1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh Dịch

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi KID6282, 26/05/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Don_Quixote_new

    Don_Quixote_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2001
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    0
    Em tò mò bác Pagoda là ai quá. . Bác không muốn trả lời trên này thì PM cho em hay là viết kiểu mật mã đánh đố cũng hay, có được không ạ ?

    Thương nhớ em chảy thành đêm
    Da diết biến anh thành bóng tối.

  2. Superego

    Superego Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0

    To Pagoda
    Kinh dịch trước tiên làmột sách bói toán.
    Kinh Dịch không hề dậy ta cách sống??????
    Vậy bác định nói về bản nào? Của Văn Vương à?
    Bản Kinh Dịch mà tôi định nói là bản có đủ cả Thập dực
    Nó không dậy cách sống. Đấy là theo quan niệm của bác (Pagoda) vậy nó dậy cái gì mà được coi là thánh Kinh vậy??? Bói toán à?
  3. Superego

    Superego Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0

    To Pagoda
    Kinh dịch trước tiên làmột sách bói toán.
    Kinh Dịch không hề dậy ta cách sống??????
    Vậy bác định nói về bản nào? Của Văn Vương à?
    Bản Kinh Dịch mà tôi định nói là bản có đủ cả Thập dực
    Nó không dậy cách sống. Đấy là theo quan niệm của bác (Pagoda) vậy nó dậy cái gì mà được coi là thánh Kinh vậy??? Bói toán à?
  4. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    :-) hi hi, superego có vẻ đam mê kinh dịch nhỉ. Đúng rồi, Kinh dịch đích thị là dạy bói toán chứ còn gì nữa.
    Đùa vậy cho vui thôi, cho superego nguội bớt một tí. Nói thật là mình chả hiểu lắm về kinh dịch nên chả dám nói nhiều sợ lòi đuôi dốt. Nhưng thôi thì xin phép biết đến đâu nói đến đấy vậy.
    1/ Xin khẳng định lại một lần nữa, kinh dịch trước hết phải là một cuốn sách bói. Có lẽ có một số người sợ khi phải đề cập đến vấn đề bói toán thì bị cho là nhảm nhí mà giảm giá trị đi chăng nên cố tránh. Nhưng phải đặt kinh dịch đúng vào vị trí của nó mới có thể hiểu được giá trị của nó. Không phải ngẫu nhiên nó được nâng lên hàng kinh. ( Xin nhớ rằng Luận ngữ và Mạnh Tử ( thượng , hạ ) quan trọng là vậy đối với nho giáo, mà cũng chỉ được xếp vào hàng tứ thư , vẫn chưa được gọi là kinh).
    2/ Trước hết cũng nói sơ qua về chữ kinh ( mặc dù chắc mọi người cũng biết cả rồi) Kinh có nghĩa là đường chạy dọc của một tấm vải. Người xưa dệt vải bao giờ cũng có một đường kinh. Tấm vải có kết vào nhau được là nhờ cái đường kinh này. Vậy một tác phẩm xuyên suốt một học thuyết, làm cho học thuyết này đứng được thì được gọi là kinh.
