1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh Bắc Tửu Lầu

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi van_du, 30/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duonglong

    duonglong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2004
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Tớ nhớ không nhầm thì ở Bển, người ta chia làm 3 loại người say: Tiên tửu - Hiền tửu - Cẩu tửuCó lẽ, nếu tinh ý một chút chúng ta nhận ra ngay rằng khi say rượu người ta mới sống thật hơn! Bậc cao nhân có phong thái thanh cao, tĩnh tại mới có thể đạt tới cảnh giới Tiên tửu, người tự lượng bản thân giữ cho mình bình an ngay cả khi say bằng giấc ngủ (Hiền tửu), người lỗ mãng, kẻ tiểu nhân không thể chế ngự lời nói & bản thân trong lúc say, luôn tỏ ra mình là thằng mắt dậy nhất (Cẩu tửu).
    Hê hê!
    Được duonglong sửa chữa / chuyển vào 18:04 ngày 04/01/2005
  2. woshi_cimeixiang

    woshi_cimeixiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2004
    Bài viết:
    3.072
    Đã được thích:
    0
    có tớ mún lém hôm tới đi nha...
    ....
  3. woshi_cimeixiang

    woshi_cimeixiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2004
    Bài viết:
    3.072
    Đã được thích:
    0
    có tớ mún lém hôm tới đi nha...
    ....
  4. baotrungvip

    baotrungvip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    5.898
    Đã được thích:
    1
    Năm hết tết đến,thiết nghĩ cái Topic này phải được cập nhật thường xuyên,Bà kon nhẩy, nhưng chẳng phải cứ đến Tết người ta mới nói chuyện rượu. Rượu từ lâu đã trở thành bạn của người những lúc tâm giao. Thủa xưa, Cao Bá Quát ngang tàng đã đề trên bình rượu của ông mấy chữ ''''Dữ nhỉ đồng tiêu vạn cổ sầu'''', nghĩa là ''''cùng với mi ta tiêu tán nỗi buồn ngàn năm''''. Với rượu, đặc biệt rượu xuân, bao lời thơ vẫn chưa tả hết được. Nâng một ly rượu nồng bên tri âm, tri kỷ, khi xung quanh đất trời cũng đang chuyển mình mang đến cho người xuân nồng. Để người với người mặc sức uống, mặc sức say bên phơi phới hoa đào đang đau đáu bên hiên nhà:
    ''''... rồi ta cụng ly say !
    mặc xác pháo tươi đau đá vẻ hoa đào''''

    Khi rượu đã là bạn, người cứ uống, uống từ miền này đến miền kia, vùng thấp đến vùng cao, miền Bắc đến miền Nam. Mỗi miền đều có những địa chỉ ''''văn hoá rượu'''' khác nhau. Rượu Vân, rượu Kim Sơn, rượu Gò Đen, rượu Bắc Hà, rượu Mẫu Sơn, rượu Cần, rượu Sán Lùng... Rượu nào rồi cũng say, rượu nào rồi cũng có thể làm ai đó ''''tay nâng bầu rượu'''' mà dám ''''quên hết lời em dặn dò...''''
    -Đất Kinh Bắc từ lâu không chỉ nổi tiếng với câu ca quan họ giao duyên làm say lòng người mà còn được biết đến với một làng nhỏ nằm ven sông Đuống thơ mộng. Đó là làng Vân. Làng Vân có rượu mà ''''chưa đến đã say, không say không về''''. Đến nay, hầu như trong các vùng rượu nổi tiếng trên dải đất hình chữ S này chỉ có mỗi làng Vân là đang còn giữ được bí quyết riêng biệt, bí mật của rượu quê mình.
    Rượu Vân đậm đà, thoang thoảng hương vị của lúa nếp vừa gặt. Nếu nói theo cách nói của người xưa, rượu Vân chính là rượu lậu, rượu cuốc lủi mà có những người say tới mức khi đi sang trời Tây vẫn cắp bên nách chai rượu nút lá chuối khô. Đắm đuối say, đắm đuối trong gù, trong lít giữa bát ngát rượu ngoại. Rượu Vân là vậy!

