1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kim Dung Giữa Đời Tôi ( Vũ Đức Sao Biển )

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi rua_nor, 27/01/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. usagi

    usagi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0
    HUYỀN THOẠI NHẠC LINH SAN ​
    Đọc đi đọc lại Tiếu ngạo giang hồ của Kim Dung, tôi cứ thầm mong rằng cô Nhạc Linh San đơn giản chỉ là nhân vật trong tiểu thuyết, rằng cô không hề có thật ở trên đời. Tôi yêu quí nhân vật này biết bao nhiêu ở những chương hồi đầu của bộ tiểu thuyết rồi tôi lại ghét cô bấy nhiêu ở những chương hồi sau.
    Nhạc Linh San là cô con gái độc nhất của chưởng môn phái Hoa Sơn Nhạc Bất Quần và bà Ninh Trung Tắc. Năm mười sáu tuổi, cô xuất hiện trong tác phẩm tiểu thuyết của KD với bộ mặt xinh đẹp và đôi mắt to , tròn của một cô gái trong sáng, trong trắng, nghịch ngợm và thông minh. Do yêu cầu theo dõi hành tung của phái Thanh Thành khi chúng tiến đánh Phước Oai tiêu cục để tìm kiếm bộ Tịch tà kiếm phổ, Nhạc Linh San đã được ?ođánh? xuống phủ Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, hoá trang thành cô gái bán rượu trong hiệu Đại Bảo mà chủ nhân của cửa hiệu là nhị sư ca của cô ?" Lao Đức Nặc.
    Hãy trở lại một chút với ngày xưa. Mười hai năm trước, Nhạc Bất Quần nhận một chàng trai không cha, không mẹ là Lệnh Hồ Xung vào làm đại đệ tử của phái Hoa Sơn. Lệnh Hồ Xung xem Nhạc Bất Quần như cha, Ninh Trưng Tắc như mẹ, Nhạc Linh San như em gái. Vốn là người tứ cố vô thân, chàng trai này đã coi phái Hoa Sơn chính là mái ấm của đời mình. Thông minh, giàu nghị lực, Lệnh Hồ Xung gần như đã học hết được chân truyền của Hoa Sơn kiếm pháp và Hoa Sơn khí công. Khi Nhạc Linh San mới ba bốn tuổi, chàng trai đã bế bồng cô hái hoa bắt ****, làm cho cô những đồ chơi. Lớn lên một chút Nhạc Linh San muốn hái sao trên trời. Cô may những chiếc túi nhỏ bằng vải sa để Lệnh Hồ Xung bắt đom đóm về bỏ vào túi; treo các túi chung quanh giường cô ngủ để khi nào chợt mở mắt ra, cô có thể thấy hàng trăm con đom đóm lấp lánh như ánh sao. Đến khi vào tuổi dậy thì, cô đề nghị Lệnh Hồ Xung cùng cô sáng tạo một kiếm pháp riêng. Họ rủ nhau xuống thác nước luyện kiếm, đặt tên cho đường kiếm là Xung ?" Linh kiếm pháp, một trò chơi của trẻ con. Oái ăm làm sao, trong Xung ?" Linh kiếm pháp này, Nhạc Linh San lại đề nghị đặt tên cho một chiêu thức nguy hiểm nhất là "Nhĩ tử ngã hoạt" (ngươi chết ta sống).
    Chỗ mạnh của Lệnh Hồ Xung là lòng nghĩa hiệp, là tính trung hậu, là tâm hồn nhân ái bao la. Chỗ yếu của Lệnh Hồ Xung là rượu. Chính vì chén rượu, Lệnh Hồ Xung bị gọi là gã lãng tử thanh danh tàn tạ, là con người không biết phân biệt trắng đen phải trái kết giao với bọn tà ma. Tất nhiên, đó chỉ là nhận xét của những người đứng ngoài cuộc; còn bản chất của sự việc không phải nhưu vậy. Mà Nhạc Linh San thì chưa bao giờ nhìn ra được bản chất ấy; cô chỉ hiểu con người qua tiếng đồn, qua sự suy đoán. Và đó là con đường đưa cô đến chỗ mất Lệnh Hồ Xung, mất đi món bảo vật là mối tình đầu thơ ngây tươi đẹp để về làm vợ một gã tiểu ngụy quân tử.
    Nhạc Linh San gặp Lâm Bình Chi tại Phúc Châu. Phía trên cô và Lao Đức Nặc có nguỵ quân tử Nhạc Bất Quần đứng ra thực hiện một âm mưu sâu sắc: rình rập để phỗng tay trên bộ Tịch tà kiếm phổ mà phái Thanh Thành đang nuôi tham vọng đánh cướp của nhà họ Lâm ở Phước Oai tiêu cục. Cuối cùng rồi âm mưu của Nhạc Bất Quần cũng thành công: lão thu nhận Lâm Bình Chi làm đệ tử, chiếm được bộ Tịch tà kiếm phổ và ?odẫn đao tự cung? (tự thiến bộ phận sinh dục) để luyện đường kiếm này. Cha được kiếm phổ còn con gái được gì?
    Nhạc Linh San lấy được Lâm Bình Chi, hưởng được toàn bộ vàng bạc châu báu của Lâm Bình Chi đem từ phân cục của Phước Oai tiêu cục tại Trường Sa về, trở thành cháu dâu của Vương Nguyên Bá, ông ngoại Lâm Bình Chi, một nhà giàu nứt tường đổ vách tại thành Lạc Dương. Tuy nhiên, làm vợ một gã đẹp trai mà cô gái này chưa hề được biết đến lạc thú của chuyện chăn gối. Vâng, vì nôn nóng trả thù phái Thanh Thành, Lâm cũng luyện Tịch tà kiếm phổ, cũng ?otự cung? như ông cha vợ. Cưới nhau xong, hai người ngủ riêng hai giường, chuyện chăn gối đối với họ thuần tuý chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng. Nói theo ngôn ngữ tâm phân học hiện đại của Sigmund Freud, Lâm Bình Chi đã tự triệt tiêu năng lực ******** Libido của mình.
    Nhưng đó là chuyện về sau, chuyện ở cuối bộ tiểu thuyết. Vấn đề ở đây chính là nhận thức về tình yêu của Nhạc Linh San. Cô gái ấy đã yêu đại sư ca Lệnh Hồ Xung của mình bằng một tình yêu nồng thắm. Gặp các bạn đồng môn, cô hỏi thăm cả mười tiếng đại sư ca đâu rồi. Thấy cha chiếu theo môn quy đánh đòn Lệnh Hồ Xung, cô khóc. Nghe chuyện Lệnh Hồ Xung bị người khác truy tìm, cô kinh hãi. Lệnh Hồ Xung bị phạt giam trên núi cao, cô giành phần đưa cơm, lại giấu cho chàng một hũ rượu ngon để uống giải sầu. Thậm chí khi cha mẹ đi vắng, cô đã dám tìm lên ngọn núi cáo, ngủ qua đêm với Lệnh Hồ Xung trong sơn động, tất nhiên là không có việc gì bê bối xảy ra vì Kim Dung ít khi cho trai gái quan hệ ******** trước hôn nhân. Một cô gái có mối tình đẹp như thế lại không cưỡng lại được trước gã ?omặt trắng? Lâm Bình Chi. Vắng đại sư ca, cô dẫn Lâm Bình Chi đi luyện kiếm, hái nấm, dạo chơi trong núi Hoa Sơn rồi dạy Lâm học kiếm pháp. Tác giả không nói rõ trong tiểu thuyết nhưng ta vẫn biết rằng qua những ngày tháng gần gùi với Lâm BÌnh Chi, cô khám phá ra được Lâm là một tỷ phú. Ngoài trái tim chung tình ra, Lệnh Hồ Xung chẳng có gì hết. Lâm thì có nhiều thứ: cái mã đẹp trai quyến rũ phụ nữ, vàng bạc châu báu đầy bao, cháu ngoại của một hào phú giàu nhất thành Lạc Dương và khúc sơn ca Phúc Kiến lạ tai: ?oChị em lên núi hái chè??. Cho đến khi Lệnh Hồ Xung nghe được câu ca rặt âm hườnng dân ca Phúc Kiến đó, chàng mới biết Nhhạc Linh Sa đã bỏ mình đi theo mối tình mới. Khúc sơn ca Phúc Kiến nát ngọc tan vàng đã cuốn toàn bộ kỷ niệm tình yêu đầu đời trôi theo dòng nước lũ. Lệnh Hồ Xung chỉ còn biết đem niềm đau của mình kể hết cho Nhậm Doanh Doanh, người con gái ẩn thân trong ngõ Lục Trúc thành Lạc Dương nghe?
    Nhưng tôi không hề phiền trách tư tưởng thực dụng trong cô gái mới 17, 18 tuổi này. Điều đáng phiền nhất là cô đã từng sống bên cạnh người đại sư ca trên mười mấy năm mà không hề hiểu được bản chất thật thà, trung hậu, ngay thẳng của Lệnh Hồ Xung. Cha cô đã vu cáo Lệnh Hồ Xung ăn cắp Tịch tà kiếm phổ nhà họ Lâm; theo gương cha, cô cũng cáo buộc Lệnh Hồ Xung đã giết bạn đồng môn, đã chém Lâm Bình Chi đến trọng thương và đã ăn cắp Tịch tà kiếm phổ của Lâm. Nói cách khác, cô hoàn toàn không hiểu được con người của Lệnh Hồ Xung. Có lẽ đó cũng là điều hết sức may mắn cho Lệnh Hồ Xung, bởi nếu chàng ta cưới một cô gái như vậy về làm vợ thì cuộc sống lứa đôi quả là sự trừng phạt không đáng có.
    Toàn bộ những điều mà cô cáo buộc Lệnh Hồ Xung chỉ là những phỏng đoán. Thực sự, chính cha cô đã làm nên tất cả những màn kịch ấy. Nhưng nâng từ sự phỏng đoán trở thành niềm xác tín thì chỉ có Nhạc Linh San; cha cô không hề tham dự vào. Cho nên, khi đã thành vợ Lâm Bình Chi, hiểu được rằng chồng mình đã tự biến thành một gã tiểu thái giám, Nhạc Linh San mới rõ được tất cả. Lúc bấy giờ thì đã muộn, Lệnh Hồ Xung đã là người thuộc về Nhậm Doanh Doanh. Nhạc Linh San chỉ còn biết mượn bài thơ của Lý Thương Ẩn chép lên tầm lụa treo trên vách:
    Phụng nữ ân cần biệt cố nhân
    Tóc tơ vương vấn nợ hồng trần
    Nhớ xưa luyến ái Hàn công tử
    Xương trắng thành tro hận chửa tan​
    .
    Cô đã bị chính chồng mình là Lâm Bình Chi giết. Hắn đã trở thành kẻ bất nam bất nữ, đâu có thích phụ nữ. Khi chết đi, vị phu nhân này hãy còn là một trinh nữ?
    Đọc đến đây, tôi cảm thấy xót thương cho Nhạc Linh San. Cô sống đã không có hạnh phúc, chết đi lại mang mối hận ngàn đời. Cuối cùng, con người thực dụng ấy lại quay về với bản chất làm người tốt đẹp nhất, lại biết quý chút kỷ niệm, chút tình đầu thơ ngây, trong sáng.
    Nhớ xưa luyến ái Hàn công tử
    Xương trắng thành tro hận chửa tan.
    Đây là bài do Bthutrang tỷ và Thainhi_vn huynh post lên, tại hạ hợp nhất lại để chư vị tiện theo dõi.
    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 04:52 ngày 07/07/2003
  2. usagi

    usagi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0

    Kim Dung trở lại Việt Nam​
    Báo Lao động số 69-70/98 ra ngày 30.4.1998 đã có bài phỏng vấn ông Thuý Toàn, phó giám đốc nhà xuất bản Văn học (Hà Nội) về việc sắp tới nhà xuất bản này sẽ in hàng loạt tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung (Hong Kong). Báo Lao động gọi đây là một ?odự án?, có nghĩa là việc dịch và in các tác phẩm của Kim Dung đã, đang và sẽ trải qua một quá trình đầu tư lớn cả về tài chính lẫn trí tuệ. Có lẽ nguồn tin trên đang tạo ra sự quan tâm, ngạc nhiên lẫn thú vị trong giới trung niên trở lên của Kiến thức ngày nay bởi chỉ có Kiến thức ngày nay ?omới? chịu đăng tải những bài nhận định của tôi về tác phẩm Kim Dung từ năm 1993 đến nay, khi tác phẩm của nhà văn này chưa được phép chính thức cho xuất bản.
    Chưa nói đến những chức năng to lớn khác của Văn học, chỉ bàn đến chức năng giải trí thôi thì các tác phẩm của Kim Dung đã có thể xếp ở hàng đầu. Với cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; chương hồi nối tiếp chương hồi; tình tiết nối tiếp tình tiết; Kim Dung đã tạo ra một thế giới trong một thế giới. Ở điểm này, dường như Kim Dung đã đi vào con đường mà các bậc tiền bối sáng tạo ra Phong thần diễn nghĩa, Liêu trai chí dị, Tây du Kí? đã từng đi. Nhưng so với các bậc tiền bối, kỹ thuật tiểu thuyết của Kim Dung lâm ly biến ảo hơn, bút phấp tài hoa hơn, văn chương thanh nhã hơn. Trong bản báo cáo đọc trước Đại học Bắc Kinh nhân ngày Kim Dung được mời về đây để trao học hàm Tiến sĩ danh dự, ông Nghiêm Chỉ Viêm, nhà nghiên cứu văn học đã ca ngợi: ?oKim Dung đã đưa tiểu thuyết võ hiệp lên ngang hàng với văn học cung đình?. Kim Dung được xếp hạng trong danh sách 10 nhà văn lớn của văn học Trung Quốc. Tất nhiên, độ ?olớn? của ông không chỉ dừng lại ở chỗ tác phẩm của ông đem lại nguồn giải trí cho độc giả. Ống lớn hơn những tác gia khác ở chiều sâu về kiến thức. Tác phẩm của ông là một sự dung nạp khá phong phú những kiến giải về Triết học Đông phương, sử học, địa lý học. y học, võ học, văn học? Trong những nhà văn hiện đại của Trung Hoa, ông là người được học hành bài bản: tốt nghiệp cử nhân luật Đông Ngô pháp viện, không ra làm luật sư mà nhận công việc quản thư thư viện để đọc rồi sang Hông Kông làm báo. Cũng có lẽ, ông xuất thân trong một dòng tộc có truyền thống văn học: viễn tổ Tra Y Hoàng, Tra Thận Thành, Tra Kê Tá từng là các nhà văn thời Minh mạt ?" Thanh sơ; ông nội từng là nhà thơ có tác phẩm in trong đời vua Quang Tự. Nhưng chiều sâu văn hoá hay truyền thống văn học của gia đình chỉ là một chuyện. Cái cơ bản nhất vẫn là ?onội lực? của chính Kim Dung: đi tìm một con đường mới, một thể loại tiểu thuyết mới; xây dựng phong cách mới; thể hiện bằng một bút pháp mới; hình thành một dòng văn học mới: văn học tiểu thuyết võ hiệp. Kim Dung hoàn toàn khác với các nhà văn phương Tây, lại cũng khác với những nhà văn Trung Hoa hôm nay và ngày xưa. Đọc Kim Dung chính là đọc cái mới, cái độc đáo, cái ?ohoà nhi bất đồng? đó của ông.
