1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

KIm Trọng của TRuyên Kiều liệu có phải 1 người quân tử 1 người yêu tốt ko? . khi..................

Chủ đề trong 'Văn học' bởi annylinh_tieuyeutinh, 12/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. annylinh_tieuyeutinh

    annylinh_tieuyeutinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2004
    Bài viết:
    4.593
    Đã được thích:
    0
    ùh cứ cho là thế di emcha ơi............ Tớ vẫn ko thích KT tí nào.......... hix[​IMG]
  2. Hoang_Yen_new

    Hoang_Yen_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    Tâm Thức
    Tôi đi trên con phố nhỏ, chồng chất trong đầu những nhân vật, vẫn của cuốn truyện ấy.
    Lề đường có ông già gày gò ngồi bên hộp dụng cụ chữa xe, ông đang cười, bộ mặt đầy nếp nhăn và một nỗi khoái chí nào đó. Tôi rất nể những người luôn giữ trong ruột một niềm tự hào bất biến, cho đến tận lúc chết họ vẫn cứ tự hào, người thì tự hào về quá khứ vào sinh ra tử vẻ vang, dọc ngang nào biết trên đầu có ai, người thì tự hào về gia đình dòng dõi, con cháu giỏi giang, người thì tự hào về tiền nghìn bạc vạn, người thì tự hào về sống cảnh nghèo thanh bạch giấy rách giữ lề, có người chẳng vì cái gì cả nhưng hễ cất giọng là vang vang lòng tự hào. Họ thật đáng nể quá đi chứ, trong khi tôi, và đầy những đứa bạn tôi được học hành tử tế, trẻ trung, khoẻ mạnh mà có lúc cảm thấy cái thân mình sinh ra sao mà trống rỗng, vô vị, vô tích sự thì họ... hay là họ đóng kịch? hay là sau những lần khoe khoang lòng tự hào họ cũng cảm thấy sự vô nghĩa rỗng tuếch nhưng họ khéo léo giấu chúng đi sau lần áo ngực. Có trời mà biết được nhưng kiểu gì thì họ cũng đáng được kính nể chí ít thì cũng là tài đóng kịch.
    Cái cô gái mặc hai dây hở hang lượn lờ đằng xa kia ắt là đang kiếm khách, bây giờ các cô cũng chẳng cần ngượng ngùng đợi trời tối hẳn, có bán có mua, tiền trao cháo múc chất lượng tùy thuộc lần đếm. Các cô có cộng đồng riêng, có kẻ bảo vệ, có người dắt mối...nghề chơi cũng lắm công phu, trau chuốt gọt giũa chán chê mê mỏi ra chứ chả vừa. Cầm nắm tiền khách đưa phải chia năm xe bảy, phần còn lại của mình chắc chả cô nào đưa lên mũi ngửi hay dí bóng đèn soi xem là bẩn hay sạch. Nhiều cô đẹp thật, đẹp đến xót xa, hy vọng là họ có chút tự hào về sắc đẹp để dễ ra giá với khách hàng. Mấy đứa bạn tôi cứ hay bình phẩm nhận xét đàn ông, Nam thế này, Bắc thế kia, Tây thế nọ, chúng đâu có ngờ rằng hiểu biết về đàn ông rõ ràng nhất chính là những cô gái điếm. Các cô có đủ sự nhạy cảm và chai lỳ để chứa chấp tất tần tật dũng mãnh, hèn hạ, tinh tế, thô lậu, đểu giả, thật thà.
    Chiều nay tôi có hẹn với em, hẳn là khó khăn cho em thu xếp một cái hẹn với một lịch gia sư dày đặc cho nên em cứ băn khoăn mãi chuyện giờ giấc." Chị đến nhé, em đợi". Cứ nghĩ đến em là tôi mềm lòng thương xót mặc dù nhấc máy lên là nghe em cười nói nhí nha nhí nhót. Vui lắm, chuyện này chuyện kia. Chỉ một lần duy nhất không cười, em khóc. Khóc thì khỏi cần bình luận, tôi thắt ruột theo từng tiếng em nấc. Đàn ông đây mà! Họ hành em như họ đã và đang hành tôi. Thế này cũng được, thế kia cũng được miễn là em cảm thấy dễ chịu. Em khóc to hơn. Ừ thôi thì cứ khóc đi vậy, khi chẳng biết làm gì nữa thì ta khóc, đâu có chết ai, nước mắt tuôn kéo nỗi buồn ra theo cho nhẹ người em ạ.
    Giờ chắc em đang đợi tôi ở cái quán trà ấy, trên tay thon là món quà cho chị trước lúc đi xa. Tôi cũng có quà cho em, là cuốn truyện mà tôi thường đem bên mình. Truyện này tôi đọc từ hồi 8 tuổi, lúc ấy quả thật chỉ lỗ mỗ hiểu từng đoạn. 15 tuổi đọc thấy thinh thích, càng về sau càng thích tợn. Mà chả biết rõ tại sao lại thích thế. Cũng có đoạn thời gian quẳng vào góc giá sách chúi mũi vào một loạt các cuốn khác. Nhưng lâu lâu lại tìm đến nó. Dần dần thấy thân thiết như bạn bầu. Không biết nhận xét tác phẩm tác giả thế nào cho đúng cảm xúc mỗi lúc một khác. chỉ thấy gần gụi cởi mở quấn quít thân phận khi dõi từng dòng truyện. Gặp cảnh đời nghĩ đến chi tiết trong truyện, ngồi đọc truyện thấy thấm nỗi đời. Thật là dễ chịu văn ấy chương ấy. Muốn em khỏi cô đơn nên định tặng em người bạn quí, chợt thấy lòng đau như muối xát. Rồi ra thiếu bạn lấy ai thầm thì? Biết là em có nâng niu? Lại rưng rưng tự trách sao thương em thế còn tiếc nuối với em. Rồi cứ thế nước mắt đầm đìa giọt dài giọt ngắn, không cầm lại được. Đi qua cô gái điếm, cô thoắt nhìn ngơ ngác, đi qua ông chữa xe, ông chợt tắt nụ cười. Gió hiu hiu thổi mà lá bay cùng trời, tóc trộn nước mắt xòa kín mặt chả thể đi tiếp đến chỗ hẹn em.
    Đưa tay giở trang giữa truyện đọc được hai câu:" Tiếc thay nước đã đánh phèn, Mà tro bùn lại vẩn lên mấy lần"
    Bỏ cuộc hẹn tôi về.
    Hoàng Yến
    17-5-2004
  3. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
     
