1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KIm Trọng của TRuyên Kiều liệu có phải 1 người quân tử 1 người yêu tốt ko? . khi..................

Chủ đề trong 'Văn học' bởi annylinh_tieuyeutinh, 12/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. annylinh_tieuyeutinh

    annylinh_tieuyeutinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2004
    Bài viết:
    4.593
    Đã được thích:
    0
    KIm Trọng của TRuyên Kiều liệu có phải 1 người quân tử 1 người yêu tốt ko? . khi..................

    Có ai dọc kĩ về Kim trọng trong Kiều của Nguyễn Du chứ?
    Lúc đầu L cũng thấy cái vẻ miêu tả phân tích của các nhà văn hắn ta hào hoa phong nhã là 1 người quân tử,,, nói chung là tuyệt vời............. Nhưng mà ngẫm lai mà xem. Kim Trọng làm dược cái quái gì cho Kiều ... Những lúc tai biến cuộc dời cô ta anh ta toàn ở cái xó xỉnh nào ý... Lại còn sau này nữa chứ Thấy Kiều nói chỉ muốn làm bạn thì dồng ý luôn . và e. cưới luôn em Thuý Vân .. Củ chuối nhờ thế thì ... hehee mọi ngưòi nghĩ sao... cho ý kiến di xem nào.................. Linh ko thích Kiều cũa Nguyễn Du.......... Nó ....
  2. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Lúc gia đình Kiều gặp tai biến thì Kim Trọng đang ở quê. Thời đại đó công nghệ Viễn thông chưa phát triển, cho nên không gọi điện báo được. Nhà Phật có câu ?oKhông biết thì không có tội?. Nên việc này có thể bỏ qua.
    Nhưng vụ sau thì không được: Cô chị đi làm bia ôm, anh chàng đã chẳng để tâm tìm kiếm, lại cuỗm luôn cô em. Cứ cho là bị gia đình ép, nhưng anh ta thuận theo chứng tỏ chẳng có bản lĩnh chí khí nam nhi gì sất. Qua sự việc này, Kim Trọng thể hiện là một người chỉ có mẽ ngoài chứ còn bản chất thì không tốt đẹp hơn Mã Giám Sinh mấy.
    Cuối cùng thì Kiều làm bạn với anh ta là may cho Kiều. Anh chàng thì sợ Kiều sau nhiều lần ?ophong lưu? có thể dính HIV chăng? Còn Kiều thì thấy anh này cũng tầm thường nên không lấy làm gì cho khổ, thà ngồi ôm bài vị của họ Từ còn sướng hơn chán vạn
    Kết luận: Chủ đề này nên chuyển sang box Văn học
  3. lovely-blue-star

    lovely-blue-star Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    678
    Đã được thích:
    0
    hehhe. tớ thì chưa bao giờ thích Truyện Kiều của cụ Du cả. tớ là tớ ghét nhất con Kiều thứ đến là Kim Trọng bởi vì chả hiểu 2 đứa này yêu đương với nhau kiểu we'' gì mà cứ nói là thắm đượm lắm. mí cả thằng cha Kim Trọng này có khác gì mấy thằng sở khanh khốn nạn đâu, cái chuyện nó lấy cả Thuý Vân thật ko chấp nhận nổi. khôn thiệt, thế là nó đc cả chị lẫn em.nếu là 1 thằng đàn ông chân chính á, yêu hết mình á thì chắc chắn là nó sẽ ko chấp nhận lấy Thuý Vân rồi,
  4. Global

