1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kim Dung Giữa Đời Tôi ( Vũ Đức Sao Biển )

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi rua_nor, 27/01/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    BẢN LUẬN TỘI NHẠC BẤT QUẦN
    Kính thưa hội đồng xét xử,
    Hôm nay, phiên toà nhóm tại đây để xét xử một tên trọng phạm lớn là Nhạc Bất Quần trong bộ tiểu thuyết võ hiệp Tiếu ngạo giang hồ của Kim Dung. Thay mặt Viện Kiểm sát, tôi xin đọc phần luận tội về bị cáo Quần.
    Nhạc Bất Quần là chưởng môn phái Hoa Sơn, có ngoại hiệu là Quân tử kiếm. Thật ra cái ngoại hiệu ấy chỉ là một dạng hình dung từ để diễn tả biểu hiện bề ngoài nho nhã, khiêm tốn của bị cáo Quần. Ở bề trong và đặc biệt là qua tất cả những hành vi gây án của bị cáo, những tác hại nghiêm trọng mà bị cáo đã thực hiện đối với đồng đạo võ lâm, bị cáo chỉ là một kẻ nguy5 quân tử, một thứ quân từ giả mạo. Mà đại phàm lại hàng giả mạo thì nguy hiểm gấp nhiều lần so với hàng thật. Do vậy, theo quan điểm của chúng tôi, nguỵ quân tử nguy hiểm gấp nhiều lần so với chân tiểu nhân.
    Khi đang đảm nhiệm chức vụ chưởng môn, qua báo cáo của một tên đệ từ là Lao Đức Nặc, Nhạc Bất Quần đã hiểu được phái Thanh Thành có âm mưu chiếm đoạt bộ Tịch tà kiếm phổ của dòng họ Lâm ở Phúc Châu, Phúc Kiến. Cho nên khi phái Thanh Thành xuống Phúc Châu, Nhạc Bất Quần đã sớm cho Lao Đức Nặc cùng con gái là Nhạc Linh San đến trước, sang lại một tiệm rượu nhằm mục đích dòm dỏ động tĩnh của phái Thanh Thành. Phái Thanh Thành thực hiện âm mưu chiếm đoạt Tịch tà kiếm phổ của họ Lâm một cách thô thiển, còn Nhạc Bất Quần thì thực hiện âm mưu này một cách tinh vi, thâm độc hơn. Nhạc Bất Quần chỉ đợi phái Thanh Thành chiếm được Tịch tà kiếm phổ là y ra tay cướp giật ngay. Nói chung, ban đầu thì y chỉ muốn cướp của một thằng ăn cướp.
    Thế nhưng, phái Thanh Thành không tìm ra được kiếm phổ. Người tìm ra kiếm phổ lại chính là Lệnh Hồ Xung, đại đệ tử của bị cáo Quần. Trong lúc Lệnh Hồ Xung ngất xỉu, bị cáo Quần đã lấy kiếm phổ trong người đệ tử mình, đem cất giấu để rồi sau đó ?odẫn đao tự cung? để luyện Tịch tà kiếm phổ! Hành vi thâm độc đ1 đã đủ yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản theo Khoản 2 Điều 138 Bộ luật Hình sự.
    Để đánh lạc hương những kẻ cùng nuôi âm mưu như mình, Nhạc Bất Quần loan tin trên giang hồ rằng Lệnh Hồ Xung kết giao với tà ma, định mượn tay những người chính phái trừ khử Lệnh Hồ Xung. Nguy hiểm hơn, Quần cho đệ tử của mình rình rập Lệnh Hồ Xung khi thấy kiếm pháp của Lệnh Hồ Xung phát triển vượt bậc để các đệ tử nghi ngờ rằng Lệnh Hồ Xung đã ?onuốt? Tịch tà kiếm phổ. Thực ra là, theo công tác phúc tra của Viện chúng tôi, đối chiếu với lời khai các nhân chứng có trong hồ sơ vụ án, gã Lệnh Hồ Xung này chỉ học Độc Cô cửu kiếm do thái sư thúc tổ phái Hoa Sơn là Phong Thanh Dương truyền dạy. Tịch tà kiếm phổ mà đem so với Độc Cô cửu kiếm thì chẳng khác gì đem nhạc sến so với nhạc cổ điển, đem gái bia ôm so với gái trong đường gdây cao cấp mà báo chí làm rùm beng mấy bữa nay. Bị cáo Nhạc Bất Quần còn gửi thư công khai đến chưởng môn các môn phái kể tội Lệnh Hồ Xung, lời lẽ tuy rất mực khiêm nhường nhưng bộc lộ dã tâm hết sức đen tối. Hồ sơ vụ án còn lưu một bản thủ bút của y gửi đồng chí chưởng môn phái Thiếu Lâm là Phương Chứng đại sư. Trong thư, y kêu gọi phái Thiếu Lâm ra tay tru diệt Lệnh Hồ Xung vì Lệnh Hồ Xung đã kết giao với tà mà ngoại đạo. Bị cáo Quần đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của một chưởng môn, lại vu khống Lệnh Hồ Xung phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Hành vi của y đã đủ yếu tố cấu thành tội danh vu khống theo Khoản 2 Điều 122 Bộ luật Hình sự. Lệnh Hồ Xung không bị đồng đạo giang hồ giết chết là ngoài ý muốn chủ quan của bị cáo.
