1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kim Dung Giữa Đời Tôi ( Vũ Đức Sao Biển )

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi rua_nor, 27/01/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. rua_nor

    rua_nor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    CHẤT HÀI TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG
    ( Vũ Đức Sao Biển )
    Trước nay, văn học thế giới đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm của các bậc thầy hài hước. Đưa nụ cười vào văn chương, tạo ra sự hứng thú cho người đọc đã có từ những vở kịch của Molière (Pháp), Azit Neshin (Thổ Nhĩ Kỳ), Slavemir Mrojek (Ba Lan). Và trong thời đại chúng ta, tiếng cười có nhiều trong các tờ báo chuyên hài hước, các tiểu phẩm trào phúng, châm biếm. Văn học Trung Quốc cũng đã trước bạ tên tuổi của các bậc thầy cười: ông Ngô Thừa Ân với siêu phẩm Tây Du Ký, Lỗ Tấn với tác phẩm A. Q Chính Truyện. Trên nền tảng cái cười Trung Quốc, Kim Dung tiên sinh cũng đưa nụ cười vào văn chương của ông, dù văn chương đó ở phạm trù văn chương kiếm hiệp.
    Những tình huống trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung luôn luôn sôi động với tính chất đấu tranh, bạo lực, mưu toan, thủ đoạn. Vậy thì việc đưa tiếng cười vào trong những tình huống này quả là một điều khó thực hiện nhất là giữ làm sao cho chất cười đó không phá vỡ cái tổng thể của khái niệm võ hiệp tiểu thuyết. Kim Dung đã làm được việc đó với ngòi bút khéo léo của một bậc thầy và trong 11 bộ võ hiệp tiểu thuyết của ông, chất hài hước đã được dàn trải khắp các chương tạo ra niềm hứng thú cho độc giả.
    Trong tác phẩm của ông, có những nhân vật khá hài hước về ngoại diện, tâm hồn thật trẻ thơ và hành sự rất tếu. Với bộ Võ Lâm Ngũ Bá và bộ Xạ Điêu Anh Hùng Truyện, ta bắt gặp một nhân vật đáng yêu như vậy: Lão Ngoan Đồng Châu Bá Thông. Châu Bá Thông là nhân vật số 2 của phái Toàn Chân, sư đệ của Vương Trùng Dương, dưới tay có cả một đám sư điệt già nua cổ thụ nhưng tâm hồn ông vẫn là tâm hồn của một đứa bé ngây thơ, trong sáng. Ngay ngoại hiệu Lão Ngoan Đồng (ông già mà chơi như con nít) cũng đủ để mô tả đặc điểm tính cách nhân vật Châu Bá Thông. Theo sư huynh Vương Trùng Dương sang hoàng cung nước Đại Lý, Châu Bá Thông đã quan hệ ******** với một cung phi của hoàng gia, đẻ ra một đứa con nhưng nuôi không được. Châu Bá Thông là một cao thủ, suốt đời chẳng biết sợ hãi ai nhưng mỗi khi nghe đến tên nàng cung phi đã lỡ thất thân với mình là ông ta chạy dài. Suốt đời Châu Bá Thông chuyên làm những việc cổ quái. Ngay đến môn võ công ông tự suy nghĩ ra cũng có cái tên kỳ dị không kém: Song thủ hỗ bác (hai tay vừa giúp nhau vừa đánh nhau). Đó là kết quả của một cách phân ý thật lý tưởng: tay trái vẽ hình vuông, tay mặt vẽ hình tròn cùng một lúc, sao cho vuông ra vuông, tròn ra tròn. Chỉ có Châu Bá Thông là làm được việc ấy và luyện thành công kỹ thuật Song thủ hỗ bác. Võ công ông ta đạt đến trình độ kinh người nhng chẳng hề giết chóc ai, hãm hại ai. Mỗi khi ông ta xuất hiện là tình huống trở nên vui nhộn.
    Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ Ký, ta gặp rất nhiều nhân vật hài hước. Đó là Lệnh Hồ Xung, đại đệ tử phái Hoa Sơn, một nhân vật được mô tả là "lãng tử vô hạnh, thanh danh tàn tạ". Phái Hoa Sơn nổi tiếng về sự nghiêm khắc giữ gìn thanh quy giới luật nhưng khi cao hứng lên, Lệnh Hồ Xung sẵn sàng bỏ tất cả ra sau gáy. Anh đánh bạc với bọn du thủ, uống rợu xai quyền cùng anh em giang hồ hào sĩ, đánh cho bọn đệ tử Thanh Thành phải "thí cổ hướng hậu bình sa lạc nhạn" (chổng đít ra sau tan tác như nhạn rơi bãi cát). Bị mụ ni-cô vợ của Bất Giới hoà thượng, má của ni-cô Nghi Lâm - cạo đầu và suýt thiến bộ sịnh dục vì từ chối tình yêu của Nghi Lâm, Lệnh Hồ Xung đã 'trả thù" hết sức ngộ nghĩnh. Anh hướng dẫn cho Bất Giới đại sư cách điểm huyệt mụ, đưa mụ vào khách sạn và ... cởi quần áo mụ ra làm sao mụ còn chạy thoát khỏi tay Bất Giới, học được kinh nghiệm quái chiêu đó, Bất Giới đã quỳ xuống lậy Lệnh Hồ Xung, xng tụng là Lệnh Hồ sư phụ, thậm chí là Lệnh Hồ gia gia !
    Bất Giới hoà thượng cũng là nhân vật hài hước số một. Lỡ yêu một ni cô, ông ta cũng cạo đầu đi tu. Nhng quy luật của Phật gia có ngũ giới cấm, trong đó có cấm tà dâm, mà mục đích của Bất Giới là đi tu để ăn ở cho được với người ni cô đó. Ông ta tự đặt cho mình ngoại hiệu là bất Giới (chẳng cẩm cản gì ráo), đã lấy được ni cô và đẻ ra Nghi Lâm. Nghi Lâm cũng đi tu, làm ni cô của phái Hằng Sơn. Cô thầm yêu trộm nhớ Lệnh Hồ xung, ân nhân đã cứu mình ra khỏi tay dâm tặc Điền Bá Quang. Thế là Bất Giới phải đi tìm Lệnh Hồ Xung, ép buộc anh làm nhà s để cưới Nghi Lâm vì trên đời này "chỉ có ông sư là cưới được bà vãi". Đối với Điền Bá Quang, Bất Giới trừng trị thẳng tay: cạo đầu buộc làm sư, đặt pháp hiệu là Bất Khả Bất Giới (không thể không cấm được), lại xuyên hai mũi tụ tiễn vào bộ phận sinh dục của Điền Bá Quang để hắn khỏi gian dâm được với ai nữa, buộc Điền Bá Quang tôn Nghi Lâm làm sư phụ rồi buộc Điền Bá Quang làm mai "sư phụ" mình với Lệnh Hồ Xung.
  2. rua_nor

