1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh Bắc Tửu Lầu

Chủ đề trong 'Bắc Giang - Bắc Ninh' bởi van_du, 30/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    ỏằm ỏằ
    Tỏãng Cuongbyk, chỏằ"ng sỏp cặỏằ>i cỏằĐa sặ tỏằư bông.
    ỏằm ỏằ rặỏằÊu
    ỏằm ỏằ say
    Mỏt ai tỏằ?nh lỏm bàn tay ỏằĂm ỏằ...
    Rỏng yêu bà xÊ vô bỏằ
    Mà tim vỏôn loỏĂn
    ỏằm ỏằ
    Bà hai.
    Ta tỏằông 'ỏằ't rặỏằÊu 'ôi chai
    Chông chênh trên phỏằ' tơm ai...ỏằĂm ỏằ...
    Hanoi 28.8.2006
  2. hero_abc

    hero_abc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2006
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Chết bác Cuongbyk roài. Iem thấy bà LION QUEEN nhà bác hay tạt té vào đây lắm lắm! Bác liều thật, dám "vuốt bờm sưtử".
  3. BC2

    BC2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2005
    Bài viết:
    2.778
    Đã được thích:
    0
    Cốt rượu!
    Ở trên đời hàng trăm thứ rượu
    Chốn trần gian chỉ một chữ tình
    Đổ cho rượu nói linh tinh
    Nhấp say hương mới, mơ hình người dưng
    Say này ... ai lệ rưng rưng?
    Thương thay một chút má hồng.
    Vởn ghen.
    Rượu khà một nhấp khá khen
    Ông Tơ bà Nguyệt kết duyên dây hồng
    Rượu chê có kẻ đèo bòng...
    Sao trêu rơm thảo nhói lòng người thương?
    [nick]Được Bc2 sửa chữa / chuyển vào 10:45 ngày 29/08/2006[nick]
    Được Bc2 sửa chữa / chuyển vào 10:46 ngày 29/08/2006
  4. nguoidungthoi

    nguoidungthoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.012
    Đã được thích:
    0
    Ặk ặk Tớ không nhậu vào đây phá mồi
    Chủ quán đâu cho chai nước suối và đĩa thịt bò
    SAY THU
    Sao không về phố biển chiều nay
    Thu đã đến trời không còn hạ ghắt
    Bàn chân dạo cô đơn hàng mi lạnh
    Lữ khách buồn thong thả chén rượu say
    Sao không về cùng thu say mộng
    Khúc dạo buồn cơn gió cuốn lá bay
    Còn trơ trụi cành cây trong mưa bão
    Yêu thương gì một mùa đã qua thay
    Sao không về nhặt vội lá vàng bay
    Để ghi chép mối tình xưa yêu dấu
    Chút kĩ niệm đôi lần ta rơi lệ
    Ta âm thầm nâng cốc bảo rượu cay
    Sao không về trong thu với ngã say
    Say ảo tưởng say tình mem cao độ
    Say điên say loạn nhịp tim hồng
    Say tất cả rồi ngày mai bừng tỉnh.
    Được nguoidungthoi sửa chữa / chuyển vào 21:16 ngày 28/08/2006
  5. phong_thien_vu

    phong_thien_vu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Một mình ngồi buồn để làm chi
    Ta thèm uống ruợu, chẳng có gì
    Dăm ba quả ớt ,gọi là có
    Đỡ phải chạnh lòng ,lúc người đi

    Ta ngồi ta uống ,một mình ta
    Chỉ mong có ai để khề khà
    Nhưng nguời đã đến ,rồi đi mất
    Cuối cùng cũng vẫn một mình ta

    Ngày xưa em nói :anh yêu rượu
    Em sẽ là ,tri kỷ của anh
    Ngày nay rượu đã thấm nhuần
    Em quay lưng lại để anh một mình

    .........................
    Ngồi buồn viết nghịch tý chơi
  6. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2

