1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh Dịch: Sắc Màu Thời-Không Tâm Lý (học) hiện đại

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 02/06/2015.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huongphamkiti

    huongphamkiti Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/08/2015
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    1
    Mình không biết tẹo gì về kinh dịch và cũng chưa đọc kinh dịch nhưng cũng có đọc một số tạp chí khoa học của Trung Quốc họ phân tích rằng, tại sao 4 phát minh cổ đại là của TQ nhưng tại sao TQ không có một phát minh cận đại nào? Lý do đưa ra là do TQ không có các nhà khoa học thực sự, mà đúng như GS Dương Chấn Ninh có nói là do quy nạp và kết quả vượt quá tiền đề. Đặc biệt họ hai đưa vấn đề về những đặc điểm chung VD: Tốt-Xấu, Trắng-Đen... Nên ra kết quả nghe rất lọt tai nhưng không thực tế. Và dẫn đến hệ quả, là TQ có rất nhiều kỳ nhân dị sỹ vào núi ở ẩn, nghĩ rằng mình hiểu đạo trời, đất, người nên có thể làm mọi thứ trên đời.
  2. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.075
    Đã được thích:
    46
    @choigamehaylam

    Chỉ đọc sẻ k0 Nghiệm được gì; Kinh Dịch là một loại kinh "Vô tự",
    một bộ kinh đầy hàm nghĩa bằng ngôn ngữ của những BIỂU TƯỢNG (Les Symbols). muốn hiểu Dịch chỉ có bói & ngộ thôi ngộ củng cần vài 3 bậc:

    Bất nghi bất ngộ, Tiểu nghi tiểu ngộ, Đại nghi đại ngộ 不疑不悟, 小疑小悟, 大疑大悟

    1* Bất nghi bất ngộ 不疑不悟: Chỉ cần tiền mua sách về đọc:
    2 * Tiểu nghi tiểu ngộ 小疑小悟:
    3* & sau đây là Đại nghi đại ngộ大疑大悟: như trường hợp Qan điễm GS Dương Chấn Ninh (Nobel Vật lý năm 1957) về KINH DỊCH - VHTQ & KHKT:
    ******
    Thảo luận "giản đơn" như "đang giỡn" nhưng k0 "dơn giãng" KHÔNg.
    Lại chuyện Hại "điên nặng"="Điện" ==>"Hại điện" _ Hiện Đại THỜI
    [​IMG] SẤC MÀU biến DỊCH
  3. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.075
    Đã được thích:
    46
    Lý do v/đề bản quyền link video thay đổi như sau:
    https://www.youtube.com/watch?v=8IvmubBGbUg



    Với người nước ngoài, nói tiếng Trung Quốc là rất khó. Nhưng học cách đọc những kí tự đẹp, khá phức tạp của tiếng Hán sẽ khiến tiếng Trung Quốc đơn giản hơn nhiều.
    ShaoLan trình bày ~ ý tưởng của mình một cách dễ hiểu, qua đó ta có thể hiểu được ý của kí tự bằng ~ NÉT VẼ và Ý NGHĨA của nó - từ đơn giản đến phức tạp. Và gọi nó là "Chineasy".
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.075
    Đã được thích:
    46
    Sau đây là Bản dịch (bản tốc ký):

    0:11 Lớn lên ở Đài Loan và là con gái của một người viết thư pháp, tôi sẽ không bao giờ quên cái ngày mà mẹ tôi chỉ cho tôi vẻ đẹp, kích thước và hình thù của những CHỮ_VIẾT cái trong tiếng Trung.

    Kể từ đó, tôi rất thích thú với CHỮ_VIẾT thứ tiếng đầy bất ngờ này.

    0:28 Nhưng với một người không nói tiếng Trung, thì CHỮ_VIẾT thứ tiếng này là bất khả xâm phạm giống như Vạn lý trường thành vậy.

    Trong những năm qua, tôi luôn tự hỏi rằng liệu mình có thể phá vỡ bức tường bao bọc này để giúp cho những ai muốn tìm hiểu và trân trọng vẻ đẹp của CHỮ_VIẾT thứ tiếng tinh túy này.

    Tôi bắt đầu nghĩ rằng một phương pháp học tiếng Trung mới sẽ rất có ích.

    0:53 Từ khi năm tuổi, tôi đã bắt đầu tập viết từng nét CHỮ_VIẾT của một từ theo thứ tự đúng.

