1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh Dịch và đời sống!

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi mountaint, 25/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Sở dĩ có thứ tự: Càn, Khôn, Truân, Mông, ... là do cách sắp xếp theo diễn biến tự nhiên của tự nhiên, được tác giả của Tự quái truyện lý giải. Cách sắp xếp này KHÔNG phải là cách sắp xếp của Phục Hy (sắp xếp theo trùng quái của Tiên thiên bát quái) hay của Văn Vương (sắp xếp theo trùng quái của Hậu thiên bát quái). Cách sắp xếp này đến nay của ai sắp xếp vẫn còn là một bí ẩn, chỉ có sự lý giải tại sao lại có thứ tự các quẻ như thế và sự lý giải đó được ghi rõ trong Tự quái truyện (ngay cả tác giả của Tự quái truyện cũng vẫn còn là một bí ẩn, ko phải là Khổng Tử; Vũ Đồng còn cho đó là một người đời Hán,...).
    Trong Tự quái truyện, cũng có hai phần, Thiên thượng giải thích về 30 quẻ đầu, và Thiên hạ giải thích về 34 quẻ sau. Tự quái truyện, ở Thiên thượng giải thích về thứ tự 30 quẻ đầu, khẳng định rằng có Càn (Trời), Khôn (Đất) rồi mới có vạn vật trong vũ trụ, theo diễn biến từ mới bắt đầu hình thành của vạn vật (Truân), rồi trãi qua việc nuôi dưỡng vạn vật (Nhu), và v.v..., cho đến thời sau này, là những quy luật trong Vũ trụ đó , bắt đầu hai quẻ đầu tiên của Kinh hạ là Hàm (cảm nhau của nam nữ), Hằng (đạo vợ chồn),... rồi mới sinh ra vua, bề tôi, lễ nghĩa, v.v....
    Theo đó, thứ tự của các quẻ chính là quy luật bình thường của vạn vật khi đi từ mới sinh ra bởi Trời và Đất, cho đến phát triển và giao hòa lẫn nhau và sinh sôi, nảy nở, trãi qua hết tất cả các giai đoạn theo lẽ thường của Đạo Dịch "Âm Dương bất trắc chi vị thần" hay "Vật cực tắc phản", v.v... ...
    Ứng dụng và ví dụ áp dụng của thứ tự này:
    -Bất kỳ một sự kiện gì xảy ra, đều nằm trong một giai đoạn (thời) nào đó của các giai đoạn được quy đặt sẵn trong Kinh Dịch. Khi có chuyển biến, giai đoạn sau (sau khi lấy hào động, dương biến thành âm, âm biến thành dương, ra quẻ dụng trong phép dự đoán học) sẽ là một giai đoạn nào đó, và sự chuyển biến có thể kéo dài từ giai đoạn đầu qua các biến cố có sẵn cho tới giai đoạn sau cùng. Từ đó, những phép dự đoán sau đó sẽ căn cứ vào đó mà phán cát, hung. Thực tế sẽ xảy ra theo cái cách mà một giai đoạn bất kỳ trong hai quẻ thể (nguyên thủy) và quẻ dụng (kết quả), sẽ cho chúng ta biết theo các vị trí của việc cần đoán tương ứng với một hào nào đó trong hai quẻ.
    -Thứ tự cho thấy các khả năng có thể có nếu một vấn đề bất kỳ nằm ở một quẻ nào đó bất kỳ, các khả năng trước đó là nguyên nhân tương ứng với các quẻ liền kề trước quẻ đang xét , và các khả năng sau đó là kết quả (có thể dẫn đến) tương ứng với các quẻ liền kề sau quẻ đang xét.
    -Nếu ta mong muốn cho một sự kiện nào đó xảy ra ở thời điểm sắp tới, ta có thể biết được ta cần thực hiện điều gì để kết quả dẫn theo là sự kiện xảy ra sẽ đúng như thứ tự của các quẻ! Vì nguyên lý phản phục của Đạo, mọi sự sẽ có khả năng diễn biến theo cái cách đã được quy định rõ trong các hào của quẻ cần được xảy ra sự kiện tương ứng và trong các hào của quẻ là nguyên nhân của quẻ cần được xảy ra sự kiện đó.
  2. thtd06

