1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kính gửi anh Rosered...

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi vanthesuco, 04/04/2006.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vanthesuco

    vanthesuco Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    1
    Kính gửi anh Rosered...

    Thưa anh,

    Xin phép anh cho em được gọi anh với tên thân mật là anh Duy nhé! Vì em rất hâm mộ anh...

    Lần đầu tiên em nhìn thấy anh trên tivi, em đã noí với mẹ em rằng: " Con rất hâm mộ anh ấy, còn trẻ tuổi mà nói năng lưu loát về các vấn đề lí luận thư pháp, định hướng thư pháp..."

    Và rồi, em đã tự hứa với mình phải học thật tốt để noi gương những người trẻ tuổi như anh. Nhưng đến khi em tìm hiểu thêm các thông tin để biết về các anh, chị đang theo đuổi đam mê phân môn nghệ thuật thư pháp, em hơi bất ngờ về một số chuyện:

    Về cái gọi là " Tài năng thư pháp trẻ":

    Nếu như việc tìm hiểu thông tin, dữ liệu, cứ liệu ...được post trên diễn đàn này thì, ở Việt Nam bây giờ lấy ai dám nhận mình là Nhà Thư Pháp theo đúng nghĩa của nó? Hơn nữa, các cố gắng của một số cá nhân tâm huyết cho quá trình hợp thức, hợp lí hoá môn nghệ thuật này về mặt nhà nước cũng đang được xúc tiến ở cấp độ ý tưởng. Chưa có văn bản nào chính thức và có hiệu lực pháp lí. Bộ VHTT cũng chỉ thừa nhận cụm từ Thư Pháp như một thuật ngữ được dùng trong các văn bản liên quan với nghĩa khái niệm tương đương.

    Vậy mà, việc thi thố tài năng vẫn được diễn ra như một cơ sở để đánh giá. Tệ hơn là việc tổ chức này chỉ đơn giản là một công ty A,B,C nào đó đứng ra tổ chức, và những người chấm điểm cho các anh là những vị viết sớ còn sai cấu trúc ngữ pháp Hán - Nôm.

    Như vậy, vô tình đã làm cho các anh bị mang tiếng là Ảo Danh, khi trình độ của người chấm còn kém hơn cả người thi.

    Về vấn đề Con Người nơi diễn đàn Thư Pháp mang TTVNOL:

    Thưa anh, như một niềm trân trọng, em thưa rằng, anh hơi độc đoán và ngạo mạn. Em rất thất vọng vì hình ảnh nhưỡng mộ của mình. Với em, yêu hay ghét chỉ là vấn đề tình cảm. Chỉ có Thương Yêu là cao hơn tất cả. Ta yêu nhau hay ghét nhau cũng chỉ lẽ thường tình. Nhưng sở học thì không cho phép có sự độc tôn hay phiếm định. Thư pháp, với ý nghĩa đich thực của nó, cả anh và em và mọi người hiểu biết đề biết rằng, chỉ có chữ Hán mới làm nên khái niệm. Nhưng vấn đề nảy sinh biến sự là sự có mặt và định hình phân môn, với tên gọi tạm đặt là Thư Pháp Quốc ngữ. Vấn đề này thực sự là vấn đề khi đòi hỏi cả Hán lẫn Việt phải bảo vệ mình bằng hệ thống lí luận co sức thuyết phục. Thư pháp Hán với đầy đủ tư cách là một khoa học dưới hệ thống lí luận được xây dựng lâu đời bên Trung Hoa, nó nghiễm nhiên có mặt và định hình trong tu duy người Việt, và được người Việt tiếp thu, chắt lọc, nghiên cứu và phát triển. Còn Thư pháp Quốc ngữ, ra đời muộn mằn trong điều kiện lịch sử một dân tộc chuyển giao hình thái kinh tế xã hội, từ CN Phong Kiến sang thời kì Định hướng CNXH. Nó là một tất yếu, và hiển nhiên đã là tất yếu thì nó sẽ ra đời và tồn tại như một sự thật, không phụ thuộc vào yếu tố con người.

    Vậy thì, dưới góc nhìn của một người Cầm cân nẩy mực, em tin rằng, anh cũng hiểu được những gì em nói. Vì thế, em mong anh có cái nhìn bao quát hơn, tổng hợp hơn, khoa học hơn.