     


    Từ Hải với Kim Trọng, kẻ văn người võ nhưng cả hai đều có tư cách rất tầm thường. Từ Hải vì nghe lời đàn bà mà đưa biết bao anh em nghĩa sĩ vào tròng của địch; vì tình cảm trai gái thông thường mà quên nghĩa lớn của những người đã vào sinh ra tử với mình biết bao nhiêu năm. Loại người như thế, dù có không bị giết thì cũng nên tự tử đi cho đỡ nhục! Còn tội của Kim Trọng thì sẽ được xét đến ở đoạn sau
     


    Đau lòng khi nghe hoàn cảnh của Kiều:  Đau đớn khóc lóc một lúc thì dễ, nhưng có giữ được tấm lòng chung thuỷ với người mà mình yêu mến trong nhiều năm không mới là chuyện khó. Họ Kim đã cởi bỏ tình cũ, vứt bỏ những dằn vặt nhất thời để tìm duyên mới, thế thì quân tử nỗi gì?
     
     


    Thay Kiều chăm sóc ông bà viên ngoại:  Nịnh bố mẹ vợ vẫn là việc thường ngày của con rể, có gì phải khen?
     


    Luôn luôn một lòng với hẹn ước khi xưa: Đấy là nói năng thề thốt như vậy, chứ thực tế có làm nổi như thế hay không mới là vấn đề chứ? Nói một đằng mà làm một nẻo thì cần phải xếp hạng dưới tiểu nhân !
     


    Không những không quan tâm đến những gì Kiềm đã trải qua: Những gì Kiều đã trải qua không phải là lỗi của Kiều, không quan tâm đến cũng là phải. Chuyện này chẳng có gì đáng khen. Hơn nữa, họ Kim kia cuối cùng có thành vợ chồng thật với Kiều đâu nên quan tâm hay không thì có ảnh hưởng gì nhỉ?Mà còn cảm phục Kiều: Nịnh đầm được mấy câu này cũng khá, âu cũng là thói quen bình thường của mấy anh bạch diện thư sinh
     
     


    Tại sao lại không tìm kiếm? Tìm kiểu ấy chỉ là để lấy lệ cho qua chuyện thôi, chứ đã yên ấm vợ chồng với cô em rồi thì còn thiết tha gì người cũ nữa. Chẳng nhẽ lại không tìm thì vừa mất lòng ông bà già nhà vợ, lại bị cả con vợ nó dằn vặt cho thì cũng khó sống, chẳng đặng thì đừng thôi mà ...
     Vì lẽ vậy , Kiều phải nói lên rằng: Kiều là mẫu người cổ, nhẹ dạ cả tin đàn ông đến biết bao nhiêu lần trong          truyện rồi ấy chứ, nghe xong mấy lời nịnh của họ Kim thì trách gì mà chả xiêu lòng?
     
    Về luận điểm cho rằng, mọi người thấy họ Kim đau đớn quá nên phải xe duyên cho cô em, với tác dụng an ủi thì quả thật sai lầm. Cách làm đó chẳng khác gì đổ dầu cứu lửa,  làm hại Thuý Vân lấy phải một thằng chồng dở người, cả đời đồng sàng dị mộng. Các bạn cứ thử chia tay với người yêu xem: đau đớn lắm. Để xoa dịu nỗi đau đó thì tốt nhất là tìm lấy một người khác để ... yêu thay thế. Đến lúc nào tỉnh ra thì sẽ thấy rằng: dùng một người để quên đi một người khác chính là cách tự lừa dối bản thân và mọi người  một cách xấu xa nhất.
     
