1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh Bắc Tửu Lầu

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi van_du, 30/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anhdangyeu_ls241

    anhdangyeu_ls241 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    2.628
    Đã được thích:
    0
    Trai vô tửu như cờ vô phong
    Trai ko thuốc như tổ quốc ko cờ...
  2. amateur25

    amateur25 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2005
    Bài viết:
    1.461
    Đã được thích:
    0

    Cám ơn chi hỡi anh hào !
    Thèm thèm, khát khát mới vào đây chơi !
    Đi tìm giây phút thảnh thơi!
    Thi từ ca phú để đời thú vui
    Say sưa buồn khổ chôn vùi
    Sống mà thui thủi thì thà chết đi
    Này này, ta hãy nâng ly
    Xin mời cốc chủ cụng ly với mình ​
  3. mongyeulinh88

    mongyeulinh88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    Long quần Bắc chảo hí Tửu lâu
    Tuốt nút Vân đằng châm tửu bạn
    Khua chén tạc lòng há từ đâu
    Cạn chén, trăng sầu khỏi được soi
    Nồng tình, say bạn, hoan hoan lạc
    Mặc sớm mai này bóng lẻ loi​

  4. amateur25

    amateur25 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2005
    Bài viết:
    1.461
    Đã được thích:
    0

    Xin mời ai đó hãy nâng ly
    Say để mà quên chuyện thảm bi
    Rượu đắng men nồng vùi khổ ải
    Huyền cầm réo rắt gọi hồn thi
    Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
    Vô phận đường tơ ắt biệt ly
    Phiền muộn ngày mai , mai hãy tính
    Người ơi tri kỉ gặp mấy khi ​
  5. havalo

    havalo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    939
    Đã được thích:
    1

    Rượu ngon sao nỡ cầm lòng
    Một ly cho kẻ dặm đường xa xôi
    Xứ người lẻ bóng âu sầu
    Buồn vui gửi gắm men tình là đây​
    Huynh đệ - bằng hữu cho góp một bình rượu nào
  6. baotrungvip

    baotrungvip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    5.898
    Đã được thích:
    1
    Rượu đắng men nồng vùi khổ ải
    Huyền cầm réo rắt gọi hồn thi
    Quên đời sương gió giang hồ khách
    Tửu phùng tri kỷ há mấy khi?
    Thân như mây trời,thân như nước
    Cạn chén thân ta hoá cỏ mềm
    Quăng đời ở lại,ta cùng uống
    Tựa gối kề vai ngắm chị Hằng...​
  7. baotrungvip

