1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kim Dung Giữa Đời Tôi ( Vũ Đức Sao Biển )

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi rua_nor, 27/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rua_nor

    rua_nor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    VÕ LÂM NGŨ BÁ - DỤ NGÔN VỀ CHÍNH TRỊ
    ( Vũ Đức Sao Biển )
    Rất nhiều người mê truyện kiếm hiệp đều biết được Võ Lâm Ngũ Bá là một bộ đoản thiên gồm bốn cuốn của kim Dung. Đây là bộ tiểu thuyết làm nền móng để ông xây dựng liên tiếp 3 bộ truyên kế tiếp : Xạ Điêu Anh Hùng truyện, Thần Điêu Hiệp Lữ & Ỷ Thiên Đồ Long Ký. Bộ đoản thiên tiểu thuyết ấy có giá trị nhưmột đoạn lung khởi trong một bài tác văn, nhằm giới thiệu 5 ông vua của giới võ lâm. Nếu thu hẹp thì người đọc chỉ hiểu như đó là giới võ lâm Trung Hoa với nhiều môn phái lạ lùng, có những con người võ học kiệt xuất. Nhưng có lẽ Kim Dung không muốn thu hẹp. Ông đã truyền đến cho người đọc 1 dụ ngôn lớn lao hơn - dụ ngôn chính trị.
    Trong Võ Lâm Ngũ Bá, Kim Dung giới thiệu năm nhân vật đại võ sư: Đông tà Hoàng Dược Sư, Tây độc Âu Dương Phong, Nam đế Nhất Đăng Đại Sư, Bắc Cái Hồng Thất Công & Trung thần thông Vương Trùng Dương.
    Đông tà Hoàng Dược Sư ngự trị ở Đào Hoa đảo. Nếu lấy Trung Hoa làm điểm giữa thì Đào Hoa Đảo chính là nước Nhật Bản là 'tà'. Có lẽ, trong tâm tưởng của ông và hàng tỉ người Trung Quốc khác vẫn chưa phai mờ hình ảnh của những đội quân Nhật Bản xâm lược, giết chóc , hãm hại hàng triệu người dân Trung Quốc , đặc biệt làsự hiện diện của quân đoàn Quan Đông trên miền Đông Bắc Trung Quốc trong thế chiến thứ 2. Đông tà Hoàng Dược Sư có một loại võ công kỳ ảo như tên gọi của nó : Lạc Anh CHưởng Pháp ( chưởng pháp hoa anh đào rụng). Trong Võ Lâm Ngũ Bá, Kim Dung rất ca ngợi Hoàng Dược Sư, ca ngợi tính lập dị cổ quái của nhân vật này.
    Tây độc Âu Dương Phong từ Tây Vực xuống. Khái niệm Tây Vực không xác định biên giới quốc gia. Âu Dương Phong có nghĩa là ngọn gió biển phía trời Âu thổi đến và ta có thể hiểu được nhân vật nàychính là hình tượng biểu thị cho cả khối châu Âu, cả văn minh khoa học kỹ thuật châu Âu. Âu Dương Phong có môn Hàm Mô Công ( công phu mô phỏng tư thế con ếch), ngồi xuống đất, dạng chân ra và phát chưởng về phía trước. Tư thế Hàm mô công nhắc người ta nhớ đến hình ảnh chiếc xe tăng của binh lực các nước châu Âu trong đệ nhị thế chiến. Hãy nhớ rằng trong Xạ Điêu Anh Hùng Truyện sau này Kim DUng để cho Âu Dương Phong luyện tập võ công sai đường, bị tẩu hoả nhập ma, phải đi lộn đầu xuống đất, chân đưa lên trời. Dụ ngôn ở đây thật rõ ràng : văn minh vật chất, khoa học kỹ thuật phương tây quá tiến bộ đã làm đảo lộn hết mọi giá trị tinh thần. Cả châu Âu đang ' tẩu hoả nhập ma' vì chính cái cơ tâm của họ.
    Nam đế là Nhất Đăng Đại Sư. Nhân vật này trong Võ Lâm Ngũ Bá là 1 nhà sư hiền lành, đắc đạo. Đây là hình ảnh biểu tượng chung của các nước theo Phật giáo tại Đông Nam Á, trong đó có cả Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Srilanca ( ngày trước là Ceyland - Tích lan) và Ấn độ. Nhà sư hiền lành ấy sử dụng một loại công phu huyền môn chính tông, rất quang minh chính đại: Nhất Dương Chỉ. Nhà sư hiền lành ấy không gây hấn với ai, không tranh hơi đua tiếng với ai. Kim Dung nghĩ đến các lân quốc ở phía nam đất nước ông bằng tình cảm hết sức tốt đẹp. Rõ ràng phật tính đã được thể hiện rất cao trong tư duy, trong hành động của nhà sư này.
    Bắc cái có Hồng Thất Công, chính là những hình ảnh biểu tượng của nước Liên xô ngày nào. Hồng Thất Công có họ Hồng ( màu đỏ) chính là màu cờ Liên Xô, lân quốc phíaBắc Trung Hoa. Hồng Thất Công có Hàng Long thập Bát chưởng ( 18 chưởng hàng phục con rồng), một loại võ công cương dương có thể làm tan bia vỡ đá, gãy cả tùng bách. Hàng Long Thập Bát Chưởng là gì nếu không phảo là những hoả tiễn - thành tựu lớn nhất của Liên Xô.
    Trung thần Thông Vương Trùng Dương chính là hình ảnh biểu tượng của đất nước Trung Quốc. Trong Võ Lâm Ngũ Bá, Vương Trùng Dương ít khi xuất hiện, chỉ đưọc kể lại qua miệng của những nhân vật khác. Văn minh Trung Hoa kín kẽ, thâm hậu vậy chăng ? Vương Trùng Dương ở trong Trùng Dương cung, là sư tổ của phái Toàn Chân - chân lý toàn thiện nhất. Nhưng người đọc không thể nắm bắt được chân lý ấy, chỉ thấy một đại diện của phái Toàn Chân - Lão ngoan đồng Châu bá Thông - dở tỉnh dở điên, nửa già nua nửa trẻ nít, suốt đời rong chơi , phá phách giang hồ. Về sau trong Xạ Điêu Anh Hùng Truyện, Châu Bá Thông sáng tạo ra một loại võ công ngộ nghĩnh: Song Thủ Hỗ Bác ( hai tay vừa giúp nhau , vừa đánh nhau). Văn minh triết học trung quốc bị tác giả Kim DUng cười cợt: cùng 1 lúc tay trái vẽ hình tròn, tay phải vẽ hình vuông. Tất cả những điều mà tác giả không lý giải được về Trung Quốc thì Châu Bá Thông xuất hiện , lý giải dùm.
    Võ Lâm Ngũ Bá là 1 dạng dụ ngôn về chính trị. Khi thấy dụ ngôn ấy chưa thể ( hoặc không thể) đi sâu vào lòng người, Kim Dung rời bỏ phong cách dụ ngôn, trở lại phong cách tiểu thuyết võ hiệp đích thực. Tác giả để cho cặp trai gái Quách Tỉnh , Hoàng DUng gặp gỡ và học Hồng Thất Công, dùng Hàng Long Thập Bát Chưởng đánh quân Nguyên, giữ gìn đất nước Trung Quốc. Nhưng đó là chuyện khác, chuyện được kể trong Xạ Điêu Anh Hùng Truyện ........
    ( Hết bài VÕ LÂM NGŨ BÁ - DỤ NGÔN VỀ CHÍNH TRỊ )
  2. rua_nor

    rua_nor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    THỬ NHÌN LIBIDO QUA TÁC PHẨM KIM DUNG
    ( Vũ Đức Sao Biển )
    Tôi không có tham vọng đem khái niệm libido của triết học phương tây để mổ xẻ các vấn đề thuộc phạm trù tâm lý, tình cảm trong tác phẩm văn học Đông Phương. Tuy nhiên con người khắp nơi trên thế giới đều có những mẫu số chung trong họat động tâm lý, tình cảm , bởi họ đều là con người. Và tôi đã thận trọng giới hạn vấn đề mình sắp bàn đến trong hai chữ ?~ thử bàn ?~
    Tâm phân học ( psychanalyse) là một trường phái triết học Tây Phương mà ông tổ sản sinh ra nó là Sigmund Freud. Tâm phân học đạt được một số thành tựu nhất định trong việc góp phần cắt nghĩa các họat động của năng lực ********; cắt nghĩa ngã ( Moi), Đại ngã ( Grand Moi ) & siêu ngã ( Sur- Moi); thế giới của ý thức, vô thức & tiềm thức?. Tôi nhìn thấy trong các tác phẩm võ hiệp Kim Dung một số vấn đề khá gần gũi với cách cắt nghĩa của tâm phân học.
    Khi sáng tạo & giải thích tâm phân học, Sigmund Freud cùng các đồ đệ của ông như Alfred Adler, Karl Gustav Jung có tham vọng phân tích trạng thái tâm lý con người như là 1 thực thể, được chia cắt ra thành nhiều phần khác nhau . Thế giới tâm lý không còn là thế giới trừu tượng nữa; nó có hình thù hẳn hoi: có đáy, có đỉnh, có miền, có khu vực? Libido là 1 thuật ngữ khá đặc biệt của tâm phân học, được hiểu như là năng lực ******** 9 énergie de la pulsion ***uelle). Libido được coi như nền tảng của họat động tâm lý, giữ vai trò hình nhi hạ trong khi tình yêu giữ vai trò hình nhi thượng. Nếu họat động tâm lý được coi như 1 tam giác cân thì libido là cái đáy mà tình yêu là cái đỉnh. Libido là năng lực bẩm sinh trong từng con người, năng lực ấy được thể hiện một cách khác nhau trong từng thời kỳ trưởng thành của cá nhân. Thí dụ: ở trẻ sơ sinh là thời kỳ bú mút, ở tuổi dậy thì là thời kỳ thủ dâm, và sau đó là thời kỳ ********?.
    Khi Libido được thỏa mãn, cá nhân mới giữ được trạng thái thăng bằng. Nếu Libido bị ngăn trở, cá nhân bị ẩn ức. Ẩn ức là trạng thái các khuynh hướng bị ngăn trở, không thực hiện được, trở thành một thứ xung động nội tâm, được gọi là refoulement. Hãy hình dung ẩn ức như một quả bong bóng bơm căng , không có chỗ để thoát hơi ra , tức là không có chỗ để thỏa mãn được theo sự đòi hỏi của tự nhiên của năng lực ********. Trong trường hợp này, cá nhân tự đi tìm một trong hai cách thế để phát tịết. Một Libido bị sa đọa, cá nhân trở thành đồng tính luyến ái, ghê sợ ******** , điên lọan, tâm thần phân liệt, trầm cảm?.. Hai- Libido được thăng hoa trở thành những tình cảm , khát vọng cao thượng: say mê tôn giáo, khoa học, đam mê sáng tạo văn học, nghệ thuật, âm nhạc?. hiểu theo quan điểm của tâm phân học thì những người trong các nhà thương tâm thần là những người bị sa đọa Libido; thành quả âm nhạc rực rỡ của Beethoven, Mozart, Tchaikovsky là sự thăng hoa của Libido.
    Tác phẩm võ hiệp của Kim Dung đã chứng minh được một số trường hợp năng lực libido sa đọa. Tiếu Ngạo Giang Hồ xây dựng nhân vật Đông Phương Bất Bại của Triêu Dương Thần Giáo ham luyện Quỳ Hoa Bảo Điển , đã tự thiến bộ phận sinh dục nam của mình, trở thành kẻ đồng tính luyến ái. Ấy , bởi vì câumở đầu của Quỳ Hoa Bảo Điển ghi : ?~ Võ lâm xưng hùng, dẫn đao tự cung ?~ ( Muốn xưng hùng võ lâm, phải dùng dao tự thiến). Thiến bộ phận sinh dục tức là triệt tiêu hẳn năng lực ********. Hắn đâm ra mê lú, ?~ yêu ?~ tên đệ tử to con tốt tướng Dương Liên Đình, đánh nhau với người khác bằng một mũi kim thêu và với tư chức mỹ lệ của một phụ nữ! Tiếu Ngạo Giang Hồ cũng xây dựng 2 trường hợp tự thiến khác- Nhạc Bất Quần và Lâm Bình Chi. Cả hai đều mất giới tính & sau đómất cả nhân tính. Nhạc Bất Quần muốn giết chết đồ đệ là Lệnh Hồ Xung; Lâm Bình Chi giết vợ là Nhạc Linh San. Khi Nhạc linh San chết đi, cô hãy còn là trinh nữ.
    Hiệp Khách Hành xây dựng một trường hợp libido sa đọa khác. Đó là nàng Mai Phương Cô. Yêu Thạch Thanh mà không được chung sống cùng chàng, Mai Phương Cô đã bắt cóc đứa con nhỏ của vợ chồng Thạch Thanh ?" Mẫn Nhu đưa về hoang sơn nuôi, gọi tên thằng bé là Cẩu Tạp Chủng ( chó lộn giống ) . Nói theo Alfred Adler, Mai Phương Cô đã làm 1 động tác bù trừ: trả thù tình nhân , tình địch không được, Mai Phương Cô thóa mạ con của tình nhân, tình địch cho bõ ghét. Người phụ nữ ấy sống trong trạng thái trầm cảm, tự rạch bộ mặt mỹ miều của mình cho xấu xí và suốt đời không xuất hiện trước một ai. Khi Thạch Thanh lên núi tìm ra tong tích con trai, Mai Phương Cô tự vẫn.
    Trong Lục Mạch Thần Kiếm truyện, Mộ Dung Phục là hậu duệ của going giống Tiên Ty nước Đại Yên, suốt đời đam mê khát vọng phục quốc. Từ chối mối tình đằm thắm của nàng thiếu nữ xinh đẹp Vương Ngọc Yến, Mộ Dung Phục sang Tây Hạ hy vọng được tuyển làm chồng của công chúa Văn Nghi, trở thành phò mã Tây Hạ, đem quân Tây Hạ về đánh Trung Quốc để phục hưng Đại Yên. Nỗi đam mê ấy biến Mộ Dung Phục trở thành kẻ bạc nghĩa, vô tình, giết luôn đám thủ hạ than tín của mình, sẳn sang làm con nuôi Đòan Diên Khánh, nghĩa là từ chối họ Mộ Dung. Cuối cùng Mộ Dung Phục đã phát điên, ngồi trên gò mả, đội mũ lá làm vua, gọi các trẻ em chăn bò đến làm quan và đem kẹo phân phát cho chúng.
    Ở trạng thái thứ 2, năng lực libido được thăng hoatrở thành những khát vọng, tình cảm cao thựong, Kim Dung cũng đã khắc họa cho người đọc một số hình ảnh cụ thể. Đó là Nhất Đăng Đại Sư , vốn là vua nước Đại Lý , được thuật trong Võ Lâm Ngũ Bá truyện. Nhà vua đặc biệt sủng ái nàng thứ phi Anh Cô. Thế nhưng , Châu Bá Thông của phái Tòan Chân đến chơi Đại Lý, quan hệ ******** với nàng Anh Cô khiến nàng sinh ra 1 đứa con không được thừa nhận. Hiểu ra điều ấy, nhà vua đau đớn bỏ hòang gia đi tu, trở thành môt nhà sư Phật lực cao cường, từ bi đạo hạnh. Cũng trong Võ Lâm Ngũ Bá truyện, đôi bạn Vương Trùng Dương & Lâm Triều Anh yêu thương nhau. Đáng lẽ, họ đã sống đời sống lứa đôi, nhưng tình yêu lại trắc trở. Vương Trùng Dương suốt đời sống trong Trùng Dương cung; Lâm Triều Anh suốt đời sống trong ngôi cổ mộ dưới núi Chung Nam, tự xem mình là một người sống-đã -chết ( họat tử nhân )
    Chung Nam sơn hạ
    Hữu Họat Tử Nhân
    ( Dưới Chân núi Chung Nam
    Có người sống đã chết ).