    Sở học mênh mông, cái ta biết chỉ là hữu hạn. Hơn thế, riêng trong Thư pháp, núi này cao còn núi khác cao hơn. nếu như anh có dịp gặp và làm quen với người phát tạo ra thuốc Thạch Lâm Thông, dùng chữa trị các bệnh về thận, hiện sống ẩn cư tại một khu đồi, thuộc huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, thì anh sẽ hiểu thêm một điều rằng, những tên tuổi làm nên Quần Hùng Thư Lâm chưa phải là những người đệ nhất. Kiếm sắc không chui còn rơi rớt nhiều trong thiên hạ. Hy vọng anh và những anh em khách có tấm lòng đãi thư kép lượng, sẽ thác dần từng lớp mây mù để vấn diện cao xanh bốn cõi.

    Tâm thư cạn nghĩa, đôi dòng thốt thưa bậy bạ, mong anh lượng thứ. Tình thương yêu con người trong em không bao giờ mất, dù rằng với em, anh đã làm mất một vài nét hình ảnh ngưỡng mộ, nhưng anh vẫn có trong em với hình ảnh của một con người đang trọng.
    Kính!
  2. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Trước hết, tôi muốn gửi lời cám ơn những người đã quan tâm đến tôi.
    Bàn về vấn đề Thư pháp ở Việt Nam, quả thực là không chỉ trong một vài câu. Như bạn vanthsuco đã nói, cuộc thi Tài năng Thư pháp trẻ chưa phản ánh đúng thực chất! Cũng phải! Chúng tôi không tự hào về điều đó, cái mà chúng tôi tự hào là phải có những cuộc thi như thế, chúng tôi mới tìm đến được với nhau. Các bạn có thể có các bậc tiền bối trong gia đình biết chữ NHO (tôi nhấn mạnh vào chữ này vì tôi vẫn thường gọi là Thư pháp chữ Hán), nhưng bản thân các vị ấy cũng đã bỏ bút lông không cầm đến (ít nhất 30 năm chiến tranh), lại thêm tâm lý của người Việt Nam: "Người già thường nhất".... vì vậy tôi chỉ kính trọng những cụ già biết đóng góp cho sự phục hồi Thư pháp ở Việt Nam. Điều đó mới có ích chứ ngồi khen chê suông, tôi không muốn nghe.
    Lại nói đến lòng ngạo mạn của tôi (như bạn Vanthescuco nói): Xin hỏi, bạn thấy những người tôi "ngạo mạn" là ai không? Đó là những kẻ không bao giờ bắt tay vào làm một chút gì, không tìm hiểu chút gì về Thư pháp mà chỉ biết ngồi khen lươn ngắn chạch dài. Bạn yêu quý tôi cũng được, đó là quyền của bạn đúng không? Tôi làm theo cái có ích cho Thư pháp Hán ở Việt Nam.
    PS: Chú Ấn cũng nên xem bài này để biết tại sao tôi sửa hay xoá bài chú. Nhé!
    Thân ái.
    Rosered.
  3. vanthesuco

