1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh doanh bán hàng đa cấp

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi hcmt, 22/08/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    còn đây là dự thảo nghị định giám sát bán hàng đa cấp của chính phủ, Nghị định của Chính phủ
    về giám sát hoạt động bán hàng đa cấp
    __Nghị định của Chính phủ
    về giám sát hoạt động bán hàng đa cấp
    ______
    CHÍNH PHỦ
    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 26 tháng 12 năm 2001;
    Căn cứ Luật Cạnh tranh ngày tháng năm 2004;
    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,
    NGHỊ ĐỊNH
    Chương I
    Những quy định chung
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
    Nghị định này quy định việc giám sát hoạt động bán hàng đa cấp trên lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    Điều 2. Bán hàng đa cấp
    Bán hàng đa cấp là một phương thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nhiều cấp khác nhau, trong đó người tham gia sẽ được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng và/hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hoá của mình và của người khác trong mạng lưới do người đó tổ chức ra và được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.
    Điều 3. Điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp
    1. Chỉ những doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan mới được tiến hành hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam.
    2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải ghi rõ tại mục ngành, nghề kinh doanh là bán hàng đa cấp.
    Chương II
    Tổ chức bán hàng đa cấp
    Điều 4. Đối tượng không được thành lập và quản lý doanh nghiệp bán hàng đa cấp
    Những tổ chức, cá nhân sau đây không được thành lập và quản lý doanh nghiệp bán hàng đa cấp:
    a. Tổ chức, cá nhân mà Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp;
    b. Người đang bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác, đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế hoặc bị toà án cấm hành nghề bán hàng đa cấp;
    c. Người có tiền án về các tội do lỗi cố ý.
    Điều 5. Đăng ký kinh doanh bán hàng đa cấp
    1. Việc thành lập và đăng ký kinh doanh bán hàng đa cấp hoặc mở rộng quy mô, địa bàn hoạt động, bổ sung ngành nghề kinh doanh bán hàng đa cấp phải thực hiện theo đúng quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan đối với mỗi loại hình doanh nghiệp.
    2. Trong hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc xin bổ sung ngành nghề kinh doanh bán hàng đa cấp phải có "Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp" do Bộ Thương mại cấp.
    3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc cho phép bổ sung ngành nghề kinh doanh bán hàng đa cấp chỉ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau khi có "Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp".
    Điều 6. Hồ sơ xin cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp"
    1. Hồ sơ xin cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp" gồm:
    a. Đơn xin cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp" theo mẫu của Bộ Thương mại;
    b. Hồ sơ gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bán hàng đa cấp hoặc xin bổ sung ngành nghề kinh doanh bán hàng đa cấp.
    c. Danh sách và lý lịch (có ảnh và xác nhận của công an cấp xã nơi cư trú) của sáng lập viên và những người dự kiến giữ các chức vụ chủ chốt của doanh nghiệp.
    d. Kế hoạch bán hàng bao gồm:
    - Cấu trúc và phương pháp tính hoa hồng, tiền thưởng và những lợi ích kinh tế khác của người tham gia;
    - Hợp đồng mẫu mà doanh nghiệp sẽ ký với người tham gia và mọi thoả thuận khác quy định về quyền và nghĩa vụ của người tham gia;
    - Loại, chất lượng, giá cả, công dụng, cách thức sử dụng hàng hoá được bán;
    - Quy định liên quan đến bảo hành, trả lại, mua lại hàng hoá được bán.
    2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ Thương mại có trách nhiệm giải quyết việc cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp" cho người nộp hồ sơ.
    Trường hợp không cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp", Bộ Thương mại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
    3. Người xin cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh bán hàng đa cấp" phải nộp lệ phí. Mức thu lệ phí và chế độ quản lý, sử dụng lệ phí do Bộ Tài chính quy định.
    Điều 7. Thông báo hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp
    Chậm nhất là 10 ngày trước khi bắt đầu hoạt động bán hàng đa cấp, người đứng đầu doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Thương mại, Sở Thương mại tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh biết:
    1. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
    2. Nơi đặt trụ sở, địa bàn và thời gian bắt đầu hoạt động;
    3. Kế hoạch bán hàng chính thức có các nội dung theo quy định tại điểm d, khoản 1, điều 6 Nghị định này.
    Chương III
    Hoạt động bán hàng đa cấp
    Điều 8. Đối tượng không được trực tiếp thực hiện các hoạt động bán hàng đa cấp
    Những tổ chức, cá nhân sau đây không được tham gia bán hàng đa cấp:
    1. Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước;
    2. Người chưa thành niên, người thành niên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
    3. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc có tiền án về các tội sản xuất, buôn bán hàng giả, quảng cáo gian dối, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng, các tội về lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản;
    4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
    Điều 9. Hàng hoá không được phép bán hàng đa cấp
    Cấm bán hàng đa cấp đối với hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá cấm lưu thông, Danh mục hàng hoá hạn chế kinh doanh, các loại thuốc phòng chữa bệnh cho người, các loại vắc xin, sinh phẩm, trang thiết bị y tế và dụng cụ y tế, các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, các loại hoá chất độc hại và sản phẩm có hoá chất độc hại theo quy định của pháp luật.
    Điều 10. Hàng hoá được phép bán hàng đa cấp
    Hàng hoá được phép bán hàng đa cấp là:
    1. Hàng hoá không thuộc quy định tại điều 9 Nghị định này;
    2. Trường hợp hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
    3. Trường hợp hàng hoá là hàng nhập khẩu, doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải thực hiện đầy đủ các quy định về ghi nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật.