    Trong suốt 15 năm, mỗi ngày tôi đều học từ mới.

    Vì chúng ta chỉ có 5 phút vậy nên tôi sẽ giảng giải cho các bạn một cách ngắn gọn và đơn giản.

    Thường thì một học giả tiếng Trung có thể hiểu được hơn 20000 KÍ TỰ CHỮ_VIẾT Các bạn chỉ cần biết 1000 từ để có thể hiểu được những văn bản cơ bản.

    200 từ quan trọng nhất sẽ giúp các bạn hiểu được 40% CHỮ_VIẾT cơ bản - đủ để các bạn có thể đọc được biển báo giao thông, thực đơn nhà hàng, và hiểu được những ý cơ bản trên những trang web hay trong sách báo.

    Ngày hôm nay, tôi sẽ lấy ví dụ về 8 KÍ TỰ (CHỮ_VIẾT) để chỉ cho các bạn về phương pháp học.

    Các bạn sẵn sàng chứ?

    1:42 Hãy mở miệng thật to và để nó có hình dạng của một hình vuông.

    Các bạn sẽ có chữ "Khẩu" Đây là hình của một người đang đi dạo.

    Chữ "Nhân".

    Nếu đám lửa (HOẢ) có hình dạng của một người với hai cánh giơ lên, và khi người đó hét lên, "Cứu! Tôi đang bị cháy" Biểu tượng này cũng chính là hình của ngọn lửa (HOẢ), nhưng tôi thích nghĩ theo cách này hơn. Hãy nghĩ theo cái nào hợp với bạn hơn nhé.

    Đây là cái "cây (MỘC)".

    "cây (MỘC)" Đây là "ngọn núi(SƠN)" "mặt trời (NHỰT/NHẬT)" "Mặt trăng(NGUYỆT)" Hình cái "cửa(MÔN)" trông giống như hai cái cửa ở các quán rượu miền Tây nước Mĩ

    2:40 Tôi gọi tám KÍ TỰ (CHỮ_VIẾT) này là những KÍ TỰ (CHỮ_VIẾT) quan trọng nhất Chúng tạo là nền móng để tạo nên những KÍ TỰ (CHỮ_VIẾT) khác "NHÂN" Nếu có "người" đi đằng sau, đó sẽ là "đi theo(TÒNG)".

    Có một câu nói cổ là, hai thì là "nhóm bạn", còn ba thì là một "đám đông" Nếu một "người(NHÂN)" dang rộng tay ra, "người" này nói, "Nó to chừng này.(ĐẠI)" Một "người" ở trong "miệng" (TÙ), "người" đó đã bị bắt giữ.

    "Người" đó là "tù nhân", giống như Jonah ở trong cá voi vậy.

    Một cái cây (MỘC) sẽ là "cây (MỘC)". Hai cái "cây (MỘC)" sẽ là "LÂM RỪNG".

    Với ba cái "cây (MỘC)", chúng ta có một "cánh rừng (SÂM/RẬM)".

    Khi đặt tấm ván dưới cái "cây (MỘC)", chúng ta có "nền tảng/BẢN" Đặt cái "miệng" ở trên cây (MỘC), đó sẽ là "thằng ngốc (NGU)" Để dễ nhớ thì, bởi cái "cây (MỘC)" mà biết nói thì sẽ khá ngốc ngếch.

    Có nhớ từ "lửa (HOẢ)" không? Khi có hai "lửa (HOẢ)", tôi sẽ cảm thấy rất nóng (VIÊM).

    Khi có ba "lửa (HOẢ)" thì sẽ có rất "nhiều ngọn lửa" (DIÊM) Khi đặt "lửa (HOẢ)" ở dưới hai cái "cây (PHẢN)", nó sẽ cháy.

    Với chúng tôi, "mặt trời (NHỰT/NHẬT)" là nguồn gốc của sự thịnh vượng.

    Hai "mặt trời (NHỰT/NHẬT)" đứng cạnh nhau là "thịnh vượng(XƯƠNG)" Còn ba thì sẽ là "lấp lánh(TINH)".

    Nếu "mặt trời (NHỰT/NHẬT)" và "mặt trăng(NGUYỆT)" ở cạnh nhau, nó tạo nên "sự sáng sủa" (MINH). Nó có nghĩ là ngày mai, sau một ngày và một đêm.