    rua_nor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Tuy nhiên, nói đến tiếng cười trong Tiếu Ngạo Giang Hồ Ký, người đọc vẫn nhớ đến Đào cốc lục tiên nhiều nhất. Đó là 6 anh em sinh ra cùng một lúc, tên thật là Đào Hoa Tiên, Đào Chi Tiên, Đào Điệp Tiên, Đào Thực Tiên, Đào Cán Tiên, Đào Căn Tiên. Họ gồm đủ hoa, nhánh, lá, cành, gốc, rễ nhưng bị cái tội hồ đồ, không phân biệt được ai là Lão Tam; ai là Lão Tứ ! Võ công cao cường, tâm ý tương thông, họ không sợ bất kỳ địch thủ nào trên đời. Suốt ngày họ đánh nhau, văng tục, cãi lộn. . Mà cái kiếu cãi lộn của anh em nhà họ Đào cũng rất hoạt kê, càng cãi câu truyện càng rối rắm. Nhìn dưới khía cạnh triết lý, Đào Cốc lục tiên chính là những nhà luận lý học hình thức (logique formelle) của phương Đông. Đào Cốc lục tiên mồm năm miệng mười, suốt ngày chỉ nói, nói và nói; đến vua nhà Tống cũng không cấm họ im miệng được. Nhưng có một người duy nhất có thể buộc họ câm miệng. Đó là Sát nhân danh y Bình Nhứt Chỉ. Bình Nhứt Chỉ có lệ cứu được một người là ra lệnh cho người đó hoặc anh em người đó đi giết một người khác. Trong một lần Đào Thực Tiên bị trọng thương, bọn ngũ tiên bèn khiêng đến cho Bình Nhứt Chỉ chữa nhưng miệng vẫn nói thiên hô bách sát. Bình Nhất Chỉ quát một tiếng im là năm lão im ngay bởi vì nếu không im, Bình Nhất Chỉ sẽ buộc bọn tiên giết tên Đào Thực Tiên ! Khi Lệnh Hồ Xung được đưa lên gò Ngũ Bá Cơng, Bình Nhất Chỉ thú nhận rằng không thể chữa thương cho chàng được. Bọn Đào Cốc lục tiên bèn trả thù, đặt ra câu hỏi: :Cứu một người thì giết một người. Nay không cứu được người thì giết ai?" Chính cái luận lý học hình thức của bọn lục tiên đã khiến Bình Nhất Chỉ tự suy nghĩ và cuối cùng, tự vận kinh mạch cho đứt, chết đi để xứng với ngoại hiệu Sát nhân danh y !
    Lệnh Hồ Xung, Bất Giới hoà thượng, Bất Khả Bất Giới Điền Bá Quang, Đào cốc lục tiên cái trục hài hước của Tiếu Ngạo Giang Hồ Ký. Chung quanh cái trục đó còn có nhiều nhân vật hài hước khác như Hướng Vấn Thiên, Quang minh tả sứ của Triêu Dương thần giáo; Tiêu Tương dạ vũ Mạc Đại tiên sinh, chưởng môn phái Hành Sơn; bọn quần ni phái Hằng Sơn; bọn giang hồ thảo khấu 36 động 72 đảo... góp thêm tiếng cười cho tác phẩm. Vì thế, Tiếu Ngạo Giang Hồ Ký tràn đầy tiếng cười lạc quan, ngay trong những tình huống bi thương nhất.
    Chất hài hước trong kiếm hiệp Kim Dung thường xuất hiện trong những tình huống nghịch lý, thoạt tiên thì có vẻ kỳ quái nhng đọc kỹ thấy thú vị vô cùng. Ta có thể tìm ra một hồi như vậy trong bộ Hiệp Khách Hành. Phái Tuyết Sơn có nội biến, bọn Tiêu Tự Lệ, Thành Tự Học, Tề Tự Miễn, Lương Tự Tiến bắt giam chưởng môn rồi quay ra đánh nhau để dành chức chưởng môn. Ai cũng tự khoe khoang võ công mình cao cường và họ đánh nhau với những chiêu thức độc ác nhất, tinh vi nhất. Giữa khung cảnh như vậy thì Trương Tam và Lý Tứ, hai sứ giả của đảo Mộc Long đến phát thiếp mời chưởng môn phái Tuyết Sơn đi ăn Lạp bát cúc ngoài biển Đông. Mà "ăn lạp bát cúc" có nghĩa là ra đi không có ngày về. Cả bọn Tề Tự Miễn, Lương Tự Tiến, Tiêu Tự Lệ, Thành Tự Học sợ quá, chẳng ai muốn tranh cái chức chưởng môn nữa. Trương Tam và Lý Tứ bó buộc bọn họ phải đấu võ cho phân thắng bại để xác định chưởng môn. Thế là anh nào anh nấy chỉ đấu cầu thua, thậm chí còn đưa tay chân của mình vào đao kiếm địch thủ để được bị thương và dĩ nhiên, càng bị thương nặng càng tốt. Trận đấu có kiếm bay, có máu chảy nhưng chất hài hước của bốn nhân vật cầu thua lại hoá giải được chất sắt máu kia và làm cho chương tiểu thuyết cực kỳ sống động, thú vị.
  3. rua_nor

    rua_nor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Trong truyện võ hiệp của Kim Dung, có những nụ cười rất nóng và có những nụ cười rất lạnh. Cười nóng là cười ha hả, cười đau cả ruột, mọi người cùng cười kể cả độc giả. Trong Lục Mạch Thần Kiếm Truyện mỗi khi Tinh Tú hải lão ma Đinh Xuân Thu và bọn đệ tử của lão xuất hiện thì tiếng cười nóng lại rộ lên. ấy bởi vì với phái Tinh Tú, thói nịnh là một thứ võ công hàng đầu so với những thứ võ công khác trên đời. Đã có những tên đệ tử phái Tinh Tú đem sư phụ Đinh Xuân Thu của mình so sánh với Đức Khổng Tử và kết luận Đức Khổng Tử thua Đinh Xuân Thu vì Khổng Tử không có võ công. Giá mà Đức Khổng Tử sống dậy, đọc được những dòng này, chắc hẳn ngài cũng phải bật cười khoan khoái. Ngược lại với cười nóng là cười lạnh, buồn mà cười, thương mà cười. Đó là mối tình của Du Thản Chi với A Tử. Đoàn A Tử là cô bé ác độc, đệ tử của Đinh Xuân Thu, bắt được Du Thản Chi để hành hạ cho thoả tính tàn bạo. Cô đã ra lệnh đánh Du Thản Chi thừa sống thiếu chết rồi nớng cái ***g sắt đỏ chụp vào đầu y, biến y thành tên Thiết sửu giải trí cho cô. Nhưng oái ăm thay, ngay từ cái nhìn đầu tiên, Du Thản Chi đã say mê tấm dung nhan mỹ miều của A Tử. Hắn có thể hứng chịu cả trăm ngàn đau khổ để được nhìn thấy A Tử nở một nụ cười. Đôi mắt hắn long lên căm hờn khi có ai hướng về phía A Tử một cái nhìn thiện cảm. Hắn có một pho võ công rất kỳ bí là hàn khí của Kim tầm trùng độc làm nội công và đồ hình của Dịch Cân Kinh làm chiêu thức. Hắn đánh ai một chưởng thì người đó hoá thành băng tuyết ngay. A Tử đui hai mắt, không còn nhìn thấy gì trên đời. Thế là Du Thản chi đi nhờ người ta tháo cái ***g sắt ra khỏi đầu mình và khuôn mặt của hắn trở thành khuôn mặt dị dạng của quỷ sứ. Hắn kiếm một cái khăn trùm đầu, tìm về với A Tử và tự đổi giọng nói, xưng mình là Vương Tinh Thiên, chưởng môn phái Cực Lạc ! Rõ ràng là khi có mặt A Tử, hắn đã đánh cho nhiều người thất điên bát đảo nên A Tử hết lòng tin cậy. Chưởng môn phái Cực Lạc Vương Tinh Thiên dẫn cô bé chu du giang hồ, khoe với cô rằng mình là kỳ nam tử, đẹp như Phan An, Tống Ngọc. Chính vì để bảo vệ bí mật cho những lời khoe khoang khoác lác đó, hắn đã phải năn nỉ nhiều người khen hộ hắn anh tuấn, đẹp trai để vừa lòng A Tử. Cái hài hước khi xây dựng cặp nhân vật A Tử - Du Thản Chi của Kim Dung tràn đầy nước mắt, bảo cười cũng được mà bảo khóc cũng không sai. Đó cũng là chất hài hước của Lỗ Tấn trong A Q Chính Truyện khi A Q được đưa ra pháp trường!
  4. rua_nor