    Anh Kim Trọng kia sau khi cưới vợ, hứng chí quá nên mới thi đỗ làm quan, càng khẳng định là anh ta đã quên sạch chuyện cũ. Nếu không thế thì sao về sau quay lại với Kiều, anh ta lại không dám làm vợ chồng thật?
    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 10:59 ngày 28/05/2004
  4. emcha

    emcha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2004
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Góp vui thêm một vài bài nữa.
    Bàn về Kim Trọng​
    Chàng thư-sinh này quả là quá si tình. Chàng có cái lãng-mạn mà văn-chương xã-hội chủ-nghĩa quen gọi là "lãng-mạn tiểu-tư-sản". Lãng-mạn đến mức ngớ-ngẩn, cái ngớ-ngẩn tự-nhiên của kẻ mê-muội vì tình, quên hết mọi sự ngoài việc mơ-tưởng nhớ-nhung. Trở về thư-phòng thì:
    "Song hồ nửa khép cánh mây,
    Tường đông ghé mắt ngày ngày hằng trông",
    Bắt được kim-thoa thì mải nâng-niu:
    "Liền tay ngắm-nghía biếng nằm,
    Hãy còn thoang-thoảng hương trầm chưa phai".
    Cái lãng-mạn của Kim đúng với hình-ảnh của người văn nhân khôi-ngô tuấn-tú, yêu thì yêu thật tình say đắm, tình tứ mà trang-trọng, lời tán-tỉnh cũng khéo lượn-lách vẽ-vời, khéo trách móc thậm xưng:
    "Trách lòng hờ-hững với lòng,
    Lửa hương chốc để lạnh-lùng bấy lâu!
    Những là đắp nhớ đổi sầu,
    Tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm."
    Hoặc cường-điệu gợi mối thương-tâm, mà than-thở:
    "Rằng: Từ ngẫu-nhĩ gặp nhau,
    Thầm trông trộm nhớ bấy lâu đã chồn.
    Xương mai tính đã gầy mòn,
    Lần-lừa ai biết hãy còn hôm nay!
    Tháng tròn nhờ gửi cung mây,
    Trần trần một phận ấp cây đã liều!"
    Ðấy là lần đầu mới gặp mà đã thấy nói chuyện muốn quyên sinh nếu mộng không thành. Trách chi lần sau gặp lại chàng cũng vẫn một giọng cảm-động thảm-thương:
    "Sinh rằng: Giải cấu là duyên,
    Xưa nay nhân-định thắng thiên cũng nhiều.
    Ví dù giải kết đến điều,
    Thì đem vàng đá mà liều với thân."
    Không như chàng Thúc kia lãng-mạn trong cách cư-xử của người nhân ngãi "quen thói bốc rời", khởi sự từ kẻ ong qua **** lượn, "trăng gió vật-vờ":
    "Sớm đào tối mận lân-la,
    Trước còn trăng gió, sau ra đá vàng",
    con người này chỉ biết hiện-tại, không đủ năng-lực và can đảm, trung-thực để tiến tới tương-lai, không thực tình xây dựng, con người vô trách-nhiệm, đánh trống bỏ dùi:
    "Liệu mà cao chạy xa bay,
    Ái ân ta có ngần này mà thôi!"
    Kim-Trọng trái lại có cái lãng mạn của tình yêu xây-dựng hôn-nhân, bất chấp mọi trở-ngại để tận-tình và tận-lực mà sẵn sàng chu-toàn trách-nhiệm của người chồng chung-thuỷ:
    "Cùng nhau vàng đá đã nhiều,
    Những điều vàng đá phải điều nói không?
    Chưa chăn gối cũng vợ chồng,
    Lòng nào mà nỡ dứt lòng cho đang!
    Bao nhiêu của, mấy ngày đàng,
    Còn tôi, tôi gặp mặt nàng mới thôi!",
    Kim-Trọng cũng yêu say mê đắm-đuối, cũng đau xót khi mất người yêu, gần như tuyệt-vọng vì đã
    "Biết bao công mướn, của thuê,
    Lâm-Thanh mấy độ, đi về dặm khơi.
    Người một nơi, hỏi một nơi,
    Mênh-mông nào biết bể trời nơi nao?"
    Ðến nỗi:
    "Ruột tằm ngày một héo-hon,
    Tuyết sương ngày một hao mòn mình ve.
    Thẫn-thờ lúc tỉnh lúc mê,
    Máu theo nước mắt, hồn lìa chiêm bao."
    Rõ-ràng khác hẳn với cái say đắm của Thúc-sinh, kẻ thoạt đến với Kiều chỉ như một khách yêu hoa. Tình của Kim Trọng là những rung cảm thật sự và tự-nhiên của con tim trung-thực và trân-quý, của tâm-hồn trong sạch cao thượng. Nhưng cũng không bệnh-hoạn bạc-nhược như chàng Tú-Uyên trong Bích-Câu Kỳ-Ngộ, ngày đêm mơ tưởng người đẹp trong tranh, tương-tư sầu ốm, trò chuyện với người trong tranh, một thứ lãng mạn yếu-đuối không tưởng, siêu-thực. Kim Trọng cũng rất "người" như những con người thực đang sống xung quanh ta. Cái khéo của Nguyễn Du khi cấu-trúc các nhân-vật, dựng nên vai kịch sống động là vậy.
  5. emcha