    Rượu Vân có nhiều loại. Nhưng để uống một lần để nhớ, để ngất ngây thì hầu như chỉ có rượu nếp, nhất là thứ nếp cái hoa vàng. Người làng Vân bảo, đó là thứ nếp đặc biệt. Người gọi kiểu này, kẻ gọi kiểu kia, nhưng chung tụ vẫn chỉ là một loại nếp cái. Thứ nếp vừa thơm vừa dẻo mà chỉ có vùng Kinh Bắc trồng nhiều. Rượu nếp cái hoa vàng cũng chế như các loại rượu men khác, nhưng thơm và ngon ở chất nếp và mức độ sành sỏi gia truyền trong cách ủ, cách nấu của người Kinh Bắc.
    Đầu xuân, nâng ly rượu nếp cái hoa vàng rót tràn chiếc chén mắt trâu, ai uống mà chẳng say, chẳng cảm nhận được một chút dư vị ngòn ngọt nơi đầu lưỡi và như thấm dần vào nội tâm. Để rồi có thơ:
    ''''Tết đến, ly rượu mừng năm mới
    Xuân về, say trong lất phất xuân''''
    -Nếu đến xứ sở đẹp như huyền thoại Bắc Hà (Lào Cai), bên cạnh những điệu múa xoè bốc lửa là bát rượu ngô nồng thắm. Trong phiên chợ vùng cao, các thiếu nữ dân tộc súng sính trong bộ đồ váy truyền thống với muôn sắc màu, các chàng trai khoác trên mình những chiếc áo ngắn để lộ những khuôn ngực gồ ghề như tảng đá trên núi cao Phanxipăng. Trong cảnh phiên chợ bên ngút ngát rừng mận tam hoa, rượu ngô Bắc Hà đủ làm say lòng mỗi người.
    Rượu Bắc Hà nấu thuần một loại ngô địa phương. Ngô được gieo trồng tít tắt trên vùng núi đá. Đá Bắc Hà thì cứng mà hạt ngô lại mềm, bùi, giàu dinh dưỡng. Đồng bào bung ủ kỹ với một loại men được chế từ hạt cây hồng may, một loại biệt dược không phổ biến của người H''Mông. Rượu Bắc Hà không thể lẫn với một loại rượu nào khác bởi vị thơm của núi rừng Tây Bắc. Chỉ cần một hớp nhỏ, vị thơm, cảm giác nóng bừng sẽ lan dần khắp cơ thể. Rượu Bắc Hà có điều đặc biệt là dù uống say đến ngất ngây cũng không thấy nhức đầu.
    Những ngày xuân mới, bước chân lãng du vô tình đưa ta lạc đến chợ phiên Bắc Hà, nhìn đâu cũng thấy rượu. Rượu Bắc Hà nhiều nơi trong vùng chưng cất song ấn tượng nhất, ngon nhất vẫn là rượu Bản Phố. Bản Phố nằm lặng lẽ dưỡi chân núi Cô Tiên. Nhà nào ở Bản Phố cũng cất rượu. Người H''Mông nào cũng biết uống rượu ngô, cũng từng say rượu ngô. Người H''Mông Bắc Hà quý khách như quý cây ngô trên núi đá cao đã làm nên thứ rượu ngon.
    Đến Bắc Hà, bâng khuâng trong điệu xoè dập dìu, tiếng khèn gọi bạn quyến rũ và ngất ngây say bởi:
    ''''Rượu Bắc Hà men lạ
    Cạn chén không muốn về''''
    -Với người Dao đỏ sống quanh vùng núi cao Mẫu Sơn, chuyện ngày tết say ở dãy Phia Mè (Núi mẹ - Mẫu Sơn) và say tiếp ở dãy Phia Pò (núi cha) là chuyện thường tình. Buổi sáng đang uống rượu ở Phia Mè, buổi chiều người Dao cũng có thể đã vượt qua những rừng mai, rừng đào về với Phia Pò uống tiếp, say tiếp. Dãy Mẫu Sơn cao ở độ cao trên 1.600m so với mực nước biển là nơi cư trú của nhiều hộ đồng bào dân tộc Dao đỏ. Mẫu Sơn tiết trong mình ra thứ nước tinh khiết nuôi sống đồng bào Dao. Nhắc đến Mẫu Sơn là nhắc đến thứ rượu men lá nổi tiếng của người Dao đỏ nơi đây. Rượu Mẫu Sơn là một trong những loại rượu quý ở Việt Nam được chế từ nước suối tinh khiết cùng nguồn thảo dược bất tận...
    Từ thủa xưa, người Dao đỏ đã sống ở quanh dãy Mẫu Sơn. Những dòng suối chảy từ trong các khe núi đã được đồng bào khai thác thành một đặc sản cho riêng vùng Mẫu Sơn và người Dao đỏ. Đồng bào lên núi lấy thảo mộc về làm nên men lá, cất trên gác bếp đúng 20 ngày rồi cho vào gạo đã ủ chế cùng với nước suối nấu lên thành rượu Mẫu Sơn, vừa tinh khiết hơi thở của núi rừng, vừa mang đậm bản sắc văn hoá của người Dao sống trên núi cao. Ban đầu, rượu Mẫu Sơn uống vào thì nhẹ và dịu nhưng ngấm dần về sau. Vào ngày Tết, các chàng trai Dao đỏ uống ngây ngất bên nhà bạn ở Phia Mè về đến Phia Pò thì say. Chồng nằm vắt ngang trên lưng ngựa, vợ lẽo đẽo theo sau đưa chồng về nhà đuổi ''''cái con ma rượu'''' đi.
    Một sớm mai, dãy Pia Mè tràn ngập sắc xuân của núi rừng hùng vĩ. Bên những nếp nhà dưới bát ngát hoa đào, hoa mai, những người phụ nữ Dao bẽn lẽn cười bên chồng, bên con, nâng chén rượu mừng năm mới. Hình như, người Dao Mẫu Sơn đang say:
    ''''Vợ cười chưa uống đã say.
    Ngọt ngào thì nổi đắng cay thì chìm''''