    rua_nor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Được cười với những nhân vật của Kim Dung thật là một điều sảng khoái. Cái sảng khoái đó nằm trong những diễn tiến ngộ nghĩnh của câu chuyện, khiến người ta không tin cũng phải tin. Một thí dụ sinh động nhất là chuyện tuyển phu của công chúa Văn Nghi nước Tây Hạ. Công chúa Văn Nghi đã từng bị Thiên Sơn Đồng Mỗ bắt, cởi trần truồng và đem vào hầm nước đá tối thui cho nằm cạnh nhà sư Hư Trúc. Mục đích của Đồng Mỗ là phá giới Hư Trúc và quả nhiên, nhà sư trẻ đã không thoát qua khỏi vòng trần luỵ. Lòng anh vừa đau khổ nhưng cũng vừa cảm thấy hạnh phúc. Và suốt đời anh vẫn nhớ người trong mộng nhưng không biết nàng tên là gì, ở đâu. Đùng một cái, nước Tây Hạ ra bảng chiêu phu cho công chúa Văn Nghi. Những thế lực chính trị cảm thấy đây là thời cơ để phục hưng nền quân sự của quốc gia vì kẻ nào làm phò mã nước Tây Hạ là kẻ đó có thể nắm thực quyền về quân đội. Đoàn Chính Thuần nước Đại Lý buộc con là thế tử Đoàn Dự phải đi. Cô Tô Mộ Dung Phục cũng đi đến cầu hôn với hy vọng phục hưng binh lực nước Đại Yên. Hoắc Đô Vương tử nước Thổ Lỗ Phồn cũng đến tranh thủ. Chỉ có chàng Hư Trúc là đi chơi, hoàn toàn không nghĩ đến chuyện tuyển phu. Tất cả chương trình tuyển phu chỉ gồm có 3 câu: "Trên đời, người thích ai nhất? Người ấy tên gì, ở đâu?". Các Vương tử, thế tử đều đáp xong. Đến lượt, người ta đùa cợt, đẩy Hư Trúc vào. Đáp câu thứ nhất, Hư Trúc bảo: "Trên đời ta chỉ thích nàng nhất". Câu thứ hai: "Tối quá, ta không biết tên". Câu thứ 3:"Trong hầm nước đá" Và chỉ 3 câu đó, Hư Trúc tìm ra người tình nhân - Mộng Cô - của mình, trở thành phò mã nước Tây Hạ giữa sự ngạc nhiên của mọi người. Hoá ra, trò tuyển phu đó không phải là một đòn phép chính trị nhằm đối địch với ai cả. Đó chỉ là một cách để tìm ra người đàn ông mà công chúa đã từng yêu dấu và trao thân gửi phận.
    Thế nhưng, không có tác phẩm nào tập trung cao độ tính hài hước bằng bộ Lộc Đỉnh Ký. Từ cách xây dựng nhân vật trung tâm đến tình huống diễn tiến câu chuyện, đến ngôn ngữ nhân vật, Lộc Đỉnh Ký là một bộ hài kịch lớn. Không chương nào của tác phẩm thiếu tiếng cười. Chuyện bắt đầu khi Vi Tiểu Bảo, một tiểu lưu manh trong động điếm Lệ Xuân viện thành Dương Châu được Mao Thập Bát, một hào khách giang hồ đem lên Bắc Kinh.Bằng thủ đoạn ma mãnh, Vi Tiểu Bảo đã giết được Tiểu Quế Tử thái giám, hoá thân làm Tiểu Quế Tử. Từ đó, hắn thân cận được với vua Khang Hy, trở thành bạn nhỏ của nhà vua, giúp vua giết được loạn thần Ngao Bái, gia nhập thiên địa hội và hoạt động gián điệp. Hắn trở thành Chánh đô thống hoàng kỳ, phong tặng tước hiệu Ba Đồ Lỗ; Khâm sai đại thần đi công cán Vân Nam; Tứ hôn sứ; Bá tước; Nguyên soái cầm quân chinh phạt quân La Sát ! Công lao hắn lớn hơn bất kỳ một vị cố mệnh đại thần nào của triều Khang Hy. Để đạt được tột đỉnh vinh quang đó, hắn chỉ áp dụng hai thứ kinh nghiệm: một là kinh nghiệm sống trong động điếm và hai là nhng câu chuyện truyền kỳ trong bộ Anh Liệt Truyện mà hắn nghe được thủa còn ở Dương Châu. Thông qua nhân vật Vi Tiểu Bảo, người ta nhận ra một định đề bất ngờ: "Trên đời nầy, kỹ viện và hoàng cung là hai nơi trá nguỵ nhất". Đắc thủ kinh nghiệm từ kỹ viện đến hoàng cung, Vi Tiểu Bảo trở thành nhân vật đệ nhất trá nguỵ. Nhân vật trá nguỵ ấy đã trở thành Hối minh hoà thượng, sư đệ của Hối Thông, phương trượng chùa Thiếu Lâm; rồi sau đó lại trở thành trụ trì chùa Thanh Lương trên Ngũ Đài Sơn ! Nhân vật ấy đủ sức "trị" tên đại Hán gian Ngô Tam Quế; trở thành cố vấn đặc biệt cho Sa hoàng Nga La Tư; thay mặt Khang Hy Hoàng đế quan hệ giao hảo với Mông Cổ và Tây Tạng.
    Thế nhưng, nhân vật quan trọng ấy không biết chữ. Trong 3 chữ họ tên của mình, Vi Tiểu Bảo chỉ đọc được chữ Tiểu vì chữ này dễ nhận ra với 3 nét. ấy thế mà bọn nhà văn có tên tuổi trong lịch sử văn học triều Thanh như Cố Viêm Võ, Tra Y Hoàng phục lăn phục lóc, hết lời ca ngợi. Nhân vật ấy đưa vào trong văn chương một mớ ngôn ngữ thoá mạ bình dân, tục tĩu như con mẹ nó, tổ bà quân rùa đen, phờng chó đẻ... Vi Tiểu Bảo "sáng tạo" ra những thuật ngữ mà chưa một thời đại nào người ta dám đem gán ghép cho những nhân vật cao quý trong xã hội phong kiến: công chúa Kiến Ninh được coi là con đượi non, thái hậu được gọi là mụ điếm già. Mớ ngôn ngữ ấy đã được "truyền bá". Trần Cận Nam, thầy của Vi Tiểu Bảo, cũng biết gọi thái hậu là "mụ điếm già". Vua Khang Hy cũng học thứ ngôn ngữ bình dân của Vi Tiểu Bảo mà mở miệng thoá mạ "con mẹ nó". Chẳng những thế, nhà vua cũng sẵn sàng làm những việc làm hết sức "bình dân", chẳng ra thể thống một Đại Thanh Hoàng đế chút nào. Tôi cho rằng đoạn trích sau đây có thể nói lên chất hài hước cao đọ của Lộc Đỉnh Ký:
  5. rua_nor