    emcha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2004
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Bàn về Từ-Hải​
    Từ nguyên-tác, Từ-Hải được Nguyễn-Du biến cải nhân-vật này thành "đường đường một đấng anh-hào". Ông đã tôn chàng làm anh-hùng, vì:
    - Chẳng như Sở-Khanh và Thúc-sinh; dĩ-nhiên tên lưu-manh họ Sở ba hoa, khoác-lác tự khoe mình là "anh-hùng" này, làm sao dám xứng đáng mà so-sánh:
    "Thuyền-quyên ví biết anh-hùng,
    Ra tay tháo cũi xổ ***g như chơi!"
    Thúc-sinh thì "mười voi không được bát nước xáo", rằng:
    "Ðường xa chớ ngại Ngô, Lào;
    Trăm điều hãy cứ trông vào một ta!",
    người anh-hùng họ Từ này thì trái lại, đến với Kiều bằng một tình yêu xây-dựng, trang-trọng, nghiêm-chỉnh đứng-đắn, lời nói như dao chém đá, lời nói của người cao ngạo tự-đắc, coi khinh những kẻ trăng gió tầm-thường:
    "Từ rằng: Tâm phúc tương cờ,
    Phải người trăng gió vật-vờ hay sao?
    Bấy lâu nghe tiếng má đào,
    Mắt xanh chẳng để ai vào, có không?
    Một đời được mấy anh-hùng,
    Bõ chi cá chậu chim ***g mà chơi!"
    - Người anh-hùng này có chí-khí hiên-ngang "đội trời đạp đất", "chọc trời khuấy nước mặc dầu, dọc ngang nào biết trên đầu có ai!" quyết sẽ "làm cho rõ mặt phi-thường". Người anh hùng này có tài-năng lỗi-lạc, có sự-nghiệp hiển-hách:
    "Triều đình riêng một góc trời,
    Gồm hai văn vũ rạch đôi sơn hà,
    Ðòi cơn gió táp mưa sa,
    Huyện thành đạp đổ năm toà cõi Nam."
    - Người anh-hùng này có trách-nhiệm làm chồng, lo xây dựng hạnh-phúc gia-đình và vì hạnh-phúc của vợ mình mà lúc nào cũng muốn cho vợ được đoàn-viên xum họp thì mới đành tâm yên dạ:
    "Xót nàng còn chút song thân,
    Bấy lâu kẻ Tấn, người Tần cách xa.
    Sao cho muôn dặm một nhà,
    Cho người thấy mặt thì ta cam lòng."
    - Người anh-hùng này có lòng tự-trọng, có đức liêm-sỉ, có tâm-hồn cao-thượng, không muốn làm kẻ ươn hèn quỵ luỵ chịu khuất-phục:
    "Phong trần mài một lưỡi gươm,
    Những loài giá áo túi cơm xá gì!
    Nghênh-ngang một cõi biên-thuỳ,
    Hớm gì cô quả, hớm gì bá vương?"
    - Người anh-hùng này có tâm-hồn phóng-khoáng, yêu chuộng tự-do, "giang hồ quen thú vẫy-vùng, gươm giàng nửa gánh non sông một chèo":
    "Áo xiêm buộc trói lấy nhau,
    Vào luồn ra cúi công-hầu mà chi!
    Sao bằng riêng một biên-thuỳ,
    Sức này đã dễ làm gì được nhau?"
    - Người anh-hùng này không phải là anh-hùng cá-nhân vị kỷ ham danh vụ lợi, nhưng có lòng vị-tha muốn xây-dựng một xã-hội công-bằng tươi đẹp hơn:
    "Anh hùng tiếng đã gọi rằng,
    Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha!"
    Cho Kiều trả ân báo oán vì nể Kiều đã đành, nhưng động-cơ chính vẫn là bất-bình cái xã-hội này thối nát:
    "Từ công nghe nói thuỷ chung,
    Bất-bình nổi trận đùng đùng sấm vang!"
    * Người anh-hùng này không phải mẫu người giả-tạo, nhưng có khối óc và trái tim nhân-loại, tuy anh-hùng khí-phách là thế, song lại mềm lòng cho nên mới "qua chơi nghe tiếng nàng Kiều" mà " tấm lòng nhi-nữ cũng xiêu anh-hùng".
    Và cũng vì nặng tình cho nên dẫu vừa trước đó mới cứng rắn bất-khuất không chịu ra hợp-tác với triều-đình, thế mà liền sau tức thì chỉ vì lời ngon ngọt "mặn-mà" của vợ mà chàng mắc lừa bị chết đứng oan-khiên:
    "Nghe lời nàng nói mặn-mà,
    Thế công, Từ mới đổi ra thế hàng."
    - Có điều bị chê là mâu-thuẫn ở chỗ Nguyễn-Du đã dựng nên nhân-vật họ Từ như "một đấng anh-hào", tại sao Kiều lại ví chồng như tướng giặc Hoàng-Sào?
    "Rằng: Trong thánh-trạch dồi-dào,