    Điều 11. Báo cáo định kỳ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp
    1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Bộ Thương mại và Sở Thương mại tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mọi thay đổi về kế hoạch bán hàng trước khi thực hiện.
    2. Định kỳ hàng năm doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mình cho Bộ Thương mại và Sở Thương mại tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.
    Điều 12. Ngừng kinh doanh bán hàng đa cấp
    Khi muốn ngừng kinh doanh bán hàng đa cấp, doanh nghiệp phải báo cáo với Bộ Thương mại, Sở Thương mại tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh, đồng thời thông báo công khai ở tất các các địa điểm kinh doanh và thông báo cho những người tham gia biết 60 ngày trước khi ngừng kinh doanh.
    Điều 13. Trách nhiệm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp
    1. Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho người tham gia đầy đủ những nội dung sau đây:
    a. Kết quả kinh doanh trong năm trước đó, hoặc, nếu doanh nghiệp mới hoạt động dưới một năm, kết quả kinh doanh tích luỹ trong những tháng hoạt động;
    b. Quy tắc hoạt động, hướng dẫn giao dịch và quy định liên quan đến bán hàng đa cấp;
    c. Cấu trúc và phương pháp tính hoa hồng, tiền thưởng và những lợi ích kinh tế khác của người tham gia;
    d. Nghĩa vụ và trách nhiệm của người tham gia;
    đ. Lợi ích kinh tế mà người tham gia có thể có được bằng việc xúc tiến hay bán trực tiếp hàng hoá, giới thiệu thêm người khác tham gia vào kế hoạch và các điều kiện để có được lợi ích kinh tế đó;
    e. Loại, chất lượng, giá cả, công dụng và cách thức sử dụng hàng hoá được bán;
    g. Quy định liên quan đến bảo hành, trả lại, mua lại hàng hoá được bán;
    h. Điều kiện rút lui của người tham gia ra khỏi mạng lưới bán hàng và quyền, nghĩa vụ phát sinh từ việc rút lui này;
    i. Các vấn đề khác do cơ quan có thẩm quyền quy định.
    2. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp chịu trách nhiệm về tính trung thực và độ chính xác của các thông tin cung cấp cho người tham gia.
    3. Quy định ở khoản 1 Điều này cũng áp dụng đối với người tham gia khi giới thiệu với một người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp.
    Điều 14. Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp
    1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải ký kết hợp đồng tham gia bằng văn bản với người tham gia vào kế hoạch bán hàng.
    2. Hợp đồng tham gia quy định tại khoản 1 Điều này phải bao gồm các nội dung được quy định từ điểm c đến điểm h, khoản 1, Điều 13 và Điều 18 Nghị định này.
    Điều 15. Huỷ bỏ hợp đồng tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp theo yêu cầu của người tham gia
    1. Người tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp có quyền huỷ bỏ hợp đồng tham gia bằng việc gửi cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp một thông báo bằng văn bản 15 ngày trước khi rút khỏi mạng lưới bán hàng.
    2. Trong thời hạn 15 ngày sau khi việc huỷ bỏ hợp đồng của người tham gia có hiệu lực, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm nhận lại từ người tham gia hàng hoá đã giao cho người tham gia, hoàn lại các khoản tiền mà người tham gia đã trả để nhận hàng, tiền hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế mà người tham gia có quyền nhận trong quá trình tham gia vào mạng lưới bán hàng.
    3. Khi hoàn lại các khoản tiền mà người tham gia đã trả để nhận hàng theo quy định tại khoản 2 điều này, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có thể khấu trừ mức giảm giá trị của hàng hoá nhưng không quá 10% mức giá ban đầu trừ trường hợp chứng minh được hàng hoá đã bị hư hỏng và giảm giá trị quá mức đó.
    Điều 16. Huỷ bỏ hợp đồng tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp theo yêu cầu của doanh nghiệp bán hàng đa cấp
    1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có quyền huỷ bỏ hợp đồng với người tham gia nếu người tham gia vi phạm quy tắc hay kế hoạch bán hàng đã quy định trong hợp đồng.
    2. Khi huỷ hợp đồng, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thực các quy định tại khoản 2, 3 điều 15 Nghị định này.
    Điều 17. Những hoạt động doanh nghiệp bán hàng đa cấp không được phép thực hiện
    1. Cấm mọi doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện các hành vi sau đây:
    a. Yêu cầu người tham gia trả bất kỳ khoản phí nào dưới danh nghĩa khoá học, khoá đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội, hay các hoạt động tương tự khác;
    b. Yêu cầu người tham gia mua hàng hoá theo số lượng mà một người bình thường rõ ràng không thể bán ra trong một thời gian ngắn, trừ khi doanh nghiệp bán hàng đa cấp cho phép người tham gia trả tiền sau khi hàng hoá đã được bán;
    c. Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia có quyền hưởng;
    d. Cho một hoặc một số người cụ thể các ưu đãi về lợi ích kinh tế trái với kế hoạch bán hàng đa cấp hoặc chủ yếu từ việc giới thiệu người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng mà không trực tiếp bán hàng đến người tiêu dùng;
    đ. Cản trở người tham gia trả lại hàng hoá phát sinh từ việc huỷ bỏ hợp đồng;
    e. Yêu cầu người tham gia thực hiện các nghĩa vụ không quy định trong hợp đồng.
    2. Quy định tại khoản 1 điều này cũng áp dụng đối với người tham gia khi giới thiệu người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp.