    Trong Cẩm nang tiêu dùng của báo Sài Gòn tiếp thị số ra đầu tháng 5/1998, nhà văn Hoài Anh và tôi đã trả lời bốn trang phỏng vấn về các tác giả lớn của tiểu thuyết võ hiệp và về Kim Dung giữa Sài Gòn (cũ). Cuộc phỏng vấn diễn ra trước khi có bài ?oChúng tôi in Kim Dung không chỉ để kiếm lãi? trên báo Lao động số 69-70/98. Không hẹn mà nên, ông Hoài Anh cùgn chúng tôi có chung cái nhìn: nên cho in lại những tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp, đặc biệt là những tiểu thuyết võ hiệp đúng đắn. Tôi vẫn bảo lưu cái nhìn hảo cảm với những tác phẩm của Kim Dung như đã từng bảo lưu năm năm qua trong những bài viết trên Kiến thức ngày nay. Cho đến khi bạn đồng nghiệp Lao động đưa ý kiến của ông Thuý Toàn thì chúng ta có thể hiểu chuyện Kim Dung trở lại Việt Nam là một chuyện sẽ có thật. Vấn đề còn lại là tác phẩm võ hiệp của Kim Dung sẽ ?otrở lại? như thế nào đối với bạn đọc Việt Nam.
    Thật sự, trong 24 năm qua, bạn đọc phía Bắc, cũng như phía Nam vẫn có đọc Kim Dung. Đó là những tác phẩm do các ông Hàn Giang Nhạn, Từ Khánh Phụng, Từ Khánh Vân dịch trước năm 1975 tại Sài Gòn; những tác phẩm do một nhà xuất vản ở miền Trung in lại năm 1992 và những chuyện phóng tác được in chinh thức nhưng không đề tên Kim Dung. Cả ba loại này đều có sự khuyết nhược: truyện in trước 1975 thì dài dòng, chưa được biên tập kĩ; truyện in năm 1992 thì cắt xén tuỳ tiện, nhiều lỗi về kiến thức và in ấn; truyện phong tác thì quá nhiều khuyết nhược. Cho nên, việc cho in lại tác phẩm Kim Dung một cách chính thức, căn cứ vào bản in của Minh Hà xã năm 1997 ở Hong Kong, theo chúng tôi, là một hiện tượng đáng mừng trong sinh hoạt văn học. Việc ấy đã diễn ra vào cuối năm 1998 với bộ Tuyết Sơn phi hồ.
    Chúng tôi xin phát biểu một vài ý kiến. Chúng ta cho in lại những tác phẩm Kim Dung không phải vì Trung Hoa đã cho in lại từ năm 1985 mà vì tác phẩm Kim Dung xứng đáng để được in lại và giới thiệu với bạn đọc Việt Nam. Một lẽ nữa, nói là in lại Kim Dung nhưng không phải tác phẩm nào của ông cũng xứng đáng đẻ in lại. Những bộ Độc bá quần hùng, Võ Lâm ngũ bá truyện tự thân nó mang nhiều chi tiết hoang đường; tốt hơn hết là không in lại. Tiếu ngạo giang hồ, Hiệp Khách hành, Thần điêu hiệp lữ, Xạ diêu anh hùng truyện, Ỷ thiên đồ long kí, Thiên Long bát bộ, Lục Mạch thần kiếm truyện, Lộc Đỉnh kí,,, xứng đang để được in lại. Ba là trong những tác phẩm ?oxứng đáng được in lại?, các nhà xuất bản cũng nên giữ vững cái quyền biên tập. Kim Dung viết thế nào, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa in lại thế nào thì ta vẫn biên tập theo cách của ta. Chúng tôi nghĩ rằng điều quan trọng nhất là phải cảnh giác với tư tưởng Đại Hán, cái tư tưởng coi các dân tộc lân bang là cỏ rác tản mác đâu đó trong tác phẩm Kim Dung. Trong thời gian qua, các đài truyền hình chiếu quá nhiều phim Trung Hoa, kể cả phim hoạt hình cho thiếu nhi, quả là một điều đáng ngại. Cái mà ta cần đề phòng là nước mặn xâm thực ruộng nước ngọt.
  3. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    KIM DUNG VÀ VẠN SỰ GIAI KHÔNG
    ?oVạn sự giai không? là một trong những quan điểm lớn lao của đạo Phật. Hiểu một cách chân phương, ?oVạn sự giai không? là mọi thứ trên đời đều là tạm bợ, hư ảo không có thật. ?oVạn sự giai không? thể hiện nhân sinh quan, vũ trụ quan căn bản nhất của tư tưởng đạo Phật: anh không có, tôi cũng không có; nhan sắc cũng không, tình yêu cũng không; cả thế giới này là một chữ KHÔNG to tướng. Kinh Bát nhã Ba la mật chép: ?oSắc tức thị không, không tức thị sắc? (Sắc chính là không, không chính là sắc). Than ôi, đến cái đẹp của phụ nữ - nguồn cảm hứng vô tận trong văn học nghệ thuật nhân loại ?" cũng không có nữa thì thế giới này quả thật đáng buồn.
    Kim Dung có lẽ là một đệ tử thuần thành của nhà Phật, thấm nhuần tư tưởng Phật giáo sâu sắc. Tư tưởng ấy hiện ra trong các tác phẩm võ hiệp tiểu thuyết của ông một cách có hệ thống, trở thành nguồn tư tưởng phương Đông chủ đạo, bao trùm khắp tác phẩm.
    Trong những bộ tiểu thuyết của mình, Kim Dung thường nhắc đến sự tích Đức Bồ Đề Đạt Ma từ Thiên Trúc qua Trung Quốc, diện bích trong 9 năm, hình thành hệ tư tưởng Thiền tông Trung Hoa. Từ đó mới có chùa Thiền tông Thiếu Lâm ra đời, mới có các kinh văn Phạn ngữ du nhập Trung Quốc được dịch ra Trung Văn và mới có các thứ võ công danh tiếng mang dáng dấp Thiền tông: Niêm hoa chỉ, Bát Nhã chưởng, Thiếu Lâm trường quyền, Dịch cân kinh, Thiên thủ Như Lai chưởng, Kim Cương chỉ, Đạt Ma kiếm pháp? Một số vũ khí cổ điển mà các nhà sư Thiếu Lâm sử dụng cũa mang dáng dấp Thiền tông: thiền trượng, phương tiện sản?
    Trong cách đặt tên nhân vật cho các nhà sư Thiếu Lâm, Kim Dung cũng cố gắng thể hiện chữ Không trong ?oVạn sự giai không?: Vô Tướng, Vô Sắc, Huyền Khổ, Huyền Nạn, Huyền Từ, Huyền Thống, Độ Ách, Độ Nạn, Độ Kiếp, Hư Trúc, Không Kiến, Không Văn, Không Trí, Không Tín? Các nhà sư Thiếu Lâm xuất hiện trrong tác phẩm Kim Dung rất gọn nhẹ, bên mình không mang theo một thứ vật dụng, quần áo gì. Thỉnh thoảng có người cầm theo cây gậy, đoản côn, sợi dây (khuyên) để làm vũ khí. Ra đi chiến đấu với địch thủ, họ thường sử dụng đôi bàn tay thịt. Ở một góc độ nào đó, họ là những người ?ovô sản? - một biểu hiện khá triệt để của chữ ?okhông?.
    Trong Thiên long bát bộ, Kiều Phong đau xót tìm nguồn gốc của mình là người Hán hay người Khất Đan. Hơn đâu hết, ở Trung Hoa ngày xưa, mặc cảm dân tộc và sắc tộc rất lớn: người Hán mới là người; các dân tộc và sắc tộc khác chỉ là Tứ di (bốn rợ). Kiều Phong là bậc anh hùng đạt đạo những vẫn không thoát ra được tư tuởng dân tộc hẹp hòi, chỉ sợ bản thân mình thuộc dòng giống Khiết Đan mọi rợ. Ông tìm lên chùa Chỉ Quán, núi Thiên Thai xin gặp nhà sư Trí Quan để hỏi cho ra nguồn gốc đó. Trí Quan chỉ đọc một bài kệ lửng lơ:
    Khiết Đan với Hán nhân
    Bất luận giả hay chân
    Ân oán cùng vinh nhục
    Không hơn đám bụi trần.​
    Cả bài kệ là một chữ ?okhông?, kết thúc mọi vấn đề dân tộc, ân oán, vinh nhục trên đời. Tất cà chỉ là bụi trần, hỏi mà làm chi, biết mà làm gì. Sức học của Kiều Phong không cho phép ông hiểu ra ý nghĩa của bài kệ đó ngay thời điểm Trí Quan đọc. Nhưng khi ông nhìn nụ cười hiền từ nở ra trên đôi môi nhà sư và cái chết đầy tính giải thoát của nhà sư khi đọc xong bài kệ, có lẽ ông nhận ra chữ ?okhông? trong tư tưởng của Trí Quan, của nhà Phật.
    Kim Dung đã thật sự thhành công khi tạo cho độc giả nhận thức coi cái chết như một sự giải thoát, sự trở về. Trong Tiếu ngạo giang hồ, nhà sư Phương Sinh đứng trước xác bốn đệ tử bị Doanh Doanh giết chỉ đọc một bài kinh văn siêu độ. Ông không trả thù Doanh Doanh, cũng không chôn cất các đệ tử bởi ông coi các xác chết cũng như bốn cái túi da, chôn cũng vậy mà không chôn cũng vậy. Tất cả đều trở về với cát bụi. Trong Thiên long bát bộ, nhà sư Huyền Thống đang hăng hái đánh nhau với bọn Hàm Cốc bát hữu, chỉ cần nghe nho sinh đọc câu: ?oKhổ hải vô biên hồi đầu thị ngạn? (bể khổ mênh mông, quay đầu là bờ) đã chợt ngộ ra chữ ?okhông?, đứng tim mà chết, trên môi nở nụ cười mãn nguyện. Cũng trong tác phẩm này, một nhà sư già trong Tàng Kinh Các chùa Thiếu Lâm đã hóa giải mối thù sâu như biển giữa Tiêu Viễn Sơn (người Khiết Đan) và Mộ Dung Bác (người Tiên Ty). Bốn tay họ giao nhau, hai lòng cùng giác ngộ; họ chợt nhận ra những âm mưu, thủ đoạn, khát vọng trả thù chỉ là hư ảo. Và nhà sư Ba La Tinh (người Thiên Trúc) cũng nhận ra cái hư ảo trong giấc mộng ăn cắp kinh văn đem về Thiên Trúc của mình. Ông chợt nhận ra Thiên Trúc hau Trung Hoa đều là thế gian, cũng ?okhông? tuốt, và việc trở về Thiên Trúc là không cần thiết nữa.
    Chữ ?okhông? can thiệp vào tình yêu một cách tích cực. Ai yêu nhà sư Huyền Từ bằng Diệp Nhị Nương. Người phụ nữ này đã hiến thân cho Huyền Từ, sinh ra chàng Hư Trúc. Nhưng Huyền Từ là Phương trượng của chùa Thiếu Lâm; Diệp Nhị Nương cam chịu sống lẻ loi, không dám nhìn mặt người tình trong suốt 20 năm cũng chỉ là để cho Huyền Từ khỏi bị tai tiếng vì chử ?odâm? trong Ngũ giới cấm của nhà Phật. Đến phút cuối, trước quần hùng tại isân chùa Thiếu Lâm; Huyền Từ, Diệp Nhị Nương và Hư Trúc mới đoàn tụ. Cha, mẹ và đứa con lưu lạc cùng gặp lại nhau, có hạnh phúc nào lớn hơn điều ấy? Thế nhưhng, ở đây chữ ?okhông? lại xuất hiện, can thiệp, biến tất cả niềm hạnh phúc thành khúc bi ca. Huyền Từ tự vẫn để tạ tội với chư tăng chùa Thiếu Lâm; Diệp Nhị Nương tự vẫn theo người tình cho có đôi có bạn. Tình yêu của họ cũng chỉ là hư không; chăn gối ngày xưa cũng chỉ là hư không.
    Trên cơ sở chữ ?okhông?, Kim Dung xây dựng những nhân vật rất lạ. Như Định Nhàn sư thái, chưởng môn phái Hằng Sơn (Tiếu ngạo giang hồ); sau một trận chiến đấu hung hiểm đầy máu và lửa, bà xuất hiện với chiếc áo không lấm một vết than tro, khuôn mặt bình thản, tay lần chuỗi tràng hạt như không có chuyện gì xảy ra. Vị nữ ni này đúng với ba chữ ?ovô ưu?, ?ovô uý?, ?ovô trần? của đạo Phật. Mà ?ovô? cũng chính là ?okhông?. Trước khi chết trên chùa Thiếu Lâm, vị nự ni này truyền chức chưởng môn lại cho Lệnh Hồ Xung mà vẫn không chịu nói ra ai đã giết mình. Ấy bởi vì kẻ giết bà chính là Nhạc Bất Quần , sư phụ của Lệnh Hồ Xung! Chữ ?okhông? đã giúp bà quên đi mối thù. Bà chết nhưng chữ ?okhông? ấy vẫn long lanh trong sáng.
    Tôi đã nói ?okhông? cũng là ?ovô?. Kim Dung triệt để bàn đến chữ ?okhông? của đạo Phật qua tiểu thuyết của mình nhưng xin bạn đọc chớ ngại ông biến cả thế giới tiểu thuyết thành ra hư ảo hết. ?oKhông? cũng là ?ovô? nhưng đồng thời ông lại đưa ra biện chứng ?oVô trung sinh hữu? (trong cái ?okhông? sinh cái ?ocó?). Và đó là vấn đề mà tôi sẽ bàn đến, nếu tôi còn sống, chưa trở về với chữ ?okhông?.
