1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kinh doanh theo mạng - Kinh doanh hay lừa đảo???

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi uytin_chatluong, 07/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. srilanka

    srilanka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/11/2003
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    0
    Đúng là chủ đề này đã được bàn luận rất nhiều, đúng là thảo luận về nó thì ?oko hợp lắm? với Box YTST.
    Tớ muốn chốt lại bằng một bài đăng trên trang của Bộ Tài chính:
    Mô hình kinh doanh đa cấp: Đâu chỉ toàn mặt xấu
    (17/12/2004 15:11)
    Năm 1927, nhà hoá học người Mỹ Karl Renborg khởi nghiệp bằng việc chế biến những sản phẩm bổ sung dinh dưỡng. Giai đoạn đầu, để giải quyết khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, Renborg nảy ra ý tưởng đề nghị bạn bè của mình quảng bá thông tin về chất bổ sung dinh dưỡng ấy cho người quen của họ và nếu những người quen này mua sản phẩm ông sẽ trả hoa hồng cho người giới thiệu. Không dừng lại ở đó, ông còn quyết định trả hoa hồng cho những người quen của bạn mình nếu những người này tiếp tục ?ophát tán? sản phẩm trong các mối quan hệ của mình. Nhờ đó, doanh thu bán hàng của công ty tăng ngoài sức tưởng tượng. Đây chính là thời điểm đánh dấu sự ra đời của phương thức bán hàng đa cấp trên thế giới (hay còn gọi là kinh doanh theo mạng).

    Những ?obiến tướng?

    Cùng với phương thức kinh doanh theo mạng chân chính, ?obiến tướng? của nó - mô hình ?okim tự tháp?, một kiểu kinh doanh lừa đảo người tham gia đang bị nhiều nước trên thế giới ngăn cấm. Mô hình kinh doanh ?okim tự tháp? có bề ngoài rất giống phương thức kinh doanh theo mạng thông thường nên rất dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng hoặc người tham gia. Theo các chuyên gia, tiêu chí để ?onhận dạng? các công ty áp dụng kiểu ?okim tự tháp?, tức là bán hàng đa cấp bất chính thường là DN bán hàng yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc một khoản tiền để được ?oquyền tham gia? vào mạng lưới bán hàng nhưng không được nắm giữ hàng hoá. Đây chính là điểm mà nhiều người dễ bị lừa đảo vì các công ty bất chính này thường đưa ra ?omồi nhử? là một khoản hoa hồng rất cao (có khi đến 50-60%). Sau khi nhận được tiền đặt cọc, công ty không hoạt động nữa, thậm chí bỏ trốn và ?oẵm? luôn tiền của những người đã đặt cọc. Tại thị trường Việt Nam đã từng xảy ra vụ Công ty Thế giới mới lừa đảo chiếm đoạt hơn 6 tỷ đồng của gần 200 người tham gia mạng lưới. Bằng thủ đoạn yêu cầu người muốn tham gia vào mạng lưới phải đặt cọc từ 1,8-3,6 triệu đồng hoặc mua đủ 3 sản phẩm với giá 120 USD, họ đã để các ?ochuyên gia Trung Quốc? ?oôm? trọn 6 tỷ đồng của những người nh? dạ rồi bỏ trốn.