    baotrungvip Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/07/2002
    Bài viết:
    5.898
    Đã được thích:
    1
    [​IMG]
    Cách đây trên 10.000 năm, người Hy Lạp gọi thần rượu là Dyonysos và người La Mã gọi ông ta là Bacchus. Là con của thần Zeus với nàng Sémélé, có dung mạo khác thường: mình dê, đầu người có sừng, ông ta còn được tôn vinh như một biểu tượng say mê, của sinh sôi mùa màng và? ăn chơi nhảy múa!
    Cái gã Lưu Linh phương Đông cũng chẳng thua. Với tài văn chương nết đất nhưng do thời thế bế tắc (cuối Ngụy - giữa thế kỷ III), sự bất đắc chí đã dẫn anh chàng họ Lưu đến với rượu. Theo nhiều giai thoại, khi say, gã thường ngồi ôm một vò rượu lớn trên chiếc xe hươu mà hát, mà cười nghêu ngao, còn sai gia nhân vác cuốc chạy theo sau để "tử tiện mai" (chết đâu lấy cuốc dập đó!). Hậu sinh đọc Tửu đức tụng của gã, không nhớ một tài năng văn chương cũng như tài? ca hát "chơi trội" hay triết lý u mặc, nhạo thế mà chỉ cần nhắc Lưu Linh là hình dung ra một thằng cha nát rượu bét nhè!
    Rồi lịch sử nước Tàu cũng chứng kiến một cuộc tiễn đưa vô tiền khoáng hậu: đó là ngày tiếng đàn trúc của Cao Tiệm Ly cất lên bên bờ sông Dịch, tráng sĩ Kinh Kha bước đi trong men rượu giữa một rừng áo trắng bốn ngàn tân khách nâng chén tiễn đưa. Tráng sĩ đi, đầu không ngoảnh lại, mà men rượu vẫn ngấm trong lời ca vút lên, vừa khí khái vừa đầy dự cảm buồn: "Gió hiu hiu chừ? nước sông Dịch lạnh tê/Tráng sĩ ra đi chừ? không bao giờ về?".
    Có lẽ thế mà trong suốt lịch sử nhân loại, có một điều ít ai để ý: đó là nhậu thường đi đôi với chuyện đàn ca hát xướng. Mà hình như cái gã Trương Chi xấu xí xứ ta, trước khi đập đàn, ném sáo xuống sông, cởi bỏ nghiệp chướng cầm ca tài tử, ngồi gõ mạn thuyền mà hát cho quên hận tình thì cũng đã độc ẩm tàn canh rồi. Rượu làm dậy men lụy tình. Mãi về sau, nhà Nho tài tử Nguyễn Công Trứ kiêu hãnh băng qua bầu trời trung đại với thơ túi rượu bầu và ngón ca trù nức danh. Nhưng ông khác chàng Trương ở chỗ rất tự tin về tài hoa lẫn phong thái dung mạo, bao nhiêu "thuyền quyên ứ hự giữa đồng" cũng chỉ vì mê tài thơ phú, mê phẩm chất hào sảng khí khái và dĩ nhiên là mê giọng hát, ngón đàn nhập đồng của ông trong những hội phường ả đào đứ đừ men rượu?
    Nếu như người ta nói lửa là phát minh thứ nhất biến con vượn thành người, rượu là phát minh thứ hai biến con nguời thành tiên thì âm nhạc là phát minh song song với rượu,biến tiên thành đại tiên. Bằng chứng là trong những nếp sinh hoạt của con người sơ khai, rượu luôn đi đôi với ca múa. Đó là những biểu hiện không thể thiếu của hội hè đến hôm nay còn lưu giữ trong những lễ tục của tổ dân tộc thiểu số ở nước ta hay rất nhiều bộ lạc trên thế giới. Đồng bào người dân tộc ở Tây Nguyên thường tổ chức những hội mùa để cả làng tụ họp uống rượu cần, nhảy múa và ca hát trong tiếng cồng, tiếng chiêng âm vang đại ngàn. Đồng bào Thái ở Tây Bắc còn lưu giữ tập tục tổ chức những đêm vít khòe (tức cần rượu) để đón khách đến làng bản. Khi những chiếc khòe la đà trên môi người đượm rượu, cũng là lúc giọng ca những thiếu nữ Thái hưng phấn cất lên trong bao la sương đêm sơn cước?
    Rượu là lễ (phi tửu bất thành lễ). Nhưng người ta cũng nói rằng cái gốc của nhạc là lễ. Vậy thì rõ là chúng (rượu và nhạc) có dây mơ rễ má với nhau. Thế nên, nếu từng uống rượu đến một mức độ hưng phấn, ta sẽ thấy cảm xúc đầy ứ, ta muốn thông đạt cảm xúc riêng tư với bạn bè, với cuộc đời và với? hư không này không bằng những câu chuyện dài dòng mà bằng ê a nhịp phách, tiết tấu và bằng líu lơi ca từ? Có những người trong bàn nhậu thèm hát đến độ dọa phạt tiền cũng hát rồi móc túi trả.
    Rượu làm hưng phấn niềm vui và dậy men nỗi buồn. Rượu cho nhớ và cho quên. Khi dòng máu nóng đã dậy men trên từng tế bào cơ thể, cũng là lúc ta đầy ứ chính mình. Và sự phóng khí lúc bấy giờ thực sự trở thành nhu cầu bức thiết. Đây là khi cái ranh giới giữa anh Chí Phèo bét nhè và một người đàng hoàng lịch sự chỉ cách nhau một sợi tóc. Nhưng ta đã bước qua sợi tóc đó bằng cách không đập phá, quấy rối mà? hát! Hát với rượu, ấy là khi cái lâng lâng của cảm thức siêu thoát dẫn hồn ta bay bềnh bồng trên tất cả thực tại đầy mắc mớ, trên tất cả những phù trầm nhân sinh, trên duyên nợ đa mang cuộc thế. Có thể ôm đàn guitar hát giữa bạn bè, ta mặc sức thét gào, bạn bè xung quanh cũng thế. Có khi là bolero đầy cám cảnh ướt át cho đến slow tâm trạng, trữ tình, cũng có khi "nóng" với rock? Có thể sẽ kéo nhau vào phòng karaoke cùng hát thật mê say! Ở đó, ta chợt nhận ra ta còn có khả năng làm ca sĩ (dĩ nhiên sau khi? cạn vài ly)!
    Để rồi sau đó, những câu hát kia sẽ theo ta về với ngôi nhà, căn phòng, chốn trọ của mình. Và nước mắt. Và tiếng cười tan trong câu hát? Cả hơi men nữa, sau lời ca, cũng vơi tan đi. Giấc ngủ trở nên nhẹ nhõm hơn...rất nhiều.
    Được baotrungvip sửa chữa / chuyển vào 20:56 ngày 05/07/2005
  8. doan_truong_nhan

    doan_truong_nhan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    Réo rắt buông lòng theo đêm trắng
    Nhâm nhi chén đắng, lặng xa đưa
    Chân trời góc bể ai đâu biết
    Ai biết rằng ai cũng nhớ ai​
    Được doan_truong_nhan sửa chữa / chuyển vào 12:31 ngày 06/07/2005
  9. nguyenphuong5

    nguyenphuong5 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    0
    Đọc xong lại muốn uống tiếp
  10. amateur20

    amateur20 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2004
    Bài viết:
    422
    Đã được thích:
    0

    Giang hồ là thế , lắm thị phi
    Người ơi nên bỏ , bận lòng chi
    Hãy cùng chung vui nơi quán nhỏ
    Cùng nâng ly rượu , đối họa thi​
    Sao lai uống Cafe ở đây?

Chia sẻ trang này