    Điều 18. Ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia
    1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải quy định các hành vi sau đây là hành vi vi phạm hợp đồng và phải huỷ bỏ hợp đồng với người tham gia khi người tham gia thực hiện các hành vi đó:
    a. Tổ chức bán hàng, bán hàng, tuyển thêm người tham gia vào mạng lưới bán hàng bằng các biện pháp gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng hoặc người được tuyển dụng;
    b. Thực hiện việc bán hàng hoặc tuyển dụng người tham gia theo cách thức trái với trật tự công cộng hay đạo đức xã hội;
    c. Đưa tin sai sự thật về loại, chất lượng, giá cả, công dụng, cách thức sử dụng về hàng hoá được bán;
    2. Trường hợp người tham gia gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải bồi thường cho người tiêu dùng và sau đó có quyền yêu cầu người tham gia bồi hoàn hoặc kiện đòi bồi thường thiệt hại tại Toà dân sự theo quy định của pháp luật.
    Điều 19. Tổ chức giới thiệu sản phẩm
    1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có quyền tổ chức giới thiệu sản phẩm do doanh nghiệp mình kinh doanh tại các địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
    2. Trường hợp tổ chức giới thiệu sản phẩm ngoài các địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải có văn bản thông báo các nội dung liên quan cho Sở Thương mại tỉnh nơi định tổ chức giới thiệu sản phẩm 15 ngày trước khi tổ chức giới thiệu sản phẩm.
    Điều 20. Tuyển người tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp
    1. Khi tuyển thêm người tham gia, doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải thông báo rõ việc tuyển dụng nhằm mục đích tham gia vào kế hoạch bán hàng đa cấp.
    2. Quy định của khoản 1 điều này cũng được áp dụng đối với người tham gia khi tuyển dụng thêm người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp.
    Điều 21. Thông tin về các lợi ích khi tham gia bán hàng đa cấp
    1. Khi giới thiệu hoạt động bán hàng đa cấp, thực hiện việc bán hàng hoặc tuyển thêm người tham gia, doanh nghiệp bán hàng đa cấp hay người tham gia không được cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia vào kế hoạch bán hàng đa cấp.
    2. Trong trường hợp sử dụng một cá nhân được coi là thành công khi tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp để giới thiệu hoạt động bán hàng, doanh nghiệp phải nêu rõ tên, tuổi, địa chỉ, thời gian tham gia, lợi nhuận thu được từng kỳ của người đó.
    Điều 22. Đào tạo về pháp luật và các quy định liên quan đến bán hàng đa cấp cho người tham gia.
    Sau khi người tham gia gia nhập vào mạng lưới bán hàng đa cấp, doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo những người này về luật pháp và quy định liên quan đến bán hàng đa cấp.
  2. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    Chương IV
    Quản lý hoạt động bán hàng đa cấp
    Điều 23. Trách nhiệm của Bộ Thương mại
    Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trong phạm vi cả nước và có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
    1. Quy định các điều kiện cụ thể về kế hoạch bán hàng đa cấp;
    2. Chỉ đạo Sở Thương mại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra kế hoạch bán hàng đa cấp, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm quy định về lưu thông hàng hoá trong tổ chức, hoạt động bán hàng đa cấp.
    3. Kiến nghị với Chính phủ ban hành hoặc sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan đến việc đảm bảo trật tự trong tổ chức hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp, bảo vệ quyền lợi của người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, người tiêu dùng và giữ gìn ổn định kinh tế - xã hội.
    Điều 24. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
    Bộ Tài chính trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn về chế độ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập không thường xuyên với người có thu nhập cao cho các doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
    Điều 25. Trách nhiệm của Bộ Văn hoá - Thông tin
    Bộ Văn hoá Thông tin trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý hoạt động thông tin, tuyên truyền của doanh nghiệp bán hàng đa cấp và của người tham gia kế hoạch bán hàng đa cấp.
    Điều 26. Trách nhiệm của Bộ Y tế
    Bộ Y tế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về thực phẩm dinh dưỡng, công bố danh mục thực phẩm dinh dưỡng cần được quản lý như thuốc.
    Điều 27. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương
    Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
    1. Quản lý nhà nước đối với phương thức kinh doanh bán hàng đa cấp theo thẩm quyền và theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Thương mại theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
    2. Chỉ đạo Sở Thương mại thực hiện lập danh sách các doanh nghiệp bán hàng đa cấp trên địa bàn địa phương mình, giám sát việc tổ chức giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp và báo cáo định kỳ với Bộ Thương mại về việc giám sát tổ chức và hoạt động bán hàng đa cấp.
    Điều 28. Xử lý vi phạm
    Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong tổ chức, hoạt động bán hàng đa cấp thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính; cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

    Chương V
    Điều khoản thi hành
    Điều 29. Hiệu lực thi hành
    Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
    Điều 30. Tổ chức thực hiện
    Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
    TM. Chính phủ
    Thủ tướngPhan Văn Khải
    ( em thấy paste và post lên bình thường mà, không biết tại sao các bác nói không chuyển mã được nhỉ )
  3. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0

    Xin giới thiệu bài viết mới đăng trên báo Đầu Tư:
    http://www.vir.com.vn/Client/dautu/dautu.asp?CatID=7&DocID=4676
  4. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng thấy rằng cần phải làm rõ hơn bản chất pháp lý của kinh doanh theo mạng. Tuy nhiên, tôi không có đủ thông tin. Bạn nào có hợp đồng mẫu, các chính sách ... của các công ty đang kinh doanh theo mạng xin hãy post lên để có thể cùng bàn luận.
  5. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Bác nào làm ơn post hộ lên diễn đàn được không ạ. Mấy hôm nay cái hàng net gần nhà em nó bị củ chuối nên chẳng đọc được web.