    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 04:41 ngày 19/07/2003
  4. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    ĐÊM PHƯƠNG NAM ĐỌC LẠI Ỷ THIÊN ĐỒ LONG KÝ
    Tôi đang ở trong phòng 301, nhà khách Đoàn T.30 của Quân khu 9. Tháng 11, đêm Cần Thơ mưa nặng hạt. Qua cửa kính, tôi có thể nhìn thấy màn mưa trắng xóa trên rạch Cái Khế, những ánh điện vàng vọt hắt xuống từ những khung cửa của các ngôi nhà ven bờ rạch bên kia. Mưa rơi thường gọi nhớ cho lòng người. Đây là một đêm phương Nam như bao đêm phương Nam khác, nhưng trời mưa khiến lòng thao thức, không ngủ được. Không ngủ được vốn là thuộc tính của tôi. Lòng tôi như một sợi dây đàn, chỉ cần một cơn gió nhẹ thổi qua là có thể rung lên thành tiếng; huống chi cuộc sống đầy những ba động, sướng khổ, vui buồn.
    Bức thư kêu oan của một bà mẹ trong một xã vùng sâu huyện Châu Thành A, kể chuyện cô con gái 16 tuổi của mình bị làm nhục mà vụ án vẫn không bị khởi tố, bị can vẫn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự làm lòng tôi đau nhói. Cô gái đã kể lại cho tôi nghe những giây phút kinh hoàng, đau đớn nhất đời cô. Kẻ gây án là một người có chức quyền, thuộc một tập thể sắp được lãnh huân chương. Trorng trường hợp này, danh dự của tập thể quan trọng hơn phẩm giá một người phụ nữ. Người ta đã mời cô đến, đưa một triệu đồng hỗ trợ, đưa cho mẹ cô ba triệu đồng gọi là giúp vốn về quê làm ăn. Khi cô đi khỏi miền đất tai họa của đời mình, có kẻ tự xưng là ?onhà báo? viết một bài khá dài, ca ngợi kẻ làm nhục cô là một cán bộ năng nổ đầy tinh thần trách nhiệm; lên án cô là một thứ gái chuyên trộm cắp, đã được cho tiên2 mà còn lật lọng tố cáo vu vơ. Lẽ phải đã bị xâm phạm thô bạo, sự thật đã bị bẻ cong. Tôi có đủ cơ sở để chứng minh cô gái bị làm nhục và chứng minh kẻ có chức quyền kia đã phạm tội. Nhưng tôi viết lên thì ai sẽ nghe tôi và liệu tiếng nói của tôi có đủ sức lay động tấm lòng của những người là công tác tố tụng để bắt giữ, điều tra, truy tố và xét xử kẻ phạm tội ấy?
    Tôi cảm thấy nhục nhã vì chưa làm hết chức năng của một nhà báo đối với bạn đọc, với một bà mẹ nghèo và một cô gái bất hạnh đã tin tưởng gởi đơn kêu cứu đến cho tôi. Tôi cảm thấy nhục nhã bởi giữa cuộc sống mình bạch mà còn có ?onhà báo? vô lương tâm, tự nguyện làm một thứ bồi bút cho đồng tiền để quay lại phóng uế vào sự thật. Tôi cảm thấy nhục nhã khi nhiều bạn đồng nghiệp ngay thẳng của tôi và cả tôi cùng đánh đồng với một thứ ?onhà báo? như vậy. Thôi thì tôi trở lại với tư thế của nhà văn, đọc một cái gì đó mà mình yêu thích và viết một cái gì đó mà mình cần viết.
    Có lẽ trong suốt bộ tiểu thuyết Ỷ thiên Đồ long ký, không có âm thanh nào ám ảnh tôi như tiếng gầm rú của Tạn Tốn. Kim Dung gọi đó là thần công Sư tử hống - tiếng gầm của sư tử. Tiếng gầm ấy là một vũ khí lợi hại; nó vang rền, kéo dài đập vào mang nhĩ của người nghe. Kẻ nào công lực yếu sẽ bị tiếng gầm làm cho hôn mê và chết luôn; kẻ có công lực khá hơn thì không chết nhưng mất hết trí nhớ, trở thành cuồng loạn. Trong toàn bộ tác phẩm, Tạ Tốn chỉ gầm lên một lần trên đảo Vương Bàn Sơn. Tiếng gầm của lão đã giết chết quần hùng; chỉ còn hai người sống sót nhưng cuồng loạn là Tưởng Đào và Cao Tắc Thành phái Côn Lôn; hai người sống sót trọn vẹn nhưng bị lão bắt đi làm ?otù binh? là Trương Thuý Sơn phái Võ Đang và Hân Tố Tố của Bạch mi giáo. Tại sao Trương Thuý Sơn và Hân Tố Tố sống? Ấy là vì tác giả không muốn một thư sinh tài hoa, có nghệ thuật thư pháp tuyệt vời và một cô gái trong trắng, tươi đẹp, thông minh phải chết. Cái tài hoa, cái đẹp của họ là vốn quý của cuộc sống. Nhưng vốn quý ấy đồng thời cũng là mầm của tai họa, của đau đớn, của lầm than. Kim Dung gọi họ là một đôi người ngọc (ngọc nhân). Đôi người ngọc ấy phải sống, phải lưu lạc lên Băng Hỏa đảo, phải kết đôi với nhau, rồi phải trở lại Trung Nguyên để gánh chịu sự đau đớn của cái nhìn phân biệt chính tà, phải chết đi trên núi Võ Đang để giữ bí mật cho bảo đao Đồ long. Nghĩa là họ phải trả giá cho chính tài hoa và nhan sắc mà trời ban cho họ.
    Tiếng Rú của Tạ Tốn bao hàn đủ cả đau thương, uất hận. Một con người văn nhã, có kiến thức văn học uyên bác, có tài biện luận trôi chảy mà vợ con lại bị chính gã ?osư phụ? mất dạy là Thành Khôn giết chết. Tạ Tốn coi người thầy của mình là cừu nhân, mà oái oăm thay, gã cừu nhân ấy lại có vai trò lớn hơn cả người cha (trong chế độ quân chủ theo Nho giáo). Tạ Tốn đi tìm cừu nhân, lại đánh chết một vị thần tăng mà lão thường kính trọng. Cũng như Chí Phèo của Nam Cao, Tạ Tốn của Kim Dung mong muốn được làm một con người lương thiện nhưng con đường trở về với bến lương thiện của lão đã bị chặt đứt bởi sự phân biệt ân oán, chính tà, thiện ác. Tôi cho rằng Tạ Tốn cất tiếng rú là một cách phát tiết tâm tình. Tạ Tốn rú cũng như Bạch Cư Dị làm thơ, cũng như cô kỹ nữ trên bến Tầm Dương cất tiếng hát. Tất cả chỉ là sự phát tiết.
    Hân Ly, em cô cậu của Trương Vộ Kỵ, lại thương yêu Trương Vô Kỵ. Trong quan điểm của hôn nhân gia đình Trung Hoa ngày xưa, anh chị em cô cậu ruột, anh chị em bạn dì ruột được phép lấy nhau. Ở đây, người ta bỏ qua mối dây quan hệ huyết thống, chỉ chú trọng đến yếu tố bàng hệ. Vâng, Hân Ly thương yêu Trương Vô Kỵ. Nhưng khác với những thiếu nữ xuân thì, cô không muốn giữ lại tấm nhan sắc xinh đẹp của mình. Cô luyện một môn võ công độc ác với ước mong môn này sẽ giúp cô trả thù lớn cho mẹ mình. Cô dùng đôi tay hút hết chất độc của những con nhện độc vào thân thể mình và cô biết khi luyện đến một ngàn con nhện độc, chất độc sẽ tích tụ trong cơ thể, dung mạo biến đổi trở nên xấu xí vô cùng. Môn võ công của cô được gọi là Thiên châu vạn độc thủ. Châu đây là con nhện. Đời cô chuyên chơi với những con nhện nên Kim Dung còn gọi cô là Châu Nhi (bé Nhện). Chất độc của nhện đã làm cho khuôn mặt cô ngày càng xấu đi; chỉ còn nụ cười với hàm răng trắng là vẫn rực rỡ. Về sau, cô bị rạch bốn nhát kiếm vào mặt; chất độc chảy ra khiến da thịt trắng trẻo lại. Nhưng một thiếu nữ bị bốn vết kiếm trên mặt thì dù trắng trẻo đến đâu cũng không thể gọi là cô gái đẹp được. Cái hạnh phúc muốn được làm duyên làm dáng trước tình quân muôn đời cô không thực hiện được.
    Ỷ thiên Đồ long ký có một cái bóng thấp thoáng rất lạ. Đó là Thành Khôn, gã sư phụ mất dạy của Tạ Tốn. Gần như Thành Khôn gây nên các oán thù, xung đột trong tác phẩm nhưng người đọc không thấy rõ ràng chân tướng lão qua tác phẩm đồ sộ này. Đầu tiên, khi Trương Vô Kỵ cứu các cao thủ Minh giáo trong Tổng đàn trên Quang Minh Đính, đã giao đấu với lão, biết lão chính là kẻ cừu nhân của nghĩa phụ Tạ Tốn, đã trốn vào phái Thiếu Lâm dưới pháp danh Viên Chân nhưng chàng chỉ nghe được tiếng nói và tiếp xúc với hai bàn tay lão xuyên qua cái bao vải. Mọi người tưởng lão chết trong đám loạn quân nhưng khi kiểm tra lại các xác chết thì lão đã trốn mất. Rồi khi Trương Vô Kỵ cùng Tiểu Siêu đi vào đường hầm bí mật dưới Quang Minh Đính, bị Thành Khôn lấp tảng đá để bít kín miệng hầm, Vô Kỵ vẫn không thấy được mặt lão. Lần cuối cùng, khi âm mưu bại lộ, lão mới xuất hiện và giao đấu với Tạ Tốn tại hậu sơn chùa Thiếu Lâm. Tạ Tốn bị mù, bị lão đánh cho tả tơi. Thế nhưng, Tạ Tốn đã cố ôm lão cùng rơi xuống hầm giam tối đen. Ở đấy, người mắt sáng cũng như kẻ đui mù. Tạ Tốn cuối cùng cũng trả được mối đại thù: đam mù hai mắt Thành Khôn, phế hết võ công của lão. Kẻ cả lần cuối cùng này, Thành Khôn cũng xuất hiện dưới lớp hóa trang làm cho cả quần hùng không ai nhận ra. Chỉ có Tạ Tốn, nhờ bị mùa mà nhận được tiếng nói. Rốt cuộc, chẳng ai thấy rõ Thành Khôn ra làm sao.
    Có lẽ bạn đọc ngạc nhiên, tự hỏi tại sao tôi đọc lại Ỷ thiên Đồ long ký mà chỉ điểm có ba nhân vật Tạ Tốn, Hân Ly, Thành Khôn; ba nhân vật phụ. Vâng, giữa đêm Cần Thơ mưa rơi tầm tã, đêm phương Nam lặng lẽ, tôi cứ suy nghĩ mải về Tốn, Ly và Khôn. Bạn để ý ba cái tên ấy chứ? Đó là ba quẻ trong tám quẻ của kinh Dịch: Càn Khảm, Chấn, Tốn, Cấn, Ly, Khôn, Đoài. Vâng, Ỷ thiên Đồ long ký lấy ba quẻ đặt tên nhân vật. Ở một tác phẩm khác, Kim Dung lại sử dụng hai quẻ Càn và Cấn để đặt tên cho hai nhân vật phụ là Công Dã Càn và Hoa Hách Cấn. Kim Dung có ngụ ý gì khi đưa các quả của kinh Dịch đặt tên cho nhân vật mình? Tôi cứ suy nghĩ mãi điều đó nhưng chưa tìm ra được chìa khóa giải mã. Cho nên, giữa đêm mưa phương Nam, tôi cứ đọc lại Ỷ thiên Đồ long ký và đi tìm. Còn các bạn, các bạn đã tìm ra chưa?
    Được thainhi_vn sửa chữa / chuyển vào 23:41 ngày 24/07/2003
  5. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    SỬ KIẾM Ý, BẤT SỬ KIẾM CHIÊU
    Hôm nay là mồng Một tết Nhâm Ngọ (2002), rơi đúng vào ngày sinh của tôi. Nhà nho nói: ?oĐa thọ đa nhục?. Tôi đã ?othọ? thêm được một tuổi nữa, lòng thực sự không cảm thấy hạnh phúc chút nào. Ấy bởi vì trong cuộc sống và sáng tạo của một người cầm bút, tuổi già thường được đồng hóa với sự trì trệ, sự mệt mỏi, sự thiếu lửa. Mà đã trì trệ, mệt mỏi, thiếu lửa thì e rằng cái mà ta viết ra được sẽ không còn cuốn hút bạn đọc như xưa. Văn chương, âm nhạc tối kỵ nhất là lối mòn, là rơi vào chủ nghĩa công thức. Có người nghĩ mình là tài hoa, viết ra những câu lạ, sử dụng một tập hợp những ngôn ngữ khó hiểu để lừa mị quần chúng, mong tự chứng tỏ tác phẩm mình mang trí tuệ. Không đâu! Đó là sự trí trá của hoa giả, loại hoa làm bằng nhựa hoặc giấy. Thoạt nhìn, ta nghĩ đó là hoa, thậm chí còn là hoa đẹp nữa bởi màu sắc rực rỡ, tươi tốt quanh năm. Nhưng không, nó chỉ là hoa giả, còn thua xa cả một bông hoa dại mọc lẻ loi ở bên đường. Văn chương cũng vậy, âm nhạc cũng vậy, phụ nữ cũng vậy luôn.
    Mười hai giờ kém hai mươi đêm mùng một, có chàng thanh niên lang thang chết bên vệ đường, trước cư xá tôi ở. Đên nghe tiếng tụng kinh phát ra từ băng cassette, trông bóng đèn sáng một góc hè phố, tôi biết anh đã chết. Xác anh được đặt trên chiếc ghế bố, một tấm chăn mỏng trùm từ đầu đến chân. Ngày tết, chẳng có ai bán buôn, không tìm ra đượi nải chuối giằng bụng; một ai đó đã nảy ra sáng kiến giằng bụng bằng một con dao nhỏ. Phía trên đầu anh, có một chén cơm trắng, một chiếc hột vịt luộc. Nghĩa tử là nghĩa tận, chết là hết, không ai trách được anh điều gì nữa. Hàng xóm nói anh nghiện ma tuý, đã đau phổi lại thêm chứng đau gan. Chiều 30, trong khi mọi người tất bật chuẩn bị mua sắm, trang trí nhà cửa để đón tết thì một mình anh vật vã với cơn đau trên cái nền xi măng lề đường. Anh đã sinh ra, đã lớn lên, đã từng mơ ước và chắc chắn đã từng yêu. Nhưng rồi, một cú sốc nào đó trong đời đã đưa anh tìm đến với ma tuý và trượt dài trên con đường sầu thảm ấy.