    Họ thăng hoa mối tình tuyệt vọng kia thành niềm say mê sáng tạo & nghiên cứu võ học. Vương Trùng Dương lập nên Tòan Chân Phái; Lâm Triều Anh lập ra Cổ Mộ phái , trong đó có môn võ danh tiếng Ngọc Nữ Kiếm pháp ( kiếm pháp của gái đồng trinh ). Khát vọng thăng hoa của Cổ Mộ phái truyền qua những đời sau trở thành một thứ quy luật: chỉ thu nhận gái đồng trinh & chỉ có gái đồng trinh mới làm được chưởng môn Cổ Mộ Phái. Làm thế nào xác định được 1 cô gái đồng trinh? Một cách lãng mạn, Kim Dung đã đặt vào trong cánh tay của các nữ nhân vật của mình một dấu đỏ được cấy bằng chu sa. Khi cô gái mất rinh, dấu Thủ cung sa ấy sẽ biến mất& những đồng môn sẽ xác định được dấu hiệu phạm tội. Những nhân vật kế tục Lâm Triều Anh như Lý Mạc Thu, Hồng Lăng Ba đều giữ được dấu Thủ Cung Sa ấy. Họ tự ép mình phải xa lánh ******** như sư tổ nên tính tình biến đổi, trở thành những kẻ khắc bạc, độc ác. Riêng Tiểu Long Nữ, cô gái trong sang, dịu dàng nhất của phái Cổ Mộ lại yêu thương người học trò Dương Qua ( còn đọc là Quá ?" lỗi lầm ). Thế nhưng , cô không giữ được sự trinh trắng vì bị một đệ tử phái tòan chân hiếp dâm. Vết Thủ Cung Sa mất đi, Dương Qua đau đớn bỏ ra đi, Tiểu Long Nữ cũng một đời đi tìm Dương Qua ?..
    Đạo gia Trung Quốc quan niệm có ba yếu tố cấu tạo thành hồn sống của một đời người: Tinh , Khí, Thần. Khí ( hơi thở) có biểu hiện trong hơi nói ( trung khí) . Thần ( sắc diện) có thể biểu hiện nơi khuôn mặt, ánh mắt, các động tác của chân tay. Còn Tinh ( trong khái niệm tinh dịch, tinh khí) là cái gì quý giá nhất , tiềm ẩn bên trong con người. Đạo gia đưa ra chủ trương ?~ bế tinh?T ( không cho *********) để con người có thể sống thọ. Mà ?~bế tinh ?~ có nghĩa là kìm hãm sự họat động thực tế của năng lực libido. Người đà ông nào giữ được năng lực ********, không ******** với phụ nữ được gọi là Thuần dương ? Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Trương Tam Phong, ***** sang lập phái Võ Đang, sống trên trăm tuổi, vẫn chưa gần nữ sắc , có môn Thuần dương vô cựccông rất vi diệu.Cũng trong Ỷ Thiên Đồ Long ký, chàng Vô Kỵ tuổi ngòai 20, có 4 cô bạn gái xinh đẹp nhưng vẫn không gần gũi nữ sắc, vẫn giữ được chất thuần dương. Chất thuần dương ấy là 1 trong nhiều điều kiện đưa Vô Kỵ trở thành người anh hung vô địch của võ lâm Trung Quốc. Nói cách khác theo Kim Dung, phải kìm hãm năng lực libidođể hướng nó tới mục tiêu đạt tuyệt đỉnh tối cao trong võ học.
    Lộc Đỉnh Ký xây dựng nhân vật giáo chủ Hồng An Thông. Hồng giáo chủ của Thần Long giáo này có tham vọng ?~ thiên thu trường trị, nhất thống giang hồ?T, có 1 cô vợ trẻ măng là Tô Thuyên nhưng không bao giờ chung chăn gối. Lý do: nếu mất tinh khí thì võ công cái thế của Hồng Giáo chủ sẽ trôi theo mây nước. Vì vậy Vi Tiểu Bảo đã ?~cuỗm?T Tô Thuyên của Hồng Giáo chủ làm người vợ lớn tuổi nhất của hắn. Cuối cùng những tham vọng của Hồng Giáo Chủ cũng tan thành mây khói, lão bị thuộc hạ giết chết.
    Cá biệt có những nhân vật giải phóng hết năng lực ******** của họ, trở thành những tên giặc dâm chuyên cưỡng gian phụ nữ. Kim dung gọi họ là ?o Thái hoa dâm tặc? . Thí dụ như Điền Bá Quang trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, Âu Dương công tử trong Xạ Điêu Anh Hùng truyện. Những người này họat động ******** đến nỗi khô kiệt cả tinh khí. Kim Dung bàn đế một thủ pháp gọi là Thái âm bổ dương ( lấy cái tinh túynhất của phụ nữ để bồi bổ cho người đàn ông). Trong các lọai ******** kinh của Trung quốc cũng có nhắc đến thuật này, tỷ như Tố nữ kinh hay Phòng trung thuật. Cái tinh túy nhất của phụ nữ là gì nếu không là tinh? Còn biện pháp ?~Thái âm ?~ ấy thế nào thì quả là 1 điều nhiêu khê rắc rối. Nói cách khác, Kim Dung vẫn đồng ý với Đạo gia rằng có thể phục hồi năng lực libido trong trường hợp năng lực ấy bị sử dụng đến mức gần như cạn kiệt. Việc Phục hồi ấy như thế nào không được tác giả bàn tới. Dẫu sao , truyện võ hiệp không phải là sách thuốc mà Kim Dung cũng không phải là nhà nghiên cứu về nghệ thuật phòng the?.
    ( Hết bài THỬ NHÌN LIBIDO QUA TÁC PHẨM KIM DUNG )
  3. rua_nor

