1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kim Dung từ chức viện trưởng.

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi honghoavi, 17/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Kim Dung từ chức viện trưởng.

    Hơi cũ nhưng có lẽ đem ra nhấm nháp sau tết như gặm củi cũng hay.... Té ra Kim Dung cũng có chổ để báo chí chê nhỉ?

    Kim Dung từ chức Viện trưởng -
    Vừa qua, Kim Dung đột ngột tuyên bố từ bỏ ghế Viện trưởng Viện Nhân văn Đại học Triết Giang (Trung Quốc) - chức danh cao nhất mà ông có được trong giới học thuật và từng khiến ông rất hãnh diện. Ông cũng thôi không làm giáo sư hướng dẫn nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ của Đại học này.

    Ngay sau khi ông tuyên bố từ chức, cô Chu Hiểu Chinh, một trong ba nghiên cứu sinh ở Viện Nhân văn - học trò ông - đã tuyên bố trên tạp chí Báo ảnh ngoại thán: ?oViệc Tra tiên sinh (tức Kim Dung) xin từ chức giảng viên có liên quan đến việc tôi phản đối phương thức giáo dục của ông ấy?. Song cô Chu không muốn nói kỹ hơn về nội tình vụ việc.

    Xung quanh sự vụ này có nhiều dư luận khác nhau, nhưng tựu chung, phần đông đều cho rằng cái gì phải đến đã đến: Kim Dung đã ngồi nhầm ghế nên việc ông ra đi là đúng và tốt cho nhiều phía.

    Giáo sư Đồng Kiện, Viện trưởng Viện Văn học Đại học Nam Kinh nói: ?oMột vụ ngồi nhầm ghế đã kết thúc! Tôi rất thích đọc tiểu thuyết của Kim Dung, nhưng ông chỉ là người viết truyện chưởng mà thôi. Ngay từ đầu tôi đã cho rằng ông ngồi vào ghế Viện trưởng Viện Nhân văn là rất không thích hợp?.

    Ông Kiện kể rằng năm 2000, Kim Dung có đến Đại học Nam Kinh giảng bài. Lúc đầu trường bố trí ông giảng về truyện chưởng, nhưng ông kiên quyết yêu cầu được giảng về Lịch sử Chính trị Nam Kinh. Hôm đó ông nói sai rất nhiều khiến sinh viên nhiều lần phải cười ồ.

    Tháng 3/1999, Kim Dung được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Nhân văn Đại học Triết Giang. Lúc đó vụ này được coi là sự tác thành giữa một "đại sư" trên văn đàn với một nhà trường nổi tiếng.

    Sau đó, năm 2000, Kim Dung được trao tư cách giáo viên giảng dạy nghiên cứu sinh tiến sĩ của Đại học Triết Giang. Từ 2001 ông bắt đầu chiêu sinh nghiên cứu sinh, nhưng suốt 2 năm liền, mãi đến 2003 ông mới có được 3 môn sinh. Cả ba người này đều đã có danh phận, có tác phẩm khá nổi, có bằng thạc sĩ... Nhận xét về họ, tháng 10/2003 Kim Dung nói: ?oHọ đều có tài, là những người rất ưu tú?. Nhưng một năm sau, ông lại nhận xét họ kém cỏi. Cả ba người đều từ chối trả lời về việc giảng dạy của Kim Dung, nhưng theo một nguồn thạo tin, tuy là thầy song Kim Dung chẳng bao giờ hỏi đến việc nghiên cứu của học của trò. Ngoài mấy lần Kim Dung dẫn họ đi tham dự các hoạt động ?oHoa Sơn luận kiếm?, ?oNam Hồ luận kiếm?, mỗi học kỳ thầy trò chỉ gặp nhau một lần, mỗi lần chỉ chuyện trò trong mấy giờ.

    Các học trò của Kim Dung không được thông báo việc ông từ chức, họ chỉ biết tin bị thầy bỏ rơi qua Internet. "Đó là một hành vi vô trách nhiệm!", một nghiên cứu sinh của Viện nhận xét.

    Kim Dung đã ra đi, giờ đây học trò ông thi nhau ?okể tội? thầy. Trần Tân, một nghiên cứu sinh tiến sĩ sử học kể lại lần Kim Dung giảng bài vào đầu năm 2004: ?oNgười nghe rất đông, nhưng càng nghe càng thấy sai. Kim Dung nói Hoàng Đế và các quan đời Tống khi nghị sự đều ngồi, trong khi chính sử ghi rành rành là chế độ ngồi nghị sự đã bị bãi bỏ đúng vào thời Tống?.

    Ông Phó Quốc Dũng, tác giả cuốn Kim Dung truyện nói: ?oVấn đề của Kim Dung là ông quá hy vọng được mọi người biết tới mình với cương vị học giả về lịch sử. Thực ra, với 14 bộ tiểu thuyết, ông đã là người tên tuổi lẫy lừng rồi, hà tất phải vất vả chạy khắp nơi để tìm kiếm thanh danh. Nếu ông bớt tham gia những sự vụ công cộng không cần thiết, cứ ngồi nhà nghỉ ngơi tĩnh dưỡng thì sự sùng kính và tình cảm tốt đẹp của mọi người dành cho ông còn hơn so với hiện nay nhiều?.

    Tiền phong Chủ nhật, số 2, ngày 9/1/2005
    Theo vnexpress.net

    honghoavi
  2. bochet

    bochet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/07/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    3
    lúc đọc bài báo này mình có í nghĩ là kim dung cũng giống Trương Tam Phong sau khi đọc câu thơ: nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử.... kkhông còn cần coi danh lợi, ghi sử sanh là gì nữa--->
    thế là Trương thuý sơn đã có nối dõi rồi....

Chia sẻ trang này