1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh Dịch

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi KID6282, 26/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Benkai

    Benkai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/01/2002
    Bài viết:
    1.175
    Đã được thích:
    0
    Xin được trả lời câu hỏi của bạn Kabutokagi. Quẻ chủ của bạn là quẻ Vô Vọng, quẻ hỗ là Tiệm, quẻ tĩnh chứ không động chứng tỏ bạn chưa gõ cửa được trái tim của nàng. Cũng có thể nói hiện giờ cô ấy chỉ coi bạn là bạn mà thôi, nhưng đừng buồn. Nhìn vào đại ý của quẻ Vô vọng: Vô vọng tức là không càn bậy, giữ đức chính bền thì lợi. Tức là nếu bạn nên có tấm lòng chân thành tiến tới với người ta, giữ lòng kiên nhẫn, trường kỳ kháng chiến mới có hy vọng thắng lợi. Diễn tiến của trườnghợp này được biểu hiện qua quẻ Tiệm. Tiệm tức là tiến tới dần dần từ từ, không thể đốt cháy giai đoạn. Tức là bạn chỉ có thể thành công khi dần tiếp cận, dần dần chinh phục.
    Do không có sách tại đây để tra cứu nên tôi chỉ dám nói sơ lược như vậy. Mong các bạn góp ý thêm.
    Thân mến!
    [side=4]@Benkai@[/side=4]
  2. dinhls

    dinhls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Em thấy các bác bàn luận nhiều quá, nghe chừng có vẻ am hiểu về Kinh Dịch. Bác nào có tài liệu về Kinh Dịch thì cho em xin với!
    Em cám ơn trước!!!!!!!!!!
    Xin Upload lên cho mọi người cùng xem đi!
  3. dinhls