    2/ Vậy thì quay lại với Kinh Dịch, cũng xin đính chính bạn SuperEgo một chút, Kinh dịch là kinh chứ không phải thánh kinh. Vốn dĩ là một tác phẩm hết sức độc đáo, các nhà nho sau này, khi cần chấn hưng và khuếch trương học thuyết của Khổng tử đã chọn nó làm cái xương sống bản thể luận, cái trục chính cho lý luận của mình. Đây là cái còn thiếu trong các trước tác của Khổng tử ( Luận ngữ ). Vốn dĩ Khổng tử luôn né tránh khi động đến vấn đề này.
    3/ Cũng phải nói đến một tư tưởng rất quan trọng đã chi phối rất nhiều hướng phát triển của triết học Trung Hoa : Tư tưởng "Thiên nhân hợp nhất" - đây chính là cái căn do cốt yếu để các nhà nho phải gắng công xây dựng cho học thuyết xã hội của Khổng tử một cái xương sống triết học. Đổng Trọng Thư - một trong những người có công đầu trong việc chấn hưng Nho học vào đầu đời nhà Hán, chính là xuất phát từ tư tưởng này và những thành quả lý luận đã có, đặt vững chãi lại các quan niệm của nho gia trong cái cương "Tam cương ngũ thường"
    4/ Vậy thì Kinh dịch thực sự nói điều gì. Tất nhiên chẳng thể mấy dòng mà nói hết được, vả lại tôi quả thật cũng không dám tụ nhận là đã hiểu kinh dịch. Nhưng cũng xin tóm lược mấy điểm cơ bản : Thái cực sinh lưỡng nghi,(âm và dương), rồi tương tác thành 64 quẻ ( quái )
    +) Nhiều sách chú giải kinh dịch mơí đây vẫn thấy đề cập đếnkhái niệm âm duơng như hai thực thể, hai vật tách biệt ( tựa như cha và mẹ). Nhưng như vậy kì thực là vẫn chưa hiểu về tư tưởng của phưong Đông. Tư tưởng phương Đông ghét những gì rời rạc, tuyến tính, thiếu bề dày, thiếu nhất quán. Bởi vậy cần nhớ rằng, Âm và Dương không phải là hai vật, nó là hai thể hiện (instance) của cùng một vật - là cái toàn thể. Vũ trụ có ngày và đêm, có sáng và râm. Ngày và đêm không tách biệt, đó là hai thể hiện của cùng một vũ trụ duy nhất. Ngày mang tính tích cực (dưong), đêm mang tính tiêu cực ( âm). Một triều đại có lúc thịnh lúc suy , lúc cương cường ,lúc nhu nhược.
    +) 64 quẻ cũng khong phải là rời rạc , hay tăng tuyến tính. Nhà toán học Lagrange đã nghiên cứu và phát hiện ra cách sắp xếp quẻ tăng dần nếu viết dưới dạng số nhị phân. Kì thực đấy chỉ là cho vui chứ 64 quẻ này không hề rời rạc. Xin đừng hiểu nó là 64 điểm rời rạc. Nó là sự biến đổi liên tục và đầy đặn. 64 quái đó chỉ là 64 thể hiện , 64 cái mốc để từ đó khảo sát mà thôi. Nếu bạn nào đã biết về cach sắp xếp của hà đồ, lạc thư thì sẽ thấy rõ điều này.
    Nếu viết chi tiết và đầy đủ thì có lẽ quá dài. Vả lại hiểu biết của tôi chắc gì đã đủ đẻ viết một bài dài :-) , nên xin góp vui sơ sơ thế thôi ạ. Hẹn khi nào có thời giờ rảnh môt chút, sẽ cố gắng viết chi tiết và dẫn một vài quẻ ra làm lệ chứng.