    Tưới ra đã khắp, thấm vào đã sâu.
    Bình-thành công-đức bấy lâu,
    Ai ai cũng đội trên đầu xiết bao.
    Ngẫm từ dấy việc binh đao,
    Ðống xương vô-định đã cao bằng đầu.
    Làm chi để tiếng về sau?
    Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng-Sào?
    Sao bằng lộc trọng quyền cao?
    Công-danh ai dắt lối nào cho qua?"
    Xin thưa, đây là lời của Kiều, của người đàn bà vốn tính nhẹ dạ, tuy có thể ít nhiều biết việc chàng đánh đông dẹp bắc, nhưng không hẳn là một vị tham-mưu, và người đàn bà này chỉ lập lại tiếng nói của viên sứ-giả triều-đình mà thôi. Ðây cũng chính là cái yếu của Kiều. Nói khác, lời nói của Kiều chẳng qua đó là tiếng nói của phe cầm quyền đối-lập, dĩ-nhiên là ca-tụng mình và kết tội Từ-Hải để đem phần thắng-lợi về mình.
    Cho nên khách-quan mà nhận-định:
    Cuộc chiến nào là chả có đổ máu xương. Ðống xương vô định này có phải là do Từ-Hải đi cướp bóc hà hiếp dân chúng hay không? Vì sao có cuộc chiến này? Phải chăng như đã nói, vì
    "Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha!"
    Cái sự bất bằng ấy ở đâu mà ra? Có phải do triều-đình gây ra hay không? Thì cứ nhìn vào bộ mặt của chính-quyền, ắt sẽ thấy rõ.
    - Bộ mặt ấy là một xã-hội kim tiền, mà sức vạn-năng của nó còn trải dài mãi đến về sau, khiến cho, chẳng những cụ tam nguyên Yên-Ðổ phải thốt lên rằng:
    "Có tiền việc ấy mà xong nhỉ?
    Ðời trước làm quan cũng thế a?"
    mà ngay đến bây giờ, ở thế-kỷ hai muơi mốt này, người dân cũng vẫn hãy còn mai-mỉa: đồng tiền nó "là cái lọng che thân, là cán cân công-lý" (xem Tiếng Việt Tuyệt-Vời, Ðỗ Quang-Vinh, tr. 117, Toronto, 2000). Sức mạnh vĩ-đại của nó đã làm băng-hoại cả cái xã-hội Kiều mà thượng tầng thì quan lại thối nát tham nhũng hối-lộ công-khai, sai-nha như lũ "ruồi xanh", mè-nheo hối lộ, bắt người khảo của:
    "Một ngày lạ thói sai-nha,
    Làm cho khốc-hại chẳng qua vì tiền.
    Tính bài lót đó luồn đây,
    Có ba trăm lạng việc này mới xuôi."
    hạ-tầng thì cũng vẫn, không tiền, đầu không xuôi đuôi chẳng lọt:
    "Tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong."
    Trái lại có tiền, thì "nén bạc đâm toạc tờ giấy":
    "Trong tay đã sẵn đồng tiền,
    Dầu lòng đổi trắng, thay đen khó gì."
    Thúc-sinh muốn vớt Kiều ra khỏi lầu xanh, cũng phải nhờ tay thầy thợ chạy chọt điều-đình:
    "Chiến hoà sắp sẵn hai bên,
    Cậy tay thầy thợ, mượn người dò-la",
    cũng phải có tờ "thiếp hoàn-lương" như một thứ văn-tự đem trình cửa quan làm bằng để cho "công tư đôi lẽ đều xong":
    "Rõ-ràng của dẫn tay trao,
    Hoàn-lương một thiếp thân vào cửa công."
    - Bộ mặt ấy đại-diện bởi những Hồ-tôn-Hiến đại-thần hèn mọn, tiểu-nhân bỉ-ổi, gian-trá, lọc-lừa, tráo-trở, thủ-đoạn, đê-tiện.
    - Bộ mặt ấy là những tên Hồ Tôn-Hiến đại-thần, đã cướp vợ kẻ thù, ức-hiếp kẻ cô-thế, ham mê sắc dục, quá chén say-sưa trước nhan-sắc của vợ địch-thù:
    "Bắt nàng thị yến dưới màn,
    Giở say lại ép cung đàn nhặt tâu...
    ...Nghe càng đắm, ngắm càng say,
    Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình!",
    - Bộ mặt ấy "nghĩ mình phương-diện quốc-gia, quan trên ngó xuống người ta trông vào", cho nên tỉnh giấc, nhớ tới "tuồng trăng gió" tối qua khi "chén đã quá say", nên tính bài ăn ốc rồi bắt người đổ vỏ, ăn vụng rồi chùi mép phủi tay, đem gán ép ngay cho tên thổ-quan, coi dân như tên nô-lệ buộc phải cúi đầu tuân lệnh:
    "Công-nha vừa buổi rạng ngày,
    Quyết tình, Hồ mới đoán ngay một bài.