    Bao giờ kiếm lại được cuốn tài liệu về Bán hàng đa cấp em sẽ hầu các bác.
  6. zeroo

    zeroo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Ui, cái web server của báo Đầu tư này chắc có từ thời dùng bàn tính hay sao mà chậm quá thể. Thôi thì đã có công chờ đợi, tớ copy luôn cả 2 bài có liên quan đến nhau cho bà con đọc:
    Bài 1:
    Phóng sự-Điều tra
    Tôi đi...?osinh lợi? Chí Tín
    Được mời chào quá nhiều về một cách kinh doanh nhàn hạ nhưng lại ?osinh lợi? bất ngờ và vượt qua cả mơ ước, tôi quyết định đến với một công ty mang cái tên đầy ấn tượng và thịnh vượng đó để kiếm cơ hội làm giàu. Sáng mùa thu, chẳng có sự kiện nào tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Nông nghiệp (số 2 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội) nơi đặt chi nhánh của Công ty cổ phần Sinh Lợi, nhưng ở đây vẫn tấp nập người xe, phần lớn mang biển số ngoại tỉnh, họ nườm nượp kéo về với niềm hy vọng lộ rõ trên từng khuôn mặt...


    Kiếm tiền? Quá dễ!
    Nằm trên tầng 3 tòa nhà, văn phòng Chi nhánh Công ty cổ phần Sinh Lợi dường như quá nhỏ so với lượng người muốn vào đây. Người đứng tràn cả ra hành lang chầu chực. Bất chấp thời tiết nóng nực, ai cũng hăm hở muốn sớm được vào bên trong như có một sức hút gì đó rất mãnh liệt.
    Bên trong văn phòng, một hội thảo khách hàng mang cái tên rất ?otây? - OPP - đang diễn ra. Hoá ra số người kia chen chúc nhau để được vào phòng tham dự. Còn nhân viên công ty thì quyết liệt giữ cửa, đẩy bớt người ra vì trong phòng đã hết ghế ngồi. Không vào được thì đứng ngoài, có lẽ phải đến hơn hai chục người nhấp nhổm để nghe những nhân viên trẻ trung, năng động, nhiệt tình bắt đầu phần thuyết trình đầy truyền cảm về những sản phẩm mà họ đang kinh doanh, về cách mà người mua và người bán cùng nhau kiếm lợi.
    Theo cách nói của nhân viên công ty thì phương châm hoạt động của họ là... ?oĐền ơn - Báo đáp?. Do vậy, họ đứng ra xây dựng hình thức kinh doanh truyền tiêu này để mang lại nguồn lợi cho khách hàng. ?oChu trình công nghệ? của kiểu kinh doanh này như sau: Nhà sản xuất đưa sản phẩm cho công ty kinh doanh truyền tiêu và công ty này phối hợp với các hợp tác viên (HTV) phát triển việc bán sản phẩm đến thẳng người tiêu dùng. Người tiêu dùng khi mua hàng lại trở thành HTV và đi tìm các khách hàng mới đến mua hàng. Do không phải bỏ ra chi phí quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, xây dựng hệ thống bán hàng như kinh doanh truyền thống... nên toàn bộ nguồn lợi kinh doanh này được công ty trích ra, trả lại cho khách hàng theo thứ bậc đăng ký làm HTV và mức độ trực tiếp liên quan đến việc đưa khách hàng mới về mua hàng của công ty. Mô hình kinh doanh khép kín, nhà sản xuất bảo hộ được bản quyền sản phẩm, công ty kinh doanh và khách hàng đều tạo ra lợi nhuận (!?)
    Và để nhập cuộc, khách hàng phải mua một mặt hàng có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên, khi đó mới được công nhận làm HTV. Công ty không quan tâm đến việc các HTV mua sản phẩm đó về làm gì, nhưng phải có doanh số mua ban đầu. Khi trở thành HTV, những người này phải giới thiệu ít nhất 3 khách hàng và những khách hàng mới này cũng phải mua hàng có trị giá tối thiểu 2 triệu đồng. Giá bán hàng không đổi, sản phẩm cũng không đổi nhưng thu nhập của các HTV sẽ thay đổi. Công ty cho HTV sinh lợi chính từ số tiền mua hàng của những khách hàng mà họ ?ochắp mối? được. Sau khi mua hàng, những người này trở thành HTV và họ lại có quyền giới thiệu khách hàng mới đến mua hàng và khách hàng mới bỏ tiền ra để trở thành HTV. Cứ như vậy, một khách hàng có thể trở thành ?ochủ nhiệm? của một mạng lưới với số thành viên tăng lên theo cấp số nhân.