    " (ĐÃN) mặt trời (NHỰT/NHẬT)" mọc ở trên đường chân trời. Mặt trời mọc "cái cửa". "Đặt cùng tấm gỗ ở trong cửa, đó sẽ là cái "chốt cửa (SOAN)" Nếu để cái "miệng" vào trong cái cửa (VẤN) "tủ", và hỏi: Gõ gõ. Có ai ở nhà không? "Người" này đã trốn ra khỏi cái cửa, trốn thoát, "lẩn trốn (THIỂM)"
    Ở bên trái, chúng ta có một người NỮ/phụ nữ Hai "người NỮ/phụ nữ" cạnh nhau, họ sẽ có "cãi nhau".

    (Cười) Ba "người NỮ/phụ nữ (GIAN)S", cẩn thận nhé, đó là "chuyện người lớn".

    4:43 Như vậy là, chúng ta đã xét qua gần 30 KÍ TỰ (CHỮ_VIẾT).

    Bằng phương pháp này, với tám KÍ TỰ (CHỮ_VIẾT) quan trọng chúng ta có thể xây dựng lên 32 KÍ TỰ (CHỮ_VIẾT).

    Nhóm tám KÍ TỰ (CHỮ_VIẾT) tiếp theo sẽ có thêm 32 KÍ TỰ (CHỮ_VIẾT) nữa.

    Và với một chút nỗ lực, bạn có thê học hàng trăm KÍ TỰ (CHỮ_VIẾT), giống như một đứa trẻ Trung Quốc tám tuổi vậy.

    Và sau khi chúng ta biết được các KÍ TỰ (CHỮ_VIẾT), chúng ta có thể tạo các cụm từ.

    Ví dụ, "ngọn núi SƠN" và "lửa (HOẢ)" đứng cạnh nhau, ta sẽ có "núi lửa (HOẢ SƠN)".

    Nước Nhật được biết đến là đất nước mặt trời mọc Đây là "mặt trời (NHỰT/NHẬT)" được đặt cùng với từ "nguồn gốc(BẢN)" bởi Nhật nằm ở phía Đông của Trung Quốc Vậy "mặt trời (NHỰT/NHẬT)", cùng với từ "nguồn gốc(BẢN), ta có "nước Nhật NHẬT BẢN" Một "người" đi sau "nước Nhật", nó sẽ là? "Người Nhật"

    5:32 KÍ TỰ (CHỮ_VIẾT) ở bên trái là hai ngọn núi chụm lại với nhau ở đỉnh.

    Ở Trung Quốc thời xưa, nó có nghĩa là "đày ải" bởi hoàng đế Trung Quốc thời xưa bắt giữ những tù nhân chính trị Lên những ngọn núi.

    Và bây giờ, "đầy ải" được chuyển thành "Đi ra ngoài" Cái "miệng" biểu thị nơi bạn có thể đi ra khỏi là "lối ra"

    5:55 Slide này là để nhắc nhở tôi kết thúc bài nói của mình tại đây Cảm ơn.

    6:00 (Vỗ tay) Xem link:
    Tâm lý học môi trường - Cũ mà lại mới -(Tiếp):
    http://ttvnol.com/threads/tam-ly-hoc-moi-truong-cu-ma-lai-moi-tiep.590142/page-2
    Lần cập nhật cuối: 12/09/2015
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.075
    Đã được thích:
    46
    Trong các bài viết sau này, Ng viết xin sử dụng cái tên Chen Ning Yang/Zhen Ning Yang cho tiện thay vì DƯƠNG Chấn NinH, vì tên gọi theo tiếng Anh đã thông dụng trong khoa học, trong các thuyết, định luật mang tên ông, như thuyết Yang-Mills, phương trình Yang-Baxter, định lý Lee-Yang…

    1 thóang thư giãn :

    Loay hoay định post tiếp bài bổng thình lình xuất hiện Bác 2 LÚA: Bác 2 nhà ta phán:
    Ông DƯƠNG Chấn Ninh(Chen Ning Yang/Zhen Ning Yang) trước khi kết hôn với cô Ông Phàn (Weng Fan), đả xem bốc dịch & bốc trúng quẻ: 28 "TRẠCH PHONG ĐẠI QUÁ" : Qủẻ có đoạn cho là:
    "Khô DƯƠNG sinh hoa, lão phu đắc kỳ nữ thê, vô bất lợi" (cây (MỘC) DƯƠNG khô héo nhú mầm, ông già lấy cô gái đáng tuổi con làm vợ thì không có gì bất lợi);