    Cuối cùng, anh ra đi
    Người đi trên dương gian
    Thở hơi ấm (ư) từ ngàn năm

    Đó là ca từ trong một bài hát mà tôi đã thuộc từ mấy mươi năm trước. Bây giờ thì hơi ấm từ ngàn năm đã thoát khỏi cái thân xác gầy guộc kia. Tôi cứ nhìn mãi hai ngón chân cái nhô lên sau làn chăn mỏng, hai ngón chân tiêu biểu của hai bàn chân, cứ muốn bước tới, bước tới. Cầu cho anh được tha thứ mọi lỗi lầm, được sống bình an trong cõi phúc. Tôi cho rằng anh cũng như bao nhiêu con người khác qua đời đều xứng đáng để được cầu chúc như vậy. Anh đã từng bị dè bỉu, khinh miệt, xa lánh. Nay anh qua đời, đúng là một sự giải thoát, một hạnh phúc cuối cùng. Cuộc sống buồn và đau quá. Ra đi là hơn, ra đi là hơn.
    Đệ tử lâu đời lâu kiếp
    Nghiệp chướng năng nề
    Tham giận kiêu căng
    Si mê lầm lạc
    Ngày nay nhờ Phật
    Biết sự lỗi lầm
    Thành tâm sám hối?

    Tiếng kinh cầu dịu dàng, tiếng chuông, tiếng mõ đưa hồn anh đi.
    Biên giới giữa sự sống và cái chết là hết sức mong manh, mong manh như sợi tơ nhện, mong manh như làn khói. Những nhân vật trong các bộ tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung đã chứng mình cho chúng ta thấy điều đó một cách cụ thể y như rằng họ đang sống và đã chết giữa cuộc đời chúng ta vậy.
    Trương Thuý Sơn và Hân Tố Tố (Ỷ thiên Đồ long ký) được gọi là một đôi ngọc nhân. Họ thương yêu nhau, sống thành lứa đôi ở Băng Hoả đảo mà không hề bị ràng buộc bởi các giáo điều của hệ tư tưởng phong kiến. Họ tươi đẹp, thông mình, tài hoa, trinh bạch; hai con người như vậy quả là thế gian hãn hữu. Họ có một người con trai, mới mười tuổi cũng đã rất thông mình, tài hoa. Phía sau lưng Trương Thúy Sơn là phái Võ Đang; phía sau Hân Tố Tố là Bạch Mi giáo. Đó là hai thế lực cực thịnh trong võ lâm Trung Quốc thời Nguyên mạt. Một lứa đôi như vậy đáng lẽ phải được hưởng hạnh phúc lâu dài đến đầu bạc răng long. Ấy vậy mà khi trở về núi Trung Nguyên, sum họp gia đình chưa được một ngày, họ đã phải đối phó với những kẻ thù. Trương Thúy Sơn và Hân Tố Tố đã tự chọn cái chết, tự xử lấy mình như một thứ tự do cuối cùng mà con người có thể làm được.
    Trong tác phẩm Hiện sinh là một thuyết nhân bản (L?TExistentianisme est un humanisme), tác giả Jean Paul Sartre đã từng đề cập tới một điều mà ông gọi là trò ma thuật thể hiện ý chí, khát vọng về tự do cuối cùng của con người. Ông định nghĩa trò ma thuật ấy là một giải pháp giúp con người hư vô hoá hoàn cảnh khi con người không còn cách để chống chọi hoặc thoát ra khoải hoàn cảnh ấy. Thí dụ khí đứng trước một con cọp, người ta không thể đánh thắng con cọp hoặc bỏ chạy khỏi móng vuốt của nó thì tốt hơn hết người ta nên ngất xỉu. Trò ma thuật ngất xỉu giúp người ta quên đi hoàn cảnh đang đối mặt với con cọp. Ông gọi đó là tự do cuối cùng của con người. Chúng ta đều hiểu trang thái ngất xỉu có thể hư vô hoá được hoàn cảnh đang đối mặt với con cọp nhưhng hoàn toàn không giúp gì được cho con người giải quyết được hoàn cảnh ấy. Nhưng dầu sao, ngất xỉu vẫn là một giải pháp, giải pháp tình thế. Có còn hơn không!
    Trở lại với Hân Tố Tố. Khi thấy chồng đã tự sát, Hân Tố Tố vẫn rất bình tĩnh, nắm tay con trai Trương Vô Kỵ, chỉ vào đám quần hùng ngồi quanh đó và dặn dò con: ?oHài tử, ngươi hãy nhớ rằng tất cả những kẻ có mặt ở đây là kẻ thù của người?. Đôi mắt trẻ thơ của Trương Vô Kỵ long lên, đầy vẻ oán độc. Dặn con xong, Tố Tố mới tự sát, chết theo chồng. Có điều Tố Tố không ngờ là 10 năm sau, Vô Kỵ lớn lên, chẳng những không trả thù như lời mẹ dặn mà còn rộng lòng tha thứ cho tất cả những kẻ bức tử cha mẹ mình. Tự do cuối cùng của Trương Thuý Sơn và Hân Tố Tố là tự sát; tự do cuối cùng cùng của Trương Vô Kỵ là tha thứ.
    Biên giới giữa sự sống và cái chết quả thật mong manh. Biên giới giữa quyền lực và sự sụp đổ cũng mong moanh không kém. Trong Tiếu ngạo giang hồ, thật khó có một nhân vật thứ hai mà quyền lực có thể vượt qua nhân vật Nhạc Bất Quần. Nhạc Bất Quần là chưởng môn phái Hoa Sơn, một trong Ngũ Nhạc kiếm phái. Bản thân nhân vật này đã tinh thông kiếm pháp phái Hoa Sơn; lại hoạc được kiếm pháp của 4 phái còn lại là Hằng Sơn, Hành Sơn, Thái Sơn và Tung Sơn; đoạt luôn cả Tịch tà kiếm phổ của nhà họ Lâm ở Phúc Châu và luyện thành thứ kiếm pháp quỷ mị này. Lão vươn lên làm chưởng môn của Ngũ Nhạc phái (bỏ chữ kiếm), võ công kiêm toàn cả chính lẫn tà, có tham vọng cùng hai phái Thiếu Lâm và Võ Đang chia ba chân vạc. Quyền lực của lão cao đến vậy là cùng.
    Để an tâm khẳng định quyền lực, lão phải tìm cách giết cho được đại đệ tử của mình là Lệnh Hồ Xung và người tình của chàng trai này là Nhậm Doanh Doanh. Lão chụp được cả đôi tìnhh nhân vào trong lưới cá và chuẩn bị thực hiện động tác sau cùng: rút kiếm ra, phóng vào mỗi người một kiếm là xong. Đúng lúc đó thì tiểu ni cô Nghi Lâm phái Hằng Sơn xuất hiện. Cô gái này có tâm địa từ bi, suốt đời chưa biết làm đau một cành cây, một cọng cỏ. Đối với cô, Lệnh Hồ Xung là bảo vật trên đời, bởi chàng trai này đã xả thân cứu cô, bảo vệ sự trong trắng của cô. Cho nên, hễ ai đụng đến Lệnh Hồ Xung là cô xả thân để cứu chàngt. Như một quán tính, khi thấy Nhạc Bất Quần phóng kiếm vào Lệnh Hồ Xung, tiểu ni cô từ bi Nghi Lâm cũng phóng kiếm vào người Nhạc Bất Quần. Cô đã cứu được Lệnh Hồ Xung và Doanh Doanh. Nhạc Bất Quần chết, giấc mộng quyền lực mà lão đeo đuổi trên 50 năm cũng sụp đổ hoàn toàn.
    Từ nhỏ tới lớn, tôi chỉ bị mẹ tôi đánh có một lần. Đó là lần tôi không bảo vệ được em tôi, để em tôi bị một kẻ lớn hơn tát vào má một cái. Nhìn thấy dấu tay trên má của em tôi, mẹ giận tôi quá, sẵn cái sàng gạo trên tay, mẹ cạch xuống đầu tôi. Tôi bị đòn, khóc không phải vì đau mà vì xấu hổ đã không đủ sức để bảo vệ em ruột của mình. Chuyện ấy xảy ra cách đây đã 38 năm nhưng mỗi khi nghĩ lại, tôi vẫn cảm thấy có tội với mẹ tôi, có lỗi với em trai tôi. Sau này, đi làm báo, tôi lại gặp thêm nhiều lần sống trong trạng thái đau đớn, xấu hổ nữa. Bạn đọc ở xa, đọc trên mặt báo hoặc sách, thấy tôi viết được một số bài đấu tranh cho công bằng xã hội, dám đụng đến một số người có quyền lực, dám bảo vệ cho người nghèo, đã viết thư, gọi điện khen tôi là người dũng cảm. Một số anh em trong giới cầm bút biết tôi đang dạy môn công tác phóng viên ở một trường chính quy tại thành phố và một số khoá giảng ngắn ngày tại các tỉnh miền Tây, đã có nhã ý xem tôi như là nhà báo có kinh nghiệm. Đông đảo bạn đọc yêu nhạc trên cả nước thấy tôi xuất hiện trên đài VTV (Hà Nội), HTV (TP.HHCM), CTTV (Cần Thơ), BLTV (Bạc Liêu)? và các đài khác trên cả nước qua những chương trình riêng cứ nghĩ rằng tôi là hạnh phúc lắm.
    Không phải vậy đâu! Tôi phải thường xuyên đối mặt với những đau đớn, xấu hổ. Bạn không thể hình dung được tôi đã cảm thấy xấu hổ cực kỳ khi hứa với lòng mình về chuyện một cháu gái mới 16 tuổi ở miền Tây rằng sẽ đưa vụ án cháu bị cưỡng bức ra ánh sáng, rằng sẽ tố cáo đích danh kẻ đã làm nhục cháu và những kẻ bao che, ém nhẹm việc này nhưng cuối cùng đã không làm được. Bạn không thể hình dung được đã nhiều lần tôi ngồi trước những viên chức từng ăn tiền để làm án oan cho những người vô tội lương thiện, nói một cách hết sức nhã nhặn với họ để kiếm một số thông tin mà tôi biết chắc rằng một nửa thông tin là điều dối trá. Bạn không hình dung đuợc rằng một thời tôi đã đứng lớp dạy văn, biết rằng tác phẩm đang dạy dở ẹc mà miệng vẫn cứ phải bô bô khen hay. Những điều tôi không viết ra được cũng nhiền như số tóc có trên đầu tôi. Mà một người cầm bút đang biết mình đúng, mình trúng nhưng không viết ra được thì có gì đau đớn, xấu hổ bằng.
    Bạn thân mến! Xin bạn chớ nản lòng khi tôi đưa bạn đi từ cái chết của một thanh niên lang thang đến số phận của Trương Thuý Sơn, Hân Tố Tố, Nhạc Bất Quần rồi nói đến tâm trạng xấu hổ của mình khi chưa làm tròn chức năng của một nhà báo trước bạn đọc. Bình chuyện nhân vật Kim Dung cái gì mà lạ vậy? Tôi mong được nhắc lại câu chuyện Phong Thanh Dương dạy Lệnh Hồ Xung học kiếm (Tiếu ngạo giang hồ): ?oNgười đời thường sử dụng kiếm chiêu tức là thường quan tâm đến thước tấc, bộ vị, tư thế khi phóng kiếm. Mà hễ có kiếm chiêu, tất có chỗ sơ hở, tức là có chỗ để cho người khác phá chiêu. Như vật, để có thể khắc địch chế thắng, người sử kiếm không sử kiếm chiêu mà chỉ nên sử dụng kiếm ý?. Lệnh Hồ Xung đã học kiếm pháp các phái Hoa Sơn, Hằng Sơn, Tung Sơn, Thái Sơn, Hành Sơn; lại nhập tâm đao pháp của Điền Bá Quang và các thủ pháp phá giải kiếm pháp Ngũ Nhạc kiếm phái của Ma giáo. Phong Thanh Dương dạy Lệnh Hồ Xung đem tất cả các thứ chiêu thức tạp nhạp đó nối liền thành một dây, chỗ nào miễn cưỡng quá không nối được thì vứt bỏ. Sau khi nối thànhh một dây, Lệnh Hồ Xung phải quên sạch mọi thứ đã học. Đến bấy giờ mới sử kiếm ý, ý niệm đi tới đâu, thế kiếm đi tới đó, liên miên bất tuyệt như nước chảy mây trôi. Đó là một thứ kiếm pháp hoàn toàn đi ngược lại kiếm lý phổ thông: có khi phóng vào khoảng không, có khi mềm oặt như mất hết khí lực, có khi hung hiểm như con trường xà đột ngột chờ sẵn? Lệnh Hồ Xung sử kiếm ý đó mà lòng sung sướng như điên. Hai chữ phá chiêu trở thành vô nghĩa.
    Tôi cũng học cách của Lệnh Hồ Xung, ý nghĩ đi tới đâu, phóng ngòi bút tới đó. Vâng, tôi đang sử bút ý.
  6. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Từ phần này trở đi là "Đồ Bì tiếu ngạo ký", tại hạ xin cùng quần hùng thưởng lãm. Mạn phép Đồ Bì tiên sinh biên tập lại (cũng như trước đây thôi) để bớt tình trạng dấu * nhiều quá. Thôi thì như tiên sinh đã chỉ giáo, vãn bối cố gắng tồn văn ý, bất nệ văn từ. (Tuy nhiên, phần Pháp luật thì không dám, mong quần hùng thứ lỗi)

    BẢN LUẬN TỘI VI TIỂU BẢO
    Vi Tiểu Bảo là nhân vật chính trong bộ tiểu thuyết võ hiệp Lộc Đỉnh ký của Kim Dung. Do Hình bộ của triều Khang Hy nhà Thanh bên Tàu đã làm thất lạc hầu hết các hồ sơ, chúng tôi xin mạnh dạn công bố các hành vi tội lỗi của Vi Tiểu Bảo theo Bộ luật Hình sự của Việt Nam để bạn đọc cùng nghị án?
    Vi Tiểu Bảo sinh khoảng năm Thuận Trị thứ 13 (tức năm 1656) tại động điếm Lệ Xuân Viện, thành Dương Châu. Mẹ của đương sự là Vi Xuân Hoa, gái làng chơi chuyên nghiệp; cha không rõ, không xác định được thuộc dân tộc Hán, Mãn, Mông, Tạng hay Hồi.