    rua_nor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    CÁC KỸ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG
    ( Vũ Đức Sao Biển)
    Khái niệm khoa học - kỹ thuật là khái niệm khá mới mẻ, khái quát những phát minh sang chế sử dụng phục vụ cho con người. Từ ngàn xưa, dân tộc Trung Hoa cũng có những sang kiến khoa học ?" kỹ thuật riêng của họ. Và thật thú vị khi ta gặp lại một số kỹ thuật sơ đẳng đó trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung.
    Kim Dung cho ta biết người Trung Hoa đã biết sử dụng chất cường toan ( acid) vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Đầu tiên, chất acid dùng để viết chữ. Bộ Ỷ Thiên Đồ Long ký có nhắc đến sáu thanh Thánh hỏa lệnh của Bái hỏa giáo Ba Tư do 3 sứ giả của tôn giáo này đem vào Trung Quốc, dùng như một lọai vũ khí & trên đó có khắc pho võ công quái dị của người Ba Tư. Trương Vô Kỵ, giáo chủ Bái hỏa giáo Trung Quốc ( Kim Dung dùng từ Minh Giáo ?" Manichéisme ) sử dụng võ công tuyệt thế đọat lấy được các thẻ thánh hỏa lệnh. Điều đặc biệt là các Thánh hỏa lệnh không phải bằng xương , bằng ngà, bằng thép mà bằng một lọai hợp kim rất lạ. Để viết được tâm pháp võ công trên Thánh hỏa lệnh, người Ba Tư phải nhúng thánh hỏa lệnh vào sáp, lất cọ cứng viết chữ trên mặt sáp rồi dùng chất cường toan đồ theo nét chữ nhiều lần mới in sâu được chữ vào Thánh hỏa lệnh
    Bọn hào sĩ giang hồ của Kim Dung đã biết dùng cường toan làm vũ khí chiến đấu, trong ngũ kỳ của Minh Giáo Trung Quốc, có đội Hồng Thủy Kỳ chuyên dùng ống phun cường toan vào kẻ địch. Trên sân chùa Thiếu lâm, họ đã biểu diển màn đánh cường toan vào bầy chó sói cho quần hung mục kích. Bộ Tiếu Ngạo Giang Hồ cũng nói đến kỹ thuật đánh cường toan này. Bọn giáo chúng Nhật Nguyệt giáo ngụy trang lên Hằng sơn chúc mừng lễ nhậm chức chưởng môn của Lệnh Hồ Xung đã đem theo ống phun nước cường toan , vây hãm Lệnh Hồ Xung, Phương Chứng ?" trụ trì chùa Thiếu Lâm & Xung Hư ?" chưởng môn phái Võ Đang ?.
    Kim Dung còn đề cập đến kỹ thuật dùng thuốc nổ. Đầu tiên thuốc nổ được dùng như một lọai pháo thăng thiên, nổ trên không trung cho ra những hình ảnh đặc biệt . Đây là cách triệu tập đồng môn, đệ tử của từng môn phái. Từ thuốc nổ làm pháo, Kim Dung bàn đến kỹ thuật chôn thuốc nổ để đánh mìn. Phái Tiêu Dao trong bộ Thiên Long Bát Bộ có kỹ thuật đánh mìn cực giỏi. Bọn Hàm cốc bát hữu của phái Tiêu Dao dùng thuốc nổ làm mìn chống lại Đinh Xuân Thu. Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, phái Võ Đang chon thuốc nổ ở núi Hằng Sơn định tiêu diệt Nhật Nguyệt Giáo. Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, Viên Chân ( tức Thành Khôn) chon thuốc nổ hòng tiêu diệt Minh Giáo. Họ đều biết cách chuyền dây dẫn, kích hỏa , tạo phản ứng nổ ?.
    Lịch sử cho ta biết người Trung Hoa là dân tộc đầu tiên tìm ra thuốc nổ phục vụ nghề làm pháo. Điều thú vị là trong tiểu thuyết Kim Dung không có vụ nổ nào thành công bởi vì cuối cùng chẳng có ai kích hỏa. Tất cả đều kết thúc tốt đẹp, nhân vật giang hồ không ai chết tập thể vì thuốc nổ, dù đã được chon theo đúng dự kiến.
    Bộ Thiên Long Bát bộ cho chúng ta biết kỹ thuật sử dụng chất lân ( phosphore) làm vũ khí. Phái Tinh Tú của Đinh Xuân Thu lấy chất lân chế ra những viên đạn dùng để bắn vào thân thể người khác. Ngọn lửa xanh biếc của chất lân bám vào quần áo da thịt người bị bắn, bốc cháy khiến cho nạn nhân đau đớn kêu gào rất thảm thiết trước khi chết. Phái Tinh Tú sử dụng lọai đạn này để trừng phạt các giáo đồ có âm mưu phản thầy, dối bạn đồng môn.
    Sự thật của sức mạnh trong việc đánh nhau chủ yếu vẫn là vũ khí. Vũ khí càng mới mẻ, việc đánh nhau càng dễ đưa đến thành công. Trong truyện Lộc Đỉnh Ký nói đến kỹ thuật đúc sung đại bác: vua Khang hy lặng lẽ giao cho 2 giáo sĩ người Tây Dương là Nam Hòai Nhân & Thang Nhược Vọng luyện kim đúc sung đại bác. Nhà vua chuẩn bị việc đánh nhau với Bình Tây Vương Ngô Tam Quế ở Vân Nam và với quân Nga ở biên giới Đông Bắc. Súng đại bác thời đó chưa có bộ phận kích hỏa, phải đốt mồi lửa sau đuôi trái đạn để tạo phản ứng nổ đẩy trái đạn bay đi. Đây là 1 dạng sử dụng thuốc bồi trong pháo binh hiện đại. Để buổi thao diễn kích thích tinh thần sĩ tốt, Nam Hòai Nhân & Thang Nhược Vọng cho xây sẳn những gò nổng làm mục tiêu, bên trong gò nổng chứa đầy diêm sinh , lưu hùynh. Quả đạn rơi trúng mục tiêu nổ bung khiến các chất trên đây bốc cháy rực trời. Bọn sĩ tốt phấn khởi, hoan hô vạn tuế muốn bể cả võ trường.
    Kỹ thuật luyện kim được Kim Dung nhắc đến nhiều nhất trong các bộ tiểu thuyết võ hiệp của ông. Bọn hào sĩ giang hồ đánh nhau thường sử dụng đến 2 thứ vũ khí cổ điển là đao & kiếm. Kim Dung đề cập đến lọai bảo đao, bảo kiếm như Đồ Long Đao & Ỷ Thiên kiếm ( Ỷ Thiên Đồ Long ký ) chem. Sắt như chem. Bùn. Ông cũng đề cập đến các lọai trủy thủ ( dao găm) chế bằng hợp kim đặc biệt như lưỡi trủy thủ của Vi Tiểu Bảo trong Lộc Đỉnh ký. Lọai trủy thủ này bén ngọt đến nổi Vi Tiểu Bảo đâm xuyên qua vách ván giết chết mấy Lạt ma Tây Tạng cứu thầy mình là Cửu nạn sư thái mà người ở hiện truờng chẳng biết tại sao các lạt ma chết đi. Trong Hiệp Khách Hành, ông đề cập đến một thứ lệnh bài làm bằng huyền thiết ( thép đen) của Tạ Yên Khách. Tạ Yên Khách lấy kiếm chem. Vào thiết huyền lệnh, kiếm gãy mà lệnh bài vẫn kông suy suyển chút nào.
    Nhắc đến thuật luyện kim, Kim Dung không quên khóac vào cho thuật này chất huyền bí. Trong Ỷ Thiên Đồ Long ký, ông kể lại chuyện quần hung Minh giáo nối lại cây đao Đồ Long đã gãy. Trên ngọn lửa đỏ phừng phừng, tất cả các lọai kềm gắp bảo đao nóng quá, chảy ra thành chất lỏng mà bảo đao vẫn chưa nối lại được. Trương Vô kỵ phải cho bọn giáo chúng mượn bốn thanh Thánh Hỏa Lệnh kẹp bảo đao. Ngọn lửa cháy cao, một thuộc hạ của Vô Kỵ phải múa kiếm đâm bạn mình cho máu phun vào chỗ đương ráp nối, bảo đao mới lành lặn lại được. Câu chuyện nhắc ta nhớ lại huyền thọai luyện 2 thanh kiếm Can tưong & Mạc gia ( mạc tà) thời chiến quốc.
    Ỷ thiên đồ long ký cũng đề cập đến việc sử dụng dầu đá ( thạch du ?" dầu thô lấy từ mỏ ra, chưa được chế biến) của người Trung Quốc cuối đời Nguyên. Trong đội ngũ kháng chiến của Minh Giáo có đội Liệt Hỏa Công chuyên lấy dầu thô phun qua ống thụt để đánh hỏa công. Nói đến việc lấy dầu thô là nói đến kỹ thuật khai thác qặng mỏ. Minh giáo bắt nguồn từ Ba Tư nên rất rành kỹ thuật khai thác lọai dầu này.
    Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng kỹ thuật lạ nhất được Kim Dung đề cập đến là kỹ thuật chưng cất rượu. Kỹ thuật này được đề cập trong Tiếu Ngạo Giang Hồ. Đan Thanh tiênsinh ở giang nam đem 3 chiêu kiếm truyền cho kiếm khách Mạc Hoa nhĩ nguời Thổ lổ Phồn ( Thổ Phồn ?" Tourfan) để đổi được 4 thùng rượu bồ đào đã cất được 120 năm. Vận chuyển lọai danh tửu này từ Thổ lổ Phồn về đến Giang Nam phải mất bốn tháng, đường đi lại khó khăn nên đến giang nam chất rượu lại chua, không được thuần mỹ. Đan Thanh vào hòang cung, bắt cóc một chuyên gia của ngự trù phòng chuyên chưng cất rượu cho vua uống đem về Giang nam buộc gã phải chưng lại mấy thùng Bồ đào tửu cho mình. Rượu được chưng lại đúng 13 tháng thì Đan Thanh gặp được ?~ông trùm?T uống rượu Lệnh Hồ Xung. Lệnh Hồ Xung mới uống một hớp bồ đào tửu đã lấy làm lạ, nhận xét trong cái mới có cái cũ, trong cái cũ có cái mới, dường như đã 120 năm mà cũng dường như mới 12 tháng. Đan Thanh hân hoan cho biết thứ Bồ đào tửu này đã được Mạc Hoa Nhĩ 3 lần cất, 3 lần chưng, về đến Giang nam lại chưng cất thêm một lần nữa . Cho nên vị rượu vừa 120 tuổi mà cũng vừa 13 tháng là như vậy.
    Kỹ thuật sau cùng đáng quan tâm là kỹ thuật dệt kim. Kim Dung giới thiệu 1 lọai bảo y hộ than rất hiệu nghiệm, đựơc dệt bằng sợi kim ty ( tơ kim khí) phối hợp với tơ tằm ngàn năm trên đỉnh Tuyết Sơn. Lọai áo này là nội y , mặc lót bên trong, đao kiếm đâm khônglủng, quyền chưởng đánh không bị chấn động. Trong Lộc đỉnh ký, khang hy mặc 1 chiếc, Vi Tiểu Bảo mặc 1 chiếc. Quả nhiên không ai chơi nổi cả vua tôi nhà này.
    Nhân lọai càng tiến bộ, kỹ thuật càng phát triển. Tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung đơn thuần là tiểu thuyết, hòan tòan không có ý định gi7ới thiệu sự tiến bộ trong khoa học- kỹ thuật của người Trung Quốc. Ông cứ viết vậy, chúng ta đọc & tưởng tượng. Còn tưởng tựong đến đâu là quyền chúng ta.
    ( hết bài CÁC KỸ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG )
  4. rua_nor

    rua_nor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    THƯ PHÁP & VÕ CÔNG
    ( Vũ Đức Sao Biển )
    Hiểu một cách đơn giản, thư pháp là cách viết chữ của người Trung Quốc. Hiểu một cách sâu hơn, thư pháp là những phép viết chữ để đạt đến 1 trình độ mỹ thuật riêng của người Trung Quốc. Không sử dụng tự dạng Latin, Hán tự của người TrungQuốc có một lối cấu tạo chữ viết đặc thù mà bản thân mỗi chữ có thể xem là một bức đồ họa riêng biệt bởi các đường nét , độ đậm nhạt và phương pháp phóng bút của nó. Chính vì thế về tự dạng đã là động lực cơ bản đưa những danh gia đến tham vọng hình thành một thư pháp cho mình.
    Theo sự phát triển của chữ viết Trung Quốc, thư pháp có 5 loại : Triện thư, Lệ thư, Khải thư, Hành thư & Thảo thư. Tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung thường nhắc đến thư pháp của bốn nhà Tô, Huỳnh, Mễ, Xái. Nhưng điểm đặc biệt trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung là tác giả luôn luôn kết hợp với thư pháp với võ công & chính sự kết hợp đó đã tạo ra một chiều sâu trí tuệ cho những tác phẩm, đem lại sự thích thú cho người đọc. Một trong những vũ khí chuyên sử dụng để điểm huyệt được nhắc đến thường xuyên trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung là cây Phán Quan Bút ( cây bút của viên quan chấp pháp, xử kiện) . Phán quan bút cũng có hình dạng như cây bút lông nhưng đầu của nó bắng kim loại, nhọn , nhắm đánh vào các huyệt đạo trên người địch thủ. Lãng mạn hơn, Kim Dung cho những nhân vật của mìnhsử dụng phán quang bút đánh theo từng nét trong từng chữ của những bài thơ, bài từ trong khi lâm địch như một đường kiếm pháp hay đao pháp. Thư pháp gắn liền với võ côngđến ỗi chúng tạo cho ta cái cảm giác không thể phân biệt đâu là thư pháp, đâu là võ công.
    Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký , chưởng môn phái Võ Đang Trương Tam Phong có kỹ thuật sử dụng ngón tay ( chỉ ) viết chữ vào khoảng không. Trương Tam Phong mô phỏng thư pháp của Vương Hy Chi đời Đông Tấn để viết Tán Loạn thiếp để giải toả toàn bộ mối lo lắng của mình khi một người học trò cưng bị kẻ địch đánh gãy hết các khớp xương. Trương Tam Phong viết vào khoảng không 24 chữ của bài ca Ỷ Thiên Đồ Long :
    Võ lâm chí tôn
    Bảo Đao Đồ Long
    Hiệu lệnh thi6n hạ
    Mạc cảm bất tòng
    Ỷ thiên bất xuất
    Thuỳ dữ tranh phong

