1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kim Dung và Đuyma - Hai con người, một phong cách.

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi ChuLai, 02/12/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ChuLai

    ChuLai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/12/2002
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Kim Dung và Đuyma - Hai con người, một phong cách.

    Nhân dịp Dumas được vinh danh đưa vào điện Panthéon, tại hạ xin có vài lời mạn đàm. Không hiểu quý vị bằng hữu thấy sao, chứ tại hạ thì thấy Đuy-ma và Kim đại hiệp có những điểm giống nhau đến kì lạ. Điểm chung lớn nhất là về các tác phẩm của hai vị mang phong cách khá giống nhau. Nếu như Kim Dung nổi tiếng với những tác phẩm kiếm hiệp kiểu Trung Hoa, thì Đuyma tiêu biểu cho phong cách kiếm hiệp phương Tây, chắc pà kon ai cũng đã từng đọc qua Ba người lính ngự lâm hay Hoàng Hậu Margot. Nếu như Kim Dung có bộ ba tác phẩm liên hoàn nổi tiếng AHXĐ -TĐĐH - CGĐL thì Đuyma cũng có bộ ba tác phẩm nối tiếp lừng lẫy Ba người lính ngự lâm - Hai mươi năm sau - Tử tước đờ Bragiơlon. Cả hai vị đều có sức sáng tạo khủng khiếp, Kim Dung có 14 tác phẩm dài tập dày vật vã thì Đuy ma cũng có ngót ngét 300 tác phẩm với cỡ 32200 nhân vật (Nếu biểu diễn bằng kiểu số nguyên Integerthì suýt tràn số mất).
    Có một điểm chung thú vị ở chỗ, các tác phẩm của hai vị này đều lấy lịch sử làm nền. Nếu như đọc KD chúng ta có thể biết được khá nhiều về lịch sử Trung Hoa thì đọc Đuyma, chúng ta có thể cảm nhận được không khí của nước Pháp những thế kỉ trước. Những nhân vật như Quách Tỉnh, Kiều Phong hay Đác ta nhăng, Atox không hề có thật nhưng người đọc dường như cảm nhận được rằng họ là những nhân vật lịch sử bằng xương bằng thịt. Kim Dung và Đuyma đã làm cho những nhân vật của họ trở thành bất tử và đi vào lòng người đọc.
    Còn một điểm chung nữa cũng khá quan trọng, đó là hai vị này lúc sinh thời đều nhận đưọc những ý kiến phê bình khá trái ngược. Mặc dù nổi tiếng không kém Hugo hay Balzac nhưng trong suốt thế kỉ 19 Đuyma vẫn không được coi trọng vì nhiều người cho rằng các tác phẩm của ông chỉ là những tác phẩm mang tính giải trí chứ không có giá trị nghệ thuật cao. Phải hơn môt trăm năm sau khi ông mất di hài của ông mới được đưa và điện Panthéon, nơi thờ nhũng vĩ nhân nổi tiếng nhất của nước Pháp, nơi mà Hugo đã được đưa vào ngay sau khi qua đời. Kim Dung hiện nay cũng bị khá nhiều ý kiến chỉ trích cho rằng các tác phẩm của ông không phải là những tác phẩm nghiêm túc. Tuy nhiên, tại hạ tin rằng cùng với thời gian, người đời sẽ phải nhìn nhận lại vấn đề và sẽ đến lúc Kim đại hiệp được hưởng vinh dự như Đuyma vĩ đại.
    Quý vị bằng hữu thấy sao?
  2. tulipden

    tulipden Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    0
    Bạn nghiên cứu hai nhà văn này thật kỹ .. Hay quá :)
    Mình chưa được đọc tác phẩm cuối cũng trong bộ truyện của Dumas mà bạn đề cập đến, xin hỏi không biết ngoài hiệu sách có không nhỉ?
    Có điều truyện của Dumas không dài được như truyện của KIm Dung Mình vẫn ngạc nhiên là tại sao Kim DUng có thể sáng tạo ra những tác phẩm với độ dài dáng nể như thế mà không hề nhàm chán, không có những tình tiết thừa ...
    LOVE MEANS YOU NEVER HAVE TO SAY YOU'RE SORRY
    Được tulipden sửa chữa / chuyển vào 22:50 ngày 02/12/2002
  3. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Để TIO về trị nội thương xong sẽ đàm luận với Chu huynh đài về Kim Dung và Dumas (hic, nói gì thì nói, TIO vẫn là TIO, chỉ biết tầm chương trích cú với buôn chuyện thôi, còn phân tích sâu xa thì... hì hì) Khất các vị mấy ngày nữa nhé.
    À quên, tulipden tỷ tỷ, cuốn "Tử tước de Bragelonne" hình như chưa được dịch ở Việt Nam.
    Bất tri tam bách dư niên hậu
    Thiên hạ hà nhân khốc...
    Được Thieu_iot sửa chữa / chuyển vào 13:23 ngày 03/12/2002
  4. prankster