    Năm 13 tuổi (1669), Bảo lên Bắc Kinh, lọt vào hoàng cung, giết tiểu thái giám Tiểu Quế Tử rồi mạo xưng mình là Tiểu Quế Tử; kết bạn với ông vua con nít Khang Hy. Nhờ có tài ton hót nịnh nọt và bản thân cũng lập được một số công trạng, Vi Tiểu Bảo lân lượt giữ các chức vụ Tổng quản thái giám Ngự trù phòng; Chánh Hoàng kỳ Đô thống tước phong Ba Đồ Lỗ; Tứ hôn sứ Vân Nam; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền xây dựng Trung Liệt từ Dương Châu; Phó trụ trì chùa Thiếu Lâm pháp danh ?oHối Minh thiền sư?; Chánh trụ trì chùa Ngũ Đài Sơn; Tư lệnh mặt trận đánh Thần Long đảo ở Liêu Đông; Bá tước kiêm Tư lệnh mặt trận đánh quân La Sát ở miền Đông Bắc; Công tước xứ Lộc Đỉnh (Lộc Đỉnh công).
    Trong quá trình công tác, Bảo đã hoạt động gián điệp tới ?oba mang?. Y vừa là đại thần của nhà Thanh, song lại giữ một số chức vụ quan trọng trong hai lực lượng tạo phản: Hương chủ Thanh Mộc đường của Thiên Địa hội (phản Thanh phục Minh) đặc trách khu vực Bắc Kinh; kiêm Hoàng Long sứ của Thần Long giáo - một giáo phái ********* ở Liên Đông.
    Vợ: gồm 7 mụ, kể theo thứ tự tuổi tác: Tô Thuyên, Trần A Kha, Phương Di, Kiến Ninh, Mộc Kiếm Bình, Tăng Nhu và Song Nhi.
    Con: Vi Hổ Đầu và Vi Đồng Truỳ (với Tô Thuyên), Vi Song Song (với A Kha).
    Trình độ văn hóa: Không biết chữ; chỉ đọc được 4 chữ Nhất, Nhị, Tam và Tiểu (trong cái tên Vi Tiểu Bảo).
    Trong 7 năm làm quan, từ năm Khang Hy thứ 7 (1669) đến năm Khang Hy thứ 14 (1676), Vi Tiểu Bảo đã liên tiếp phạm các tội sau:
    1- Lúc 14 tuổi, khi mới làm bạn với vua Khang Hy, Bảo quen biết với Kiến Ninh công chúa, 13 tuổi. Lợi dụng khung cảnh cung Khôn Ninh vắng vẻ, Bảo đã cởi áo của công chúa ra, trói cô lại, miệng nói lời tục tĩu và tay thì làm những trò bỉ ổi. Cũng với thủ đoạn này, khi bắt Mộc Kiếm Bình, quân chúa Mộc vương phủ (nhà Minh) Vân Nam Bảo đã sờ sẫm trên thân thể và vẽ hình con rùa lên má nạn nhân. Nếu xét theo Bộ luện Hình sự năm 1999 của Việt Nam, hành vi này của Bảo đã đủ yếu tố cấu thành tội danh dâm ô với trẻ em (quy định tại Điều 116). Tuy nhiên, vì Bảo thực hiện các hành vi trên khi chưa thành niên, chúng tôi đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.
    2- Khi được khang Hy cử về Dương Châu xây dựng toà Trung liệt từ, Bảo là thủ trưởng của bốn cô gái Tăng Nhu , Phương Di, Mộc Kiếm Bình và Song Nhi. Bảo đã đổ thuốc mê vào rượu cho A Kha và cả Tô Thuyên, vợ của Hồng An Thông ?" giáo chủ Thần Long áio, cùng bốn cô thuộc hạ uống. Lợi dụng lúc những người này nửa mê nửa tỉnh, Bảo đã chất họ lên một cái giường lớn, miệng hát bài Thập bát mô và cưỡng dâm cả sáu người phụ nữ này. Theo Bộ luật Hình sự của nước ta, hành vi này của Bảo đã phạm vào điểm c Khoản 2 Điều 113, xứng đáng phạt tù từ 3 đến 10 năm. Tuy nhiên, lúc phạm tội Bảo chưa đủ 16 tuổi. Chúng tôi đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với y.
    3- Khi được vua Khang Hy cử đi làm Tứ hôn sứ Vân Nam, đem công chúa Kiến Ninh mới 15 tuổi gả cho Ngô Ứng Hùng- con của Ngô Tam Quế, Vi Tiểu Bảo đã lợi dụng đường xa, dựng lên những hành cung để Kiến Ninh nghỉ ngơi. Bảo đã đuổi hết bọn thị vệ để vào phòng riêng của Kiến Ninh ******** nhiều lần với công chúa. Hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra: Nạn nhân đã có thai trước khi về làm vợ Ngô Ứng Hùng. Hành vi này của Bảo đã vi phạm Khoản 1 Điều 115 tội ******** với trẻ em, có mức án từ 3 đến 10 năm tù.
    Với 3 tội danh dâm ô với trẻ em, cưỡng dâm và ******** với trẻ em, chúng tôi đề nghị các cơ quan hữu quan thành phố Dương Châu có biện pháp đưa Vi Tiểu Bảo đi trường giáo dưỡng. Tuy nhiên, thời Khang Hy chưa có trường giáo dưỡng nên Vi Tiểu Bảo vẫn không được giáo dục để sửa chữa sai lâm. Do vậy, y vẫn ở yên trong chức vụ và liên tục phạm tội ngày càng nghiêm trọng hơn.
    4- Xuất thân tại Lệ Xuân viện, từ thuở nhỏ Vi Tiểu Bảo đã là một chuyên gia trong trò cờ gian bạc lận. Lên Bác Kinh làm quan, Bảo vẫn chứng nào tật nấy, tổ chức đánh bạc và gá bạc. Chỉ với ba con súc sắc có đổ thuỷ ngân, Bảo đã làm cái nhiều sòng bài trong hoàng cung cho bọn thái giám, thị vệ chơi và lột sạch tiền bạc của Ôn Hữu Phương, Ôn Hữu Đạo, Trương Khang Niên, Triệu Tề Hiền và nhiều nạn nhân khác với số tài sản trên cả trăm vạn lạng bạc. Với hành vi trên, Bảo đã có dấu hiện phạm tội đánh bạc theo Khoản 2 Điều 248 có mức án từ 2 đến 7 năm tù; tội tổ chức đánh bạc, gá bạc có mức án từ 3 đến 10 năm tù.
    5- Khi trở thành Bá tước, làm tư lệnh mặt trận vùng Đông Bắc đánh quân La Sát (Nga), Vi Tiểu Bảo chỉ học được ấm ớ mấy tiếng Nga; cỡ như Hà thư ni khắc là món thịt nướng, Hu la là hoan hô, Phục đặc gia tửu là rượu Vodka. Ấy thế mà Bảo vẫn muốn tỏ ra mình là người nghe và nói lưu loát tiếng Nga. Đại sứ của Sa hoàng Nga La Tư trình quốc thư lên vua Khang Hy, đại để quốc thư nói hai nước Trung Quốc và Nga La Tư đời đời giữ tình hoà hiếu thì Vi Tiểu Bảo lại dịch đại ra là: ?oBệ hạ văn thành võ đức, nhân nghĩa anh minh, thọ ngang trời đất?. Vua Khang Hy và bọn bầy tôi cứ tấm tắc khen ngợi Vi Bá tước giỏi tiếng Nga nhưng ta biết đây là trò bịp mới của Bảo. Bản thân Bảo đã học thuộc lòng bài ca ngợi Hồng giáo chủ của đảo Thần Long và lời y dịch ra chì là bài học mà y đã thuộc lòng, không dích dáng gì đến nội dung quốc thư của Sa hoàng cả. Với hành vi trên, Vi Tiều Bảo đã phạm vào Khoản 1 Điều 284 tội giả mạo trong công tác, mức án được quy định từ 1 đến 5 năm tù.
    6- Lớn lên từ Lệ Xuân viện, Vi Tiểu Bảo đã tiêm nhiễm nhiều thói hư tật xấu và những trò dâm ô trong kỹ viện. Bài hát mà Bảo chuyên hát là bài Thập bát mô, lời lẽ tục tĩu về thân thể phụ nữ. Vi Tiểu Bảo còn lưu giữ bên mình bức Xuân cung đồ, gồm 4 tấm, vẽ hình phụ nữ khỏa thân và hình nam nữ ?oquan hệ?, để giải trí. Chính Bảo đã dùng bức tranh này cho Tổng quản thị vệ Đa Long coi và tặng cho Đa Long, khiến hắn mất cảnh giác, để bộ thuộc của Bảo để đánh tráo tử tù Mao Thập Bát trốn đi. Hành vi trên của Bảo đã đủ yếu tố cấu thành tội truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ theo Khoản 1 Điều 253.
    7- Trong thời gian làm tư lệnh quân Thanh đánh thành Ni Bố Sở của quân Nga, Vi Tiểu Bảo đã đi tiểu vào nước và thúc hối bọn quan quân bắn nước tiểu của mình sang trại quân Nga. Nước tiểu đóng thành tuyết, dù không nhiều nhưng đã để lại mùi xú uế trong không khí vùng Lộc Đỉnh Sơn vốn rất trong lành. hành vi này đã phạm vào Khoản 1 Điều 182 tội gây ô nhiễm không khí, mức án từ 6 tháng đến 3 năm tù.
    8-Trong thời gian làm quan dưới triều Khang Hy, Vi Tiểu Bảo đã tham gia Thiên Địa hội với chức danh hương chủ Thanh Mộc đường, phụ trách địa bàn Bắc Kinh. Thiên Địa hội là một tổ chức chính trị-quân sự chống triều Thanh, mưu đồ khôi phục lại nhà Minh. Khi đi công tác về Liêu Đông, Vi Tiểu Bảo lại được kết nạp vào Thần Long giáo, một tà giáo chống phá triều Thanh, giữ chức vụ chưởng kỳ sứ. Chẳng những tham gia hai tổ chức chống đối triều đình, Vi Tiểu Bảo còn tổ chức mạng lưới gián điệp cho Thanh Mộc đường hoạt động ngay tại Bắc Kinh trong phũ bá tước của mình, tổ chức đưa một số nhân vật quan trọng của Thần Long giáo vào làm thuộc hạ dưới trướng mình. Nếu xét theo quan điểm của Thanh triều và vận dụng Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện nay, hành vi hoạt động tình báo, gây cơ sở hoạt động tình váo, cung cấp bí mật cho kẻ thù của Vi Tiểu Bảo đã vi phạm Điều 80 quy định tội gián điệp. Vi Tiểu Bảo phải chịu mức án cao nhất: tử hình.
    9- Cũng trong thời gian làm quan, Vi Tiểu Bảo đã giết thái giám Tiểu Quế Tử, Thuỵ Đống, Liễu Yến, Phùng Tích Phạm và một số nhân vật khác. Trường hợp Thuỵ Đống sống lại được sau này nhờ trái tim nằm lệch sang bên phải là ngoài ý thức chủ quan của Vi Tiểu Bảo. Giết người xong, Vi Tiểu Bảo thường dùng một loại chất độc gọi là Hủ cốt tán rắc vào thi thể nạn nhân để thi thể tự tan ra thành nước. Vi Tiểu Bảo đã giết nhiều người, giết người trong lúc người ấy đang thi hành công vụ. Bảo thực hiện hành vi phạm tội một cách man rợ, tái phạm nguy hiểm với nhiều động cơ đê hèn khác nhau. Các hành vi ấy là cực ỳ nghiêm trọng, vi phạm Khoản 1 Điều 93 tội giết người, phải chịu mức án cao nhất: tử hình.
    10- Trong suốt quá trình làm quan, Vi Tiểu Bảo đã đòi hối lộ một cách sống sượng. Bảo đã nhận của Bình Tây vương Ngô Tam Quế 500 vạn lạng bạc, một cặp súng lục; nhận của Ngô Ứng Hùng 300 vạn lạng bạc; nhận của Thi Lang một cái tô bằng vàng 24K nặng trên dưới 1Kg; nhận của Trịnh Khắc Sảng trên 200 vạn lạng bạc dưới hình thức ?otrả nợ? dù Trình Khắc Sảng không mượn Bảo đồng nào; nhận của các quan ở Dương Châu nhiều món quà có giá trị cao; nhận của quân dân đảo Đài Loan trên 600 vạn lạng. Bảo đã dùng số tiền bất chính ấy để đưa hối lộ lại cho bọn tham quan, trong đó có Minh Châu, Sát Nhĩ Châu, Sách Ngạch Đồ, Đổng Quốc Cương, Kiệt Thư, Khang Thân vương, Đa Long; bọn chỉ huy thị vệ Trương Khang Niên, Triệu Tề Hiền? Mỗi người trên đây đã nhận hối lộ của Bảo nhiều lần, mỗi lần như vậy không dưới một vạn lạng bạc. Hành vi ấy của Vi Tiều Bảo đã phạm vào Khoản 4 Điều 279 tội nhận hối lộ và Khoản 4 Điều 289 tội đưa hối lộ. Mức án cao nhất: Tử hình
    Tóm lại: Bị can Vi Tiểu Bảo được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự về cá tội dâm ô với trẻ em theo Điều 116; cưỡng dâm theo Điều 113. Tuy nhiên. Phải nghiêm khắc trừng phạt bị can về các tội ******** với trẻ em theo Điều 115; đánh bạc theo Điều 248; tội tổ chức gá bạc, đánh bạc theo Điều 249; tội giả mạo trong công tác theo Điều 284; tội gián điệp theo Điều 80; tội giết người theo Điều 93; tội gây ô nhiễm không khí theo Điều 182; tội truyền bá văn hóa phẩm đồi truỵ theo Điều 253; tội nhận hối lộ theo Điều 297; và tội đưa hối lộ theo Điều 289.
    Một nhân vật như Vi Tiểu Bảo rất nguy hiểm cho xã hội; cần phải loại trừ vĩnh viễn y ra khỏi cuộc sống bằng bản án nghiêm khác nhất để tạo tác dụng răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung. Chúng tôi đề nghị tô?ng hợp hi?nh phạt: Tư? hi?nh, tịch thu toàn bộ tài sản sung công quỹ.
    Tuy nhiên, vua Khang Hy đã mất cảnh giác, để cho Vi Tiểu Bảo có cơ hội dẫn cả vợ lớn vợ bé và đàn con nhút nhít, chở hết của cải cùng đi trốn. Trách nhiệm ấy thuộc về Khang Hy, và trách nhiệm cao nhất là của? tác giả Kim Dung, chứ không thuộc về? chúng tôi!
