1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

"KINH BẮC - ĐẤT TRẠNG NGUYÊN" - NIỀM TỰ HÀO CHO BẠN, CHO TÔI!!

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi RBDuong, 18/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. RBDuong

    RBDuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    "KINH BẮC - ĐẤT TRẠNG NGUYÊN" - NIỀM TỰ HÀO CHO BẠN, CHO TÔI!!

    RBDương lập topic này với mong muốn cùng các bạn cùng tìm hiểu thêm về lịch sử, về truyền thống hiếu học của cha ông chúng ta xưa và nay, để sáng ngời hơn nữa niềm tự hào và ý chí tiến thủ của con người Kinh Bắc, để tự hào hơn nữa bởi chúng ta là người Kinh Bắc và để thắp sáng hơn nữa ý chí vưon lên của mỗi chúng ta bởi chúng ta là những người con đất Kinh Bắc.
    RBDương cũng đã ghé qua topic: Kinh Bắc - Đất và Người của bác rapchieubongthienduong, rất cảm ơn bác về những thông tin rất bổ ích về văn hóa, về các làng nghề truyền thống và con người đương đại...với mong muốn được tôn vinh và trọng tâm hơn nữa về tinh thần hiếu học, RBDương mạn phép bác mở thêm topic này, rất mong nhận được sự ủng hộ của các bác.

    Trước hết, RBD xin phép được bắt đầu từ người xưa, theo dòng lịch sử.
    Theo thống kê được tính theo tỉnh ngày nay, Việt Nam chúng ta có 49 Trạng nguyên chính thức (Những người đỗ đầu các khoa thi từ năm 1246 trở về trước chưa đặt danh hiệu trạng nguyên) thì đất Kinh Bắc của chúng ta có tới 16 trạng nguyên, cụ thể:
    Kinh Bắc (gồm Bắc Giang - Bắc Ninh): 16
    Hải Dương: 9
    Hà Tây, Nam Định: 4
    Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên: 3
    Thái Bình, Thanh Hóa: 2
    Nghệ An, Phú Thọ, Quảng Bình: 1

    Vậy có đáng tự hào không các bác nhỉ!
  2. RBDuong

    RBDuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Trạng nguyên (tiếng Hoa: <?.f) là danh hiệu của người đỗ cao nhất trong các khoa thi thời phong kiến ở Việt Nam, kể từ khi có danh hiệu Tam khôi dành cho 3 vị trí đầu tiên. Người đỗ Trạng nguyên nói riêng và đỗ tiến sĩ nói chung phải vượt qua 3 kỳ thi: thi hương, thi hội và thi đình.
    Khoa thi đầu tiên được mở ra dưới thời Lý năm 1075, nhưng người đỗ đầu khoa thi này là Lê Văn Thịnh chưa được gọi là Trạng nguyên. Phải đến đời vua Trần Thái Tông (1246 hoặc 1247?) mới đặt ra định chế tam khôi (3 vị trí đỗ đầu có tên gọi thứ tự là: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa) thì mới có danh hiệu Trạng nguyên. Đến thời nhà Nguyễn thì không lấy danh hiệu Trạng nguyên nữa. Do đó Trạng nguyên cuối cùng là Trịnh Tuệ đỗ khoa Bính Thìn (1736) thời Lê-Trịnh.
    Nếu tính cả trạng nguyên chính thức và không chình thức thi Đất Kinh Bắc có 18 trên tổng số 56 người.
    Cụ Lê Văn Thịnh tuy lúc đó chưa đặt danh hiệu trạng nguyên nhưng là người dành ngôi vị cao nhất trong kì thi đầu tiên. Và thật tự hào bởi cụ là người Kinh Bắc.
    1. Lê Văn Thịnh (1038- ?)
    Người làng Đông Cứu, huyện Yên Định, Bắc Giang. Đỗ trạng nguyên khoa thi Ất Mão, niên hiệu Thái Ninh thứ 2 (1075) đời vua Lý Nhân Tông. Ông có lòng tự tôn dân tộc rất cao nên cả đời làm quan chỉ muốn sáng tỏ cái Đạo của người Đại Việt. ?oTrên thuận với trời, dưới hòa với đất, con người cung kính yêu thương nhau như anh em, ấy là cái Đạo của người Đại Việt?T?T.
    Trí tuệ ông minh bạch rõ ràng lại có lòng thương dân nên đã xử nhiều vụ kỳ án rất được lòng người. Về mặt trí thức, có thể coi ông như là người đầu tiên tìm ra cách tính số Pi (mặc dù tính chính xác không cao) của Đại Việt.
    Được coi là Trạng Nguyên, đầu tiên của Việt Nam, lại là người có công chân hưng việc học, rồi đòi lại những mảnh đất vùng biên giới do người phương bắc chiếm giữ, nhưng ông vẫn bị mang tiếng oan là có ý định giết vua nên bị đày đi xa.
  3. RBDuong

    RBDuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Giai thoại về trạng nguyên Lê Văn Thịnh
    ĂN TRỘM CÓ PHẢI LÀ LAO ĐỘNG KHÔNG
    Do cuộc sống của người dân bấy giờ phụ thuộc hoàn toàn vào công việc trên cánh đồng nên con trâu, con bò là những con vật quan trọng nhất. Để bảo vệ những con vật giúp dân cày ruộng, triều đình còn ra cả một điều luật cấm giết thịt trâu bò, ai vi phạm sẽ bị phạt rất nặng, thậm chí còn bị đi đầy ra vùng biên ải. Tội ăn trộm trâu bò cũng bị xử nặng như tội giết hại trâu bò. Ngoài điều luật dành cho tội giết trâu hay trộm trâu, triều đình cũng có những điều luật rất nghiêm khắc để trừng phạt những kẻ ăn trộm. Tuy nhiên, trải qua những thế kỷ bắc thuộc dài dằng dặc, chiến tranh rồi thiên tai tàn phá ở khắp nơi, người dân nhiều vùng khi đó lại không coi trộm cắp là một tội. Thậm chí người ta còn cho rằng kẻ ăn cắp là người phải tinh ranh và giỏi giang lắm mới chiếm đoạt được tài sản của người khác.
    Cạnh nhà Thịnh có một người hàng xóm sống bằng nghề ăn cắp. Ông ta sống một mình, không bao giờ lấy trộm của người trong làng mà thường đi tới các vùng xung quanh để ăn cắp. Ban ngày ông ta ngủ, còn buổi tối lại thức dậy lẻn đi. Trong làng ai cũng biết điều đó và họ cấm con cái mình không được chào ông ta mỗi khi gặp. Cha mẹ Thịnh thì cấm con cái không được bước chân sang nhà hàng xóm ấy. Một lần cậu học trò vừa đi vừa lẩm nhẩm học bài vô tình đâm sầm vào một người nào đó. Thịnh đứng lại, ngẩng lên định xin lỗi. Cậu nhận thấy trước mặt mình là người hàng xóm làm nghề ăn cắp. Ông ta nhìn cậu bé, cố chờ đợi một lời xin lỗi vì cả làng, không có ai thèm nói chuyện với ông ta.
    - Cháu xin lỗi.
    Cậu học trò nói rồi định tiếp tục đi. Người hàng xóm vô cùng vui vẻ. Rốt cuộc cũng có một người nói chuyện với ông ta. Ông ta ngăn Thịnh lại:
    - Bác có quyển sách này hay lắm. Nếu cháu vào nhà bác, bác sẽ cho cháu mượn.
    Nghe đến có quyển sách hay, cậu bé quên bẵng mất lời dặn của cha mẹ. Thịnh theo ông ta về nhà. Ông ta mời cậu ngồi và lúng túng đi đi lại lại xung quanh. Rõ ràng là ông ta chẳng có quyển sách nào cả.
    - Bác lại để đâu mất rồi. Để bác tìm lại nhé.
    Thịnh đứng dậy định đi. Ông ta ngăn lại:
    - Cháu ngồi uống trà với bác. Lâu lắm cháu không sang nhà bác chơi mà.
    Cậu bé thành thật:
    - Cha mẹ cháu không muốn cho cháu sang đây chơi.
    - Thế à - Người hàng xóm lúng túng. Ông ta biết lý do vì sao nhưng vẫn hỏi cậu bé - Làm sao bố mẹ cháu lại không muốn cho cháu sang đây chơi.
    - Vì bác là một người ăn cắp.
    Cậu bé thành thật.
    - Ăn cắp thì có gì là không tốt? - Ông ta la lên cố thuyết phục cậu bé - Cháu biết không. Để ăn cắp được một vật gì đó bác cũng phải rất vất vả, thức đêm thức hôm, nằm ở ngoài bờ rào bị muỗi cắn đầy người, rồi có những khi bị chó cắn chảy máu ở chân ấy chứ. Cháu nhìn này.
