Kim Dung kỹ và đầy đủ hơn mọi người. Từ say mê feuilleton, họ say mê luôn các nhân vật và dùng luôn tên các nhân vật làm bút danh cho mình. Ông Lê Tất Điều ký bút danh Kiều Phong, ông Nguyên Sa ký bút danh Hư Trúc, ông Chu Tử ký bút danh Kha Trấn Ác. Những bút danh Tiểu Siêu, Du Thản Chi? lần lượt xuất hiện trên báo chí. Một số những nhân vật khác của Kim Dung cũng được ?omượn? họ tên để biểu hiện cho tính cách con người. Kẻ đạo đức giả, có thủ đoạn lừa mị thì bị gọi là ?oNhạc Bất Quần?. Kẻ hay ton hót, nịnh nọt thì bị gọi là ?oVi Tiểu Bảo?. Những danh từ riêng ấy qua tác động xã hội hoá, trở thành danh từ chung ám chỉ mộmt loại người. Điều ngộ nghĩnh là các ông nghị, bà nghị trong lưỡng viện Sai Gòn trước đây cũng hay sử dụng các ?othuật ngữ? này để thoá mạ nhau khi đấu khẩu trước diễn đàn hay phát biểu trước công luận.
    Nhiều từ ngữ khác trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung thâm nhập đời sống một cách tự nhiên. Những người ăn xin thì được gọi là ?oCái bang?, nhà giáo đánh học sinh một cái bạt tay được gọi là đánh một ?ochưởng?. Khái niệm ?ochưởng? được mở rộng ra để chỉ tất cả các loại phim quyền cước do Hongkong, Đài Loan sản xuất: Phim chưởng. Chử ?ochiêu? được sử dụng rộng rãi nhất: ?ora phố dạo mấy chiêu?, ?ocầm cơ bi da đánh một chiêu?, ?oanh đừng giở cái chiêu ấy ra với tôi?? Ngữ nghĩa chữ ?ochiêu? càng ngày càng được mở rộng đến nỗi nó? vượt xa tầm tay của Kim Dung. Người nhỏ tuổi gọi người lớn tuổi là ?oSư phụ?, sếp cơ quan được nhân viên gọi là ?oTrưởng lão?, từ chối một chức vụ hay xin hưu thì gọi là ?orửa tay gác kiếm?, cầm bút viết lại thì gọi là ?otái xuất giang hồ?.
    Nhưng chưa có chữ nào được xã hội hoá rộng nhất như chữ ?oMa giáo?. Trong tiểu thuyết của mình, Kim Dung hay nhắc đến Ma giáo, phát xuất từ chữ Manichéisme (Bái hỏa giáo, Minh giáo). Người Trung Hoa phiên âm là Ma Ni giáo, gọi mãi, người ta lượt bỏ chữ Ni để chỉ còn Ma giáo. Đi vào xã hội Việt Nam, chữ ?oma giáo? (không viết hoa) dùng để chỉ đặc điểm của một người có hành vi lật lọng, phản bội, xấu xa: ?oAnh đừng có chơi ma giáo với tôi?, ?oông ấy làm ăn rất ma giáo?, ?ocon người ma giáo ấy chẳng được ai ưa?.
    Có thể người ta quên mất nhiều câu chuện được kể trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung. Có thể người ta quên sách các chương hồi, các tình huống, các nhân vật. Thế nhưng, một số từ ngữ đặc biệt trong văn chương tiểu thuyết võ hiệp của ông được xã hội hóa, đi vào cuộc sống thì vẫn còn mãi trong văn nói của người Sài Gòn, người miền Nam. Tuỳ theo từng cách dùng, tuỳ theo từng thời điểm, ngữ nghĩa của các từ, ngữ ấu có thể chuyển đổi một ít hoặc toàn bộ.
    Truyện Kiều của Nguyễn Du để lại cho ngôn ngữ văn chương Việt Nam ta những tên Sở Khanh, mụ Tú bà, máu Hoạn Thư? Tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung cũng đem lại cho ngôn ngữ nói của chúng ta một số từ, ngữ mới; làm phong phú thêm ngôn ngữ nói và mở rộng thêm được một số khai niệm cần diễn đạt. Ở một chừng mực nào đó, ta có thể nói tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp của ông đã giao thoa đúng tần số với một bộ phận bạn đọc Việt Nam. Đó cũng là một thành công lớn của người cầm bút về phương diện ngôn ngữ, diễn đạt.