    Nhưng ám ảnh với cô vợ trẻ 28 xuân xanh, sợ trúng PHONG (trúng gió “Thượng mã phong”)
    http://ttvnol.com/threads/tam-ly-hoc-moi-truong-cu-ma-lai-moi-tiep.590142/page-10
    cho nên ông đem ví dụ v/đề PHONG KHÍ cho chúng ta phòng vệ (theo cơ chế phòng vệ S. Freud) !!!
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.075
    Đã được thích:
    46
    Sau đây là NGỮ CẢNH,TOÀN VĂN & HÀM NGHĨA QUẺ: 28. ䷛ 澤 風_大 _過 "TRẠCH PHONG ĐẠI QUÁ" :

    ----- -----Hà0 6 Âm
    ------------Hào 5 DƯƠNG
    ------------Hà0 4 +DƯƠNG
    ------------Hào 3 DƯƠNG
    ------------Hào 2 DƯƠNG
    ----- -----Hào 1 Âm
    Đại Quá là quẻ có 4 Hào DƯƠNG bên trong, còn Sơ và Thượng là Âm. DƯƠNG quá nhiều hơn Âm, mà DƯƠNG là Đại, nên gọi Đại Quá.

    Trạch Phong Đại Quá nói lên người quân tử hành động được thành công. điều quan trong là đừng vượt ra ngoài khả năng của mình, củng như quá giới hạn của điều luật.

    Vì vậy, Đại Quá là thời kỳ Quân tử mạnh hơn Tiểu nhân. Nhưng Đại Quá, vì trên dưới là hào Âm cả, nên ví như cái cột mà trên, dưới 2 đầu đã yếu, đã oẻ, khó lòng đứng vững, hay như một cái cây đã khô, vì sinh lực không còn ở gốc, hay ở ngọn nữa. Như vậy Đại Quá chính là một trường hợp khẩn trương phi thường, cần phải có người tài đức phi thường, làm những công chuyện phi thường mới cứu vãn nổi.

    Vì thế Đại Quá vừa là phi thường chi thế, vừa là phi thường chi nhân, chi sự. Đại Quá là quá cương, nên trong quẻ bàn rằng: muốn làm nên đại công, đại nghiệp, thời cương là hay, nhưng quá cương đến mức quá tự tín, quá khinh thường, khinh thị là dở, phải cẩn trọng mới nên công.

    Cương quá mức, làm vượt quá thời, hoạt động mà đến phải rơi xuống hồ (Đại Quá, trên có Đoài là Hồ, dưới có Tốn = Nhập = rơi vào). Tuy là những người phi phàm, có tư cách xuất chúng, nhưng đời thường chẳng dung! Cho nên phải biết cẩn thận, lo lắng, đề phòng, xét mình sửa sai, thì mới có thể đáp ứng được Thiên Mệnh.

    Đại Quá Tự Quái

    大 過 序 卦
    Đại Quá Tự Quái


    頤 者 養 也
    Di giả dưỡng dã.
    Di là di dưỡng muôn loài trước sau,


    不 養 則 不 可 動
    Bất dưỡng tắc bất khả động.
    Có nuôi, chuyển động mới mầu.

    故 受 之 以 大 過
    Cố thụ chi dĩ Đại Quá.
    Cho nên Đại Quá, lẽ âu tiếp vào.

    (Còn tiếp)
    _________

    Thảo luận "giản đơn" như "đang giỡn" nhưng k0 "dơn giãng" KHÔNG.
    Lại chuyện Hại "điên nặng"="Điện" ==>"Hại điện" _ Hiện Đại
    THỜI
    Hại tiền (Cần nhiều Tài Liệu bắt Dịch & k0 mắc Dịch) Là Hiền Tài
    [​IMG] SẤC MÀU biến DỊCH
    Lần cập nhật cuối: 24/09/2015
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.075
    Đã được thích:
    46
    Lời Biểu_TƯợng: NƯớc Đầm làm chết Cây là quẻ Đại Quá. ngƯời quân tử coi quẻ này mà một mình đứng riêng độc lập với thiên hạ cũng không sợ gì, dù phải trốn đời cũng không phiền muộn.

    Sau đây là diễn giãng của các học giả:

    Q28} Toán Hà Lạc giải:
    Những tuổi Tân: Sử, Hợi, Dậu; Đinh: Hợi, Dậu, Mùi đƯợc quẻ này lại sinh tháng 2 là cách Công danh, phú quý.