    Mua hàng chỉ để làm... hợp tác viên
    Những người đến đây thuộc đủ thành phần và từ khắp nơi, tất cả đều muốn tìm cách ?osinh lợi?. Một người trông dáng lam lũ, đứng bần thần bên cạnh chiếc máy tạo ô-zôn mới toanh, nguyên hộp, hỏi xin tôi lửa để hút thuốc. Tôi hỏi: ?oAnh mua về bán lại hay để dùng? Có tốt không??. Anh mệt mỏi trả lời: ?oBán cho ai bây giờ, mua hàng thì mới được đăng ký làm HTV. Mà nhà tôi dùng nước giếng, chẳng biết có cần cái máy ô-zôn này không!?. ?oVậy là anh sẽ kinh doanh bằng cách rủ mọi người cùng mua máy này à??. ?oVâng! Nhưng chắc khó lắm. Phải có dây làm ăn mới được. Tóm lại là phải moi tiền người khác ra thì mình mới có lãi?. Chỗ khác, một chị phụ nữ nghe nói là vợ của một HTV cao cấp đang hùng hồn kể chuyện đổi đời của một anh làm nghề thổi kèn đám ma, tham gia kinh doanh với công ty có mấy tháng mà thu nhập hàng chục triệu. Đám đông cứ há hốc mồm ra nghe, ánh mắt sáng lên. Nhiều người từ xa đến, chưa được vào OPP, đành vạ vật ngồi bệt xuống sàn nhà bên ngoài công ty. Đám người khác thì chạy đi chạy lại, than thở công ty không chịu đưa hàng ra bán để họ có thể mua kịp phục vụ kinh doanh. Quả là sức hút kỳ lạ. Các nhà tổ chức triển lãm chắc cũng chỉ mong ước lần tổ chức nào cũng có số lượng khách thăm đông như thế này(!?) Tôi tự nhủ, không hiểu lợi từ đâu mà sinh ra lắm thế, có sức hút mãnh liệt thế?
    Món lợi kếch sù
    Có vẻ như chẳng có điều gì xảy ra. Khách mua hàng, công ty tạo điều kiện cho họ kinh doanh và trả thù lao về việc họ đưa khách hàng mới đến cho công ty. Không vi phạm pháp luật, cũng chẳng làm gì mà phi đạo đức.
    Một con tính hiện lên trong óc tôi: lúc đầu giới thiệu 3 khách hàng, mỗi khách hàng tiếp đó lại giới thiệu 3 người nữa, cứ thế cho đến cấp thứ 9 thì sẽ có 19.683 khách hàng. Mỗi người tối thiểu phải bỏ ra 2 triệu đồng nên tổng số tiền mua hàng là 39.366 triệu đồng. Khoản tiền sinh lợi sẽ theo tỷ lệ thỏa thuận mà công ty dành cho mỗi cấp tuyển dụng HTV mới, cơ hội sinh lợi có thể đến lớn hơn 56% số tiền mà khách hàng bỏ ra mua hàng! Một mức lợi tức thật hấp dẫn, một giấc mơ thật ngọt ngào và êm ái.
    Tò mò, tôi quyết định mua một mặt hàng nào đó để bắt đầu... ?osinh lợi?. Nhìn sang những người xung quanh, không hiểu họ đang nghĩ gì? Họ có quan tâm đến mặt hàng đã mua không? Giá trị sử dụng mặt hàng đó đối với họ như thế nào? Vậy mà họ vẫn rất háo hức mua hàng, ắt hẳn là cũng có tính toán rồi, chứ làm gì có chuyện có người chịu trả đến 3 triệu đồng cho 1 chiếc máy tạo ô-zôn trong khi ngoài thị trường giá chỉ bằng phân nửa, hoặc như một chiếc nồi cơm điện giá bên ngoài khoảng 1,5 triệu đồng nhưng ở đây lên tới 2 triệu đồng... Mà tôi cũng ngớ ngẩn thật, đi kinh doanh gì mà cứ so đo tủn mủn như thế thì đến bao giờ mới ?ophát tài? được. Những thứ mua về có dùng được hay không thì có quan trọng gì, buôn bán gì mà chẳng phải bỏ vốn? Cứ bỏ vốn ra rồi sau này gỡ lại sau, có đi đâu mà thiệt!
    ?oKhoảng trống? pháp luật
    Tôi nghĩ, mua hàng rồi thì phải tìm cách thuyết phục người khác mua hàng của công ty, bởi có thế thì mới có phần trăm, mới có lợi nhuận mẹ, lợi nhuận con. Nhưng, bây giờ ai cũng khôn, đâu có dễ ?omóc hầu bao? của họ.
    Đem chuyện này về kể với một ông bạn. Nghe xong chuyện, ông bạn tôi vỗ đùi đen đét, cười ha hả nói: ?oThế tôi hỏi ông, lúc đầu ông định mua hàng để làm gì??. ?oĐể mở đầu sự nghiệp kinh doanh??. ?oVậy thì sao ông không mang cái đó ra để nói với mọi người rằng, nếu mua hàng, họ cũng có cơ hội kinh doanh như ông, có thể trở thành một ông ?ochủ nhiệm? như ông, có thể kiếm được nhiều tiền như ông...?.
    Ông bạn tôi nói đúng, nếu giới thiệu được một người mới mua hàng thì chính họ cũng sẽ có cơ hội kiếm tiền, cũng có thể trở thành ông ?ochủ nhiệm? của một mạng lưới HTV. Người được giới thiệu cũng chỉ cần phải mua một mặt hàng nào đó (tất nhiên sau này một phần tiền mua hàng đó sẽ được ?omóc? ra để ?onhét? vào túi người giới thiệu trước đó). Công việc của người này cũng lại là đi tìm một người thứ ba để ?omóc? tiền từ túi họ, rồi người thứ ba lại đi tìm người thứ tư, người thứ năm, người thứ n... Tóm lại, tiền cứ hồn nhiên được ?omóc? ra từ túi người này để ?onhét? vào túi người kia, liên miên không ngừng theo một chu trình vô tận như như vậy. Bất cứ người nào trong mạng lưới này mua hàng, người giới thiệu cũng được bỏ túi một tỷ lệ nhất định. Làm ăn như vậy cho đến nay không bị coi là vi phạm pháp luật.

  7. zeroo

    zeroo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2002
    Bài viết:
    272
    Đã được thích:
    0
    Bài 2: Đối thoại
    ?oMột loại hình kinh doanh phi đạo đức?