    Ông ta kéo quần giơ bắp chân đầy vết sẹo chó cắn ra.
    - Bác cũng làm lụng vất vả đấy chứ. Đó cũng là công việc cháu ạ.
    - Bác cũng làm lụng vất vả? - Cậu bé ngạc nhiên - Bác ăn trộm của người khác chứ đâu phải làm lụng gì. Như thế không phải là lao động bác ạ.
    - Không. Vất vả thế thì chẳng phải là làm lụng còn là gì. Bác cũng lao động như mọi người mà.
    Cậu bé đứng lên, quay lại lớp học. Ngay khi nhìn thấy cậu học trò bước vào lớp, thầy đồ đã nhận thấy có điều gì khác lạ. Sau khi nghe kể lại, thầy giáo cũng thốt lên:
    - Đúng, đó không phải là làm lụng.
    - Nhưng ông ta nói... - Cậu học trò nhắc lại - Ông ta cũng thức đêm, cũng vất vả như mọi người khác ạ.
    - Con người có nhiều cách làm lụng khác nhau - Thầy đồ nói - Những cách làm lụng đó đều khiến con người mất sức lực. Nhưng không phải cách làm lụng nào cũng hướng đến điều tốt. Chính thế cho nên chúng ta phải học để hiểu được cách làm nào là tốt cách làm nào là không tốt.
    - Nhưng thế nào là một cách làm lụng tốt. Có phải cách làm lụng nào mang lại lợi ích cho chúng ta thì là tốt không hở thầy?
    Thầy đồ im lặng ngẫm nghĩ hồi lâu rồi mới nói:
    - Không hẳn thế. Nếu mang lại lợi ích mà là tốt thì việc đi ăn trộm cũng là tốt. Vì việc đó mang lại lợi ích cho kẻ ăn trộm. Trò thử nghĩ tiếp đi. Thế nào là một cách làm lụng tốt?
    Thầy giáo muốn cho cậu học trò tiếp tục suy nghĩ nên không trả lời ngay.
    Sau đó ít lâu, người hàng xóm bị quan bắt vì tội ăn trộm trâu ở làng bên. Quân lính đưa ông ta về để khám nhà rồi mới giải đi. Ông ta cúi gằm mặt xuống không nhìn ai cả. Trước khi bị giải đi, ông ta ngẩng lên nhìn ngôi nhà của mình lần cuối thì bắt gặp ánh mắt của cậu học trò đang nhìn chằm chằm vào mình.
    - Bác không có tội. Không có tội.
    - Đi ăn trộm của người khác mà không có tội à.
    Một người lính quát.
    - Ăn trộm cũng là làm việc. Bác cũng làm việc như mọi người.
    Ông ta gào lên cho Thịnh nghe thấy. Cậu học trò đang đứng ở hàng rào bỗng chạy đến gần người bị bắt. Cậu nói rất to cho ông ta nghe được:
    - Đấy không phải là làm việc. Ăn trộm không phải là làm việc bác ạ.
    - Vì sao lại không phải là làm việc?
    - Vì... vì... - Cậu bé hổn hển vì chạy mệt - Vì làm việc thực sự là những việc làm ra lợi ích cho bản thân, cho gia đình mình mà công việc ấy không ảnh hưởng đến lợi ích của người khác. Thế mới là làm việc thực sự. Còn đi ăn trộm, bác đã cướp đi lợi ích của người khác. Đó không phải là lao động.
    Kẻ ăn cắp im lặng cúi mặt để cho quân lính dẫn đi. Không ai biết ở phía ngoài, thầy đồ đang đứng đó ứa nước mắt vì cảm động bởi những lời nói của cậu học trò yêu.