    Người đệ tử thự tên gọi là Trương Thuý Sơn cố gắng học và ghi nhớ thư pháp tán loạn của thầy. Anh biết trong ngón tay biến hoá kỳ ảo đó ẩn tàng một môn võ công vi diệu. Và anh gọi tên nó là Đồ Long Công. Về sau khi xuống núi Trương Thuý Sơn sử dụng Đồ Long công chuyển thành quyền Pháp đánh nhau với 18 vị la hán chùa Thiếu Lâm tại Phủ Lâm An, Giang Nam và đã chiến thắng.
    Trương Thuý Sơn là một hào kiệt nho nhã, say mê thư pháp. Bên sông trong cơn mưa, Trương Thuý Sơn đã gặp được Hân Tố Tố, con gái của giáo chủ Bạch Mi giáo, được Tố Tố cho mượn chiếc dù che mưa. Trên chiếc dù ấy, Tố Tố đã viết 7 chữ ' Tà phong tế vũ bất tu quy' ( gió nghiêng mưa nhẹ chẳng nên về ) Tố Tố đề nghị Thuý Sơn nhận xét cho chữ ' bất ' vì theo cô chỉ có chữ này là cô viết tệ nhất. Thuý Sơn khen chữ 'Bất' ấy là dư vận bất tận, càng xem càng quên cả mỏi mệt. Chính nhận xét ấy lại rất hợp ý Hân Tố Tố. Và họ thương yêu nhau, đơn giản qua nét bút của thư pháp viết trên chiếc dù.
    Trên Vương Bàn Sơn sông Tiền Đường. Trương Thuý Sơn phải đối đầu với một địch thủ hùng mạnh là Tạ Tốn. Để tự cứu mình, Trương Thuý Sơn đề nghị Tạ Tốn thi ....viết chữ. Dùng phán quan bút, Thúy Sơn đã viết lên đá 24 chữ của Đồ Long công theo bút pháp tán loạn đã học được của thầy. 24 chữ ấy là một môn võ công bao gồm âm dương, cương nhu, tinh thần, khí thế; hùng biện , sắc bén như dao như kiếm. Thấy chàng thư sinhbiểu diễn thư pháp tán loạn, Tạ Tốn phải gật đầu công nhận mình thua.
    Tiếu ngạo giang hồ ký thuật lại câu chuyện thú vị của Hướng Vân Thiên, Quang minh tả sứ của Triêu Dương thần giáo, dẫn Lệnh Hồ Xung đến Cô Mai sơn trangkhiêu khích bọn Giang Nam Tứ Hữu. Hướng Vân Thiên đã khoe bức tranh " Bắc Tống Phạm Trung Lập khê sơn hành lữ đồ" trong đó vẽ toà núi cao ngất trời, thanh thế mười phần hiểm tuân; một bức thảo thư mà mỗi chữ nột nét như rồng bay phượng múa. Ở đây Phạm Trung Lập đã mô phỏngbút pháp của Trương Húc đời Đường. Bức thảo thư có khí tượng của một môn khinh công của một cao thủ võ lâm.
    Trong Giang Nam tứ hữu có nhân vật Ngốc Bút Ông là 1 danh gia sử phán quan bút. Khác với những người sử phán quan bút bình thường, Ngốc Bút Ông dùng đầu bút là loại lông dê mềm, tự hoà một loại mực rất lạ, hễ thấm vào da thịt ai là ăn luôn, không tẩy rửa được. Công lực của lão thượng thừa nên khi lão phóng bút viết vào khoảng không, kình lực tuôn ra đầu ngòi bút veo véo. Đấu với Độc cô cửu kiếm của Lệnh Hồ Xung, Ngốc Bút Ông viết bài " Bùi Tướng Quân thi " theo thư pháp Nhan Châu Khanh :
    Đại Quân chế lực hợp
    Mãnh tướng thanh cửu cai
    Chiến mã như long hổ
    Đằng lăng hà tráng tai

    Lệnh hồ Xung sử Độc Cô cửu kiếm, kiếm ý đi trước bút pháp của Ngốc bút ông, phong toả toàn bộ bút pháp đắc ý của lão khiến lão đâm ra bực bội. Mà đại phàm , khi cầm bút viết chữ mà lòng bực bội thì chữ nghĩa chẳng ra làm sao cả. Ngốc Bút Ông chuyển sang thư pháp Đại Thảo, một dạng thư pháp đặc biệt của Trương Phi ( Trương Dực Đức ) đại tướng của Tây Thục. Lão viết liền 4 chữ Bát Mông sơn minh, khí thế Đại thảo liên hoànnhư tuốt kiếm giương cung. Rồi lão lại chuyển sang Đại thảo theo phong cách của Hoài Tố viết tự sự thiếp, bút pháp cực kỳ phức tạp. Mặc cho lão biến đổi bút pháp. Lệnh hồ xung cứ lựa chỗ sơ hở của lão mà phát chiêu, kiếm thế nhẹ nhàng nhưng cực kỳ thần tốc. Ngốc Bút Ông bị phá sản bút pháp. sinh ra uất hận. Lão đổ 1 hũ rượu Bồ đào xuống đất, chấm rượu viết lên tấm vách 23 chữ của bài Bùi Tướng Quân thi ( trong đó có 3 chữ tên tác giả). Kim Dung mô tả 23 chữ ấy đẹp& dũng mãnh như muốn xé tấm vách mà bay đi.
    Nét chữ thể hiện tính cách riêng của từng con người, trở thành vốn liếng riêng, đặc điểm riêng giúp ta xác định được chính người này chứ không phải người kia viết. Từ sự xác định ấy, người ta khám phá ra những bí mật đằng sau cuộc sống, đặc biệt làcuộc sống tâm linh. Đã có 2 trường hợp như vậyđược Kim Dung xây dựng trong tác phẩm của mình. Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ ký, khi Nhạc Linh San đã chết, Lệnh Hồ Xung trở lại Hoa Sơn, tìm vào thăm căn phòng xưa của Nhạc Linh San. Anh chợt nhìn bức thiếp thư do chính Nhạc Linh San viết, nội dung là bài thơ của Lý Thương Ẩn :
    ......... Nhớ xưa luyến ái Hàn công tử
    Xương trắng thành tro hận chửa tan