    rua_nor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    "Sách thánh hiền đọc nhiều quá, toàn những đoạn khô khan. Đột nhiên, nhà vua được nghe những câu "Tổ bà nó", "Té đái vãi phân", tuy thô tục nhng cũng thấy vui vui liền bắt chước nhưng chỉ khi nói với Vi Tiểu Bảo mới đưa ra. Hôm nay, nhà vua gặp phụ hoàng, vừa hoan hỉ vừa bi thương, nhưng thân cận cha được nửa giờ đã bị đẩy ra ngoài cửa chẳng biết từ nay còn có dịp nào gặp lại, trong lòng rất là khó chịu. May có Vi Tiểu Bảo nói năng thú vị làm vơi nỗi uất ức đi nhiều. Khi bàn tới đại sự trừ phản dẹp loạn, ngài lại nổi hùng tâm.
    Nhà vua đứng dậy đi ra ngoài sân mấy bớc, hai tay bê mấy hòn đá bày ra dưới đất, miệng nói:
    - Hán quân có tứ Vương, nào Đông Vương, nào Tây Vương, nừo Bắc biên, phải phân chia ra không thể để chúng liên hiệp với nhau được. Lại còn Định Nam Vương Khổng Hữu Đức nhng may thằng cha này chết rồi, chỉ để lại một đứa con gái thì cách đối phó chẳng khó khăn gì.
    Nhà vua dứt lời, vung chân đá một hòn đá ra ngoài rồi nói tiếp:
    - Cảnh Tinh Trung thần dũng hơn đời nhưng lại là kẻ vô mưu nên chẳng có chi đáng ngại. Chỉ cần làm cho hắn không liên minh được với họ Trịnh ở Đài Loan là xong.
    Nhà vua lại đá một hòn đá nữa đi rồi nói tiếp:
    - Thượng Khả Hỷ thì phụ tử bất hoà. Giữa hai cha con hắn cũng thành thế nước lửa nhằm khuynh loát nhau, chắc chẳng làm nên trò trống gì.
    Khối đá thứ ba bị hất tung đi. Chỉ còn một khối đá lớn nhất. Nhà vua nhìn chằm chặp vào khối đá này, ngơ ngẩn xuất thần.
    Vi Tiểu Bảo cất tiếng hỏi:
    - Tâu Hoàng thượng ! Phải chăng đây là Ngô Tam Quế ?
    Vua Khang Hy gật đầu.
    Vi Tiểu Bảo mắng liền:
    - Thằng giặc thối tha này. Sao mi không chết đi khiến cho Đức Hoàng Đế phải vì mi mà tổn thương cân não. Tâu Hoàng thượng ! Xin Hoàng thượng **** vào người hắn.
    Vua Khang Hy cười ha hả, nổi dạ trẻ thơ, vạch quần **** vào phiến đá.
    Ngài cười nói:
    - Ngơi cũng **** vào đi.
    Vi Tiểu Bảo cười rộ. Gã vừa đái vừa nói:
    - Hồi sách này kêu bằng Vạn tuế gia cao sơn lưu thuỷ. Tiểu Quế Tử ... Tiểu Quế Tử ...
    Gã chợt nhớ thầy đồ nói chuyện Tam Quốc có một hồi kêu bằng "Quan Vân Trường thuỷ yếm thất quân" liền nói tiếp:
    - "Tiểu Quế Tử thuỷ yếm thất quân"
    Vua Khang Hy không nín được, lại cười ha hả. Ngài vừa thắt quần lại vừa nói:
    - Sau nầy mà ta bắt được tên giặc thối tha kia thật sự thì sẽ **** hẳn vào người hắn.
    Vi Tiểu Bảo thấy Tiểu Hoàng Đế ra chiều căm hận Ngô Tam Quế thì trong bụng mừng thầm tự nhủ:
    - Ta cùng bọn Mộc Vương phủ đánh cuộc về vụ này. Thế là phe mình ăn chắc đến quá nửa rồi."
    Và gần như không có nhân vật nào trong Lộc Đỉnh Ký không có tính hài hước. Công chúa Kiến Ninh cũng biết chửi tục "Con mẹ nó, té **** vãi phân" và gây ra một hành động kinh thiên động địa mà không phải người phụ nữ nào cũng dám làm: lấy súng bắn nát bộ phận sinh dục của chồng chưa cưới. Hối Thông đại sư, trụ trì chùa Thiếu Lâm, ca ngợi sư đệ của mình là Hối Minh (tức Vi Tiểu Bảo) định lực cao cường khi đối đầu với bọn Cát Nhĩ Đan Vương tử mà chẳng biết Vi Tiểu Bảo sợ quá, thở cũng không nổi và đã đi **** ra đầy cả quần. Trừng Quang đại sư cầm đầu Thập bát La hán chùa Thiếu Lâm ngây thơ đến nỗi nghe Vi Tiểu Bảo đi chơi kỹ viện (động điếm) cũng cho rằng kỹ viện là một "viện" tương đương với Đạt Ma viện của chùa Thiếu Lâm. Thậm chí khi Trừng Quang đại sư nghiên cứu võ công cũng phải nhờ Vi Tiểu Bảo chỉ điểm, hướng dẫn !
  6. rua_nor

    rua_nor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Có người cho rằng Lộc Đỉnh Ký là tác phẩm của thời đại chúng ta, Vi Tiểu Bảo là con người sống trong thời đại chúng ta. Tôi nghĩ là nhận định đó hết sức nghiêm túc và hợp lý. Với chất hài hước của Lộc Đỉnh Ký, thế kỷ 20 hiện thân rành rành trong tiểu thuyết võ hiệp, với những con người, những tình huống, những suy nghĩ của nó.
    Không dễ đưa chất hài hước vào văn chương như đưa vào sân khấu hay thơ ca. Tôi đã đọc Kim Dung nhiều lần trong đời. Với Du Thản Chi trong Lục mạch Thần Kiếm Truyện, tôi nhỏ nước mắt. Với Vi Tiểu Bảo trong Lộc Đỉnh Ký, tôi cười ha hả. Nhiều đêm, chợt tỉnh giấc ngủ, nhớ đến Vi Tiểu Bảo, tôi bật cười một mình. Con người ngộ nghĩnh, thú vị, sống rất chân thật đó đã trở thành một biểu tợng hài hước của thế kỷ thứ 20 chứ không riêng gì trong tác phẩm võ hiệp của Kim Dung.
    Trong hoàn cảnh đất nước cha hoà bình, chiến tranh vẫn còn tiếp diễn nhiều nơi, lòng người hoang mang ly tán như xã hội miền Nam trước năm 1975, tác phẩm võ hiệp Kim Dung với những màn hài hước đặc sắc vụt trở nên phương tiện giải trí đắt giá. Tâm trạng chung của bạn đọc lúc đó là tìm ra một cái gì vui trong một đời sống có nhiều bế tắc và niềm bi thảm. Ta không thấy làm lạ khi người đọc đón nhận từng chương, từng hồi của tác phẩm Kim Dung đăng trên báo dưới dạng feuilleton. Tôi chưa nói đến giá trị văn học, giá trị t tưởng, giáo dục. Chỉ một chức năng giải trí, văn chương Kim Dung đã đáp ứng đầy đủ cho người đọc. Hài hước trở thành một thang thuốc bổ, đem lại cho đời nụ cười ý vị.
    ( Hết bài CHẤT HÀI TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG)
    Được rua_nor sửa chữa / chuyển vào 07:11 ngày 28/01/2003
  7. rua_nor