    Q28} NHL (Nguyễn Hiến Lê 'theo 2Tài THẾ GQan_Nhân SihQan') giảng:
    Lời Thoán bảo rằng: Phần DƯƠNG nhiều quá, phần Âm ít quá, nhƯ cái cột yếu, cong xuống, chống không nổi. Tiến thì lợi, đƯợc hành thông. Nhìn hình quẻ, bốn hào DƯƠNG ở giữa, hai hào Âm hai đầu, nhƯ cây cột, khúc giữa lớn quá, ngọn và chân nhỏ quá, chống không nổi, phải cong đi. Tuy vậy, hai hào DƯƠNG 2 và 5 đều đắc trung, thế là cƯơng mà vẫn trung. Lại thêm quẻ Tốn ở dƯới có nghĩa là thuận, quẻ Đoài ở trên có nghĩa là hoà, vui; thế là hoà thuận, vui vẻ. Cho đến bảo là tiến đi (hành động) thì hânh thông.
    Lời Biểu_TƯợng bàn thêm rằng: Đoài là đầm ở trên, Tốn là cây ở dƯới, có nghĩa là nƯớc lớn quá, ngập cây.
    NgƯời quân tử gặp quẻ này biết rằng phải có đức độ, hành vi hơn ngƯời, cứ việc gì hợp đạo (chính đáng) thì làm, dù một mình đứng riêng, trái với thiên hạ, cũng không sợ. Nếu là việc không hợp đạo, không thèm làm, dù có phải trốn đời, cũng không phiền muộn.

    Q28} PBC (Phan Bội Châu luận_Nhân SihQan) chỉ rõ thêm:
    Chữ Đại Quá đối lập với chữ Bất Cập (chƯa tới).
    Đại Quá là công việc quá chừng lớn. Sách Sử Ký có câu:
    Tất có ngƯời phi thƯờng mới làm nên những việc phi thƯờng.
    Bởi vì những việc phi thƯờng, quyết không phải những hạng ngƯời thƯờng làm nổi.
    Đó chính là nghĩa chữ Đại Quá.

    Q28} PBC (Phan Bội Châu luận_Nhân SihQan) phụ chú:
    Quẻ Đại Quá ở sau quẻ Di là rất hay. XƯa nay, thánh hiền hào kiệt, trƯớc khi chƯa làm việc Đại Quá, tất phải tiềm tàng ẩn súc, trải biết bao thời giờ súc dƯỡng (tích luỹ, nuôi).
    Súc dƯỡng có đầy đủ, phát triển mới lớn lao. Tuyệt không thấy ai không súc dƯỡng mà làm nên đại quá (phi thƯờng). Ví dụ:
    Ông Y Doãn đi cày ở Hữu Sằn, hơn nửa đời ngƯời ngâm thơ đọc sách, vui (nghiền ngẫm) đạo Nghiêu Thuấn, rồi sau (mới) giúp vua Thang đánh Kiệt an dân.
    Ông Đa Phú Nhi (Camillo Beuso di cavour) cũng cày ruộng đọc sách, Âm thầm nghiên cứu lẽ xƯa nay hơn 10 năm, vậy sau làm nên sự nghiệp thống nhất nƯớc ý Đại Lợi (Italia).
    Một phụ chú khác của

    Q28} PBC (Phan Bội Châu luận_Nhân SihQan): Nói về Thời Đại Quá,
    Lời Thoán có câu: To lớn rồi vậy, thời Đại Quá. Tức nhƯ trải qua đời quân chủ mà đổi ra làm dân chủ nhƯ cuộc Đại cách mạng Pháp.
    ở giữa nƯớc Bà la môn giáo mà lập nên Phật giáo nhƯ đức Thích Ca.
    ở giữa nƯớc quốc gia chủ nghĩa mà lập nên Chính phủ XH Chủ nghĩa nhƯ ông Liệt Ninh (Lê-nin). Thảy là công việc đại quá, mà cũng chỉ một bậc ngƯời tài đại quá mới làm nên.
    NhƯng tất cũng phải đúng thời tiết, nếu có tài đại quá mới làm nên.
    Nếu có tài đại quá, mà chƯa gặp thời đại quá, tất nhiên cũng không làm xong.
    Chỉ có gặp Thời Đại Quá, thì ngƯời có Tài Đại Quá, mới làm nên những Việc Đại Quá.
    Một phụ chú khác của