    Được RBDuong sửa chữa / chuyển vào 02:15 ngày 19/01/2008
  4. RBDuong

    RBDuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Ông Trạng khai khoa Lê Văn Thịnh
    Trạng Hóa Cọp
    Từ cuối thế kỷ XI, nhà Lý đã chú ý đến nho học, cho mở khoa thi đầu tiên (Ất Mão 1075) và chọn được vì Trạng nguyên khai khoa ở nước ta. Đó là Trạng nguyên Lê Văn Thịnh, người vùng kinh Bắc (nay thuộc huyện Gia Lương tỉnh Hà Bắc).
    Trạng nguyên Lê Văn Thịnh nổi tiếng thông minh, đỗ đại khoa xong là có chỉ triều đình vời ra làm quan ngay. Ông được vào cung dạy Lý Nhân Tông từ thuở bé, rồi tiếp đó đảm nhiệm các chức trách ở triều đình, dần dần lên đến địa vị Thái sư.
    Năm 1084, sau cuộc chiến thắng quân Tống, vua Lý và nguyên soái Lý Thường Kiệt thực hiện chính sách ngoại giao khôn khéo, xin cùng với Tống giảng hòa sai sứ thông thương. Những việc đầu tiên thảo luận là vấn đề trao trả tù binh, phân chia địa giới, đòi lại những vùng đất mà quân Tống đã lấn chiếm trước đây. Lê Văn Thịnh - lúc này còn giữ chức lang trung binh bộ, được cử làm trưởng đoàn sang Tống đàm phán. Hội nghị đã họp vào tháng 7 năm Giáp Tý (1081). Phía nhà Tống cử viên sứ giả Thành Trạc đứng đầu. Nội dung cuộc tranh luận là bàn về chương giới thuộc hai châu Quy Hóa và Thuận An, cụ thể là đất Vật Dương, Vật Ác.
    Chính tại cuộc hội nghị này, Lê Văn Thịnh đã nổi bật lên là một nhà ngoại giao kiên quyết lý lẽ vững vàng, thái độ cứng rắn. Lê Văn Thịnh nói rõ hai vùng đất ấy là của nước ta đã bị bọn tù trưởng ở biên giới nhân lúc lộn xộn đem nộp cho nhà Tống để mong tránh nạn binh hỏa nay xin nhà Tống trả lại. Phái đoàn Thành Trạc không chịu lập luận rằng :
    - Những đất khi giao tranh đã bị chiếm bay giờ đem trả lại thì đúng. Còn những đất mà người địa phương coi giữ đã xin quy phụng về thiên triều, thì không có lý gì phải trả lại.
    Lê Văn Thịnh trả lời :
    - Đất thì có chủ. Bọn được giao cho coi giữ mang nộp và trốn đi thì đó là đất ăn trộm. Chủ giao cho mà lại trộm của chủ, là phạm tội không tha thứ được. Kẻ ăn trộm và kẻ tàng trữ vật trộm cắp đều sai, huống chi bọn chúng lại mang đất trộm đến dâng làm bẩn sổ sách của thiên triều!
    Lời nói khéo léo mà nghiêm khắc của Lê Văn Thịnh đã làm cho bọn sứ thần nhà Tống phải hổ thẹn nhưng chúng vẫn cứ lằng nhằng. Cuộc tranh chấp đất đai này còn kéo dài nhiều năm về sau, có đến sáu lần thảo luận nữa mà không ngã ngũ. Nhưng LVT đã được triều đình rất kính phục. Ngay năm sau (1085) ông được thăng vượt cấp cử giữ chức Thái sư, quan đầu triều.
    Nhưng có điều lạ là kết cục hành trạng của vị Thái sư Trạng nguyên này lại là những trang bi kịch. Một việc kỳ quặc đã xảy ra cho đến nay vẫn chưa ai giải thích được rõ ràng. Vào một ngày nào đó (1) Vua Lý Nhân Tông cùng các triều thần dong thuyền dạo chơi trên Hồ Tây, để hưởng lạc thú cảnh thái bình sau những ngày chiến tranh chấm dứt. Thuyền ra đến giữa hồ thì sương mù tỏa xuống che cả đội thuyền ngự, ảo ảo mờ mờ. Đó là hiện tượng thiên nhiên quen thuộc ở hồ Tây. Bỗng ngay giữa thuyền ngự, một con cọp ở đâu xuất hiện, nhảy vào đám đông, các quan và bọn lính ngự lâm thị vệ hoảng hốt dạt ra, cọp lao vào vua Lý Nhân Tông như sắp sửa vồ ăn thịt . Người lái thuyền, một ông chài can đảm và linh hoạt, vội vàng ném vào đầu cọp một cái lưới - tình cờ ông vớ được bên cạnh mình. Lưới lùng nhùng bủa vây lấy cọp, làm cho nó lúng túng không thể thoát ra. Nhà vua và các tùy tùng được hoàn hồn, thì vưa lúc sương mù cũng giảm bớt, trông rõ mặt người. Bọn lính xông vào bắt cọp. Nhưng... không phải cọp! Mà lại là... Thái sư Lê Văn Thịnh đang loay hoay trong tấm lưới. Lập tức, Lê Văn Thịnh bị trói điều về để triều đình luận tội. Kết luận không ai nói cũng rõ: Lê Văn Thịnh đã bị buộc là dùng phù phép để hóa thành cọp, toan giết vua cướp ngôi. Lẽ ra phải tru di tam tộc, nhưng Lý Nhân Tông nghĩ thương một vị đại thần đã có nhiều công lao trong các việc nội trị ngoại giao, lại là người có học hành uyên bác nên không bắt tội chết. Lê Văn Thịnh bị cách hết chức tước, đẩy vào Thanh Hóa. Ông trú ngụ tại đây và lập cơ ngơi mới ở vùng này. Có tài liệu cho rằng tiến sĩ Lê Quát (đời nhà Trần) là dòng dõi của ông.
    Việc Thái sư Trạng nguyên Lê Văn Thịnh hóa hổ đến nay vẫn chưa ai giải thích được cho chính xác. Các nhà nho, các sử thần phong kiến ngày xưa đều kết luận là Lê Văn Thịnh đã có tham vọng cướp ngôi tội rất nặng. Nhưng người ta vẫn không hiểu sao mà vua Lý lại xử phạt một cách khoan hồng. Một số nhà nghiên cứu đời sau không tin vào chuyện phù phép đã giải thích hiện tượng này một cách khác nhưng tên tuổi và giai thoại Trạng hóa cọp hay Thái sư hóa cọp thì vẫn tồn tại, lưu truyền cho tới bây giờ./.
    (1) Sách Việt sử lược nói là vào tháng 11. Sách Toàn thư nói là vào tháng ba, còn sách Việt Điện U Linh lại chỉ nói vào mùa thu. Cuộc đi chơi này, các tài liệu cho biết là Lý Nhân Tông dạo chơi để xem đánh cá.
    (Theo GS Sử học Vũ Ngọc Khánh)
    __________________

