1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kim Dung Giữa Đời Tôi ( Vũ Đức Sao Biển )

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi rua_nor, 27/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. for_get_me_not

    for_get_me_not Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/02/2002
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    0
    (Tiếp nè) Y Học trong Tiểu Thuyết võ hiệp của KD
    tác phẩm võ hiệp của KD đã đề cập đến những phương pháp y học , biện pháp chữa bệnh lâm sàng mà ngày nay nhân loại vẫn đang thực hiện,.Trong cách truyền máu,KD đã mô tả hành động dùng đỉa hút máu để tiếp máu ấy qua cho bệnh nhân..Đó là đoạn Lam Phượng Hoàng cùng các đệ tử Ngũ độc giáo tiếp máu cho LHX trong TNGH.Chỉ có 1 điều đáng tiếc là LPH còn non nớt nên đã đem máu thuần âm của phái nữ để truyền cho 1 người bệnh dư khí âm hàn,khác nào sông Dương Tử và sông Hoàng hà đã đầy ắp nước nay lại được tiếp thêm nước của hồ Bàn Dương, hồ Động Đình nên hại càng thêm hại.
    Sách võ hiệp của KD đã đề cập đến việc dùng thuốc.Thuốc cổ truyền của Trung Quốc gồm cao , đơn, hoàn tán.Những nhân vật của KD đã dùng thuốc để chữa bệnh cho bênh nhân của mình.Trong Ỷ thiên đồ long kí,Trườn Vô Kỵ đã ra toa cắt thuốc********* Thường ngộ Xuân,trongTNGH, bọn bàng môn tả đạo ăn cắp thuốc cho LHX và bắt 8 vị thầy thuốc đến coi mạch cho chàng.Truyện của KD cũng nói nhiều đến chuyện dung nội công chữa thương cho người bị chấn thương vì nội công.Trong trường hợp này nội công của thầy thuốc phải cao hơn hoặc tương đương của người bệnh thì động tác chữa thương mới thực hiện được.Thí dụ như Trương Vô Kỵ dùng tiên thiên cửu dương công chữa trị cho Trương tam Phong và Ân Thiên Chính và bọn quần hào trên Quang Minh Đỉnh.Bình Nhất Chỉ vỗ bách hội huyệt truyền nội công cho Đào cán Tiên,; bất giới hoà thượng trút công lực chữa trị cho LHX.
    Triết học TQcổ phân biệt rát rõ phái niệm lưỡng nghi (2 mặt âm và dương).Lưỡng nghi sinh tứ tượng(thái dương , thái âm, thiếu dương thiếu âm )Tứ tượng sinh bát quái(càn,khảm cấn ,tốn , ly khôn , đoài).Võ công cũng như y học trong truyện của KD triệt để dựa trên nền tảng triết học ấy.Nội công dương cương và tính năng dương hoang toàn mâu thuẫn với nội công âm nhu và tính năng âm nhu.Cho nên. bọnTó Thiên Thu ăn cắp Tục mệnh bát hoàn của Lão đầu Tử dùng cho con gái là Tiểu Di để cứu chữa cho LHX. bọn Lam phượng hoàng truyền máu các cô gái Miêu cương cho LHX là sai nguyên tắc y học ( và cả triết học nữa).Chính Bình nhất Chỉ khi cầm tay LHX chẩn mạch đã khám phá ra lập tức tình ttrạng pha trộn âm dương trong con người LHX.Lão lại khãm phá ra thêm rằng thân chủ của mình bác nhược tinh thần, bị rượu làm cho con người khô héo.Lão hét toáng lên"Thật là nát bét đến năm bảy tầng.Ngươi thật là 1 kẻ chẳng ra gì"Và nếuLHX ko phải là của Thánh cô Nhậm Doanh Doanh, nếu ko phải đích thân NDD mời lão đến chữa thương thì lão đã tát ho LHX vài cái vì đã uống thuốc tào lao, nhận máu của bọn LPH ,mất hết nội công , nát rượu và bạc nhược tinh thần vì gái!...
    ( Còn tiếp)
    Chó Con !
  2. for_get_me_not

    for_get_me_not Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/02/2002
    Bài viết:
    685
    Đã được thích:
    0
    ( Tiếp) Y Học Trong Tiểu Thuyết Kiếm Hiệp Của KD
    Thế nhưng,thỉnh thoảng âm dương cũng có thể hoà hợp trong1 con người.Đó là trường hợp của Thạch Phá Thiên tronbg Hiệp Khách Hành.Sau khi kết nghĩa Kim Lan với Trương Tam và Lý Tứ của Đảo LOng Mộc,TPT cao hứng xin 2 vị ca ca cho uống rượu.Trương Tam có hủ rượu dương cương. Lý Tứ ó hũ rượu âm nhu,suốt đời 2 gã chỉ sợ uống nhầm 1 giọt rượu trong hũ của người kia nên giữ hũ rượu của mình rất thận trọng.Khi TPT nạp đủ 2 hũ rượu vào người 2 lão yên chí thể nào TPT cũng chết .Thế nhưng do TPT đã ngộ được kỳ duyên trước đó, chẳng những ko chết mà còn nhân vật giang hồ đệ nhất .Truyện của KD cũng mô tả tình trạng dùng lý trí chống lại ơn khát khao ********.Ngưòi TQ gọi tác độngtính giao giữa nam và nữalà âm dương hoà hợp.Chính vì vậy để phá thanh danh của hoàng gia nướcĐại lý,Thanh Bào Khách Đoàn Diên Khánh đã buộc cho thế tử Đoàn Dự và ô bé mộc Uyển Thanh( con ư sinh của Đoàn Chính Thuần, nghi là em cùng cha # mẹ của Đoàn Dự) uống 1 loại thuốc ******** gọi là âm dương hoà hợp tán.MUT ko đủ công lực cơn khát khao ******** nổi lên nhưng Đoàn Dự vốn là người học đạo Nho ,vẫn giữ được lý trái sáng suốt, ko để loạn luân với em gái.
    Tác phảm KD đã đề cập đến động tác chấn thương chỉnh hình.Tring YTĐLK,Du Đại Nham của phái Võ đang bị Phục ma Kim cương quyền đánh gãy hết các khớp xương, phải nằm thoi thóp 20 năm.TVK học đưọc y thuật của Hồ Thanh Ngưu,xin phép D ĐN gõ vỡ hết các khớp xương để dãn thuốc cao chỉnh hình trở lại..YTĐLK cũng nói đến 1 ca chấn thương sọ não rất kì lạ.Tống Thanh Thư mưu phản môn phái bị sư thúc là Liên Châu đánh 1 quyền vỡ xương sọ.TVK nhận chữa cho bệnh nhân này.TVKđiểm huyệt để gây mê,cáo hết tóc của TTT ,ráp xương sọ rồi lại băng bó.Sau đó TTT bịi chết vfi bị Trương Tam Phong trừng trị nhưng sách võ hiệp vẫn còn để lại cho chúng ta 1 ca phẫu thuật sọ não khá hy hữu[/b][/red]
    Chó Con !
  3. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Bài này là của Usagi cô nương gửi lên. Vì dài quá nên TIO phải cắt ra, nhân tiện đổi mã font luôn.
    Cành mai trên Thiên Sơn​
    Thiên Sơn là tên một rặng núi hiểm trở thuộc khu vực ngoại Tân Cương, phía Tây ?" Tây Bắc Trung Hoa, là biên giới thiên nhiên giữa Trung Hoa và Kirghizitan. Không hiểu từ giấc mơ lãng mạn nào, nhà văn Kim Dung đã để cho chàng thiếu niên Trươg Vô Kị mới 15 tuổi dắt tay cô bé gái Dươg Bất Hối 11 tuổi đi từ An Huy, vượt qua khoảng 18000 dặm lên tới đỉnh Côn Luân trong rặng Thiên Sơn, giúp Bất Hối tìm được người cha Dương Tiêu. Cơ duyên đã đưa đẫy cậu bé gày gò Trưng Vô Kị bò lọt qua một hang đá nhỏ, tìm ra một thung lũng đẹp, học được thần công trong Cửu Dương kinh. Cơ duyên đã khiến cậu bé ở đó năm năm làm bạn với cỏ cây, với khỉ vượn, rồi lên tới Quang Minh đỉnh (đỉnh Pobedy cao nhất của Thiên Sơn ?" 7439 mét) nơi đặt tổng đài của Bái ho giáo (Minh Giáo) Trung Hoa, học được thần công Càn khôn đại nã di của Bái hoả giáo. Lại cũng chính cơ duyên đã đưa Trương Vô Kị ?" bấy giờ đã là chàng thanh niên 20 tuổi ?" phải đối đầu với sáu đại môn phái Trung Hoa khi họ muốn tuyệt diệt Bái hoả giáo. Kinh qua những đoạn đời đau khổ, chàng thanh niên đôi mươi đó đã đủ chín chắn để biết tự dặn mình không được giết người, không được gây thù nhưng phẩi bảo vệ được những tinh hoa của Bái hoả giáo bởi vì họ là những người yêu nước, kháng Nguyên.
    Mùa xuân là mùa hoa mai nở. Hoa mai trên Thiên Sơn thích nghi với khí hậu giá lạnh quanh năm, đến tháng 3, tháng 4 dương lịch vẫn còn mãn khai. Trong tư duy lãng mạn đậm màu sắc phương đông, tác giả Kim Dung đã đẻ cho nhân vật của mình bẻ một cành mai trên núi Thiên Sơn làm vũ khí chống lại song đao, song kiếm. Vợ chồng Hà Thái Xung ?" Ban Thục Nhàn của phái Côn Luân sử chính Lưỡng nghi kiếm pháp. Hai trưởng lão của phái Hoa sơn sử phản Lưỡng nghi đao pháp. Chính và phản là hai mặt đối lập triệt để nhưng khi đã hợp bích thì oai lực mạnh vô song, bởi nguyên tắc âm dương tương điều, thuỷ hoả tương chế. Chính biến vủa kiếm pháp có 64 thế, kỳ biến của đao pháp có 64 thế; 64 nhân cho 64 thành ra 4096 thế liên miên bất tuyệt. Bốn địch thủ của Trương Vô Kị cụ thể hoá triệt học Phương Đông thành bài bản chiến đấu: phái Nam quẻ Càn, phía Bắc quẻ Khôn, phía Đông quẻ Ly, phía Tây quẻ Khảm. Ngoài bốn chính phương còn bốn bàng phương: Đông Bắc quẻ Chấn, Đông Nam quẻ Đoài, Tây Nam qủe Tốn, Tây Bắc quẻ Cấn. Chính lưỡng nghi kiếm pháp của phái Côn Luân đi từ Chấn vị tới Càn vị; phản Lưỡng nghi đao pháp của phái Hoa Sơn đi từ Tốn vị tới Khôn vị. Chính đi thuận, phản đi nghịch; ai rơi vào thế liên thủ giáp công của họ thì khó tránh được caí vòng biến ảo huyền diệu của nguyên lý âm dương.
    Vô Kị biết rằng mình không đưon giản chỉ đấu với chính ?" phản Lưỡng nghi mà đang đấu với một triết lý thực chứng của Đông phương. Anh đã nhớ lại những lời đã học trong Cửu Dương kinh: ?oGió thổi qua mỏn núi mặc cho nó ngang tàng, ánh trăng vẫn chiếu trên sông lớn? và ?oQuý hồ ta vẫn giữ được một hơi chân khí sung mãn?. Đó chính là nguyên lý ?oDĩ bất biến ứng vạn biến? trong tư duy Đông phương. Anh cũng nhận ra rằng chính ?" phản Lưỡng nghi thể hiện được là do gốc ở bộ pháp. Bước chân của bốn đại cao thủ sẽ đi từ Qui Muội qua Vô Vọng, Vô Vọng qua Đồng Nhân, Đồng Nhân qua Đại Hữu? Anh khéo léo sử phương pháp bốn lạng chống ngàn cân, lấy cái nhẹ nhàng bay **** để hoá giải cái cường mạnh, lấy chậm để chế nhanh, lấy cái vụng về chế cái tinh xảo, lấy chiêu thức của người đẩy về phía người. Trương Vô Kị sử dụng một cành mai tươi đẹp dịu dàng bay nhảy trong rừng đao kiếm. Âý thế mà cành mai không rụng lấy một bông!
    Vận dụng tư duy Đông phương và tiểu thuyết một cách lãng mạn đến thế là cùng. Trong vận chứng và triết học Trung Hoa, mai được nâng lên bạn hữu của con người, đứng đầu mai, lan, cúc, trúc. Chưa thấy tác phẩm nào nói chuyện con người sử cành mai làm vũ khí để chiến đấu và chiến thắng, trừ bộ ỷ thiên đồ long kí của Kim Dung. Tôi nghĩ tới một ý đồ khác của nhà văn. Ông cho cái đẹp chiến thắn cái thô bạo; cái nhân tính tiềm ẩn trong cành mai chiến thắng cái tàn bạo tiềm ẩn trong đao, kiếm; cái hồn hậu của tự nhiên chiến thắng cái cơ tâm của con người!
    Quả thật lãng mạn khi nhà văn cho phép cành mai đấu với đao kiếm. Tôi cho răng tư duy lãng mạn đó chỉ có thể có trong tiểu thuyết phương Đông, trong triết học phương Đông. Cả ba thứ cành mai, chính Lưỡng nghi kiếm phap, phản Lưỡng nghi đao pháp là những hình tượng mang nặng tính ẩn dụ. Văn chương cho phép người ta bay bổng tuyệt vời mặc dù cả tác giả và độc giả đều sống trên mặt đất. Tôi đọc hai thiên Tiêu Dao du và Tề vật luận trong Nam hoa kinh của Trang Tử rồi so sánh với cành mai dịu dàng thanh thoát trong ỷ thiên đồ long kí và cảm thấy hạnh phúc vì cái đẹp còn tồn tại mãi bên đời chúng ta.
    Con trâu trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung
    Tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung không phản ánh về hoạt động nông nghiệp cuả nông dân Trung Quốc mà chỉ phản ánh thế giới võ hiệp ?" một thế giới hoàn toàn hư cấu do trí tưởng tượng phong phú của tác giả. Tuy nhiên, xuất thân từ một đất nước rông lớn trong một giai đoạn mà nền nông nghiệp còn sẩn xuất nhỏ và lạc hậu, Kim Dung đã đưa vào trong tiểu thuyết của mình hình ảnh nông thôn Trung Quốc, những nông dân và sinh hoạt nông nghiệp Trung Quốc. Ta thử bàn về con trâu trong tác phẩm của ông.