    Không dừng lại ở đó, Nhạc Bất Quần đã liên tiếp thực hiện những hành vi gây án đê hèn, man rợ hơn. Khi Lâm Bình Chi, đứa con duy nhất của dòng họ Lâm ở Phúc Châu và là đệ tử của bị cáo Quần, biết được bị cáo đã lấy được Tịch tà kiếm phổ của tổ tiên mình thì bị cáo đã đâm Lâm Bình Chi một nhát kiếm chí mạng. Ngay lúc đó, một đệ tử khác của bị cáo là Cao Căn Minh chứng kiến được cảnh thầy giết trò, lỡ miệng la lên một tiếng; bị cáo đã xoay kiếm lại, giết nhân chứng Cao Căn Minh. Nhờ đó mà Lâm Bình Chi thoát chết. Lời khai của nhân chứng Lâm Bình Chi trước phiên toà hôm nay hoàn toàn phù hợp với lời khai của vợ ị cáo là Ninh Trung Tắc và con gái của bị cáo là Nhạc Linh San trước khi họ qua đời, có cơ sở để tin cậy. Mặc dù bị cáo ngoan cố phản cung, khai rằng không biết ai đã giết Cao Căn Minh và đâm Lâm Bình Chi nhưng chúng tôi vẫn đủ cơ sở để khẳng định bị cáo Quần phạm tội giết người theo Khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự. hành vi giết người của bị cáo Quần phạm vào Tiết a (giết nhiều người), Tiết g (để thực hiện hoặc che dấu tội phạm khác), Tiết i (thực hiện tội phạm một cách man rợ), Tiết q (động cơ đê hèn). Tôi đền nghị Hội đồng xét xử đặc biệt quan tâm đến hành vi phạm tội này của bị cáo Quần bởi hành vi này đã khái quát được bản chất nguỵ quân tử của bị cáo.
    Vượt xa hơn nữa, Nhạc Bất Quần đã giết hai vị sư thái Định Nhàn và Định Tĩnh của phái Hằng Sơn ngay tronng hậu viện chùa Thiếu Lâm. Hai vị sư thái đã chết, không còn ai đối chứng nhưng nhân chứng Nhậhm Doanh Doanh đã từng cởi áo hai vị sư thái quan sát vết thương, đã cho biết vết thương rất nhỏ, đâm trúng vào tim mạch. Loại vết thương này chỉ có thể xuất phát từ hung khí gây án là cây kim thêu. Mà đại phàm ai luyêệ được Tịch tà kiếm phổ thì mới dùng được kim thêu để gây án. Cho nên chúng tôi thấy đã đủ cơ sở kết luận Nhạc Bất Quần giết hai vị sư thái này.
    Khi phái Hằng Sơn họp hội nghị tấn phong chưởng môn mới, bị cáo Nhạc Bất Quần đã sử dụng thuốc mê, bắt hết toàn bộ nữ đệ tử của phái này đem về giam giữ dưới các hang động trên núi Hoa Sơn. Mục đích của bị cáo là làm cho chưởng môn mới của phái Hằng Sơn phải đầu hàng, làm tay sai cho bị cáo để bị cáo yên tâm làm chưởng môn Ngũ Nhạc phái. Điều may mắn là trong bọn nữ đệ tử phái Hằng Sơn, ngoài các nữ ni ra còn có đệ tử tục gia. Các nữ đệ tử tục gia này vẫn được phép dùng son phấn, nước hoa. Họ là khách hàng quen thuộc của các hãng Sài Gòn mỹ phẩm, Lancôme, P&G, Be Bon? Và trong đám nam đệ tử phái Hằng Sơn có Điền Bá Quang, một nhân vật có cái mũi thần kỳ, đứng xa ba ngàn thước vẫn đánh hơi được mùi mỹ phẩm. Nhờ kỹ năng đặc biệt này, Điền Bá Quang đã hít hơi, tìm và cứu được mấy trăm nữ đệ tử phái Hằng Sơn bị giam dưới các hang động. Hành vi bắt, giữ và giam người trái pháp luật của bị cáo Nhạc Bất Quần là có tổ chức, phạm tội đối với nhiều người, xúc phạm nghiêm trọng đến phẩm giá cao quý của nggười phụ nữ, đặc biệt là đối với các ni côn. Hành vi ấy đã phạm vào tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật được quy định tại Khoàn 2 Điều 123 Bộ luật Hình sự.
    Thưa Hội đồng xét xử,
    Nhạc Bất Quần đã phạm các tội trộm cắp tài sản theo Khoản 2 Điều 138 có mức án từ 2 đến 7 năm tù; tội vu khống theo Khoản 2 Điều 122 có mức án từ 1 đến 7 năm tù; tội giết người theo Khoản 1 Điều 193 có mức án tử hình; tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật theo Khoản 2 Điều 123 có mức án từ 1 đến 5 năm tù. Chúng tôi đề nghị mức án tổng hợp tử hình đối với bị cáo Nhạc Bất Quần về cả bốn tội danh trên.
    Xin cảm ơn Hội đồng xét xử.
  2. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    BẢN LUẬN TỘI NHẤT ĐĂNG ĐẠI SƯ​
    Kính thưa Hội đồng xét xử,
    Bị cáo Nhất Đăng là một nhân vật... trong bộ tiểu thuyết Xạ điêu anh hùng truyện. Nhất Đăng chỉ là pháp hiệu, tên thật của bị cáo là Đoàn Trí Hưng, nghề nghiệp: hoàng đế nước Đại Lý; địa chỉ thường trú: thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ngày nay. Bị cáo Nhất Đăng đã từng được nhà văn Kim Dung xếp vào Võ lâm ngũ bá (5 ông trùm của võ lâm) cùng với Vương Trùng Dương (giáo chủ phái Toàn Chân), Hồng Thất Công (bang chủ Cái bang), Âu Dương Phong (chưởng môn Bạch Đà Sơn) và Hoàng Dược Sư (đảo chủ Đào Hoa đảo).