    vanthesuco Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    1
    Bạn gì ơi, mình có đôi lời với bạn được không?
    Mình có đọc bài của bạn ở một topic khác, và mình hiểu được nguyên do khiến bạn không vui. Nhưng bạn ạ, ở đâu rồi cũng có những "Thầy Đồ" như thế cả. Tuy mức độ có khác nhau, nhiều hay ít, nhưng nhìn chung đó là quá trình tất yếu để trở thành nhà này nhà nọ. Nhân bạn nói đến nhóm Nhị Thập Bát Tú, mình muốn tâm sự với bạn đôi lời.
    Chẳng giấu gì bạn, mình cũng là con gái. Ba mình là bạn của cụ Trường Xuân, hiện làm Trà Đạo ở 13 Ngô Tất Tố, Hà Nội. Hôm cụ đến nhà mình chơi, có cả nhà phê bình Nguyễn Hòa nữa, cùng ba mình trò chuyện, mình thấu ra nhiều cái gọi là "Nhị Thập Bát Tú". Chẳng trách thiên hạ đại ngôn trong thời buổi kinh tế thị trường. Trên văn đàn đã có "Văn Trẻ, Thơ Trẻ", thì tất gì chẳng có "Thư Pháp Trẻ". Đó là một sự đương nhiên thôi. Mình chỉ buồn khi tìm hiểu thực lực của nhóm Nhị Thập Bát Thư pháp gia thôi.
    Trong nhóm này, nổi lên một vị, đó là Cửu chân quận nhân Lê Quốc Việt. Là một họa sĩ, nhưng Lê Quốc Việt thành công nhiều trong việc luyện chữ. Các lối Triện, Lệ, Hành, Khải đều thông thạo, tuy nhiên xét về khía cạnh hơn người, có lẽ Triện, Lệ là nổi bật. Các tác phẩm treo ở Quốc Tử giám trong đợt xuân vừa qua, chưa phải là những tác phẩm xuất sắc nhất của anh. nếu kể đến phải là những tác phẩm trưng bày ở Viện Gớt và bên Mỹ. Tuy nhiên, nếu vì điều đó mà gán cho Lê Quốc Việt tượng trưng cho một trong số 28 vị tinh tú thì loạn khởi từ ngôn ngữ.
    Về Khải thư ở Hà thành nói riêng và miền Bắc nói chung, trước có cụ Thanh Hoằng khê Lê Xuân Hòa, nhưng nay tuổi già sức cạn, không còn sức vận khí viết khải thư đẹp như xưa nữa. Nổi lên trong hai mươi tám vị trong nhóm kể trên về Khải thư có được mấy người: Hồng Phúc, Trần Quang Đức, Xuân Như, Anh Duy, Nguyễn Quang Thắng...., đám còn lại ăn theo tên tuổi là nhiều. Nhưng trong nhóm này, Chữ của Anh Duy thua Quang Thắng, chữ của Quang Thắng thua Xuân Như, chữ của Xuân Như lại thua Hồng Phúc. Tuy mỗi người một vẻ, nhưng người chuyên kỹ pháp, người chuyên tâm pháp, nên mức độ thành đạt khác nhau. Tựu chung chỉ là đánh giá sơ bộ và điểm xuyết, chứ xét triệt để, e không không xếp hạng được chỗ này.
    Hành thư trong nhóm Nhị thập, có Quang Đức, Phạm Văn Ánh, Lê Quốc Việt. Nhưng Đức thiên về tìm tòi sáng tạo; tích cóp được nhiều tri thức nhân gian, nhưng cũng giống như Dương Quá trong Thần Điêu Đại Hiệp của Kim Dung, Đức chưa chuyên tu một lối viết để làm nên cái của riêng mình. Lê Quốc Việt cũng vậy. Tạm xem Phạm Văn ánh có đường nét và toát lên tính cách trong kỹ pháp.
    Trở lại chữ của anh Duy, mình có mấy lời này: Anh Duy thiên về kỹ pháp quá, nên gượng gạo. Cố tập thì cũng tiến bộ, nhưng e tâm thư không chờ tuế nguyệt. Chắc chuyện thành công còn phải chờ thời con cái chúng mình nó nhận xét vậy. bên cạnh anh Duy, mình thấy có anh Nguyễn Trung Hoàng Long là người kiệm ngôn, hành xử có vẻ nho học nhất. Tuy Khải thư có lối viết hơi đá hành một chút, cũng là bắt chước người xưa, nhưng dưới tay của anh Long, có phần gì đó hay hay.
    Mình đoán cả mình và bạn cũng độ tuổi như nhau, còn cách các anh ấy gần nửa con giáp, tạm ngôn ở đây thôi nhé. cái gì thật, cái gì hư, cái gì làm cho điểm đến của các anh ấy đơm hoa thì chư vị tiền bối nhận thấy và định hướng. Mình hẹn bạn hôm nào đó đi ăn chè nhá. Chúng mình rủ nhau đi xin chữ của mấy vị còn lại xem sao...
  4. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Tôi là người ngoại đạo với Thư Pháp nhưng đọc những dòng này tôi nghĩ bạn khá hiểu về Nhị Thập Bát Tú. Tôi dùng từ KHÁ vì có đôi chỗ quan điểm của bạn còn hơi cá nhân nhưng để đưa ra được những nhận xét này bạn hẳn là một người có tâm với nghành này. Tôi đánh giá đây là những nhận xét mạnh dạn. Duy và các bạn của Duy chắc còn phải cố gắng hơn nữa để khẳng định được mình & tôi trân trọng những gì mà Duy và các bạn Duy đã làm được để khôi phục lại đống hoang tàn sau bao năm đứt quãng. Xin hết
    @ Cháu mọc được mấy răng rồi chị
  5. loa_ken_den_si