  7. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    VỤ ÁN
    VI TIỂU BẢO PHẠM TỘI XÂM PHẠM HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP​
    Năm Khang Hy thứ 14 (1676), sau khi bình định xong cuộc chiến tranh biên giới với người Nga La Tư, Vi Tiểu Bảo được phong tước đệ nhất đẳng Lộc Đỉnh công. Cùng đợt phong với Bảo có Trịnh Khắc Sảng, hàng thần từ Đài Loan về, được phong Hải Trừng công và thầy của Sảng là Phùng Tích Phạm được phong Trung Thành bá. Tại Bắc Kinh, Vi Tiểu Bảo đã liên tục cho người đến đòi nợ Trịnh Khắc Sảng, khiến gia tài của Sảng khánh kiệt.
    Ỷ mình có công trạng đánh quân ngoại xâm, cho rằng Sảng chỉ là thứ hàng thần lơ láo, Vi Tiểu Bảo đã nhiều phen mắng nhiếc Sảng. Phùng Tích Phạm bắt buột phải can thiệp. Lão hăm dâng cáo trạng lên vua Khang Hy tố cáo các hành vi của Vi Tiểu Bảo. Từ đó, Vi Tiểu Bảo nẩy ra ý đồ giết Phùng Tích Phạm.
    Bảo ra lệnh cho hai tên chỉ huy đội ngự tiền thị vệ là Trương Khang Niên và Triệu Tề Hiền đưa một toán thị vệ mạo xưng là người của Tiền phong doanh nửa đêm đến nhà của Phùng Tích Phạm, bắt Phạm đưa đi. Bảo dặn họ: ?oHai vị đi nửa chừng đường rồi xiềng khoá chân tay lão, dùng vải đen bịt mắt, nhét hột thị vào miệng? Các vị đánh cho lão một trận nhừ đòn, lột hết quần áo?.
    Theo lời Bảo, bọn ngự tiền thị vệ đi bắt Phùng Tích Phạm. Phạm có hỏi đi đâu vào lúc nửa khuya, bọn chúng trả lời: ?o Có việc quân tình rất gấp ở Đài Loan, cần phải thương nghị?. Chúng dẫn Phùng Tích Phạm về và đánh đập ngay trong phủ Lộc Đình công. Khi Phạm gần chết, chúng lột quần áo rồi lấy chiếu quấn người Phạm lại.
    Sáng hôm sau, theo lệnh vua Khang Hy, Vi Tiểu Bảo phải làm quan giám trảm chém Mao Thập Bát, một người quen biết cũ của mình và luôn ủng hộ Thiên Địa hội với chủ thuyết ?ophản Thanh, phục Minh? chống lại triều đình. Vi Tiểu Bảo đã ra lệnh cho thân binh làm nhà rạp hai ngăn và cho họ 1.000 lạng bạc để tráo Phùng Tích Phạm vào chỗ của Mao Thập Bát. Khi Vi Tiểu ra lệnh chém, đao phủ chỉ chém Phùng Tích Phạm, giấu Mao Thập Bát vào trong nhà rạp. Sau đó, Bảo cho một chiếc xe ngựa tên khâm phạm Mao Thập Bát trốn về Dương Châu. Đồng thờ, Bảo ra lệnh tẩm liệm thi thể Phùng Tích Phạm. Để dàn cảnh mình tiếc thương Mao Thập Bát, bảo đã lấy gừng xoa vào hai mắt cho nước mắt chảy ra, y như là đã khóc. Vua Khang Hy được nghe quân lính báo cáo, cứ tưởng thật là Bảo đã tuân lệnh ra làm giám trảm vụ xử chém Mao Thập Bát?
    Công việc vừa xong, vua Khang Hy lại ra lệnh cho tri phủ Thuận Thiên (phụ trách khu vực thành Bắc Kinh) điều tra vụ án Phùng Tích Phạm mất tích. Nhà vua chỉ định Vi Tiểu Bảo chủ trì công việc điều tra và phá án của tri phủ Thuận Thiên. Vợ Phùng Tích Phạm phát đơn kêu nài ở phủ Thuận Thiên, tỏ ra nghi ngờ Vi Tiểu Bảo có liên quan đến cái chết của chồng mình. Trước tình hình đó, Bảo đã lỡ phóng lao đành phải theo lao.
    Bảo lại bỏ tiền ra cho mấy tên thân binh rồi dặn dò mật kế. Bảo đưa cả tri phủ Thuận Thiên đến phủ Trung Thành bá, lập công đường ngay trong đại sảnh để thẩm vấn mọi người. Tất cả gia quyến của Phùng Tích Phạm 79 người đều phải có mặt để chịu thẩm vấn. Tại đây, Vi Tiểu Bảo đã thực hiện một kiểu lấy lời khai rất kỳ khôi, hoàn toàn không có trong hoạt động tư pháp. Bảo lựa một người đẹp nhất là vợ thứ năm của Phùng Tích Phạm tên là Cúc Phương để thầm vấn. Sau khi chớt nhả một hồi, Cúc Phương khai ra được chuyện nữ tỳ tên Lan Hương bỏ trốn cùng tên giữ ngựa Hình Tứ. Bảo ra lệnh thưởng cho Cúc Phương 20 lạng bạc. Cứ như vậy, hễ ai đẹp thì Bảo thưởng tiền; ai xấu thì Bảo chửi cho một trận, choh rằng họ không biết hầu hạ Phùng Bá tước nên bá tước ham chơi đi cả nửa tháng mà chẳng chịu về nhà.
    ?oLấy lời khai? xong, Bảo cùng tri phủ Thuận Thiên tra xét các nơi trong nhà Phùng Tích Phạm. Đến gian thứ ba ở mé Tây, bọn thân bình tìm ra được một thanh cương đao dính máu. Tri phủ Thuận Thiên xác nhận đây là loại dao cắt cỏ ngựa. Đội trưởng thân binh sai lấy nước đổ xuống mặt đất, dưới gầm giường nơi Hình Tứ nằm ngủ. Nước thấm mau vào đất bày ra một tử thi không đầu đã thối rữa, mặc công phục bá tước. Bảo kêu người nhà Phùng Tích Phạm lại hỏi thì hóa ra đây là nơi ở của Hình Tứ, người đã dẫn nữ tỳ Lan Hương đi trốn. Bảo tiếp tục tra xét và tìm thấy đầu của Phùng Tích Phạm ngay trong tàu ngựa.
    Thấy đã tìm ra thi thể của bá tước, người nhà của Phùng Tích Phạm khóc vang. Lòng họ vô cùng cảm kích Lộc Đỉnh công Vi Tiểu Bảo, thầm phục Vi đại nhân phá án nhanh chóng. Tri phủ Thuận Thiên lại càng phục lăn, vội vàng thảo công văn truy nã Hình Tứ và Lan Hương.
    Trong bọn đi phá án, chỉ có một tên bộ đầu giàu kinh nghiệm là đem lòng ngờ vực. Trước nay, hắn đã phá hàng trăm vụ án; quan sát, khám nghiệm hàng trăm vết thương. Hắn thấy dấu đao cào cổ của Phùng Tích Phạm rất tề chỉnh, vật chém phải là khoái đao. Loại đao cắt cỏ không thể tạo ra vết chém này.
    Hắn lại nhìn thấy đất ở gầm giường còn mới nguyên, chứng tỏ rằng tử thi mới được chôn xuống chứ không phải đã chôn được mười mấy ngày. Nhưng lòng tuy ngờ vực như vậy mà hắn có mười mấy cái miệng cũng không dám nói ra, bởi người chủ trì phá án vụ này là Lộc Đỉnh công Vi Tiểu Bảo, một kẻ thân tín của vua Khang Hy!
    Vi Tiểu Bảo cầm công văn của tri phủ Thuận Thiên vào bái kiến nhà vua. Khang Hy xem qua loa các công văn rồi nói: ?oVi Tiểu Bảo, bản lãnh phá án của ngươi không phải tầm thường? Ngươi lớn mật làm càn??. Nói cách khác, Khang Hy đã biết Vi Tiểu Bảo giết Phùng Tích Phạm, việc hắn dựng nên vụ Hình Tứ cùng Lan Hương bỏ trốn, tìm thấy cái đầu của Phùng Tích Phạm dưới gầm giường của Hình Tứ chỉ là một trò hề. Tuy nhiên, nhà vua lại không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Vi Tiểu Bảo.
    Căn cứ theo tình tiết vụ án, xét theo Bộ luật Hình sự năm 1999 của Việt Nam, Vi Tiểu Bảo đã phạm vào nhóm tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Đó là:
    1- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn đánh tháo người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia bị kết án tử hình, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội có tổ chức; phạm vào Khoản 2 Điều 312 tội đánh tháo người đang bị dẫn giải, đang bị xét xử, có mức án từ 5 đến 12 năm tù.
    2- Chủ trương cho đám thuộc hạ làm sai lệch toàn bộ hồ sơ vụ án Phùng Tích Phạm bị mất tích, phạm vào Khoản 3 Điều 300 tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, có mức án từ 7 đến 15 năm tù.
    Tuy nhiên, vào thời Khang Hy nhà Thanh bên Trung Hoa, nhà vua đã tỏ ra dễ dãi với Vi Tiểu Bảo nên Bảo mới thoát được hai tội này. Chúng tôi căn cứ vào Bộ luật Hình sự để buộc tội Vi Tiểu Bảo nhưng lại không tìm ra được gã. Vậy ai thấy Vi Tiểu Bảo ở đâu, xin mách giúp, chỉ giùm.
    Được thainhi_vn sửa chữa / chuyển vào 20:51 ngày 21/08/2003
  8. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    VI TIỂU BẢO VÀ PHÉP THẮNG LỢI TINH THẦN​
    Khi xây dựng nhân vật AQ (AQ chính truyện), Lỗ Tấn đã khai sinh ra một khái niệm có thể nâng lên thành hàng triết thuyết: thắng lợi tinh thần. Theo Lỗ Tấn, về mặt thể chất, anh có thể bị người ta đánh cho u đầu tét trán, bị người ta đè ra lột sạch tiền bạc. Về tinh thần, người ta có thể coi anh là một thức người không ra người, khinh miệt anh. Nhưng anh vẫn cúi đầu cam chịu và tự cho mình uống một liều nước đường; tự dối lòng mìn rằng anh là cha của những kẻ đã đánh anh, đã làm nhục anh. Anh coi những kẻ đó ngu hơn anh.
    AQ khi bị đánh thường tụ an ủi: ?oCái đời thật lạ lùng, con mà lại dám đánh bố?. Bị đánh đau hơn, bị đè đầu xuống đất, AQ lại la lên: ?oTao là con trùn, được chưa nào??. Rồi AQ mắng thầm kẻ đè đầu mình: ?oĐồ ngu, ngươi đánh con trùn mà cứ tưởng đánh được ta.? Thậm chí khi ở một mình, nghĩ đến trận đòn vừa qua, AQ lại tự đưa tay lên vả vào má mình và tưởng tượng ra mình đang vả vào má một ai đó! AQ áp dụng tư duy phân thân, cho rằng mình không phải là mình nữa, mình đang thắng lợi vì được vả vào má một thằng tên là AQ nào đó.
    AQ của Lỗ Tấn ra đời năm 1927. Vi Tiểu Bảo của Kim Dung ra đời năm 1968. AQ là con người của bối cảnh xã hội sau Cách mạng Tân Hợi 1911 nhưng là nhân vật đại biểu của dân tộc Trung Hoa suốt mấy ngàn năm. Đây là con người cổ điển. Vi Tiểu Bảo là con người trong bối cảnh xã hội sau biến cố lịch sử Mãn Thanh xâm lược và chiến được Trung QUốc năm 1643 nhưng lại là con người rất hiện đại. Cả hai anh cổ điển và hiện đại đó đều cùng có chung một tư duy lớn: phép thắng lợi tinh thần.
    Vi Tiểu Bảo ở trong Lệ Xuân viện, thành Dương Châu chỉ là một thứ tiểu lưu manh. Nghề nghiệp của Bảo là đi mua quà vặt cho các kỹ nữ và làm chuyện lặt vặt theo sự sai khiến của khách làng chơi.
    Bảo thường bị người ta mắng nhiếc là quân chó đẻ, đồ súc sinh. Tất nhiên, Bảo không dám mở miệng mắng lại, vì mắng lại là bị đòn ngay. Nhưng hễ không mắng ra miện được thì Bảo lại mắng thầm: ?oNgươi mới là quân chó đẻ, ngươi mới là đồ súc sinh?. Sau mỗi câu mắng thầm, Bảo cảm thấy khoan khoái như được mắng thật. Phép thắng lợi tinh thần của Vi Tiểu Bảo cao cường hơn người đồng quốc AQ mấy bực. Điều khoan khoái nhất của Vi Tiểu Bảo là năm 13 tuổi được đi đến chỗ bọn Thiên Địa hội đang hoạt động phản Thanh phục Minh ở bắc Kinh. Lần đầu tiên Bảo được gọi là ?oVi gia?. Vi gia tức là ngài họ Vi. Vi Tiểu Bảo tưởng tai mình nghe lầm. Cái mặc cảm mười mấy năm bị gọi là quân chó đẻ, đồ súc sinh từng khiến Bảo cảm thấy mình thuộc lớp hạ tiện nhất thiên hạ đột nhiên biến mất bởi hai chữ ?oVi gia?.
    Từ thời điểm đó, Vi gia của chúng ta tự cho phép được mắng thầm tất cả mọi người, kể cả những nhân vật thượng đẳng mà chế độ quân chủ Trung Hoa từng kính trọng. Thái hậu, tức mẹ của nhà vua, bị mắng là ?omụ điếm già?. Công chúa, em gái vua, bị mắng là ?ocon đượi non?. Thượng thiện thái giám, người coi sóc tất cả các đầu bếp chuyên nấu ăn cho hoàng gia, bị gọi là ?olão con rùa?. Hoàng cung, nơi đẹp nhất kinh thành Bắc Kinh và đẹp nhất nước Trung Quốc, bị coi là nơi trá nguỵ nhất thiên hạ, giá trị chỉ ngang với kỹ viện. Kim Dung viết ra một câu khiến người đọc kinh hãi: ?oHoàng cung và kỹ viện là hai nơi trá nguỵ nhất thiên hạ?. Tư duy đó có thể có nhà văn chưa nghĩ đến, cũng có thể có nhà văn đã nghĩ đến nhưng chưa viết ra được. Chỉ có Kim Dung là viết ra và được phát biểu qua cái loa phóng thanh Vi Tiểu Bảo của mình.