    Và Lệnh Hồ Xung chợt hiểu ra rằng sau đám cưới với Lâm Bình Chi, Nhạc Linh San vẫn yêu mình. 'Hàn Công Tử' đây chính là Lệnh Hồ Xung! Và từ đó , Lệnh Hồ Xung càng cảm thấy thương yêu người sư muội bạc phận hơn. Thư pháp đã thể hiện tâm tình, trở thành một thứ giác thư của tình yêu đôi lứa mà người nào không có tâm tình thì vĩnh viễn không nhận ra được.
    Trường hôp thứ 2 được thuật lại trong Lục Mạch Thần Kiếm truyện khi Tiêu Phong về ngồitrong căn phòng riêng của Nguyễn TInh Trúc ( mẹ của người tình A Châu) ở Tiểu Kính hồ, giang nam. Ông đọc bức thiếp thư trên vách và khám phá ra thủ bút mềm mại, uyển chuyển của Đoàn Chính Thuần, Khác hẳn nét chữ của " Thủ Lĩnh đại ca" viết thư gửi cho Uông Kiếm Thông bàn chuyện về cái chết của cha mẹ Tiêu Phong & số phận Tiêu Phong. Lập tức Tiêu Phong hiểu ra mình bị Ôn Khang lừa, Doàn Chính Thuần không phải là 'thủ lĩnh đại ca'; Tiêu Phong đã giết oan người tình Đoàn A Châu rồi. Chính từ sự tỉnh ngộ này mà Tiêu Phong bỏ ý định tự vẫn, quyết sống để tìm ra gã ' thủ lĩnh đại ca' giấu mặt ấy , trả hờn cho cha mẹ & cho cả A Châu. Bức thiếp thư trở thành một bằng chứng giúp Tiêu phong phá án. Và ông đã tìm ra kẻ đại cừu của mình
    Cũng trên cơ sở thư pháp , Kim Dung đã xây dựng 2 nhân vật d61t nát chơi thư pháp. Vi tiểu bảo trong Lộc Đỉnh Ký đã đọc văn bia viết bằng giáp cốt văn, thứ văn tự tối cổ của Trung Quốc để đánh lừa Lục Cao Hiên & Uý Tôn Giả va qua 2 nhân vật này lừa luôn giáo chủ Thần Long giáo Hồn An Thông. Thật ra đến khải thư, tức chữ chân phương , Vi Tiểu Bảo còn đọc không ra, huống chi nói đến Giáp cốt văn, khoa đẩu văn tối cổ. Chẳng qua là khi bị bắt, Vi Tiểu Bảo phải dùng đến thói lưu manh để đánh lừa thần long giáovà những trò bịp bợm đó đã được những kẻ nịnh bợ giáo chủbiết nhưng lỡ nịnh bợ rồi cứ phải gọi đó là chuyện có thật. Đó là 1 thức ' thắng lợi tinh thần' hiện đại; phải lừa nhaunhư thế mới giữ được ngôi vị, giữ được cái đầu trên cổ. Thạch Phá Thiên trong Hiệp Khách hành là 1 chàng trai thất học , không biết 1 chữ nào. Ấy thế mà trên đảo Long mộc , chàng trai phải đối diện với khoa đẩu văn. Không cần biết hàng chữ khoa đẩu văn ấy viết nội dung gì, chàng trai chỉ quan tâm đến tự dạng. Khao đẩu văn tức chữ con nòng nọc, rất gần gũi với tuổi thơ của Thạch Phá Thiên ở vùng hoang sơn dã lĩnh. Cứ xem tới nét nào thì huyệt đạocủa Thạch Phá Thiên tự vận động tới đó và chỉ cần làm như thế, chàng trai dốt nát đã khám phá ra được toàn bộ bí quyết của võ công Hiệp Khách Hành. Nếu Lý Bạch sống lại được, chắc hẳn ông phải khen hậu bối Kim DUng lỗi lạc hơn ông rất nhiều: chẳng cần biết Hiệp Khách Hành viết cái gì, chỉ cần biết Hiệp Khách hành viết như thế nào, nghĩa là chỉ dừng lại ở ngoại quanthư pháp mà không cần đi vào nội hàm tư tưởng, là đủ
    Nhân loại đã khổ quá nhiều vì những cái lưỡi dối trá, những suy diễn dài dòng văn tự. Thế mạnh của văn tự trung quốc là đã hình thànhđược những trường pháithư pháp đặc dị, mở ra 1 khuynh hướng mỹ thuật lạ lùng. Kim Dung đã lợi dụng thế mạnh ấy & lãng mạng hơn, đem thế mạnh ấy kết hợp với võ công. 2 phạm trù , một võ, 1 văn, tưởng như mâu thuẩn nhau tột cùng , lại được kết hợp 1 cách hài hoà, tài hoa. Đó chính là sự sáng tạo độc đáo trong văn chưong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung.
    ( hết bài THƯ PHÁP & VÕ CÔNG)
  5. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Bài viết này được Prankster huynh post bên topic "các bài luận về Kim Dung", tại hạ đưa qua bên này cho thống nhất. Cám ơn Prankster huynh đã đóng góp bài viết này.
    Kim Dung và "Thiên ngoại hữu thiên"
    Vũ Đức Sao Biển
    "Thiên Ngoại hữu thiên" (ngoài trời này có bầu trời khác) đơn giản chỉ là một tư tưởng của Lão Tử trong Đạo đức kinh. Câu nói này thể hiện vũ trụ quan của Lão Tử, một vũ trụ quan cách chúng ta trên 2500 năm, khi mà những tiến bộ khoa học chưa ra đời và Lão Tử, như những nhà hiền triết phương Đông khác, đã cố gắng cắt nghĩa vũ trụ thông qua những nhận thức thuần nghiêm. Khi phát biểu "thiên ngoại hữu thiên", Lão Tử cho rằng ngoài thế giới hiện thực mà chúng ta đang sống còn có một (hoặc nhiều) thế giới khác mà ông chưa biết đến. Nói cách khác, vũ trụ bao la còn chưa đựng nhiều cuộc sống khác mà loài người đang cố gắng khám phá, tìm hiểu, cắt nghĩa....
    Trong "thiên ngoại hữu thiên" thì chữ "thiên" sau của Lão Tử vừa mang tính cách hiện thực vừa mang tính cách siêu thực. Ở chừng mực nào đó, tư tưởng này thể hiện một cái nhìn của siêu hình học cổ điền Trung Quốc. Thế nhưng những nhà văn Trung Quốc, trên cơ sở phát biểu của Lảo Tử, đã muốn biến tư tưởng này thành một hiện thực văn chương sinh động. Ví dụ Ngô Thừa Ân với tác phẩm Tây Du Ký đã xây dựng một bầu trời khác; bầu trời cuả Phật, thần, ma quỷ; bầu trời của Tây phương cực lạc. Hai ngàn năm trăm năm sau, một nhà văn khác của Trung Quốc đã chứng minh mệnh đề "thiên ngoại hữu thiên". Đó là Kim Dung với những tác phẩm võ hiệp tiểu thuyết của ông.
    Võ hiệp hư cấu ra một bầu trời, một xã hội, một cuộc sống hoàn toàn khác hẳn với hiện thực. Đó là bầu trời, xã hội, cuộc sống của bọn hào sĩ giang hồ chuyên sống trên lưỡi đao mũi kiếm, dường quyền ngọn cước. Trên nền tảng của các sinh hoạt tôn giáo, môn phái, bang hộicó thật ở Trung Quốc ngày xưa, Kim Dung xây dựng thành một thế giới võ hiệp; thoạt đọc qua cứ tưởng là có thực nhưng đọc kỹ mới thấy đó là sản phẩm thuần tuý của sự tưởng tượng, của khả năng hư cấu văn học.
    Về mặt thủ pháp, Kim Dung áp dụng thủ pháp sáng tác khá thú vị; ông gắn liền những tác phẩm của mình với hoàn cảnh, giai đọan lịch sử có thật của Trung Quốc. Thần Điêu Hiệp Lữ, Xạ Điêu Anh Hùng Truyện, Ỷ Thiên Đồ Long Ký gắn liền với lịch sử xâm lược của quân Kim đối với nhà Bắc Tống, sự hình thành của triều Nguyên trên đất Trung Quốc, những cuộc khởi nghĩa chống quân Nguyên để khai sinh Triều Minh. Thiên Long Bát Bộ gắn liền với lịch sử Nam Tống khi nước Khiết Đan chiếm được Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay) và 18 châu Yên Vân ở bờ Bắc sông Hoàng Hà; gắn liền với sự tương tranh, tương giao, tương đấu, tương hỗ của 6 thế lực quân chủ Nam Tống, Khiết Đan, Kim, Đại Lý, Thổ Lỗ Phồn, Tây Hạ. Lộc Đỉnh Ký gắn liền với lịch sử triều Khang Hy nhà Thanh, khi Khang Hy mới lên làm vua đất Trung Quốc, khi chư hầu (Tây Tạng, Mông Cổ) chưa bình định. Tuyết Sơn Phi Hồ, Phi Hồ ngoại truyện gắn liền với lịch sử triều Càn Long, trong đó có những đoạn phục hiện, hồi ức về cuộc khởi nghĩa của Sấm Vương Lý Tự Thành.
    Những hoàn cảnh lịch sử, giai đoạn lịch sử có thật như vậy lại được gắn liền với những thế lực thật sự có thật của các bang hội, môn phái, tôn giáo. Về bang hội có Cái Bang, Hải Sa bang, Thần Điều bang, Cự Kình bang, Thiên Điạ hội, Hồng Hoa hội...... Về môn phái, tôn giáo chính thống (huyền môn) có Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga My,Bái Hoả Giáo (Minh Giáo), Côn Luân, Tuyết Sơn, Thái Sơn, Hằng Sơn, Hành Sơn... Về môn phái, tôn giáo nhềiu màu sắc tà đạo có Bạch Liên giáo, Tây ba giáo, Ngũ Độc giáo, Bạch Mi giáo..... những thế lực có thật của các bang hội môn phái, tôn giáo này được trí tưởng tượng của tác giả nâng lên thành những thế lực chính trị, lực lượng quân sự, căn cứ một vùng hoặc có ảnh hưởng bao trùm ở nhiều khu vực rộng lớn.
    Trên nền tảng cái có thực, Kim Dung phóng bút đưa vào những hoàn cảnh hư cấu, con người hư cấu cảu mình. Khả năng hư cấu của ông rộng lớn tuyệt vời, cuốn hút người đọc đi vào tác phẩm thuần tuý tưởng tượng mà cứ ngỡ đang đi vào đời sống thật.
    Về hình nhi hạ kinh tế, những nhân vật trong võ hiệp tiểu thuếyt của Kim Dung ít ai có nghề ngỗng rõ rệt. Trong mấy ngàn nhân vật của các bộ tiểu thuyết của ông, hoạ hoằn lắm như trong Tiếu Ngạo Giang Hồ Kim Dung mới cho người ta thấy được Lưu Chính Phong, Vương Nguyên Bá là hai nhà giàu nức tiếng, Hà Tam Thất bán hủ tiếu, Du Tấn bán tin tức, Lâm Chấn Nam có hàng bảo tiên. CƠ bản bọn hào sĩ giang hồ trong tác phẩm của ông là đám vô công rỗi nghề nhưng vàng bạc lúc nào cũng rủng rỉnh, chẳng những ăn xài thoải mái mà còn sẵn sàng tặng người khác làm lộ phí. Ít khi họ ăn cơm nhà; ta chỉ thấy họ vào tửu lâu uống những bát rượu ngon, ăn những miếng nhắm tốt rồi đem vàng bạc ra trả. Họ đi đến đâu có lời chào mời, thiết đãi. Điều này thật lý tưởng khác xa với hiện thực xã hội Trung Quốc quân chủ trong đó đám bình dân nghèo xơ xác, gặp năm thiên tai, mất mùa, chiến chinh, có người chết đói, có người phải ăn cả thịt người.
    Về hình nhi thượng võ công, những nhân vật trong các bộ võ hiệp Kim Dung là những con người tuyệt vời, đạt đến mức lý tưởng nhất. Kim Dung gọi các nhân vật trung tâm của mình là con thần long, con phượng hoàng trong loài người. Chỉ với trọng lượng cơ thể trên dưới một trăm cân (khoảng 60kg), Trương Thuý Sơn đã có thể dùng Thái Cực Quyền đỡ hai tảng đá nặng ba, bốn ngàn cân (Ỷ Thiên Đồ Long Ký). Những loại võ công họ đắc thủ mạnh và tinh vi đến độ trí óc của con người không thể tưởng tượng nổi: Kiều Phong trong Thiên Long Bát Bộ có nội lực sung mãn như dời non lấp biển, Lệnh Hồ Xung trong Tiếu Ngạo Giang Hồ có đường Độc Cô cửu kiếm thắng tất cả các loại võ công trên đời, Quách Tĩnh trong Xạ Điêu Anh Hùng Truyện có Hàng Long Thập Bát chưởng mạnh đến tan bia vỡ đá. Loại nhân vật trung tâm trong tác phẩm của ông chỉ cần xuất một chiêu quyền, cước, chưởng, chỉ, cầm, nã, đao, kiếm, côn, bổng là địch thủ phải chào thua, thậm chí phải táng mạng.
    Ấy vậy mà họ sống đẹp hết sức. Trai trung hậu, chất phác; gái thông minh, tiết liệt. Họ sẵn sàng xả thân, hy sinh tính mạng vì người khác. Họ yêu thương đằm thắm, chân thành, thuỷ chung. Trong mấy ngàn nhân vật, ta chỉ có thể tìm thấy một nhân vật phản bội trong Thiên Long Bát Bộ (Mộ Dung Phục). Họ hành hiệp cứu đời, tế khốn phò nguy, sống trên và ngoài vòng ảnh hưởng của cái gọi là vương pháp. Họ sống có thứ luật giang hồ riêng, chẳng hề liên quan gì đến các thứ hình luật của các chế độ quân chủ. Cơ sở giải quyết, hành xử mọi vấn đề của họ đặt rtên đao kiếm, quyền cước và tất nhiên, có sự can thiệp tích cực của lý trí và tình cảm của con người.
    Trong Nam hoa kinh, Trang Tử đã từng mơ ước một con chim hồng "bay cao chín ngàn dặm, nương mây cỡi gió mà đi". Tư tưởng của Lão Tử Trang Tử hình thành học thuyết Lão Trang nến tản tư duy của đạo gia.
    Tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung xây dựng nên những môn phái tu theo đạo gia, lấy tư tưởng Lão Trang làm nền tảng ccho võ thuật. Đọc Kim Dung, ta thường gặp các đạo sĩ phái Võ Đang, Thanh Thành, Tiêu Dao, Bồng Lai. Nơi họ tu học là các đạo quan (quán); võ công mà họ đắc thủ là võ công âm nhu, nhẹ nhàng thanh thoát như hoa bay, gió thoảng nhưng kình lực mạnh đến ta bia vỡ đá, dời non dốc biển.
    Nhân vật tiêu biểu cho Đạo gia mà Kim Dung ca ngợi hết lời là một nhân vật có thực: Trương Tam Phong (Trưong Quân Bảo), đạo gia khai sáng phái Võ Đang, người sáng tác ra bộ môn Thái Cực quyền pháp chậm rãi, nhẹ nhàng mà ngày nay còn truyền lại trong y thuật dưỡng sinh. Kim Dung mô tả Thái Cực quyền pháp: dang đôi tay nhẹ nhàng ôm lại như ôm cả vũ trụ vào lòng. Và chỉ với một thế Lam tước vĩ (ôm đuôi chim), đạo gia đã có thể xoay địch thủ của mình như xoay con vụ, dù địch mạnh đến đâu, nặng đến đâu. Lãng mạn hơn, ông còn cho phép bốn lạng có thể chống lại được ngàn cân (tứ lạng bát thiên cân) và có thể mượn (lợi dụng) chính sức của địch thủ để đánh lại địch thủ (tá lực đả lực)
    Nếu lịch sử - hiểu như một khoa học - có một các cắt nghĩa nhằm đạt đến tích khách quan, tính hiện thực thì Kim Dung, trên nền tảng lịch sử đó, thêu dệt thành những đoạn huyền sử, thoại lạ lùng. Đây cũng chính là thủ pháp sáng tác chung của nhiều nhà văn học Kinh-Thanh nhưng bậc hậu bối Kim Dung lại phát huy thủ pháp đến mức lâm li tận chí, vượt xa các bậc tiền bối. Ông đã thêu dệt cho ta nmột huyền thoại Sấm Vương Lý Tự Thành trong Tuyết Sơn Phi Hồ, Phi hồ ngoại truyện và Lộc Đỉnh Ký. Ông đã thêu dệt một huềyn thoại Nhạn Môn Quan bi tráng, đầy rẫy tình yêu, nỗi đau, chiến tranh và hoà bình trong Thiên Long Bát Bộ. Ông đã dựng nên một nhà vua Khang Hy sáng suốt, dũng cảm, cơ trí, đại hiếu, có tầm cỡ của một bậc minh quân bậc nhất nhì Trung Quốc. Và các kho báu lớn, nỗi ước mơ ngàn đời của dân tộc Trug Quốc quân chủ nghèo nàn và lạc hậu xuất hiện trong tác phẩm của ông khá nhiều. Có điều lạ là kho báu ở Quan Ngoại trong Tuyết Sơn Phi Hồ, kho báu ở chùa Thiên Ninh phủ Giang Lăng đều tẩm thuốc độc. Bọn giang hồ hào sĩ, bọn quan lại tham tàn đã tìm được các kho báu đó. Tay họ đã chạm, túi họ đã đựng đầy những vàng bạc, kim cương mã não nhưng họ đã trúng độc, chết ngay tại chỗ trước khi trở thành những siêu tỷ phú. Nó là nguồn hạnh phúc thuần tuý mang tính ẩn dụ đối với người Trung Quốc chăng ?
    Tiểu thuyết, võ hiệp Kim Dung thường nhắc đến con rồng. Ta có thể dễ dàng bắt gặp Hàng Long thập bát chưởng với Kiến Long Tại điền, Tiềm Long thăng thiên, Giao Long xuất hải, Thần long bái vĩ, Phi long tại thiên, Kháng long hữu hối...... đây là tên các thế võ phỏng theo tên gọi các quẻ trong Kinh Dịch. Ngay móng vuốt của rồng cũng hình thành môn võ công: Long Trảo công, Long tượng chưởng, Cầm long công.... mà rồng là con vật chỉ có trong linh thoại, dứng đầu tứ linh: long, lân, quy, phụng. Đưa con rồng vào trong tiểu thuyết võ hiệp, Kim Dung đã đưa người đọc trở về với thế giới linh thoại, một thế giới vượt xa thế giới hiện thực, ở ngoài thế giới hiện thực.
    Ai cũng tự yêu mình, quý tính mạng của mình. Khuynh hướng ái ngã gần như là một kinh nghiệm phổ quát và tuyệt đối của loài người từ Đông sang Tây. Trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, những nhân vật trung tâm lại xả thân hành hiệp cứu đời, cứu người; sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình cho người khác được sống. Lệnh Hồ Xung chiến đấu đến sức cùng lực kiết với Điền Bá Quang để giải cứu cô nữ ni xinh đẹp và trong trắng Nghi Lâm; Trương Vô Kỵ hiến thân để cứu quần hùng Minh Giáo; Địch Vân liều mình cứu Thuỷ Sinh; Kiều Phong dấn thân vào đầm rồng hang cọp để chạy chữa cho A Châu; Hồ Phỉ nghe nơi đâu có cường hào ác bá bức hại dân đen là tìm đến để lập lại công đạo.... Đó là những tấm gương lớn xuất phát từ khái niệm hành hiệp độ thế. Những nhân vật của Kim Dung trở thành những người hùng lý tưởng.
    Từ người hùng lý tưởng trong cuộc sống, họ trở thành ngu7òi tình lý tưởng trong tình yêu. Họ thương yêu say đắm, thuỷ chung trong khuôn khổ cho phép của lễ giáo Trung Quốc.
    Tình yêu đối với họ gần như tự nhiên, hoàn toàn không hàm ý lợi dụng, cơ hội, cưỡng cầu. Gần như tình yêu trogn võ hiệp Kim Dung là kết quả của những cơ duyên hợp lý. CƠ duyên không hề mang tính chát tiền định như cơ duyên trong tư tưởng phật giáo, nó chính là kết quả của những mối quan hệ xã hội trong sáng và võ hiệp. Tình yêu trong truyện võ hiệp hình thành một thế giới riêng của anh hùng và giai nhân.
    Cái thế giới giang hồ tên đường đao mũi kiếm, cái thế giới của thoại sử, cái thế giới của võ cộng siêu việt, cái thế giới cảu luật giang hồ, cái thế giới của những anh húng lý tưởng, những mối tình tuyệt vời - tất cả kết hợp thành một bầu trời riêng, khác hẳn bầu trời hiện thực mà người Trung Quốc đã sống. Đó là bầu trời ngoài một bầu trời - một "thiên ngoại hữu thiên". Ai đau xót vì cuộc sống, mệt mỏi vì những oán thù, đau đớn vì phải là người trong cuộc sống hiện thực hãy tìm đến "bầu trời" trong tiểu thuyết võ hiệp.