    V@
    [/size=4
  5. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    :-) hi hi, superego có vẻ đam mê kinh dịch nhỉ. Đúng rồi, Kinh dịch đích thị là dạy bói toán chứ còn gì nữa.
    Đùa vậy cho vui thôi, cho superego nguội bớt một tí. Nói thật là mình chả hiểu lắm về kinh dịch nên chả dám nói nhiều sợ lòi đuôi dốt. Nhưng thôi thì xin phép biết đến đâu nói đến đấy vậy.
    1/ Xin khẳng định lại một lần nữa, kinh dịch trước hết phải là một cuốn sách bói. Có lẽ có một số người sợ khi phải đề cập đến vấn đề bói toán thì bị cho là nhảm nhí mà giảm giá trị đi chăng nên cố tránh. Nhưng phải đặt kinh dịch đúng vào vị trí của nó mới có thể hiểu được giá trị của nó. Không phải ngẫu nhiên nó được nâng lên hàng kinh. ( Xin nhớ rằng Luận ngữ và Mạnh Tử ( thượng , hạ ) quan trọng là vậy đối với nho giáo, mà cũng chỉ được xếp vào hàng tứ thư , vẫn chưa được gọi là kinh).
    2/ Trước hết cũng nói sơ qua về chữ kinh ( mặc dù chắc mọi người cũng biết cả rồi) Kinh có nghĩa là đường chạy dọc của một tấm vải. Người xưa dệt vải bao giờ cũng có một đường kinh. Tấm vải có kết vào nhau được là nhờ cái đường kinh này. Vậy một tác phẩm xuyên suốt một học thuyết, làm cho học thuyết này đứng được thì được gọi là kinh.
    2/ Vậy thì quay lại với Kinh Dịch, cũng xin đính chính bạn SuperEgo một chút, Kinh dịch là kinh chứ không phải thánh kinh. Vốn dĩ là một tác phẩm hết sức độc đáo, các nhà nho sau này, khi cần chấn hưng và khuếch trương học thuyết của Khổng tử đã chọn nó làm cái xương sống bản thể luận, cái trục chính cho lý luận của mình. Đây là cái còn thiếu trong các trước tác của Khổng tử ( Luận ngữ ). Vốn dĩ Khổng tử luôn né tránh khi động đến vấn đề này.
    3/ Cũng phải nói đến một tư tưởng rất quan trọng đã chi phối rất nhiều hướng phát triển của triết học Trung Hoa : Tư tưởng "Thiên nhân hợp nhất" - đây chính là cái căn do cốt yếu để các nhà nho phải gắng công xây dựng cho học thuyết xã hội của Khổng tử một cái xương sống triết học. Đổng Trọng Thư - một trong những người có công đầu trong việc chấn hưng Nho học vào đầu đời nhà Hán, chính là xuất phát từ tư tưởng này và những thành quả lý luận đã có, đặt vững chãi lại các quan niệm của nho gia trong cái cương "Tam cương ngũ thường"
    4/ Vậy thì Kinh dịch thực sự nói điều gì. Tất nhiên chẳng thể mấy dòng mà nói hết được, vả lại tôi quả thật cũng không dám tụ nhận là đã hiểu kinh dịch. Nhưng cũng xin tóm lược mấy điểm cơ bản : Thái cực sinh lưỡng nghi,(âm và dương), rồi tương tác thành 64 quẻ ( quái )
    +) Nhiều sách chú giải kinh dịch mơí đây vẫn thấy đề cập đếnkhái niệm âm duơng như hai thực thể, hai vật tách biệt ( tựa như cha và mẹ). Nhưng như vậy kì thực là vẫn chưa hiểu về tư tưởng của phưong Đông. Tư tưởng phương Đông ghét những gì rời rạc, tuyến tính, thiếu bề dày, thiếu nhất quán. Bởi vậy cần nhớ rằng, Âm và Dương không phải là hai vật, nó là hai thể hiện (instance) của cùng một vật - là cái toàn thể. Vũ trụ có ngày và đêm, có sáng và râm. Ngày và đêm không tách biệt, đó là hai thể hiện của cùng một vũ trụ duy nhất. Ngày mang tính tích cực (dưong), đêm mang tính tiêu cực ( âm). Một triều đại có lúc thịnh lúc suy , lúc cương cường ,lúc nhu nhược.
    +) 64 quẻ cũng khong phải là rời rạc , hay tăng tuyến tính. Nhà toán học Lagrange đã nghiên cứu và phát hiện ra cách sắp xếp quẻ tăng dần nếu viết dưới dạng số nhị phân. Kì thực đấy chỉ là cho vui chứ 64 quẻ này không hề rời rạc. Xin đừng hiểu nó là 64 điểm rời rạc. Nó là sự biến đổi liên tục và đầy đặn. 64 quái đó chỉ là 64 thể hiện , 64 cái mốc để từ đó khảo sát mà thôi. Nếu bạn nào đã biết về cach sắp xếp của hà đồ, lạc thư thì sẽ thấy rõ điều này.
    Nếu viết chi tiết và đầy đủ thì có lẽ quá dài. Vả lại hiểu biết của tôi chắc gì đã đủ đẻ viết một bài dài :-) , nên xin góp vui sơ sơ thế thôi ạ. Hẹn khi nào có thời giờ rảnh môt chút, sẽ cố gắng viết chi tiết và dẫn một vài quẻ ra làm lệ chứng.