    Trong ngôn ngữ Trung Quốc, trâu là ngưu hoặc hắc ngưu để phân biệt với con bò là hoàng ngưu. ở chừng mực nào đó, Kim Dung cũng đã thể hiện tình cảm của mình đối với con trâu, sức kéo tiêu biểu trong nông nghiệp truyền thống Trung Quốc. Trong tác phẩm Thần điêu hiệp lữ , trí tưởng tượng của tác giả đã phát huy đến cao độ khi ông để cho chàng trai Dương Qua ?omượn? tạm một con trâu của người nông dân, mặc bộ quần áo của trẻ chăn trâu, đốt đuốc phía sau đít trâu để trâu phóng thục mạng vào vòng vây của quân Mông Cổ xâm lược. Con trâu của Dương Qua xông trận còn hữu hiệu hơn cả con ngựa chiến Mông Cổ. Phải chăng đó là hình ẩnh tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa nông dân tại thành Tương Dương? Cuộc khởi nghĩa Tương Dương đã bị quân Nghuyên tắm máu, giang sơn Trung Quốc chìm trong ách Di Dịch nhưng hình tượng Dương Qua cỡi trâu xông trận vẫn còn mãi với Thần điêu hiệp lữ và được hiện thực hóa bằng điện ảnh.
    Chàng trai Quách Tĩnh trong Xạ diêu anh hùng truyện được thầy mình là Hồng Thất Công đặt tên cho là Thuỷ Ngưu (trâu nước), còn có biệt hiệu là Ngưu Canh Điền (trâu cày ruộng). Âý bởi vì tướng mạo Quách Tĩnh mộc mạc quê mùa, nước da ngăm ngăm đen, ít miệng lưỡi, chậm hiểu, tướng phục phịch như con trâu.
    Con trâu có mặt khắp mọi nơi trong tiểu thuyết Kim Dung. Trâu chết đi để lại cho người thịt và da. Bọn quần tiên 36 động 72 đảo trong Thiên Long bát bộ chuyên ăn thịt trâu khi tấn công lên cung Linh thứu, núi Phiêu Diễu. Và bọn họ ăn như ngựa, uống như trâu (mã thực, ngưu ẩm). Bọn quần hào Trung nguyên, từ đám bàng môn tả đạo ủng hộ Lệnh Hồ Xung tấn công lên chùa Thiếu Lâm núi Thiếu Thất trong Tiếu ngạo giang hồ đến bọn lên ủng hộ Thiếu Lâm anh hùng đại hội trong Lục mạch thần kiếm đều đánh trống bằng da trâu. Có lẽ da trâu dày hơn da bò mới chịu được công lực của các vị đại gia ấy chăng? Cái tiết tấu ồn ào, phức tạp của họ làm cho ma quỷ, thánh thần cùng kinh hãi. Da trâu được dùng làm vũ khí và đôi khi là công cụ để thi hành hình luật. Đó là roi da trâu, tức ngưu bì tiên, đánh đến đâu nghe đến đó! Sừng trâu được cưa làm chung đựng rượu. Trong Tiếu ngạo giang hồ, Tổ Thiên Thu đã thuyết Lệnh Hồ Xung bằng rượu tráng ngoài quan ải đựng trong sừng trâu. Sở dĩ dùng sừng trâu làm chung uống rượu vì chất sừng tanh tanh, có như thế mứoi chế ngự được mùi vị cay nông của rượu trắng.
    Tên tuổi của con trâu cũng được nhà tiểu thuyết mượn tạm để chế ra môn phái, ám khí và võ công. Các vị đạo sĩ tu theo pheo phái Võ Đang như Xung Hư, Xung Linh trong Tiếu ngạo giang hồ , Thạch Thanh Tử trong Lục mạch thần kiếm, Trương Tam Phong trong ỷ thiên đồ long kí được gọi là các lão ?olỗ mũi trâu?. Mô phỏng theo hình dáng sợi lông trâu, bọn bàng môn tả đạo chế ra thứ ám khí gọi là Ngưu mao châm. Trong Lục mạch thần kiếm truyện , Tang Thổ Công, động chủ động Bích Lân, đã bắn thứ này vào bọn Mộ Dung Phục khiến phe Cô Tô Mộ Dung ngứa ngáy vô kể. Tuy nhiên điểm sáng nhất của Kim Dung lại nằm trong môn Cách sơn đả ngưu thần công. Như tên gọi, loại công phu này có điểm cách biệt là đánh được con trâu mà giữa con trâu và người đánh có một vật cản là hòn núi. Tất nhiên cả hai khái niệm trâu và núi đều mang tính ẩn dụ cao độ. Trong Lục mạch thần kiếm truyện, Kim Dung đã để cho quốc sư nước Thổ Phồn là Cừu ma Trí biểu diển công phu này. Cừu Ma Trí vận chưởng của phái Thiếu Lâm, đứng từ xa vươn tay đánh cách không vào chiếc lư hưng phía đông. Phía bên này lư hưong vẫn bình thường nhưng ở phía bên kia, phần đông bị sắt ra một miếng đúng như bàn tay của Cừu ma Trí. Trong Lộc Đỉnh kí , Kim Dung cũng để cho Vi Tiểu Bo biểu diễn Cách sơn đả ngưu thần công. Hắn vận ?ocông lực? và đấm vào các vị Lạt ma Tây Tạng những thế võ nhẹ hều. Nhưng các nhà sư Tây Tạng lại lăn ra chết. Tại sao vậy? Trong tay áo thùng thình, hắn đang cầm một lưỡi truỷ thủ bán ngọt. Hắn vung tay lên không phải để đánh quyền mà là dùng truỷ thủ đâm lén. Da thịt nào chịu nổi loại thần công gớm ghiếc như vậy?
    Người đời thường bảo ngu như trâu, dơ như trâu. Nhưng trong tác phẩm võ hiệp Kim Dung, con trâu đã chẳng ngu mà lại chẳng dơ chút nào. Cuốn ỷ thiên đồ long kí xây dựng một nhân vật thầy thuốc mà y thuật cao đến độ thần thông, mang tên trâu xanh: Hồ Thnah Ngưu. Ngoại hiệu của Hồ Thanh Ngưu là Điệp Cốc y tiên và chỗ ở của ông là Hồ Điệp Cốc. Cả ngoại hiệu và chỗ ở của Hồ Thanh Ngưu cho thấy được chất lãng mạn mênh mông của nhân vật này.
    Có một con trâu khác trở thành đối tượng được các cô thiếu nữ nhan sắc kiện tướng công huân say mê như điếu đổ. Đó là chàng Trương Vô Kị, khi trốn vào hang núi mới có 15 tuổi. Trong 5 năm học võ, chàng trở thành bậc thượng thừa. Trượt tuyết rớt xuống chân núi gãy cả hai chân, chàng tự xưng là Tăng A Ngưu (Tăng Văn Trâu). Lên đến Quang Minh đỉnh giải vây cho quần hùng Minh Giáo, chàng vẫn là Tang A Ngưu. Tăng A Ngưu có đến bốn cô bạn sắc nước hương trời, một ?otài sản? mà không một hoàng đế Trung Quốc nào có được: Triệu Minh, quận chúa hoa hậu Mông Cổ; Tiểu Siêu, hoa khôi thánh nữ sứ Minh Giáo Ba Tư; Chu Chỉ Nhược, chưởng môn phái Nga Mi; Hân Ly, tức Thù Nhi, em cô cậu. Cuối cùng Tang Văn Trâu chọn Triệu Minh vui chơi bốn biển năm hồ mặc dù anh có đủ tài năng và tư cách lên nắm ghế lãnh đạo cao nhất trong lực lượng khởi nghĩa kháng Nguyên ở Hoài Tứ. Thuộc hạ của anh là Chu Nguyên Chưng đã nắm quyền khởi nghĩa thành công, xưng đế hiệu là Minh Thái tổ, mở ra nhà Minh (1368 - 1643), truyền được 13 đời. Tăng A Ngưu Trung Quốc đi theo đóa hoa lài Mông Cổ nhưng trong trường hợp này chẳng ai dám chế giễu nhà văn Kim Dung đem bông hoa lài cắm bãi *** trâu!
    Muối iốt, tôi cần muối iốt!!!!
    Được usagi sửa chữa / chuyển vào 20:07 ngày 19/04/2003
    Được usagi sửa chữa / chuyển vào 10:35 ngày 23/04/2003
  4. usagi

    usagi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0
    Ỷ thiên đồ long kí
    Có được một tác phẩm tiểu thuyết hấp dẫn trong tủ sách gia đình để mọi thành viên mọi lứa tuổi cùng đọc, rồi khi rãnh rỗi lại đem những tình huống bất ngờ, những nhân vật mình yêu thích ra bàn bạc, tranh luận là một điều thú vị. Ỷ thiên Đồ Long kí của nhà văn Kim Dung là một tác phẩm như vậy. Ỷ thiên Đồ long kí gồm 11 quyển, 104 hồi, là một bộ tiểu thuyết tương đối đồ sộ trong sự nghiệp trước tác của Kim Dung.
    Kim Dung sinh năm 1942 tại Haỉ Ninh, tỉnh Triết Giang, Trung Hoa. Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống văn học; ông nội ông làm quan dưới triều vua Quang Tự, là nhà thơ khá nôỉ tiếng với bộ Hải Ninh sát thị sao thi. Tốt nghiệp Đông Ngô pháp học viện Thượng Hải, năm 1948 ông rời lục địa sang Hồng Kông làm công tác toà soạn trong tờ Đại công báo. Sau đó ông sáng lập tờ Minh báo và làm báo cho đến tận bây giờ. Trên tờ Minh báo và tờ Nam Dương thương báo ở Singapore, tên tuổi Kim Dung được khẳng định như một nàh văn hiện đại có công khai sáng hệ tiểu thuyết võ hiệp và viết tỉêu thuyết võ hiệp hay nhất Trung Hoa. Nhưng phải đợi đến năm 1995, khi ông được chính phủ cộng hoà Nhân Dân Trung Hoa mời về Đại học Bắc Kinh trao hàm giáo sư danh dự và nói chuyện với hàng chục ngàn nhà nghiên cứu, nhà sư phạm và sinh viên thì tên tuổi và tác phẩm của ông mới được mọi người ở lục địa biết tới và đón nhận.
    Ỷ thiên Đồ long kí là bộ tiểu thuyết hoàn toàn hư cấu nhưng đặc điểm của phương pháp hư cấu ở đây là tác giả ***g câu chuyện trong hoàn cảnh lịch sử Trung Hoa vào cuối đời Nguyên, đầu đời Minh. Những con người thật cùng đấu tranh bên cạnh những con người hư cấu; lịch xử được nhìn qua lăng kính văn học khiến tác phẩm vừa thực lại vừa hư, cuốn hút người đọc đi vào thế giới huyền thoại: thế giới của võ lâm Trung Hoa. Và người ta không thể ngừng lại không đọc tiếp nếu lỡ đã đọc một vài chương đầu.
    Ỷ thiên là tên gọi của một loại thanh bảo kiếm, chém sắt như chém chuối, trong lòng nó chứa đựng một pho võ công rất bá đạo: bộ Cửu âm chân kinh. Đồ long là tên của thanh bảo đao cũng có tính năng chém sắt như chém chuối, trong lòng nó chứa đựng một bộ binh pháp kì diệu: bộ Võ mục di thư của nhà yêu nước Nhạc Vũ Mục (Nhạc phi) đời Tống. Nhạc Vũ Mục đã từng là danh tướng, có công chống quân Kim (Thát Đát - tiền thân của nhà Mãn Châu). Ông bị vua Tống giết hại bởi nghe lời súc siểm của gian thần Tần Cối. Binh pháp của ông còn lại trong Võ mục di thư một thứ binh pháp thượng thặng nhằm chống xâm lăng cứu nước. Đồ long có nghĩa là giết rồng, mà rồng có nghĩa là vua nhà Nguyên đang coi trị đất nước Trung Hoa. Kèm theo thanh kiếm và lưỡi đao, còn có một bài thơ được truyền tụng:
    Võ lâm chí tôn
    Bảo đao đồ long
    Hiệu lệnh thiên hạ
    Mạc cảm bất tòng
    Ỷ thiên bất xuất
    Thuỳ nhữ tranh phong
    Do không hiểu chân nghĩa của bài thơ, đặc biệt là câu thứ ba, thứ tư, bon hào sĩ giang hồ Trung Hoa cứ nghĩ là chiếm được bảo dao đồ long là có thể trở thành chí tôn, có quyền ra lệnh cho mọi người mà chẳng ai dám không nghe theo. Lòng tin mù quáng đó đã xui khiến các bang hội, môn phái, thế lực chính trị lao vào cuộc chiến đấu giành giật đao Đồ long. Cuối cùng, quần hùng Minh Giáo được lưỡi dao và bộ Võ mục di thư . Trên chùa Thiếu Lâm, giáo chủ Minh Giáo Trương Vô Kị đã học chương "Binh quần Ngưu Đầu Sơn" của Nhạc Vũ Mục viết trong bộ binh pháp này và ứng dụng để giải vây cho hào sĩ giang hồ Trung Hoa, đánh tan quân Mông Cổ. Trương Vô Kị đã long trọng trao bimnh pháp lại cho thuộc hạ của mình là Thường Ngộ Xuân - một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Hoa. Và họ đã làm cuộc khởi nghĩa Hoài Tứ kéo dài 15 năm của Chu Nguyên Chương, Thường Ngộ Xuân, Từ Đạt, Thang Hoà, Trương Sĩ Thành. Cuộc khởi nghĩa thành công, CHu Nguyên Chương được tôn làm vua, lấy đế hiệu Minh Thái Tổ, mở ra Minh triều, truyền được 13 đời, kéo đài 275 năm (1368 - 1643). Ỷ thiên Đồ long kí là bài ca đẹp về chủ nghĩa yêu nước, tinh thần chống ngoại xâm. Chính lòng yêu nước đã nối kết những lực lượng kháng Nguyên sãn sàng nép mình dưới ngọn cờ Minh Giáo, nghe theo sự điều động của chàng trai Trương Vô Kị, cứu trăm họ ra khỏi ách thống trịcủa người Mông Cổ. Chân nghĩa của bài thơ được truyền tụng là như thế.
    Ỷ thiên Đồ long kí là một bài ca đẹp về tình yêu lứa đôi. Đó là tình yêu rức rỡ giữa Hân Tố Tố - con gái của giáo chủ Bạch mi giáo Hân THiên CHính _với chàng Trương Thuý Sơn, đệ tử thứ năm của Trương Tam Phong phái Võ Đang. Đó là tình yêu lặng lẽ của Trương Vô Kị, gíao chủ Minh giáo Trung Hoa, với cô gái Ba Tư yêu kiều Tiểu Siêu, thánh sứ nữ Bái hoả giáo từ Ba Tư qua. Tiểu siêu đã đi qua con đường tơ lụa và quay về Ba Tư cũng trên con đường tơ lụa. Họ chia tay nhau, ngậm ngùi đau đớn. Cả tình yêu , cuộc sống và số phận con người được đúc kết trong câu hát:
    Lai như lưu thuỷ hề thệ như phong
    Bất tri hà sứ lai hề, hà sở chung.