    Global Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    1.677
    Đã được thích:
    0
    Ở đoạn cuối của truyện có nhắc đến Kim Trọng đi tìm Kiều trong suốt thời gian Kiều lang bạt đó thôi. Nếu tớ ko nhầm thì đoạn đó nằm trong phần Kim -Kiều tái hợp . ( Ko nhớ chính xác câu bao nhiêu ) Kim Trọng và gia đình Kiều chỉ biết tin về Kiều sau vụ Kiều trầm mình ở sông Tiền Đường. Từ đó mới lần theo giấu vết và gặp mặt ở chùa cùng sư Giác Duyên. ( Bác nào có truyện ở đó, check lại giùm cái nhá... chỉ sợ lâu ngày ko đọc lại, nhầm linh tinh thì chit )
    Với lại xã hội ngày xưa thì đàn ông họ 5 thê 7 thiếp là chuyện thường...( ko như bây giờ, thử thêm 1 vợ xem, lại chẳng bị 2 con sư tử xé xác ngay ấy chứ ).
  5. pecperin

    pecperin Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0
    Bác này thật chẳng biết thưởng thức văn học nghệ thuật gì cả. Chuyện Kiều từ cổ chí kim em nghe bác nói không thích là người đầu tiên đấy.
    Đọc Kiều em thật chẳng có ấn tượng gì đến nhân vật Kim Trọng cả, có chăng thì chỉ là những lời miêu tả của Nguyễn Du về ngoại hình để thấy rằng anh ta là một người hoà hoa phong nhã là một công tử phong lưu nhưng hành động thì chẳng có gì đáng khâm phục cả. Theo em thì nhân vật này được ND đưa vào chẳng qua để người ta thấy được Kiều đã phải hy sinh lớn lao như thế nào, đành lòng từ bỏ một người yêu hào hoa như Kim để chấp nhận cuộc sống chìm nổi để cứu cha, mặt khác ND lại để cho Kiều có một tí hậu sau cuộc đời khổ sở của mình để quay lại có một chỗ dựa tinh thần mặc dù là nhỏ bé, vai trò của Kim chỉ có thế.
    Nhân vật ấn tượng nhất là Từ Hải chứ không phải là Kim Trọng, Từ dám chấp nhận tất cả để tạo cho Kiều một cuộc sống như mơ, nhưng thật ra thì đó chỉ là giấc mơ thôi, Kiều đã phải quay lại đời thực sau cái chết của Từ Hải, phải chăng Từ hải chỉ là một nhân vật không có thật mà ND tạo ra chỉ đại diện cho ước mơ của chính tác giả. Cái này em chưa thấy có nhà bình luận nào nói trước đây cả.
  6. tac_ke

    tac_ke Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2003
    Bài viết:
    1.112
    Đã được thích:
    0
    ND viết TK cách đây gần 200 năm, còn nguyên bản Đoạn trường tân thanh thì còn xưa hơn, từ đời Minh. Hồi đó việc viết một cô gái dám trèo tường ra gặp bạn trai đã bị phản đối rồi, nên việc để Kiều đi bán bia ôm vẫn được KT lấy là chuyện ko thể, trừ phi KT làTừ Hải, còn ko thì biến. Anh chị khóc lóc với nhau thì vô tư, còn lấy nhau thì miễn.
    TH là nhân vật nổi loạn hư cấu của tác giả để cho Kiều được sướng chút chút, còn thực tế ko bao giờ có chuyện đó.
    ND ko dùng Word để viết TK và cũng chưa gặp Vi Thuỳ Linh lần nào.
  7. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Gửi bạn Tắc Kè: Chuyện con gái trèo tường theo giai ngày xưa cũng được kể trong "Tây Sương Ký" đấy thôi? Nhưng cũng phải công nhận là các cụ ngày xưa nói đúng:
    Làm trai chớ học phong trần
    Phận gái chớ đọc Thuý Vân Thuý Kiều
    Theo tớ thì câu này đúng là vì truyện Kiều rất chán, chỉ có cách thể hiên bằng thơ thì hay thôi. Với lại, thời đó văn học nước nhà kém phát triển, cho nên quanh đi quẩn lại cũng chỉ có được mấy tác phẩm đáng nhớ, đành phải mang ra cho học sinh phân tích, thần tượng hoá nó lên vậy.
  8. annylinh_tieuyeutinh