    prankster Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    1.885
    Đã được thích:
    0
    , Kiều dệ vào dây mà xem, dạo này tuyệt học của dệ phổ biến quá, ngay cả Thánh Cô cũng học dược chiêu xin khất này nữa rồi

    Giang hồ den trắng thị phi
    Chính tà chìm lắng trong ly rượu nồng
    Bước chân lãng tử phiêu bồng
  5. tulipden

    tulipden Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    0
    Mà các huynh đệ có để ý không nhỉ., các trận đánh, các cuộc quyết chiến trong truyện của Kim Dung chủ yếu là để thể hiện tài năng võ thuật, nội công hay chiêu thức, sự tinh tế trong võ thuật .. chứ không mấy là những cuộc tàn sát đẫm máu mà các đồng chí tác giả khác thích mô tả ... Có lẽ vì thế, dù là võ hiệp, những tác phẩm của Kim Dung vẫn không quá nặng về "đánh đấm" và thiên về "nghệ thuật". Càng đọc càng khoái .. mà đọc là phân biệt được tiểu thuyết của Kim Dung với những tác giả khác
    LOVE MEANS YOU NEVER HAVE TO SAY YOU'RE SORRY
  6. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Thật ra chuyện Kim Dung viết văn giống Dumas cũng kô có gì lạ, vì bản thân ông từng thừa nhận mình rất hâm mộ Duymas. Các vị đọc đoạn Âu Dương Phong được Hồng Thất Công cứu lên bè liền trở mặt đá ông xuống nước thì thấy nó cũng từa tựa như lúc Athos cứu Morđao. Hay như chuyện Âu Dương Phong mưu đốt tàu nhưng lại hại chính mình thấy giông giống đoạn D'Atargnan và các bạn thoát khỏi âm mưu của Crôm-moen và Morđao.
    "Tử tước De Bragelonne" mà tại hạ có là sách giấy đen, kô biết in trước hay sau 75 nữa.
    Si l'amour existe encore
  7. tulipden

    tulipden Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    506
    Đã được thích:
    0
    Sách giấy đen trắng gì cũng được, các hạ có thể cho tại hạ mượn đọc qua được không? Xin chân thành cảm ơn trước
    LOVE MEANS YOU NEVER HAVE TO SAY YOU'RE SORRY
  8. Thieu_iot

    Thieu_iot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.998
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ thì Bang chủ không cho Tulip cô nương mượn được rồi. Ngài còn bận luyện đan ngoài quan ngoại cơ. Để TIO hỏi hộ cô nương vậy. Nhưng mà TIO cũng không chắc là được đâu cô nương à. Đang bị nội thương thế này...
    Bất tri tam bách dư niên hậu
    Thiên hạ hà nhân khốc...
  9. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Đúng như Thánh cô nói, tại hạ vẫn còn đang long đong ngoài quan ải. Mà cho dù có ở trong quan ải thì nhất quyết cũng kô cho mượn, vì kinh nghiệm xương máu là kô cho ai mượn sách có giá trị (chính tại hạ đi mượn Ba người lính ngự lâm của thằng bạn đọc xong rồi chôm luôn). Nói đùa đấy thôi chứ tại hạ cho dù có ở VN thì cũng ở Sài thành, sao cho cô nương mượn được.
    Si l'amour existe encore
  10. scoth

    scoth Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Tại hạ xin thú thực là chỉ đọc truyện của Kim Dung khi còn đi học phổ thông cho nên đến bây giờ cũng không nhớ nhiều nữa , sau này chủ yếu là xem phim thôi. Nhưng mà tại hạ lại hâm mộ A.Dumas lắm đó. Kể ra đọc những tác phẩm đó cũng thật là lôi cuốn. Tại hạ đã bị Ba chàng lính ngự lâm làm cho mất ăn mất ngủ, công nhận là đã từ lâu lắm mới đọc một cuốn hay như thế,
    Hãy cho tôi một điểm tựa,
    tôi sẽ nhấc bổng trái đất này lên.

Chia sẻ trang này