    Rượu cần - nét văn hoá đẹp
    [​IMG]
    Rượu cần là một thứ rượu uống trực tiếp qua cần trúc. Rượu cần có từ bao giờ? Chưa có tài liệu nào khẳng định. Chỉ biết rằng rượu cần có từ lâu, nhiều dân tộc dùng rượu cần, nhưng cách làm, cách thưởng thức như thế nào, mỗi dân tộc có cách thức riêng. Dĩ nhiên cũng là thứ rượu cần ấy nhưng uống thế nào cho có bài bản lại tạo ra không khí vui vẻ đầm ấm đó là một vấn đề cần bàn đến.
    Rượu cần người Thái làm khá cầu kỳ, gọi là "láu xá" men rượu làm toàn bằng những thứ lá, quả từ rừng sẵn có (gọi là men lá). Những thứ quả lá chủ yếu gồm có: "Bơ hinh ho", "khi mắc cái", củ riềng, lá trầu không, quả ớt...những thứ này được giã đều cho thật nhuyễn với gạo tấm, sau đó nắm thành từng miếng tròn dẹt như bánh rán, đem ủ với rơm, xếp từng lớp đều nhau.
    Khi đã ủ kỹ từ 15 đến 20 ngày có mùi men bốc lên họ đêm phơi lên gác bếp cho khô. Khi cần dùng đem giã nhỏ rắc vào cái rượu, mỗi mẻ rượu cần từ 7 đến 9 bánh, cái rượu được làm bằng vỏ sắn củ khô gọt ra đem ngâm ở suối ba ngày ba đêm cho hết mùi bồ hóng và độc tố của sắn. Vớt lên phơi khô trộn với trấu lẫn tấm đưa lên "hông" đồ cho chính, sau đó đổ xuống mẹt hoặc lá cót để cho thật nguội đem men rắc đều từng lớp, tiếp tục ủ bằng lá chuối hoặc lá rừng (bỏ nhum, bơ cá) để rượu bốc men rồi đem bỏ vào từng chum, lấy lá chuối hoặc mảnh ni lông bịt kín (nếu để hở hơi rượu sẽ bị chua).
    Khi đã ủ vào chum từ 25-30 ngày rượu có thể uống được, để càng lâu rượu càng đặc, càng ngọt. Ngoài sắn khô người ta còn làm bằng loại ngũ cốc, khác như ngô, hạt ý, dĩ củ dong riềng. Trước đây gạo hiếm nên tiết kiệm dùng vào bữa ăn, ngày nay người ta dùng gạo để làm rượu có chất lượng hơn, nhất là rượu cần được làm bằng gạo cẩm thì rất bổ và ngon.
    Người Thái dùng rượu cần thường xuyên, nhất là những khi có khách quý mừng cơm mới, đám cưới lễ tết, hội hè, lễ đặt tên cho con...đều có rượu cần làm vui. Khi dùng rượu cần chỉ cần bỏ lớp vỏ bọc ngoài đổ nước sôi để nguội hoặc nước khoáng (trước đây học chỉ dùng nước lã múc ở mõ nước sạch chảy trong lòng núi dá ra) vài bình cho thật ngấm (từ 15 đến 20 phút cắm từ 6 đến 12 cần trúc được uốn cong cầu kỳ với những tua vải rực rỡ được trang trí. Bình rượu được đặt ở nơi trang trọng, rộng rãi. Họ mời uống từng đợt có gia phong nề nếp, có người già và phụ nữ. Thường vẫn ưu tiên cho khách, chủ nhà uống trước sau đó đến lượt mọi người theo thứ bậc uống cùng.
    Uống rượu cần phải có một người chủ trì, người Mường gọi là chú trám còn người Thái "Nài láu". Nài láu được phép ra những điều kiện quy định cụ thể trước khi vào cuộc rượu, nếu ai vi phạm sẽ chịu phạt theo "luật". Ví dụ: uống đại trà là bao nhiêu "sừng" uống từng người hay uống từng đôi, mỗi người phải uống bao nhiêu sừng...người ta dùng sừng trâu để làm đơn vị đo lường, mỗi sừng chứa khoảng 1 lít nước. Với quan niệm con trâu là đầu cơ nghiệp nên họ dùng sừng trâu để làm vật đo lường khi uống rượu là có hàm ý tôn thờ con vật quí trong nhà.