    rua_nor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    CHẤT THƠ TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG
    ( Vũ Đức Sao Biển )
    Đưa thơ vào trong tiểu thuyết, cho tiểu thuyết có chất lãng mạn nhằm tạo thi hứng cho cả người viết lẫn người đọc là đặc điểm cố hữu của 300 tiểu thuyết chương hồi thời Minh - Thanh. Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần có trên vài trăm bài thơ và khi thực hiện phim Hồng Lâu Mộng, các nghệ sĩ Bắc Kinh đã biến những bài thơ này thành nhạc từ - một dạng nhạc phủ - được hát lên, làm giàu thêm chất liệu nghệ thuật cho tác phẩm điện ảnh. Nhà văn Kim Dung đã kế thừa phong cách đưa thơ vào tác phẩm tiểu thuyết như các nhà văn tiền bối mặc dù tiểu thuyết chương hồi của ông là tân văn tiểu thuyết. ở chừng mực nào đó, Kim Dung là một nhà thơ thực sự; ông đã viết cả vài trăm bài thơ, đặc biệt là thơ Thiền tông. Những bài thơ này chưa được in ra; người đời chỉ biết ông là nhà văn chứ chưa hề hiểu được ông còn là một nhà thơ. Chúng ta cũng lưu ý rằng ông nội Kim Dung đã từng làm tri huyện huyện Đơn Dương, Triết Giang và là một nhà thơ khá nổi tiếng cuối đời Thanh với thi tập Hải Ninh Sát Thị Sao Thị. Có lẽ âm vang của truyền thống tiểu thuyết Minh - Thanh, âm vang của truyền thống gia đình đã khiến Kim Dung mạnh dạn đưa thơ vào tiểu thuyết võ hiệp, làm cho những tác phẩm văn xuôi của ông mênh mang một màu thi ca lãng mạn, trữ tình.
    Có những tác phẩm của Kim Dung lấy thơ làm nguồn cảm hứng chủ yếu. Đó là trường hợp bộ Hiệp Khách Hành, gồm 12 quyển. Hiệp Khách Hành là tựa đề một bài thơ dài của nhà thơ Lý Bạch, một trong Đường - Tống bát đại gia mà lịch sử văn học Trung Quốc rất đỗi tự hào. Thơ Lý Bạch có nhiều thể tài: Diễm ca (ca ngợi cái đẹp), Tuý ca (viết trong lúc say), Biệt ca (viết lúc chia tay nhau), Biên tái ca (viết về cuộc đời chinh chiến), Tình ca (ca ngợi tình yêu), Hành ca (ca ngợi chuyện giang hồ mạo hiểm),... Hiệp Khách Hành là một bài thơ ngũ ngôn, thuộc thể Hành ca, ca ngợi Nguỵ Vô kỵ, tức Lăng Tín Quân, công tử của nước Nguỵ và 2 hiệp khách - Hầu Doanh, người giữ cửa Di Môn cùng Chu Hợi, anh hàng thịt. Hai người đã có công giúp Tín Lăng Quân đa quân sang cứu nước Triệu, bảo vệ Hàm Đan, chống lại quân Tần thời Chiến quốc.
    Triệu khách mạn hồ anh
    Ngô câu sương tuyết minh
    Ngân yên chiếu bạch mã
    Táp nạp như lưu tinh...

    Đi vào trong tiểu thuyết Kim Dung, cả bài thơ Hiệp Khách Hành vẫn được giữ nguyên nhưng nó không còn là một bài thơ nữa. Nó chính là một pho võ công mà ai có tấm lòng chân chất nhất, ít cơ tâm nhất mới nhận ra được. Con người đó là một chàng trai không hề biết chữ: Thạch Phá Thiên tức Cẩu Tạp Chủng. Anh cóc cần bài thơ nói lên ý nghĩa gì, câu thơ biểu đạt điều gì. Anh chỉ nhìn nét chữ. Ví dụ chữ Hành gồm 6 nét thì anh khám phá ra sáu thế võ tương ứng với 6 nét đó chứ không cần biết Hành là đi hay chạy. Anh cứ lẳng lặng khám phá tự dạng như thế cho đến chữ cuối cùng và đắc thủ một môn thần công, điều mà có những người bỏ ra mấy chục năm vẫn không khám phá được. Kim Dung gọi đó là lối trước ý.
    Lục Mạch Thần Kiếm Truyện mênh mang một không khí lãng mạn, trữ tình của thơ. Đó là những câu thơ của Kim Dung làm ra để ca ngợi hoa trà, một quốc hoa của nước Đại Lý:
    Thanh quần ngọc diện như tương thức
    Cửu nguyệt trà hoa mãn lộ khai
    (Quần xanh, vóc ngọc tuồng quen mặt
    Tháng chín, hoa trà rợp lối đi)

    Hoặc:
    Xuân câu thuỷ động trà hoa bạch
    Hạ cốc vân sinh lệ tử hồng
    (Giòng xuân nước gợn hoa trà trắng
    Non hạ mây trôi trái vải hồng).

    Đó là những câu thơ do chính Kim Dung làm ra nhưng được gắn vào cho những nhân vật của mình, để các nhân vật tỏ tình trước tình nhân. Thí dụ Trấn Nam vương gia Đoàn Chính Thuần, một con người phong tình rất mực, thường "nói" với các tình nhân Vương phu nhân và Tu la đao Tần Hồng Miên. Với Vương phu nhân, một người rất yêu hoa, Đoàn Chính Thuần đọc:
    Dưới khóm mẫu đơn đành bỏ mạng
    Chết làm quỷ sứ cũng oai phong

    Với Tần Hồng Miên, một người chuyên phóng Tu la đao, Đoàn Chính Thuần chỉ "biên tập" hai chữ mẫu đơn:
    Dưới lưỡi Tu la đành bỏ mạng
    Chết làm quỷ sứ cũng oai phong

    Được rua_nor sửa chữa / chuyển vào 07:02 ngày 28/01/2003
  8. rua_nor

    rua_nor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Thi ca, từ phú không thể tách rời với thi pháp. Trong những ngày sống chung với Nguyễn Tinh Trúc, Đoàn Chính Thuần đã chép tặng bà này bài Sầm Viên Xuân, một bài từ danh tiếng:
    Sóng thu dường điểm mực
    Tóc phượng rủ bên tai
    Dung nhan tuấn nhã
    Vẻ thiên nhiên càng ngắm càng tươi
    Cách hoa nhìn bóng dáng
    Vằng vặc ánh sao thưa
    Ngồi tựa lan can ngắm
    Mặt hồ gươm phẳng lặng như tờ
    ...Bao giờ quên được
    Hình ảnh lúc chia phôi
    Khăn là ướt đẫm
    Ly biệt đôi đàng dòng lệ rơi.

    Đoàn Chính Thuần là một vương gia phong nhã, có riêng một thư pháp. Chính nhờ đó, Tiêu Phong đã đối chiếu nét chữ trên bài từ với nét chữ của một nhân vật ẩn danh được gọi là "Thủ lĩnh đại ca" trong lá thư viết về truyện giết cha ông ngoài Nhạn Môn Quan và biết Đoàn Chính Thuần không phải là người chủ mưu vụ giết cha mình.
    Thơ luôn gắn liền với tình yêu, đăc biệt là những mối tình dang dở. Gần như Kim Dung tôn trọng triệt để mô thức đó... Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ Ký, Lệnh Hồ Xung và Nhạc Linh San thương yêu nhau. Rồi một người thứ ba - Lâm Bình Chi - hiện ra và Nhạc Linh San say mê Lâm Bình Chi, phụ rẫy mối tình của Lệnh Hồ Xung. Nàng lấy Lâm Bình Chi khi Lâm Bình Chi đã tự thiến bộ phân sinh dục (dẫn đao tự cung) để luyện Tịch Tà kiếm phổ. Biết chồng mình không còn là đàn ông nữa, Nhạc Linh San đau đớn nhớ thương chàng Lệnh Hồ Xung. Cô đã đề lên trên tấm vải một bài thơ của danh sĩ Lý Thương Ẩn, mượn thơ người để biểu đạt tâm trạng của mình:
    Nhớ xưa luyến ái Hàn công tử
    Xương trắng thành tro hận chửa tan.