    Tối ba mươi rượu tu nửa chai,lâng lâng cùng vị đắng.Chân thấp chân cao tiễn đưa năm cũ đi
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]

    Sáng mùng một bia nốc nguyên thùng ngất ngây trong men ngọt.Tay vẫy tay mời đón chào Xuân mới đến
  5. baotrungvip

    baotrungvip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    5.898
    Đã được thích:
    1
    Năm hết tết đến,thiết nghĩ cái Topic này phải được cập nhật thường xuyên,Bà kon nhẩy, nhưng chẳng phải cứ đến Tết người ta mới nói chuyện rượu. Rượu từ lâu đã trở thành bạn của người những lúc tâm giao. Thủa xưa, Cao Bá Quát ngang tàng đã đề trên bình rượu của ông mấy chữ ''''Dữ nhỉ đồng tiêu vạn cổ sầu'''', nghĩa là ''''cùng với mi ta tiêu tán nỗi buồn ngàn năm''''. Với rượu, đặc biệt rượu xuân, bao lời thơ vẫn chưa tả hết được. Nâng một ly rượu nồng bên tri âm, tri kỷ, khi xung quanh đất trời cũng đang chuyển mình mang đến cho người xuân nồng. Để người với người mặc sức uống, mặc sức say bên phơi phới hoa đào đang đau đáu bên hiên nhà:
    ''''... rồi ta cụng ly say !
    mặc xác pháo tươi đau đá vẻ hoa đào''''

