1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kim tự tháp, mới hay không ?

Chủ đề trong 'ĐH Xây Dựng' bởi ask4more_always, 06/04/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ask4more_always

    ask4more_always Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2006
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Kim tự tháp, mới hay không ?

    Càc bàc ơi, thẮ cuẮi cù?ng là? Kim tự thàp 'ược xĂy thẮ nà?o mà? nay bà?o thẮ nà?y, mai bà?o thẮ kia, em mới kiẮm dc bà?i nà?y, càc bàc cho lĂn thớt ngĂm cứu xem cò lì khĂng hẶ cà? nhà? cài nhì? ???
    http://ytuong.com.vn/ideas/?view=detail&menu=21&id=2 441
  2. vnsuperwolf

    vnsuperwolf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2007
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Vấn đê? bạn ask4more_always cũng là vấn đề đã làm đau đầu bao nhà khoa học nhiều thế kỉ nay. Qua quá trình nghiên cứu, tổng hợp và thực nghiệm, anh Techno đã xây dựng 1 giả thuyết, nhà mình xem có lí không nhé !
    Xây Kim Tự Tháp - Bí Ẩn Thiên Kỷ
    Năm ngàn năm đã trôi qua trên những sa mạc cát bỏng Ai Cập, những Kim tự tháp khổng lồ vẫn im lặng mỉa mai nhìn những "nhà ngâm cứu ngớ ngẩn" của thế kỷ XX, XXI đặt câu hỏi về kỹ thuật xây dựng ra nó.
    - Có "nhà" cho rằng phải có những cần trục khổng, khổng lồ ghép bằng ngàn ngàn súc cây teck theo kiểu máy bắn đá, với nửa triệu nhân lực trong 10 năm mới có thể xây dựng nổi Kheophk hay Khufu. Nhưng rồi di tích của cái cần cẩu khổng lồ này không tìm đâu thấy, dù là một mảnh đá dăm của cái bệ (cũng khổng lồ không kém) cũng không tìm đâu thấy.
    - "Nhà" khác thì lại cho rằng có những giá khổng lồ di động, kết hợp với dây - kéo - toòng - teng để nâng những tảng đá thiên kỷ lên cao, chót vót 300 mét Kheophk.
    - Rồi còn chuyện gia công bề những tảng đá có kích thước kinh khủng 5m x 3m x 3 m thế nào mà khi ghép chúng lại, sau 5000 năm, chúng ta vẫn rất khó khăn khi muốn dùng lưỡi... dao lam len vào mép lắp ghép của hai khối đá.
    - Một bài gần đây, đăng tải trên web ý tưởng http://ytuong.com.vn/ideas/?view=detail&menu=21&id=2 441
    ... còn có ý kiến là tháp Kheophk được xây dựng từ bên trong, 1 kiến - trúc - sư Pháp là Jean Piere Houdin cho rằng như vậy. Và anh ta cũng bỏ quên chuyện gia công các khối đá với hệ sai số lắp ghép kinh khủng đó khó khăn đến bậc nào, để cho rằng chỉ cần... 4.000 người thay vì 100.000 người như các phương án trước đó. Nghĩa là đá khổng lồ thì đã được gia công, mài bóng, bằng CNC, và rơi đâu đó từ.... trên trời xuống sa mạc Ai Cập.
    - Nhưng nói như thế, thì thực chất, các Tháp vĩ đại Ai cập được xây dựng kiểu nào đây?
    Nghiên cứu của Techno đúc kết từ năm 1990 cho thấy một phương án xây dựng có một không hai của các thiên tài xây dựng Cổ Ai Cập. Chỉ với trên dưới 5.000 nhân công, họ đã chế tác thẫm mỹ cao trên các viên đá khổng lồ, vạch các đường rãnh để hứng hơi nước ngưng tụ vào các bể chứa trong tháp, mài bóng và lắp ghép thành công trình nhiều thiên kỷ.
    Xây Kim Tự Tháp - Bí Ẩn Thiên Kỷ
    Trích dẫn:
    Năm ngàn năm đã trôi qua trên những sa mạc cát bỏng Ai Cập, những Kim tự tháp khổng lồ vẫn im lặng mỉa mai...