    Lệnh quan ai dám cãi lời,
    Ép tình mới gán cho người thổ-quan."
    - Bộ mặt ấy là những ông huyện Lâm truy "mặt sắt đen sì", xử người theo ý riêng, theo luật rừng bất nhất, hết sức khôi-hài; lại chiếm công vi tư, lấy công-quỹ ra mà làm hôn-lễ long-trọng cho bị-cáo vừa mới bị ông ra án gia-hình, chỉ vì ông đắc-ý về thi tài tuyệt-diệu của bị-cáo này:
    "Kíp truyền sắm-sửa lễ công,
    Kiệu hoa cất gió đuốc hồng điểm sao."
    - Bộ mặt ấy là cái thói "công-thần chủ-nghĩa" (!), "một người làm quan, cả họ được nhờ", như vợ con viên quan lại-bộ Hoạn-gia kia đã ỷ quyền cậy thế sinh-sát lê-dân, có bà lớn oai-vệ sống trong "lâu-đài" vương-giả, mà dân nô-lệ bước vào phải "bàng hoàng":
    "Ngước trông toà rộng dãy dài,
    Thiên quan trủng tể có bài treo trên.
    Ban ngày sáp thắp hai bên,
    Giữa giường thất bảo, ngồi trên một bà."
    - Bộ mặt ấy là những dung-túng cho xã-hội đen tự-do hoành hành, gây nên biết bao thảm-trạng đau thương triền-miên cho người dân cô-thế, một xã-hội bẩn- thỉu đến nỗi người con gái phải xót-xa căm-hờn, cất lên tiếng thét não-nùng ai-oán:
    "Thân lươn bao quản vũng lầy,
    Tấm lòng trinh bạch từ sau cũng chừa!"
    - Bộ mặt ấy là một địa-ngục cho bọn ác-quỷ lộng-hành từ trên xuống dưới, không lời nào lột cho hết được cái trắng-trợn tàn-nhẫn độc-ác của xã-hội, đành chỉ còn biết ngậm-ngùi nói lên nỗi uất-ức than rằng:
    "Nước trôi hoa rụng đã yên,
    Hay đâu địa-ngục ở miền nhân-gian!"
    - Bộ mặt ấy là nền giáo-dục từ-chương cổ-hủ đào-tạo nên những tên trí-thức vô lương bất nghĩa, cam tâm hèn-hạ đi làm ma-cô tay sai cho bọn vô học.
    - Bộ mặt ấy, tóm lại là một xã-hội vô kỷ-cương, vô luật pháp, mạnh được yếu thua, dẫy-đầy những thối nát bất công, làm người anh hùng thấy chướng mắt "bất bình" chẳng tha.
    - Ðây chính là nét tương-phản, gián-tiếp làm tôn giá-trị, tư cách của Từ-Hải. Cái bộ mặt của triều-đình là như thế đấy! Bảo sao Từ-Hải không đứng lên đạp đổ? Người ta chống lại mình, thì mình bảo là giặc. Có lạ chi! Thiết-nghĩ nếu vô tư mà nhận xét thì không có gì mâu-thuẫn, chẳng qua Nguyễn-Du dựng nên phản diện để chứng-minh Từ-Hải là "đấng anh-hào" như ông đã giới thiệu ngay từ đầu, vì phải chăng nhân-vật này nói lên cái hoài bão, chí hướng và tâm-hồn ông. Và để che mắt nhà đương-cuộc, phản-diện này là lá chắn cho ông được yên thân giữa cái xã-hội tràn ngập tang-thương như thế với "những điều trông thấy mà đau-đớn lòng". Nguyễn Du tác-giả của "Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh", lòng đầy tình người, chan-chứa tình yêu rộng khắp, đồng thời cũng là người đạo-diễn tấn bi-kịch "Ðoạn-Trường Tân-Thanh", lòng ôm-ấp niềm khao-khát tự-do, mang bản-chất của tâm hồn cao-thượng như Kim, Kiều, Từ-Hải, cổ võ cho Tự-Do: tự-do luyến ái-quan, tự-do và định-mệnh, tự-do thoát vòng lợi-danh, danh-vị, tự-do tư-tưởng, tự-do trong tâm-hồn. Ta có thể nói: một phần nào Nguyễn-Du đã sống đời Kiều và mơ đời Từ-Hải.
    (Trích từ tác-phẩm "Bút-Thuật Của Nguyễn-Du Trong Ðoạn-Trường Tân-Thanh" của tác-giả Ðỗ Quang Vinh, Canada)
  6. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    To bác nvl
    Không phải chỉ có mình Từ Hải là hơi bị ngu, Kim Trọng hơi tiểu nhân mà ngay cả Kiều cũng hơi bi có vấn đề.
    Dĩ nhiên tôi vẫn nghiêng mình trước một kiệt tác và trước một thiên tài Nguyễn Du.
    Nhưng nếu khách quan nhận xét thì ai khen tính cách nhân vật Từ hải, Thuý Kiều, Kim Trọng thì óc thẫm mỹ họ hơi bị có vấn đề.
    honghoavi
  7. annylinh_tieuyeutinh