    Tống Thái tổ Triệu Khuông Dẫn lên ngôi làm vua ở Trung Quốc, mở ra nhà Đại Tống, đóng đô ở Biện Kinh, tức phủ Khai Phong từ năm 960. Họ Đoàn lên ngôi vua ở Côn Mình, mở ra nước Đại Lý trước Triệu Khuông Dẫn 23 năm, tức từ năm 937. Đại Lý là một quốc gia độc lập ở phía Tây nam Trung Quốc, coi Phật giáo là quốc giáo. Các vua nước Đại Lý sùng mộ Phật giáo, tính đến Nhất Đăng thì trong 18 đời đã có 7 vị xuất gia làm sư. Bị cáo Nhất Đăng là đời vua thứ 18 của nước Đại Lý nhưng động cơ xuất gia của bị cáo không phải là do sùng mộ Phại giáo mà nên. Bị cáo xuất gia là để tránh một sự trả thù và đồng thời cũng để tỏ lòng ăn năn hối hận về những hành vi phạm pháp luật mà bị cáo đã gây ra trước đó. Hồ sơ vụ án do Kim Dung xây dựng đã thể hiện rõ lời nhận tội của bị cáo: ?oTa tạo phúc cho trăm họ thì ít mà gây ra tội nghiệt thì nhiều?. Cần nhớ rằng bị cáo nhận tội ngay trong bản cung đầu tiên, trạng thái tinh thần hoàn toàn sáng suốt, không hề bị cán bộ điều tra dùng nhục hình, bức cung, dụ cung.
    Có thể nói khi còn là hoàng đế nước Đại Lý, bị cáo Nhất Đăng là con người lý tưởng, biết giữ cho quốc gia một nền hoà bình bền vững, biết chăm lo cơm áo cho trăm họ. Bản thân bị cáo cũng là tôn sư của một võ phái, là một đại hành gia với tuyệt kỹ Nhất dương chỉ. Võ công của bị cáo cao cường đến nỗi một chỉ (ngón tay) phóng ra có thể là tan bia vỡ đá, huống chi nói tới tấm thân huyết nhục của con người. Bản lĩnh của bị cáo thật khiến cho người ta kinh hãi: ?oNgón tay phóng ra co vào như ý muốn; cánh tay cử động ung dung khoáng dật, điểm vào 36 đại huyệt với 36 thủ pháp khác nhau?. Rồi có khi: ?oNhà sư đi như rồng, bước như cọp, cánh tay rung rung như chuồn chuồn điểm thủy?. Phòng cách võ công của bị cáo là phong cách võ công của một bậc đại vương giả, người thường ít ai có được. Một người như bị cáo tưởng đã có thể an tâm là vua nước Đại Lý lâu dài, tiếp tục tạo phúc cho trăm họ, tiếp tục làm một thế lực đối trọng chống kẻ tà ác để góp phần duy trì công đạo cho võ lâm. Ấy thế mà bị cáo đã phạm tội đến nỗi phải đào nhiệm, bỏ trốn khỏi nơi cu trú, dẫn một số quan chức thân cận về huyện Đào Nguyên, Giang Nam, Trung Quốc rồi xuống tóc đi tu.
    Đại Lý là một nước nhỏ; họ Đoàn làm vua thường chủ trương kiệm ước, khác hẳn cách sống hưởng thụ xa hoa, truỵ lạc của các vua nhà Đại tống. Các vua Đại Lý không tổ chức ra tam cung lục viện; hàng năm cũng không tuyển thêm các hoa hậu, hoa khôi, người mẫu, thiếu nữ thanh lịch để bổ sung vào đội ngũ phi tần, cung nữ. Tuy vậy, bị cáo Nhất Đăng, tức Đoàn Trí Hưng, vẫn là vua nên ngoài hoàng hậu chánh cung còn có thêm một số thứ phi khác. Trong đội ngũ phi tần ấy, có Lưu phi, tên thật là Lưu Anh Cô, 19 tuổi, thật sự là một đại hoa hậu.
    Lưu Anh Cô hiếu võ, thường mong muốn được bị cáo dạy cho những môn võ công độc đáo. Ban đầu thì bị cáo có dạy cho Lưu Anh Cô vài ba chiêu thức nhưng sau đó việc dạy dỗ trở nên lơ là, thậm chí nghĩa vụ chăn gối cũng thực hiện không xong. Theo bị cáo, tình hình tồi tệ đó xảy ra là do bị cáo phải tiếp giáo chủ Toàn Chân giáo Vương Trung Dương đang sang thăm và làm việc với bị cáo để trao đổi võ công thượng thừa.
    Đi theo Vương Trùng Đương có gã sư đệ tên Châu Bá Thông, ngoaạ hiệu là Lão ngaon đồng, tâm tính hồn nhiên, con người hiếu động, chỉ thích giỡn chơi. Lưu Anh Cô gặp Châu Bá Thông, đề nghị gã này dạy cho cô phép điểm huyệt. THế nhưng đại phàm phép điểm huyệt là ít nhất phải đưa ra một ngón tay để đụng chạm vào da thịt của người khác. Mà những huyệt đạo trên thân thể con người lại nằm ở những vị trí rất ác hại: huyệt Mi tâm nằm giữa hai lông mày, huyệt Đản trung nằm giữa ngực, huyệt Đan điền nằm dưới lỗ rún mấy phân tây... Từ điểm huyệt, Châu Bá Thông và Lưu Anh Cô đã thực hiện chuyện ?ođiểm? nhau ngay trong cung cấm. Bị cáo Nhất Đăng có biết rõ việc ấy. Đó là việc xảy ra trong hoàng cung, bị cáo đang làm vua và làm chủ nhà. Chuyện bị cáo phản cung, cho rằng mình không biết chuyện quan hệ giữa Châu Bá Thông và Lưu Anh Cô là không có cơ sở để tin cậy.