    Chúng ta hãy bước vào kịch bản truyền kỳ của KHKT + khảo cổ học.
    A/. Dấu vết thời gian và cái nhìn từ thế kỷ XXI
    1/. Những cánh buồm lớn :
    Từ những năm 50 của thế kỷ trước, người ta đã tìm thấy những cánh buồm mục nát còn sót lại dấu vết sau quá nhiều năm tháng. Kích thước của những cánh buổm khoảng 15 mét chiều cao và 10 mét chiều rộng. Các Ý tưởng... bở vào cuộc, và cho rằng người Ai Cập cổ đã dùng những chiếc bè chở đá từ những con tàu cập bến sông Nil. Bè có gắn trục lăn, với sự hỗ trợ của sức gió đã đưa đá xây dựng kim tự tháp tới nơi cần thiết...
    2/. Tóc người trong lòng những khối đá :
    Một phát hiện của cơ quan bảo tàng Ai Cập vào năm 1968 đã làm.... bật ngửa những cái đầu thông thái, và cho đến nay vẫn chưa... ngồi dậy được. Đó là, một trong những phiến đá bị nứt do khí hậu khắc nghiệt của sa mạc, đã lộ ra.... vài cọng tóc người. Quả là một quả bom khảo cổ. Đến đây thì họ.... chịu chết không trả lời được vì sao như thế. Lẽ nào thành tạo của những phiến đá ấy lại cùng niên đại với con người văn minh?
    3/. Những "đồi cát chạy" Bình Thuận :
    Có lẽ không thể không ngạc nhiên khi Kheophk lại liên quan đến đồi cát chạy Bình Thuận. Nhưng cư dân vùng Hàm Tiến, Hàm Phong, khu Lê Hồng Phong, Cà ná, Phan Rí Cửa v.v... của tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận thì không lạ gì hiện tượng này. Đồi cát chạy là những đồi cát lớn hình thành chớp nhóang chỉ qua một đêm. Hàng vạn mét khối cát được gió chuyển đi một cách êm thấm, sáng thức dậy đã thấy cả một ngọn đồi cát sừng sững, có khi che mất cửa ra vào mới đêm hôm qua. Năng lực khủng khiếp của gió và cát, đã được con người vùng "gió và cát" này sử dụng từ lâu hàng ngàn năm.
    Những tấm phên che hay buồm, căng lên phơi phóng ở vùng gió cát, tạo thành các luồng khí chuyển động với năng lượng cao. Với một số hiểu biết về hướng gió, phong thổ, họ dễ dàng tạo ra các vùng đất, chỏm đồi v.v... phục vụ cho việc dựng lán trại, làm nhà ở hay canh tác (chủ yếu là rẫy trồng dưa lấy hạt). Những phù thủy vùng gió cát quả là những chuyên gia khí động thực thụ.
    Nói tóm lại, với những cánh bồm khá lớn, người Ai Cập cổ đã hướng cát đến khu vực cụ thể, tạo thành đồi cát lớn, và sau đó có thể triệt hạ nó, cũng bằng những cánh buồm.
    4/. Làm ra đá :
    Việc tạo ra đá theo nguyên lý hóa thạch, từ cát nhuyễn và vữa lấy ở các mỏ hoá chất hoá thạch lộ thiên của khu vực sa mạc hạ sông Nil, với các phụ gia, người Ai Cập đã làm ra những phiến đá trung gian bằng cách đổ khuôn, hai vách bên là hai phiến đá kế cận nó. Mục tiêu của những phiến đá trung gian này là lấp đầy khỏang trống giữa các khối đá xây dựng. Do đó mà việc có... tóc người rụng trong quá trình lao động xây dựng kim tự tháp, nằm sâu trong các thớ đá nhân tạo này, và độ lắp ghép khít khao đến nỗi dao "lam" cũng khó len vào, là điều không còn khó hiểu nữa.