    (Chợt đến như dòng nước chảy
    Rồi tàn như gió qua mau
    Chẳng biết từ nơi nào đến
    Và chẳng biết về nơi đâu)
    Đó đồng thời là tình yêu tươi đẹp giữa Trương Vô Kị, chàng Trung Hoa Hán tộc, lãnh đạo lực lượng kháng Nguyên, với cô gái Triệu Minh - quận chúa của triều đình nhà Nguyên. Tình yêu ấy vượt qua mọi ngăn trở biên giới của chủng tộc, giai cấp, đối kháng chính trị. Tác giả muốn chứng minh một định đề: cái đạo lý chình nhân quân tử có thể cảm hoá và cải tạo những con người tàn bạo. Hân Tố Tố bị gọi là nữ ma đầu; Triệu Minh bị gọi là yêu nữ. Thế nhưng trong tinh yêu và do tình yêu cảm hoá, họ trở thành những con người đích thực, biết hướng thiện sửa sai, trở thành những người phụ nữ nhu mì, giàu nữ tính, giàu đức hi sinh. Hân Tố Tố chết theo chồng là Trương Thuý Sơn để giữ vẹn lời nguyền không nói với ai chỗ ẩn cư của Tạ Tốn; Triệu Minh sẵn sàng bỏ tước hiệu quận chúa nương nương của Mông Cổ để đi theo chàng trai áo vải Trung Hoa Trương Vô Kị. Ngay trong những chương nói về tình yêu, Kim Dung đã chứng tỏ được sự tiến bộ trong quan điểm dân tộc của ông, so với những tác phẩm võ hiệp mà ông từng viết ra trước đó.
    Ỷ thiên Đồ long kí là bài ca mênh mông vè lòng nhân ái, sự bao dung giữa con người với con người. Lòng nhân ái, sự bao dung đó nằm trong ý nghĩa bài Hoả ca của giáo chúng Minh giáo:
    Đốt tàn thân xác của ta
    Ngọn thánh hoả cháy lên đỏ rực...
    Hỷ, Lạc, Sầu, Bi, đều trở về cát bụi
    Chỉ thương con người hoạn nạn lắm khi.
    Hiểu được lời ca ấy, Trương Vô Kị mới hiểu được Minh giáo và nguyện xả thân để cứu quần hùng Minh Giáo, thâ thứ cho những kẻ thù trong sáu đại môn phái đã bức tử cha mẹ mình, tha thứ cho những kẻ có hành động bức hại mình. Cúng thế, Tạ Tốn đã tha thứ cho Thành Khôn; các nàh sư Độ Ách, Độ Nạn, Độ Kiếp và quần hùng Trung Hoa đã tha thứ cho Tạ Tốn. Tính nhân bản, nhân văn của tác phẩm hiện rã trong từng chương, từng hồi, từng trang sách. Còn bản thân những kẻ mê muội, không chịu cải hoá thì tự họ rước lấy những hậu quả từ những nguyên nhân mà họ gây ra. Trương Vô Kị khi bị thuộc hạ là CHu Nguyên Chương phản bội, anh có thể giất Chu Nguyên Chương chỉ với một ngón tay, nhưng đã không làm điều đó. Anh nghĩ đến trăm họ Hán tộc lầm than đang cần đến một người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, nghĩ đến vai trò của Chu Nguyên Chương đang rất cần thiết cho hàng vạn hàng triệu giáo chúng và quần hùng Trung Hoa. Và anh lặng lẽ ra đi, tha thứ cho Chu Nguyên Chương để Chu yên tâm lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hoài Tứ đi đến thắng lợi.
    Ỷ thiên Đồ long kí là sự hiện thực hoá những nguồn tư duy, tư tưởng vốn mang tính trìu tượng của triết học Đông Phương. Ta cót hể tìm trong tác phẩm những tư tưởng của Bái hoả gíao, Phật giáo, Lão Trang, Khổng giáo. Pho Thái Cực quyền của Trương Tam Phong sáng tạo giơ hai tay nhẹ nhàng ôm lại như ôm vòng Thái cực, ung dung chậm rãi mà uy mãnh tuyệt luân. Trên Thiên Sơn, Trương Vô Kị bẻ một cành mai mùa xuân đầy hoa và nụ để đấu với chính - phản lưỡng nghi kiếm pháp và đao pháp, mà cnàh mai không rụng một bông, một búp. Cái lặng lẽ của tư duy phương Đông đẫ được thể hiện ở chỗ vô cungc, vô hạn. từ núi Côn Luân trở về Trung Nguyên, Hà Túc Đạo mang hteo cây tiêu vĩ cầm và thanh kiếm. Chàng trung niên văn sĩ ấy đánh đàn kêu gọi bầy chim đến cho chim nghe và nhảy múa theo tiếng đàn, dùng kiếm vẽ bàn vi kì và đnáh cờ một mình giữa rừng sâu trên đỉnh Thiếu Thất. Cái động và cái tĩnh, cái cơ tâm và cái phóng khoáng đwocj dung hựop và thể hiện một cách tài tình khi Hà Túc Đạo vừa đấu kiếm vừa vận chỉ công để diễn tấu một đoạn nhạc tình mới sáng tác nhằm biểu lộ tình cảm và long mến mộ của mình cho cô bé Quách Tường. Triết học Đông phương, tư duy Đông phương cực kì lãng mạn đã đảy đên sbên bờ mênh mông nhất, chỉ cần cảm nhận mà không cần biện biệt.
    Truyện võ hiệp không phải là truyện tình báo. Nhưng Ỷ thiên Đồ long kí bao gồm những chương những hồi mà nghệ thuật tình báo được thể hiện với một thủ pháp cao cường: kẻ độc ác Thành Khôn cạo đầu vào chùa Thiếu Lâm giả làm nhà tu với pháp danh Viên Chân âm mưu triệt hạ Minh giáo và hãm hại sáu đại môn phái để chiếm ngôi võ lâm chí tôn; cô gái lai Ba Tư Tiểu Siêu nằm vùng trong nội bộ Minh giáo Trung hoa để tìm Càn khon đại nã di tâm pháp; Chu Chỉ Nhược mưu sát Hân Ly và phóng trục Triệu Minh để độc chiếm Ỷ thiên kiếm và đao Đồ long...Đó là những chương hồi đạc sắc, bất ngờ, đưa ta vào một thế giới lạ lùng với những tình huống đột biến thú vị và thi vị.
    Ỷ thiên Đồ long kí cũng là một tác phẩm tập trung giới thiệu nhiều kiến thức. Đó là kiến thức sử học với cuộc khởi nghĩa kháng Nguyên của người Trung Hoa ở Hoài Tứ, An Huy. Đó là kiến thức địa lý học với những địa danh mà các nhân vật đã đi qua, từ Đại Đô đến chùa Thiếu Lâm, từ biển Đông đến đỉnh Thiên Sơn ngoại Tân Cương, biên giới thiên nhiên giữa Trung Hoa và Kirghizitan. Đó là những kiến htức y hoạ về phương pháp sử dụng thuốc chữa bệnh, phương pháp phóng độc và đầu độc, phương pháp giải phẫu và nối xương, chỉnh hình. Đó là kiến thức về kỹ thuật luyện kim, kĩ thuật sử dụng dầu đá, kĩ thuật sử dụng chất nổ do quần hùng Minh giáo thực hiện. Đó là các kiến thức về thư pháp học một thứ thư pháp được hình tượng hoá và cụ thể hoá bằng phán quan bút, chưởng pháp, chỉ pháp của võ thuật...
    Xét về góc độ kĩ thuật tiểu thuyết, Ỷ thiên Đồ long kí gần như là bộ tiểu thuyết có kết cấu hoàn chình nhất trong những bộ tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung. Tác phẩm mở đầu với đoạn lung khởi khá hấp dẫn, kể chuyện Quách Tường lên chuà Thiếu Lâm, chuyện Hà Túc Đạo gặp Quách Tường, chuyện thầy trò nhà sư Giác Viễn đánh bại Hà Túc Đạo để dẫn tới quá trình hình thành các phái Võ Đang, Nga Mi,Côn Luân. Thế giới thứ nhất khép lại để mở ra thế giới thứ hai của Trương Thuý Sơn, Hân Tố Tố, Tạ Tốn... Thế giới thứ hai khép lại với cái chết của vợi chồng Trương Thuý Sơn - Hân Tố Tốn để mở ra thế giới thứ ba của Trương Vô Kị, Chu Chỉ Nhược, Hân Ly, Triệu minh... Những nhân vật có thật trong lịch sử Trung Hoa và Lịch sử Minh giáo Trung Hoa như Dương Tiêu, Chu Nguyên CHương, Thường NGộ Xuân... sống và hoạt động bên cnạh những nhân vật hư cấu nh Trương Vô Kị, CHu CHỉ Nhược, Phạm Dao... Tất cả những tố chất trên vừa lãng nạm, vủa hiện thực, nối kết những chương hồi với nhau thành chuỗi dài.
    Kim Dung có tài năng đặc biệt khi nâng văn chương tiểu thuyết võ hiệp thông tục lên thnàh thứ văn chương cung đình sang trọng. Có những chương hồi của ông khiến người đọc cười ha hả như chương đối thoại của Ngũ Tản nhân, nhưng cũng có chương khiến gnười đọc rời nước mắt như chương Tiểu Siêu chia tay Vô Kị trên biển. Một sợi chỉ nhỏ như tơ, khi ẩn khi hiện nhưng xuyên suốt tác phẩm là câu hát ngậm ngùi: "Lại như lưu thuỷ hề thệ như phong..."
    Tôi đã đọc Ỷ thiên Đồ long kí trên 30 năm, mỗi lần đọc lại cảm thấy có cái gì đó rất mới mẻ, lạ lùng. Đọc đến trang cuối. tôi thở phào khi Trương Vô Kị chặt đứt xiềng khoá cho Triệu Minh, dẫn cô vượt nhà lao ra đi mà không nghĩ cách trẩ thù Chu Nguyên Chưông theo Logic thông thường ở đời. Chàng Trương đi với cô Triệu và anh làm một công việc thú vị, chẳng liên hệ gì tới Ỷ thiên kiếm và đao Đồ long, cũng chẳng liên hệ gì tới võ lâm Trung Hoa: kẻ lông mày cho Triệu Minh. Trương Vô Kị sống theo cách của nhà thơ Lý Bạch viết trong hiệp khách hành:
    Sự khứ phất y liễu
    Thâm tàng thân dứ danh
    (Việc xong, rũ áo đi
    Giấu ngay thân thế, tiếc gì tiếng tăm)
    Ở đời có mấy ai đạt đạo được như vậy? Vô Kị - Triệu Minh đi về đâu? Tác giả không rõ mà cúng chẳng muốn rõ. Ở một chân trời góc biển nào đấy, khi CHu Nguyên Chương lên ngôi cửu ngũ thì Trương Vô Kị lại cầm cây bút của nhan sắc lên và kẻ lại lông mày cho nàng Triệu Minh.
    [pink]usagi
    Được usagi sửa chữa / chuyển vào 10:44 ngày 23/04/2003
  5. usagi

    usagi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0
    Nghề kỹ nữ trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung
    Khái niệm "nghề", theo nhà kinh tế học Thomas Robert Malthus, người Anh, là một cái gì có lợi cho bản thân, vừa có ích cho xã hội. Và nếu hiểu theo cái nghĩa nghiêm túc đó thì kỹ nứ không thể là một nghề. Kỹ nữ, người con gái làm nghề bán phấn buôn hương, còn có nghĩa là ả đào, con hát. Nếu người ta có thể chấp nhận ả đào con hát là một nghề thì người ta khó có thể chấp nhận được chữ nghề trong cái người ta gọi là bán phấn buôn hương. Trong thơ của Đỗ Mục, kỹ nữ còn được gọi là "thương nữ":
    Thương nữ bất tri vong quốc hận
    Cách giang do xướng hậu hoa đình
    (Đỗ Mục - Bạc Tần Hoài)
    Nói thì nói thế nhưng trong xã hội Trung Hoa ngày xưa, một xã hội vốn coi người phụ nữ là đồ chơi của đàn ông, có thể dễ dàng mua, bán, bắt cóc, sang nhượng hoặc đem làm quà tặng giữa những người đàn ông với nhau thíự xuất hiện của nghề kỹ nữ cũng là điều rất bình thường, thậm chí được coi là hợp lý.
    Nghề ký nữ có từ thời nào? Người ta khó mà xác định được thời điểm xuất hiện của nghề này, tuy nhiên cũng có thể khẳng định được nghề này gắn liền với chén rượu câu khách, mời khách đàn ca làm vui và ******* cho khách. Theo tư liệu của ông Nguyễn Tôn Nhan đăng trên tạp chí Kiến thức ngầy nay, ông tổ của nghề kỹ nữ là Bạch mi thần. Thần mày trắng có thể là Hồng Nhai tiên sinh, tên gọi Linh Luân, bầy tôi dưới thời vua Hoàng Đế, người làm ra âm luật đã được nghi trong Lã Thị xuân thu của Lã Bất Vi thời Tần. Thần mày trắng cũng có thể là Liễu Đạo Chích, thời Xuân Thu; Quản Trọng (Quản Di Ngô), thời Xuân Thu, người có công lập ra 700 nhà chứa gái để đàn ông đến mua vui, thu tiền lời để lo tiền quân quốc cho Tề Hoàn Công; cũng có thể là Lã Động Tân trong nhóm Bát tiên, nhân vật chuyên dạy hát kiêm trị bệnh hoa liễu cho phụ nữ làng chơi. trong bất kỳ thời đại vua chúa nào ở Trung Hoa, nghề kỹ nữ cũng vẫn được hoạt động, các "viện" chứa gái vẫn mọc lên ở khắp nơi. Tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung trở thành một bản điều tra xã hội khá ngoạn mục khi ông phản ánh cho độc giả thấy thêm được một nghề: nghề kỹ nữ.