    dinhls Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2002
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Em thấy các bác bàn luận nhiều quá, nghe chừng có vẻ am hiểu về Kinh Dịch. Bác nào có tài liệu về Kinh Dịch thì cho em xin với!
    Em cám ơn trước!!!!!!!!!!
    Xin Upload lên cho mọi người cùng xem đi!
  4. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng đang đọc Kinh Dịch chơi. Tôi kiếm về tới bốn cuốn. Một cuốn của Nguyễn Hiến Lê, một cuốn của Ngô Tất Tố, một cuốn dạy bói của Thiệu Vĩ Hoa và cuốn bói Mai Hoa Dịch của Vưu Sùng Hoa. Thú thực là giở qua dở lại, không biết nên bắt đầu từ đâu cả. Loạn xà ngầu. Cuối cùng nhận ra cần phải đọc trước tiên bản dịch của Ngô Tất Tố.
    Theo như quan điểm của cá nhân tôi, nếu cầm Kinh Dịch trên tay, chỉ nghĩ về bói toán là sai đường. Dù cho đúng như bác Pagoda nói, Kinh Dịch trước tiên là sách dạy bói. Nhưng, khác với bói toán bằng Tử vi hay Tứ Trụ, Dịch cực kỳ mơ hồ. Giả sử ta thu được một quẻ bói, quẻ bói ấy vẫn chẳng nói được gì rõ ràng, chẳng biết được sáng nay có nên ăn hay không, tối nay có nên đi ngủ hay không, ngày mai có nên uống rượu rồi đi xe lạng quạng hay không. Được một quẻ bói, đọc hết cả lời kinh lẫn vài trang chú giải, mình chỉ có được một cảm tưởng nào đó quá ư mờ nhạt. Người ta bói được bằng Dịch, thì phải hiểu nó cực sâu và nắm được chữ Lý quá cao siêu nằm ở một nơi nào đó ở trên trời. Bạn cứ thử bắt tay vào bói ngay lập tực mà xem. Chẳng hạn xem cuốn Mai Hoa Dịch chẳng hạn, thấy ngay là mua về phí tiền.
    Một quẻ Dịch, không có quẻ nào là xấu hoàn toàn và cũng không có quẻ nào tốt hoàn toàn. Một quẻ cực tốt, nhưng người được bói không phải là cái loại người ấy, không ở trong cái hoàn cảnh ấy, không bị những cái ấy cái ấy chi phối, thì cũng vứt đi thôi.
    Loạn xà ngầu. Vì thế, tôi không coi nó là bói toán nữa. Tôi đọc theo kiểu đọc một môn triết học. Và khi đó tôi mới thấy Kinh Dịch xứng đáng được coi là cốt lõi của nho học. Có vẻ như toàn bộ triết học, toàn bộ nhân sinh quan của phương Đông đều nằm trong đó.
    Chả biết gì mà nói, chỉ ví dụ tầm phào như thế này. Dịch có 64 quẻ. 64 quẻ ấy được xắp xếp theo thứ tự rõ ràng. Nó là một xâu chuỗi liên tiếp, bắt đầu từ thuần dương thuần âm rồi dần dần sinh ra lằng ngoằng đủ mọi thứ hằm bà rằn. 64 quẻ là hình ảnh của cả một vũ trụ, cũng có thể là hình ảnh của một con người, hình ảnh của một sự vật từ lúc bắt đầu sinh ra, biến động và kết thúc.
    Hay là các hào trong một quẻ. Hào có hào âm và hào dương. Giả dụ như gieo ba đồng tiền. Hai đồng dương và một đồng âm, thì tức là hào âm. Hai đồng âm một đồng dương thì tức là hào dương. Nhưng nếu, cả ba đồng đều dương, có nghĩa đó là hào dương cực, hoặc ngược lại là âm cực. Dịch nói rằng cái gì đã đến chỗ cùng cực thì hẳn sẽ sinh biến. Vậy là điểm chủ chốt trong quẻ bói sẽ là cái hào động, hào biến. Thêm nữa quẻ bói không còn là một nữa. Nó sẽ sinh ra thêm một quẻ khác, nói về cái sự biến ấy nó sẽ thành ra cái gì. Đọc mỗi quẻ bói, đều thấy trong đó chứa đựng rất nhiều triết lý và những cái nhìn rất sâu xa, mà cái hay của nó là luôn luôn ý tại ngôn ngoại.
    Thế cho nên, mới đọc Dịch mà đã sa đà vào bói toán, kể như tiêu tùng. Bố ai mà biết được cái đám lằng nhằng ấy bảo mình có nên ăn sáng hay không. Được quẻ bói, thấy thế này cũng được mà thế kia cũng được, thế thế kia cũng được nốt. Nhưng có lẽ là nó sẽ giúp ta nhìn nhận vấn đề một cách sáng suốt hơn, và có sự lựa chọn hợp lý hơn. Bởi tôi cảm thấy, các quẻ bói của Kinh Dịch chứa đựng một quy luật chung cho tất thảy mọi thứ ở trên đời.
    Khổng Tử tuyên bố đến khi 50 tuổi mới nên đọc Dịch. Đáng tiếc thời nay sách Dịch bán đầy ngoài đường, tuy là trẻ con nhưng tội gì không đọc thử sách người lớn. Có điều không dám ham mà sa đà vào bói trước khi hiểu được Dịch thực sự nói gì. Và nếu để đọc cho biết, tôi thấy không nên đọc mấy cuốn chỉ chuyên về bói. Mà cũng không nên đọc mỗi bản lược dịch của Nguyễn Hiến Lê. Nếu ai thích thì cứ đọc thử bản dịch của Ngô Tất Tố, hoặc của Phan Bội Châu, đảm bảo không thất vọng đâu.