    Khi rượu đã là bạn, người cứ uống, uống từ miền này đến miền kia, vùng thấp đến vùng cao, miền Bắc đến miền Nam. Mỗi miền đều có những địa chỉ ''''văn hoá rượu'''' khác nhau. Rượu Vân, rượu Kim Sơn, rượu Gò Đen, rượu Bắc Hà, rượu Mẫu Sơn, rượu Cần, rượu Sán Lùng... Rượu nào rồi cũng say, rượu nào rồi cũng có thể làm ai đó ''''tay nâng bầu rượu'''' mà dám ''''quên hết lời em dặn dò...''''
    -Đất Kinh Bắc từ lâu không chỉ nổi tiếng với câu ca quan họ giao duyên làm say lòng người mà còn được biết đến với một làng nhỏ nằm ven sông Đuống thơ mộng. Đó là làng Vân. Làng Vân có rượu mà ''''chưa đến đã say, không say không về''''. Đến nay, hầu như trong các vùng rượu nổi tiếng trên dải đất hình chữ S này chỉ có mỗi làng Vân là đang còn giữ được bí quyết riêng biệt, bí mật của rượu quê mình.
    Rượu Vân đậm đà, thoang thoảng hương vị của lúa nếp vừa gặt. Nếu nói theo cách nói của người xưa, rượu Vân chính là rượu lậu, rượu cuốc lủi mà có những người say tới mức khi đi sang trời Tây vẫn cắp bên nách chai rượu nút lá chuối khô. Đắm đuối say, đắm đuối trong gù, trong lít giữa bát ngát rượu ngoại. Rượu Vân là vậy!

    Rượu Vân có nhiều loại. Nhưng để uống một lần để nhớ, để ngất ngây thì hầu như chỉ có rượu nếp, nhất là thứ nếp cái hoa vàng. Người làng Vân bảo, đó là thứ nếp đặc biệt. Người gọi kiểu này, kẻ gọi kiểu kia, nhưng chung tụ vẫn chỉ là một loại nếp cái. Thứ nếp vừa thơm vừa dẻo mà chỉ có vùng Kinh Bắc trồng nhiều. Rượu nếp cái hoa vàng cũng chế như các loại rượu men khác, nhưng thơm và ngon ở chất nếp và mức độ sành sỏi gia truyền trong cách ủ, cách nấu của người Kinh Bắc.
    Đầu xuân, nâng ly rượu nếp cái hoa vàng rót tràn chiếc chén mắt trâu, ai uống mà chẳng say, chẳng cảm nhận được một chút dư vị ngòn ngọt nơi đầu lưỡi và như thấm dần vào nội tâm. Để rồi có thơ:
    ''''Tết đến, ly rượu mừng năm mới
    Xuân về, say trong lất phất xuân''''
    -Nếu đến xứ sở đẹp như huyền thoại Bắc Hà (Lào Cai), bên cạnh những điệu múa xoè bốc lửa là bát rượu ngô nồng thắm. Trong phiên chợ vùng cao, các thiếu nữ dân tộc súng sính trong bộ đồ váy truyền thống với muôn sắc màu, các chàng trai khoác trên mình những chiếc áo ngắn để lộ những khuôn ngực gồ ghề như tảng đá trên núi cao Phanxipăng. Trong cảnh phiên chợ bên ngút ngát rừng mận tam hoa, rượu ngô Bắc Hà đủ làm say lòng mỗi người.
    Rượu Bắc Hà nấu thuần một loại ngô địa phương. Ngô được gieo trồng tít tắt trên vùng núi đá. Đá Bắc Hà thì cứng mà hạt ngô lại mềm, bùi, giàu dinh dưỡng. Đồng bào bung ủ kỹ với một loại men được chế từ hạt cây hồng may, một loại biệt dược không phổ biến của người H''Mông. Rượu Bắc Hà không thể lẫn với một loại rượu nào khác bởi vị thơm của núi rừng Tây Bắc. Chỉ cần một hớp nhỏ, vị thơm, cảm giác nóng bừng sẽ lan dần khắp cơ thể. Rượu Bắc Hà có điều đặc biệt là dù uống say đến ngất ngây cũng không thấy nhức đầu.
    Những ngày xuân mới, bước chân lãng du vô tình đưa ta lạc đến chợ phiên Bắc Hà, nhìn đâu cũng thấy rượu. Rượu Bắc Hà nhiều nơi trong vùng chưng cất song ấn tượng nhất, ngon nhất vẫn là rượu Bản Phố. Bản Phố nằm lặng lẽ dưỡi chân núi Cô Tiên. Nhà nào ở Bản Phố cũng cất rượu. Người H''Mông nào cũng biết uống rượu ngô, cũng từng say rượu ngô. Người H''Mông Bắc Hà quý khách như quý cây ngô trên núi đá cao đã làm nên thứ rượu ngon.
    Đến Bắc Hà, bâng khuâng trong điệu xoè dập dìu, tiếng khèn gọi bạn quyến rũ và ngất ngây say bởi:
    ''''Rượu Bắc Hà men lạ
    Cạn chén không muốn về''''
    -Với người Dao đỏ sống quanh vùng núi cao Mẫu Sơn, chuyện ngày tết say ở dãy Phia Mè (Núi mẹ - Mẫu Sơn) và say tiếp ở dãy Phia Pò (núi cha) là chuyện thường tình. Buổi sáng đang uống rượu ở Phia Mè, buổi chiều người Dao cũng có thể đã vượt qua những rừng mai, rừng đào về với Phia Pò uống tiếp, say tiếp. Dãy Mẫu Sơn cao ở độ cao trên 1.600m so với mực nước biển là nơi cư trú của nhiều hộ đồng bào dân tộc Dao đỏ. Mẫu Sơn tiết trong mình ra thứ nước tinh khiết nuôi sống đồng bào Dao. Nhắc đến Mẫu Sơn là nhắc đến thứ rượu men lá nổi tiếng của người Dao đỏ nơi đây. Rượu Mẫu Sơn là một trong những loại rượu quý ở Việt Nam được chế từ nước suối tinh khiết cùng nguồn thảo dược bất tận...
    Từ thủa xưa, người Dao đỏ đã sống ở quanh dãy Mẫu Sơn. Những dòng suối chảy từ trong các khe núi đã được đồng bào khai thác thành một đặc sản cho riêng vùng Mẫu Sơn và người Dao đỏ. Đồng bào lên núi lấy thảo mộc về làm nên men lá, cất trên gác bếp đúng 20 ngày rồi cho vào gạo đã ủ chế cùng với nước suối nấu lên thành rượu Mẫu Sơn, vừa tinh khiết hơi thở của núi rừng, vừa mang đậm bản sắc văn hoá của người Dao sống trên núi cao. Ban đầu, rượu Mẫu Sơn uống vào thì nhẹ và dịu nhưng ngấm dần về sau. Vào ngày Tết, các chàng trai Dao đỏ uống ngây ngất bên nhà bạn ở Phia Mè về đến Phia Pò thì say. Chồng nằm vắt ngang trên lưng ngựa, vợ lẽo đẽo theo sau đưa chồng về nhà đuổi ''''cái con ma rượu'''' đi.
    Một sớm mai, dãy Pia Mè tràn ngập sắc xuân của núi rừng hùng vĩ. Bên những nếp nhà dưới bát ngát hoa đào, hoa mai, những người phụ nữ Dao bẽn lẽn cười bên chồng, bên con, nâng chén rượu mừng năm mới. Hình như, người Dao Mẫu Sơn đang say:
    ''''Vợ cười chưa uống đã say.
    Ngọt ngào thì nổi đắng cay thì chìm''''

