1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KIm Trọng của TRuyên Kiều liệu có phải 1 người quân tử 1 người yêu tốt ko? . khi..................

Chủ đề trong 'Văn học' bởi annylinh_tieuyeutinh, 12/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. GiaoThuy

    GiaoThuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Bác Quản nói vậy mà bác vẫn cố tình không chịu hiểu. Bác cũng nên học lại bài học về văn Hóa Phê Bình và Cách Ứng Sử lịch sự trong Giao tiếp nhé. Đưa mặt mình lên đây đâu phải để cho người ta phỉ nhổ vào bằng chính sự xuẩn ngốc của mình. Đúng vậy không bác?
  2. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Kính gửi bác Quản Di Ngô !
    Em đọc xong những lời cao luận của bác thấy mở mang ra rất nhiều. Tuy nhiên, lý thuyết vẫn chỉ là lý thuyết, chứ còn thực tế thì em xin được trình bày mấy ngu ý sau:
    - Theo tiêu chuẩn ?oquân tử? của bác, Kim Trọng chỉ có được 2 mặt là học vấn và diện mạo. Tính khí hiên ngang đã chẳng thấy đâu, cốt cách nho gia cũng chỉ là giả mạo, vậy thì quân tử ở chỗ nào? Hơn nữa, nếu nói về diện mạo phong lưu thì chắc hẳn bác còn nhớ Phượng Sồ tiên sinh thời Tam Quốc chứ? Với diện mạo xấu xí như vậy, chẳng nhẽ bác cũng định xếp tiên sinh vào hạng tiểu nhân?
    - Quan điểm thức hai của bác hơi nặng về cảm tính, em chưa thấy bác có một bằng chứng nào để chứng minh cả. Ngày nay thế hệ trẻ lấy diễn đàn làm chỗ vui chơi, ngoài các chủ đề học hỏi nghiêm túc ra, cũng còn phải có một số bài ?ophá cách? để đùa bỡn nhau cho giảm bớt căng thẳng của công việc hàng ngày chứ? Bác lại còn gom cả một ?othế hệ trẻ? chúng em vào chung một nhận xét như vậy, e rằng hơi oan, theo kiểu lấy một vài giọt nước rồi khái quát lên cả đại dương !
    - Em chẳng được học hành văn chương đến nơi đến chốn, nên giá trị của Truyện Kiều em đành phải tạm cảm nhận bằng cảm tính vậy: Về mặt thơ thì nó rất hay, từng đoạn đem ra phân tích câu cú - ngôn từ - ý tứ nọ kia rất tuyệt, đọc lên thấy thật là sảng khoái. Tuy nhiên, nếu gom cả truyện lại để đánh giá về mặt nội dung thì phải nói đây là một cuốn truyện dở, các tình tiết, cốt truyện, cá tính nhân vật đều rất bình thường. Nếu bác theo trường phái nghệ thuật vị nghệ thuật thì em không dám nói, chứ chúng em chỉ thích những tác phẩm được viết ra để phục vụ đông đảo mọi người thôi !
    Có mấy suy nghĩ thô thiển vậy, mong bác xem xét !
    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 12:25 ngày 13/05/2004
  3. Quan_Di_Ngo

    Quan_Di_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    1.528
    Đã được thích:
    4
    Gửi bác @nvl!
    Bác nói những lời trên không sai gì cả. Tuy nhiên, để hiểu và vui vớio nhau thì được, chứ đưa ra vấn đề để bàn luận nghiêm túc thì tôi e rằng còn phải gọt rũa lại nhiều lắm. Tôi và bác có khi cũng là người cùng thế hệ, chúng ta đang thừa hưởng những gì? và đạp đổ những gì? Văn học là nhân học vậy. Mong bác suy nghĩ kĩ về điều này. Tôi rất mong được cùng bác trao đổi để học hỏi.
    - Vâng, nếu bác đã nói là " phá cách"..." để đùa bỡn nhau cho giảm bớt căng thẳng của công việc hàng ngày ", thì tôi xin không bàn luận nữa. Tôi cứ ngỡ đây là vấn đề nghiêm túc. Hoá ra không phải, thế thì đành phải chào bác và khất lỗi cùng bác vậy.
    - Truyện Kiều của Nguyễn Du là một câu chuyện có cốt truyện vay mượn. Nguyên tác của Thanh Tâm Tài Nhân và có tựa là Kim Vân Kiều Truyện. Nguyễn Du chỉ làm cái công công việc thêm bớt tình tiết và phỏng nó thành thơ mà thôi. Cái làm cho truyện Kiều sống đến hôm nay, làm cho nàng Kiều đến bây giờ vẫn còn son trẻ và Nguyễn Du vẫn tựa ngày nào chính là nhờ tài năng và con mắt thơ hơn người của Cụ Nguyễn. Bác và những người có quan niệm như bác cho ra những luận điểm khác đi, hay phủ nhận,...thì tôi cũng bó tay thôi. Duy có điều, truyện Kiều, Nguyễn Du và những giá trị thuộc về nó vẫn cứ tồn tại, và truyền đi rộng rãi, nhưng không phục thuộc vào cách nghĩ hay quan điểm của bác cùng những người nghĩ như bác.
    Quản nói ra sự thật của vấn đề như thế, mong được chỉ giáo và lượng thứ.
    Kính!
  4. tac_ke