    loa_ken_den_si Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2002
    Bài viết:
    7.720
    Đã được thích:
    1
    Chê Quốc Ngữ chứ ! Sao đâu !
    Bản thân tôi vẫn chê !
    Các bác các chú khác cũng chê cơ mà ....
    Luôn nói lưòi yêu ạ !
    Bạn chẳng hiểu thêm tí nào về cái anh Quốc Ngữ bọn tớ cả.
    Quốc Ngữ tớ đang như một mớ bòng bong mà ai trong nghiệp mới biết và hầu như chúng tôi tất cả đang đồng lòng nhận ra những cái đó , những cái mà thiên hạ mà anh em trong ngoài chê, mà hoàn thiện ....Bạn ứ hiểu kỉ thì nên lại qua lại chỗ anh em mà tìm hiễu thêm, đặng còn có chút vốn niếng buôn với thiên hạ.
    Còn cái việc anh em chúng tôi làm vì cái gì, thì giới với giới khắc biết , còn mai này thế nào thì xa quá ....
    Công chúng thì sẽ vỡ dần và thế nào tuỳ họ vì rằng họ đang ddc chúng tôi góp thêm cho họ 1 phần cái gọi là mặt bằng kiến thức về loại hình này .....
    Xôm trò thế đủ rồi tập trung vào nghiên cứu tiếp đi, tránh câu giờ mất tiền thừa , phí !
  6. anhdialan

    anhdialan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    1.314
    Đã được thích:
    0
    @vanthesuco: Dũng cảm lắm!
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    Nói thật đúng? từ biển dâu khép mở
    Thật rõ ra, anh đã biết từ đầu
    Từ xa lắm đầu tiên anh đã rõ
    ..........
    Anh xấu hổ hỏi rằng: "em nói thật?
    Hay giỡn chơi ? Anh hổ thẹn bất ngờ
    Từ quá vãng xa xưa những chồng chất
    Tấp nập về trên tại thể bơ vơ
    (Bùi Giáng)
    Thực sự đọc mấy bài viết @vanthesuco, Home@ định reply nhưng không biết viết gì?...
    Khen văn hay chữ tốt?
    Chỉ 1 thắc mắc, dường như bạn biết nhiều về mấy người ở Vô Thường Quán, văn phong đậm chất nữ hơn nam. Tò mò không biết bạn là ai?
  8. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Bạn Vanthesuco cất công tìm hiểu về Nhị Thập Bát Tú như vậy cũng là một người có tâm huyết với Thư pháp. Tôi cũng không ngần ngại gì nói lại với bạn một lần nữa.
    Những vị tiền bối mà bạn nói là ai? Cụ Lê Xuân Hoà chăng? Cụ Lê Xuân Hoà đâu có viết được Khải Thư? Cái này bạn nên xem lại khái niệm Khải Thư. Nếu nói mức độ trộm danh lừa đời thì cụ Lê nên xếp lên hàng đầu. Cái gì là Nam Quốc đệ nhất đại lão thư pháp gia?
    Lại nói về Nhị Thập Bát Tú vừa rồi! Trong cục diện Thư pháp Việt Nam nói chung còn đen tối, 28 con người đó cho dù có là đom đóm (như bạn nhận xét) thì vẫn sẽ là 28 ánh sáng của các ngôi sao. 28 ngôi sao ấy, có toả sáng được nữa hay không còn phụ thuộc vào cố gắng của bản thân nhưng đó là sự hi vọng cho một cuộc triển lãm tạm gọi là Thiên Cương và Địa Sát ..... (bạn có hiểu các con số đó không?).
    Tôi biết bạn có quan tâm đến Thư pháp nhưng qua cách bạn nói tôi biết thêm bạn chỉ có quan hệ giới Thư pháp thôi chứ chưa cầm bút và tìm hiểu kỹ về Thư pháp bao giờ. Khen chê một cách chung chung như thế, bạn chẳng chứng minh được điều gì cả đâu.
    Còn các cụ tiền bối như bạn nói! Tôi kính trọng vì tuổi tác và công lao của các cụ trong việc khôi phục hai chữ "Thư pháp" trong đời sống xã hội, nhưng giá mà các cụ đoàn kết hơn nữa thì tốt hơn. Chẳng hiểu bạn có chứng kiến các cụ chê chữ của nhau chưa? Hehe. Thư pháp Việt Nam còn chập chững bên cạnh các nền Thư pháp lớn khác thế mà còn những người mê muội như mấy vị trên thì bao giờ mới ngẩng nổi đầu.
    Còn chú Ấn! Tôi đã nói rồi! Chú chỉ tài vuốt đuôi hóng hớt thôi. Tôi lại càng thấm thía cái gọi là "nhà văn nói láo, nhà báo nói phét". Chú có viết được bài nào tử tế về Thư pháp đâu, toàn móc máy những thứ vớ vẩn. Tôi xoá bài chú là nể chú đấy. Chú nghĩ cho kỹ nhé.!!!!!
  9. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Còn em này! Em có cảm thấy ngớ ngẩn lắm không khi làm việc kể lể một cách nửa vời như vậy? Theo tôi! Để tôi không còn mặt mũi nào nhìn thiên hạ nữa, hay nói cách khác là không còn mặt mũi nào nhìn em nữa! Em post luôn bức tôi đồ chữ đó lên. Thế có phải kín kẽ hơn không?
  10. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Thư pháp và cách đánh giá, bình phẩm một bức thư pháp đều không phải đơn giản chỉ là sử dụng con mắt mỹ thuật chủ quan, mà quả thực cần phải học. Học lại không phải chỉ đơn giản là học chữ Hán, mà phải là học Thư Pháp có bài bản, có lý luận. Ở đây tôi nhấn mạnh vào tính lý luận, và các quy phạm trong kỹ pháp.
    Tôi cá rằng với bức TẾ ĐIỆT CẢO của Nhan Chân Khanh (Bức thư pháp nổi tiếng là Thiên hạ đệ nhị hành thư, được các Thư Pháp gia ngàn đời công nhận), người Việt Nam và kể cả là người Trung Quốc nếu không nắm chắc lý luận thư pháp và hiểu cặn kẽ về Thư Pháp thì chắc chắn sẽ bảo nó chẳng ra gì. Nào gạch gạch, nào xoá xoá, đen ngòm! Ấy chính là biểu hiện của cách nhìn chủ quan vậy!
    [​IMG]
    Nhưng nếu ai đó chỉ viết theo cái font thư pháp thông thường, tôi cá khối người bảo nó đẹp.
    [​IMG]
    Từ điều trên, có thể thấy rằng:

    1.Đánh giá chữ ai đẹp hay xấu, thì người đánh giá đầu tiên phải là một người am hiểu về Thư Pháp với các lý luận và đặc biệt là kỹ pháp trong Thư Pháp, chứ không phải chỉ là sử dụng con mắt nghệ thuật thông thường.
    2.Không phải hễ ai học chữ Hán lâu năm là có thể viết Thư Pháp, có thể đánh giá chữ người nọ người kia. Tôi có thể chắc rằng, tự xưa các cụ nhà ta chỉ chẳng qua là học chữ Hán và sơ bộ biết sử dụng bút lông, chứ những lý luận Thư Pháp của Tàu thì cơ hồ chưa nắm hết. Thế nên cách phẩm bình Thư Pháp của các cụ cũng phần nhiều là dựa theo cách nhìn cảm tính.
    3.Những người đã không biết về chữ Hán, lại chẳng học gì về Thư Pháp, nghe đâu đó được dăm cụm từ mà rồi lạm dụng, thì tốt nhấn nên dừng cái việc ấy lại, tựa cột lắng nghe. Đừng nên cố nói những lời sáo rỗng. Càng cố lại càng tỏ ra sự kém hiểu biết.
    Cuối cùng thì mong mọi người bình tâm lại. Để vực nền Thư Pháp Việt Nam thì những kẻ theo nghiệp bút nghiên ắt sẽ tự cố gắng hoàn thiện bản thân và tìm ra lối đi cho mình. Còn những việc thiên hạ thấy, nó chỉ lả mặt trái, hoặc không cũng chỉ là việc cá nhân một số người. Còn tôi, tôi có niềm tin vào những người đã, đang và sẽ tiếp tục thực sự cầu thị tìm hiểu thư pháp. Chính họ sẽ là người vực dậy một nền Hán học cũng như Thư Pháp Việt Nam.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này