    Lưu Anh Cô có thai với Châu Bá Thông. Vương Trùng Dương giận lắm, muốn trừng phạt gã sư đệ lỗ mãng dã dám động chạm đến ái phi của ông bạn quý. Song bị cáo Nhất Đăng chính thức tuyên bố cho phép Lưu Anh Cô được lấy Châu Bá Thông, hai người phải nên duyên nợ vợ chồng. Lúc này thì Châu Bá Thông giở quẻ. Đương sự tâu rõ với bị cáo rằng đương sự gây ra lầm lỗi, bị cáo muốn giết đương sự cũng được nhưng đừng bắt buộc đương sự phải làm chồng Lưu Anh Cô. Rồi đương sự... chạy trốn khỏi chốn hoàng nước Đại Lý. Từ đó, bị cáo không nhìn đến Lưu Anh Cô nữa.
    Hai năm sau, một đêm, Lưu Anh Cô chợt xuất hiện, bồng đứa con trên tay đến nhờ bị cáo Nhất Đăng cứu mạng. Nguyên đứa con của cô bị một cao thủ nào đó đánh trọng thương nhưng đứa bé không chết. Hành vi vố ý gây thương tích này có ý đồ rõ ràng: kẻ gây án muốn bị cáo Nhất Đăng sử dụng Nhất dương chỉ để cứu mạng cho đứa bé, khiến cho bị cáo tiêu hao công lực để kẻ thù ra mặt thách đấu.
    Ban đầu, bị cáo nhận cứu giúp đứa con riêng của Lưu Anh Cô. Nhưng khi giở tấm khăn bọc đứa bé ra, bị cáo nhìn thấy chiếc yếm đứa bé đang đeo chính là tấm khăn gấm thêu đôi uyên ương và những câu thơ do Lưu Anh Cô tặng Châu Bá Thông thì ngẩn người ra. Hồ sơ vụ án không thể hiện rõ bị cáo có nổi lòng ghen tức hay không, nhưng có ghi lại một câu mà bị cáo đã nói: ?oCon của các ngươi sinh ra thì tại sao ta phải hao tổn tinh lực để cứu??. Lưu Anh Cô quỳ lại bị cáo, nguyện tự xử lấy mình để bị cáo ra tay cứu mạng cho đứa bé nhưng bị cáo vẫn không chịu cứu giúp. Chỉ trong một đêm mà mái tóc xanh của Lưu Anh Cô đã trở nên bạc trắng. Bị cáo nhìn rõ mọi diễn biến đo trên mái tóc của Lưu Anh Cô nhưng y vẫn không chịu cứu đứa bé. Trong lúc quẫn trí, Lưu Anh Cô điên cuồng cất tiếng hát ru con rồi dùng lưỡi truỷ thủ mang trong người giết chết đứa bé rồi bỏ hoàng cung ra đi.
    Đứa bé ấy là con của Lưu Anh Cô và Châu Bá Thông. Thế nhưng trên phương diện pháp luật, Lưu Anh Cô vẫn là vợ của bị cáo bởi trong hồ sơ vụ án không có một chứng cứ nào chứng minh rằng bị cáo và Lưu Anh Cô đã ly dị; bị cáo không còn nghĩa vụ làm chống đối với Lưu Anh Cô. Lưu Anh Cô lại sinh đứa bé ra ngay trong hoàng cung nên trên danh nghĩa, đứa bé ấy vẫn là con của bị cáo, trừ trường hợp bị cáo xuất trình được... biên bản xét nghiệm ADN chứng minh đứa bé không mang những đặc điểm di truyền của bị cáo. Mà dù đứa bé ấy là con của một người nào đó thì bị cáo vẫn phải có nghĩa vụ cứu giúp nạn nhân bởi bị cáo có công phu Nhất dương chỉ, tức là có khả năng và điều kiện cứu giúp nạn nhân.
    Nếu xét theo... pháp luật Việt Nam ngày nay, hành vi từ chối cứu người của bị cáo Nhất Đăng đã phạm vào tội không cứu người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, được quy định rõ tại Tiết b Khoản 2 Điều 102 Bộ luật Hình sự năm 1999 ?oNgười không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.?, có khung hình phạt từ 1 đến 5 năm tù.
    Ở đây, chúng tôi xin lưu ý Hội đồng xét xử một điều là bị cáo Nhất Đăng có trình độ văn hóa cao, có hiểu biết pháp lậut sâu rộng. Nạn nhân trong trường hợp cụ thể này là một hài nhi. Cho nên hành vi phạm tội của Nhất Đăng không có một tình tiết nào có thể được gọi là giảm nhẹ. Từ những điều đã trình bày trên, cần có một bản án thích hợp với hành vi gây án của bị cáo, cách ly bị cáo ra khỏi xã hội một thời gian nhất định nhằm giáo dục bị cáo và góp phần răn đe giáo dục chung. Tôi đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nhất Đăng, tức Đoàn Trí Hưng mức án 5 năm tù giam, cấm bị cáo đảm nhiệm chức vụ hoàng đế nước Đại Lý vĩnh viễn.