    Q28} PBC (Phan Bội Châu luận_Nhân SihQan): Lời Biểu_TƯợng có câu:
    NgƯời quân tử thời Đại Quá một mình đứng riêng độc lập với thiên hạ cũng không sợ gì, dù có phải trốn đời cũng không phiền muộn (Độc lập bất cụ, độn đế vô muộn). vẫn chung một hạng quân tử mà thủ đoạn có khác nhau.
    Việc gì đáng làm dầu cả thiên hạ không ai làm, mà mình cứ làm, xông vào nguy hiểm và
    chẳng kinh, mắc lấy thèm chê mà chẳng quản. Đó là cách “độc lập” mà “bất cụ”.
    Việc gì không đáng làm, dầu toàn thiên hạ thảy làm, mà mình không chịu làm, mình đã trái mắt thế gian, âu là bỏ tục trốn đời, mà tinh thần đƯợc tự do tự tại.
    Đó là cách “độn thế” mà “vô muộn”. Mạnh Tử có nói rằng: “Uy vũ bất năng khuất, bần tiện bất năng di”. Chính là đúng với Lời Biểu_TƯợng Quẻ này.
    Lần cập nhật cuối: 25/09/2015
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.075
    Đã được thích:
    46
    Trươc khi đi sâu thảo luận về quẻ: 28 "TRẠCH PHONG ĐẠI QUÁ" & các quẻ Dịch; chúng ta lướt qua 1 tí về
    VH giới TÍNH & Tính dục trong Dịch học & phân tâm
    - Minh triết Kinh Dịch trong tương quan với Phân tâm học (Sigmund Freud & C. G. Jung ...vv)

    1. Dịch đến với thế giới bằng sự kì quái có một không hai, chỉ với hai nét (nghi) đứt (- -) và liền (---) mà có thể khái quát toàn bộ thế giới sự vật hiện tượng
    (“nhất Âm nhất DƯƠNG chi vị Đạo” - Hệ từ thượng Chương 5). Người đời xưng tụng đó là Kỳ thư.
    Người đàn ông biểu hiện cho nguyên lý DƯƠNG. Người đàn bà biểu hiện cho nguyên lý Âm,
    Trong người đàn ông cái gì DƯƠNG cương cùng cực?
    Trong người đàn bà cái gì Âm nhu cùng cực? Mà lại tượng trưng cho lẽ hoá sinh biến dịch.

    BIỂU TƯỢNG cho hai nguyên lý này không gì gần gũi bằng cặp sinh thực khí nam nữ.
    Nên Dịch viết: “Có Càn (DƯƠNG) nên thành giống đực, có Khôn (Âm) nên thành giống cái” (Hệ Từ thượng Chương 1),

    Vậy để BIỂU TƯỢNG (symbolize) Càn Khôn không chi bằng xuất phát từ chính con người. Đây là đường hướng đi từ cá thể đến cái toàn thể mang tính bản thể của minh triết phương Đông; nên Càn được hiểu là trời, cứng mạnh, đàn ông - Khôn được hiểu là đất, nhu thuận, đàn bà.
    mà chỉ khi “giống đực giống cái kết hợp tinh khí mà vạn vật sinh nở, biến hóa (nam nữ cấu tinh, vạn vật hóa sinh)” (Hệ Từ hạ Chương 5).

