1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

► KINH BẮC TỬU LẦU (Chủ quán đang cai rượu và muốn làm tửu tiên)

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi baotrungvip, 12/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. whipper_snapper

    whipper_snapper Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/01/2006
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    câu hỏi là:anh zai say chưa?
    câu trả lời là:say...thì chưa xay...nhưng còn lâu mới tỉnh
    theo mình rượu khá độc,uống vừa phải thì vui hơn nhiều!
    còn uống nhiều thì....chắc sẽ vui hơn nhưng chắc còn lău mới tỉnh!
  2. leo_queen_8x

    leo_queen_8x Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/04/2006
    Bài viết:
    2.361
    Đã được thích:
    0
    Ai mua vẩn vơ tớ bán cho
    Lúc nào cũng có sẵn một kho
    Gặp người quân tử mang sẻ bớt
    Tối về người trả... lãi lãi to
  3. baotrungvip

    baotrungvip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    5.898
    Đã được thích:
    1
    Chú mới vào mà bắng nhắng quá rồi đấy
  4. sinh_vien_thuc_tap

    sinh_vien_thuc_tap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    3.946
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng nóng mũi rồi ná. Mới vắng mặt mấy hôm mà có người vào tranh ghế spam roài. Liệu hồn
    Chẳng hay quán có mỹ nhân
    Tửu bảo nghiêng đầu vẻ phân vân rồi
    Đời, say rượu chẳng bằng người
    Ta, thôi thì xin chớ mời ra mời vào
  5. whipper_snapper

    whipper_snapper Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/01/2006
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    đã thế dỗi rồi không thèm viết cái gì nữa!
    thì em chỉ muốn tán tý cho vui mà!
    mà lâu lắm anh chả vào được hôm bảo vào để thằng em đợi dài cổ!
    hic hic....muốn say ghê!
  6. baotrungvip

    baotrungvip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    5.898
    Đã được thích:
    1
    Gió về mây vẫn rót giọt cay
    Mơ hồ nghe tiếng đọng phương này
    Người vô tình tỉnh, vô tình nhớ
    Chỉ có đôi dòng, thế mà say...
  7. tocboduoiga2005

    tocboduoiga2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2005
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    0
    Giọt sương rơi đầu ngõ
    Ngỡ ngàng hơi rượu bay
    Cúi đầu nhấp một ngụm
    Bừng tỉnh... má hồng ...say...
  8. geotimes2005

    geotimes2005 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    1.096
    Đã được thích:
    0
    Vừa bước ra đầu ngõ
    Gặp phải Má Hồng say
    Thoảng hương rượu cay cay
    Lờ mờ thấy bay bay (say mất rồi )
  9. baotrungvip

    baotrungvip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    5.898
    Đã được thích:
    1
    GIỮA NGỰC NGUYỄN TUÂN CÓ LÝ BẠCH
    TIÊU LANG - TÔ KIỀU NGÂN
    Đời văn Nguyễn Tuân nổi tiếng là nhờ các tập tùy bút và bút ký. Ông rất ít viết tiểu thuyết, nhất là không thấy ông làm thơ. Gần đây, có vài tờ báo Việt ngữ tại hải ngoại đăng lại một bài thơ ký tên Nguyễn Tuân làm từ năm 1931, cách đây đã hơn 70 năm.