    Xin cám ơn Hội đồng xét xử.
    u?c kieuphong s?a vo 12:33 ngy 22/09/2003
  3. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    BÁO CÁO
    về việc đình chỉ điều tra vụ án Tiểu Long Nữ​
    Trong thời gian qua, dư luận xã hội và dư luận của các bạn đọc bộ tiểu thuyết Thần điêu hiệp lữ đặc biệt quan tâm đến trường hợp Tiểu Long Nữ bị hiếp d-âm. Cơ quan điều tra của chúng tôi đã nhận được đơn khiếu nại của đương sự.
    Tiểu Long Nữ là một cô gái 18 tuổi, chưởng môn phái Cổ Mộ Đài, học trò của Lâm Triều Anh. Sư phụ của đương sự trước đây có tình cảm với Vương Trùng Dương, chưởng môn phái Toàn Chân. Cả hai phái Toàn Chân và Cổ Mộ Đài cùng đóng ở chân núi Chung Nam cho nên đệ tử của hai phái là hàng xóm với nhau. Các báo cáo của Công an huyện và Công an xã ghi nhận: tuy là hàng xóm nhưng giữa hai phái đã xảy ra những việc xích mích, thậm chí đánh nhau bằng vũ khí. Nhận thấy đây là hai võ phái thuộc hệ thống võ lâm Trung Nguyên, hơn nữa hậu quả của các lần xung đột không nghiêm trọng, địa phương đã có ý kiến giáo dục, hoà giải đôi bên; chưa đến mức phải xử phạt hành chính. Mọi việc chỉ thực sự nghiêm trọng khi có tên Dương Qua và tu chung với Tiểu Long Nữ trong Cổ Mộ Đài.
    Dương Qua, còn gọi là Quá (lỗi lầm), là một thiếu niên mới 16 tuổi, cha là Dương Khang (đã chết), mẹ là Mục Niệm Từ (đã chết). Theo các hồ sơ còn lưu trữ tại cơ quan điều tra thì trước đây, Dương Khang đã từng nhận tên giặc Kim là Định Nam vương Hoàn Nhan Hồng Liệt làm cha, từng gây nhiều nợ máu với nhân dân các tỉnh Đông - Bắc Trung Quốc. Dương Khang lấy Kim tịch là Hoàn Nhan Khang, tính tình khắc bạc và dâm đãng. Việc y có con với Mục Niệm Từ là ngoài ý muốn của y. Sinh ra đứa con, Mục Niệm Từ mới đặt tên con là Dương Quá theo ý của đức Khổng Tử dạy: ?oHữu quá tắc cải? (có lỗi thì phải sửa). Bà Từ cho rằng việc Dương Khang nhận giặc làm cha là lỗi lầm lớn nhất và hy vọng đứa con sẽ sửa được lỗi lầm của cha.
    Dương Qua lớn lên, học tạp nhạp rất nhiều món võ công (của Hồng Thất Công, Hoàng Dung, Quách Tĩnh...). Đặc biệt là y tôn Âu Dương Phong, một ma đầu, trang chủ Bạch Đà Sơn trang ở Tây Vực, nhận y làm cha nuôi (dưỡng phụ). Sau đó, y sinh sự và đánh nhau với bọn đệ tử phái Toàn Chân. Bị người của phái Toàn Chân đuổi đánh, y chạy trốn vào Cổ Mộ Đài, được Tiểu Long Nữ ra tay cứu giúp. Tiểu Long Nữ có nuôi một bầy ong độc, thả bầy ong ra tập kích đệ tử phái Toàn Chân; nhờ đó mà Dương Qua mới trốn thoát. Cơ quan Cảnh sát điều tra chúng tôi nhận định rằng chính vụ việc này là nguyên nhân dẫn đến vụ án sau này.
    Theo lới khai của Tiều Long Nữ trước cơ quan điều tra thì có một lần cô tự ý thoát y ở một chỗ vắng vẻ để luyện môn võ công Ngạc nữ tâm kinh, đã bị một người đàn ông nào đó điểm huyệt từ phía sau và thực hiện hành vi đồi bại. Cũng theo lời khai của cô, trong lúc thực hiện hành vi này, kẻ gây án đã lấy áo của cô che mặt cô lại nên cô không xác định được kẻ gây án là ai. Đương sự cũng cho biết, ban đầu cô nghĩ đó là Dương Qua, đứa học trò chỉ thua cô 2 tuổi. Cô khai đã bóng gió điều tra tên học trò này nhiều lần nhưng y không tỏ vẻ gì là tha thiết với cô về mặt quan hệ sinh lý. Mà theo cô, trên đời này chỉ có Dương Qua mới là kẻ thực hiện hành vi đồi bại đó, bởi hôm ấy chỉ có y mới biết cô đang luyện công phu Ngọc nữ tâm kinh và công phu này cần phải thoát y thì mới luyện thành. Về sau này, một số ?ochưởng môn? khác như Brigitte Bardot, Jennifer Aniston, Marilyn Monroe, Sophia Loren, Kim Bassinger... cũng thường xuyên thoát y luyện môn này nhưng không thành công. Một là vì họ luyện ở chỗ đông người, hai là họ luyện mà không có tâm pháp, ba là họ luyện lâu quá khiến các ông chụp hình thoải mái, thành ra trò cười của thiên hạ. Nói chung, Tiểu Long Nữ nghi ngờ Dương Qua chính là kẻ gây án.