    Ngày Nhạc Linh San chết đi, Lệnh Hồ Xung trở về núi Hoa Sơn. Anh vào căn phòng riêng của Nhạc Linh San và đọc được hai câu thơ ấy, biết được tâm trạng Nhạc Linh San và cảm thấy thương yêu cô gái bất hạnh hơn bao giờ hết.
    Cũng trong Tiếu Ngạo Giang Hồ Ký, ta đọc được những câu thơ bình dân khá nổi tiếng của người Trung Hoa. Gần như bọn giang hồ hào sĩ thường lấy những câu thơ nầy làm câu cửa miệng, đọc lên trong những tình huống thích hợp. Thí dụ khi chia tay nhau họ đọc:
    Thanh sơn bích thuỷ
    Hậu hội hữu kỳ

    (Non xanh trơ đó
    Nước biếc vẫn đây
    Còn ngày gặp gỡ
    )
    Hay khi khuyên ai xuống tay giết một người, họ thường đọc hai câu thơ:
    Tiểu lượng phi quân tử
    Vô độc bất trượng phu

    (Lượng nhỏ chẳng thành người quân tử
    Không độc sao nên đấng trượng phu
    )
    Những câu thơ thông tục, đặt đúng vào vị trí trong văn cảnh, đã làm tác phẩm tăng thêm chất văn học.
    Thơ luôn gắn liền với kinh điển của các tôn giáo, bang hội. Trong kinh của Báo hoả giáo Ba Tư, có đến trên 100 bài thơ của Nga Mạc, đã được nhà thơ Quách Mạt Nhợc dịch ra bản Quan thoại. Kim Dung đã khéo léo sử dụng một bài thơ ngắn nói về số phận con người, gắn bài thơ đó vào thân phận Tiểu Siêu, cô gái lai Ba Tư - Trung Hoa trong ỷ Thiên Đồ Long Ký. Tiểu Siêu thương yêu Trương Vô Kỵ nhưng không hề nói lên lòng thương yêu đó. Cô chỉ vẫn thường hát cho anh nghe:
    Lai như lưu thuỷ hề, thệ như phong
    Bất tri hà xứ lại hề, hà sở chung

    Chỉ có 17 chữ nhưng bài thơ cực kỳ hàm súc. Tôi xin tạm dịch:
    Chợt đến như dòng nước chảy
    Rồi tàn như gió thoảng mau
    Chẳng biết từ nơi nào đến
    Và chẳng biết tàn nơi đâu

    Cho đến khi Tiểu Siêu hôn Trơng Vô Kỵ, từ biệt anh để trở về Ba Tư, Trương Vô Kỵ mới khám phá ra ý nghĩa của tình yêu nằm trong lời kinh Bái hoả giáo. Cuộc đời con người ngắn ngủi thì tình yêu cũng thế; cũng Lai như lưu thuỷ hề, thệ như phong và bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung. Tôi cho đoạn Tiểu Siêu chia tay Trương Vô Kỵ trên biển là đoạn hay nhất, giàu chất thơ nhất trong cả 11 pho tiểu thuyết đồ sộ của Kim Dung.
    Thơ chính là Đạo. Kim Dung muốn bạn đọc của mình nhận ra điều ấy. Ông đã để cho những nhân vật của mình xuất khẩu thành thơ, ngôn từ đơn giản nhưng ý tứ - cái Đạo bên trong - lại rất bao la, thâm diệu. Thí dụ như bài thơ của nhà sư Trí Quan đọc cho Kiều Phong khi nghe Kiều Phong lên núi thiên thai, chùa Chỉ Quán, yết kiến ông và hỏi thăm gốc gác của mình . Tự thâm tâm, Kiều Phong rất xấu hổ, rất đau đớn vì mình là người Khất Đan; mình không thuộc dân tộc Hán. Nhà sư Trí Quan đã giải quyết mối ưu tư nội tại của Kiều Phong bằng một bài thơ mang chất thiền mênh mông:
    Khất Đan với Hán nhân
    Bất luận giả hay chân
    Ân oán cùng vinh nhục
    Không hơn đám bụi trần

    Kim Dung đã đẩy tiểu thuyết của mình đi đến bờ cõi bao la của triết học. Và tuỳ trình độ nhận thức, cảm thụ; các nhân vật của ông ngộ hay không ngộ vấn đề. Tất nhiên, bài thơ như thế này rất gần gũi với con người, không đến nỗi bí hiểm như những công án của Thiền tông.
    Trong 11 pho tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung, thơ Trung Hoa và thơ của Kim Dung xuất hiện đều đặn. Nó trung hoà với tính chất sắt máu của cuộc đấu tranh chánh - tà, thể hiện cái hồn của văn học tiểu thuyết chương hồi truyền thống. Nó kết hợp với thư pháp (phép viết chữ), hình thành nên những pho võ công cho phán quan bút, kiếm pháp, chưởng pháp. Nó làm nên tố chất lãng mạn cho tình yêu, chất triết lý cho tôn giáo, chất trí tuệ cho đời sống. Đưa thơ vào truyện kiếm hiệp như ông quả là thủ pháp của một nhà văn cao cường. Có thể nói, Kim Dung đã vượt xa những bậc tiền bối của mình trong hệ tiểu thuyết chương hồi Minh Thanh. Điều này cũng rất dễ hiểu bởi Kim Dung là một nhà thơ có tài và tài năng của ông thực sự phát triển rực rỡ khi người tình Hạ Mộng ra đi khỏi vòng tay ông.
    ( Hết bài CHẤT THƠ TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG)
    Được rua_nor sửa chữa / chuyển vào 07:10 ngày 28/01/2003
  9. rua_nor