    Điều đó làm nhiều người ngạc nhiên, vừa thú vị, vừa thắc mắc không hiểu có đúng là thơ của Nguyễn Tuân không vì xưa nay không ai thấy thơ ông đăng báo hay in thành tập. Giới phê bình văn học cũng không thấy ai nói chuyện Nguyễn Tuân làm thơ. Hoặc giả trước đây ông có làm thơ nhưng vì thấy mặt mạnh của mình là văn xuôi nên bỏ thơ mà viết tùy bút chăng? Người ta thường nhận xét là: lúc mới lớn nhiều người làm thơ, đến tuổi trung niên họ viết văn và về già, họ viết kịch. ?oVậy, ai đã khoái văn chương, khi mới lớn biết yêu đương mà không làm đôi ba bài, hay đôi ba tập, để ghi lại những rung động đầu đời?. Nguyễn Tuân có làm thơ cũng là chuyện thường tình. Ta hãy đọc bài thơ ?oSay? của ông sau đây:
    SAY
    Hạnh hoa thôn đã đây rồi,
    Chơi đi cho thỏa một đời thông minh,
    Nợ men gấp mấy nợ tình,
    Cõi trần ướm hỏi Lưu Linh mấy chàng?
    Hưng trung hữu Lý Bạch,
    Đã say sưa mặc quách thế nhân cười.
    Mượn màu men giả dạng làng chơi,
    Cơn chuếnh choáng coi ra trời đất nhỏ.
    Ai muốn lấp sầu thiên vạn cổ,
    Cùng ta hãy cạn một hồ đầy.
    Doành nước mây, một tớ một thầy,
    Vành gió bụi, ai tỉnh? Ai say? Ai ngất ngưởng?
    Đảo phá sầu thàh thi thị tướng,
    Trường truy cùng tặc tửu vi binh,
    Rượu ngà say quên lẫn cả mình,
    Khi túy lúy thoát hình ngoài cõi tục.
    Mặc ai đàm tiếu ai trong đục,
    Tỉnh mà cho cho nhọc chẳng khề khà,
    Nợ nần gỡ mãi không ra.
    Hóa ra đây là một bài Hát nói, tờ báo hải ngoại đăng lại đã quên không đề là Hát nói, cũng không ghi ?oMưỡu đầu? nơi chỗ mới vào bài, hai câu thơ chữ Hán nằm giữa bài cũng không in chữ xiên kèm thêm chữ Hán có đóng dấu ngoặc kép ở đầu và cuối như xưa nay người ta vẫn in như thế. Do vậy mà nhiều bạn trẻ không rành ca trù cho đây là một bài thơ. Nguyễn Tuân không làm thơ mới như Huy Cận, Xuân Diệu mà làm Hát nói, một lối thơ hợp thể, sáng tạo độc đáo của Việt Nam ta, gồm những câu bốn chữ, năm chữ, sáu chữ, bảy chữ, tám chữ hợp lại, vừa lục bát xen lẫn với thất ngôn, vừa thơ Việt Nam lẫn thơ chữ Hán.
    Rất tiếc là chúng ta không được đọc những bài thơ tình đầu đời của ông vì bài văn vần hiếm hoi còn lại của ông lại là một bài ca trù tán dương thú uống rượu. ?oNợ men gấp mấy nợ tình?, thứ nợ ấy gỡ mãi không ra, nợ nhưng đương sự lại sẵn sàng rước lấy nợ vì đó là cái cách để ông ?ođảo phá sầu thành? rong chơi và tìm quên. Nguyễn Tuân làm Hát nói vì ông rất mê hát cô đầu. Nghe hát và uống rượu là hai thú vui thường đi đôi của những người mà Nguyễn Tuân cho là người ?othông minh?: ?ochơi đi cho thỏa một đời thông minh?, nhất là những người thuộc giới làm nghệ thuật. Sinh thời, lúc còn trẻ, ở Hà Nội, Nguyễn Tuân thường cùng Vi Huyền Đắc, Trần Trọng Kim, Thế Lữ, Lê Đại Thanh? đi hát Ả đào tại các xóm cô đầu Khâm Thiên, Vạn Thái. Ông ?otự bạch? trong các tập tùy bút của mình rằng đã có lúc ông ?oăn dầm, nằm dề? hàng tháng tại các nhà hát cô đầu, tối nào cũng đập trống, nghe ca và say túy lúy. Kịch tác gia Vi Huyền Đắc lúc còn sống ở Sài Gòn kể rằng: ?oĐi hát với Nguyễn Tuân tốn lắm! Ngoài tiền chi cho chầu hát còn phải bồi thường cho gia chủ những ly chén do Nguyễn Tuân trong cơn cao hứng, say sưa đã đập vỡ?. Do gắn bó, nặng nợ với rượu, thơ, âm nhạc như vậy mà họ Nguyễn đã có được một "Chùa Đàn" tuyệt tác, trong đó tiếng hát của cô Tơ, tiếng đàn Bá Nhỡ và ánh lửa lung linh của ngọn đuốc soi sáng ?otửu phần? tưởng như còn đọng lại, còn vang ngân, còn lấp lánh mãi trong tâm hồn những ai đồng điệu.
    Nguyễn Tuân đã đem Lý Bạch vào giữa ngực mình (Hưng trung hữu Lý Bạch). Đầu là nơi tôn quý nhất vì sản sinh ra trí tuệ. Ngực là nơi chứa đựng tim phổi, nơi ngự trị của cái tâm, là cõi lòng, cõi lòng của Nguyễn Tuân từng ôm ấp hình ảnh Thi Tiên, tửu tiên Lý Bạch. Ông đã thẳng thắn bày tỏ lòng hâm mộ của mình với tác giả ?oTương tiếu tửu?. Qua bài ?oSay?, ta thấy Nguyễn Tuân, ở vài chỗ, nhắc lại lời Lý Bạch và khẳng định rằng rượu và thơ có thể làm quên sầu. Muốn phá đổ thành sầu phải mượn thơ làm vị tướng mà rượu là binh lính; tướng chỉ huy quân binh mới hòng truy đuổi được tên giặc sầu.
    Đảo phá sầu thành thi thị tướng
    Trường truy cùng tặc tửu vi binh


