1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh độ, Vĩ độ, Cao độ là j ???

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi IE_FIREFOX, 21/07/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. IE_FIREFOX

    IE_FIREFOX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Kinh độ, Vĩ độ, Cao độ là j ???

    Các bác cho em hỏi :
    Kinh độ , vĩ độ , cao độ là j ????
    Các bác cho em ví dụ cụ thể để em dễ hiểu nhé
    Thanks các bác
  2. gau_con_lon_ton_hn

    gau_con_lon_ton_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2006
    Bài viết:
    1.263
    Đã được thích:
    0
    kinh tuyến là đường bổ dọc trái đất ,vĩ tuyến là đường bổ ngang ,cao độ thì chắc là dộ cao so với mặt nước biển.Em hiểu nôm na là như thế .Ví dụ vĩ tuyến 17 là đường nằm ngang chia nước ta ra làm 2 miền nam bắc....
  3. vyhachit

    vyhachit Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Bài viết:
    1.173
    Đã được thích:
    62
    cao độ là độ cao trong thanh nhạc (Cao độ - trường độ)
  4. thongoc7

    thongoc7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2006
    Bài viết:
    3.985
    Đã được thích:
    0
    Kinh độ là góc hợp bởi đường kinh tuyến gốc với đường đi qua tâm trái đất nối với điểm cần xét
    Vĩ độ tương tự
    Cao độ chỉ là độ cao thôi
  5. madeinviet

    madeinviet Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Bài viết:
    1.983
    Đã được thích:
    0
    Dễ ợt:
    Nếu bạn có một căn nhà 3 tầng, cửa chính quay về hướng Nam thì:
    Kinh độ: Một con số để biết một vị trí bất kỳ trong căn nhà đó nằm bền phải hay bên trái.
    Vĩ độ: Một con số để biết một vị trí bất kỳ trong căn nhà đó nằm ở trước hay sau.
    Cao độ: Một con số để biết vị trí bất kỳ trong căn nhà đó nằm ở tầng mấy.
  6. IE_FIREFOX

    IE_FIREFOX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    thanks all vote * rồi
  7. applennpc

    applennpc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2007
    Bài viết:
    1.576
    Đã được thích:
    0
    giống nhuư hệ tọa độ decac cho không gian ấy , vẽ ra là thấy thui mà
  8. davidcopperfield

    davidcopperfield Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2002
    Bài viết:
    3.988
    Đã được thích:
    1
    Theo wiki nè
    vĩ độ và kinh độ
    Dựa theo lý thuyết của những người Babylon cổ đại, rồi được nhà hiền triết và địa lý học nổi tiếng người Hy Lạp Ptolemy mở rộng, một đường tròn đầy đủ sẽ được chia thành 360 độ (360°).
    * Vĩ độ (viết tắt: Độ vĩ) là góc tạo thành giữa một điểm bất kỳ trên mặt trái đất và mặt phẳng tạo bởi xích đạo, có đỉnh nằm ở tâm hệ tọa độ. Đường tạo bởi các điểm có cùng vĩ độ gọi là vĩ tuyến, và chúng là những đường tròn đồng tâm trên bề mặt trái đất. Mỗi cực là 90 độ: cực bắc là 90° B; cực nam là 90° N. Vĩ tuyến 0° được chỉ định là đường xích đạo, một đường thẳng tưởng tượng chia địa cầu thành Bán cầu bắc và Bán cầu nam.
    * Kinh độ (viết tắt: Độ kinh) là góc đông hoặc tây, có đỉnh tại tâm hệ tọa độ, tạo thành từ một điểm trên bề mặt trái đất và mặt phẳng tạo bởi đường thẳng ngẫu nhiên nối hai cực bắc nam địa lý. Những đường thẳng tạo bởi các điểm có cùng kinh độ gọi là kinh tuyến. Tất cả các kinh tuyến đều là nửa đường tròn, và không song song với nhau: theo định nghĩa, chúng hội tụ tại hai cực bắc và nam. Đường thẳng đi qua Tòa thiên văn Hoàng gia, Greenwich (gần London ở Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland) là đường tham chiếu có kinh độ zero trên toàn thế giới, Kinh tuyến gốc. Kinh tuyến đối cực của Greenwich có kinh độ là 180°T và 180°Đ.
    Bằng cách phối hợp hai góc này, ta có thể xác định được bị trí nằm ngang của bất kỳ điểm nào trên Trái đất.
    Ví dụ, Baltimore, Maryland (ở Hoa Kỳ) có vĩ độ 39,3° Bắc, và kinh độ là 76,6° Tây ( [mở lên vị trí này trên bản đồ tương tác] 39.3° B 76.6° T). Do đó, một vector vẽ từ tâm trái đất đến điểm 39,3° phía bắc xích đạo và 76,6° phía tây đường Greenwich sẽ đi qua Baltimore.
    "Mạng" vĩ độ/kinh độ này gọi là lưới địa lý. Cũng có một lưới ngang bổ sung (có nghĩa là bộ lưới được dịch chuyển một góc 90°, sao cho địa cực trở thành đường xích đạo ngang), trên đó tất cả các lượng giác cầu đều dựa vào.
    Từ trước đến nay, độ được chia thành phút (1 phần 60 độ, ký hiệu là ? hoặc "m") và giây (1 phần 60 phút, ký hiệu là ? hoặc "s"). Có nhiều các viết độ, tất cả chúng đều xuất hiện theo cùng thứ tự Vĩ độ - Kinh độ:
    * DMS Độ:Phút:Giây (49°30''00"-123d30m00s)
    * DM Độ:Phút (49°30.0''-123d30.0m)
    * DD Độ thập phân (49.5000°-123.5000d), thường với 4 số thập phân.
    * Độ cao
    Để xác định hoàn toàn một vị trí nằm trên, ở trong hoặc ở phía trên trái đất, ta cần phải xác định độ cao của điểm, được định nghĩa bằng vị trí của điểm theo chiều thẳng đứng so với trung tâm của hệ thống tham chiếu hoặc một vài định nghĩa bề mặt trái đất. Điều này được mô tả theo thuật ngữ khoảng cách theo chiều thẳng đứng đến trái đất bên dưới, nhưng, do sự nhập nhằng của chữ "bề mặt" và "chiều thẳng đứng", nó thường được mô tả phổ biến hơn bằng cách so sánh với những mốc được định nghĩa chính xác hơn như mặt nước biển trung bình (chính xác hơn nữa là geoid, một mặt có thế năng trọng trường không đổi). Khoảng cách đến trung tâm trái đất có thể được dùng cho cả vị trí rất sâu hoặc một nơi nào đó trên không gian.
    Những thuật ngữ khác được dùng tương ứng với khoảng của một điểm từ mặt đất hoặc một cột mốc khác là độ cao, chiều cao, và độ sâu.
  9. troi_dat_oi_help_me

    troi_dat_oi_help_me Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    kinh độ, vĩ độ hình như là tọa độ của một nơi nào đấy trên trái đất tính theo các đường kinh tuyến, vĩ tuyến mà người ta hay vẽ trên bản đồ thế giới ý. còn cao độ là đồ, rê, mi, pha, son, la, si...(độ cao của nốt) trong thanh nhạc
  10. vyhachit

    vyhachit Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2007
    Bài viết:
    1.173
    Đã được thích:
    62
    đề nghị vote lại , nhầm chỗ

Chia sẻ trang này