    Xuân tàm đáo tử ty phương tận
    Lạp chúc thành hôi lệ thủy can

    Được kieuphong sửa chữa / chuyển vào 09:56 ngày 10/02/2003
  6. usagi

    usagi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0
    Con trâu thông thái
    Con trâu thông thái mà chúng tôi đề cập tới đây là Hồ Thanh Ngưu, một nhân vật thày thuốc được xây dựng trong tác phẩm võ hiệp ỷ thiên đồ long kí của Kim Dung. Hồ Thanh Ngưu là giáo đồ của Minh giáo, cư ngụ trong Hồ Điệp cốc, một thung lũng cạnh hồ Nữ Sn thuộc tỉnh An Huy. Y thuật của Hồ Thanh Ngưu thông thần nên được xưng tụng là y tiên. Kết hợp cả ngoại hiệu và tên họ, Kim Dung gọi nhân vật của mình là Điệp Cốc Y tiên Hồ Thanh Ngưu.
    Hồ Thanh Ngưu có cái phong cách của một đạo gia Lão Trang. Chẳng thế mà nhân vật này chọn chỗ ẩn thân trong một vùng hang động có nhiều **** (Điệp Cốc). Ngoại hiệu của tiên sinh khiến người đọc nhớ tới hai câu thơ danh tiếng của nhà thơ Lý Thương Ẩn trong bài Cầm sắt:
    Trang Chu hiểu mộng mê hồ điệp
    Thục đế xuân tâm thác đỗ quyên.
    (Mộng sớm, Trang Chu thành **** lượn
    Lòng xuân, Thúc đế gởi hồn quyên)​
    Kim Dung mô tả Hồ Thanh Ngưu là một người trung niên mặt mũi thanh tú. Về trình độ y thuật, nhân vật này thông thái đến mức khi mới xem mạch cho Thường Ngộ Xuân,một đệ tử Minh giáo có thật trong lịch sử Trung Quốc, viên thày thuốc đã biết ngay giáo hữu của mình bị Triệt tâm chưởng của Phiên tăng đánh và bị điểm huyệt theo phương pháp phái Võ Đang, trong khoảng giữa giờ tý và giờ sửu. Mới cầm đến mạch Trương Vô Kị , viên thày thuốc này đã biết ngay bệnh nhân của mình trúng Huyền Minh thần chưởng, tràn đầy khí âm hàn trong tạng phủ, bị đả thương mạch Nhâm - Đốc, khiến nội thương sang tim! Tuy nhiên tiên sinh là một nhân vật kì quái, đã lập lời thề: Chỉ chữa thương cho người Minh giáo và từ chối chữa thương cho những người thuốc bang phái, môn phái khác. Thế nhưng Thường Ngộ Xuân mang ơn của phái Võ Đang, đặt điều kiện nhờ Hồ Thanh Ngưu cứu Vô Kị mà khỏi phải cứu mình. Hồ Thanh Ngưu chữa cho Trương Vô Kị nhưng trong thâm tâm , tiên sinh chỉ định chữa cho Vô Kị lành mạnh để khỏi làm mất thanh danh của mình rồi sau đó, sẽ giết đi.
    Hồ Thanh Ngưu là một nhà y học có hai công trình nghiên cứu có giá trị: bộ Đới mạch luận và Tý Ngọ châm cứu kinh. Trong thời gian được Hồ Thanh Ngưu chữa trị, chàng Vô Kị 15 tuổi cực kì thông minh đã học cách châm cứu, cách ra toa thuốc, học thuộc lòng hai bộ sách của Hồ Thanh Ngưu trước tác và khám phá ra phương pháp trị Triệt tâm chưởng. Thế là cậu bé vót cọc tre làm kim châm, kê toa hốt thuốc, sắc thuốc cho Thường Ngộ Xuân. Hồ Thanh Ngưu nhìn toa thuốc Vô Kị ra, cực kì kinh ngạc về sự thông minh của cậu bé nhưng cũng mỉm cười vì phân lạng của toa thuốc quá cao so với sự chịu đựng của Thường Ngộ Xuân. Đoán ra nụ cười ruồi đó, Vô Kị đã gíảm tối đa phân lạng. Khi Vô Kị bưng bát thuốc đã sắc đến cho Thường Ngộ Xuân uống xong, Hồ Thang Ngưu mới cho biết rằng toa thuốc ấy đã làm giảm thọ bệnh nhân 40 năm!
    Hồ Thanh Ngưu bị kẻ thù tìm đến tận nơi ẩn cư của mình. Biết mình tránh không được, y tiên bèn ra cho Vô Kị một toa thuốc sau cùng: Đương qui, Viễn chí, Sinh địa, Đốc hoạt, Phòng phong, dùng Xuyên sơn giác để dẫn và phải uống cho đúng vào canh ba. Đọc toa thuốc, Vô Kị hiểu ra ngay được tấm lòng của y tiên: phải quay về (Đương qui), chạy cho xa (Viễn chí), sống một mình (Độc hoạt), phải biết đề phòng (Phòng phong) và nhớ canh ba đi xuyên qua núi để thoát hiểm (Xuyên sơn giác).
    Cuối cùng Điệp cốc y tiên Hồ Thanh Ngưu uống đốc dược quyên sinh. Vô Kị học được y thuật của ông rồi về sau, đắc thủ võ công trong Cưu dương kinh, y thuật càng thêm thâm hậu. Anh đã ra tay cứu nhiều người thoát qua khỏi căn bệnh hoặc vết thương hiểm nghèo, trở thành một bậc danh y mà chuyên môn còn hơn cả Hồ Thanh Ngưu
    Phần đổi mã font bị lỗi một số chữ, TIO chưa có thời gian sửa, xin các vị thông cảm.
    Được Thieu_iot sửa chữa / chuyển vào 15:01 ngày 06/03/2003
    Được usagi sửa chữa / chuyển vào 20:18 ngày 18/04/2003
  7. usagi