    Cơ quan điều tra đã triệu tập Dương Qua đến làm việc. Dương Qua khai ngày ấy, chính y đã biết Tiểu Long Nữ luyện Ngọc nữ tâm kinh. Y vâng lời dạy của sư phụ nên ngồi rất xa sư phụ và hoàn toàn không biết việc gì đã xảy ra. Lời khai của y có vể thành thật. Cơ quan điều tra đã xác minh đầy đủ giờ giấc của Dương Qua và thấy rằng không có khoảng thời gian nào bất minh để có thể kết luận y là kẻ gây án. Cơ quan điều tra thấy không đủ cơ sở để buộc tội Dương Qua.
    Cơ quan điều tra cũng đã triệu tập tên Doãn Chí Bình đến làm việc. Bình là người phái Toàn Chân, đệ tử của đạo sĩ Khưu Xứ Cơ. Bình khia sáng hôm ấy, y quét tước, dọn dẹp trong sơn môn; không hề ra sau núi, cũng không dám bước sang ranh giới của phái Cổ Mộ Đài nên Bình không hề hay biết gì về sự việc xảy ra xung quanh núi. Tên đạo sĩ lời khai khá hồ đồ, quanh co nhưng cơ quan điều tra không tìm được yếu tố buộc tội nên đã thả y ra.
    Tại sao cơ quan điều tra không tìm được yếu tố buộc tội? Đó là do đương sự Tiểu Long Nữ phản ánh mọi sự việc với cơ quan điều tra quá chậm. Trong thâm tâm, đương sự cho rằng kẻ thực hiện hành vi ấy là Dương Qua, người mà đương sự thầm yêu trộm nhớ. Mãi đến 3 tháng sau, khi hiểu ra rằng nhận định đó là sai lầm, Tiểu Long Nữ mới nộp đơn để nghị khởi tố vụ án với cơ quan điều tra. Nếu đương sự đề nghị khởi tố ngay trong ngày hôm ấy thì chúng tôi đã có thể lấy mẫu, trưng cầu xét nghiệm ADN và đã có thể tìm ra thủ phạm.
    Sau đó hơn một năm, Doãn Chí Bình và một đồng môn khác là Triệu Chí Kính đánh nhau. Triệu Chí Kính có tố cáo Bình là kẻ đã thực hiện hành vi đồi bại với Tiểu Long Nữ. Dư luận nhân dân ở núi Chung Nam đã phản ánh điều đó với chúng tôi và chúng tôi đã mời Triệu Chí Kính lên làm việc. Kính khai rằng y có biết Doãn Chí Bình đã thực hiện hành vi ấy với Tiểu Long Nữ nhưng khi cơ quan điều tra hỏi y có trực tiếp chứng kiến không thì Kính trả lời là không. Bởi giữa Bình và Kính đang có sự tranh chấo về quyền lợi, địa vị nên cơ quan diều tra rất thận trọng, không loại trừ khả năng Kính thù ghét Bình mà đưa ra dư luận bất lợi cho Bình. Tuy nhiên, cơ quan điều tra cũng tống đạt lệnh triệu tập đến Doan Chí bình lần thứ hai. Đại diện phái Toàn Chân cho biết Bình đã đi xa, không rõ nơi nào và không rõ ngày nào về. Có nguồn tin khác cho biết là Bình tham gia lực lượng đánh quân Mông Cổ.
    Vụ án kéo dài 3 năm; cơ quan điều tra của chúng tôi cũng đã làm hết sức mình trong phạm vi cho phép của pháp luật nhưng không tìm ra thủ phạm. Tang chứng, vật chứng của vụ án không còn: hiện trường cũng đã thay đổi quá nhiều. Người bị hại Tiểu Long Nữ cùng học trò cô là Dương Qua đã bỏ Cổ Mộ Đài ra đi. Căn cứ vào Điều 139 Bộ luật Tố tụng Hình sự, cơ quan điều tra đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án. Nếu có được chứng cứ xác thực, đáng tin cậy, chúng tôi sẽ phục hồi điề tra vụ án. Vậy xin báo cáo để các cơ quan hữu quan rõ.
    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 12:28 ngày 22/09/2003
  4. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    KẾT LUẬN ĐIỀU TRA
    VỀ HÀNH VI PHẠM TỘI CỦA CHU CHỈ NHƯỢC​
    Họ và tên bị can: Chu Chỉ Nhược
    Tên khác: Không có
    Trình độ văn hoá: Biết đọc biết viết, tinh thông Dịch kinh
    Tôn giáo: Phật giáo
    Hoàn cảnh gia đình: Độc thân
    Nghề nghiệp: chưởng môn phái Nga My
    Căn cứ vào Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 1999, cơ quan điều tra đề nghị truy tố bị can Chu Chỉ Nhược về các tội danh ?ogiết người? (Điều 93), ?giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh? (Điều 95), ?otrộm cắp tài sản? (Điều 138), ?ocố ý làm hư hỏng tài sản? (Điều 143). Trên cơ sở điều tra, cơ quan điều tra kết luận như sau:
    bị can Chu Chỉ Nhược là con gái của người thuyền chài không rõ tên trên sông Hán Thủy. Trong lần đào thoát của Thường Ngộ Xuân và Chu công tử, con trai của Chu Tử Vượng; cha của bị can bị quân Nguyên (Mông Cổ) bắn chết. Thường Ngộ Xuân nguyên là bộ tướng của Chu Tử Vượng, một người trong lực lượng Minh giáo tham gia khởi nghĩa chống quân Nguyên ở Hoài Tứ. Khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Chu Tử Vượng bị giết, Thường Ngộ Xuân cùng con trai của Chu Tử Vượng bị quân Mông Cổ truy sát trên dòng sông Hoài Thuỷ, làm chết Chu công tử và cha của bị can. May là lúc đó Trương Tam Phong, chưởng môn phái Võ Đang, cùng đồ tôn là Trương Vô Kỵ đang trên đường từ chùa Thiếu Lâm về, đã đánh tan quan binh truy sát, cứu mạng Thường Ngộ Xuân và Chu Chỉ Nhược.