    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 05:10 ngày 07/07/2003
  10. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    YẾU TỐ BẰNG CHỨNG TRONG TRUYỆN VÕ HIỆP​
    Tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung không phải là sách pháp luật, cũng không phải là sách nghiên cứu về khoa học kỹ thuật hình sự. Tuy nhiên, những nhân vật của ông là giới hào sĩ giang hồ, có môn phái rõ ràng, sinh hoạt chủ yếu của họ đặt trên đường đao, mũi kiếm nên ít nhiều đã gây ra những trọng án. Để xây dựng thành một trọng án như thế, Kim Dung đã khéo léo tạo ra những bằng chứng, yếu tố không thể thiếu giúp bọn hào sĩ giang hồ điều tra, khám phá sự thật.
    Có những bằng chứng tự nó nói lên sự thật, chỉ ra kẻ gây án. Trong Liên thành quyết (hay Tố tâm kiếm), nhân vật Thích Phương bị giết bởi một lưỡi truỷ thủ - một dạng dao găm ngắn. Nhìn lưỡi truỷ thủ còn cắm trên bụng người sư muội của mình, Địch Vân biết ngay kẻ gây án là Vạn Khuê, chồng của nạn nhân. Vạn Khuê cưới Thích Phương không phải vì tình yêu; hắn chỉ muốn moi bí mật của Liên thành quyết, gồm những chữ ráp lại từ Đường thi tuyển tập để đi tìm một kho báu giá trị liên thành. Những chữ đó là: ?oGiang Lăng thành Nam, Tây Thiên Ninh tự, hoàng kim Phật tượng, hướng chi mô bái kiến thành chúc cáo thông linh Như Lai tứ phướng vãng sinh cực lạc? (Phía Nam thành Giang Lăng, phí Tây chùa Thiên Ninh, tượng Phật trong đại điện, hướng vào thành tâm vái lạy chúc cáo, Đức Như Lai sẽ ban phước được vãng sinh miền cực lạc).
    Cũng trong tác phẩm này, khi bật nóc hòm của tiểu thư Lăng Sương Hoa để rải hài cốt của Đinh Điển, người tình của Lăng tiểu thư, vào hợp tán, Địch Vân đã nhìn thấy cẳng tay của bộ xương đưa lên và trên mặt gỗ nắp áo quan phía trong có những chữ viết bằng móng tay. Hai bằng chứng sống động đó cho phép Địch Vân hiểu ra là Lăng Sương Hoa đã bị cha mình, tri phủ Lăng Thoái Tư, chôn sống. Trước khi tắt thở, cô còn gắng gượng đưa tay lên viết những dòng chữ từ biệt người tình Đinh Điển.
    Những nhân vật thực hiện công tác điều tra trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung thông minh một cách kỳ lạ. họ chỉ suy đoán nhưng suy đoán đó lại kinh qua những nhận định rất hợp lý và do vậy, họ suy đoán rất trúng. Trong Tiếu ngạo giang hồ, Lệnh Hồ Xung tìm thấy xác hai vị sư thái Định Nhàn và Định Tĩnh phái Hằng Sơn trên chùa Thiếu Lâm. Định Nhàn vẫn còn đủ sáng suốt để nhìn ra Lệnh Hồ Xung và trao lại cho chàng chiếc nhẫn sắt của chưởng môn phái Hằng Sơn. Nhà tu từ bi này tuyệt đối không cho Lệnh Hồ Xung biết ai đã giết mình; Lệnh Hồ Xung là nam nhân, không tiện cởi áo hai vị sư thái ra xem vết thương để biết thủ phạm. Thế nhưng, đại tiểu thư Nhậm Doanh Doanh, bạn gái Lệnh Hồ Xung, đã xem được vết thương đó, biết vết thương là do vật nhọn rất nhỏ đâm trúng trái tim. Cô suy đoán: kẻ giết người đã dùng vật nhọn như mũi kim thêu chẳng hạn; và thân pháp của hắn rất lẹ, công lực của hắn cực cao mới giết nổi Định Nhàn và Định Tĩnh. Để có công lực rất cao, thân pháp cực lẹ, nhân vật này hẳn đã luyện xong Tịch tà kiếm phổ. Kẻ ấy là ai? Chính là Nhạc Bất Quần, gã nguỵ quân tử, kẻ đã ăn cắp được Tịch tà kiếm phổ và nguyên là sư phụ của Lệnh Hồ Xung.