    Nhưng nói chỉ để mà nói chứ nỗi sầu, hàng vạn nỗi sầu, đâu dễ nguôi ngoa! "Sầu đong càng lắc càng đầy" (Nguyễn Du). Nếu chỉ một trận mà dẹp được thì Lý Bạch đã không nói là ?oNgỡ dìm nỗi sầu vào rượu, không hay càng uống lại càng sầu?. Thành sầu không dễ phá đổ, may ra chỉ tạm quên trong phút chốc mà thôi.
    Người hay thơ cũng lắm, hay rượu cũng khá nhiều, tại sao Nguyễn Tuân không ôm ai mà lại chọn Lý Bạch đặt vào giữa ngực mình? Dễ hiểu là vì hai người có những điểm giống nhau về tài năng, về sở thích, về tính khí. Lý Bạch lãng mạn mà ngang tàng, học múa kiếm trước khi làm thơ, nổi tiếng là thi tiên, thi tửu, khi say rồi thì vua chúa, hiền thánh cũng chẳng coi ra gì:
    ?Thiên tử hô lai bất thướng thuyền
    Tự xưng thần thị tửu trung tiên
    (thơ Đỗ Phủ viết về Lý Bạch)
    Dịch:
    Vua gọi lên thuyền không chịu đến
    Tự xưng thần chính tửu tiên đây
    Vua vời Lý vào triều thảo chiếu biểu trong lúc Lý uống say ngủ vùi nơi quán rượu phải sai quân sĩ ra quán khiêng ông về. Giữa triều đình, Lý bắt Cao Lực Sĩ cởi giày cho mình, vua không nói gì vì ngại Lý bất bình mà không chịu làm thơ. Đến nửa đời, Lý theo Vĩnh Vương Lân chống lại triều đình khiến phải bị bắt, may không bị giết mà chỉ bị đày tới đất Dạ Lang.
    Xét về Nguyễn Tuân, ta thấy ông là ngôi sao trên văn đàn thời trước 45 cũng như về sau này, văn chương ông cũng bộc lộ tính khí ngang tàng, khinh thế, ngạo vật. Ông lại sành sỏi thú ăn chơi, nổi tiếng là người phong lưu rất mực. Uống rượu, thưởng trà và viết về trà, rượu tưởng không ai viết hay bằng Nguyễn Tuân. Nguyễn còn một điểm giống Lý Bạch là ?othèm đi?. Lý Bạch thích ngao du đây đó. Các nước Tề, Lỗ, Tống, Lương nơi nào có cảnh đẹp là ông tìm tới, từ những nơi này xuống miền Giang Nam lênh đênh hơn 10 năm trời không nhất định ở một chỗ nào. Nguyễn Tuân cũng ưa xê dịch, lúc trẻ ông cũng từng đi Hương Cảng để đóng phim, sau này, vừa công tác lại vừa du lịch qua các nước xã hội chủ nghĩa, ở trong nước thì ông luôn xuôi ngược khắp nơi để viết bút ký. Ông từng ao ước chiếc va?"ly giang hồ của ông dán đầy nhãn hiệu của các con tàu lênh đênh trên các đại dương, các thương hiệu của các khách sạn, bến cảng toàn thế giới. Chỉ chừng ấy điểm giống nhau đủ đưa đến hợp nhau, phương chi còn thơ, rượu và một thành sầu vạn cổ mà đa số văn nhân, thi sĩ muốn đánh đổ mãi bằng men rượu mà không được.
    Nếu ta bắt gặp trong bài ?oSay? của Nguyễn Tuân có đôi ý, đôi câu giống thơ rượu của Lý Bạch thì đó cũng là điều dễ hiểu vì họ Nguyễn đã chẳng từng nói là ?ogiữa ngực mình có Lý Bạch? đó sa

  10. nhatnguyet83

    nhatnguyet83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2007
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    0
    Uống rượu không fải để say
    Uống rượu để lay hoay cho đỡ buồn

Chia sẻ trang này