    rua_nor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG NHÂN VẬT QUÁI DỊ TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG
    ( Vũ Đức Sao Biển )
    Khái niệm nhân vật quái dị không phải là khái niệm do chúng tôi tạo ra mà là một khái niệm nằm trong văn chương tiểu thuyết của Kim Dung tiên sinh. Văn chương của ông thường có các cụm từ "trông lão thật là quái dị" hoặc "khuôn mặt của gã thật là quái dị". Tuy viết như thế nhưng khái niệm quái dị không ngừng lại ở chỗ mô tả ngoại hình, động tác. Khái niệm quái dị đi vào chiều sâu nhân cách của các nhân vật, chủ yếu đưa ra những cách sống, cách tư duy khác đời và lắm khi, đi ngược lại cái lẽ thường của cuộc sống.
    Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ Ký, ta bắt gặp nhân vật quái dị tiêu biểu là Tiêu tương dạ vũ Mạc Đại tiên sinh. Thân danh là chưởng môn của phái Hành Sơn, Mạc Đại luôn luôn ăn mặc rách rới như một gã Cái bang, chơi một cây dao cầm (hồ cầm) cũ kỹ và miệng luôn hát bài Tiêu Tương Dạ Vũ (mưa đêm trên bến Tiêu Tương). Thế nhưng, trong đáy cây dao cầm của tiên sinh có dấu một cây kiếm lỡi mỏng như lá lúa, rất lợi hại. Mạc Đại được xưng tụng là "cầm trung tàng kiếm, kiếm phát cầm âm" (trong đàn có dấu một cây kiếm, và khi múa kiếm thì lại phát ra tiếng đàn). Khi tiên sinh rút kiếm ra khỏi cây đàn, vận công vào thân cây kiếm khiến kiếm khí phóng ra veo véo nơi đầu mũi. Với "Hành Sơn vân tụ thập tam thức", cha có một đối thủ nào thoát khỏi tay Mạc Đại tiên sinh. Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ Ký, Mạc Đại chỉ xuất hiện ra ba đoạn, cộng lại không quá mười trang sách nhưng đã gây được ấn tượng mạnh mẽ và chiếm được cảm tình nồng thắm nơi người đọc. Đoạn thứ nhất, Mạc Đại hiện ra đúng lúc, múa kiếm giết chết Đại tung dương thủ Phí Bân của phái Thái Sơn để cứu sư đệ của mình là Lưu Chính Phong cùng Khúc Dương (trưởng lão Ma giáo), Khúc Phi Yên (con gái của Khúc Dương), Lệnh Hồ Xung (đệ tử Hoa Sơn) và Nghi Lâm (đệ tử Hằng Sơn). Giết xong Phí Bân, tiên sinh đút kiếm vào đàn, ung dung ra đi, giọng đàn dao cầm lại ngân lên khúc tình tang Tiêu Tương Dạ Vũ. Đoạn thứ hai, tiên sinh bất ngờ xuất hiện trong tửu quán dới chân núi Hành Sơn, bất ngờ rút kiếm chém đứt tiện 9 chiếc chén chung trên bàn nhậu mà những giang hồ hảo thủ ngồi quanh không thể hiểu được tiên sinh đã rút kiếm ra và thu kiếm về lúc nào. Đoạn thứ ba, Mạc Đại hiện ra giữa đêm khuya bên bến sông Trường Giang, trách cứ Lệnh Hồ Xung là gã vong tình, không lo đi lên chùa Thiếu Lâm cứu người yêu mình là Nhậm Doanh Doaoh mà cứ bo bo đi theo bầy nữ đệ tử của phái Hằng Sơn. Lời trách cứ của tiên sinh làm Lệnh Hồ Xung toát mồ hôi. Mạc Đại khoát tay hối Lệnh Hồ Xung ra đi và chính tiên sinh nhận nhiệm vụ bảo toàn cho bọn nữ ni Hằng Sơn về núi.
    Con người quái dị ấy thoạt ẩn thoạt hiện, mang phong cách của một đạo gia Lão Trang, ung dung tiêu sái giữa cuộc đời. Duy có tiếng đàn và điệu ca Tiêu Tương Dạ Vũ của tiên sinh luôn luôn trĩu nặng nỗi u buồn, chưa thoát khỏi vòng hệ luỵ của cuộc sống, như dòng nước có đi mà không bao giờ có lại. Mạc Đại là hình ảnh tiêu biểu của một thứ trích tiên bị đoạ.
    Tuy nhiên, trong Tiếu Ngạo Giang Hồ Ký, không phải chỉ có duy nhất nhân vật Mạc Đại là quái dị. Người ta còn tìm thấy một gã Tổ Thiên Thu, con người đầy mình mưu kế, văn võ song toàn nhưng lại ăn mặc như một anh đồ nghèo kiết xác, đã ăn cắp Tụ mệnh bát hoàn của một người bạn thân là Lão Đầu Tử nhằm pha rượu cứu mạng Lệnh Hồ xung. Người ta còn tìm thấy một gã Lão Đầu Tử lùn tịt như trái da, võ công cao cường, khi cười khi khóc, hợp cùng Tổ Thiên Thu thành ra cặp nhân vật Hoàng hà Lão Tổ. Chính Lão Đầu Tử rất căm hận Lệnh Hồ Xung đã "nuốt" mất 8 viên thuốc bửu bối nhằm cứu mạng con gái mình nhưng khi biết được Lệnh Hồ Xung là người tình của Thánh cô Nhậm Doanh Doanh, lão đã tự vả má mình cho vọt máu vỡ da. Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ Ký, một nhân vật quái dị khác cũng gây ấn tượng không kém là Bình Nhất Chỉ đại phu, nổi danh Sát nhân danh y, chuyên chẩn bệnh bằng một ngón tay (nhứt chỉ) và hễ cứu một người là giết một người. Không cứu được Lệnh Hồ xụng, lão đã tự vận kịnh mạch cho đứt tuyệt để bảo vệ ngọai hiệu Sát nhân danh y. Nghe đến bốn chữ Đông Phương Bất Bại (không bao giờ thua), người đọc cứ ngỡ đây là một vị anh hùng hảo hán. Không, gã giáo chủ này chỉ là một người lại cái, đã tự thiến bộ phận sinh dục của mình để luyện Quỳ Hoa Bảo Điển, đã quan hệ đồng tính luyến ái với một thủ hạ lân cận là Dương Liên Đình. Tuy nhiên, võ công của Đông Phương Bất Bại cực kỳ cao cường. Gã đã chống trả lại 4 kẻ đại địch là Nhậm Ngã Hành, Nhậm Doanh Doanh, Lệnh Hồ Xung và Hướng Vấn Thiên chỉ với một mũi kim thêu! Nhậm Doanh Doanh đã dùng đến một đòn phép tệ hại nhất: hành hạ "người tình" Dương Liên Đình để phân tâm Đông Phương Bất Bại, giúp cha mình giết chết Đông Phương Bất Bại. Nhưng nhân vật quái dị được người đọc yêu mến nhất trong Tiếu Ngạo Giang Hồ Ký vẫn là Phong Thanh Dương, sư thúc của Nhạc Bất Quần, phái Hoa Sơn. Phong Thanh Dương là đại biếu của phe kiếm tông (lấy kiếm làm chủ) trong khi Nhạc Bất Quần là đaị biểu của phe khí tông (lấy nội công làm chủ). Chính Phong Thanh Dương đã mắng Nhạc Bất Quần là kẻ xuẩn tài (có tài mà ngu), biến những kẻ tài năng như đệ tử Lệnh Hồ xung thành ra ngựa gỗ, trâu đá. phong Thanh Dương truyền thụ cho Lệnh Hồ Xung 9 thế kiếm của Độc Cô Cầu Bại với một câu quyết duy nhất "sử kiếm liên miên bất tuyệt như nước chảy mây trôi, nghĩ đến đâu là kiếm tới đó để chiếm tiên cơ, đẩy kẻ địch vào thế phải thủ ". Toàn bộ lý thuyết của Phong Thanh Dương là "lấy vô chiêu thắng hữu chiêu và lấy công làm thủ ". Lệnh Hồ Xung đã học được bài học quý giá đó từ thái sư thúc tổ, trở thành kẻ đối nghịch với sư phụ Nhạc bất Quần, hạ Nhạc Bất Quần và môn Tịch Tà Kiếm Phổ của họ Nhạc, trở thành kiếm sĩ đệ nhất giang hồ. Phong Thanh Dương mình gầy như con hạc, sắc mặt điêu linh tiều tuỵ, chỉ xuất hiện hai lần mà danh tiếng của Phong đã làm quần hùng chấn động.
    Nhân vật quái dị đến đâu cũng là con người nên vẫn mang theo những đặc điểm, yếu tính của con người. Thế nhưng, khác hơn con người nói chung, nhân vật quái dị suy nghĩ, sống và hành động theo ý mình và thông thường sự suy nghĩ, sống và hành động đó lại vượt ra những khuôn sáo bó buộc của lương tâm, luật pháp, đạo đức. Nó gây một sự kinh ngạc và thậm chí, là sự kinh sợ cho người đọc. Một hình tượng tiêu biểu cho motif này là nàng Ôn thị, vợ của Phó bang chúa Cái bang Mã Đại Nguyên trong Lục Mạch Thần Kiếm Truyện. Tác giả Kim Dung chỉ để cho Ôn thị xuất hiện hai lần trong Lục Mạch Thần Kiếm Truyện. Lần thứ nhất với vẻ nhu mì và đau thương của một vị vong nhân (đàn bà mới goá chồng), lần thứ hai với toàn bộ phong cách dâm đãng và man rợ của một người mắc chứng cuồng dâm. Hai hình tượng đối lập trong một con người có nhan sắc tuyệt vời thật khiến cho người ta kinh sợ đến cả dựng tóc gáy lên.
    Mọi chuyện bắt đầu từ Bách hoa đại hội, Ôn thị theo chồng là Mã Đại Nguyên, Phó bang chúa Cái bang, đi dự hội hoa xuân này. Nhan sắc tơi đẹp của người phụ nữ này đã làm cho hàng ngàn anh hùng hảo hán kinh ngạc, thán phục. Nhưng có một người không để ý tới tấm nhan sắc đó. Người đó là Bang chúa Cái bang Kiều Phong. Thật ra, Kiều Phong không hề coi thường vẻ đẹp phụ nữ; ông chỉ nghĩ rằng Ôn thị là vợ của thuộc hạ mình, cần phải giữ đúng lễ. Thế nhưng điều đó đã làm Ôn thị căm thù và lập tâm sẽ hại Kiều Phong để ông thân bại danh liệt. Nàng ta dựng lên một nghi án, cáo giác rằng chồng nàng biết Kiều Phong là giòng giống man rợ Khiết Đan nên Kiều Phong đã giết chồng nàng để bịt miệng. Trong rừng hạnh ngoài thành Vô Tích, Ôn thị đã xuất hiện trong tư thế một người đàn bà đang chịu tang chồng, tiết lộ thân thế Khất Đan của Kiều Phong đã làm quần hùng Cái bang kinh tâm. Họ trở mặt khinh miệt ông, coi ông là kẻ thù. Kiều Phong phải đau đớn rời bỏ chức vụ, ra đi.
  10. rua_nor