    Học giả Nguyễn Hiến Lê nhận xét: “Rõ ràng là Dịch coi đạo Âm DƯƠNG, đạo nam nữ là quan trọng nhất”(04)._
    Nên một vạch thẳng, cứng, công phá là BIỂU TƯỢNG cái Sáng Năng lượng của sinh thực khí nam;
    hai nét đứt, lõm, là BIỂU TƯỢNG cái Tối chứa đựng là fản ảnh của sinh thực khí nữ - đây chính là quá trình BIỆN CHỨNG cho hai hào tượng đứt - liền, Âm - DƯƠNG trong đạo Dịch.
  9. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.075
    Đã được thích:
    46
    V/Đ GIỚI TÍNH, TÍNH GIAO TÍNH DỤC & TÌNH_DỤC TRONG KINH DỊCH
    Trong kinh Dịch, Âm và DƯƠNG được biểu thị bằng một hình ảnh khá ấn tượng về giới tính rất tự nhiên và cụ thể đó là hai phù hiệu cơ quan sinh dục biểu thị __ (DƯƠNG , một hình thẳng đuột ) __ __ (âm , một vùng trủng giửa hai mép). vẽ __ tượng cho cái của nam, ngắt thành hai __ __ để tượng cho cái của nữ, có thể thấy quan niệm Âm DƯƠNG được gọi ý từ mô hình bộ phận sinh dục đực cái từ đó mà diễn biến thành quan niệm nam nữ, cha mẹ, âm DƯƠNG, cương nhu, trời đất.
    Khái niệm về Dịch lý, Dịch đã định nghĩa như sau : Dịch là sự thay đổi , vạn hữu vũ trụ nằm trong một qui luật duy nhất là sự vận động không ngừng, chuyển biến cả thời gian và không gian, chuyễn hóa cả các vật vô cùng nhỏ bé đến những vật vô cùng lớn
    “ Dịch hữu Thái Cực, thị sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái, Bát Quái định cát hung, cát hung định đại nghiệp “
    Thái Cực diễn tả ý niệm tuyệt đối
    Lưỡng Nghi là tương đối gồm hai thể đối đãi lẩn nhau như Âm-Dương, Nữ-Nam; Cha Mẹ, Trời Đất ...
    Tứ tượng là bốn thể, tượng trưng cho, bốn tư thế đứng ngồi nằm quì, bốn phương đông tây nam bắc, bốn mùa xuân hạ thu đông,....
    Bát Quái sinh ra từ Tứ Tượng, 8 quái này là cơ bản cho sự biến hóa của vũ trụ:
    Tính giao hay nói một cách nôm na trong giới Tính, TÌNH_DỤC học là giao hợp là một khái niệm biến đổi sinh tồn của vũ trụ và con người trong kinh Dịch có cách nói rất hình tượng: “ Thiên địa nhân huân, vạn vật hóa thuần; nam nữ cấu tinh, vạn vật hóa sinh” (Trời đất giao cảm mà vạn vật có đủ loại; giống đực giống cái kết hợp tinh khí mà vạn vật sinh nở biến hóa), nghĩa là trời đất cũng như giống đực giống cái, qua tính giao mà sáng tạo vạn vật. Điều này khiến ta dễ dàng nhận thấy dùng nam nữ tính giao để ẩn dụ sự giao hợp của trời đất cũng như giống đực giống cái, qua tính giao để ẩn dụ sự giao hợp của trời đất mà hóa sinh vạn vật.
    Các tượng điêu khắc bằng đá của Champa trong thánh địa Mỹ Sơn, Bình Định, Nha Trang, Ninh Thuận, các phù điêu trong bảo tàng viện Đà Nẵng, Sàigòn với các hình tượng các cặp nhủ hoa, cơ quan sinh dục nam -nữ ((linga-youni ) được trưng bày rất nhiều trong nền văn minh Champa
    Các hình tượng về nhũ hoa hay DƯƠNG_Vật trong các hang động như ở hang Đầu Gổ - Hạ Long, chùa Bà Đanh... các nơi đình chùa am miếu thường những người cầu tự hay tìm đến ít nhiều cũng có các biểu tượng này để tín đồ sờ mó hay xoa nắn
    Những hoạt động sùng bái sinh bộ phận sinh dục và tính giao hay sinh thực khí này của nhân loại đã để lại dấu vết rõ rệt trong quá trình phát triển văn hóa Trung Quốc.
    Có người cho rằng, những văn hoa hình vẩy cá trên gốm mầu ở di chỉ Ban Pha – Tây An thời kỳ đồ đá mới, mang ý nghĩa sinh thực khí của nữ, nơi “tế cá” của công xã thị tộc mẫu hệ Bán Pha đều vẽ hình tròn, mô phỏng Âm hộ. Trên các đồ tế khí đào được ở các di chỉ công xã mẫu hệ ở Trung Quốc đề vẽ cá, ếch, hoa, lá v.v.. chính là bộ phận sinh dục nữ, như bình gốm mầu có dáng một phụ nữ đào được ở Liều Loan thuộc Nhạc Đô, Thanh Hải, đầu và mặt là phần cổ bình, thân người là phần thân bình, vú, rốn, Âm hộ và tứ chi đều để lộ. Vú đầy đặc, núm vú vẽ bằng màu đen, phần Âm hộ rất khoa trương, lại dùng màu đen vẽ đường viền.
    Quách Mạt Nhược từng khảo chứng chữ “tổ” là tượng hình sinh thực khí của nam, chiếc thả bằng đồng đào được ở thôn Tam Điếm, Tây An cũng là tượng hình của bộ phận sinh dục nam
    Ở TF Các hình tượng nữ thần sinh thực với cặp vú đồ sộ và vùng bụng thì cộm lên trong thơi kỳ băng hà ở Pháp, các tác phẫm điêu khắc diễn tả cảnh nam nữ quấn quít giao hoan ỡ các quãng trường ở Ý, Hòa Lan ...cũng cho thấy vấn đề tính giao cũng như tôn sùng bộ phận sinh dục của nhiều dân tộc và của nhiều nền văn minh trên thế giới là vô cùng phỗ biến
    Quan điểm về tự nhiên của nhân loại thời sơ khai thông thường là nhân cách hóa tự nhiên, sinh mệnh bắt nguồn từ hành vi tính giao, thì sự ra đời của vạn vật trong tự nhiên, đương nhiên là do kết quả của tính giao.
    Văn hóa Âm DƯƠNG đã thể hiện có hệ thống văn hóa, thăng hoa văn hóa sùng bái bộ phân sinh dục lên một giai đoạn mới. Khi kinh Dịch quan niệm Âm DƯƠNG biến hóa vạn vật, thuật ngữ “tính khí quan” (cơ quan sinh dục) và “tính hành vi” (hành động giao hợp) vẫn là vật gợi cảm mang nội dung ý nghĩa quan trọng, phản ánh sâu sắc nội dung loại văn hóa này
    Trong kinh Dịch, 2 đơn quẻ Càn và Khôn là hai quẻ thiết yếu và chính trong 8 Quái/đơn quẻ
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.075
    Đã được thích:
    46
    2. Với Thế giới Phương Tây hiện đại, thế giới quan giới tính, tính dục được tái hiện và biểu diễn một cách thuyết phục có hệ thống phải kể đến môn phân tâm học (psychanalyse) mà các đại biểu sáng giá là S Freud & C. G. Jung vv...

