Chao moi nguoi, Ở đây có ai biết nguyên lý hoạt đoọng của kính giảm tốc thế nào không? Làm ơn giúp minh với. Cảm ơn nhiều.
Cách đây nhiều năm, tôi cũng từng nghe nói về một loại kính có chức năng "giảm tốc", thường được lắp trên các xe hơi loại "xịn". Tôi cứ tự thắc mắc: nếu có loại kính như vậy chắc là sẽ rất nguy hiểm, vì cho người lái ảo giác rằng minh phóng vẫn chưa nhanh. Nhưng quan trọng hơn, chắc nó sẽ cho ta thấy 1 mét chỉ còn 0.5 mét, bởi vậy 100 km/h mới tương đương 50 km/h. Nếu như thế, nó sẽ làm méo mó hình ảnh và đây là dụng cụ quang học cực kỳ nguy hiểm đối với lái xe. Sau này có dịp ra nước ngoài, tôi hỏi một anh bạn (rất ham mê về kỹ thuật ô tô) thì anh ta cười lăn cười lộn vì giai thoại kể trên. Anh ta cho biết: các xe càng đắt, kính xe lại càng có độ trung thực cao, đặc biệt là những chỗ kính bị uốn cong vẫn phải cho ta hình ảnh trung thực của đối tượng quan sát. Do vậy, không có loại kính "giảm tốc" nào được phép gắn trên xe ô tô, kể cả nếu người ta có phát minh ra nó. Tất nhiên, có thể bây giờ khoa học kỹ thuật đã tiến bộ và nhiều sản phẩm mới với những tính năng ưu việt đã ra đời mà tôi không biết.
Đúng như dcl202 nói ở trên! Trong thực tế mọi người hay dùng từ "kính giảm tốc" cho mũ xe máy (loại xịn), kính ô tô (xịn...) nhưng nói chính xác thì đó là kính có chất lượng cao! Chất lượng cao ở đây có 2 chỉ tiêu chính: độ trong của kính (không bọt..) và độ phẳng (kể cả mặt cong cũng có độ phẳng) của kính. Ngoài ra có thêm độ bóng... nữa. Khi độ trong và độ phẳng rất cao, các hình mắt ta nhìn thấy (khi đang ngồi trên xe chuyển động nhanh) có cảm giác rất thật - không bị rung. Khi đó ta thường có cảm giác là xe chạy không ở vận tốc cao (giảm tốc là vì thế). Kính có độ phẳng càng kém thì hình càng rung, và nhanh bị mỏi mắt. Làm kính có độ trong đã rất khó, làm để đạt độ phẳng càng khó hơn vì nó liên quan đến chất lượng của khuôn để tạo nên kính! Đấy là nguyên nhân dẫn đến kính của mũ xe máy TQ hay nội khó đạt đến tiêu chuẩn "kính giảm tốc". Một bộ khuôn để làm kính mũ xe máy xịn thường có giá hàng trăm triệu đồng là vì thế. Áp dụng nguyên lý trên, bạn có thể tự kiểm tra kính râm "xịn" hay không (khi đi mua) bằng cách cầm kính và lắc đi lắc lại trong khi vẫn đọc hay nhìn cái gì đó. Nếu chữ hay hình mà đứng yên thì mới là kính xịn. Nếu hình nhìn càng rung thì là kính càng rởm - độ "giảm tốc" kém! WJT.
Cảm ơn các bác. Bác có thể cho biết độ phẳng của kính là thế nào không? (nếu không phải là hiểu theo nghĩa đen)
Nghe các bác trả lời tôi mới hết thắc mắc về kính giảm tốc. Vì đã có lần thằng bạn nó hỏi về nguyên lý của kính giảm tốc làm tôi vò đầu bứt tai suy nghĩ mãi cũng chẳng bịa ra nổi một lý do nào để giải thích cả. Mà thực tế thì khi đội mũ bảo hiểm tôi thấy tốc độ nhỏ hơn khi không đôi mũ thật. Ngoài khả năng kính được thiết kế hai mặt không song song ra thì chẳng khi nào các hiệu ứng quang bị thay đổi cả. Như các bạn đã nói thì kính của mũ bảo hiểm thì phải càng cho ảnh trung thực càng tốt, nếu làm thành thấu kính lồi hoặc lõm thì ảnh sẽ bị biến đổi và sẽ không rõ ( trừ trường hợp người đội mũ bị cận hoặc viễn thị ).