    Chí Tín thực hiện.
    Sau khi báo Đầu tư đăng phóng sự ?oTôi đi... sinh lợi? (số 101) phản ánh những kẽ hở pháp luật liên quan đến hoạt động bán hàng kiểu truyền tiêu, nhiều chuyên gia luật, doanh nghiệp, người tiêu dùng đã có những ý kiến, phản ứng về loại hình kinh doanh này. Phóng viên báo Đầu tư đã có cuộc trao đổi với luật sư Đặng Chiến Thắng (Đoàn luật sư Hà Nội) về vấn đề trên.

    Là một chuyên gia về luật pháp, ông nhìn nhận thế nào về hình thức bán hàng kiểu truyền tiêu thời gian qua?
    Mặc dù hiện nay pháp luật không cấm đối với hoạt động này, nhưng về ý nghĩa kinh tế thì đây là một hoạt động rất có hại cho đời sống kinh tế-xã hội. Lý do là hầu hết các hành vi mua hàng thực chất không nhằm mục đích tiêu dùng, nên người mua không quan tâm đến chất lượng hàng hóa. Ngoài ra, cũng không có căn cứ nào để khẳng định những mặt hàng do các công ty phân phối đưa ra là đảm bảo chất lượng, có tác dụng vượt trội như được quảng cáo, không có ảnh hưởng xấu cho sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng. Giả sử đến một ngày nào đó, những công ty này quyết định kinh doanh truyền tiêu (KDTT) các mặt hàng y tế, dược phẩm, thực phẩm, thiết bị điện máy thì thật là nguy hiểm.
    Tuy nhiên, tất cả những người đến mua hàng đều trên cơ sở tự nguyện, họ vẫn tuân thủ nguyên tắc thuận mua-vừa bán, người mua hàng phải tự chịu trách nhiệm về hành vi mua hàng của mình, thưa ông?
    Mặc dù nguyên tắc là như vậy, nhưng thực chất không phải người mua hàng nào cũng đều có sự hiểu biết đầy đủ, trong khi lại không có điều kiện để thẩm định chính xác chất lượng sản phẩm. Những công ty KDTT thường quảng cáo mua hàng tận nơi sản xuất, nhưng hàng hóa kém uy tín hơn vẫn được áp đặt giá cao hơn.
    Việc thu thuế đối với các công ty KDTT được tiến hành ra sao, thưa ông?
    Quy định về quản lý thuế trong kinh doanh thương mại bắt buộc phải sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng, nhưng nhiều công ty KDTT lại bán hàng một cách rất đơn giản như sau: phiếu đặt hàng được người mua tự điền (vì đã có giá cố định), người mua tiến hành thanh toán tiền và công ty chỉ việc đóng dấu ?oĐã thu tiền? lên phiếu đó là coi như hoàn tất giao dịch. Khi nhận hàng, người mua xuất trình phiếu đặt hàng có đóng dấu, nhận hàng kèm với một phiếu bảo hành. Không có một chứng từ nào do Bộ Tài chính ban hành được sử dụng. Ngay cả trong cách tính thuế thì cơ quan thuế cũng rất khó khăn khi phải tính mức thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản thuế mà các công ty này phải nộp.
    Ông có cho rằng, pháp luật cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động này?
    Thực chất, hoạt động KDTT chỉ là một cách lợi dụng kẽ hở của luật pháp để kinh doanh một cách phi đạo đức, tạo ra môi trường kinh doanh không lành mạnh. Tôi cho rằng, hệ thống pháp luật cần sớm có quy định chi phối hoạt động này. Đã đến lúc các cơ quan chức năng như Bộ Tài chính, Bộ Thương mại cũng như Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần có sự quan tâm đặc biệt đối với loại hình KDTT. Theo tôi nghĩ, KDTT không được phép tồn tại trong đời sống kinh tế - xã hội nước ta.
    Ông vừa nói rằng, KDTT tạo ra một môi trường kinh doanh không lành mạnh. Xin ông có thể giải thích kỹ hơn về sự không lành mạnh đó?
    Nguyên tắc của một môi trường kinh doanh lành mạnh là người sản xuất phải bán được hàng đủ chất lượng, đáp ứng đúng với nhu cầu thị trường và người tiêu dùng mua được đúng sản phẩm mà mình cần sử dụng. Thế nhưng, với kênh tiêu thụ kiểu truyền tiêu, do người mua hàng không vì mục đích tiêu dùng nên yếu tố cung - cầu của một thị trường lành mạnh đã không được đảm bảo.
    Đối mặt với loại hình KDTT như thế, các nhà sản xuất cũng khó tiêu thụ được những sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phù hợp với thu nhập và nhu cầu đến người tiêu dùng do tự người tiêu dùng bị lợi nhuận dẫn dụ đã góp phần tạo sự độc quyền này cho công ty KDTT. Hàng hóa kém chất lượng, lạc hậu từ bên ngoài sẽ theo hình thức này tràn vào thị trường. Hàng loạt loại hình kinh doanh tạo giá trị gia tăng như quảng cáo, truyền thông, thiết kế, tạo mẫu, in ấn... trở nên vô dụng. Nguồn tiền khổng lồ sẽ được đầu tư vào những hàng hóa không mang giá trị sử dụng, nằm chết trong nhiều gia đình người tiêu dùng. Một môi trường kinh doanh thương mại như vậy sẽ bóp chết nền sản xuất trong nước.
