1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh Dịch với dự đoán

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi pnchuong, 03/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pnchuong

    pnchuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Kinh Dịch với dự đoán

    Làm thế nào biết được tên quẻ, tính được nó một cách nhanh chóng, vì 64 quẻ, 384 hào thì rất dễ nhầm.
    Tính được rồi thì quan trọng là kết quả cuối cùng phải xác định xem nó đạt được bao nhiêu phần trăm. Có vị đã nói cùng một quẻ nếu 2 người dự đoán thì sẽ có 2 kết quả; như vậy làm thế nào để có được điểm chung không?
    Sự biến hoá khôn lường của dịch thật rõ nhưng chúng ta học và xem nó trên khía cạnh nào, phạm vi nào mới cảm nhận được hết sâu xa của nó.
    Bắt đầu đến với dich bạn nên tìm hiểu vấn đề nào là mấu chốt, vấn đề nào bạn quan tâm.
    Nếu bạn nghĩ sâu xa về triết lý đông phương thì bạn nên hiểu về cội nguồn, vì sao sinh ra được từ âm dương đắp đổi cho nhau. Còn nếu bạn nghĩ về vấn đề bói toán thì phải biết sự biến đổi của quẻ và hào của nó rồi ứng dụng theo từng giai đoạn để suy đoán, bạn có tầm nhìn càng rộng bao nhiêu thì sự dự đoán của bạn sẽ có hiệu quả cao hơn.
  2. blowjob

    blowjob Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/11/2005
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0

    TIN MỚI NHẤT!
    Bạn có biết ở Việt Nam vừa mới thành lập một cơ quan chuyên về "bói toán" chưa? Đó là
    TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN KINH DỊCH -
    Center for Research and Development of I Ching (CICHING)

    trực thuộc Hiệp hội Khoa học Đông Nam Á - Viện KHXH Việt Nam (do GSTS Phạm Đức Dương làm Chủ tịch).
    Trung tâm ra đời cách đây vài tháng, đã được hàng chuc báo đài TW đưa tin. Hiện TT tổ chức đào tạo 14 môn học và tổ chức Tư vấn Dự trắc học. Nếu cần liên lạc xin hãy e-mail tới ciching@fpt.vn
    Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Kinh Dịch đầu tiên ở ĐNA11:30'''' 18/06/2005 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Kinh Dịch đầu tiên ở Đông Nam Á (thuộc Hội Nghiên cứu Khoa học Đông Nam Á- Việt Nam) đã làm lễ ra mắt sáng 17/6.
    Kinh Dịch từ nhiều thế kỷ nay đã góp mặt ở Việt Nam như một bộ phận có phần huyền bí của hệ thống triết học phương Đông. Có thời Kinh Dịch bị "đổ oan" là gắn với thứ bói toán, mê tín dị đoan nên không được chú ý nghiên cứu phát triển. Bởi vậy, sự ra đời của Trung tâm này là niềm vui lớn của những người bấy lâu âm thầm say mê Dịch học.
    Nhiệm vụ của trung tâm là nghiên cứu, phân tích về Kinh Dịch đại cương, Kinh Dịch chuyên ngành và văn hoá cổ phương Đông. Một nhiệm vụ quan trọng khác là ứng dụng Kinh Dịch vào lĩnh vực dự trắc, tư vấn thiết kế xây dựng và quy hoạch các công trình kiến trúc. Ngoài ra, trung tâm cũng làm công việc dự trắc cho cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu trên tất cả các lĩnh vực, từ hoạt động kinh doanh tới các sự việc hằng ngày; bao gồm cả giải toả các vướng mắc về mặt tâm lý, đưa ra lời khuyên về ứng xử trong quan hệ đời thường...
    Theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, Kinh Dịch là một tác phẩm dân gian có từ rất lâu đời, đã có những khái niệm cơ bản trong thời đại nhà Trụ. Văn Vương là người có công đầu trong việc hoàn cỉnh và đưa ra hệ thống 64 quẻ, thuộc tiên thiên bát quái và viết hào từ cho các quẻ này. Chu Công Đán, em trai Văn Vương, là người chỉnh lý và đưa ra hệ thống Hậu thiên bát quái. Khổng Tử là người có công lớn nhất trong việc tập hợp chỉnh lý Kinh Dịch. Ở nước ta, các tác giả như Ngô Tất Tố, Nguyễn Hiến Lê đã từng chuyển ngữ Kinh Dịch.
    Trao đổi với chúng tôi, Ths. Trần Mạnh Linh, GĐ Trung tâm, cho biết: "Tiếng là bây giờ mới chính thức thành lập trung tâm, nhưng thực tế hoạt động nghiên cứu của chúng tôi đã bắt đầu từ lâu và ngày càng mạnh từ sau khi CLB Kinh Dịch Hà Nội ra đời vào năm 2002".
    Bước đầu Trung tâm mới có khoảng 20 thành viên, chọn từ hơn 200 hội viên CLB Kinh Dịch HN, đều là những người từng nghiên cứu Kinh Dịch khá sâu sắc. Từ năm 1999 các thầy Lê Quốc Chân, Đặng Xuân Thân, Nguyễn Công Nguyên và Trần Mạnh Linh đã mở những lớp đào tạo Kinh Dịch đầu tiên ở HN. Tuy nhiên, sự đào tạo này cũng mới chỉ có sự công nhận trong nội bộ CLB. "Thời gian tới, chúng tôi sẽ cố gắng để có được chứng chỉ có tầm rộng lớn hơn"- ông Linh nói.
    Hiện nay ở nước ta có hai luồng quan điểm khác nhau về nguồn gốc của Kinh Dịch. Trái với suy nghĩ lâu nay rằng Kinh Dịch là do người Trung Hoa sáng tạo nên, một số học giả cho rằng học thuyết này phải là di sản của dân tộc Lạc Việt. Khi được hỏi quan điểm của Trung tâm về vấn đề này, ông Trần Mạnh Linh nói: "Cá nhân tôi thì cho rằng đến thời điểm này chưa có cơ sở nghiên cứu nào để khẳng định Kinh Dịch là của người Việt. Tuy nhiên, trong chính trung tâm cũng có hai luồng ý kiến trái ngược. Tuy nhiên khi giảng dạy, giáo trình của chúng tôi sẽ vẫn thống nhất theo quan điểm cũ".
    ? D.Huyền
    http://www.vnn.vn/vanhoa/vandekhac/2005/06/455873/
  3. cedarvn

    cedarvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Có mỗi cái tin vớ vẩn mà các hạ cứ chen vào đây làm gì? Nghe lời quảng cáo của các hạ mà khó ngửi quá.
    Riêng cái dòng
    Bạn có biết ở Việt Nam vừa mới thành lập một cơ quan chuyên về "bói toán" chưa? Đó là
    TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN KINH DỊCH -
    Center for Research and Development of I Ching (CICHING)

    thì đúng là dở hơi. Tôi không có ý xỏ xiên các hạ nhưng chúng ta vào đây để thảo luận về học thuật chứ không phải quảng cáo linh tinh.
    TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN KINH DỊCH mà các hạ lại bảo là thành lập một cơ quan chuyên về bói toán, dù chữ bói toán bỏ trong dấu nháy thì vẩn ngang phè phè.
    Được cedarvn sửa chữa / chuyển vào 13:17 ngày 10/11/2005
  4. aloloa123

    aloloa123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    thế bây giờ còn ai ở trung tâm đấy không bác?

Chia sẻ trang này