    Trong tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ, Kim Dung có nhắc tới viện Quần NGọc dưới núi Hành Sơn. Đây là nơi mà Lệnh Hồ Xung khuyên Điền Bá Quang nên tìm tới để giải trí, buông tha cho ni cô Nghi Lâm bé bỏng tội nghiệp. Cúng chính nơi này, Lệnh Hồ Xung đã tìm tới để dưỡng thương; Nghi Lâm được cô bé Khúc Phi Yên dẫn đến tìm anh để đưa anh đến vùng hoang sơn dã lĩnh, tránh sự truy đuổi của những kẻ thù. Cũng chính nơi này, Dư Thương Hải của phái Thanh Thành tưởng đã có cơ hội làm nhực hai phái Hoa Sơn và Hằng Sơn nếu bắt được Lệnh Hồ Xung và Nghi Lâm ở chung một phòng, nhưng cuối cùng lão đã phải chạm mặt Điền Bá Quang và đánh nhau, bị Điền Bá Quang xuyên tạc là "đánh nhau để giành một cô gái làng chơi tên là Bảo Ngọc"
    Nhưng nghề kỹ nữ được mô tả đậm nét nhất vẫn là trong bộ Lộc ĐỈnh Kí, Vi Tiểu Bảo xuất thân từ kỹ viện Lệ Xuân ở thành Dương Châu. Mẹ của Vi Tiểu Bảo -Vi Xuân Phương - bang giao rộng rãi với các anh em Hán, Mông, Tạng, Hồi Mãn; không khẳng định được cha của Vi Tiểu Bảo là ai. Chính Vi Tiểu Bảo cũng trải qua tâm trạng buồn bực, ghen tị khi má mình đã già (trên 30 tuổi), không có được khách sang, khách sộp của các kỹ nữ trẻ tuổi khác. Kim Dung cũng cho biết các cấp bậc trong các kĩ viện ở Dương Châu. Má mấ là chủ viện, người bỏ tiền ra mua gái về, có toàn quyền sinh sát đối với các cô gái. Mụ dầu là những người đàn bà lớn tuổi, chuyên môi giới giới thiệu, làm môi giới mại dâm. Kỹ nữ là người trực tiếp ******* trong các kĩ viện, lại kiêm nhiệm vụ mời khách uống rượu và kêu đồ nhậu. nội dung công việc của họ là khuyên skhích bọn khách chơi xài tiền nhiều càng tốt. Hoa nô là những chàng trai cô gái co nhiệm vụ phục vụ các công việc vặt trong kĩ viện: nấu nướng thức ăn, pha rượu, dọn bàn ghế, mua đồ ăn cho kĩ nữ và... đánh đập những cô gái nhà lành, dắn mặt họ nếu họ không chịu bán trinh, không chịu tiếp khách.
    Chính Vi Tiểu Bảo đã từng mơ ước một ngày có số tiền lớn, tìm đến một viện nào đó ăn xài phung phí cho sướng tay ba ngày ba đêm. Về sau, làm đại thần trong triều Khang Hy rồi, Vi Tiểu Bảo mang số tiền lớn về cho mẹ để mẹ có thể mở một Lệ Thu viện, Lệ Đông viện, Lệ Hạ viện ; cạnh tranh cho cái Lệ Xuân viện mà hắn đã từng lớn lên và chịu nhục phải sụp tiệm, rồi đời. Ngay bà Vi Xuân Phương, khi nhìn thấy đàn con dâu tươi đẹp của mình, trong đó có đủ tất công chúa, phu nhân, tiểu thư quyền quý; đã khen con mình có con mắt tinh đời. Trong tư tưởng khinh doanh kĩ viện của bà già chồng này thì cứ cái đàn gái đó mà lập thành một viện thì ắt thành Dương Châu sã không có viện nào còn bóng đàn ông nữa.
    Trong Lộc ĐỈnh kí, Kim Dung xây dưng một tình huống xảy ra tại Lệ Xuân viện khá buồn cười. Trinh Khắc Sảng dẫn A KHa (cô gái mà Vi Tiểu Bảo đang say đắm) hoá trang thành một vị công tử, xuống Lệ Xuân viện ở Dương Châu để đón bắt Vi Tiểu Bảo. Bà Vi Xuân Phương cứ tưởng đây là hai khách sộp, cố gắng rót rượu mời chào, ôm Trịnh KHắc Sảng và A Kha hôn hít hoài. Vi Tiểu Bảo thấy cảnh đó vừa bực tức vừa sợ Trịnh KHắc Sảng, tình địch của mình sẽ trở thành cha hờ của hắn đếm ấy; vừa buồn cười vì mẹ ruộ của mình cứ hôn hít bồ của mình, tưởng A Kha là đàn ông phong lưu.
    Thành đô nhộn nhịp có kĩ viện không lạ. lạ nhất là những nơi tôn nghiêm như chân núi Thiếu Thất dưới chùa Thiếu Lâm, Hồ Nam cũng có kĩ viện. Chính Vi Tiểu Bảo trong lớp áo của Hối MInh thiền sư, phó trụ trì chùa Thiếu Lâm, chịu không nổi cảnh chay tịnh của nhà chùa, đã thay áo đội khăn lén khỏi chùa đến kĩ viện chơi. Lúc hắn đang say sưa cho tiền bọn kĩ nữ, gác tay gác chân lộn xộn thì A Kha và A Kỳ đến tìm hắn để tấn công. Hắn nhanh trí nói dối A Kha là vợ lớn, A Kỳ là vợ nhỏ, nghe hắn đi chơi kỹ viện nổi ghen đến quậy. Để tránh sự truy bắt của A Kỳ,A Kha, hắn dùng kế kim thiền thoát xác, mượn áo bọn kỹ nữ mặc vào, cho tiền đậm bọn kỹ nữ nhờ chúng chửi bới A Kha, A Kì rồi chia hai tốp kéo ra cổng trước và cổng sau. Thấy bọn kỹ nữ kéo ra, A Kì và A Kha không dám chém. Vi Tiểu Bảo nhờ thế mà thoát nạn, chỉ thương bọn kĩ nữ vì ăn tiền chửi mắng hăng quá, bị A Kì và A Kha đánh cho sứt đầu mẻ trán, kêu khóc om sòm. Sau này A Kì và A KHa đem chuyện hắn đi chơi kỹ viện thưa với phương trượng chùa Thiếu Lâm là Hối Thông thiền sư. Vi Tiểu Bảo tưởng đã chết đến nơi, ai ngờ có một nhân vật là Dương Dật Chi đứng ra đỡ đòn cho hắn. Dương Dật Chi cho biết hắn là thái giám được hoàng thượng tin tưởng. Mà thái giám thì còn đi kỹ viện sao được. Cho nên mọi vị sư tăng trong chuìa Thiếu Lâm đều kính ngưỡng hắn và cho rằng câu chuyện của A Kì và A KHa là chuyện bịa đặt, vu cáo một nhà tu hành đạo đức sáng rỡ.
    Nhưng thật ra, kỹ viện không chỉ là nơi mại dâm. Nếu tỏng tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, bọn hào sĩ giang hồ bị bọn quan binh truy nã; người bị thương thì lánh vào kỹ viện trị thương, thì trong thực tế, các danh sĩ thường tìm đến kỹ viện để nghe hát làm thơ, rồi dạy các kỹ nữ hát những bài thơ của mình thành nhạc phổ. Kỹ viện trở thành nơi nương náu của những tâm hồn cô độc, của những người bị vua chúa lưu đày. Trong những trường hợp đó thì kỹ nữ trở thành người bạn tri âm. Chúng ta đã từng biết Bạch Cư DỊ bị giáng làm Tư Mã Cửu Giang, đã từng làm bài Tỳ bà hành ca ngợi tiếng đàn của một kỹ nữ dài 622 câu. Triong phần đề tựa, Bạch Cư Dị đã viết: "Năm Nguyên Hoà thứ mười (816), ta bị giáng làm Tư mã huyện Cửu Giang ... tiễn khách ở bến Bồn, giữa đêm nghe tiếng tỳ bà ở trên thuyền ... hỏi ra thì đó là ca nữ ở Trường An" Tác giả ngồi nghe tâm sự của người ca nữ đó. Bản thân người ca nữ đó là một nhân vật có học, có lòng tự trọng, không phải khách nào mời cũng ra;
    Di thuyền tương cận yêu tương kiến
    Thiên tửu hồi đăng trùng khai yến
    Thiên hô vạn hoán thi xuất lai
    Do bão tỳ bà bán già diện
    (Ghé thuyền đến cạnh chào mời
    Khêu đèn thêm rượu lại bày tiệc hoa
    Nằn nì mời mãi mới ra
    Ôm đàn che nửa mặt hoa thẫn thờ)
    (Trân Trọng Kim dịch)
    Lý Bạch cũng từng tìm thấy nguồn cảm hứng trong những chén rượu mà các nàng Ngô cơ chào mời ông trong bài Kim Lăng tửu tứ lưu biệt:
    Phong xuy liễu hoa mẵn điếm hương
    Ngô cơ áp tửu khuyến khách thường
    (Gió đưa hương liễu đầy nhà
    Gái Ngô chuốc rượu thiết tha ép nài)
    Nhưng có lẽ Đỗ Mục với 10 năm lưu lạc ở Giang Nam mới hiểu được tấm lòng của người hồng nhan tri kỷ xuất thân từ giới kỹ nữ:
    Lạc phách giang hồ tái tửu hành
    Sở yêu tương tế chưởng trung khinh
    Thập niên nhất giác Dương Châu mộng
    Dinh đắc thanh lâu bạc hạnh danh
    (Lưu lạc giang hồ đã bấy lâu
    Cùng người nhỏ bé ở bên nhau
    Mười năm sực tỉnh Dương Châu mộng
    Mang tiếng trăng hoa nghĩ lại sầu)
    (Hàn Giang Nhạn dịch)
    Và đúng như truyền thống các bậc nhà văn tiền bối, Kim Dung cũng không hề xây dựng nững nhân vật thuần tuý là những cô gái làng chơi trong tiểu thuyết võ hiệp của mình. Tôi sẽ có dịp khắc hoạ nhân vật Trần Viên Viên như một thiên hạ đệ nhất mỹ nhân, một dnah kỹ, tuy xuất thân từ chốn phong trần nhưng đẹp tuyệt vời và thông minh vô hạn, có một quan hệ lạ lùng đếnlịch sử Trung Hoa thời Minh mặt - Thanh sơ. Nhân vật có thật này trở thành nguồn cảm hứng chủ dạo cho danh sĩ Ngô Mai Thôn đời Thanh viết thành Viên Viên khúc. Và cũng ngay trong Lộc Đỉnh Ký, Kim Dung cũng xây dựng nên những đoạn kể chuyện các quan ở Dương Châu chiêu đãi khâm sai đại thần Vi Tiểu Bảo bằng cách mời ba kỹ nữ tài năng. Người thứ nhất là Lương Ngọc Kiều, tuổi ngoài 30, ăn mặc hoa lệ nhưng nhan sắc cũng tầm thường. Người thứ hai lối ba mươi bốn, ba mươi lăm nhưng "cử chỉ thuần nhã, giọng ca thánh thót; gặp những câu khúc chiết vi diệu tiếng hát càng thanh thoát lên bổng xuống trầm, biến hoá vô cùng". Cô hát bài Vọng Hải Triều, thơ của Tần Quan đời Tống, ca ngợi đất Dương Châu. Người thứ ba là một kĩ nữ tuổi ngoài bốn mươi, trán nhiều vết nhăn, mắt nhỏ ti hí nhưng được đánh giá là đệ nhất danh kỹ Dương Châu. Cô ôm tỳ bà hát một bài mới của Tra Thận Thành (viễn tổ của Kim Dung); các quan ở Dương Châu ngồi nghe tâm hồn bay bổng. Chỉ có Vi Tiểu Bảo là chán nản bởi vì gã chỉ thích gái trẻ, mà có hát thì phải hát những bài dâm đãng như Thập Bát mô. Cho nên khi gã đòi cô dnah kỹ này hát Thập bát mô, cô đã liệng đàn, ôm mặt khóc bỏ chạy.
    Với tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung đã hé mở cho ta thấy sự tồn tại của giới kỹ nữ và các kỹ viện trong những chế độ quan chue Trung Hoa. Biết sao được, pháp luật ấy công nhận kỹ nữ là một nghề thực thụ. Điều đáng quý ở nơi ông là ông đã nhìn những kỹ nữ dưới con mắt của nhà văn nhân bản và nhân đạo: không lên án cái nghề ti tiện của họ, mà thậm chí còn có khuynh hướng ca ngợi, biểu dương các dnah kỹ như các nàh văn tiền bối đã làm. Nhưng tôi cho rằng cái cam đảm nhất ở ông là đã để cho một thàng nhóc con của một kỹ nữ, lớn lên trong kỹ viện trở thành công tước của triều Thanh, đè đầu cưỡi cổ thiên hạ, kể cả những bậc vương công đại thần, Đó là Vi Tiểu Bảo. Kim Dung muốn chứng minh một định đề: trước những ba động của lịch sử thì một gã lưu manh, một con gái điến, cũng có thể trở thành người "cao quý " nhất Thiên hạ. Định đề đó quả thật buòn và thật đắng cay!

    [pink]usagi
  6. usagi

    usagi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0
    Thiên ạ đệ nhất đại mỹ nhân
    Đọc qua 12 bộ võ hiệp tiểu thuyết của nhà văn Kim Dung, tôi chọn Trần Viên Viên trong Lộc Đỉnh ký và bầu nhân vật này là đệ nhất đại mỹ nhân. Trần Viên Viên là một nhân vật có thật trong lịch sử Minh mạt - Thanh sơ. Cuộc đời gian nan chìm nổi và nhan sắc tuyệt thế của nhân vật này trước những biến động của lịch sử trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo cho một nhà thơ đương đại là Ngô Mai Thôn viết thành Viên Viên khúc, một bài thơ dài được phổ nhạc truyền tụng trong suốt lịch sử của triều Thanh (1642 - 1911). Đi vào trong tiểu thuyết của Kim Dung, Trần Viên Viên trở thành nhân vật tiểu thuyết trong ba chương, 48 trang nhưng đã để lại một ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.
    Đời vua Minh Sùng Trinh (1628 - 1643), lầu hồng kỹ viện mọc lên ở khắp nơi, đặc biệt là ở Tô CHâu và Dương Châu. Trần Viên Viên là danh kỹ dệ nhất thành Tô Châu. Cuộc đời của nhân vật này quan hệ một cách đặc biệt tới Sùng Trinh hoàng đế, Lý Tự Thành hoàng đế và Bình Tây Vương Ngô Tam Quế - ba thế lực phong kiến biểu trưng của thời Minh mạt - Thanh sơ.
    Trong Lộc Đỉnh ký của Kim Dung, nhân vật Vi Tiểu Bảo 16 tuổi, làm Tứ hôn sứ cho vua Khang Hy, đi công cán tại Vân Nam và gặp Trần Viên Viên trong một ngôi chùa nhỏ ở ngoại thành Côn Minh. Khi ấy, Trần Viên Viên 40 tuổi, đã đi tu, lấy pháp danh là Tịch Tĩnh. Thế nhưng, "giọng nói ôn hoà trong trẻo" đúng khẩu âm Tô Châu, "cặp lông mày xinh như vẽ, nét mặt thanh tú không bút mực nào tả xiết"và "màu da trắng hồng khác nào bạch ngọc điểm phấn son" của người phụ nữ ấy đã làm cho gã thiếu niên 16 tuổi phải sững sờ đến nỗi "Tay cầm chung trà, miệng há hốc ra không ngậm lại được, chân tay bủn rủn". Kim Dung gọi đó là "tấm dung quang tuyệt thế". Ấy là Trần Viên Viên năm 40 tuổi trong lớp áo đạo cô. Nếu là một Trần Viên Viên 20 tuổi với xiêm áo và phấn son của kỹ nữ thì sắc đẹp kia đã được nâng lên mấy bậc nữa. Bạn đọc và khán giả đã xen Lộc Đỉnh ký hẳn nhớ rằng Vi Tiểu Bảo đang say mê A Kha, con gái của Trần Viên Viên, một người mã dẫu đánh đổi cả ngôi hoàng đế gã cũng chẳng thèm đổi. Ấy vậy mà Vi Tiểu Bảo phải công nhận A Kha chưa đẹp bằng một nửa Trần Viên Viên.