    Tối ba mươi rượu tu nửa chai,lâng lâng cùng vị đắng.Chân thấp chân cao tiễn đưa năm cũ đi
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]

    Sáng mùng một bia nốc nguyên thùng ngất ngây trong men ngọt.Tay vẫy tay mời đón chào Xuân mới đến
  6. houng_ys

    houng_ys Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Làm với baotrung vài vại nào...khà khà...
  7. houng_ys

    houng_ys Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Làm với baotrung vài vại nào...khà khà...
  8. anhque

    anhque Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2004
    Bài viết:
    282
    Đã được thích:
    0
    Ở đây chỉ nói chuyện rượu, không nói chuyện bia à.
    Rượu mà các bac uống = vại thì cũng " tăng " đấy nhể

  9. anhque

    anhque Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2004
    Bài viết:
    282
    Đã được thích:
    0
    Ở đây chỉ nói chuyện rượu, không nói chuyện bia à.
    Rượu mà các bac uống = vại thì cũng " tăng " đấy nhể

  10. baotrungvip

    baotrungvip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    5.898
    Đã được thích:
    1
    Uh thì làm vài vại:
    Rượu ngon,bạn hiền ta cứ uống....
    Mặc đời điên đảo...tỉnh như say.....
    ....zdô đi anh em....
    Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn,để sớm mai kia lại tiếc xuân thì to anhque:Bà có thấy ở nghĩa địa toàn MỘ BIA không?Làm gì có MỘ RƯỢU?ha`ha`==>Uống bia dễ chết hơn uống rượu........Với lại,trời ngoài bắc đang lạnh thía,uống rượu mới đúng sách......