    thtd06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2007
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Bài viết hay,,có cả sự suy luận sáng tạo nữa (như chỗ vàng vàng trên).Xin cám ơn và kỉ niệm bạn gái
    Xin chất vấn thêm :
    Mâu thuẫn của KINH DỊCH với thực tế tự nhiên, xã hội, con người là gì
    Nhược điểm, yếu điểm, mặt trái của KD là gì
  3. monk80

    monk80 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Một câu hỏi nữa mong bác giải đáp:
    Trong cuốn: "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" của tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh, có mục nói về "giờ quan sát" là nếu đứa trẻ nào sinh phạm vào thời điểm này thì sẽ không có lợi cho sức khỏe về sau. Theo tác giả nghiên cứu thì hầu hết chúng đều có gan bị ảnh hưởng do thời điểm sinh ra bị ảnh hưởng vũ trụ từ ngoài Mặt Trời.
    Vì vậy, tôi muốn hỏi bác: làm thế nào để khăc phục nhược điểm đó cho đứa trẻ không may này.
    Chân thành cảm ơn.
    http://www.tuvilyso.com/forum/forum_posts.asp?TID=5910&PN=1&TPN=2
    Được monk80 sửa chữa / chuyển vào 10:51 ngày 29/04/2007
  4. Nobita25

    Nobita25 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2005
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Bài viết hay,,có cả sự suy luận sáng tạo nữa (như chỗ vàng vàng trên).Xin cám ơn và kỉ niệm bạn gái
    Xin chất vấn thêm :
    Mâu thuẫn của KINH DỊCH với thực tế tự nhiên, xã hội, con người là gì
    Nhược điểm, yếu điểm, mặt trái của KD là gì
    [/quote]
    Không phải ghen ăn ghét ở đâu, nhưng đừng nịnh thối như thế.
    Cái chỗ vàng vàng ấy, các bậc tiền bối nói cả rồi, sáng tạo cái gì.
    Đọc KD do Nguyễn Hiến Lê bình giải đi nhé
    u?c chitto s?a vo 21:12 ngy 30/04/2007
  5. thtd06

    thtd06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2007
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0

    @ Nobita
    Nhà ngươi "ko phải ghen ăn ghét ở" thì hãy chỉ rõ ,Ô. Nguyễn Hiến Lê đã viết hay kết luận như cái đoạn tô vàng trên,ở trang nào, sách nào (trích nó lên nhé )
    Nhà ngươi ko làm được ,thì tự biết rồi chứ
    Còn cái chỗ xanh xanh ấy, nhà ngươi chia sẻ được , thì đây chẳng tiếc nhời và cả . Nếu ko, thì hãy dựa cột mà coi.
    u?c chitto s?a vo 21:13 ngy 30/04/2007
  6. hauhac

    hauhac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2007
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    tôi thì thấy Kinh Dịch rất đúng nhất là câu "Cùng tắc biến, biến tắc thông...".Theo tôi ai đọc cũng được và bổ ích, không nhất thiết phải nhiều tuổi hay trung tuổi?
  7. neufriend

    neufriend Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    0
    Chúc bạn thi tốt lớp 12 mà ko cần dùng kinh dịch!
  8. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Cái nguyên tắc "cùng tắc biến, biến tắc thông" là còn tuỳ vào tình huống và vấn đề mới vận dụng được, vì có khi biến xong rồi càng thêm tắc thêm.
    Kinh Dịch đọc lúc nào cũng được, nhưng hiểu thì cần nhiều tuổi. mà tôi e rằng, nhiều người đọc chưa kĩ, hiểu chưa thấu nhưng lúc nào cũng khoe mình là hiểu biết.
    Thân ái.
  9. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Cái nguyên tắc "cùng tắc biến, biến tắc thông" là còn tuỳ vào tình huống và vấn đề mới vận dụng được, vì có khi biến xong rồi càng thêm tắc thêm.
    Kinh Dịch đọc lúc nào cũng được, nhưng hiểu thì cần nhiều tuổi. mà tôi e rằng, nhiều người đọc chưa kĩ, hiểu chưa thấu nhưng lúc nào cũng khoe mình là hiểu biết.
    Thân ái.
  10. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Nếu như thế thì vẫn chưa gọi là cùng, hỡi người đã hiểu thấu rồi ạh!

Chia sẻ trang này