1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kim Trọng

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi vothuongca, 19/08/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vothuongca

    vothuongca Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/11/2002
    Bài viết:
    571
    Đã được thích:
    0
    Kim Trọng

    Bạn có biết không, có một lần khi tôi còn học đại học. Thầy giáo tiếng Trung hỏi tên tôi là gì? Tôi đáp tôi tên là Zhong, trong Zhong Shi có nghĩa là trước sau, đầu cuối vẹn tình, vẹn nghĩa. Nhưng thầy giáo tôi bảo chữ Zhong đó mang nghĩa xấu, bởi nó thường có nghĩa là chết, tuyệt cùng trong từ Lâm Zhong chẳng hạn.
    Thầy bảo chữ Zhong phải là tiếng Chuông ngân vang xa, như ?oĐem chuông đi đấm xứ người? hay trong từ ?oZhong Đỉnh?. Bởi vì Chuông là một bảo vật của nhà Phật và mang ý nghĩa đẹp. Hơn nữa, chữ Zhong đó được ghép bởi hai bộ: Kim và Trọng. Đồng thời, thầy giáo cũng đọc luôn hai vế đối tuyệt hay:
    Thiên Lý Trọng Kim Zhong
    Bát Đao Phân Mễ Phấn
    Tức là :
    Ngoài ngàn dặm vẫn nghe được tiếng chuông vàng
    Tám ngọn đao phân chia tranh dành một hạt phấn ngọc

    Câu đối hay ở chỗ:
    Bộ Thiên (1000) ở trên chữ Lý thành ra chữ Trọng. Chữ Trọng ghép thêm bộ Kim bên trái thành ra chữ Zhong.
    Tương tự:
    Chữ Bát đặt trên bộ Đao thành ra chữ Phân. Ghép thêm bộ Mễ bên trái thành ra chữ Phấn.
    Phấn nói về người con gái với nghĩa đoạn trường phong trần. Zhong nói về người con trai với vẻ thanh cao thoát tục. Quả nhiên là một đối trọng tuyệt phẩm.
    Từ đó tôi cảm thấy mình có duyên với chính cái tên mình và cũng từ đó tôi bắt đầu thích học tiếng Trung và đôi khi cũng kí bằng 2 chữ Kim Trọng.
    Tôi bắt đầu nghĩ ra những câu vè để có thể nhớ từ nhanh hơn. Ví dụ từ Lóu là Lầu tôi gọi nó là Gỗ Gạo Gái. Bởi vì chữ này được ghép bằng ba bộ đó.
    Tôi có một người bạn gái tên là Ngọc Quyên và tôi cũng là một bài thơ về cái tên này. Chữ Ngọc thì ai cũng biết, chữ Quyên có bộ Nữ cạnh chữ Khẩu chồng lên chữ Nguyệt.
    Ông vua đá bóng ở chân
    Cô gái hé miệng cho trăng soi vào.
    v.v
    Tôi cũng biết nhiều câu thơ, câu vè nói về cấu tạo chữ, như chữ Đức là một điển hình. Chữ Mật có câu: Đấm một đấm hai tay ôm choàng. Chèo thuyền trên núi đố chàng chữ chi?
    Chữ Phi: Ốc bò cọc tre, cọc tre ốc bò...
    Chữ Hiếu có bài thơ:
    Đất này là đất bùn ao
    Ai cắm cây sào mà cắm chẳng ngay
    Con ai thơ thẩn ở đây?
    Đứng thì không đứng, hai tay vịn sào

    Truyện Kiều có câu tả về chữ Tâm:
    Ba sao khuyết một vầng trăng giữa trời.

    Rồi bộ Liễu leo người ta vẫn gọi: Tham tiền cột mỡ lắm anh leo (bộ đó rất giống hinhd ảnh này)
    Tự nhiên tôi nghĩ, liệu có ai trong box này có cái tên hay biết những từ có thể viết thành một bài thơ, câu vè như thế không? Liệu chúng ta có thể sáng tác ra những bài thơ, vè, đối để có thể học từ dễ dàng và độc đáo không. Trộm nghĩ đây cũng là một đề xuất cũng đáng để lưu tâm để cho một topic ra đời, các bạn nhỉ? Tôi là thành viên bên box nhạc Trịnh sang bên đây để giao lưu và tìm kiếm, học hỏi tri thức mới, rất mong được thỉnh giáo bà con.
    Bất chợt tôi nhớ một câu ca dao quen thuộc của dân gian mô tả hình ảnh của chữ Sơn mà ít người để ý tới:
    Một cây làm chẳng nên non
    Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

    Kim Trọng



    Vô minh trói buộc phận đời
    Đổi thay mới thấu bi ai vô thường
    Ngộ mê vô trụ vô hình
    Thôi yêu vô ngã cho mình vô vi
  2. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    chủ đề này của bạn rất hay ,Nhưng trước tiên mình hỏi một chút thế rốt cục bạn tên là gì ,bởi vì thực ra đọc là "zhong "thì đầy tên "trọng,trung,trúng ,chung ,..."
    Mình cũng xin đóng góp mấy câu :
    cô Lan đứng ở cửa đông
    sao để cỏ mọc lung tung trên đầu

    Một bước phong trần
    Mấy phen chìm nổi
    Trời tình mù mịt
    Biển hận mênh mông

    http://www.ttvnnet.com/forum/f_309

Chia sẻ trang này