    Báo đầu tư
  8. khanglawyer

    khanglawyer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/07/2004
    Bài viết:
    186
    Đã được thích:
    0

    Tài liệu về kinh doanh theo mạng:
    http://www.kinhdoanhtheomang.com/default.asp
    Xin nhắc lại link đến diễn đàn trao đổi ý kiến về dự thảo Nghị định về Bán hàng đa cấp của Bộ Thương mại:
    http://www.mot.gov.vn/traodoiykien/Detail.asp?CurPage=1&SubjectID=8
  9. hcmt

    hcmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    387
    Đã được thích:
    0
    Tiếp theo là tài liệu tham khảo về sơ đồ ma trận nhé . em cũng xin lôi về tiếp tài liệu của bác QuốcAn(nguoibuonduale2004@yahoo.com). Biết lôi bài ở diễn đàn khác về là không hay, nhưng không hiểu sao mấy hôm nay , các bác bên bộ thương mại không tranh luận tiếp nữa , đành lôi về post lên ở diễn đàn này để mọi người tranh luận ,phản bác ủng hộ tiếp
    "SƠ ĐỒ MA TRẬN
    S**T mang gần như đầy đủ bản chất của nhị phân,chỉ khác là cấu trúc có 03 người trực tiếp,và được hưởng HH 03 tầng,05 tầng hoặc 07T,09T...,Ví dụ:3x3 ;3x5 ;3x7 ;3x9...,có nghĩa là bạn tham gia vào mua một lượng hàng hoá nhất định thường là :3 triệu hoặc 6 triệu (Tuỳ theo quy định của từng Cty),và bạn được cấp một mã số,và từ đó bạn có quyền giới thiệu người khác tham gia vào như bạn.Hệ thống sẽ nở ra như:Tầng một: 03 người ;T2:09 người ;T3 :27 người ;T4 :81 người...,và hạn chế bạn được hưởng HH xuống 03 tầng hay 05,07,09 tầng.Sơ đồ nay người tham gia cũng là người tiêu dùng cuối cùng;(không có quy định mua sỉ bán lẻ - Mua buôn bán lẻ).
    -Tiền HH được phân chia còn ít hơn sơ đồ Nhị phân,ví dụ:Bạn tham gia vào và phát triển 03 người trực tiếp được hưởng HH rất cao,thường là:20%,và tiếp tục bên dưới phát triển đều thì bạn sẽ dần được lên đến 40%-50%,để đạt được % này thì rất khó và chỉ có được một số người.Nhưng bạn đừng lầm tưởng số % đó bạn được hưởng trên doanh số bán nhé !Mà họ trích % đó trên 1/2 giá bán,có nghĩa là bạn được hưởng HH ở mức 50% thì thực tế là được hưởng 1/4 gia bán.Ví dụ:bạn mua sản phẩm giá 03 triệu đồng thì họ trích 50% của 1,5 triệu đồng để trả HH cho hệ thống thưởng và thường chẳng bao giờ phải trích trả đến mức đó,như vậy họ trích trả hệ thống có 25% giá bán.Thục tế 1,5 triệu đồng là tiền sản phẩm + Thuế nhập khẩu (nếu là hàng nhập khẩu) +thuế giá trị gia tăng + Chi phí mặt bằng,lương nhân viên + Lợi nhuận và những chi phí khác.Còn 1,5 triệu đồng họ trích thưởng trả lại hệ thống 50% và họ lãi dòng 50%.như vậy mặc nhiên bạn đã góp vào lãi dòng cho Cty từ 750.000 đồng đến 1.000.000 đồng.Tại sao họ phải bày ra cách tính HH như vậy:Vì như thế nhìn vào mới thấy % cao,và mấy ai mới tìm hiểu đã thấy được như Tôi phân tích.Để hoạt động hiệu quả những Cty áp dụng sơ đồ này thường có những tiểu sảo trong buổi thuyết trình;họ thường tập trung ở Cty,hoặc các hội trường,trình diễn ngoạn mục buổi trao tiền thưởng và được lặp đi lặp lại nhiều lần tạo sự khích thích tính ham làm giầu nhanh chóng của một số người;Đó là dùng phương pháp Tự kỷ ám thị.Vấn đề này đã tạo ra sự dị nghị không nhỏ đối với nhiều người tham dự.Tiếc thay những người chỉ mới gặp những Cty này và thấy vậy đã đánh giá phương thức kinh doanh đa cấp một cách chủ quan theo sự hiểu biết đó.
    Hiện nay các quốc gia có bề dày lịch sử về ngành kinh doanh đa cấp như:Mỹ,Đức,Ca Na Đa,Mê Xi Cô,Nhật Bản,Hàn Quốc,Đài loan,Trung Quốc,In Đô Nê Si A,Sinh Ga Po,Thái Lan...,đều không cho phép những Cty kinh doanh đa cấp áp dụng sơ đồ trả thưởng kiểu Ma trận-Nhị phân hoạt động.Trừ những sơ đồ dạng này nhưng đã biến thái - Kết hợp với Thang bậc/Ly khai."
  10. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Hiện nay, ở VN vẫn đang tồn tại nhiều ý kiến trái ngược nhau về bán hàng đa cấp. Bán hàng đa cấp đang trở nên khó khăn hơn từ khi bắt đầu có thông tin cho rằng một số doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã có những hoạt động không lành mạnh và lừa đảo người mua hàng.
    Bán hàng đa cấp đang ngày càng phổ biến hơn trong những năm gần đây trong khi hiệ nay vẫn chưa có một quy định nào điều chỉnh những hoạt động này. Ở các nước khác, các doanh nghiệp từ lâu đã nhận thức được về vai trò của haọt động bán hàng đa cấp. Tuy nhiên, có những nước coi bán hàng đa cấp là hoạt động thương mại hợp pháp và có một số nước coi bán hàng đa cấp là hoạt động kinh doanh bất hợp pháp.