    Khái niệm kỹ viện trở thành tiêu chuẩn, thước đo mọi giá trị trên đời của Vi Tiểu Bảo. Nhìn cách thiết trí một căn phòng trong hoàng cung hay trong một nhà đại phú, Bảo lập tức so sánh ngay với cách thiết trí một căn phòng trong Lệ Xuân viện. Nhìn cách ứng xử của thái hậu, Bảo so sánh ngay với má má của mình, một kỹ nữ về già ở thành Dương Châu. Gặp mặt Kiến Ninh công chúa, Mộc Kiếm Bình quận chúa và Phương Di tiểu thư thuộc lực lượng Mộc vương phủ ở Vân Nam, Vi Tiểu Bảo cũng đem ba cô gái nhỏ tuổi này so sánh với các kỹ nữ trẻ ở Lệ Xuân viện. Dưới mắt Vi Tiểu Bảo, phụ nữ là người tầm bậy nhất thiên hạ. Khái niệm đẳng cấp xã hội ở đây không còn nữa, cái còn lại là tố chất con người, hễ ngươi là con người thì dù mang danh cao quý cũng chẳng hơn gì, thậm chí còn thua xa nhữhng kỹ nữ thành Dương Châu. Ở chừng mực nào đó, phép thắng lợi tinh thần của Vi Tiểu Bảo là có cơ sở để tin cậy chứ không lạc quan quá đánh như phép thắng lợi tinh thần của AQ.
    Phép thắng lợi tinh thần tạo cho Vi Tiểu Bảo một niềm tin mãnh liệt: tin rằng mình hơn người, hơn đời, tinh rằng mình cao quý hơn thiên hạ và tin rằng mình sẽ thắng. Về võ công, Vi Tiểu Bảo chỉ học lóm, học mót; kết hợp một cách lộn xộn võ công của nhiều phái, nhiều người, bá đạo cũng có mà vương đạo cũng có. Về kiến thức văn hóa, Bảo dốt đặc, được Khang Hy khái quát trong phạm vi 5 chữ: ?ogã bất học vô thuật?. Về đẳng cấp xuất thân, Bảo thuộc loại hạ tiện nhất của Trug Quốc, còn thua xa cả AQ. Chỗ tựa duy nhất giúp Vi Tiểu Bảo tiến tới là phép thắng lợi tinh thần. Cứ coi thiên hạ không ra cái giống gì, cứ coi đối phương là đồ ngu dốt, cứ tự cảm thấy mình là cao quý thì sẽ thắng lợi. Và trong những tình húông cụ thể, dùng phép tiểu xảo lưu manh biến thua thành thắng. Câu nói thời danh của Bảo nghe ra vừa có vẻ huênh hoang khoác lác vừa có cơ sở để tinh cậy là câu: ?oBinh đến thì tướng ngăn, nước tràn thì đất lấp?.
    Đánh nhau với người La Sát ở biên giới Trung-Nga, gặp tiết trọng động, tuyết rơi ngập trắng xóa. Người La SÁt đã xây dựng thành trì kiên cố, ở trong nhà có lò sưởi, chỉ đợi quân Thanh đến là giã trọng pháo xuống thì mười Vi Tiểu Bảo cũng toi mạng. Thế nhưng trong một lần trễ quần xuống đi tiểu, Vi Tiểu Bảo chợt nhận ra nước tiểu đóng ngay thành băng. Từ thực tế đó, Bảo ra lệnh cho quân làm ống thụt, đem chảo lớn nấu băng tuyết thành nước sôi, hút vào trong súng và bắn lên thành trì người La Sát. Nước bắn ra nửa chừng hoá băng lạnh, tạo htành một trận mưa băng trút xuống thành trì người La Sát, vô hiệu hóa mọi hoạt động của họ.
    Cuối cùng, quân Thanh hạ được thành, bắt được tướng chỉ huy. Một chương ?oVi Tiểu Bảo niệu xạ Lộc Đỉnh sơn? vừa hài hước, vừa thú vị trong Lộc Đỉnh ký tưởng đã quá đủ để nói lên phép thắng lợi tinh thần của Vi Tiểu Bào; chỉ một chút nước tiểu quý giá của Vi Nguyên soái cũng đủ làm cho thành Lộc Đỉnh đầu hàng.
    Khác với Lỗ Tấn, Kim Dung đã đề xuất ra được một phép thắng lợi tinh thần tích cực. AQ khom người xuống, cam chịu, để tự huyễn hoặc mình là thứ cao quý; Vi Tiểu Bảo rướn người lên dùng tiểu xảo đạt thắng lợi cũng để tự huyễn hoặc mình là thứ cao quý. Ở mỗi thời điểm lịch sử khác nhau, mỗi thời đại khác nhau, phép thắng lợi tinh thần được thể hiện và lý giải một cách khác nhau nhưng tựu trung vẫn là thắng lợi tinh thần. Phép thắng lợi tinh thần của Kim Dung đi vào bề rộng, phép thắng lợi tinh thần của Lỗ Tấn đi vào chiều sâu. Chung cục, AQ bị giết bởi một bản án oan nhưng Vi Tiểu Bảo thì vẫn sống nhởn nhơ với một gia đình bảy bà vợ và một gia tài kếch xù bậc nhất trong các nhà hào phú Trung Quốc. Ấy bởi vì Vi Tiểu Bảo là một con người rất hiện đại.
  9. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    VI TIỂU BẢO VÀ NGHỆ THUẬT LÀM QUAN
    Khi ?olỡ? đưa Vi Tiểu Bảo từ Dương Châu lên Bắc Kinh rồi lọt vào hoàng cung nhà Thanh, Kim Dung cũng đồng thời hư cấu ra một? nghệ thuật làm quan để giúp cho nhân vật ấy trở thành một con người quyền uy tột đỉnh dưới triều Khang Hy, khiến hàng vạn viên quan trong Bát kỳ Mãn Châu phải kính nể. Vậy đâu là nghệ thuật làm quan của Vi Tiểu Bảo?
    Kim Dung tỏ ra khá cà rỡn khi đặt tên cho nhân vật của mình: Vi là cái gì nhỏ xíu, Tiểu là cái gì nho nhỏ, Bảo là cái gì quý báu.
    Kết hợp ba ngữ nghĩa đó, Vi Tiểu Bảo có nghĩa là cái gì quý giá mà nhỏ xíu xìu xiu. Vậy trong cơ thể một người đàn ông Trung QUốc ở một xã hội nông nghiệp lạc hậu thời Khang Hy, khi chế độ đa thê được mặc nhiên công nhận thì cái gì nhỏ xíu xìu xiu được xem là cái quý nhất? Có thể hiểu ?oquý danh? Vi Tiểu Bảo có nghĩa là ?othằng? cu? theo cách gọi nôm na của người Việt Nam. Đưa một nhân vật như vậy để phong quan tới đệ nhất đẳng công tước, Kim Dung quả là một ông trùm hài hước.
    Tuy vậy, quan lại dưới triều Khang Hy nhà Thanh có 2 loại: loại được tin cẩn là các quan lại xuất thân từ Bát kỳ thuộc dân tộc Mãn Châu; loại ít được tin cẩn là quan lại gốc Hán, cho dù học có trình độ học vấn, khả năng trị dân và kìng trung đối với nhà Thành. Cứ đem tiêu chí đó mà xét thì Vi Tiểu Bảo trong tác phẩm Lộc Đỉnh ký hoàn toàn không xứng đáng để trở thành một viên quan có chức vụ nhỏ xíu như hạt đậu dưới triều Khang Hy chút nào.
    Vì vậy, như cách Lỗ Tấn xây dựng nhân vật AQ, Kim Dung cũng tạo cho nhân vật một lý lịch hết sức mù mờ. Họ Vi của y là lấy theo họ mẹ, bà Vi Xuân Phương. Ngay tác giả Kim Dung cũng không xác định được dân tộc của Vi Tiểu Bảo là Hán, Mã, Môn, Tạng hay Hồi.
    Để che đậy cái gốc xuất thân thấp hèn của mình mà làm quan, Vi Tiểu Bảo phải tự nặn ra một lý lịch hết sức hàm hồ. Đại để, Bảo khoe với người khác rằng mình xuất thân trong một gia đình danh giá, có người anh ruột (?) rất phong lưu là Vi Đại Bảo. Khi Bảo về công cán tại Dương Châu để xây dựng toà Trung Liệt từ, các quan lại địa phương đón tiếp Bảo rất long trọng. Hỏi đến dòng dõi, Bảo nói ấm ớ rằng tổ phụ họ Vi. Tuần phủ Dương Châu nổi tiếng là tay học cao hiểu rộng cho rằng Bảo thuộc hậu duệ của bậc trung thần Vi Niết, làm quan nổi tiếng thanh liêm. Tất nhiên là Vi Tiểu Bảo không phản đối. Bảo cứ để mặc xác các quan tán tụng, không công nhận cũng như không phủ nhận.
    Nên nhớ trước đó, Khang Hy đã phong cho Vi Tiểu Bảo làm Chánh đô thống Hoàng kỳ, tước phong Ba Đồ Lỗ, đi công cán được khoác áo choàng màu vàng. Mà hoàng kỳ (đạo cờ vàng) là một trong Bát kỳ đã có công vượt quan ải tiến vào Trung Hoa tiêu diệt nhà Minh năm 1643. Thấy Vi Tiểu Bảo mặc áo khoác vàng, thiên hạ cứ ngỡ Bảo thuộc dân tộc Mãn Châu chính cống. Bảo tự đặt cho mình cái tên nửa Hán nửa Mãn cũng rất mơ hồ: Hoa Sai Hoa Sai Tiểu Bảo. Cái họ Hoa Sai Hoa Sai đọc như thế nào thì ngay cả người Mãn Châu nghĩ đến bể óc cũng không hiểu ra được.
    Ban đầu, Vi Tiểu Bảo chưa biết tham ô, chỉ biết ăn chặn lặt vặt. Hán chỉ thực sự hiểu rằng làm quan là phải biết tham ô, phải biết nhận hối lộ từ khi được vua Khang Hy phái đi giám sát đoàn kiểm kê tài sản tại nhà tên phản thần Ngao Bái.
    Nguyên trưởng đoàn kiểm kê là Lại bộ Thị lang Sách Ngạch Đồ. Khang Hy không tin lão cáo già này lắm nên sai Vi Tiểu Bảo đi theo để giám sát công việc kiểm kê. Trong nhà Ngao Bái có sẵn bàn thờ Phật, Sách Ngạch Đồ nảy ra ý tưởng muốn được kết nghĩa làm anh em với Vi Tiểu Bảo. Năm ấy, Sách Ngạch Đồ 65 tuổi, Vi Tiểu Bảo mới 13 tuổi. Họ lạy nhau tám lạy xưng là huynh đệ. Mà hễ kết nghĩa với nhau thì có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu, Sách Ngạch Đồ xúi Vi Tiểu Bảo: ?oHiền đệ muốn lấy vật gì thì cứ lấy?. Lão cầm hai xâu châu báu, một chuỗi ngọc phỉ thuý, một lưỡi truỷ thủ, một bảo y bằng tơ tằm đưa cho Vi Tiểu Bảo. Lão lại dạy cho Vi Tiểu Bảo một câu thiệu rất gọn: ?oNgàn dặm làm quan chỉ vì tiền?. Biên bản kiểm kê thể hiện rõ gia tài của Ngao Bái trị giá 2.353.148 lạng bạc (tức là hai trăm ba mươi lăm vạn ba ngàn một trăm bốn mươi tám lạng). Sau khi kiểm kê xong, Sách Ngạch Đồ đề nghị Vi Tiểu Bảo xóa bớt một nét của chữ Nhị (hai) để chỉ còn chữ Nhất (một). Biên bản kiểm kê còn lại con số 1.353.148 lạng. Vậy là Sách Ngạch Đồ cùng Vi Tiểu Bảo đã nuốt mất 100 vạn lạng bạc (tức 1 triệu lạng). Sách Ngạch Đồ chi đôi số tiền đó, để cho quan giám sát Vi Tiểu Bảo ăn trọn 50 vạn lạng; phần lão 50 vạn lạng. Lão tự trích phần của mình ra 5 vạn lạng làm quà cho bọn cung phi, thái giám và các thành viên trong đoàn kiểm kê tài sản. Mới ngay một cuộc giám sát đầu tiên, Vi Tiểu Bảo đã trở thành một nhà đại phú hào nhỏ tuổi nhất tại thành Bắc Kinh.
    Nhận của hối lộ là một cái gì rất xa lạ với Vi Tiểu Bảo. Nhưng đại ca Sách Ngạch Đồ đã dạy thằng tiểu đệ rất nhiều bài căn bản nên trình độ ăn hối lộ của Vi Tiểu Bảo được nâng cao và không ngừng phát triển. Con Trai của Ngô Tam Quế là Ngô Ứng Hùng từ Vân Nam lên thành Bắc Kinh chầu vua Khang Hy. Biết rằng thế nào Ngô Ứng Hùng cũng đem lễ vật để lo lót cho các quan, Sách nGạch Đồ dạy Vi Tiểu Bảo trước: ?oChút nữa đây, bất luận Ngô Ứng HÙng đưa lễ vật cho hiền đệ trọng hậu thế nào, hiền đệ cũng đừng tỏ ra vui mừng. Hiền đệ chỉ nên hững hờ nói: ?oTHế tử đến Bắc Kinh đường xa vất vả quá?. Nếu gã thấy hiền đệ tỏ ra vui mừng thì cho à mọi việc đã xong, sau này không đưa thêm món nào khác. Hiền đệ lộ vẻ lãnh đạm là gã nhất định tưởng hiền đệ chê lễ vật tầm thường và hôm sau tất đem đến một phần trọn ghậu nữa?. Vi Tiểu Bảo sướng quá, gọi phương pháp của Sách Ngạch Đồ là ?ogõ cần bẫy?.
    Quả nhiên, Bào áp dụng đúng ?obài bản?, khiến Ngô Ứng Hùng phải đem tiền quà tặng Bảo liên tục. Từ đó, Vi Tiểu Bảo trở thành ?otiến sĩ ngành hối lộ học?. Hắn ăn hối lộ càng ngày càng dạn tay, càng ngày mặt càng tỉnh bơ. Đưa Kiến Ninh công chúa qua Vân Nam theo lệnh vua gả cho Ngô Ứng Hùng, hắn moi được của Ngô Tam Quế mấy trăm vạn lạng bạc. Về Dương Châu đi công cán, hắn cũng ăn được của các quan lớn nhỏ ở Dương Châu một mớ. Ra Đài Loan thăm nhân dân miền đất mới tiếp quản, hắn lại bợ được mấy trăm vạn lạng nu74a. Gia tài của hắn ngày càng nặng nề hơn. Hắn đổi hết ra ngân phiếu do các tiệm vàng danh tiếng ở Bắc Kinh phát hành để bọc theo cho gọn. Càng có tiền, hắn càng chi sộp cho bọn thái giám, thị vệ và các quan lại thất cơ lỡ vận. Hắn lại đem một số lớn tiền tặng các anh em Thiên Địa hội xài giùm. Hắn rút ra được một bài học rất kỳ dị: Muốn ăn được của hối lộ lâu dài, phải biết làm công tác? ?otừ thiện xã hội?. Để làm quan lâu dài hưởng được nhiều bổn glộc trời cho thì trước hết phải biết tặng quà cáp cho bọn đồng liêu và thi ân bố đức cho bọn thuộc hạ. Thế nhưng lần chi tiền đau nhất trong đời hắn là khi cứu trợ nạn nhân bão lụt tại Đài Loan. Khang Hy ra lệnh trong cung tiết giảm các khoản chi phí được đâu chừng 5 vạn lạng. Nhà vua động viên hắn tham gia cứu trợ, hắn dại dột móc ra hơn 200 vạn lạng khiến nhà vua phải kinh hãi. Cứu trong xong, hắn tự mắng mình ngu!