    -------------------------------------------------------------
    ...Có những trò chơi ta chơi suốt đời không biết chán. Ngược lại cũng không ít trò chơi chỉ tham dự một đôi lần đã không còn hứng thú.Trò chơi uống rượu, uống trà một khi đã lao vào thì khó bề rút lui. Uống trà đã trở thành đạo. Trà đạo thì hầu như ai cũng đã có lần nghe nói đến và nó là một trò chơi thanh nhàn cao cấp của những bậc thượng thừa cao niên. Trò chơi uống rượu gần gũi với đời hơn. Nó là người bạn, người tình, nó là niềm vui và cũng là nỗi buồn, nó là lời an ủi, là niềm phấn khích, nó chia sẻ rồi lại bù đắp. Tóm lại, với người biết uống rượu như một trò chơi tao nhã thì nó là tất cả. Uống rượu để thấy yêu đời, yêu người hơn và thậm chí yêu cả những lập lòe đom đóm ma trơi tình phụ.
    Nếu biết giữ đúng lời hứa với những cánh đồng lúa mạch, những cánh đồng nho, thì trò chơi uống rượu không bao giờ gây ra những đổ vỡ. Tôi đã đi qua những cánh đồng như thế, rồi bước qua những ngưỡng cửa đưa vào nơi ăn chốn ở của những thùng gỗ sồi cao chất ngất chứa đầy một chất lỏng màu hổ phách và trong mỗi giọt thơm đó đang hình thành mỗi ngày, cả trong mỗi giây phút một sự sống âm thầm, kỳ bí trong bóng tối tĩnh mịch kéo dài hàng mấy trăm năm. Trong mấy trăm năm ấy rượu không ngủ mà rượu thức. Thức và hóa thân. Hóa thân thành một tấm thân mềm mại trong suốt, vàng óng thơm tho.
    Khi trò chơi uống rượu không còn mời gọi ta nữa thì ta tạm thở dài và tự nhủ đây không phải là một sự phụ rẫy. Đây chỉ là một cuộc chia tay ngắn hạn và sẽ không bao lâu những giọt rượu thơm tho lại làm đầy những chiếc ly thủy tinh trong những bữa tiệc đời thầm lặng riêng lẻ hay náo nhiệt đầm ấm cùng bạn bè.
    ...Có một ngàn lẻ một trò chơi, nhưng với tôi trò chơi tình yêu, cuộc sống và rượu là những trò chơi thiết thân và ngọan mục nhất. Những trò chơi ấy đã chọn tôi và tôi đành nhận lấy. Nhận lấy như một chọn lựa đầu tiên và cuối cùng thứ số phận không màu sắc huy hoàng cũng không u ám. Tôi chạy quanh những trò chơi đó như chạy quanh lòng trắc ẩn. Những trò chơi có khi giải thoát tôi, vực tôi dậy từ những vũng tăm tối quỷ quyệt của sự suy tàn, có khi dìm tôi xuống tận cùng sâu thẳm của trầm luân.
    Tôi không vỗ tay hoan nghênh đặc biệt một trò chơi nào cả bởi vì tôi muốn giữ được lòng chính trực và sự khoan dung. Trên lối đi đẫn vào cuộc sống tôi vẫn gặp gỡ tình yêu và rượu. Giờ đây tôi đang nói thêm một lời tạm biệt khác. Tạm biệt những ly rượu nồng nàn sớm, trưa, chiều, tối. Cuộc sống tôi đang trần trụi những trò chơi. Cuộc sống trắng. Trò chơi cuộc sống không màu sắc đã buộc tôi tìm lại chính mình, tìm lại một gương mặt mà tôi nghĩ rằng không còn như xưa nữa......
    (Trích từ bài viết của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn)

Chia sẻ trang này