    annylinh_tieuyeutinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2004
    Bài viết:
    4.593
    Đã được thích:
    0
    ÚI ý kiến cực kì chính xác tớ rất ủng hộ. mà chuyện này củA bọn trong Quốc , Ông Nguyễn Du chỉ modìe di thoi Hix cái bản gốc dược dánh giá lag chẳng có gì hay mà còn ... Hoi Dung tục..***y thì phải,,,,,,,,,,,,, THuý Kiều trèo tuờng di chơi à.chứng tỏ cũng .. ko dưọc ... cho lắm... Tớ ko hề thích truyện này
  9. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Kính gửi quý bác có bài reply trong topic này!
    Quản không biết nhiều, nhưng cũng xin mạo muội có dăm lời trong vấn đề quý bác đang quan tâm.
    1/ Quan niệm về QUÂN TỬ trong thời đại của Nguyễn Du.
    Thời đại của Nguyễn Du sống và chứng kiến hiện thực lịch sử để lấy cơ sở nền tảng cho các hình tượng văn học của mình là một thời đại Phong Kiến, với những quan niệm sống, ý thức hệ hoàn toàn chuyên chế và chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạo Nho. Vì thế, cái gọi là Chính Nhân Quân Tử có chuẩn mực đàng hòang. Theo như cuốn "Chu Dịch - Đạo của người Quân Tử", thì cụm từ Quân Tử được hiểu với ý nghĩa là người có học vấn, có cốt cách nho gia, có tính khí hiên ngang đội trời đạp đất, đồng thời cũng phải có diện mạo phong lưu. Xét theo nghĩa này, chúng ta tạm xếp Kim Trọng vào hàng ngũ những người Quân Tử.
    2/ Quan niệm ấu trĩ và cục bộ của THẾ HỆ chúng ta ngày nay.
    Chúng ta thường đánh đồng bản chất với hiện tượng, dập khuôn nguyên lí cơ bản của chế độ Phong Kiến cho cách nghĩ, cách cảm của mình, trong khi thời đại cũ đã đã bị phủ định bởi chính con đường phát triển tất yếu. Ý thức hệ của con người hiện tại khác xa rất nhiều ý thức hệ của thời đại Nguyễn Du. Vì thế, những suy luận kiểu Tam Đoạn Luận khập khiểng như trên sẽ chẳng dẫn đến một kết quả đúng đắn nào cả. Suy cho cùng, vấn đề đưa ra trong topic này đã là một cách nghĩ ấu trĩ rồi. ( Ý này xin được cáo lỗi cùng tác gia.
    3/ Nhận thức của con người luôn biến đổi do tác động thực tiễn dẫn đến. Dù muốn dù không thì những giá trị bất biến của Truyện Kiều cũng đã được khẳng định và thừa nhận. Tuy nhiên, lật lại từng trang quá khứ, soi rọi ánh sáng khoa học lí luận vào nó để làm sánh tỏ những vấn đề chưa được giải thích cũng là việc nên làm. Song, không phải chúng ta không biết đọc, không biết tiếp cận và cảm nhận văn học thì chúng chúng ta có quyền không thích và bổ búa vào quá khứ, vào những giá trị văn hóa phi vật thể quý giá. Mặc dù điều vừa nói là một hiện trạng xã hội không riêng gì có ở Việt Nam ta. Chúng ta có quyền thích hay không thích, đồng ý hay không đồng ý với Nguyễn Du và Truyện Kiều. Nhưng chúng ta không thể dùng nguỵ lí để phản biện một cách mơ hồ. Lấy quan điểm của thời đại này để so sánh và chỉnh đốn cho quan điểm một thời đại trước đó là hoàn toàn không cơ sở và mơ hồ. Có lẽ, chúng ta nên cùng nhau suy nghĩ kĩ lại vấn đề này.
    Kính!
    Quản Di Ngô
  10. Chuot_dai_bang

    Chuot_dai_bang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2003
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    ...dở hơi cả lũ ...bình luận văn học phải nhìn bằng lăng kính và dùng hệ quy chiếu đương thời để xem xét, sau đó mới khái quát hoá được...bình với chả bọt...

Chia sẻ trang này