    Dù nịnh chẳng phải chuyện dễ với mọi người, Vi Tiểu Bảo vẫn có khả năng nâng nịnh lên thành một nghệ thuật kinh điển, có bài bản rõ ràng. Phải nịnh sao cho người nghe nịnh suống tai mà không có cảm giác mình bị nịnh, tưởng rằng đối tượng ăn nói chân tình mới là ảo diệu. Vi Tiểu Bảo đã từng ca ngợi Khang Hy là ?oĐiểu, Sâng, Uỷ, Sang? (Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang). Cao hơn một chút, hắn ca ngợi Khang Hy là một bậc thánh minh, ?ongồi trong cái gì mà quyết đoán ra được cái gì? (hắn không thuộc nổi câu ?oNgồi trong trướng mà quyết đoàn ra được ngàn dặm?). Cách nịnh không nhất của hắn là kể những chuyện tào lao, thuộc lòng một số từ ngữ nhưng vẫn giả bộ quên hoặc không biết. Khang Hy không biết hắn giả bộ bèn nhắc đúng từ ngữ đó; lúc bấy giờ hắn mới giả bộ kinh dị hỏi lại: ?oỦa, thánh thượng cũng biết cái đó ư??, hoạc ?oỦa, tháhnh thuợng cũng có mặt ở đó ư??. Nhà vua không biết hắn giả nai, cứ tưởng hắn chân tình nên mặt rồng hớn hở.
    Trong nghệ thuật làm quan, bao gồm che đậy lý lịch, tham ô và ăn của hối lộ, chia tiền tham ô cho kẻ dưới, Vi Tiểu Bảo là nhân vật hạng nhất. Riêng trong nghệ thuật nịnh, hắn đành rớt xuống hạng nhì. Kim Dung kể rằng có một lần Khang Hy thiết triều hỏi ý bọn quần thần về việc triệt hạ phiên vương Ngô Tam Quế. Các quan bàn tới bàn lui, chẳng ai đưa ra được ý kiến nên hay không nên. Nhà vua lại hỏi đến Binh bộ Thượng thư Minh Châu. Minh Châu tâu: ?oBệ hạ nhìn xa trông rộng, tuy là đưa chuyện ra để hỏi bọn tiểu thần nhưng chủ kiến thì đã có rồi. Bọn tiểu thần cứ nhắm mắt làm theo lời dạy của bệ hạ thì muôn việc đều thành sự?. Nghe Minh Châu nịnh, Vi Tiểu Bảo phải công nhận là lão nịnh hay, xứng đáng đạt học vị ?otiến sĩ nịnh?. Tự xét mình, Vi Tiểu Bảo biết mình nịnh giỏi lắm thì cũng chỉ cấp?cử nhân?. Và Vi Tiểu Bảo đành đau thương tôn vinh Minh Châu là? ?obợ đít đại vương?.
  10. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    VI TIỂU BẢO VÀ KỸ THUẬT XUYÊN TẠC THÔNG TIN
    Vi Tiểu Bảo tuy xuất thân từ động điếm Lệ Xuân viện thành Dương Châu, không được học hành nhưng lại ?olỡ? bị Kim Dung đưa lên làm quan lớn dưới triều Khang Hy. Dưới triều Khang Hy, nên báo chí của Trung QUốc chưa ra đời, chưa có nhà nho nào được gọi là? nhà báo. Vi Tiều Bảo không phải là nhà nho và tất nhiên cáng không phải là nhà báo. Ấy vậy mà kỹ thuật xuyên tạc thông tin, kỹ thuật bôi đen hoặc tô hồng thượng thừa của nhân vật nàt xứng đáng liệt vào bậc nhất thiên hạ.
    Có tay Nhất kiếm vô huyết Phùng Tích Phạm đánh kiếm nhanh vô địch. Phạm đâm cô hầu bé bỏng Song Nhi của Vi Tiểu Bảo nhưng cô đỡ được, vết thương rịn ra một chút máu. Thế là Vi Tiểu Bảo liền xuyên tạc ngoại hiệu Nhất kiếm vô huyết (đánh một chiêu kiếm không thấy máu đổ) của Phạm thành Bán kiếm hữu huyết (đánh gãy nửa cây kiếm mới chảy máu). Từ cái ?oloa phóng thanh? Vi Tiểu Bảo, người trên giang hồ từ đó đều gọi Phùng Tích Phạm là Bán kiếm hữu huyết.
    Tiếng Nga vốn là một trong số ngôn ngữ khó học bậc nhất thì hỏi là sao một gã bất học vô thuật như Vi Tiểu Bảo đọc cho đúng âm? Cho nên, khi lưu lạc sang Nga hay về sau khi đi công cán đàng hoàng, Bảo vẫn cứ thoải mái xuyên tạc tên người nước ngoài mà chẳng một ai cản miệng gã nổi. Có hai tay thân binh của công chúa Tô Phi Á (Sophia, người tình La Sát của Vi Tiểu Bảo) thường lui tới đem thư tín, quà cáp cho gã; một tay tên là Denilov, đọc âm Trung Quốc là Tề Nặc Lạp Phu; tay kia tên Vabasky, đọc ra là Hoa Bá Tư Cơ. Vi Tiểu Bảo có một cách riêng để gọi tên hai người này là Vương Bát Tử Kê (con gà chết không nạn) và Trư La Nọa Phu (con heo dơ bẩn thối tha). Đời nào hắn có thể đọc cho đúng!. Tới nước Thuỵ Điển mà Bảo còn đọc là ?onước Thụy cái gì đó? thì làm sao bắt gã phát âm đúng hai tên Denilov và Vabasky cho chuẩn được.
    Nhưng tôi vẫn tin rằng kỹ thuật xuyên tạc thông tin cao cường nhất của Vi Tiểu Bảo vẫn là cách ?oDi hoa tiếp mộc? (Dời hoa nối cây). Dựa vào lời nói của người khác, Vi Tiểu Bảo đưa đầy, thêm thắt thông tin vào, tạo ra một lượng thông tin nửa thật nửa giả, gieo vào lòng người sự hoang mang, dao động. Kỹ thuật xuyên tạc này gần giống cách làm? báo lá cải, sử dụng thông tin của người khác để chống lại chính họ. Tôi đồ chừng nếu Vi Tiểu Bảo sống lại, được giao làm? tổng biên tập một tờ báo thì tờ báo ấy lá cải phải biết. Đọc Lộc Đỉnh ký, tôi nhớ có một đoạn giả thái hậu biết được chuyện Vi Tiểu Bảo sắp lên Ngũ Đài Sơn. Mụ này cho người tra tấn Vi Tiểu Bảo, buộc gã phải khai ra mật khẩu để liên lạc với Thụy Đống (thực sự là Thuỵ Đống đã bị gã giết chết). Thực sự thì Bảo có biết mật khẩu với đường khẩu gì đâu, chẳng qua là bị đánh đau quá, hắn phải buột miệng nói bậy. Bảo liền nhớ ra mật khẩu của Thiên Địa hội mà hắn đang tham gia, đại ý câu mật khẩu là thuốc cao (thuốc dán) giá bao nhiêu, dán vào có sáng mắt ra hay không? Bảo bèn dựa vào câu đó nhưng thay thuốc cao bằng? đường phèn: Đường phèn bán bao nhiêu, ăn vào có ngọt không? Cách xuyên tạc thông tin của Bảo gây ra một hậu quả cực kỳ tai hại. Giả thái hậu tưởng gã khai thật, bèn ra lệnh cấm quân bắt hết ráo bọn bán đường phèn ở thành Bắc Kinh. Từ một thông tin tào lao của Bảo, mấy ngàn sinh mạng người buôn gánh bán bưng bị tiêu diệt!
    Kỹ thuật xuyên tạc thông tin của Vi Tiểu Bảo khiến các vị đại thần triều Khang Hy đều sợ hãi. Thế mạnh của Vi Tiểu Bảo là luôn kề cận nhà vua, được nhà vua đặc biệt tin dùng. Ai cũng sợ Vi Tiểu Bảo ghét mình, đến bên nhà vua ton hót đưa đầy cho mấy câu, nhẹ thì mất chức, nặng thì mất đầu. Vi Tiểu Bảo biết được thế mạnh đó nên luôn luôn lấy ?ocon cọp? Khang Hy để doạ nạt các đại thần. Lộc Đỉnh ký có mấy chương thuật chuyện Bảo đưa công chúa Kiến Ninh qua Vân Nam gả làm dâu nhà Bình Tây vương Ngô Tam Quế nhưng thực chất là dọ thám xem Ngô Tam Quế có ý tạo phản hay không. Bảo đến Vân Nam thấy binh lính của Quế tinh nhuệ, thành Côn Minh to lớn, dinh cơ của Quế đồ sộ bèn nảy ra ý định làm tiền. Đầu tiên, Bảo nắn gân bằng cách nói huỵch toẹt rằng Bảo theo lệnh vua qua Vân Nam xem Quế có ý định tạo phản hay không. Câu nói này làm Ngô Tam Quế và bá quan ở Vân Nam sợ đến xanh mặt. Tiếp theo, Bảo khen Quế hơn cả nhà vua, dinh của Quế còn lớn hơn cả hoàng cung ở Bắc Kinh. Ngô Tam Quế nghe hắn khen tới đó đã muốn ?obậy? ra quần. Cuối cùng, Bảo kết luận Quế đã quá vinh hoa, quá phú quý, sướng hơn cả vua Khang Hy vậy thì còn muốnt ạo phản chống Khang Hy làm gì nữa. Bảo hứa sẽ về tâu lại với nhà vua là Quế không bao giờ tạo phản (vì ngu sao tạo phản?). Ngô Tam Quế vừa sợ vừa tức nhưng phải luôn miệng vâng dạ cho xuôi, lại thề suốt đời trung thành với Khang Hy. Lão phải nhả ra cho Vi Tiểu Bảo 300 vạn lạng bạc, chưa kể đến các món quà biếu lặt vặt.
    Nên nhớ VI Tiểu Bảo không bao giờ nhận mình sai lầm, kể cả khi hắn biết rõ mình sai lầm 100%. Kỹ thuật xuyên tạc thông tin cứ vậy mà phát triển, đặc biệt là trong trường hợp hắn muốn vu hãm địch thủ của mình vào đất chết. Có một lần Bảo sang nhà tịnh địch cũ là Trịnh Khắc Sảng để đòi nợ. Sảng vét hết tiền bạc, tư trang của vợ con, trong đó có một cành phụng thoa, món trang sức cài trên mái tóc rất phổ biến của các phụ nữ nhà quan trung Quốc. Bảo cầm cành phụng thoa lên. bắt đầu xuyên tạc. Theo Bảo, phục là hình ảnh tượng trưng cho hoàng hậu; vợ Trịnh Khắc Sảng dung cạnh phụng thoa thì có nghĩa là muốn làm hoàng hậu, còn bản thân của Trịnh Khắc Sảng thì đã có ý muốn làm hoàng đế. Trịnh Khắc Sảnh nghe hắn vu hãm, quỳ mọp xuống lạy muốn gần chết. Nhưng thầy của Sảng là Phùng Tíhc Phạm biết rõ đạo lý ở đời, nói thẳng cho Bảo hay là tất cả các tiểu thư con nhà quan ở thành Bắc Kinh đều dùng phụng thoa, bảo đừng có hòng vu khống Trịnh Khắc Sảng. Nắm được câu nói đó, Bảo xoay lại Phùng Tích Phạm: ?oHoá ra Phùng đại nhân đã nhìn thấy hết các vị tiểu thư con nhà quan ở thành Bắc Kinh rồi. Thật là lợi hại! Chẳng hay nhan sắc của tiểu thư con của thượng thư bộ binh ra thế nào??. Thượng thư bộ binh triều Khang Hy là Minh Châu, Bảo xuyên tạc kiểu này chẳng khác nào bảo Phùng Tích Phạm là một thứ dâm tặc, chuyên đi dòm dỏ con gái nhà quan, kể cả con gái của Minh Châu. Nghĩa là cỡ nào Vi Tiểu Bảo cũng vu hãm được đối thủ.
    Kỹ thuật xuyên tạc thông tin đã có từ lâu, ít nhất là dưới triều Khang Hy du thời đó nghề báo chưa xuất hiện. Kỹ thuật ấy còn rơi rớt lại ngày nay, hình thành những trang báo lá cải và những nhà báo chuyên xuyên tạc thông tin. Hễ ai cho họ xơ múi được thì họ viết bào bốc thơm hoặc viết bài giải vây cho người đó. Hễ ai không chịu cho họ xơ múi thì họ tìm cách đánh, hết số này kéo rê đến số kia, bôi nhọ không thương tiếc. Hễ ai có ý kiến phản hồi thì họ dùng thông tin phản hồi đó để tiếp tục đánh lại người phản hồi. Nhưng trang báo thuộc loại ?odi hoa tiếp mộc? xuất hiện khá nhiều trên các mặt báo ấy, tung hỏa mù vào dư luận xã hội khiến bạn đọc đâm ra hoài nghi, không biết được ai nói đúng, ai nói sai, chuyện nào phải, chuyện nào quấy.
    Vi Tiểu Bảo đã chết cách đây ít nhất 230 năm nhưng kỹ thuật xuyên tạc thông tin kiều của Bảo vẫn còn tồn tại trong hoạt động báo chí hiện đại. Có người nói Vi Tiểu Bảo đã sống lại và đi làm báo; rằng các bài báo của Bảo không ra chi nhưng giúp Bảo giàu lên rất nhanh, có cả xe hơi nhà lầu, đất đai rộng lớn. Ban đầu, tôi không tin. Nhưng từ khi đọc được nguồn tin từ các cơ quan pháp luật đã tịch thu các tài sản bất chính gần 3 tỷ đồng của một nhà báo nọ vì người này đã có công dùng báo chí yểm trợ cho một đại gia đục khoét tiền nhà nước thì tôi tin rằng Vi Tiểu Bảo đã sống lại và kỹ thuật xuyên tạc thông tin vẫn còn đó.

Chia sẻ trang này