    Lúc bấy giờ, Trương Vô Kỵ mới 10 tuổi và Chu Chỉ Nhược mới 8 tuổi nhưng đã quyến luyến nhau. Trương Vô Kỵ gặp bệnh hiểm nghèo sắp chết nhưng Nhược đã làm quen, đút cơm cho Vô Kỵ ăn, an ủi Vô Kỵ. Trước tình cảnh đó, Thường Ngộ Xuân đưa ra một điều kiện: Xuân sẽ đưa Vô Kỵ đi gặp bác sĩ giỏi để chữa bệnh; ngược lại Trương Tam Phong sẽ bảo bọc cho Chu Chỉ Nhược. Hai bên đã đồng ý.
    Sau khi về núi Võ Đang, Chu Chỉ Nhược được Trương Tam Phong gửi làm đệ tử tục gia của Diệt Tuyệt sư thái, chưởng môn phái Phật giáo Nga My. Tại đây, y thị tu học trên 10 năm, trở thành một vị cô nương xinh đẹp, võ công cao cường. Khi Diệt Tuyệt sư thái sắp qua đời, có di ngôn cho Chu Chỉ Nhược kế tục đảm nhiệm chức vụ chưởng môn phái Nga My. Cũng trong thời gian đó, Trương Vô Kỵ bị lưu lạc sang Tây Vực, nhờ may mắn mà tự chữa được bệnh và tu tập được võ công cao cường, cứu được bọn quần hùng Minh giáo (Bái hỏa giáo Trung Quốc), được tôn xưng giáo chủ Minh giáo. Xa nhau hơn 10 năm, cả hai gặp lại nhau trên đỉnh Quang Minh, dãy Thiên Sơn tại Tây Vực.
    Trong lúc truy tìm và giải cứu cha nuôi là Tạ Tốn đang bị Kim Hoa bà bà giam lỏng tại Linh Xà đảo, Vô Kỵ tình cờ gặp lại Chu Chỉ Nhược và Hân Ly (em họ của Vô Kỵ). Cùng đi với Vô Kỵ có Triệu Mẫn (tên thật là Mẫn Mẫn Đặc Mục Nhĩ, Thiệu Mẫn quận chúa Mông Cổ) và Tiểu Siêu (gái lai Ba Tư, người hầu của Vô Kỵ). Thấy Vô Kỵ có mang theo hai bảo vật hiếm có trên thế gian là kiếm Ỷ Thiên và đao Đồ Long, Chu Chỉ Nhược đã rắp tâm chiếm đoạt, chỉ chờ có cơ hội thuận tiện là ra tay.
    Trên vùng biển Linh Xà đảo, Vô Kỵ đã đụng độ với 12 Bảo Thụ vương và Phong Vân Nguyệt tam sứ của Bái hoả giáo Ba Tư. Tại đây, Kim Hoa bà bà, nguyên là Tử Sam Long Vương (đứng đầu trong Tứ hộ giáo pháp vương của Minh giáo Trung Quốc), bị người Ba Tư bắt và chuẩn bị đưa lên giàn hỏa vì đã phản bội sứ mạng của Minh giáo Ba Tư. Kim Hoa bà bà, tên thật là Đại Ỷ Ty, nguyên là Thánh nữ của Bái hoả giáo Ba Tư, là mẹ ruột của Tiểu Siêu, người hầu của Vô Kỵ. Để cứu tất cả mọi người, Tiểu Siêu, dù đã thầm yêu, phải chấp nhận xa Vô Kỵ, trở về Ba Tư để lên ngôi giáo chủ Bái hoả giáo, cứu mạng cho mẹ ruột. Chia tay trên biển, Trương Vô Kỵ đưa Tạ Tốn, Hân Ly, Triệu Mẫn và Chu Chỉ Nhược trở về Trung Nguyên. Trên đường về, họ ghé tạm vào một hòn đảo không tên để nghỉ ngơi và điều trị các vết thương. Tại đây, bị can Chu Chỉ Nhược đã thực hiện các hành vi gây án nghiêm trọng.
    Biết Triệu Mẫn có món thuốc độc Thập hương nhuyễn cân tán, bị can Chu Chỉ Nhược đã lấy cắp và dùng thủ đoạn đê hèn để đầu độc Vô Kỵ, Tạ Tốn, Triệu Mẫn và Hân Ly. Y thị chiếm đoạt được cả kiếm Ỷ Thiên lẫn đao Đồ Long, làm gãy cả hai bảo vật hiếm có này, lấy được bộ Cửu âm chân kinh - một kinh điển võ học thượng thừa ?" cùng với bộ chưởng pháp Hàng long thập bát chưởng, Võ Mục di thư - một bộ binh pháp dùng để đuổi quân xâm lược. Y thị trói Triệu Mẫn, bỏ lên thuyền và thả trôi lênh đênh trên biển. Hồ sơ vụ án do Kim Dung ghi lại đã gọi hành vi này là ?ophóng trục?. May mắn là sau đó Triệu Mẫn không chết và được cứu sống. Đối với Hân Ly, cô em cô cậu yêu Vô Kỵ tha thiết, bị can Nhược đã thể hiện lòng ghen tuông sâu sắc và thực hiện thủ đoạn cực kỳ hèn mạt. Y thị giết Hân Ly bằng cách vạch nhiều nhát kiếm lên mặt cô gái này và tạo hiện trường giả để đổ tội cho Triệu Mẫn.