    Một cách khác, các doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính thường yêu cầu người tham gia phải bán được một lượng hàng hoá nhất định trong mỗi tháng để duy trì ?oquyền tham gia? của người đó. Việc này tạo sức ép khiến người tham gia phải bán được hàng cho doanh nghiệp, nếu không sẽ mất ngay lập tức cái ?oquyền tham gia? mà họ đã có được bằng cách mua một lượng sản phẩm nhất định ban đầu. Trên thực tế có những tháng người tham gia không thể bán đủ số hàng cần thiết, nhưng lo sợ mất quyền của mình đã phải vay mượn để tự mua đủ lượng hàng cần bán. Nếu sau đó họ vẫn bán được hàng thì số hàng hoá họ đã mua không trả lại được, không thu hồi được tiền thì những người này rất dễ trở thành con nợ...ở nước ta đã có trường hợp một công ty yêu cầu người tham gia phải bán được mỗi tháng 2 sản phẩm, tương đương 6 triệu đồng để được duy trì quyền tham gia, từ đó mới được hưởng hoa hồng. Trước đấy họ đã phải mất 6 triệu để mua quyền tham gia. Nếu trong tháng họ chỉ bán được 1 sản phẩm, do đó nếu không muốn bị mất 6 triệu đồng kia, họ buộc phải tự bỏ ra 3 triệu để tự mua một sản phẩm nữa (mà không có nhu cầu sử dụng) cho đủ số. Giả sử tháng tiếp theo, họ cũng chỉ bán được 1 sản phẩm và không thể có thêm 3 triệu đồng để mua hàng, họ sẽ mất luôn quyền tham gia. Được biết, để bảo vệ người tham gia, luật của tất cả các nước đều yêu cầu các DN bán hàng đa cấp phải mua lại số hàng chưa bán được đó của người tham gia.

    Thủ đoạn tiếp theo của DN bán hàng đa cấp bất chính là cho người tham gia được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác chỉ từ hoặc chủ yếu từ việc giới thiệu người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp. Mục đích của bán hàng nói chung và bán hàng đa cấp nói riêng là phải đưa được hàng hoá ra thị trường, đến người tiêu dùng. Người môi giới bán hàng cũng nhằm làm cho hàng hoá được bán ra cho khách hàng. Nếu chỉ giới thiệu người khác tham gia sẽ dẫn đến tình huống những người tham gia trước không quan tâm đến việc bán hàng mà chỉ tìm cách dụ dỗ càng nhiều người tham gia vào mạng lưới càng tốt. Những người bị dụ dỗ phải trả tiền mua ?oquyền tham gia? như đã nói ở trên và chưa chắc đã nhận được hoa hồng vì chưa biết có bán được hàng hay không. Như vậy, công ty được lợi vì không cần bán hàng đến người tiêu dùng mà vẫn tiêu thụ được hàng với giá cả cao hơn nhiều so với chất lượng sản phẩm (khi người tham gia buộc phải mua hàng để có quyền tham gia), người tham gia trước được hưởng hoa hồng từ việc giới thiệu trong khi người tham gia bị dụ dỗ thì không thu được lợi ích gì vì không bán được hàng mà còn có thể bị mất một số tiền lớn.

    Đang chờ luật hoá

    Phương thức bán hàng đa cấp mới được du nhập vào Việt Nam cách đây không lâu, mới chỉ từ năm 2000. Cho tới thời điểm này, theo số liệu thống kê không chính thức của Bộ Thương mại, đã có khoảng 20 doanh nghiệp áp dụng phương thức kinh doanh nói trên. Mặt hàng được kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp chủ yếu liên quan tới sức khoẻ con người như thực phẩm bổ dưỡng, máy mát sa, máy lọc không khí hoặc mỹ phẩm. Phần lớn là các doanh nghiệp Việt Nam làm đại lý độc quyền cho các công ty hoặc tập đoàn nước ngoài kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp. Các công ty y đều đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp với ngành hàng mua, bán, đại lý ký gửi hàng hoá. Tuy nhiên, giấy đăng ký kinh doanh hầu như không thể hiện được nội dung bán hàng đa cấp. Quan hệ pháp lý giữa người tham gia và công ty bán hàng đa cấp là quan hệ hợp đồng đại lý về tiêu thụ sản phẩm mà không phải là quan hệ lao động. Tỷ lệ hoa hồng của phương thức kinh doanh này cao hơn nhiều so với phương thức kinh doanh truyền thống (có thể có các mức hoa hồng từ 5%-53%). Tất nhiên, để đạt được những mức hoa hồng hấp dẫn nêu trên, những người tham gia phải trực tiếp mua một lượng hàng có giá trị khá lớn hoặc phải giới thiệu những người tham gia mới mua hàng với giá trị tương đương. Việc các công ty bán hàng đa cấp tại Việt Nam vi phạm các quy định về quảng cáo (sản phẩm của một số công ty chỉ được Cục quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm chứng nhận là thực phẩm dinh dưỡng nhưng lại được quảng cáo là thuốc chữa bệnh. Hay trong tờ rơi về dụng cụ thể thao lại đề cập đến chức năng chữa bệnh và khi công ty thuyết minh về dụng cụ cũng tập trung chủ yếu về một số khả năng chữa bệnh của dụng cụ) xảy ra như ?ocơm bữa?. Thậm chí, có mặt hàng kinh doanh chưa có giấy phép đăng ký tại Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm; kinh doanh trốn thuế...