    Có những loại bằng chứng rất đặc biệt, gắn liền với một nhan vật đến nỗi nó trở thành ?othuộc tính? của nhân vật đó. Và do vậy, khi trưng ra bằng chứng đó, người ta biết ngay nó thuộc về ai. Đó là trường hợp những sợi tóc vàng của Tạ Tốn (Ỷ thiên Đồ long ký). Tạ Tốn có ngoại hiệu Kim mao sư vương (Sư tử lông vàng) vì tóc của nhân vật này vàng rực. Chu Chỉ Nhược, chưởng môn phái Nga Mi, đã phóng trục Triệu Mẫn, giết Hân Ly, mưu toan bắt giam Tạ Tốn, ăn cắp được cả Ỷ thiên kiếm lẫn Đồ long đao. Cô tổ chức lễ cưới với Trương Vô Kỵ, con nuôi (dưỡng tử) của Tạ Tốn. Khi hai người sắp bái thiên địa để thành lứa đôi thì Triệu Mẫn xuất hiện và đưa ra một sợi tóc vàng. Thấy sợi tóc đó, Trương Vô Kỵ đã bỏ đám cưới, chạy theo Triệu Mẫn để cứu nghĩa phụ của mình. Từ sợi tóc vàng đặc biệt này, kết hợp với một số bằng chứng khác nữa, Vô Kỵ dần dần hiểu ra toàn bộ những âm mưu và những thủ đoạn của Chu Chỉ Nhược.
    Cũng bởi bằng chứng rất đặc biệt cho nên trong truyện võ hiệp của Kim Dung có trường hợp đưa ra bằng chứng giả, dựng hiện trường giả để vu oan giá họa cho một người hoặc để đánh lạc hướng điều tra. Yếu tố này rất độc đáo bởi xã hội mà Kim Dung muốn phản ánh là xã hội trung Hoa cách tác giả trên 300 năm.
    Thiên long bát bộ thuật lại câu chuyện nàng Ôn Khang giết chồng là Mã Đại Nguyên, phó bang chủ Cái bang. Để vu oan giá họa cho Kiều Phong, bang chủ Cái bang, Ôn Khang đã phục rượu cho chồng mình say, rồinhờ Bạch Thế Kính, một tình nhân của mình, giết chồng bằng chiêu thức Tỏa hầu cầm nã thủ. Đây là một môn công phu độc đáo mà chỉ có Kiều Phong mới đủ công lực thực hiện. Để tăng độ xác tín, Ôn Khang còn ăn cắp cây quạt của Kiều Phong đặt tại hiện trường, bên xác Mã Đại Nguyên. ?oVụ án? này tạo thêm điều kiện để người ta tin rằng Kiều Phong là quân Khất Đan gian ác, đã giết Mã Đại Nguyên để che dấu nguồn gốc Khất Đan của mình.
    Trong một thời đại mà khoa học kỹ thuật hình sự còn thô sơ thì hơn bất kỳ yếu tố nào khác, chữ viết được coi là bằng chứng sống động nhất. Trong Lộc Đỉnh ký, để vu oan giá họa cho gã Hán gian tri phủ Dương Châu Ngô Chi Vinh, Vi Tiểu Bảo đã nhờ nhà nho Cố Viêm Võ nhái nét chữ của gia sư Ngô Tam Quế (một phiên vương đang khởi loạn chống vua Khang Hy) viết một bức thư gửi cho Ngô Chi Vinh. Từ phong cách hành văn đến loại giấy viết, Cố Viêm Võ đều mô phỏng đúng các văn thư của phủ Bình Tây vương Ngô Tam Quế. Riêng phần chữ ký giả của Ngô Tam Quế, Cố Viêm Võ phải nhở đến Tiền Lão Bản, một nhân vật võ biền. Tại sao phải nhở đến Tiền Lão Bản? Tiền Lão Bản là con nhà võ, Ngô Tam Quế cũng con nhà võ, học thức kém, chữ viết gân guốc. Phải nhở đến Tiền Lão Bản ký tên gân guốc mới ra nét chữ võ biền của Ngô Tam Quế. Bức thư giả này đương nhiên sẽ đệ trình lên bộ Hình, trở thành vật chứng của ?ovụ án? Ngô Chi Vinh thông đồng phiên tặc!
    Tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung không phải là tiểu thuyết hình sự hay trinh thám. Nhưng từ những bằng chứng do ông dựng lên, những cuộc điều tra mà các nhân vật của ông tiến hành, người đọc có cảm giác đang đọc một dạng tiểu thuyết hình sự hay trinh thám hấp dẫn và đầy tình khoa học. Kim Dung nói: ?oTiểu thuyết viết để cho con người hiện đại đọc. Chính tôi cũng là con người hiện đại?. Và điều đó cho ta biết tại sao trong những câu chuyện về giới giang hồ hào sĩ này của Kim Dung vẫn mang tính hiện đại của khoa học kỹ thuật hình sự qua những bằng chứng dù thật hay giả đều rất sống động, rất đặc biệt.
    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 04:48 ngày 07/07/2003

Chia sẻ trang này