    Thực hiện xong các thủ đoạn gây án hèn mạt đó, bị can Nhược cũng giả vờ trúng độc Thập hương nhuyễn cân tán để đánh lừa Trương Vô Kỵ và Tạ Tốn. Quả nhiên, Trương Vô Kỵ bị y thị đánh lừa, luôn tin rằng Triện Mẫn là kẻ thủ ác tàn bạo. Riêng nhân chứng Tạ Tốn tuy mù nhưng lại biết rõ các hành vi gây án của bị can Nhương. Tuy nhihên, vì cả Tạ Tốn lẫn Trương Vô Kỵ đều bị trúng độc nên không tiện lên tiếng tố cáo nhằm tránh bị bị can Nhược thủ tiêu bịt đầu mối.
    Trở về Trung Nguyên, bị can Nhược luyện ngay Cửu âm chân kinh. Tuy nhiên, do ý nghĩa bộ kinh này quá ảo diệu và nóng lòng muốn thành công nhanh chóng nên y thị chỉ tập trung luyện những phần bá đạo. Từ khi luyện hai môn võ công bá đạo này, bị can Nhược ngày càn tỏ ra tàn bạo hơn. Lúc Triệu Mẫn tìm đến khi lễ cưới giữa Vô Kỵ và bị can diễn ra, kêu gọi Vô Kỵ đi cứu Tạ Tốn; bị can Nhược trong lớp áo cô dâu, đã dùng một chiêu trong Cửu âm bạch cốt trảo, chộp vào đầu Triệu Mẫn hòng giết chết cô ngay lúc ấy. Rất may là Triệu Mẫn đã cảnh giác trước, phản xạ lanh lẹ nên bị can đã đánh trượt vào vai; nhờ đó cô mới thoát chết. Ngoài ra, nhân chứng Vô Kỵ có khai rằng, anh nghi ngờ rằng chính bị can đã thực hiện hành vi giết người đối với đôi vợ chồng già Đỗ Bách Đương và Dịch Tam Nương, cư trú dưới chân núi Thiếu Thất, hòng phục kích giết chết Triệu Mẫn; cũng như nhiều lần chủ mưu hoặc trực tiếp mưu sát Tạ Tốn để bịt đầu mối. Tuy nhiên, yếu tố này chưa đủ bằng chứng để buộc tội bị can.
    Trước cơ quan điều tra, bị can Chu Chỉ Nhược đã thú nhận các hành vi gây án đối với những người bị hại. Y thị khai rằng y thị rất yêu thương Trương Vô Kỵ nhưng y thị đã trót có lời thề với sư phụ trước khi bà này chết. Lời thề đó là không được lấy Trương Vô Kỵ mà phải bằng mọi cách lấy cho được bảo kiếm và bảo đao, luyện thành võ công cao cường để đưa páhi Nga My lên đứng đầu thiên hạ. Nhưng trước cơ quan điều tra, những điều y thị nại ra là không có cơ sở để tin cậy.
    Trong quá trình điều tra, phá án, cơ quan điều tra đã thu giữ được hai đoạn gãy của thanh kiếm Ỷ Thiên, riêng thanh đao Đồ Long đã được hàn lại, ba bộ kinh sách viết trên lụa mỏng, một bình thuốc độc. Theo biên bản kết luận giám định của phòng khoa học kỹ thuật hình sự, loại độc dược đựng trong bình là một loại thuốc bột kết hợp từ 10 thứ nhuỵ hoa, có tác dụng làm người bị trúng độc uể oải gân cốt, đi đứng không vững có tên là Thập hương nhuyễn cân tán. Trước những lời khai của các nhân chứng, đặc biệt là lời khai của nhân chứng Tạ Tốn ghi tại chùa Thiếu Lâm, các tang chứng, vật chứng cụ thể trên, Chu Chỉ Nhược đã cúi đầu nhận tội.
    Kết luận:
    Bị can Chu Chỉ Nhược, chưởng môn phái Nga My, đã thiếu tu dưỡng đạo đức, tự buông thả mình theo các tham vọng cá nhân, trở thành kẻ phạm tội. Hành vi lấy kiếm rạch nhiều nhát lên mặt Hân Ly do bị can thực hiện đã cấu thành tội ?ogiết người? theo Điều 93 Bộ luật Hình sự. Việc Hân Ly không chết là ngoài ý muốn chủ quan của bị can. Hành vi đánh Triệu Mẫn trong lễ cưới của bị can đã cấu thành tội ?ogiết người trong trạng thái kích động mạnh? theo Điều 95 Bộ luật Hình sự. Việc bị can dùng thuốc độc đối với bốn người bị hại Vô Kỵ, Tạ Tốn, Triệu Mẫn và Hân Ly khiến bốn người mê man để y thị tiến hành việc trộm cắp bảo kiếm Ỷ Thiên và bảo đao Đồ Long đã cấu thành tội ?otrộm cắp tài sản? theo Điều 138 Bộ luật Hình sự. Hành vi làm gãy kiếm Ỷ Thiên và đao Đồ Long để lấy 3 bộ kinh sách trong đó của bị can đã cấu thành tội ?ocố ý làm hư hỏng tài sản? theo Điều 143 Bộ luật Hình sự. Cơ quan điều tra đề nghị Viện Kiểm sát truy tố bị can Chu Chỉ Nhược với 4 tội danh nêu trên. Vậy xin chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án để quý viện nghiên cứu.

Chia sẻ trang này