    Người tài năng đàn giỏi, múa đẹp, hát hay, Trần Viên Viên càn là người phụ nữ có văn hoá. Những lừoi tự nhận định của nhân vật này thể hiện một chiều sâu về trí tuệ, khác hẳn những đại mỹ nhân có thật trong lịch sử Trung Hoa: "Mỹ sắc làm hư việc nước, xưa đã thế mà nay cũng thế. Con người bất tường được trời ban cho tấm dung nhan khuynh quốc khuynh thành chỉ làm đau khổ lê dân trong thiên hạ. Tiện thiếp dù khua chuông gõ mõ, niệm nát chân kinh cũng không đủ đền tội trong muôn một". Tư duy ấy quả là tư duy của một tri thức, một nhà tu đắc đạo, không thể nào là tư duy của một kỹ nữ về hưu!
    Nguyên khi còn là kỹ nữ tại Tô Châu, không biết bao nhiêu tài tử thời Sùng Trinh đã hâm mộ tài năng và nhan sắc của Trần Viên Viên. Vua Sùng Trinh sủng ái Điền Quý phi; ******àng hậu bèn nổi lòng ghen tức. Cha ruột của ******àng hậu đến kĩ viện bỏ tiền mua Trần Viên Viên, đưa vào cung phục vụ vua Sùng Trinh. Gặp Viên Viên, Sùng Trinh như bị hớp hồn, ở luôn ba ngày trong cung không thiết triều, còn hứa phong cho Viên Viên làm quý phi. Cũng trong ba ngày ấy, một tay đại khấu là Lý Tự Thành tức Lý Sấm đánh lấy ba thành trì lớn của Sùng Trinh. Các quan đưa lời can gián, Sùng Trinh bừng tỉnh giấc mộng nịch ái nữ nhân, bèn gửi Viên Viên ra ở trong phủ Chu Quốc trượng.
    Trong một bữa tiệc cảu các quan lại, Chu quốc trượng cho Trần Viên Viên ra múa hát. Nhan sắc Trần Viên Viên lọt vào mắt xanh của một viên tướng võ biền Ngô Tam Quế. Vua SÙng Trinh xuống lệnh bỏ nhiệm Ngô Tam Quế ra trấn thủ Sơn Hải Quan để ngăn chặn quân Mãn Châu và ban Trần Viên Viên cho Ngô Tam Quế. Trần Viên Viên trở thành vợ hờ của viên tướng này, vẫn ở lại Bắc Kinh trong phủ Chu Quốc trượng.
    Tại Haỉ Sơn Quan, Ngô Tam Quế đầu hàng lực lượng của Lý Tự Thành. Lý Tự Thành đánh vào Bắc Kinh; Sùng Trinh bỏ chạy rồi tự vận ở Môi Sơn. Bộ thuộc của Lý Tự Thành bắt được Trần Viên Viên, đem nạp cho Lý Tự Thành. Thế là đêm đêm sau những cơn chém giết đẫm máu, Lý Tự Thành lại quay trở về cung, ăn ở với Trần Viên Viên. Lý Tự Thành lên ngôi, xưng là Đại Thuận hoàng đế.
    Được tin Lý Tự Thành chiếm đoạt Trần Viên Viên, Ngô Tam Quếlàm cuộc binh biến, mở cửa Hải Sơn Quan đầu hàng quân Mãn Châu rồi trở thành mũi tiên phong của quân Mãn Châu kéo vào Bắc Kinh. Lý Tự Thành phải bỏ chạy vào Vân Nam. Hậu duệ của Sùng Trinh lên ngôi, xưng là Minh Vĩnh Lịch, đóng tại Côn Minh, Vân Nam. Thuận Trị hoàng đế lên ngôi tại Bắc Kinh, mở ra nhà Thanh, ra lệnh cho Ngô Tam Quế tiến đánh Vĩnh Lịch. Ngô Tam Quế đuổi Vĩnh Lịch chạy đến biên giới nước Miến Điện, giết Vĩnh Lịch, được nhà Thanh phong tước Bình Tây Vương, trấn thủ Vân Nam và Quý Châu. Trần Viên Viên trở thành vợ của Ngô Tam Quế. Nhưng khi nghe tin sắp được phong vương, Ngô Tam Quế không dám dưa tên Trần Viên Viên ra trình Thuận Trị hoàng đế và nguồn gốc xuất thân của nàng rất ty tiện và làm như vậy là tiết mạn hoàng đế. Y phỉa cưới vợ khác và bố trí Viên Viên ra đi tu tại một ngôi chùa nhỏ ở ngoại ô thành Côn Minh. Ngô Tam Quế yên chí đứa con giá lớn của Trần Viên Viên tên A Kha là con mình. Sự thật, đó chính là đứa con của Sấm vương Lý Tự Thành.
    Cuộc đời của Trần Viên Viên đúng là bi kịch của nhan sắc: hết làm trò chơi cho các danh sĩ và nhà hào phú đất Tô Châu; nàng lần lượt trở thành trò chơi cho Sùng Trinh hoàng đế, Sấm vương Lý Tự Thành rồi BÌnh Tây vương Ngô Tam Quế. Cuộc chiến giữa Ngô Tam Quế và Lý Tự Thành tại Nhất Phiến Thạch làm chết cả vạn người, bị dư luận lịch sử Trung Quốc trút lên đầu của Trần Viên Viên. Chỉ có một người thông cảm với kiếp hồng nhan, đã làm một bài thơ để giải bày hộ Trần Viên Viên. Đó là danh sĩ Ngô Mai Thôn với Viên Viên khúc. Chúng ta biết rằng cuối triều Đường Minh Hoàng, chính sự đổ nát; lịch sử cũng từng kết tội đại mỹ nhân Dương Ngọc Hoàn. Nhà thơ Bạch Cư Dị đã viết Trường Hận Ca thanh minh cho Dương Ngọc Hoàn và bài thơ đã được coi là danh tác trong thi ca đời Đường. Ngô Tam Quế thời Thanh sơ cũng làm cái công việc mà bậc tiền bối Bạch Cư Dị đã làm. Cả hai bài thơ đều có mẫu số chung là bày tỏ niềm thương hương tiếc ngọc của danh sĩ đối với giai nhân. Kim Dung đã trích một số đoạn trong Viên Viên khúc và mướn tiếng đàn của chính Trần Viên Viên cất lên hoàtrong tiếng tỳ bà cho Vi Tiểu Bảo nghe.
    Trong thừoi gian vua Thuận Trị, các hậu duệ nàh Minh nổi lên dưới chiêu bài "phản Thanh phục Minh", tự xưng là Đường Vương, Quế Vương, Phúc Vương, Lỗ Vương. Nhưng rồi họ cũng bị nhà Thanh tiêu diệt. Cho đến khi Khang Hy lên ngôi và ở ngôi đúng 60 năm, mở ra một triều đại cực kì thái bình thịnh trị cho lịch sử Trung Hoa (1662 - 1722) thì không còn ai có thể hoài nghi về hùng tâm tráng chí của nhân vật này nữa. Chính vì vậy, khi Ngô Tam Quế nổi loạn ở vân Nam, lên ngôi hoàng đế đã không được người Trung Quốc ủng hộ. vua Khang Hy bình định được cuộc nổi dậy của Ngô Tam Quế; không còn ai nghe nhắc tới Trần Viên Viên.
    Với 48 trang giấy đầy ấn tượng Kim Dung đã nêu ra trong tiểu thuyết của mình một phản đề:sự sụp đổ của các triều đại phong kiến Trung Hoa không phải do nhan sắc phụ nữ làm ra như dư luận lịch sử đã kết án. Bản thân nhan sắc không có tội. Cái tội đó là tội của những hôn quân vô đạo nịch ái nữ sắc, lãng quên số phận của trăm họ. Qua Lộc ĐỈnh Kí, Kim Dung cũng đã công nhận một ông Khang Hy người Mãn Châu làm vua còn tốt đẹp hơn một ông vua Sùng Trinh người Hán gấp ngàn lần. Vậy thì đừng nên đem những cái thất bại lịch sử của đàn ông để trút lên đôi vai của những người phụ nữ. Với một bút pháp kể chuyện có xen mô tả khá tinh tế, Kim Dung đã xây dựng một Trần Viên Viên trở thành đệ nhất đại mỹ nhân trong hàng ngàn nhân vật nữ trong tiểu thuyết của mình. Những Tiểu Long Nữ, Nhậm Doanh Doanh, Triệu Minh, Tiểu Siêu, Hân Tố Tố, Viên Tử Y, Vương Ngọc Yến ... cũgn là những đại mỹ nhân nhưng là đại mỹ nhân ở tuổi 18-20. Họ không thể sánh bằng Trần Viên Viên ở tuổi 40 tươi đẹp, chân tình, trí tuệ, tài hoa và đau khổ!
    [pink]usagi
  7. usagi

    usagi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0
    Thử bình bầu thập đại mỹ nhân
    Mỹ nhân thì bao giờ chẳng có. Ngay trong cuộc sống của chúng ta, hàng năm vẫn có những cuộc thi bình chọn hoa hậu, người đẹp thời trang, diễn viên điện ảnh...; đã có những ban giám khảo nghiêm túc và nghiêm khắc nhất thay mặt cuộc đời phán xét, cân đong đo đếm các thứ kích cỡ cà trao vương miện cho các mỹ nhân , đâu chờ đến thứ như tôi bình bầu. Cũng có nhữgn ý kiến nghi ngờ các mỹ nhân sống giữa cuộc sống chúng ta: kiến thức nghèo nàn lạc hậu khiến các bạn có những câu trả lừoi vớ vẫn; cái đẹp nội tâm không đạt; tư duy sống không đẹp đưa đến tình trạng kinh doanh nhan sắc, dùng nhan sắc như một thứ mồi câu phú quí. Đại để, các hoa hậu và á hậu đã để lại một cái hậu không lấy chi làm ngọt ngào cho cuộc sống khiến đời buồn vô hậu. Tôi không dám bàn về những mỹ nhân đó chứ đừng nói đến bình bầu. Cho nên trong phạm vi chương này, tôi chỉ dám bình bầu thập đại Mỹ nhân trong ... truyện võ hiệp Kim Dung; những người chưa hề dự thi một cuộc thi hoa hậu, người mẫu, diễn viên nào; những người chưa từng tuyên bố huyênh hoang rồi sau đó đi lấy người... ngoại quốc. Thế giới các mỹ nhân mà tôi đề cập đến thế giứoi của truyện võ hiệpvà sự bình bầu này đương nhiênlà cách đánh giá rất chủ quan căn cứ vào ba tiêu chuẩn nhan sắc, tài năng, tâm hồn. Tôi chỉ dám chọn 10 người bởi vì đưa ra nhiều quá, e rằng có lỗi với cái đẹp, một vốn trời ban cho con người muôn nơi, muôn thủa. Danh sách tôi binh bầu như sau:
    1. Triệu Minh
    Đây nguyên là Hán danh của một cô gái Mônh Cổ. Tên thật của cô là Minh Minh Đặc Mục Nhĩ, con gái của Nhữ Nam vương, người chỉ đứng sau vua nhà Nguyên, nắm hết quyền bính chính trị và quân sự cai trị toàn Trung Quốc. Cô là nhân vật nữ chính trong Ỷ thiên Đồ long kí, một cô gái đẹp như hoa nở, không một cô gái Trung Hoa nào có thể sánh kịp. Tham vọng của Triệu Minh rất lớn: muốn tụ họp bọn giang hồ, đắc biệt là phiên tăng Tây Vực, triệt hạ sáu đại môn phái của Trung Hoa đang nuôi mộng chống đối nhà Nguyên là Thiếu Lâm, Võ Đang, Cái Bang, Hoa Sơn, Không Động và Côn Luân.
    Lần đầu tiên cô đã bao vây được các thủ lĩnh của Minh giáo và đã nhôt được Trương Vô Kị dưới hầm sâu. Nhưng Vô Kị vốn là thầy thuốc, võ công lại cao cường, đã khống chế cô và "tra tấn" cô bằng cách dồn Cửu Dương công vào gan bàn chân khiến cô ngứa ngáy, khó chịu phải đầu hàng, thả chàng ra. Chính việc đó đã làm nảy sinh trong lòng cô mối tình ôn nhu với chàng Trương Vô Kị. Cô đã đem Hắc ngọc đoạn tục cao tặng cho chàng để chàng chữa trị vết thương cho tam sư bá, chuộc lại lỗi lầm cho cha mẹ mình ngày xưa. Thông minh, lén lỉnh, chân tình, Triệu Minh trước sau vẫn giữ cốt cách của một phụ nữ giàu tình cảm hơn là một quận chúa Mông Cổ. Cô đánh nhau với Trương Vô Kị để rồi đêm đêm, lại ra quán rượu ngồi đợi chàng trai, mong cùng đối ẩm với nhau mấy chung và quên hết những chuyện đốt chùa, giết người Mông Cổ, cứu quân fhùng Trung Hoa của tập thể Minh giáo.
    Cuộc đời của cô là một chuỗi tháng ngày rong ruổi theo tình yêu. Vô Kị đi đâu, cô mong được đi theo anh đến nơi đó, dù chân trời hay góc bể. Cách tỏ tình của cô cũng rất rõ ràng, giản dị không e dè khép nép như những cô gái Trung Hoa. Cô đã cầm Ỷ thiên kiếm, lăn xả vào đám sứ giả Ba Tư và đánh những chiêu cận chiến có thể khiến mình và kẻ thù cùng chết để cứu chàng Trương Vô Kị. Khi Vô Kị hỏi tại sao cô liều mạng như vậy, cô đã trả lời thẳng thắn: vì Trương Vô Kị ôm lấy Hân Ly trước mặt cô. Thời thơ ấu, Vô Kị đã cắn vào bàn tay Hân Ly một cái đến chảy cả máu, khiến Hân Ly nhớ hoài hình bóng Trương Vô Kị. Triệu Minh cũgn làm như thế: cô căn svào tay Trương Vô Kị một nhát để Trương Vô Kị nhớ cô trọn đời. Thực ra cô không làm như vậy thì cũng đủ để chàng Vô Kị chọn cô làm người bạn gái tâm đầu ý hợp. Thậm chí khi Vô Kị đã bị vây, sắp bị quân Nguyên bắt, cô đã nói dối cha và anh rằng nếu họ giết Vô Kị thì cô cũng tự tử theo chàng cho trọn mối tình. Đoạn tiểu thuết thuật lại chuyện Triệu Minh xin cha và anh tha cho Trương Vô Kị thật đầy kịch tính. Tôi kính phục người phụ nữ có một tình yêu tha thiết và trái tim dũng cảm như Triệu Minh. Tình yêu bao la đó đã được chàng Trương Vô Kị đền đáp một cách xứng đáng: anh đã nhường ngôi giáo chue Minh giáo lại cho Dương Tiêu, cùng Triệu Minh dắt tay rong chơi bốn biển năm hồ. Và mỗi khi lông mày Triệu Minh đã nhạt thì theo ba điều ước hẹn với cô, anh lại làm công việc hợp với lương tâm, không đi ngược lại với quyền lợi võ lâm Trung Hoa và cũng chẳng ảnh hưởng gì đến việc chống quân Nguyên giành lại đất Trung Quốc cho người Hán tộc: cầm cây bút và vẽ lại lông mày cho Triệu Minh.