    Tequila Sunrise
  5. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng đang đọc Kinh Dịch chơi. Tôi kiếm về tới bốn cuốn. Một cuốn của Nguyễn Hiến Lê, một cuốn của Ngô Tất Tố, một cuốn dạy bói của Thiệu Vĩ Hoa và cuốn bói Mai Hoa Dịch của Vưu Sùng Hoa. Thú thực là giở qua dở lại, không biết nên bắt đầu từ đâu cả. Loạn xà ngầu. Cuối cùng nhận ra cần phải đọc trước tiên bản dịch của Ngô Tất Tố.
    Theo như quan điểm của cá nhân tôi, nếu cầm Kinh Dịch trên tay, chỉ nghĩ về bói toán là sai đường. Dù cho đúng như bác Pagoda nói, Kinh Dịch trước tiên là sách dạy bói. Nhưng, khác với bói toán bằng Tử vi hay Tứ Trụ, Dịch cực kỳ mơ hồ. Giả sử ta thu được một quẻ bói, quẻ bói ấy vẫn chẳng nói được gì rõ ràng, chẳng biết được sáng nay có nên ăn hay không, tối nay có nên đi ngủ hay không, ngày mai có nên uống rượu rồi đi xe lạng quạng hay không. Được một quẻ bói, đọc hết cả lời kinh lẫn vài trang chú giải, mình chỉ có được một cảm tưởng nào đó quá ư mờ nhạt. Người ta bói được bằng Dịch, thì phải hiểu nó cực sâu và nắm được chữ Lý quá cao siêu nằm ở một nơi nào đó ở trên trời. Bạn cứ thử bắt tay vào bói ngay lập tực mà xem. Chẳng hạn xem cuốn Mai Hoa Dịch chẳng hạn, thấy ngay là mua về phí tiền.
    Một quẻ Dịch, không có quẻ nào là xấu hoàn toàn và cũng không có quẻ nào tốt hoàn toàn. Một quẻ cực tốt, nhưng người được bói không phải là cái loại người ấy, không ở trong cái hoàn cảnh ấy, không bị những cái ấy cái ấy chi phối, thì cũng vứt đi thôi.
    Loạn xà ngầu. Vì thế, tôi không coi nó là bói toán nữa. Tôi đọc theo kiểu đọc một môn triết học. Và khi đó tôi mới thấy Kinh Dịch xứng đáng được coi là cốt lõi của nho học. Có vẻ như toàn bộ triết học, toàn bộ nhân sinh quan của phương Đông đều nằm trong đó.
    Chả biết gì mà nói, chỉ ví dụ tầm phào như thế này. Dịch có 64 quẻ. 64 quẻ ấy được xắp xếp theo thứ tự rõ ràng. Nó là một xâu chuỗi liên tiếp, bắt đầu từ thuần dương thuần âm rồi dần dần sinh ra lằng ngoằng đủ mọi thứ hằm bà rằn. 64 quẻ là hình ảnh của cả một vũ trụ, cũng có thể là hình ảnh của một con người, hình ảnh của một sự vật từ lúc bắt đầu sinh ra, biến động và kết thúc.
    Hay là các hào trong một quẻ. Hào có hào âm và hào dương. Giả dụ như gieo ba đồng tiền. Hai đồng dương và một đồng âm, thì tức là hào âm. Hai đồng âm một đồng dương thì tức là hào dương. Nhưng nếu, cả ba đồng đều dương, có nghĩa đó là hào dương cực, hoặc ngược lại là âm cực. Dịch nói rằng cái gì đã đến chỗ cùng cực thì hẳn sẽ sinh biến. Vậy là điểm chủ chốt trong quẻ bói sẽ là cái hào động, hào biến. Thêm nữa quẻ bói không còn là một nữa. Nó sẽ sinh ra thêm một quẻ khác, nói về cái sự biến ấy nó sẽ thành ra cái gì. Đọc mỗi quẻ bói, đều thấy trong đó chứa đựng rất nhiều triết lý và những cái nhìn rất sâu xa, mà cái hay của nó là luôn luôn ý tại ngôn ngoại.
    Thế cho nên, mới đọc Dịch mà đã sa đà vào bói toán, kể như tiêu tùng. Bố ai mà biết được cái đám lằng nhằng ấy bảo mình có nên ăn sáng hay không. Được quẻ bói, thấy thế này cũng được mà thế kia cũng được, thế thế kia cũng được nốt. Nhưng có lẽ là nó sẽ giúp ta nhìn nhận vấn đề một cách sáng suốt hơn, và có sự lựa chọn hợp lý hơn. Bởi tôi cảm thấy, các quẻ bói của Kinh Dịch chứa đựng một quy luật chung cho tất thảy mọi thứ ở trên đời.
    Khổng Tử tuyên bố đến khi 50 tuổi mới nên đọc Dịch. Đáng tiếc thời nay sách Dịch bán đầy ngoài đường, tuy là trẻ con nhưng tội gì không đọc thử sách người lớn. Có điều không dám ham mà sa đà vào bói trước khi hiểu được Dịch thực sự nói gì. Và nếu để đọc cho biết, tôi thấy không nên đọc mấy cuốn chỉ chuyên về bói. Mà cũng không nên đọc mỗi bản lược dịch của Nguyễn Hiến Lê. Nếu ai thích thì cứ đọc thử bản dịch của Ngô Tất Tố, hoặc của Phan Bội Châu, đảm bảo không thất vọng đâu.