    annylinh_tieuyeutinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2004
    Bài viết:
    4.593
    Đã được thích:
    0
    Phải nói là đọc bài emchã tớ .. cảm ơn bạn ủng hộ nhiệt tình cho topic của tớ nhá.........Nói thật ra văn thơ mỗi nguời hiểu 1 kiểu ko thì dã thành nhà phê bình nổi tiếng lâu roài ........... Tớ ko có dủ kiên nhẫn dể dọc hết kiều cũng như hiểu cặn kẽ các biện pháp tu từ dể cảm nhận dược ND muốn nói gì,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,, [​IMG]
  8. emcha

    emcha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2004
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua vào Google , gõ gõ thế nào mà gặp topic Truyện Kiều ơi, tôi ghét!của Anhhungxalo, nội dung có gì đấy giống topic này , xin post lên để các bạn đọc chơi.
    Anhhungxalo
    Vì đã được điểm ba trong bài văn phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải năm lớp 11. Sao vậy nhỉ?
    Từ Hải- Người anh hùng:
    Theo tôi, chả có dòng nào chứng tỏ Từ Hải là người anh hùng cả. Trừ vài dòng: "Vai năm tấc rộng thân mười thước cao" thôi! Dáng dấp anh hùng ấy mà lại ham ăn dưa bở. Vừa gặp Kiều, được Kiều khen mấy câu đã đắc chí:
    Nghe lời vừa ý gật đầu,
    ... Khen cho con mắt tinh đời,
    anh hùng đoán giữa trần ai mới già!
    Một lời đã biết đến ta,(Từ Hải đang nói vậy!)
    Người anh hùng này quá ích kỷ. Trong khi đang "Năm năm hùng cứ một phương hải tần," nghe lời dụ của Hồ Tôn Hiến, chàng băn khoăn nghĩ về chuyện ra hàng triều đình chỉ với một lý do : Bó thân về với triều đình
    Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu?
    ... Sao bằng riêng một biên thuỳ...
    Thì ra, những khi ấy Từ Hải chỉ toan tính về danh phận của mình thôi, chứ đâu có tính toán gì cho Kiều? Kiều được gì mất gì, chàng đâu đếm xỉa? Tôi là đàn bà tôi dek thèm thằng cha này!
    Rõ ràng Từ là hạng "Hữu dũng vô mưu", mới nghe lời vợ đã hàng ngay, chả phòng ngừa gì cả. Thế nên mới bị lừa. Khi Từ Hải chết, tình huống thế này:
    Đang khi bất ý chẳng ngờ
    Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn
    Tử sinh liều giữa trận tiền
    Dạn dầy cho biết gan liền tướng quân!
    Nhớ không, lúc đó Kiều "giữa vòng tên đạn bời bời" mà còn ra ôm chân Từ hải khóc. Còn Từ Hải, cho đến lúc chết mà cũng chỉ nghĩ đến làm sao cho tỏ "gan liền tướng quân", chứ chả nghĩ là còn nàng Kiều đang dựa vào chàng, còn nàng Kiều đang một lòng một dạ vì chàng, đã gửi gấm chàng ngay từ khi mới quen nhau là: "Rộng thương cỏ nội hoa hèn, chút thân bèo bọt..." . Chả có câu nào nhắc đến Kiều cả, Thế mà lúc trước, hồi mới gặp, Từ còn hứa hẹn là: "Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau"! Xí!!!..
    Từ Hải-người tình lý tưởng nhất của Kiều:
    Vậy mà chỉ là người tình thôi, tức là lên giường "Dan tay về chốn trướng mai tự tình". Chứ còn tiếng đàn của Kiều thì Từ Hải chả có thời giờ mà nghe. Cụ Nguyễn Du tài thật, hay là hóm thật, cụ chả bao giờ cho Kiều cầm lên dây đàn trong suốt bao lâu bên Từ Hải. Hẳn cụ cũng nghĩ Từ là loại võ biền, nghe đàn đâu có hiểu gì, Kiều đàn làm gì cho phí! Vậy thì có thể nói Từ Hải là tri âm tri kỷ của Kiều không? Tôi thì không, vì tôi biết chữ "tri âm" nó sâu nặng ra sao rồi!
    Vì vậy, tôi cho rằng người tình lý tưởng nhất của Kiều không phải là Từ Hải như cô giáo vẫn dạy. Người tình yêu Kiều nhất, hiểu Kiều nhất là một người khác, dấu mặt trong truyện Kiều. Còn Từ Hải chỉ là một trong những hạng đàn ông trong đời, chỉ biết "thưởng hoa" chứ chả biết "thương hoa" hay cái gì khác!
  9. emcha