    tac_ke Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2003
    Bài viết:
    1.112
    Đã được thích:
    0
    Dĩ nhiên là đa số thanh niên chúng ta đọc ND ko thấy hay bằng đọc Kim Dung, TK ko thể hấp dẫn số đông độc giả như Tiếu ngạo giang hồ hay Anh hùng xạ điêu.
    Đoạn trường tân thanh là một cốt truyện trung bình, ko hề có tiếng tăm gì tại TQ, ND dịch lại bằng thơ thì thành một tác phẩm xuất sắc tại thời điểm lịch sử đó. Thành thực mà nói, nội dung câu chuyện cũng vừa phải.
    Đa số lời ngợi khen TK tập trung vào chất lượng ngôn ngữ sử dụng, cách dùng điển cố, từ láy, v.v... chứ còn đi sâu vào nội dung thì do phải theo cốt truyện gốc nên ND chỉ sửa vài chi tiết nhỏ mà thôi, và TK xét về nội dung cũng là một tác phẩm trung bình. Phạm Quỳnh đã nói (hơi quá): "TK còn, tiếng ta còn, TK mất, tiếng ta mất"
    Nói thế để biết TK được tung hô vì đây là tác phẩm Nôm được quảng bá quần chúng ưa thích nhất tại thời điểm nó được viết ra. Viết bằng thể thơ lục bát bình dân, sử dụng chữ Nôm, hạn chế dùng từ Hán Việt, TK thể hiện sự cố gắng độc lập của nước ta về mặt ngôn ngữ so với TQ, dù rằng vẫn phải lấy chữ Hán làm gốc.
  5. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Kính gửi bác Quản Di Ngô !
    Em xin phép được hầu chuyện bác tiếp: trước hết là nói rõ quan điểm để cùng dễ thảo luận hơn. Những bộ môn như là văn, thơ, nhạc ... vốn chẳng có tính định lượng như toán, lý, hoá. Người này bảo hay, người kia bảo dở thì có mà cãi nhau đến cả mấy thế kỉ cũng chưa biết ai đúng ai sai, mà cũng chẳng có ai đứng ra để mà phân xử được. Sở dĩ có chuyện đó là vì quan niệm thẩm mĩ của mỗi người một khác, nhận thức về cuộc sống cũng khác.
    Có nhà văn viết ra chỉ để một số người hiểu mình, đồng cảm rồi cùng đọc thôi. Lại có người khác, thấy cần phải viết làm sao để càng đông đảo độc giả thích thì càng tốt. Đối với ông thứ 1, muốn hiểu được thì cần phải học, mà học là điều mà ai cũng ghét hơn là chơi, bởi nó nhức đầu. Chính vì vậy, em thích ông thứ 2 hơn, vì ông ấy bình dân, đọc sách cũng là để giải trí, gò ép nhau làm gì?
    Bây giờ quay lại Truyện Kiều: cốt truyện có hay không, điều đó đã được độc giả trả lời từ trước. Cuốn Kim Vân Kiều truyện đã gần như mất tích trong kho tàng văn học Trung Quốc cổ. Nó chỉ thành danh từ khi được chuyển thể thơ. Tại sao lại có điều đó? Theo em nguyên nhân là do thơ nó vần, có thể dễ phổ biến truyền miệng trong dân chúng (lảy Kiều). Một cái hay nữa là nếu cắt ra một số đoạn, hình ảnh được truyền tải qua thơ rất đẹp, lãng mạn, dễ làm rung động lòng người. Hơn nữa, hồi đó ở VN mình có quá ít các ?ođối thủ cạnh tranh? nên Truyện Kiều dễ dàng chiếm được vị trí độc tôn trong thị trường văn học.
    Để giáo dục truyền thống yêu nước của các em học sinh, việc đưa Truyện Kiều vào giảng dạy trong nhà trường là một điều rất nên làm. Tuy nhiên, nếu bảo một nhà xuất bản nào đó tái bản Truyện Kiều với số lượng lớn, thì em e rằng, ông giám đốc sẽ lại trừng mắt lên hỏi ?oThế đơn vị nào sẽ bù lỗ cho chúng tôi??
  6. Global