    Những hành vi kể trên của các công ty bán hàng đa cấp tuy ?olác đác? đã được điều chỉnh trong các quy định về quảng cáo, đăng ký kinh doanh hay trong các luật thuế ở nước ta, song hiện tại hãy còn thiếu vắng một khung pháp lý điều chỉnh những nội dung bản chất của phương thức bán hàng đa cấp như việc đặt cọc, nguồn thu nhập, mô hình trả thưởng, chính sách mua lại sản phẩm, mối quan hệ giữa người phân phối và công ty bán hàng đa cấp, trách nhiệm và nghĩa vụ của hai chủ thể này...Những vấn đề mấu chốt ấy trong hoạt động bán hàng đa cấp đang chờ được Chính phủ hoàn thiện để sớm luật hoá.

    TBTC 151

  2. uytin_chatluong

    uytin_chatluong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Chào mọi người!
    Tôi cảm thấy hình thức kinh doanh theo kiểu hình tháp này một số Công ty đang hoạt động ở Việt Nam đã áp dụng biến thái đi để mang lại lợi nhuận cho họ bằng nhiều cách lừa đảo.....
    Bản thân công ty V....ở Láng Hạ - Hà Nội cũng thế thôi, khi nhà phân phối kia muốn thuyết phục tôi, đã vạch ra cho tôi thấy lợi nhuận rất cao từ công việc kinh doanh này, tất nhiên tôi cũng hiểu rằng tôi làm có lợi nhuận thì người mời tôi vào đây doanh thu của họ cũng sẽ tăng lên.....
    Tôi nói với người ấy rằng nếu lợi nhuận cao thế thì bạn đầu tư cho tôi việc mua sản phẩm ban đầu để tham gia đi, bỏ ra 1triệu đáng là bao so với việc tôi vào làm và đem lại lợi nhuận cho bạn......đến đây thì người kia.....chịu.....
    Khi đọc điều lệ của công ty tôi thắc mắc 1 điều, công ty không cho nhà phân phối được lấy danh Công ty đi thuyết phục khách hàng....
    Hình thức bắt nhà phân phối đóng lệ phí 100K rồi mua sản phẩm ban đầu ít nhất là 1,2 triệu để hiểu về sản phẩm thật không thể làm tôi tâm phục khẩu phục.....
    Tôi không muốn tiết lộ thông tin cụ thể về công ty này vì như thế là không tế nhị.....
    Nhưng qua điều tra tôi thấy rất nhiều sinh viên đang bị các nhà phân phối của Công ty này lôi kéo.....Sinh viên tiết kiệm mãi mới được 1 số tiền hi vọng đầu tư vào đây để kiếm lời nhưng tôi tin là kết quả sẽ khiến họ tiền mất tật mang.....hoặc nếu muốn thu lại vốn thì họ cũng sẽ phải thuyết phục rất nhiều người thân quen khác của mình tham gia vào .....
    Khi tôi yêu cầu người thuyết phục tôi trả lời là sẽ hỗ trợ những gì cho nhà phân phối mới thì câu trả lời cũng không cụ thể và quanh co.....
    Trên thực tế sau khi trở thành nhà phân phối mới thì công ty cũng chẳng hỗ trợ gì ngoài mấy buổi học.....nhà phân phối mới phải tự tìm kiếm, mò mẫm để đẩy được sản phẩm ra.... giá của sản phẩm cũng khá cao từ vài trăm đến hơn 1 triệu/SP.
    Mục đính của tôi chỉ muốn làm rõ hình thức kinh doanh này và nếu thực chất chỉ là lừa đảo thì mong các bạn đừng nghe theo những lời thuyết phục của họ để phải mất tiền oan......

Chia sẻ trang này