    emcha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2004
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0

    Thuý Vân ơi, sao tệ vậy! -anhhungxalo
    Tệ quá đi chứ, tệ không có cái gì tệ hơn! Sao mà tôi ghét cái nhân vật này thế! Trong khi cửa nhà tan nát, Vương Ông bị oan, chỉ có Kiều là quả quyết:
    "Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha"
    mà chả thấy Thuý Vân đâu. Nàng này thật là tệ. Bán Thuý Vân cũng được tiền lắm chứ! Nào là đầy đặn, nở nang, mây thua nước tóc... gì đó. Đằng nằo chả phải bán, bán Thúy Vân thì đỡ dứt mối tình Kim-Kiều. Hay là nàng Vân thụ động, thế nào thì thế, cha bị oan đành cam lòng chịu, chỉ có Kiều sắc sảo mới nghĩ ra kế chuộc cha?
    Lúc Vương ông được về nhà, thương Kiều định đập đầu vào tường, chỉ có Kiều tới ôm cha can, còn Vân, không hiểu lúc đó bận cái gì nhỉ?
    Lúc Kiều sắp phải đi bán mình, "Một mình nàng ngọn đèn khuya ", lúc đang tâm trạng phần chữ hiếu, phần chữ tình, khóc ròng trong đêm, "Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn " thì ôi thôi, nàng Vân còn say sưa giấc mơ hoa. Nàng Vân chỉ chịu
    "Thúy Vân chợt tỉnh giấc xuân
    "Dưới đèn ghé đến ân cần hỏi han"
    Trời ơi, đọc đến câu thơ này phát điên! Vân lúc đó khác gì các sếp đang xuống địa phương hỏi han tình hình!? Dửng dưng hết sức!
    Biết chị Kiều có bồ rồi mà không chịu bán mình thay, thật nàng Vân này hết chỗ nói!
    Nàng Vân lại còn khéo léo: Thôi thì chị chả có duyên thì lọt sàng xuống nia, chị cứ yên lòng mà đi đi, chàng Kim đã có... em yêu! "Thôi thì nỗi ấy sau này đã em!"
    Tôi nghĩ, ngay cả cái nhan sắc của Thúy Vân cũng vậy,
    Vân xem trang trọng khác vời
    Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
    Hoa cười ngọc thốt đoan trang
    Mây thua nước tóc tuyết nhuờng màu da"
    Đây là vẻ đẹp của một mệnh phụ, yên ổn gia thất, chứ không phải cái đẹp đa đoan "sắc sảo, mặn mà" của Kiều. Chả thế nên nhà tan cửa nát, chị thế bố thế mà nàng Vân thì mưa không đến mặt nắng chẳng đến đầu. Nhan sắc đàn bà của Vân chỉ chứng tỏ một cuộc sống êm đềm vì nàng sẽ không tha thiết với ai, không sâu nặng với ai, bình bình mà sống. Cứ nghiễm nhiên ăn tốt ngủ tốt mà chả bận lòng, lưu luyến chi. Đây là loại đàn bà "vượng phu ích tử". Quý lắm dưng mà...
  10. emcha

    emcha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2004
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    THÁI HỒNG ANH.
    Truyện Kiều có một vị trí quan trọng trong văn học VN là nhờ giá trị nghệ thuật của nó, chứ không phải ở nội dung. Phân tích tính cách các nhân vật chẳng qua là để thấy cái tài vận dụng chữ nghĩa của cụ Nguyễn Du mà thôi. Cho nên nói truyện Kiều dở thì cũng đúng vì nội dung chả có gì hay cả, nếu không nói là vô duyên và vô lý. Nói truyện Kiều hay thì đúng là hay vì bút pháp của cụ Nguyễn Du quá tài tình.
    Tôi xin nói sơ qua về tính cách nhân vật Từ Hải.
    Tính cách anh hùng của Từ Hải thể hiện rất rõ qua câu ?oĐội trời đạp đất ở đời?. Ở trên đời này, Từ Hải chỉ có biết trên đầu là trời, dưới chân là đất; giữa hai cái đó Từ Hải không thèm biết đến ai cả, không ngán ai hết. Còn nữa, câu ?oGiang hồ quen thú vẫy vùng? nghĩa là Từ Hải chỉ thích tự do phóng khoáng, ưa vẫy vùng chốn giang hồ, chứ không chịu bị bó buộc vào ai cả.
    Tôi rất tâm đắc với câu ?oNghe lời vừa ý gật đầu?. Chính cái ?ogật đầu? ấy càng nói lên tính cách anh hùng của Từ Hải, khi thấy người khác (mà người đó là người đẹp) biết được chí hướng của mình, không làm bộ làm tịch nhún nhường lôi thôi; mà cứ nói thẳng:
    ?oCười rằng tri kỷ trước sau mấy người
    Khen cho con mắt tinh đời
    Anh hùng đoán giữa trần ai mới già
    Một lời đã biết đến ta
    Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau?
    Dĩ nhiên khi biết rằng Từ Hải là người ?olời nói đi đôi với việc làm?, trong vài năm mà đã tạo dựng nên sự nghiệp, ta càng thấy rõ Từ Hải đã có dự trù kế hoạch hết cả, chứ không phải mới nghe Kiều nói mà đã thích chí mơ mộng công danh ngay. Sự vui mừng của Từ Hải không phải vì được người khác khen mà vì tìm được người tri kỷ.
    Tính cách anh hùng này lại được biểu hiện lần nữa qua phản ứng của Từ Hải khi nghe lời dụ hàng:
    ?oMột tay gây dựng cơ đồ
    Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành
    Bó thân về với triều đình
    Hàng thần lơ láo, phận mình ra đâu
    Áo xiêm trói buộc lấy nhau
    Vào luồn ra cúi, công hầu mà chi?
    Sao bằng riêng một biên thùy
    Sức này đã dễ làm gì được nhau?
    Chọc trời, quấy nước, mặc dầu
    Dọc ngang nào biết trên đầu có ai??
    Còn chuyện anh hùng chết vì người đẹp thì đâu có hiếm, dù gián tiếp hay trực tiếp. Vua Phù Sai của nước Ngô quyết tâm tiêu diệt nước Việt để trả thù cho ông nội chả phải là anh hùng sao? Cuối cùng Phù Sai bị đại bại chủ yếu cũng vì mê đắm Tây Thi, nên đầu óc không còn sáng suốt để suy tính việc nước. Có lẽ vì Từ Hải quá say đắm Kiều, mới tin lời (lý luận) của Kiều như thế, nên mới ra nông nỗi.

Chia sẻ trang này