    Global Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    1.677
    Đã được thích:
    0
    Hê, cái tiêu đề của topic bàn về sự quân tử của Kim Trọng mà sao các bác nhà mình lại cứ lái sang vấn đề khác thế nhỉ?
    Theo em thì đưa Truyện Kiều vào chương trình giảng dạy cho học sinh cấp 2, 3 là để giới thiệu một tác fẩm văn học nổi tiếng, có giá trị nghệ thuật cao . Qua đó để học sinh có ý thức về nên văn học nước nhà. thế thôi mà các bác nhạy cảm thế, bàn luận xiên cả sang vấn đề xuất bản. Chắc mai ngày kia thế nào cũng đụng đến Bộ giáo dục cho coi.
  7. annylinh_tieuyeutinh

    annylinh_tieuyeutinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2004
    Bài viết:
    4.593
    Đã được thích:
    0
    Ui Giá mà cac s cụ nhà mình ko tâng bốc NGUyễn Du và Kiều lên quá thì con cháu tụi mingh có dỡ khổ ko.. Học cái tác phăm này dến là mệt hix
  8. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Chí lý! Chí lý!
    Ai khen nàng Kiều chứ nếu nàng Kiều mà có sống ở thời đại ngày nay thì dứt khoát bố mẹ em không cho em cưới nàng về làm vợ (dù nàng tài sắc ven toàn). Các bác biết tại sao không?
    Giữa đêm trèo tường qua gặp Kim Trọng tỉnh rụi!!
    hi hi hi
    honghoavi
  9. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Chẹp... Cún em có nhời chào cả nhà ạ!
    Đây là bài đầu tiên em tham gia trong box văn học này, kể cũng hơi ca mơ run khi tham gia đàm với các vị cây cao bóng cả... chẹp...
    Hôm nay, sở dĩ em quan tâm đến mấy mục liên quan đến Truyện Kiều là vì thứ 6 này, em có giấy mời tham gia buổi lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn hoá Đào Duy Anh - người viết Từ Điển Truyện Kiều.
    Thật ra thì em muốn viết bài này bên Luận Thuý Kiều của box mình, nhưng dù sao thì topic này em đọc trước đâm ra mới... bổ vào.
    Lam man tí thế ạ, giờ em xin "bổ" anh Kim hầu các bác. Theo thiển ý của em thì Kim Trọng là một anh chàng "văn nhân mặc khách" cũng dễ khiến cho người con gái xiêu lòng. Ta cần phải thông cảm với Kiều, nàng là tiểu thư con nhà viên ngoại thì đâu có được tiếp xúc nhiều với giai. Một người nhạy cảm đến mức hơi "ẩm IC" như Kiều (khóc vì một nấm mồ bên đường rồi lại ngẫm đến mình) thì bị rung rinh vì một anh quân tử Kim cũng là điều dễ hiểu.
    Như bác Quản có phân tích rồi đấy ạ. Ngày xưa người ta xếp anh Kim vào hạng "quân tử". Thế thì làm sao Kiều không si đến độ "vượt rào"? Nhưng thôi, đúng như bác Gờ lô bồn có ý kiến đấy ạ: đang bàn về Kim, cớ gì quay sang xét Kiều, rồi lại bổ nháo bổ nhào sang su-pờ-soi cả cái Truyện Kiều lẫn cụ Nguyễn Du? Rõ là "nhàm đàm", gớm mà như em là nôm na là "Phiếm". (Hay là chính xác hơn: buôn dưa lê).
    Đấy, đâm ra em ngỡ ngàng như bác nờ-lờ-vờ (phỏng ạ?), đọc cái topic thì tưởng là luận bàn nghiêm túc, ai ngờ hoá ra là chuyện bên quán nước.
    Ấy, em đâm ra cũng lan con nhà bà man với cái giọng phải nỡm như thế này. Các bác xá cho! Dạ em xin quay lại nói một lần nữa về Kim: nguỵ quân tử- quân tử là quân tử Tàu. Cơ mà thời ấy thì vẫn cho chàng Kim là quân tử thì phải chịu thôi.
    Còn thì, dù cho có bác Quản phê là phiến diện khi đánh giá Kim bằng con mắt hiện đại, em cứ mạnh dạn xin phát biểu theo hướng ấy. Thế này ạ:
    Từ thuở biết để ý đến giai, Cún em thấy không ít chàng Kim. Đấy là thể loại thư sinh tuấn tú, lúc nào cũng ra điều chững chạc đâu ra đấy, cơ mà ở gần thì mới biết nên chắp tay vái mà rằng : "Bớ Hèn đại nhân!". Thật chẳng ra làm sao cái thể loại ấy. Có tí chữ nghĩa, phong thái cũng có tí nho nhã, ấy vậy mà chẳng làm gì cho đời. Đàn bà con gái như Kiều, giữ cái thói đài các, thì bị mù mắt vì cái mã ấy, tưởng đâu vớ được anh "tử tế" thì vênh với đời. (Khổ, các bác thông cảm, em là đàn bà con gái, em thích vênh vì bố cu nhà em lắm).
    Dạ, hôm nay em trí khôn của em nó chỉ cho em làm việc đến đấy thôi ạ. Rất mong có dịp được hầu chuyện các bác tiếp ạ!
    À, nhắn bác Chuối: Bác làm bên Ban tuyên huấn ạ? Em thấy bác giỏi hô hào lắm. Gớm chết. Bác hô khẩu hiệu bảo người khác là phải nhìn bằng lăng kính nọ, hệ quy chiếu kia, sao bác không cho cái form để người ta "noi theo" bác? Bác Chuối có họ gì với Kim không nhỉ? Hay Quỷ nhập tràng?
    Kính các vị,
    Cún.
  10. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này