    Nhưng về bản chất, Nhân Sih Quan/Thế giới_quan dục tính phân tâm học so với Nhân Sih Quan/Thế giới_quan dục tính của Kinh Dịch khác nhau một trời một vực.
    Bác sỹ Sigmund Freud (1858-1939) trong quá trình trị liệu cho bệnh nhân hystérie đã phát hiện, xây dựng và kiện toàn thành hệ thống học thuyết Phân tâm. Ở phương Tây, chủ nghĩa Freud (Freudisme) được xem là đại diện cuối cùng của đức tin duy lý và đã đặt một chân vào trào lưu nhân vị chủ nghĩa (personnalisme). Về cơ bản, học thuyết Freud được kiến thiết từ những kinh nghiệm thực nghiệm sinh lý sinh vật học.

    Với sự kiện toàn lý thuyết dục tính (s3xualité), ở châu Âu, Freud đã xây dựng cho phạm trù dục tính những ý nghĩa rộng lớn. Vượt qua tầm nhìn thiển cận của quan niệm dục tính trước đây, xem dục tính đơn giản là hoạt động cọ xát của hai cơ quan sinh dục (truyền chủng), Freud phân biệt đó là sinh dục (génital). Dục tính dưới con mắt Freud bao gồm rất nhiều hoạt động mà về hình thức có thể không hề liên quan đến cơ quan sinh dục nhưng về bản chất thì hoàn toàn giống nhau, hoạt động theo nguyên tắc khoái lạc (principe de plaisir) trong đời sống tâm lý, dù bề ngoài có thể che đậy bằng những hình thức ngụy trang hết sức tinh vi.

    Với Freud, đời sống là đời sống tính dục, năng lực sống (Eros) chính là năng lực tính dục. Năng lực ấy là tiềm tàng, kiến tạo trực tiếp nên bản ngã ở mỗi cá nhân, và khi tính dục hoạt động hướng ra thế giới bên ngoài, thì thế giới trở thành thế giới được phóng chiếu bởi dục tính, bắt đầu cho những “ảo giác”: văn hóa, văn minh,Niềm Tin &Tôn Giáo, nhà nước, pháp luật, nghệ thuật… kể cả tâm linh hạnh phúc, tình yêu.

Chia sẻ trang này