    Tôi chọn Triệu Minh vào ngôi vị đệ nhất đại mỹ nhân, một cô gái Mông Cổ vượt xa ngàn hoa Hán tộc hẳn là điều dễ khiến chúng ta nghi ngờ. Nhưng rõ ràng tác giả Kim Dung muốn vậy. Và có lẽ điều này phản ánh chủ nghĩa dân tộc tiến bộ của chính ông. Hoá ra người Mông Cổ - dân tộc sống trên đất nước phiên bang, dân tộc mà người Hán thường khing bỉ xếp vào loại Di DỊch vẫn sáng lung linh một đoá hoa hương sắc, tài năng, thông minh, chung tình: Minh Minh Đặc Mục Nhĩ.
    2. Tiểu Siêu
    Người thứ hai tôi chọn làm đệ nhị mỹ nhân là cô gái chỉ có một nửa huyết thống Hán tộc; nửa còn lại thuộc huyết thống Ba Tư, nghĩa là cũng thuộc loại Di Địch dưới mắt nhìn của Hán tộc. Cha cô là Hàn Thiên Diệp, người Hán; mẹ cô là Đại Ỷ Ty, thánh sứ nữ của Bái hoả giáo Ba Tư. Tiểu Siêu thâm nhập Trung Hoa qua con đường tơ lụa lúc cô mới 15 tuổi. Mẹ cô nguyên là thánh sứ nữ, dáng lẽ phải giữ mình trong trắng để về Ba Tư lên ngôi giáo chủ. Nhưng bà đã yêu chàng trai Hàn Thiên Diệp, phản lại giáo quy của Bái hoả giáo, đáng lẽ phải lên giàn hoả thiêu. Bà hoá trang thành một người đàn bà xấu xí tên là Kim hoa bà bà. Tiểu Siêu phải làm một việc khó khăn để chuộc lỗi cho mẹ: tìm mọi cách thâm nhập Quang Minh Đỉnh của Bái hoả giáo Trung Hoa và lấy cho được bộ Đại nã di tâm pháp của Bái hoả giáo - nhiệm vụ mà mẹ cô không hoàn thành.
    Giống lai bao giờ cũng được thừa hưởng những nét ưu tú rực rỡ của cả cha và mẹ, nên Tiểu Siêu đẹp cái đẹp rực rõ ngay từ khi 15 tuổi. Nhưng Dương Tiêu, tả sứ của Minh giáo Trung Hoa, là một tay cơ trí, khó mà qua mắt đươc y. Cho nên, để đóng trọn vai trò con hầu của Dương Bất Hối, con gái Dương Tiêu, Tiểu Siêu đã phải làm một việc rất khó khăn: giả vờ méo miệng trong suốt thời gian ở cạnh Bất Hối. Co học thuộc hết lý thuyết về âm dương, bát quái trận đồ, biết nhiều võ công nhưng chẳng bao giừo hé lộ. Cha con Dườn Tiêu nghi ngờ cô, đã đem dây xiêng quấn chân cô; cô đi đâu tiếng dây xiêng leng keng đến đó. Điệp vụ của Tiểu Siêu là một điệp cụ cực kì gian nan và cô đã tìm ra được đường hầm trên Quang Minh ĐỈnh.
    Khi Vô Kị lên làm giáo chủ Minh giáo, việc đều tiên của anh là hứa sẽ tháo xiềng khoá cho Tiểu Siêu. Nhờ Tiểu Siêu chỉ dẫn, Trương Vô Kị tìm ra đường hầm, tìm được Càn khôn đại nã di tâm pháp và đại triển thần lực đẩy được hai cánh cửa đá để bảo toàn lực lượng Minh giáo của Trung Hoa. Tiểu Siêu trở thành con hầu của Trương Vô Kị, lặng lẽ thương yêu Trương Vô Kị. Cũng như Triệu Minh, Vô Kị đi đến đâu , Tiểu Siêu đi đến đó, và cô đã chứng tỏ được bản lĩnh của mình: cầm cờ Minh giáo để chỉ huy năm đội ngũ hành kì chống đỡ không cho quân Nguyên xông vào bắt giết những thủ lĩnh của Minh giáo. Tiểu Siêu sẽ không bao giờ nói rõ thân phận của mình cho Vô Kị biết nếu không có ngày tình cờ gặp lại mẹ mình đang bị đưa lên giàn hoả thiêu của Bái hoả giáo Ba Tư. Để cứu mẹ, cô phải nói rõ với các Bảo thụ vương Ba Tư rắng cô là trinh nữ, sẵn sàng thay mẹ về Ba Tư lên ngôi giáo chủ Bái hoả giáo. Cô nói tiếng Ba Tư lưu loát cho đến khi những người Ba Tư quỳ xuống tung hô thì Vô Kị mứoi biết rằng con hầu của mình chính là thánh sứ nữ của Bái hoả giáo Ba Tư.
    Lần cuối cùng được phục vụ thay áo, dóc tóc cho Trương Vô Kị, Tiểu Siêu mứoi nói thật tình yêu của mình dành cho Vô kị và điệp cụ của mình trên Quang Minh Đỉnh. Họ ôm nhau, hôn nhau, nước mắt chảy dài ướt đẫm vạt áo chàng Trương. Năm đó, có lẽ Tiểu Siêu mười tám và Vô Kị mới hai mươi hai. Tôi chưa bao giờ đọc một đoạn văn nào tràn đầu xúc động như đoạn văn Tiểu Siêu chia tay với Trương Vô Kị trên biển. Tình yêu của hai người sao mà đẹp đến thế; đẹp đến nỗi Vô Kị không cần lau nước mắt trước mặt Triệu Minh, người tình của mình đang đứng đấy.Tiểu Siêu về Ba Tư, đi theo con đường tơ lụa. Trương Vô Kị chỉ còn biết trông hteo, tưởng như tiếng khóc của cô còn vọng đâu đay trong tiếng gió, tiếng sóng.
    Trong văn chương Trung Hoa, tiếng "tướng công" được hiểu theo hai nghĩa: (1) Tiếng của người hầu gọi ông chủ và (2) Tiếng của người vợ gọi chồng. Tôi nghĩ Kim Dung dùng chữ tướng công cho Tiểu Siêu gọi Vô Kị với cả hai nghĩa trên. Cái đẹp của mối tình Tiểu Siêu - Vô Kị là họ gần nhau suốt mấy năm vẫn giữ được sự trong trắng. Tiểu Siêu nhờ vẫn còn là trinh nữ nên mới cứu được mẹ khỏi tội hoả thiêu. Chữ tình, chữ hiếu ở cô gái lai này rất rõ ràng, khiến tôi càng kính phục cô hơn và bình bầu cô làm đệ nhị đại mỹ nhân.
  8. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    Y học (bổ sung cho FGMN)
    Thế nhưng, dù y học có tài giỏi đến đâu, y thuật có thâm hậu đến đâu, người ta vẫn đầu hàng những trường hợp bệnh cấp tính, đặc biệt là bệnh vì trúng chất kịch độc. Trong trường hợp đó, Kim Dung sử dụng biện pháp cuối cùng: chặt bỏ. Lộc Đỉnh ký có đoạn thuật chuyện bọn Lạt ma Tang Kết từ Tây Tạng xuống Trrung Quốc, truy đuổi Cửu Nạn sư thái và Vi Tiểu Bảo để lấy cho được bộ Tứ thập nhị chương kinh. Vi Tiểu Bảo chống không lại, đã nghĩ cách đầu độc Tang Kết bằng một chất Kịch độc trong Hoàng cung Thanh triều mà y vẫn thường mang theo bên người: Hoá thi phấn. Y nhúng nước cho Tứ thập nhị chương kinh ướt đi rồi rắc hóa thi phấn vào đó. Quyển kinh đã bị nhiễm độc: những ngón tay dùng để giở các tờ kinh bị ướt nhanh chóng bị nhiễm độc, cụt đi và chảy thành nước vàng. Tang Kết nhanh trí chặt bỏ cánh tay của mình mới toàn mạng sống. Trong Thiên Long bát bộ có đoạn Thần Nông bang chúa Tư Không Huyền bị rắn độc cắn, phải chặt bỏ cánh tay.
    [
    maroon]Muốn ngăn nọc độc vào tim phổi
    Tráng sĩ già gan chặt cánh tay[/maroon]​
    (Kim Dung)
    Truyện võ hiệp Kim Dung đề cập đến khá nhiều động tác phong tỏa huyệt đạo. Muốn phong tỏa huyệt đạo, người học võ phài hiểu toàn bộ hệ thống huyệt đạo con người, phải nhả vào huyệt đạo bao nhiêu kình lực mới đủ sức phong tỏa. Phong tỏa huyệt đạo nhằm khắc chế một địch thủ, nhằm chữa thương cho một người, giúp người đó tránh được cảm giác đau đớn hoặc giảm cảm giác đau đớ. Phong tỏa huyệt đạo còn nhằm ngăn chặn quá trình nhiễm độc, an tĩnh và trấn định thần kinh. Những nhân vật của Kim Dung đã sử dụng thủ pháp châm cứu để phong tỏa huyệt đạo như vậy. Hồ Thanh Ngưu, Trương Vô Kỵ đã dùng gai, dùng tăm tre thay cho kim sắt, châm cứu cho bệnh bệnh nhân. Từ vị trí các huyệt đạo của y học, Kim Dung đã mô tả những đòn thế đánh vào các huyệt đạo để giải khai tình trạng bị phong tỏa, để gây những chấn thương trầm trọng cho địch thủ. Thí dụ các huyệt Đan điền, Thái Dương, Bách hội là những trọng huyệt. Đánh vào đúng những huyệt này có thể làm đối thủ chết hoặc bị thương nặng.
    Tác phẩm kiếm hiệp của Kim Dung cũng đề cập đến động tác đả thông huyệt đạo, giúp người luyện võ thăng tiến công lực, đốt giai đoạn trong quá trình rèn luyện để đạt nhanh tới mức thượng thừa. Ông thường nói đến những nhân vật đã được đả thông hai trọng đểm Sinh Tử huyền quan, hoặc Kỳ kinh bát mạch nhưng trong trường hợp của nhà sư trẻ Hư Trúc được Vô Nhai Tử đả thông tinh mạch và truyền cho nội lực thượng thừa.
    Tác phẩm võ hiệp Kim Dung cũng phác thảo những ca phẫu thuật hy hữu. Đào Thực Tiên bị kiếm đâm lòi ruột được Bình Nhứt Chỉ khâu vết thương. trương Vô Kỵ trên Tuyết Sơn mổ vết thương cho con vượn già, tìm được bộ Cửu dương chân kinh. Các nhân vật của Kim Dung thường thông thạo cách băng bó, sát trừng, giữ vệ sinh cho những người bị ngoại thương.
    Vượt xa những tác phẩm đương đại, Kim Dung cũng thường hay đề cập đến cách luyện độc và dùng độc bởi vì thuốc độc cũng là thuốc. Có kẻ tự nguyện luyện độc như Hân Lý (Ỷ thiên Đồ long ký) luyện môn Thiên châu tuyệt hộ thủ bằng cách cho loài nhện chúa (châu) cực độc hút máu bàn tay của mình và truyền vào đôi tay mình chất Kỵch độc của loài nhện. Với cách luyện này, nếu thành công, hơi thở của Hân Ly sẽ thơm như mùi hoa lan (?) và khi cô chộp vào địch thủ nào thì dẫu địch thủ ấy có sống được thì cũng không thể sinh con đẻ cái được nữa (tuyệt hộ).
    Du Thản Chi (Thiên Long bát bộ) đã bị băng tàm trùng độc do nhà sư Tam Tỉnh mang từ Tây Vực về truyền hết chất âm hàn vào người. May mà hắn không chết vì trước đó hắn đã học... trật bộ D5ch Cân Kinh Thiếu Lâm khiến toàn bộ kinh mạch trong người bị đảo lộn. Với nội công âm hàn, hắn chỉ khẽ vỗ vào địch thủ một chiêu cũng khiến cho địch thủ lên cơn rét và biến thành nước đá (!).
    Có luyện độc tất có dùng độc. Một cách dùng độc khá hy hữu nhưng cũng rất mới lạ của cung Linh Thứu là cấy Sinh tử phù vào người đối thủ. Hư trúc, dưới chân núi chùa Thiếu Lâm, đã dùng Bắc minh chân khí hoá những giọt rượu của đệ tử tạt lên không gian thành những miếng băng nhỏ, cấy vào những trọng huyệt của Đinh Xuân Thu, khắc chế lão ma đầu này phải quy thuận. Nói theo y học hiện đại, đó là phương pháp cấy một chất kháng nguyên vào người bệnh nhân và khi kháng nguyên phát tác thì bệnh nhân chỉ còn biết đến năn nỉ thầy thuốc chữa trị. Trong Lộc Đỉnh ký, những nhân vật dùng độc khá nhiều. Hải lão công dùng Hủ cốt tán (thuốc làm nát xương dần dần) bỏ vào trà cho Vi Tiểu Bảo uống. Giáo chủ Thần long giáo Hồng An Thông dùng Độc long dịch cân hoàn cho thuộc hạ uống. Giáo chủ Ma giáo Đông Phương Bất bại (Tiếu ngạo giang hồ) lại cho bọn thuộc ha uống Tam thi não thần đan. Tên thuốc thì rất hay nhưng là thuốc độc, uống vào phải trung thành (hoặc giả bộ trung thành) với người cho uống. Nếu có hành vi chống đối, tất không có thuốc giải, phải chịu nhận cái chết thảm thương.
    Kim Dung cũng mô tả những thủ pháp đánh độc dược rất tinh tế, đẵc biệt ở dạng thuốc bột. Thuốc bột được bôi lên quan tài (Liên thành quyết), được phủ trong khăn mặt, được hoà vào rượu, trộn vào thức ăn, được rải bay trong gió.
    Côn glực là tiềm lực võ thuật của từng cá nhân, không thể đem cho người khác được. Nhưng tiểu thuyết gia Kim Dung cực kỳ lãng mạn: ông cứ cho các nhân vật của mình đem công lực cho kẻ khác. Chính vì vậy, Nhậm Ngã Hành, giáo chủ Ma giáo, đã hút công lực kẻ khác bằng thủ pháp Hấp tinh đại pháp. Đào cốc lục tiên và Bất Giới hoà thượng đem công lực truyền cho Lệnh Hồ Xung. Đoàn Dự hút công lực của các đệ tử Huỳnh Mi Tăng, biến tất cả thành những người võ công tàn phế.