    usagi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0

    Đại phu Bình Nhất Chỉ
    Bình Nhất Chỉ là một nhân vật quái dị, xuất hiện ba lần, cộng khoảng 15 trang trong bộ Tiếu ngạo giang hồ của nhà văn Kim Dung, nhưng người thầy thuốc này lại để lại trong tôi những ấn tượng sâu đậm.
    Kim Dung ca ngợi nhân vật của mình là Đại phu ?" tước hiệu một chức quan có từ thời Xuân Thu ?" Chiến quốc. Tên của nhân vật này là Bình Nhất Chỉ, ngoại hiệu của nhân vật là Sát nhân danh y. Tuy gọi là Nhất Chỉ (1 ngón tay) nhưng sát nhân danh y Bình Nhất Chỉ vẫn đầy đủ cả mười ngón tay. Cả cái tên và ngoại hiệu có ý phô trương tài nghệ của nhân vật: Bình Nhất Chỉ cứu người hay giết người chỉ cần dùng đến một ngón tay là đủ. Nói cách khác, võ công và y thuật của người này đã đạt tới trình độ thông thần.
    Bình Nhất Chỉ là người thuộc phủ Khai Phong, lưu vực sông Hoàng Hà. Tướng mạo vị danh y thật cổ quái: ?oNgười lùn mập cao không tới bốn thước mà lưng lại rộng tói gần bốn thước. Cái đầu cực lớn,dưới hàm lại có túm râu như râu chuột?. Ngược lại với Bình Nhất Chỉ, vợ của nhà danh y lại cao lêu ngêu, mặt dài như tấm thớt và trắng bệch, lông mày thưa rỉnh. Vợ của nhà danh y chính là y tá chuyên bưng mâm đựng dụng cụ mổ phục vụ cho nhà danh y trong các ca đại phẫu.
    Đúng như ngoại hiệu của mình, Bình Nhất Chỉ cứu một người nào thì ông đồng thời ra lệnh cho người đó giết một người khác. Bình Nhất Chỉ quan niệm rằng Diêm vương là một nhân vật sáng suốt, nếu cứ cứu cho người sống hết mà không để cho ai chết đi thì Diêm vương ắt phải rất bực mình vì không đủ "chỉ tiêu?o. Cho nên Bình Nhất Chỉ ra lệnh cho bệnh nhân của mình đi giết một người khác ?" thường là kẻ tàn ác ?" là một cách đảm bảo túc số cho Diêm vương. Nói như vậy nhưng trong suốt tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ , Bình Nhất Chỉ vẫn là một ông thầy thuốc hiền lành, chẳng ra lệnh cho ai giết ai cả.
    Ca phẫu thuật mà ta bắt găp trong tác phẩm là ca Bình Nhất Chỉ mổ và nối lại tâm mạch cho Đào Thực Tiên trong nhóm Đào Cốc lục tiên. Đào Thực tiên bị Ninh Trung Tắc, vợ Nhác Bất Quần, đâm cho mộtkiếm trí mạng, đứt cả tam âm lục mạch. Bình Nhất Chỉ đã mổ ruột Đào Thực tiên, nối lại tâm mạch, chẳng những làm cho y khoẻ lại hoàn toàn mà còn đảm bảo cho y vẫn giữ được võ công và nội công như lúc chưa bị thương. Với sự trợ giúp của bà vợ, viên thầy thuốc có những ngón tay to như trái chuối này khâu vết thương cho bệnh nhân thuần thục như một cô gái sử kim thêu. Y thuật của Bình Nhất Chỉ cao cường đến nỗi khâu xong vết thương, bệnh nhân đã có thể ngoác mồm ra mà cãi lộn được rồi.
    Thế nhưng có một ca mà Bình Nhất Chỉ không thể chữa được. Đó là ca bệnh của Lệnh hồ Xung. Biết Lệnh hồ Xung là người tình của Thánh cô Nhậm Doanh Doanh, bọn hào sĩ hắc đạo hiêu sự mời Bình Nhất Chỉ đến thăm mạch cho chàng. Trên con thuyền đậu ở bến Khai Phong, Bình Nhất Chỉ dùng đủ mười ngón tay để thăm mạch cho Lệnh hồ Xung, nói trúng phóc trong con người chàng có bảy luống chân khí dị chủng đang tranh đấu nhau và tâm hồn thì rất bạc nhược vì thất tình. Bình Nhất Chỉ khuyên bệnh nhân mình cữ bốn món: không nghĩ đến gái, không đánh lôn, không cãi vã, không uống rượu. Theo Bình Nhất Chỉ, đàn bà là một thứ gì đó vô vị nhất trên đời! Có lẽ khi lão phát biểu điều ấy, lão nghĩ đến vợ mình!
    Bình Nhất Chỉ tạm xa Lệnh hồ Xung để mời bảy tay đại cao thủ tham gia hoá giải bảy luồng chân khí, kết hợp với y thuật của Bình Nhất Chỉ, khả dĩ làm Lệnh hồ Xung lành mạnh như xưa. Thế nhưng Lệnh hồ Xung bị Nhạc Linh San phụ bạc, hàng ngày phỉa chứng kiến cái cảnh Nhạc Linh San âu yếm với Lâm Bình Chi; lại bị Tổ Thiên Thu dẫn dụ uống tám viên Tục mệnh bát hoàn gồm những dược liệu linh chi, nhân sâm, hà thủ ô? chỉ dành cho con gái uống; lại được Lam Phượng Hoàng mời uống rượu Ngũ tiên đại bổ của Ngũ độc giáo Vân Nam?
    Gặp nhau lần thứ hai trên gò Ngũ Bá Cương, Bình Nhất Chỉ đã phóng bay những tên lang băm được mời về thăm bệnh cho Lệnh hồ Xung. Bắt mạch Lệnh Hồ Xung, Bình Nhất Chỉ khám phá ra tâm thần bệnh nhân hoàn toàn bạc nhược, lại dư khí âm hàn do uống lộn thuốc của phụ nữ, chẳng khác nào sông Dương Tử, sông Hoang Hà đã đầy nước, lại khời thêm cho nước hồ Động Đình, hồ Bàn Dương chảy vào để biến thành ngập lụt. Bình Nhất Chỉ cũng báo tin cho Giang Phi Hồng, một cao thủ được mời chữa bệnh nội thương cho Lệnh hồ Xung đã vung kiếm tự tử vì nghe tin Lam Phượng Hoàng ?" người mà y theo đuổi bấy lâu nay - đã mời rượu và ôm hôn Lệnh hồ Xung. Viên thầy thuốc này thú nhận là không thể chữa trị cho Lênh Hồ Xung được nữa. Ứng dụng nguyên tắc cứu một người thì phải giết một người, nay cứu Lệnh Hồ Xung không được, Bình Nhất Chỉ phaỉ tự giết mình. Viên thaỳ thuốc này đã vận đứt kinh mạch mà chết.
    Bình Nhất Chỉ là con người huyền thoại trong những con người huyền thoại được xây dựng trong truyện võ hiệp của Kim Dung. Tác giả làm cho ta ngạc nhiên về y thuật, y đạo và lương tâm thầy thuốc của nhân vật này. Chỉ trong một khắc suy nghĩ về bệnh tình của Lệnh Hồ Xung mà mái tóc của Đại phu đã bạc màu, da mặt nhăn nheo như già đi mấy chục tuổi. Cái chết của Bình Nhất Chỉ thật sự là một cách nhận lấy trách nhiệm của người thày thuốc có tấm lòng đối với cuộc sống, thể hiện phong cách của nhà nho, của kẻ sĩ trong triết lý Trung hoa.
    Được Thieu_iot sửa chữa / chuyển vào 15:05 ngày 06/03/2003
    Được usagi sửa chữa / chuyển vào 20:26 ngày 18/04/2003
  8. usagi

    usagi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0
    Lam Phượng Hoàng​
    Lam Phượng Hoàng là một ?onữ bác sĩ? được xây dựng trong Tiếu ngạo giang hồ của nhà văn Kim Dung. Cô vốn là người thuộc dân tộc vùng Miêu Cương, vùng Vân Nam lãnh thổ Trung Quốc, giáo chủ của Ngũ độc giáo. Nghe tiếng chàng trai Lệnh Hồ Xung đã trở thành tình nhân của Thánh cô Nhậm Doanh Doanh, Lam Phượng Hoàng dẫn một bọn nữ đệ tử, vượt dòng Hoàng Hà tìm Lệnh Hồ Xung.
    Gặp nhau trên Hoàng Hà, Lam Phượng Hoàng chẩn bệnh cho Hồ Xung ngay và biết chàng này mất rất nhiều máu, lại bị mất hết công lực do bị nội thương trầm trọng. Viên ?onữ bác sĩ? hoang dã này đã thực hiện phép truyền máu cho Lệnh Hồ Xung: kêu bọn nữ đệ tử đến, vén váy đặt đỉa vào cho đỉa hút máu rồi lấy dụng cụ gắp từng con đỉa ấy vào tĩnh mạch Lệnh Hồ Xung, thoa một chút thuốc vang vàng vào thân đỉa để đỉa nhả máu ra. Quả nhiên sau khi được tiếp máu, sắc mặt Lệnh Hồ Xung hồng hào hẳn lên.
    Tác giả Kim Dung đã mô tả hình dạng viên ?onữ bác sĩ? này khá đẹp, mặc chiếc áo màu lam có in hoa hồng trắng sắc sỡ, nụ cười quyến rũ và tiếng nói thanh thót khiến ai nghe qua cũng phải rung động. Cô gọi Lệnh Hồ Xung mà những nam đệ tử khác của phái Hoa Sơn cứ ngỡ cô gọi mình; tim họ đập thình thịch trong ***g ngực! Cho đến khi nhìn thấy mắy cặp đùi trắng đẹp của bầy tiên nữ Ngũ độc giáo thì cả bọn hả họng, líu lưỡi.
    Tác giả cũng nhấn mạnh người Miêu Cương không như Trung Nguyên, muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói, không phải e dè, che dấu. Sau khi truyền máu, Lam Phượng Hoàng mời Lệnh Hồ Xung uống rượu Ngũ tiên đại bổ. Ngũ tiên là năm loài trùng độc. Tất cả đều tự tay Lam Phượng Hoàng ngâm rượu, lại ướp bỏ vào đấy nhiều loại dược thoả nên rượu khá thơm tho. Lam Phượng Hoàng đem Ngũ tiên đai bổ mời Lệnh Hồ Xung uống trong khi cả phái Hoa Sơn đều từ chối. Và do vậy, dưới con mắt của Lam Phượng Hoàng, chỉ có chàng trai Lệnh Hồ Xung mới đáng là nam tử hán, là người bạn tốt.
    Tuy không nói rõ ý định, nhưng tự thâm tâm, Lam Phượng Hoàng chỉ mong Lệnh Hồ Xung gọi mình là ?ohảo muội tử?. Lệnh Hồ Xung đã đọc trong đôi mắt cô niềm ao ước đó. Anh cất tiếng gọi cô là ?ohảo muội tử? làm cô sướng mê đi bởi với người Trung Nguyên, ?ohảo muội tử? chỉ là em gái, nhưng đối với người Miêu Cưng thì đó là tiếng gọi tình nhân!
    Lam Phượng Hoàng ra đi, cả phái Hoa Sơn nôn mửa thốc tháo, trừ chàng Lệnh Hồ Xung. Lênh Hồ Xung đã uống Ngũ tiên đại bổ của cô, không trúng độc, còn những người không uống thì bị trúng độc. Chẳng hiểu cô dẫ phóng độc trong trường hợp nào. Thật chẳng hổ danh Ngũ dộc giáo!
    Sau này khi lên gò Ngũ Bá Cương bắt mạch cho Lệnh hồ Xung, đại phu Bình Nhất Chỉ khám phá ra trong người của chàng lại dư khí âm hàn do được truyền máu và uống rượu của Ngũ độc giáo. Bình Nhất Chỉ đã mạt sát Lam Phượng Hoàng, gọi Lam Phượng Hoàng là lang băm và cho rằng trên đời này, người ta chết vì lang băm nhiều hơn là chết vì bệng tật. Quan điểm của Bình Nhất Chỉ thật ra cũng chính là quan điểm của tác giả Kim Dung. Ông quan niệm y học, y thuật và y đạo là những cái mà không phải ai cũng làm được Những người coi thường tính mạng con người chữa bệnh theo kiểu thầy mù sờ voi thì chỉ có thể là những kẻ hại người, không thể khoác tấm áo cao quý của người thầy thuốc chân chính. Lời cảnh giác đó rất cần thiết cho mọi xã hội, mọi thời đại, kể cả xã hội và thời đại chúng ta đang sống.
    ?oNữ bác sĩ? Lam Phượng Hoàng thật ra chỉ chữa bẹnh cho Lệnh hồ Xung theo phương pháp ngẫu hứng. Trong lòng cô mong được giáp mặt chàng trai đa tình ấy, được chàng gọi ba tiếng ?ohảo muội tử?, được hôn chàng một lần trước mặt Nhạc Bất Quần và bọn đẹ tử phái Hoa Sơn trên con thuyền giữa Hoang Hà đã đủ để nổi tiếng với đời. Cô vốn là cô gái Miêu Cương tò mò. Thế thôi. Cô biết Lệnh hồ Xung đâu đến được với cô, bởi chàng là người tình của Doanh Doanh, mà Doanh Doanh lại là Thánh cô của cô. Trong cách dùng thuốc của Lam Phượng Hoàng lấp lánh một chút tình yêu đầu đời lãng mạn. Tiếp theo, rượu bổ chỉ là cái cớ. Cái chính là được gặp, được nhìn, được nói cuyện, được hôn Lệnh hồ Xung. Ai nói thầy thuốc trên đời này không biết yêu và không biết vượt qua ngàn trùng đến họi ngộ với người mình thầm yêu trộm nhớ? Lam Phượng Hoàng là một ?onữ bac sĩ? sống rất tình người, rất chân thật, xứng đáng là một thầy thuốc có được hai trái tim(?)
    [pink]usagi
    Được Thieu_iot sửa chữa / chuyển vào 15:08 ngày 06/03/2003
    Được usagi sửa chữa / chuyển vào 20:34 ngày 18/04/2003
  9. usagi