    Không thể phủ nhận những lợi ích của bán hàng đa cấp như: từ doanh nghiệp bán hàng đa cấp đến nhà phân phối và người tiêu dùng đều có lợi nhuận từ bán hàng đa cấp. Một số chi phí như: chi phí quảng cáo, chi phí bán hàng, dịch vụ... được giảm đáng kể. Điểm bất lợi chủ yếu của bán hàng đa cấp liên quan đến cấu trúc bán hàng: với mô hình hình chóp, bán hàng đa cấp tập chung vào việc tuyển dụng nhà phân phối hơn là bán hàng hoá, dịch vụ. Và kết quả là số lượng các nhà phân phối (cũng là nhà tiêu dùng) nhân lên rất nhiều. KHi thị trường hàng hoá, dịch vụ này đã bão hoà thì mạng lưới bán hàng đa cấp của hàng hoá, dịch vụ đó có thể đứng truớc nguy cơ tan vỡ.
    Gần đây, Bộ thương mại đã soạn thảo nghị định về Giám sát hoạt động bán hàng đa cấp tại VN và đã đưa ra lấy ý kiến. Tên của dự thảo này đã thể hiện thái độ thận trọng của các cơ quan quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp. Dự thảo gồm 5 chương.
    Khái niệm bán hàng đa cấp:
    Theo dự thảo nghị định, bán hàng đa cấp là một phương thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nhiều cấp khác nhau. Người tham gia bán hàng đa cấp sẽ được nhận tiền hoa hồng, tiền thuởng hoặc các lợi ích kinh tế khác..theo kết quả bán hàng của mình hoặc của nguời khác trong mạng luới do người đó tổ chức ra và được tổ chức bán hàng đa cấp chấp nhận.
    Bộ thuơng mại và các Sở thuơng mại quản lý các hoạt động và doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
    Điều kiện bán hàng đa cấp:
    Theo dự thảo, doanh nghiệp muốn bán hàng đa cấp sẽ phải xin cấp : Giấy chứng nhận đủ điều kiện bán hàng đa cấp. Do Bộ thương mại cấp. HỒ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bán hàng đa cấp bao gồm: kế hoạch bán hàng đa cấp với các dung chí như: (1) khoản tiền và cách tính hoa hồng, tiền thuởg và các lợi ích kinh tế khác của người tham gia; (2) hợp đồng mẫu mà doanh nghiệp sẽ ký với nguời tham gia; (3) chủng loại, chất lượng, giá cả, công dụng, cách thức sử dụng hàng hoá được bán dưới hình thức bán hàng đa cấp; (4) quy định liên quan đến bảo hành, trả lại hoặc mua lại hàng hoá được bán. Hồ sơ sẽ được Bộ thuơng mại thẩm định trong vòng 30 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.
    Một số hạn chế đối với hoạt động bán hàng đa cấp:
    Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nuớc, cá nhân có liên quan đến một số tội phạm về kinh tế hoặc sở hữu aẽ không đuợc tham gia bán hàng đa cấp. các tổ chức nuớc ngoài và người nước ngoài, bao gồm người VN định cư ở nước ngoìa cũng không đựơc tham gia trực tiếp bán hàng đa cấp.
    Ngoài ra, một số hàng hoá cũa không được bán hàng đa cấp bao gồm những hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá câm lưu thông ttrên thị trường, các laọi thuốc phòng chữa bậnh cho người, các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, các loại hoá chất độc hại và sản phẩm có chứa hoá chất độc hại theo quy định của pháp luật.
    Doanh nghiệp và người bán hàng đa cấp:
    Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người tham gia bán hàng đa cấp được điều chỉnh bằng Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp có nội dung chính đuợc quy định cụ thể trong Dự thảo. Điều đáng lưu ý là Dự thỏ quy định trong trường hợp người tham gia bán hàng đa cấp gây ra những thiệt hại co người tiêu dùng thì doanh nghiệp tổ chức bán hàng đa cấp sẽ pải bồi thường cho người tiêu dùng. Doanh nghiệp tổ chức bán hàng đa cấp có quyền yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường hoặc khởi kiện tại Toà dân sự theo các quy định cảu pháp luật về bồi thường thiệt hại.
    Doanh nghiệp tổ chức bán hàng đa cấp không được phép thực hiện một số hành vi nhất định xâm phạm đến quyền hợp pháp của người tham gia, không được yêu cầu người tham gai mua hàng hoá không thể bán ra trong một khoản thời gian ngắn, không đuợc phép từ chối chi trả các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia có quyền hưởng mà không có lý do chính đáng.
    Ngưọc lại, người tham gia không được bán hàng hoá bằng cách đưa tin sai sự thật đến người tiêu dùng về cách sử dụng, giá cả và chức năng của hàng hoá. Người tham gia không được dùng các biện pháp lừa gạt nhằm thu hút người tiêu dùng vào việc bán hàng đa cấp/.
    Trong khi chưa có một văn bản nào điều chỉnh, những hoạt động bán hàng đa cấp đã và vần đang diễn ra. Hiện nay trên thị trường một số doanh nghiệp đang kinh doanh chính đáng theo hình thức này. Tuy nhiên vẫn có những doanh nghiệp đang gây thiệt hại đến người tiêu dùng. Vấn đề tính hợp pháp của những hoạt động này hiện vẫn còn đang tranh cãi.

Chia sẻ trang này