    Cáng lãng mạn hơn nữa, Kim Dung cho phép thủ pháp xoá hẳn công lực của một người khác, tu theo một môn phái khác để truyền công lực mới vào. Đó là Vô Nhai Tử xoá hết công lực Thiếu Lâm của Hư Trúc và truyền công lực của phái Tiêu Dao vào, biến nhà sư trở thành đại biểu của phái Tiêu Dao!
    Huyệt đạo trong cơ thể con người thường ở vào những vị trí cố định, ai cũng như ai. nhưng với trí tưởng tượng phong phú của Kim Dung, theo tình huống đưa đẩy câu chuyện, ông đã để cho những nhân vật cá biệt của mình luyện tập sai phương pháp; huyệt đạo không còn ở đúng chỗ cũ nữa. Đó là trường hợp của Du Thản Chi (Thiên Long bát bộ) luyện sai Dịch cân kinh Thiếu Lâm, của Âu Dương Phong (Xạ điêu anh hùng truyện) luyện sai Cửu âm chân kinh đến nỗi xuống đời phải đi bằng tay, chúc đầu xuống đất.
    Tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung cũng đề cập đến những vị thuốc mà thường là thuốc quý dùng trong y học. Đọc Thiên Long bát bộ, ta thật sự xúc động khi Tiêu Phong đánh quá tay A Tử, hối hận vì hành động thiếu anh hùng của mình, đã bồng cô ra cùng Đông Bắc Trung Quốc kiếm nhân sâm, tay gấu chữa bệnh cho cô. Tác phẩm của ông cũng từng đề cập đến Linh chi thảo (cỏ linh chi) hoặc Thiên niên Tuyết liên tử (hạt sen ngàn năm trên đất tuyết) có giá trị hồi dương. Cũng trong Thiên Long bát bộ, Đoàn Dự nuôt lộn con nhái đỏ Mãng cổ chu cáp mà trở thành người có nội công đệ nhất.
    Vị thuốc nằm trong toa thuốc. Tuy nhiên, có những toa thuốc mang ý nghĩa ẩn dụ một cách tuyệt vời mà các thầy lang bình thường chưa chắc khám phá được, Như toa thuốc mà Hồ Thanh Ngưu ra cho Trương Vô Kỵ: Phòng phong, Độc hoạt, Đương quy, Xuyên sơn giáp, uống vào canh ba. Cậu bé Trương Vô Kỵ 15 tuổi đọc toa thuốc này, hoàn toàn hoài nghi về cách ra toa bừa bãi với các vị thuốc phổ thông của Hồ Thanh Ngưu. Nhưng trí thông minh đã giúp cậu hiểu ra nghĩa ẩn dụ nằm trong những vị thuốc bình thường: coi chừng (Phòng phong), đi một mình (độc hoạt), quay về (Đương quy), bằng cách đi ngang qua núi (Xuyên sơn giáp). Hồ Thanh Ngưu đang lúc lâm nguy, muốn cứu Trương Vô Kỵ nên ra toa thuốc bảo chàng trốn đi vào lúc canh ba ra khỏi Hồ điệp cốc ngay!
    Tôi xin nhắc sơ lược đến hai chữ ?otình yêu? khá lạ lùng của Kiến Ninh công chúa (Lộc Đỉnh ký) và cặp Đông Phương Bất Bại ?" Dương Liên Đình (Tiếu ngạo giang hồ). Nếu nhìn dưới nhãn quan y học thì các nhân vật vừa nói ít nhiều đã bị chứng bệnh tâm thần và Kim Dung đã mô tả cho chúng ta (chứ không bình luận) về trạng thái bệnh lý của họ. Kiến Ninh công chúa, cô bé mới 14 tuổi, là một nhân vật bị chứng khổ dâm (Masochisme). Chứng khổ dâm được định nghĩa là ?otrạng thái mà trong đó chủ thể chỉ tìm thấy được khoái lạc ******** qua sự đau đớn về thân xác? (Perversion dans laquelle le sujet recherche le plaisir ***uel dans la douleur physique ?" Petit Larousse). Kiến Ninh công chúa chỉ thực sự tìm thấy khoái lạc khi thái giám giả hiệu Vi Tiểu Bảo bóp cổ, đánh đập, lấy dao rạch, lấy dây quất vào người cô trước khi chăn gối. Còn Đông Phương Bất Bại đã tự thiến để luyện Quỳ hoa bảo điển (một tên gọi khác của Tịch tà kiếm phổ) nên thành ái nam ái nữ. Y chỉ tìm thấy được khoái lạc ******** khi có Dương Liên Đình, một nhân vật tốt tướng đẹp trai, ăn mặc xa hoa như một nhà hao phú. Khi bị bốn cường địch là Nhậm Ngã Hành, Hướng Vân Thiên, Doanh Doanh và Lệnh Hồ Xung bao vây, y chỉ cần chống đỡ bằng một cây kim thêu mà đã đâm Ngã Hành mù một mắt. Phải đến lúc Doanh Doanh hành hạ Dương Liên Đình, Đông Phương Bất Bại nhìn thấy và đau đớn, mới chịu thua và chết dưới tay sát thủ của Nhậm Ngã Hành.
    Võ học luôn kết hợp chặt chẽ với y học. Môn phái nào trong võ hiệp Kim Dung cũng biết dùng thuốc, chữa thương, nuôi nấng và chăm sóc người bị thương. Tất cả đều dựa trên y thuật cổ truyền của người Trung Hoa và do vậy, những điều mà Kim Dung điễn đạt đều có cơ sở khoa học. Thỉnh thoảng, trong vài bộ tiểu thuyết của ông cũng có những điều phi khoa học hoặc không được khoa học hiện đại kiểm chứng như chuện thay đổi công lực, đả thông hai huyệt Nhâm Đốc. Người ta có thể hoài nghi các giả thuyết đó. Nhưng ai cấm được sự hư cấu, vốn là tình thần và nguyên tắc của sáng tạo tiểu thuyết? Ai cấm được nhà văn diễn đạt một cách lãng mạn, vượt ra ngoài quy luật thông thường của cuộc sống.
    Một điều rõ ràng là Kim Dung chỉ viết tiểu thuyết chứ không hề viết sách nghiên cứu về y học Trung Hoa. Nhưng dù là nhà tiểu thuyết, rõ ràng ông đã nghiên cứu kỹ lĩnh vực y học của dân tộc ông để dung nạp một cách hài hoà với lĩnh vực võ học. tạo ra nhưng kiến thức y học phong phú cho tác phẩm và đem lại hứng thú cho người đọc. Kiến thức y học cũng như võ học ấy được xây dựng trên nền tảng kiến thức triết học Trung Hoa. Tất cả khởi đi với âm dương và cùng trở về trong cái lẽ huyền diệu của âm dương.
    Được usagi sửa chữa / chuyển vào 16:06 ngày 20/04/2003
  9. usagi

    usagi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0
    3. Hân Tố Tố
    Hân Tố Tố là con gái của Hân Thiên Chính, giáo chủ Bạch mi giáo, một tà giáo hoạt động trên sông Trường Giang. Bản thân cô cũng là một đường chủ - Tử Vi đường chủ. Hân Tố Tố là một cô gái giết người không gớm tay: chính cô đã giết chết 72 người trong Long Môn tiêu cục, bởi tiêu cục này không hoàn thành hợp đồng đưa Dư Đại Nham (đang bị thương) về trao trả cho phái Võ Đang. Nữ ma đầu này có nụ cười rất lãng mạn, say đắm lòng người. Kim Dung không trực tiếp mô tả nhan sắc của cô, mà chỉ thuật rằng khi mới gặp cô, hai kiếm khách của phái Côn Luân là Tương Đào và Cao Tắc Thành đã gần như đứng tim, líu lưỡi. Rồi họ sinh ra đánh nhau, đâm chém thật tình như hai kẻ thù không đội trời chung.
    Hân Tố Tố và Trương Thuý Sơn, đệ tử thứ năm của phái Võ Đang, gặp nhau trong tình huống khá lạ lùng: Trương Thuý Sơn vâng lệnh thầy xuống bảo vệ cho gia đình của Đỗ Đại Cẩm, tổng tiêu đầu của Long Môn tiêu cục trong khi Hân Tố Tố lại hoá trang như Trương Thuý Sơn để giết chết 72 mạng của tiêu cục này và một số đệ tử khác phái Thiếu Lâm. Cho nên món nợ của vụ huyết án đó đều trút lên đầu cảu Trương Thuý Sơn. Trương Thuý Sơn gặp cô lần đầu tiên dưới tháp Lục Hoà, bên sông Tiền Đường. Lối bày tỏ tình yêu của Hân Tố Tố rất lạ: cô đập mạnh cho ba nũi Mai hoa châm đâm sâu vào cánh tay trắng như tuyết của mình để được Trương Thuý Sơn dùng nội công tâm pháp của phái Võ Đang chữa trị. Trương Thuý Sơn là đệ tử danh môn chính phái, rất căm thù Bạch mi giáo nên không muốn gần gũi Hân Tố Tố. Nhưng hoàn cảnh đã nối kết họ lại với nhau: hai người đi Vương Bàn Sơn để dự lễ dương đao Đồ Long lập oai của Bạch mi giáo; Tạ Tốn đã đến cướp đao và thấy họ là một đôi nam thanh nữ tú không nỡ giết đi nên đã bắt cóc họ, buộc họ đến Băng Hoả đảo với lão đểgiữ bí mật về Đồ Long đao. Chính Hân Tố Tố vì cứu Trương Thuý Sơn nên đã dùng kim châm bắn mù đôi mắt của Tạ Tốn. Họ trốn lên Băng Hoả đảo, ăn ở với nhau và sinh ra chàng Trương Vô Kị.
    Hân Tố Tố là một nữ ma đầu cực kì thông minh, thuộc hết sách của Trang Tử. Trang Tử là một triết gia mà tất cả các đạo gia Trung Hoa như phái Võ Đang đều tu dưỡng và học tập theo. Cô đọc cho Trương Thuý Sơn bài Thu thuỷ của Trang Tử: "Nước của thiên hạ không đâu lớn bằng biển, muôn vạn sông ngòi đều đổ về biển, không biết bao giờ nước những sông ngòi đó mới ngừng chảy và biển mới không đầy như thế này" Khi nghe Thuý Sơn trả lời: "Dù ngàn dặm xa xôi cũng không thể sánh với sự rộng lớn của biển cả, dù nghìn trượng sâu cũng không đo được độ sâu của lòng biển", Hân Tố Tố biết ngay Trương Thuý Sơn đang nhớ tới sư phụ của mình là Trương Tam Phong. Cô dẫn đoạn thầy Nhan Hồi ca ngợi Khổng Tử trong cuốn Trang Tử ra: "Tiên sinh bước ta cũng bước, tiên sinh đi ta cũng đi, tiên sinh chạy ta cũng chạy. Nhưng tiên sinh giở hết lực ra chạy như bay, ta mới hay còn kém tiên sinh rất nhiều". CHính câu nói đó đã hình tượng hoá được tài đức và võ công của Trương Tam Phong trang lòng Trương Thuý Sơn nên Trương Thuý Sơn càng yêu thương, mến mộ Hân Tố Tố hơn.
    Khi họ sống thành lứa đôi, Hân Tố Tố đã tỏ ra là một hiền phụ biết vâng lời dạy baỏ của chồng, bỏ hết những ác nghiệp ngày trước. Lòng hy sinh của cô thật vô hạn, chưa có một nhân vật nào của Kim Dung sánh kịp. Cho nên, khi sáu đại môn phái lên núi Võ Đang ép buộc vợ chồng cô phải nói ra chỗ ẩn nấp của Tạ Tốn để bọn họ đi tìm đao Đồ Long; Trương Thuý Sơn đã tự tử và Hân Tố Tố cũng chết theo chồng. Đoạn văn mô tả cái chết của vợ chông Trương Thuý Sơn - Hân Tố Tố là một khúc ca bi tráng, thể hiện một cách tuyệt vời với tài năng hư cấu của tiểu thuyết Kim Dung. Năm ấy, Hân Tố Tố mới ngoài ba mươi; con trai của cô -Trương Vô Kị - mới lên mười.
    Hân Tố Tố xứng đáng được chọn làm đệ tam đại mỹ nhân. Cái chết của cô mở ra một thế giới mới: thế giới của tình yêu Trương Vô Kị - Triệu Minh.
    4. Nhậm Doanh DoanhNgôi vị đệ tứ đại mỹ nhân tôi xin dành cho Nhậm Doanh Doanh, cô gái 17 tuổi đẹp như ngọc, con gái của giáo chủ Triêu Dương thần giáo Nhẫm Ngã Hành, một thứ tà ma ngoại đạo trong Tiếu ngạo giang hồ.
    Có lẽ Kim Dung đã đem hết tâm lực của mình ra để xây dựng nhân vật Nhậm Doanh Doanh: một nhân vật nữ tươi đẹp trong sang, giỏi âm nhạc, võ công cao cường, mưu trí sâu sắc, cai trị bọn bàng môn tả đạo bằng trái tim thép nhưng rất mẫn cảm với tình yêu và sống với tình yêu bằng trái tim dịu dàng vô kể. Cô gặp Lệnh Hồ Xung trong khi chàng trai lãng mạn này mất hết công lực, bị sư phụ và các đông môn đạp xuống hố sâu của của sự nghi ngờ khinh bỉ. Trong ngõ Lục Trúc thành Lạc Dương, cô tiếp Lệnh Hồ Xung qua tấm rèm không cho chàng thấy mặt; nhận tặng vật của chàng trai là bộ nhạc phổ Tiếu ngạo giang hồ và lắng nghe chàng trai kể lại nỗi đau tình khi bị Nhạc Linh San phụ bạc đi theo "gã mặt trắng" Lâm Bình Chi. Vì không thấy mặt cô nên Lệnh Hồ Xung cứ gọi cô là "bà bà".