    rua_nor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Kiều Phong sẽ không bao giờ hiểu được động cơ nào đã đưa Ôn thị đến việc vu cáo mình đã giết Mã Đại Nguyên, người bạn mà ông rất yêu mến, nếu không có một đêm ông rượt theo dấu vết Đoàn Chính Thuần và tận mắt chứng kiến tấn kịch man rợ tại nhà Ôn thị. Hoá ra, Ôn thị là người tình cũ của Đoàn Chính Thuần; họ đã quan hệ thân xác với nhau và trong cơn say đắm Đoàn Chính Thuần đã thề rằng nếu ông phụ Ôn thị, thân thể sẽ bị lóc thành từng miếng thịt. Gặp lại Đoàn Chính Thuần, Ôn thị vui vẻ mở tiệc rượu cùng Đoàn Chính Thuần ăn uống đùa giỡn rồi bỏ thuốc mê vào rượu đầu độc Đoàn Chính Thuần. Ôn thị trói Đoàn Chính Thuần lại, nhắc lại lời thề xưa và há miệng cắn từng miếng thịt của tình lang! Chính trong dịp này, Ôn thị đã tiết lộ cho Đoàn Chính Thuần biết rằng mụ đã hãm hại Kiều Phong; rằng người giết Mã Đại Nguyên - chồng mụ - không ai khác hơn là Bạch Thế Kính, chấp pháp trưởng lão Cái bang và là một tình lang khác của mụ; và rằng Bạch Thế Kính đã nhại theo chiêu thức Toả hầu cầm nã thủ của Kiều Phong để bóp nát yết hầu Mà Đại Nguyên, dễ dàng thực hiện âm mưu vu cáo!
    Ôn thị là một nhân vật nữ vô cùng quái dị trong suốt 11 bộ kiếm hiệp tiểu thuyết Kim Dung. Trong văn học thế giới, chưa thấy có một nhân vật nữ nào đáng nể như nàng Ôn thị. Phải chăng, đó chỉ là sản phẩm thuần tuý hư cấu của trí tưởng tượng, trên đời này không hề có một phụ nữ như vậy?
    Nhưng Lục Mạch Thần Kiếm Truyện không chỉ có Ôn thị mà còn có Trấn Nam vương phi Thư Bạch Phụng, vợ chánh thất của Đoàn Chính Thuần, cũng quái dị không kém. Thân danh là Vương phi của nước Đại Lý, Thư Bạch Phụng đã khám phá ra chồng mình ngoại tình với nhiều phụ nữ khác. Vậy là bà ta trả thù và cách trả thù cũng khá độc đáo: cho một gã ăn xin rách rưới hôi hám ăn nằm với mình. Lần ăn nằm đó đã sinh ra một anh thế tử bảnh trai, một nhà nho trẻ lãng mạn, si tình. Đó là Đoàn Dự. Gã ăn mày dơ bẩn đó là ai? Chính là Đoàn Diên Khánh, nhân vật đại biểu của hoàng gia nước Đại Lý, tranh chấp ngai vàng không được, đã để quyền lực cầm đầu nước Đại Lý lọt vào tay Đoàn Chính Minh, anh ruột của Đoàn Chính Thuần. Kim Dung để cho Đoàn Dự lưu lạc giang hồ, yêu một lúc ba cô gái Mộc Uyển Thanh, Chung Linh, Vương Ngọc Yến; toàn là những người con tư sinh của Đoàn Chính Thuần. Cho đến khi chàng trai tuyệt vọng vì khám phá ra rằng mình đang yêu những cô em cùng cha khác mẹ thì Trấn Nam Vương phi mới kề tai con mà tiết lộ rằng chàng không phải là con của Đoàn Chính Thuần mà là con của Đoàn Diên Khánh! một bà vương phi có ngoại hiệu là Ngọc diện Quan Âm mà lãng mạn và liều mạng đến thế thì thôi!
    Nhân vật quái dị tuy sống rất khác đời nhưng lại sống rất người. Đối với họ, cái vỏ luân lý, đạo đức của đạo Nho không cứng lắm, có thể phá vỡ để thoát ra được để sống đúng như lòng mình muốn sống. Trong Xạ Điêu Anh Hùng Truyện, bất kỳ người anh hùng hào kiệt nào cũng lên án mối tình Tiểu Long Nữ - Dương Qua vì nàng Tiểu Long Nữ là sư phụ mà chàng Dương Qua là đồ đệ. Nho học và cả võ học Trung Quốc chưa hề cho phép một đứa học trò trai được yêu và lấy cô giáo của mình. Kim Dung lãng mạn và cách mạng hơn: ông cho phép họ thương yêu nhau và vượt xa hơn một chút, ông cứ để cho Tiểu Long Nữ mất trinh vì một gã đệ tử hạng bét của phái Toàn Chân. Mất trinh thì mất, Dương Qua chỉ biết yêu cô giáo của mình là Tiểu Long Nữ và ngược lại, trong đôi mắt của Tiểu Long Nữ chỉ có chàng Dương Qua mà thôi. Họ dắt tay nhau đi đâu khi thành Tương Dương bị quân Mông Cổ bao vây? Chính tác giả cũng không biết điều đó. Tình yêu đã đưa họ đi thật xa, xa loài người, xa cuộc đời. Tiểu Long Nữ bỏ đi và Dương Qua tìm kiếm. Và rồi cô bé Quách Tường cũng bỏ đi tìm Dương Qua.
    Có thể kể ra hàng trăm nhân vật quái dị trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung. Họ tạo ra đặc điểm riêng cho tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, tạo nên "phong cách quái dị" độc đáo đến nỗi, khi cầm lên một tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp in bằng tiếng Quan thoại cũng ký tên tác giả Kim Dung mà chẳng có "phong cách quái dị" này, ta có thể nói ngay đó là tác phẩm nguỵ tạo (nguỵ tác).
    Văn là người. Tư Mã Thiên đau niềm đau của kẻ sĩ bị cung hình, ráng sống để viết nên bộ Sử Ký đồ sộ, trở thành viên pháp quan toàn quyền phê phán lịch sử một cách nghiêm khắc và nghiêm túc. Khuất Bình đau niềm đau của kẻ cô trung bị phụ bạc mà viết lên Ly Tao rồi tìm cái chết trên dòng sông Mịch La, để lại cho đời những câu phú ngậm ngùi khôn tả. Lỗ Tấn sinh ra và lớn lên trong giai đoạn lịch sử đau thương nhất của Trung Quốc, không thể khóc nổi nữa đành phải đi tìm nụ cười ra nước mắt trong A.Q Chính Truyện. Kim Dung xuất thân từ một gia đình có ông nội làm quan dới triều vua Quang Tự, đã lớn lên và từ bỏ Hoa lục ra đảo Đài Loan, đã chứng kiến được những tác hại của tư duy giáo điều và chủ nghĩa công thức sơ lược nên ông đã làm người lội ngược dòng nước. Phương pháp luận của triết học là đưa ra một chính đề, phản biện lại thành một phản đề để đi đến một hợp đề khả dĩ chấp nhận. Qua những nhân vật quái dị, Kim Dung đã đưa ra những phản đề và phần hợp đề được ông giao lại cho người đọc, để người đọc tự nhận ra.
    Rõ ràng là anh hùng - tiểu nhân, chính phái - tà phái, trinh tiết - bất trinh, kiếm tông - khí tông, vương đạo - bá đạo, cao quý - đê tiện, ôn nhu - dâm đãng... là nhữngmặt đối lập khốc liệt. Nào ai đúng, nào ai sai? Người đọc hãy tự lý giải. kim Dung chỉ dặn dò chúng ta: thấy như vậy nhưng không hẳn là như vậy. Thế thôi.
    ( hết bài NHỮNG NHÂN VẬT QUÁI DỊ TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG)

Chia sẻ trang này