    V@
    [/size=4
  6. Soho

    Soho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Mấy hôm kô vào đã cò bài trả lời rùi.
    To Pagoda : Bạn không chịu đọc kỹ bài của tôi hoặc cố tình không hiểu. Tôi đã nói. Kinh Dịch bạn đầu là một cuốn sách bói. Còn lý lịch ... thì khỏi đưa ra ở đây.
    Về chứ Dịch : Có 2 nghĩa. Một là chữ Dịch đồng nghĩa với chữ Dị (Có nghĩa là dễ) nếu thoe nghĩa này KD là một quyển sách bói. Vì nó bói rất dễ, dễ hơn phương pháp bói cỏ thi hay mai rùa trước đấy.
    Còn một nghĩa là : Biến hoá, dịch chuyển (Chữ Dịch có nghĩa như vậy viết gaàn giống con kỳ nhông đổi mầu-Đấy là sách nói vậy). Về nghĩa này KD có nghĩa là sự tuần hoàn luôn chuyển của vũ trụ.
    Người TH vốn theo thuyết Tam tài : Thiên-Địa-Nhân vì vậy đạo của vũ trụ cũng là đạo của người. Nên có thể nói là sách dậy cách sống.
    Còn thánh Kinh không phải là Kinh Thánh mà là cuốn Kinh được mọi người tôn thờ. Về nghĩa này thì KD xứng đáng.
    Bác nhất quyết nói đây là sách bói có nghĩa một phần. Nhưng bác không hề dám khẳng định để tranh luộn với tôi rằng tư tưởng chủ đạo của KD là bói toán. Với tôi tư tưởng chủ đạo là dậy cách sống.
    Tôi có thể ví dụ : Kinh Vêđa khởi thuỷ vốn là sách dậy các hình thức cúng tế, nhưng các bản chú giải và mở rộng của nó khiến Vêđa trở thành một bộ sách về triết học Ấn Độ. (Cũng giống như KD vậy).
    Sẽ có bài phân tích một vài quẻ để CM luận điểm nếu bác còn hứng thú. Tạm thời thế đã.
    Hê hê hê
  7. Soho

    Soho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Mấy hôm kô vào đã cò bài trả lời rùi.
    To Pagoda : Bạn không chịu đọc kỹ bài của tôi hoặc cố tình không hiểu. Tôi đã nói. Kinh Dịch bạn đầu là một cuốn sách bói. Còn lý lịch ... thì khỏi đưa ra ở đây.
    Về chứ Dịch : Có 2 nghĩa. Một là chữ Dịch đồng nghĩa với chữ Dị (Có nghĩa là dễ) nếu thoe nghĩa này KD là một quyển sách bói. Vì nó bói rất dễ, dễ hơn phương pháp bói cỏ thi hay mai rùa trước đấy.
    Còn một nghĩa là : Biến hoá, dịch chuyển (Chữ Dịch có nghĩa như vậy viết gaàn giống con kỳ nhông đổi mầu-Đấy là sách nói vậy). Về nghĩa này KD có nghĩa là sự tuần hoàn luôn chuyển của vũ trụ.
    Người TH vốn theo thuyết Tam tài : Thiên-Địa-Nhân vì vậy đạo của vũ trụ cũng là đạo của người. Nên có thể nói là sách dậy cách sống.
    Còn thánh Kinh không phải là Kinh Thánh mà là cuốn Kinh được mọi người tôn thờ. Về nghĩa này thì KD xứng đáng.
    Bác nhất quyết nói đây là sách bói có nghĩa một phần. Nhưng bác không hề dám khẳng định để tranh luộn với tôi rằng tư tưởng chủ đạo của KD là bói toán. Với tôi tư tưởng chủ đạo là dậy cách sống.
    Tôi có thể ví dụ : Kinh Vêđa khởi thuỷ vốn là sách dậy các hình thức cúng tế, nhưng các bản chú giải và mở rộng của nó khiến Vêđa trở thành một bộ sách về triết học Ấn Độ. (Cũng giống như KD vậy).
    Sẽ có bài phân tích một vài quẻ để CM luận điểm nếu bác còn hứng thú. Tạm thời thế đã.
    Hê hê hê
  8. Guest

    Guest Guest

    hì hì, có thực mới vực được đạo, hay là mấy bác bốc cho em một quẻ xem tuần sau thời tiết thế nào, đúng được 70% coi như là em phục rồi
    Dân bao nhiêu triệu, aingười nhớn ?
    Nước bốn ngàn năm, vẫn trẻ con!
  9. n/a

    n/a Guest

    hì hì, có thực mới vực được đạo, hay là mấy bác bốc cho em một quẻ xem tuần sau thời tiết thế nào, đúng được 70% coi như là em phục rồi
    Dân bao nhiêu triệu, aingười nhớn ?
    Nước bốn ngàn năm, vẫn trẻ con!
  10. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    ý kiến hay đấy, nhưng bạn chắc không biết rằng ở CNN người ta còn có mục dự báo thời tiết toàn cầu trước cả tháng. Tôi chỉ cần lên Internet là có thể đoán đúng thời tiết tuần sau đến 75% rồi.
    Có một phép trắc nghiệm khác hay hơn: tên 4 đội vào bán kết World Cup 2002. Nếu bác nào đoán đúng 3 trên 4 đội thì xin bái phục (kết quả phải đăng lên trước ngày thứ 6 này)
    "Những việc cần làm ngay"
    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 19/06/2002 ngày 14:04

Chia sẻ trang này