    Doanh Doanh có một nhận định khá lạ lùng về tình yêu: hễ ai không chung tình với quá khứ thì sẽ không chung tình với hiện tại và tương lai. Cho nên, cô gái 17 tuổi này đã rời bỏ ngõ Lục Trúc, ra đi để bảo vệ Lệnh Hồ Xung. đàn khúc Thanh tâm phổ thiện trú để xoa dịu những vết thương về thể xác và tâm hồn của chàng trai mà cô mới gặp đã cảm thấy yêu mến. Giữa vùng hoang sơn dã lĩnh, cô bắt ếch nướng cho Lệnh Hồ Xung ăn. Cho đến khi Lệnh Hồ Xung kiệt sức, cô đành cõng chàng lên chùa Thiếu Lâm nhờ Phương Chứng đại sư ch trị và tự đem thân mình cho phái Thiêu Lâm cầm tù để đổi lấy sinh mạng của Lệnh Hồ Xung. Khi lành bệnh, hiếu ra được lòng thương yêu và đức hy sinh vô hạn ấy của Doanh Doanh, Lệnh Hồ Xung đã thống lĩnh hết bọn hào sĩ bàng môn tả đạo, trống rong cờ mở, lên chùa Thiếu Lâm đòi thả Doang Doanh ra. Chính hành động vô pháp vô thiên ấy cảu Lệnh Hồ Xung khiến Doanh Doanh cảm thấy được an ủi rất nhiều và thấy được sự hy sinh của mình là không uổng phí. Họ yêu nhau nhưng trong lòng Nhậm Doanh Doanh biết chàng trai chưa phai mờ hình ảnh của Nhạc Linh San. Cô không hề ghen tức, ngược lại đối sử với Nhạc Linh San như người bạn tốt. Chính cô đã cứu Nhạc Linh San, chính cô đã động viên Lệnh Hồ Xung nghe tâm trạng sư muội trước khi chết. Trong con người Doanh Doanh nhỏ bé có trái tim nhân hậu vĩ đại của một phụ nữ công bằng.
    Nhậm Doanh Doanh thật thông minh, bén nhạy. Nghe Lệnh Hồ Xung kể chuyện, cô biết ngay là chàng không phải là thủ phảm giết bạn đồng môn của mình, biết ngay là chàng bị sư phụ lừa dối. Chính cô đã khám phá ra chiêu số võ công của Nhạc Bất Quần giống như chiêu số võ công của gã lại cái Đông Phương Bất Bại; từ đó phán đoán ra Tịch Tà kiếm phổ còn có nghĩa là Quỳ hoa bảo điển, và biết Nhạc Bất Quần đã "Dẫn đao tự cung" (tự thiến bộ phận sinh dục). Cũng chính cô chứ không ai khá đã nhắc bảo cho Lệnh Hồ Xung biết rằng Nhác Bật Quần là một gã nguỵ quân tử. Và cũng chỉ có cô mứoi kiềm chế nổi Nhạc Bất Quần, bảo vệ mạng sống cho mình và tình lang: bóp mũi Nhạc Bất Quần cho lão uống Tan Thi não thần đan, một loại độc dược mà ngoài cô ra, không ai ở trên đời có thuốc giải được.
    Kết thúc Tiếu ngạo giang hồ, Kim Dung để cho Doanh Doanh nhường ngôi giáo chủ lại cho Hướng Vân Thiên, làm đám cưới với Lệnh Hồ Xung và hai vợ chồng song tấu khúc Tiếu ngạo giang hồ. Họ đã hoàn thành tâm nguyện mà lưu Chính Phong và Khuíc Dương ngày xưa chưa làm được: hắc đạo và bạch đạo vẫn có thể sống với nhau trong một không khí hoà bình hạnh phúc thật sự, xoá đi biên giới của hận thù và nghi kị. Tiếu ngạo giang hồ chính là khát vọng của tác giả Kim Dung đối với đất nước và đồng bào Trung Hoa của ông. Và Doanh Doanh chình là biểu tượng của cái đẹp Trung Hoa, một cái đẹp đi vào phạm trù tinh thần chứ không còn ở phạm trù vật chất nữa.
    Doanh Doanh hoàn mỹ quá khiến tôi đâm ra nghi ngờ, không hiểu khi xây dựng nhân vật này, Kim Dung có đặt tư tưởng đại Hán của ông vào chăng? Tôi định chọn Nhậm Doanh Doanh ở ngôi vị số một, trên cả Triệu Minh, nhưng vì sự nghi ngờ đó đã khiến tôi xếp cô vào vị trí số bốn. Đã bảo tôi là một người đầy cảm tính, không thể có sự khách quan, trung thực và khoa học của các vị giám khoả chấm thi hoa hậu nghiêm khắc và đầy kinh nghiệm ngày nay cơ mà. Cho nên tôi cứ liều mạng dưa cô gái Mông Cổ lên ngôi vị số một và đặt cô Doanh Doanh Hán tộc xuống vị trí số bốn. Mà số bốn thì cũng cực kì quan trọng rồi.
  10. usagi

    usagi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0
    5. A ChâuCó lẽ số phận đau thương nhật, bi kịch nhất trong hàng trăm nhân vật nữ của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung chỉ dành cho một nhân vật A Châu. Tên thật của cô là Đoàn A Châu, con của Trấn Nam Vương Đoàn Chính Thuần nước Đại Lý và bà Nguyễn Tinh Trúc, người nước Tống. Mối tình ngoại hôn giữa hai người đã sinh ra hai cô gái xinh đẹp: Đoàn A Châu và Đoàn A Tử.
    Cũng có lẽ trong thế giới tiểu thuyết võ hiệp, ta chưa bắt gặp nhân vật đàn ông, một người cha nào vô trách nhiệm như Đoàn Chính Thuần. Ngay đến hai đứa con gái của mình, ông cũng chẳng biết chúng được đặt tên gì. Nguyễn Tinh Trúc thấy đứa lớn thích mặc áo dỏ, đặt tên là A Châu; thấy con gái nhỏ thích mặc áo tía, đặt tên là A Tử. Cúng sinh ra một gốc nhưng A Châu và A Tử là hai tính cách khác biệt: A Châu dịu dàng, nhân hậu, chung tình bao nhiêu thì A Tử lại tàn bạo, ngang ngược, thủ đoạn bấy nhiêu. Do phải tránh né kẻ thù truy bức, Nguyễn Tinh Trúc phải đưa hai đứa con gái ra Nhạn Môn Quan tị nạn. Cho nên ba chữ "Nhạn Môn Quan" trở thành nỗi đau, sự lỗi lầm lớn trong tâm hồn Đoàn Chính Thuần, khiến Đoàn Chíng Thuần phải chịu sự oan khuất lớn sau này dẫn đến cái chết của A Châu.
    A Châu gặp Kiều Phong tức Tiêu Phong, người nước Khất Đan, nguyên bang chúa Cái Bang Trung Hoa, trong một hoàn cảnh khá dặc biệt trên chùa Thiếu Lâm. Kiều Phong lên chùa Thiếu Lâm thăm lại người thầy yêu của mình là Huyền Khổ đại sư, để xác nhận lại quá khứ của mình; A Châu lên chùa Thiếu Lâm là để đánh cắp bộ DỊch Cân kinh về tặng cho chủ nhân của cô là Cô Tô Mộ Dung Phục. A Châu có thuật cải trang thần tình, đã cải trang thành nhà sư Trí Thanh, lấy được bộ Dịch Cân kinh nhưng lại bị trúng một chưởng của các nhà sư Thiếu Lâm. Một chưởng đó có thể làm tan bia vỡ đá huống chi một thân thể mảnh khẳnh của một cô gái mới mười tám tuổi cỡ A Châu. Kiều Phong đã nhanh trí ném ra một tấm gương đồng làm tấm nệm cản bớt kình lực của phát chưởng nhưng A Chấu vẫn bị thương nặng. Ông cứu A Châu, rời khỏi chùa Thiếu Lâm. Năm ấy ông ba mươi và A Châu chỉ mới mười tám tuổi.
    Không gặp nhau thì thôi, gặp nhau là đã có duyên phận; Kiều Phong nhất quyết phải cứu A Châu. Nhưng sức ông có hạn, lại không hiểu y lí, ông đành đưa A Châu về Tụ Hiền trang, nơi mà quần hùng Trung Nguyên đang hội họp bàn kế hoạch giết ông, một tên Khất Đan mọi rợ, để cầu cứu thần y Tiết mộ Hoa chữa thương cho A Châu. Khi hiểu được tấm lòng Kiều Phong không nại sinh tử, đưa mình vào đầm rông hang hổ để cầu mong cái sống cho cô, A Châu mới nhận ra được rẳng trên đời này chưa có người đàn ông nào nặng tình nặng nghĩa như vậy. Sau khi gửi gắm A Châu, Kiều Phong cùng quần hùng Trung Nguyên ác đấu một trận. Ông bị thương và may mắn được một người bịt mặt cứu ra khỏi Tụ Hiền Trang, đưa về một sơn cốc...
    A Châu được Tiết thần y chữa lành vết thương. Cô bé mảnh khảnh vượt mấy ngàn dặm tìm về Nhạn Môn Quan giữa mùa tuyết phủ, chờ gặp Kiều Phong. Cô biết thế nào Kiều Phong cũng trở lại, đến bên phiến đá xưa nơi cha ông Tiêu Viễn Sơn trước khi chết đã dùng chỉ công ghi lại văn tử trên đó. Quả nhiên, Kiều Phong trở lại Nhạn Môn Quan đúng như trong một kịch bản đầy khát vọng mà mọi độc giả cảu Thiên Long bát bộ tức Lục mạch thần kiếm truyện đều mong ước được nhìn thấy. A Châu nhào vào lòng Kiều Phong và khóc rưng rức vì hạnh phúc, vì hổ thẹn, vì tủi thân. Nhưng cho đến lúc ấy, Kiều Phong vẫn chưa biết được đó là sự biểu lộ tình yêu đầu đời thầm kín. Trọn cuộc đời ông ngoài chuyện chiến đấu, ông chỉ biết có bát rượu, không hề ngĩ đến nữ sắc. Ông lại mang mặc cảm mình là người Khất Đan - dân tộc hạ đẳng, trong khi Đoàn A Châu lại là người Trung Hoa - dân tộc thượng đẳng, nên ông không hề để ý đến tấm chân tình của A Châu. Tuy nhiên, giữa trời đất Nhạn Môn Quan đầy tuyết phủ, được làm bạn với một cô gái xinh đẹp dịu dàng và nhất là được nghe cô thỏ thẻ: "Sẽ cùng đại gia qua bên kia Nhạn Môn Quan săn chồn đuổi thỏ" thì ông mới hiểu rằng A Châu thương mình. Họ yêu nhau nhưng miệng chưa bao giờ nói ra chữ "yêu", vượt qua mấy ngàn dặm trở lại thành Biện Lương, trai vẫn giữ được lễ, gái vẫn giữ được băng thanh ngọc khiết.
    Do một lời vu cáo để trả thù riêng của Ôn Khang, Kiều Phong và Đoàn A Châu nhận lầm rằng Đoàn Chính Thuần chính là người chủ huy đánh giết Tiêu Viễn Sơn - cha của Kiều Phong ngày trước tại Nhạn Môn Quan. Họ trở lại rừng Phương Trúc giữa lòng Thái Hồ, Giang Nam để Kiều Phong ước hẹn cuộc chiến đấu rửa thù với Đoàn Chính Thuần. Cả Kiều Phong và A Châu đều nguyện rằng sau cuộc trẩ thù này, họ sẽ sang bên kia Nhạn Môn Quan sống với nhau cuộc đời bình yên trên thảo nguyên Khất Đan, không chen chân vào cõi giang hồ nữa. Cho đến khi nhìn thấy A Tử có một miếng ngọc bội giống như miếng ngọc bội của chính cô, cô mới đau sót nhận ra rằng Đoàn Chính Thuần là cha; Nguyễn Tinh Trúc là mẹ và A Tử là em ruột cô.
    Nhưng khát vọng trẩ thù của người tình Kiều Phong thì nặng như núi Thái Sơn, cô biết xử lí làm sao giữa hiếu và tình. Kim Dung đẩy nhân vật đáng thương của ông vào bi kịch: cho A Châu hoá trang thành Đoàn Chính Thuần, đến bên cầu giữa đêm mưa gió, chấp nhận cuộc chiến đấu rửa hờn của Kiều Phong. Kiều Phong chỉ đánh một chưởng và ông khám phá ngay ra điều khác lạ. Ông ôm địch tủ lên, gỡ bỏ hết những vật hoá trang và dưới ánh chớp của sét, ông nhận ra đó là A Châu, tình yêu của ông, cứu cánh hạnh phúc của ông. Cô thỏ thẻ tóm tắt lại cho ông hiểu mọi sự. Lần đầu tiên trong suốt mười sáu cuốn Lục mạch thần kiếm truyện, tác giả Kim Dung mới để cho Kiều Phong khóc. Nứoc mắt ông hoà lẫn nước mưa, đẫm ướt người A Châu. Ông như điên như khùng, bồng cô gái thân yêu chạy suốt rừng Phương Trúc, gọi tên từng người, gọi Đoàn Chính Thuần ra giết mình để trả thù cho con gái. Nhưng chẳngai đáp lời ông.
    Chương Kim Dung viết về chuyện đánh lầm vào A Châu giữa đêm mưa tầm tã và sấm chớp liên hồi có cái mức độ đau thương của lớp cuối cùng khi nhân vật Phượng và Xung vướng phải dây điện, cùng chết bên nhau trong hồi cuối vở kịch Lôi vũ của Tào Ngu. Tác giả Kim Dung đẩy Kiều Phong đến độ chót của bi kịch, tước mất của ông nguồn sống, tình yêu và khát vọng về một đời du mục tầm thường trên thảo nguyên Khất Đan.
    A Châu không đẹp rực rỡ, võ công cao cường, mưu trí chẳng bằng ai, lại chỉ là một con hầu trong nhà Mộ Dung Phục. Nhưng cái đạo hiếu của cô, mối tình trong sáng của cô dành cho Kiều Phong, tâm hồn ôn nhu phưong đông của cô thì không người phụ nữ nào sánh kịp. Để làm nổi bật A Châu, Kim Dung xây dựng nhân vật A Tử điêu ngoa, xảo quyệt, tàn bạo; chẳng khác nào trong kĩ thuất chụp ảnh ta chú trọng đến chất contrast. Chính vì thế mà A Châu rực rỡ; Kiều Phong một đời chỉ có A Châu, chỉ yêu A Châu và không thể yêu bất kì cô gái thứ hai nào trên thế gian, không muốn ôm bất cứ một người phụ nữ nào trên thế giới.
    Xưa nay, bi kịch tình - hiếu vẫn là một chủ đề thường gặp trong tiểu thuyết Việt Nam và Trung Hoa. Thuý Kiều yêu Kim Trọng nhưng phải bán mình 300 lạng để chuộc tội cho cha, để rồi phải sống15 năm trong lầu xanh. Nhưng Thuý Kiều còn có Thuý Vân để thay thế đền đáp cho Kim Trọng, còn A Châu thì chẳng có ai. A Tử không có cái nhu mì của Thuý Vân và Kiều Phong cũng chẳng có cái tình cẳm văn nhân ấm ớ của Kim Trọng. Bi kịch tình hiếu A Châu - Kiều Phong trong Lục mạch thần kiếm truyện là vô điều kiện và tuyệt đối. A Châu trở thành nhân vật mẫu mực,tượng trưng cho lòng hy sinh cao cả của người phụ nữ phương Đông. Chính vì cái vẻ đẹp nhân bản đó trong tâm hồn cô gái mười tám tuổi này mà tôi mạnh dạn bầu cô làm đệ ngũ đại mỹ nhân.

Chia sẻ trang này