    Nai láu mời mọi người uống rượu phải có động tác trịnh trọng, ý nhị với những lời mời tình cảm, trân trọng nhất. Cũng có lối mời đơn giản, lại có lối mời thành bài bản (mười điều mời rượu cần in trong trong tạp chí văn hoá thông tin) đối với khách quý, khách sang trọng lịch lãm.
    Mời rượu cần theo lối bình dân như sau:
    Láu càm xà pá túng mời dơ dấc...
    Khát pài túng, khói son mời nưa.
    Mời một tềnh - khát một khói nhăng mời
    Mời sam tếnh - khát sam khói nhăng mời...
    (Mời đến mười sừng là kết thúc bằng câu:
    Khát...khói so háp búa
    Tạm dịch nghĩa:
    Rượu cần ngon gia chủ xin kính mời...
    Dưới làn dưới xin mời làn trên
    Mời một sừng đã dứt - xin mời lần nữa
    Mời hai sừng đã dứt - xin mời lần ba
    ...Kết thúc tôi xin đón cần của quí vị vậy là Nài láu hoàn thành công việc một đợt, đợt thứ hai lại tiếp diễn như thế nếu như không có quy địng khác. Những cuộc vui như vậy kéo dài khi nhạt bình rượu mới tàn cuộc vui. Họ còn tổ chức cả múa xoè vòng, múa lăm vông, đánh trống, chiêng gây không khí sôi nổi.
    Với cách thức tạo ra rượu cần, thể thức uống rượu như trình bầy trên. Uống rượu cần thật là một sinh hoạt văn hoá mang tính cộng đồng rõ nét. Khi đã vào cuộc vui rượu cần con người xích lại gần nhau, xua tan mọi nỗi u buòn thậm chí sẵn sàng tha thứ cho nhau những điều chưa vừa ý, vừa lòng. Trước đây chưa có kỹ thuật trưng cất rượu. Sau này cũng loại men ấy họ đã biết trưng cất từ rượu cần thành "rượu siêu" chất lượng tinh khiết hơn. Nhưng dẫu sao uống rượu cần vẫn là thú vui không thể thiếu được bởi nó đã đi vào cuộc sống của cộng đồng đã từ lâu, trở thành một nét bản sắc văn hoá đáng trân trọng. Nó còn là cầu nối giao lưu văn hoá, tình cảm giữa các dân tộc thậm chí đối với khách quốc tế cũng trở thành một nhu cầu giao tiếp.
    (Sưu tầm).
  7. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Công dụng và cách pha chế rượu mật ong​
    Trong dân gian, mật ong có nhiều tên gọi như thạch mật, thực mật, bạch mật, mật đường, phong đường..., được coi là "tinh của trăm hoa". Theo y học cổ truyền, mật ong vị ngọt, tính bình, có công dụng nhuận phế, nhuận tràng, thông tiện và giải độc. Kết quả nghiên cứu của dược học hiện đại cho thấy, mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống ung thư, nhuận tràng, giải độc, tăng cường chức năng miễn dịch, cải thiện quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể và kéo dài tuổi thọ.
    Theo sử sách ghi lại, việc dùng mật ong ngâm rượu uống đã có từ thời nhà Chu (Trung Quốc) vào khoảng 780 năm trước Công nguyên. Loại rượu này có công dụng bồi bổ cơ thể, điều hòa công năng các tạng phủ, trừ phong thấp và làm hết ngứa nên có thể dùng rộng rãi cho mọi đối tượng, đặc biệt tốt cho những người mắc chứng ngứa kinh niên.
    Cách chế: Dùng 1.000 ml mật ong ngâm với 1.500 ml rượu trắng, bịt kín miệng lọ, để nơi râm mát, thỉnh thoảng lắc đều, sau 15 ngày có thể dùng được. Uống mỗi ngày hai lần, mỗi lần 25 ml. Người thể trạng thiên nhiệt cũng có thể dùng được. Tuy nhiên, vì rượu là thứ đại nhiệt nên cần chú ý uống đúng liều lượng, không được thấy hay mà "quá chén".