    usagi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0
    Vi Tiểu Bảo ở đâu?​
    Cắn nhầm lưỡi là chuyên mục tưng đối mới trên tờ Tuổi trẻ cười. Mất anh nghịch ngợm trong toà soạn thấy tôi ham giỡn, giao chuyên mục này cho tôi, rồi buộc tôi ?ocắn? lung tung mặc dù tôi chưa hề được cắn lưỡi ai. Cái đó kêu rằng vì nhân dân mà cắn (?). Nay tôi xin ?ocắn? anh chàng Vi Tiểu Bo, một nhân vật hài hước, ngộ nghĩnh, dễ thưng trong Lộc Đỉnh Ký của Kim Dung. Cái này kêu rằng ?ocắn? đỡ buồn, mua vui cho bạn đọc, như mình cắn hật dưa vậy.
    Vi Tiểu Bảo sinh ra trong viện Lệ Xuân, một động điếm ở thành Dương Châu, Trung Hoa, vào cuối đời Thuận Trị, đầu đời Khang Hy nhà Thanh. Mẹ của Vi Tiểu Bảo ?" Bà Vi Xuân Phương ?" bang giao rộng rãi trên mức tình cảm với anh em Hán, Mông, Mãn, Tạng, Hồi; chẳng thèm nhớ rõ bố thằng bé là ai, đành lấy họ mẹ làm họ cho con. Vi Tiểu Bảo không học nên không biết chữ. Khả năng văn hoá của ngài là nhận ra chữ nhất (1 nét), chữ nhị (2 nét), chữ tam (3 nét) và chữ thập (một nét ngang, một nét sổ). Ngài có các sở trường: Chửi tục lưu loát, hát thuộc lòng bài Thập bát mô ?oMột ta sờ? Hai ta sờ ? Ba ta sờ ? Sờ đúng cái đùi của nàng? và nhớ được một mớ tuồng tích, cố sự trong Anh liệt truyện.
    Cuộc sống chộn rộn, ngài theo tráng sĩ Mao Thập Bát trốn lên Bắc Kinh, lọt được vào cung nhà Thanh. Nơi đây, ngài giết thái giám Tiểu Quế Tử, hoá thành tên thái giám giả hiệu. Ngài trốn vào trù phòng ăn vụng, tình cờ làm quen và kết bạn với Khang Hy (hơn ngài hai tuổi). Lúc lên 15 tuổi, ngài tằng tịu với em gái nhà vua là công chúa Kiến Ninh, dám chửi nàng là?con đượi non?, chửi thái hậu là ?omụ điếm già?. Trên cả sở những kiến thức lưu manh đắc thủ tại thành Dương Châu cộng với những kiến thức tu nghiệp được về ngành trá học trong hoàng cung, ngài xứng đáng là nhân vật đệ nhất trá nguỵ. Nhờ ném tàn hương, giết được quyền thần Ngao Bái, Ngài được nhà vua phong phó đô thống hoàng kỳ, tước hiệu Ba Đồ Lỗ. Cơ duyên đưa đẩy, ngài may mắn gặp tổng đà chủ Thiên Địa Hội Trần Cận Nam, được ông thu nhận làm đệ tử và phong chức hương chủ Thanh Mộc Đường. Đây là một tổ chức chống nhà Thanh, khôi phục nhà Minh. Vi Tiểu Bảo trở thành gián điệp hai mang hết sức suất sắc, phục vụ cho cả Thanh triều và Thiên Địa hội.
    Vua Khang Hy đã nhìn thấy chiều sâu văn hoá của Vi Tiểu Bảo: không bao giờ nói đúng bốn chữ Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang; không bao giờ nhớ được câu thành ngữ ?othủ khẩu như bình?. Tuy nhiên, vừa ghét bọn quan lại cầu an xôi thịt, vừa mến thằng bé ngộ nghĩnh, miệng trơn như bôi mỡ; nhà vua lần lượt phong cho ngài các chức chánh đô thống hoàng kỳ, tổng quản thái giám, Khâm sai đại thần công cán Vân Nam, tứ hôn sứ, phó trụ trì chùa Thiếu Lâm (tỉnh Hồ Nam), chánh trụ trì chùa Thanh Lương (Ngũ Đài Sơn), khâm sai xây dựng Trung liệt từ Dương Châu, tư lệnh mặt trận thuỷ chiến đánh Thần Long giáo, Lộc Đỉnh công, tư lệnh mặt trận đánh quân La Sát (người Nga) ở biên giới Trung ?" Nga, đại sư đặc nhiệm toàn quyền đàm phán Trung - Nga. Đảm nhiệm những chức vụ cao cả đó, ngài hoàn thành một số công việc, có khi nghiêm chỉnh, có khi tào lao: ép buộc Ngô Tam Quế tạo phản, cứu mạng được nhiều anh hùng Thiên Địa hội, bắt phò mã Ngô ứng Hùng, gia nhập Thần Long giáo, ngủ được với bảy phụ nữ Trung Hoa và một phụ nữ Nga, bảo vệ sinh mạng cựu hoàng Thuận Trị, khám phá âm mưu nằm vùng của thái hậu giả thuộc Thần Long giáo, bình trị những âm mưu tạo phản của Mông Cổ và Tây Tạng, bắt được cẩu quan Ngô Chi Vinh, hoà giải mối xung đột Trung ?" Nga, Đánh giết Trịnh Khắc Sản ?" lẵnh đạo của thầy mình? Công lao của Vi Tiểu Bảo lớn hơn công lao của bất cứ vị cố mệnh đại thần Mãn Châu.
    Nghệ thuật làm quan của Vi Tiểu Bảo rất đơn giản: chửi tục luôn mồn, dùng tiền mua chuộc lòng trung thành của kẻ dưới, tặng quà hậu hỹ cho đồng liêu và sẵn sàng đòi kẻ khác đưa tiền. Qua thăm Ngô Tam Quế, ngài nói một câu kiếm được ba trăm lạng vàng. Trịnh Khắc Sản dám yêu A Kha của ngài; ngài bắt đánh cho một trận, bắt lấy máu viết lên văn tự thiếu một trăm vạn lạng vàng. Ngài là nhân vật đầu tiên dùng nữ vệ sĩ; là nhà tu (giả) làm phó trụ trì một chùa danh tiếng mà dám đánh bạc, chọc gái; là viên phó tướng duy nhất đi tiểu và bảo quân thụt nước đó vào thành trì của người Nga.
    Tuy ngài không biết chữ nhưng vẫn nói khoác đọc được văn tự cổ nòng nọc, ấm ớ một vài từ tiếng Nga như ?oTử man cơ? là giết chết đi, ?oPhục đặc gia tửu? là rượu Vodka, ?oHà thư nhi khắc? là món thịt nướng, nhưng vẫn tự hào là mình tinh thông tiếng Nga (?). Khi đại sứ Nga sang Bắc Kinh trình quốc thư, ngài nhận nhiệm vụ phiên dịch. Đại sứ đọc, ngài dịch lưu loát: ?oVăn thành võ đức, nhân nghĩa anh minh, thưng sinh trạch bị, thọ dữ thiên tề??. Hoá ra đó là những câu nịnh bợ của Thần Long giáo mà ngài lỡ thuộc, không dính dáng gì tới quốc thư của Sa Hoàng. Thế nhưng vua Khang Hy vẫn mật rồng hớn hở, cười nói mê ly! Bọn quan lại triều Thanh bái phục Vi địa soái không biết đâu mà kể!
    Cuối cùng, dù có đùa giỡn đến mấy, Kim Dung cũng phải cho nhân vật Vi Tiểu Bảo của mình trốn ra đi cùng bảy mụ vợ hương trời sắc nước Tô Thuyên, A Kha, Mộc Kiếm Bình, Phương Di, Tăng Nhu, Song Nhi và Kiến Ninh công chúa. Trước đây, họ đã về Dương Châu, bà Vi Xuân Phương nhìn đàn dâu tươi tốt, thầm khen con tinh đời; nếu gã lập nên một viện thì toàn thể các viện ở Dương Châu sẽ sụp tiệm. Nay, chắc Vi Tiểu Bảo không dám về Dương Châu vì sợ vua Khang Hy truy nã. Ngay đến trùm cười Kim Dung cũng chẳng biết nhân vật của mình trốn đi đâu. Viết truyện cười như vậy quả thế gian đệ nhất, bọn hậu sinh ở Tuổi trẻ cười xin ngả nón kính chào cụ. Ba trăm năm đã trôi qua, tất nhiên cũng chẳng nắm rõ hậu duệ của Vi Tiểu Bảo. Thế nhưng, ở đâu có bia ôm, động điếm; ở đâu có tham những, có dùng tiền để mua chuộc kẻ dưới; ở đâu có chửi tuc ?ocon mẹ nó, tổ bà mười tám đời quân rùa đen, phường chó đẻ?; ở đâu có nịnh bợ; ở đâu có kẻ thú nhận ?ochữ nghĩa biết ta nhưng ta chẳng biết nó? thì ở đó có tinh thần Vi Tiểu Bảo được lưu truyền.
    Được Thieu_iot sửa chữa / chuyển vào 17:20 ngày 09/03/2003
    Được usagi sửa chữa / chuyển vào 20:43 ngày 18/04/2003
  10. for_get_me_not

    for_get_me_not Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/02/2002
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    0
    Y Học Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Của Kim Dung​

    Đọc truyện võ hiệp của KD người ta thường bắt gặp 2 khái niệm nội công và ngoại công.Nội công là tiềm lực sức mạnh bên trong. Ngoại công là chiêu thức ,quyền cước là sự thể hiện sức mạnh ra bên ngoài.Kẻ có nội công cao ,theo KD là kẻ hái 1 chiếc là ,bẻ 1 bông hoa cũng có thể sát thương địch thủ.Kẻ có ngoại công cao thì Thái dương huyệt gồ cao,vũ khí lộng tay chân, gân cốt nổi lên , các khớp xương kêu răng rắc.. Nội công là cái gốc ngoại công là cái ngọn. Luôn luôn kẻ có nội công là kẻ hơn người.Trong 12 bộ tiểu thuyết có 1 trường hợp KD để cho ngoại công thắng nội công. Đó là bộ Tiếu ngạo giang hồ . Nhạc Bất Quần, sư phụ Lệnh Hồ Xung, chưởng môn phái Hoa Sơn theo phe Khí Tông, (lấy khí làm chủ). Y dạy LHX rằng phải vận khí trước rồi mới phóng chiêu thức ra sau. Mỗi chiêu thức đều có thước tấc bộ vị nhất định. Khi LHX tình cờ gặp Thái sư thúc tổ Phong Thanh Dương, theo phe Kiếm Tông( lấy kiếm thức làm chủ), đang ẩn cư trong hang núi Hoa Sơn thì Thanh phong Dương dạy LHX chỉ cần kiếm chiêu liên miên bất tuyệt đánh ra theo ý muốn của mình như nứớc chảy mây trôi đã đủ khắc chế được địch thủ. L HX đã lĩnh hội được phép sử Kiếm ý( ý nghĩ đến đâu, kiếm phóng ra đến đó) chứ không sử dụng kiếm chiêu và gọi đó là biện pháp Liệu địch tiên cơ(Ra tay , chiếm thời cơ trước kẻ thù) Và rõ ràng phương pháo Kiếm Tông đã thắng Khí Tông.LHX mất hết công lực mà vẫn đánh ra 1 chiêu , đâm mù mắt 15 tên địch thủ.
    Cái khái niệm Nội công, ngoại công là khái niệm của y học chứ ko phải của võ học.
    Trong mỗi bộ sách của mình, KD thường xây dựng 1 hoặc vài ba nhân vật thầy thuốc. Những thầy thuốc này được gọi rất trang trọng là danh y hay thần y , bên cạnh các thầy thuốc cứu người KD còn XD nhân vật chuyên đánh thuốc độc, đầu độc kẻ khác.Quan điểm của ông rất mới lạ thuốc độc là 1 dạng cần thiết phải dùng đến,.Trong Tiếu ngạo giang hồ người ta gặp dang y Bình nhất Chỉ. Cả ngoại hiệu và tên của con người này cũng rất lạ"thầy thuốc nổi tiếng (danh y) nhưng cứu 1 người thì phải giết 1 người(sát nhân) và khi cứu ngưò hay giết ngưòi thì chỉ dùng đến 1 tay.(bình nhất chỉ)Bên cạnh đó trong TNGH còn có 1 độc vương. Đó là Lam Phượng Hoàng ,cô gái miêu cương ,giáo chủ ngũ độc giáo Vân Nam. Tài năng của Bình Nhất Chỉ hay đến nỗi mới chỉ bắt mạch LHX đã biết LHX uống rượu và được truyền máu của bọn Ngũ độc giáo,Trong Lục Mạch thần kiếm, ngừơi ta bắt gặp thần y Tiết Mộ Hoa . Đối lập với Tiết Mộ Hoa chuyên cứu người là 1 tay độc vương dễ sợ chuyên đầu độc người,đ ó là Tinh Tú hải lão ma Đinh Xuân Thu.giáo chủ phái Tinh Tú.Trong Ỷ Thiên Đồ Long kí, có 2 danh y là Điệp Cốc y tiên Hồ Thanh Ngưu và Trương Vô Kỵ, độc vương là Vương Nạn Cô ,vợ của Hồ Thanh Ngưu. Hai vợ chồng kình nhau bằng cách chồng chữa bệnh ban ngày
    thì vợ ban đêm hạ độc cho bệnh nhân bệnh trở lại.
    (Còn tiếp, vì bài hơi dài nên FGMN post thành nhiều bài cho mọi người tiện theo dõi)
    Chó Con !
    Được for_get_me_not sửa chữa / chuyển vào 15:37 ngày 06/03/2003
    Được usagi sửa chữa / chuyển vào 19:56 ngày 19/04/2003

Chia sẻ trang này