    Tequila Sunrise
  6. Chaien1

    Chaien1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2002
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    ha ha, chào ông bạn ở Nga, thỉnh thoảng mới gặp được vài tay Ðông Âu trong các diễn đàn. Ông nói chuyện Dịch nghe có lý phết, nhất là cái đoạn trẻ con. Ở VN tôi có gặp một ông 7 tuổi rồi mới bắt đầu học đọc, thế mà sau 2 năm phán Dịch cứ như thần ấy, tôi ngồi nghe hoa cả mắt lẫn tai. Ông ấy còn tuyên bố một câu mà tôi sợ xanh mật, rằng cómột lão giáo sư tiến sĩ nào ấy ở VN viết sách về Kinh Dịch (tôi quên xừ nótên rồi) nhưng saibét nhè, phải nghe ông ấy mới đúng.
  7. Chaien1

    Chaien1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2002
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    ha ha, chào ông bạn ở Nga, thỉnh thoảng mới gặp được vài tay Ðông Âu trong các diễn đàn. Ông nói chuyện Dịch nghe có lý phết, nhất là cái đoạn trẻ con. Ở VN tôi có gặp một ông 7 tuổi rồi mới bắt đầu học đọc, thế mà sau 2 năm phán Dịch cứ như thần ấy, tôi ngồi nghe hoa cả mắt lẫn tai. Ông ấy còn tuyên bố một câu mà tôi sợ xanh mật, rằng cómột lão giáo sư tiến sĩ nào ấy ở VN viết sách về Kinh Dịch (tôi quên xừ nótên rồi) nhưng saibét nhè, phải nghe ông ấy mới đúng.
  8. Chaien1

    Chaien1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2002
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    À, mà tôi có lời nhắc các bạn trẻ đang tranh luận về bói toán kinh Dịch một tí, rằng có lần tôi thử so sấy mấy cái Ðồ bàn Bát Quái với nhau, thì thấy có ít nhất 2 versions, 1 cái trước Chu và 1 cái sau Chu. Sau hoảng quá so một số quyển của các nhà Hán học người Vn với một lão Hán học người Ðức thì lại thấy các sơ đồ cũng khác nhau. Tiếp nữa so cả các quyển tiếng Việt với Từ điển văn hóa cổ truyền Vn thì cũng lệch nốt. Cuối cùng chả biết lấy đâu làm gốc để mà bói cả.
  9. Chaien1

    Chaien1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2002
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    À, mà tôi có lời nhắc các bạn trẻ đang tranh luận về bói toán kinh Dịch một tí, rằng có lần tôi thử so sấy mấy cái Ðồ bàn Bát Quái với nhau, thì thấy có ít nhất 2 versions, 1 cái trước Chu và 1 cái sau Chu. Sau hoảng quá so một số quyển của các nhà Hán học người Vn với một lão Hán học người Ðức thì lại thấy các sơ đồ cũng khác nhau. Tiếp nữa so cả các quyển tiếng Việt với Từ điển văn hóa cổ truyền Vn thì cũng lệch nốt. Cuối cùng chả biết lấy đâu làm gốc để mà bói cả.
  10. Chaien1

    Chaien1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2002
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    correct. cái ông nhắc ở trên kia là 70 tuổi. 70 năm liền không biết đọc thông báo, không biết ký tên, chỉ biết vài con số và ký hiệu đơn giản. Năm 70 tuổi mới mắt đầu học nhận biết mặt chữ để đọc sách và hơn 1 năm sau thì tự phong là chuyên gia Dịch cân kinh.

Chia sẻ trang này