    Được RBDuong sửa chữa / chuyển vào 02:13 ngày 19/01/2008
  5. RBDuong

    RBDuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    2. Nguyễn Quang Quan
    Theo Lịch triều đại kỷ thì năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 15 (tức năm 1246) nhà Trần có tổ chức khoa thi. Trong khoa thi này lấy Nguyễn Quan Quang người xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, nay là thôn Tam Sơn, xã Tam Sơn, huyện Tiên Sơn tỉnh Bắc Ninh. Có điều năm này thì Lịch triều đại kỷ lại ghi là can của năm là Bính Tuất. Trong giai đoạn này nếu là năm Bính Tuất thì hoặc là năm 1226 khi Trần Thái Tông mới lên ngôi, hoặc là năm 1286 khi quân Nguyên sang xâm lược Đại Việt, khả năng tổ chức thi cử trong 2 năm này là rất khó xảy ra. Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi rằng mãi tới khoa thi năm Đinh Mùi - Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 (1247) dưới triều Trần Thái Tông triều đình mới đặt ra Tam khôi gồm Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Đại cương lịch sử Việt Nam bộ mới do Trương Hữu Quýnh chủ biên, NXB Giáo dục ấn hành năm 1998 cũng ghi điều này. Rõ ràng có một người tên là Nguyễn Quan Quang quê như trên đã đỗ đầu trong một kỳ thi trước đó khi chưa đặt Tam khôi. Còn nói trạng nguyên đầu tiên là Nguyễn Quan Quang e là chưa ổn bởi không lẽ 2 năm liên tiếp 1246, 1247 triều đình lại tổ chức 2 kỳ thi đình, điều này là chưa từng có trong lịch sử thi cử Nho học của cả Đại Việt lẫn Trung Quốc. Tuy nhiên cụ vẫn là vị trạng nguyên thứ hai của đất Kinh Bắc.
  6. RBDuong

    RBDuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    3. Huyền Quang - Lí Đạo Tái
    Huyền Quang (Z".?), 1254-1334, tên thật là Lý Đạo Tái, người hương Vạn Tải, châu Nam Sách, lộ Lạng Giang[1]. Học giỏi, đỗ cả thi hương, thi hội. Ông đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ (trạng nguyên) khoa thi năm 1272 và được bổ làm việc trong Viện Nội Hàn của triều đình, tiếp sư Bắc triều, nổi tiếng văn thơ. Sau này từ chức đi tu, theo Trần Nhân Tông lên Trúc Lâm. Là một Thiền sư Việt Nam, tổ thứ ba dòng Trúc Lâm Yên Tử. Ông là một nhà thơ lớn với nhiều bài thơ còn được lưu lại. Cùng với Trúc Lâm Đầu Đà Trần Nhân Tông và Pháp Loa, ông được xem là một Đại thiền sư của Việt Nam và người ta xem ông và hai vị nêu trên ngang hàng với sáu vị tổ của Thiền tông Trung Quốc hoặc 28 vị tổ của Thiền Ấn Độ.
    Truyền thuyết
    Theo Tam tổ thực lục (?-實O"), mẹ của Huyền Quang là Lê Thị hay đến chùa Ngọc Hoàng cầu nguyện vì tuổi đã 30 mà chưa có con. Đầu năm Giáp Dần 1254, vị trụ trì chùa Ngọc Hoàng là Huệ Nghĩa mơ thấy "các toà trong chùa đèn chong sáng rực, chư Phật tôn nghiêm, Kim Cương Long Thần la liệt đông đúc. Đức Phật chỉ Tôn giả A-nan-đà bảo: ''Ngươi hãy tái sinh làm pháp khí Đông Độ và phải nhớ lại duyên xưa.''" Năm ấy Lê Thị sinh Huyền Quang. Lớn lên Sư dung mạo dị thường, làm quan đến chức Hàn Lâm.
    Một hôm, Sư cùng vua Trần Anh Tông đến chùa Vĩnh Nghiêm huyện Phượng Nhãn, nghe Thiền sư Pháp Loa giảng kinh, liền nhớ lại "duyên xưa", xin xuất gia thụ giáo (có tài liệu nói Sư thụ giáo với Bảo Phác ở chùa Vũ Ninh). Sư được cử làm thị giả của Trúc Lâm Đầu Đà và được ban pháp hiệu là Huyền Quang.
    Sau, Sư theo lời phó chúc của Trúc Lâm trụ trì chùa Vân Yên (nay là chùa Hoa Yên) trên núi Yên Tử. Vì đa văn bác học, tinh thông đạo lí nên tăng chúng đua nhau đến học.
    Niên hiệu Đại Khánh thứ 4 (1317), Sư được Pháp Loa truyền y của Trúc Lâm và tâm kệ. Sau khi Pháp Loa tịch (1330), Sư kế thừa làm Tổ thứ ba của thiền phái Trúc Lâm nhưng vì tuổi đã cao nên Sư giao phó trách nhiệm lại cho Quốc sư An Tâm.
    Sư đến trụ trì Thanh Mai Sơn sáu năm, sau dời sang Côn Sơn giáo hoá. Ngày 23 tháng 1 năm Giáp Tuất (1334), Sư viên tịch, thọ 80 tuổi. Vua Trần Minh Tông sắc thuỵ là Trúc Lâm Thiền Sư Đệ Tam Đại, đặc phong Từ Pháp Huyền Quang Tôn Giả.

Chia sẻ trang này