    (Sức Khỏe & Đời Sống)
  8. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Cách ngâm, công dụng và cách dùng rượu rắn​
    Rượu rắn là một trong những dược phẩm hết sức độc đáo của y học cổ truyền phương Đông. Các loại rắn thường được dùng để ngâm rượu là hổ mang, cạp nong, cạp nia, rắn ráo. Người xưa cho rằng tốt nhất là kiếm được bộ ba (tam xà) rắn ráo, cạp nong và hổ mang hoặc bộ năm (ngũ xà) gồm tam xà thêm rắn cạp nia và hoa cân. Trên thực tế, nhiều khi chỉ cần một vài con cũng chế được thứ xà tửu có hiệu quả.
    Chế rượu rắn có nhiều cách: ngâm tươi hoặc ngâm khô, nhưng theo kinh nghiệm của cổ nhân thì ngâm tươi vẫn là tốt nhất. Rắn còn sống cho vào bình đã đổ đầy cồn hoặc rượu trắng 40 độ, ngâm trong 24 giờ cho rắn chết và tiết hết chất độc. Tiếp đó, đổ bỏ rượu, lấy rắn ra chặt bỏ đầu đuôi, mổ bỏ ruột (trừ mật), để nguyên da rồi lại cho vào bình đã đổ ngập rượu trắng 40 độ, bịt kín miệng bình, để nơi thoáng mát, ngâm đủ ít nhất là 100 ngày. Cũng có người cho rằng đem cả bình rượu chôn sâu xuống đất chừng 30 cm thì hay hơn. Khi ngâm đúng cách và đủ thời gian thì rượu thường có màu vàng hơi xanh và có mùi thơm.
    Nếu có rắn mà lại chưa sẵn rượu hoặc điều kiện chưa cho phép thì người ta thường dùng cách ngâm khô. Rắn mổ bỏ hết ruột, chặt đầu đuôi, rửa qua bằng rượu rồi chặt thành từng khúc dài chừng 15-20 cm, đem nướng vàng và ngâm với rượu trắng chừng 30 ngày thì dùng được. Cũng có thể đem rắn nướng hoặc sấy khô rồi tán thành bột, cho vào túi vải buộc kín miệng và ngâm với rượu trong 20 ngày. Cách ngâm khô tuy rút ngắn được thời gian nhưng chất lượng thì không thể bằng ngâm tươi. Để khử mùi tanh, tạo cảm giác thơm ngon và tăng hiệu quả chữa bệnh của rượu rắn, người ta thường ngâm thêm một số vị thuốc tùy theo mục đích trị liệu.
    Công dụng tốt nhất của rượu rắn là bồi bổ cơ thể và trị các chứng bệnh liên quan đến hệ vận động như hư xương sụn cột sống, viêm khớp, thoái khớp, loãng xương, mềm xương, tê bì chân tay... Thông thường, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần chừng 10-20 ml là hợp lý.
    ThS Hoàng Xuân Mai, Sức Khỏe & Đời Sống
  9. mongmanhnhusuongkhoi

    mongmanhnhusuongkhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2006
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Qủa không hổ danh Bc2 - Tiểu thư tài sắc vẹn toàn.
    Chủ quán đâu, ta mời chủ quán và em Bc2 mỗi người 1 chum vậy..
    Ba mươi chưa đủ mùa Xuân lớn
    Chỉ thấm giòng châu, nặng bước đường
    Hồ trường ai rót mà sao cạn?
    Nhớ rót dùm ta về một phương... Chép... chẹp... chèm... chem...
  10. BC2

    BC2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2005
    Bài viết:
    2.778
    Đã được thích:
    0
    Chép... Chi Lam quá nhời, em nào được như thế... Hôm trước gặp thằng bạn học phổ thông, nó lẩm nhẩm vài câu thơ, thấy hay hay post vào đây cho nhớ:
    Yêu em là chuyện tình cờ
    Mất em thêm một tình cờ thứ hai
    Cả ngày ngồi nhậu lai rai
    Thấy ta xứng đáng được hai tình cờ...
    (Thất tình ca)
    @ Lam: Qùa Sin đâu?

Chia sẻ trang này