    5/. Lên tận đỉnh Kheophk bằng sức gió :
    Đến đây thì có lẽ chúng ta hiểu được rằng, chẳng cần đến các cần trục khổng lồ, hay giá chuyển đá mà kích cỡ kinh hòang của nó theo tính tóan, cũng thấy là vô dụng và bất khả thi.
    Những thiên tài xây dựng Ai Cập cổ đã dùng sức gió, bằng những cánh buồm lớn, họ hướng cát về phía các nền móng công trình, và tạo ra những đường lăn nghiêng thoai thoải, đủ để chuyển các viên đá ngoại khổ đó. Tháp xây càng cao thì cát lấp càng cao (dễ liên tưởng đến nước dâng - núi cao của Sơn Tinh - Thủy Tinh của ta). Tất cả việc xây dựng là ở trên mặt đất nghiêng, dễ dàng và thuận tiện mà không cần gì đến các thiết bị sặc mùi.... tưởng tượng kia. Thuận tiện do mặt cát nghiêng mang lại là rất kinh khủng, đủ để các nhà xây dựng thiên tài mặc tình tung hứng các ngẫu hứng kỹ thuật và mỹ thuật của mình.
    Khi hòan tất viên đá trên đỉnh tháp, quá trình "đuổi cát đi chỗ khác" lại được các cánh buồm đảm nhiệm trong vài tháng.
    Và Kheophk hiện ra trên sa mạc, sừng sững uy nghi, giấu kín trong lòng cát sa mạc bí ẩn thiên kỷ về công nghệ xây dựng nên các đại tháp thần kỳ. Sự tồn tại của những căn phòng đầy cát đến "tận đỉnh trần" trong Kim tự tháp đã được lý giải : Vì nó đã được lấp đầy cát trong quá trình xây dựng.
    B/. Công nghệ xây dựng Kim Tự Tháp
    Tóm lại, việc xây dựng Kim Tự Tháp được tiến hành như sau :
    1/ Đá được tập kết, sơ chế và vạch các rãnh thu hơi nước, ngưng hơi để thành nước chảy vào các máng, dẫn về bồn chứa.
    2/. Nền móng được xây dựng rất giản đơn vì là trên mặt đất. Các khuôn lớn bằng gỗ ván được cài để đổ các hợp chất hoá thạch.
    3/. Sau khi lên một tầng xây dựng khoảng 3 mét thí các cánh buổm dược dựng lên, xua cát lấp dần tầng xây dựng đó, tạo ra đường nghiêng vận chuyển đá. Việc xây dựng vẫn tiếp tục như trước không có khó khăn kỹ thuật nào.
    4/. Sau khi ráp những khối đá cuối cùng lên đỉnh tháp thì quá trình gia công tinh cho bề mặt tháp được tiến hành dồng thời với giải phóng cát dần dần. Các vết khắc trên đá sẽ trở thành các đường thẳng tắp với mắt thường mà không cần phải có "các máy chuyên dụng siêu chính xác" như Dupont và các "nhà" khác vẫn nghĩ.
    5/. Việc giải phóng cát được tiếp tục thực hiện bằng nhân công thuần tuý trong các phòng nội bộ của tháp, chỉ chừa lại các phòng đầy cát cho mục đích bảo ôn.
    Khảo cứu công nghệ này được đúc kết tháng 9 / 1991 với sự giúp đỡ của các lão ngư khu vực Hàm Tiến - TP Phan Thiết.
    Techno
    Lab cafesangtao / www.cafesangtao.com
    449/ 28/ 5C Trường Chinh, P14, Q. TB.
    Tel : 8102323
    Nguồn http://www.cafesangtao.com/
    Nhà mình xem có hạp lí hạp tình không nhé !

Chia sẻ trang này