1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Kính hỏi các cao thủ

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi NhatLang, 10/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Kính hỏi các cao thủ

    Có mấy vấn đề liên quan đến kiếm hiệp Trung Hoa, rất mong các vị tiền bối chỉ giáo.

    Thứ nhất, Kim Dung có phải người Trung Hoa đầu tiên viết tiểu thuyết võ hiệp hay không? Nếu không phải thì là ai ? Tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa ra đời khi nào? Tác phẩm đầu tiên là gì?

    Thứ hai, đọc Kim Dung thấy có môn phái Nga My. Tiểu sinh đồ chừng phái này không tồn tại mà chỉ là sản phẩm tưởng tượng. Không biết đúng không.

    Còn nhiều vấn đề khác, tạm thời tâm trí rối bời, xin để khi khác.

    Xin đa tạ.
  2. phuongngocmai

    phuongngocmai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2005
    Bài viết:
    1.251
    Đã được thích:
    0
    Với câu hỏi đầu tiên của Nhatlang,muội xin góp một bài dịch từ trang web của TQ nhằm cố gắng tìm ra câu trả lời.
    Đâu là cuốn tiểu thuyết võ hiệp đầu tiên của Trung Quốc ​
    Từ đầu thập niên 20 đến cuối thập niên 40 là thời kỳ phát triển cực thịnh của tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa.Theo cuốn "Tư liệu nghiên cứu phái Uyên ương hồ điệp" của Nguỵ Thiệu Xương thống kê không đầy đủ cho thấy,lúc đó tác gia có hơn 170 người,tác phẩm viết ra có hơn 680 bộ.
    Các nhà xuất bản chủ yếu tập trung ở Thượng Hải ,Nam Kinh và Bắc Bình,Thiên Tân,lúc đó được gọi là Nam phái và Bắc phái.
    Trong dòng tiểu thuyết võ hiệp của Nam phái,Bình Giang Bất Tiêu SInh là nổi tiếng nhất,tác phẩm "Giang hồ kỳ hiệp truyện" của ông đã từng làm say mê hàng vạn độc giả.
    Sau này càng nổi tiếng khi được Công ty điện ảnh Minh Tinh cắt một đoạn ngắn xây dựng thành bộ phim "Hoả thiêu Hồng Liên Tự".
    "Giang hồ kỳ hiệp truyện"viết vào những năm đầu thập kỷ 20,được nhìn nhận như tiên phong của dòng tiểu thuyết võ hiệp ,thậm chí nhiều người còn cho rằng nó mới chính là bộ tiểu thuyết võ hiệp đích thực đầu tiên của Trung Hoa.
    http://ks.cn.yahoo.com/question/?qid=1306093002161
  3. mabun

    mabun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    1.036
    Đã được thích:
    1
    Xét trên 1 khía cạnh, người đầu tiên viết tiểu thuyết võ hiệp là Thi Nại Am với tác phẩm Thuỷ Hử. Bộ truyện này cũng được coi khai sinh khái niệm "giang hồ" 1 cách chính thức.
    TH mang 1 phong cách khác hẳn các bộ truyện Tàu khác: Ching Đông, Chinh Tây, Tam hạ nam Đường, ....
  4. vohansat

    vohansat Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    05/02/2007
    Bài viết:
    194
    Đã được thích:
    14
    Kim Dung không phải là người viết truyện kiếm hiệp đầu tiên, trước ông còn vô số các tác gia kiếm hiệp nổi tiếng. Nhưng ông được coi là tác giả kiếm hiệp được yêu thích nhất, có tầm ảnh hưởng lớn nhất từ trước tới nay.
  5. tranluuquyen

    tranluuquyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.420
    Đã được thích:
    0
    Bạn hỏi về việc có thật sự tồn tại một môn phái võ lâm mang tên Nga My trên đời, thật thú vị ghê
    Bởi vì năm ngoái khi đi tour du lịch Trung Quốc tham quan Nga My Sơn mình có gặp một bác người Hoa là giáo viên dạy sử phổ thông ở Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Bác già và mình có nói chuyện và mình khoe ở Việt Nam núi Nga My nổi tiếng lắm vì nhiều ng mê Kim Dung và game Võ Lâm Truyền Kỳ. Mình chợt nảy ra và hỏi bác ấy có phải ngày xưa từng có một phái võ chọn nơi đây làm võ đường, là yếu tố thực để Kim Dung hư cấu nên môn phái Nga My toàn nữ kiểu như Thiếu Lâm Tự toàn nam tăng ấy... Thì bác trả lời là bác nghĩ có lẽ là ko, sống ở gần Nga My sơn, lại chuyên về sử thế nhưng bác chỉ biết núi Nga My nổi tiếng như là một địa danh gắn liền với Phật giáo hơn là võ thuật, tương truyền từ xa xưa Bồ Tát đã từng thuyết pháp tại đây. (Nga My Sơn cao hơn Tung Sơn - nơi tọa lạc của Thiếu Lâm tự nhé). Nga My là một trong bốn ngọn núi linh thiêng nhất của Phật giáo ("Tứ đại linh sơn") trong khi Tung Sơn của Thiếu Lâm tự lại nằm trong Ngũ đại linh sơn (trong truyện hay dùng từ "Ngũ nhạc") gồm Hành sơn, Tung sơn, Thái sơn, Hoa sơn, Hằng sơn. Núi Nga My cao hơn 3000m, trong khi ngọn cao nhất trong Ngũ nhạc là Hơn sơn cũng chỉ đạt độ cao gần 2000m thôi.
    Về phong cảnh, nơi đây rất đẹp, có cả cáp treo đấy. Đi xe lên đến gần đỉnh và ngồi cáp treo, nhìn xuống vừa thấy hơi hãi hùng vì độ cao vừa choáng vì phong cảnh núi non trùng điệp, sương khói bãng lãng, đẹp và hùng vĩ lắm...
    Tóm lại thì mình nghĩ có lẽ bác già nói đúng, cũng giống như nhiều ngọn núi khác của Trung Hoa đại lục được Kim Dung đưa vào truyện của ông và rồi hư cấu để mỗi ngọn núi gắn liền với lịch sử của một đại môn phái chốn võ lâm, chứ ko tồn tại một môn phái tương tự như thế trong lịch sử / dã sử trên đỉnh Nga My này. Theo mình nhớ các nữ đệ tử Nga My hình như theo Lão giáo thì phải, ăn mặc như đạo cô và tự do luyến ái ví như Kỷ Hiểu Phù hứa hôn với Ân lục hiệp hay Chu Chỉ Nhược với Trương Vô Kỵ... trong khi núi Nga My ngày nay là một ngọn bảo sơn linh thiêng truyền đời của Phật giáo, là một nơi nổi tiếng cầu nguyện linh thiêng, có đến mấy ngôi chùa ("tam tự" - tức ba ngôi chùa vàng, bạc, đồng nằm gần nhau) và tượng Phật rất to, hình như thuộc loại to nhất thế giới.
  6. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Đa tạ các vị hào kiệt đã ra tay cứu khốn.
    Tiểu sinh cũng đồ chừng phái Nga My không có thực. Theo ngu kiến, Nga My là ngọn núi của Phổ Hiền (hay Văn Thù?) Bồ Tát nên khó có lý nào nữ giới lại chiếm núi được.
    Trong truyện Kim Dung có một điều không hợp với lịch sử là: quan hệ nam nữ thường rất lăng nhăng. Nữ giới chủ động, nghịch ngợm. Về điểm này mà nói thì rất hiện đại, không đúng với bối cảnh lịch sử. Có người biện bạch là do đó là tầng lớp giang hồ.
    Đọc những truyện giang hồ khác như Thủy Hử, ta gặp không ít nhân vật nữ nhưng không có ai như nhân vật của Kim Dung. Thời phong kiến, quan niệm trọng nam khinh nữ rất nặng. Con gái sinh ra phải theo gia đình suốt đời (gia đình cha mẹ, gia đình chồng) và đều không có quyền tự quyết định đời mình. Dĩ nhiên chuyện ngao du giang hồ là vạn lần khó có.
    Ngay cả trong những gia đình gia giáo, con trai cũng không coi trọng con gái trong nhà. Vậy thì số phận những co nương trong truyện Kim Dung sẽ ra sao khi phiêu lưu giang hồ, gặp những hạng người KHÔNG GIA GIÁO. Người như Lệnh Hồ Xung tuy trượng nghĩa nhưng thực tế là đâu biết hắn nghĩ gì về phái nữ. Đó là một hệ thống tư tưởng, quan niệm thấm sâu ngàn đời rất khó thay đổi.
    Thời nay, nhiều gia đình còn tỏ ra ngần ngại khi cho con gái học võ.
    Thời đó thì sao nhỉ.
    Bây giờ xét đến phái Nga My. Giả sử là có phái đó, thì các cô nương đó cũng không thể ở vậy suốt đời được. Mà một khi đã lấy chồng thì phải theo chồng, rã đám là điều tất yếu. Cho dù không rã đám thì duy trì môn phái bằng cái gì một khi thế hệ này đã già. Họ "sinh con ngoài giá thú" rồi cho kế tục chăng ? Hay là xuống núi bắt cóc con gái nhà dân rồi mang về nuôi ?
    Từ những điểm lỏng lẻo về mặt lịch sử, xã hội trên nên tiểu sinh nghĩ đây là phái võ tưởng.
    Loạn ngôn tạp bút.
  7. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Một câu hỏi nữa mà tiểu sinh chợt nhớ ra. Tuy có vẻ vớ vẩn nhưng là nền tảng cho mọi nền tảng....
    Tiểu sinh thắc mắc không biết các đại hiệp của Kim Dung dựa vào nguồn nào để sinh sống trong bước đường hành hiệp?
    Tiểu sinh chưa đọc quyển Kiếm hiệp Trung Hoa nào nhắc về chuyện này, trừ một vài truyện có nhắc đến "bảo tiêu". Hay là đọc không đến chốn.
    Nhưng không phải ai cũng có thể làm bảo tiêu. Mà chắc cũng không có nhiều. Như vậy thì nguồn chính lấy từ đâu nhỉ.
  8. kemetmoi

    kemetmoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    393
    @ Nhat Lang,
    Theo ý tại hạ thì chưa thể kết luận là không có phái Nga My được, xét về lập luận thì các hạ có mấy điều chưa ổn.
    <BLOCKQUOTE id=quote><font size=1 face="Arial" id=quote>Trích từ:Theo ngu kiến, Nga My là ngọn núi của Phổ Hiền (hay Văn Thù?) Bồ Tát nên khó có lý nào nữ giới lại chiếm núi được [/QUOTE]
    Nga Mi sơn không đơn giản là một ngọn núi, nó là một dãy núi lớn với nhiều ngọn khác nhau, có nhiều chùa, và trong đó rất có thể tồn tại một ni viện (chùa dành riêng cho nữ giới).
    Thứ nữa là ngoài các tác phẩm của Kim Dung mà tính chính xác về mặt lịch sử chỉ cỡ như truyện tranh, ta có thể tìm thấy thông tin về Nga Mi võ phái tại nhiều nguồn khác chính thống hơn
    Ví dụ: Theo ""Nga Mi quyền phổ ký" khai sơn sư tổ của Nga My phái là một đạo cô, luyện được võ thuật của Thiếu Lâm, sau đó quy y tam bảo, trong quá trình vân du, bà nhận thấy nhiều chiêu thức quá cương mãnh, không thích hợp với phái nữ nên đã sáng tạo thêm và tạo ra Nga Mi quyền. Thủ quyết của Nga My quyền là "Tay thủ mềm như lá liễu, bước nhân nhẹ tựa gió, ra tay nhanh như điện chớp, lực mạnh tựa lôi đình, thần thái lãnh đạm mà cương nhu tương tế, cong thẳng cùng hợp, không đón nhận lực đánh." Sau bà về tu hành ở Nga Mi sơn, lập nên phái Nga Mi, chỉ truyền nữ, môn đồ của phái này có cả đệ tử tục gia, Tôn chỉ của môn phái :"Không nói tên thầy, không được biểu diễn thân thủ trước người khác, không giao đấu với người, tuyệt kỹ chỉ cho phép đơn truyền" Điều đáng nói là theo một số tài liệu thì môn phái này về sau có thu cả nam đồ (mẹ truyền võ thuật cho con??)
    Nói tóm lại chỉ có thể khẳng định không có một Nga Mi phái lừng danh giang hồ, dương danh là một trong thất đại phái như Nga My của Kim tiên sinh thôi. Còn Nga My võ phái tồn tại hay không tồn tại chúng ta chưa thể khẳng định.
    Được kemetmoi sửa chữa / chuyển vào 16:22 ngày 12/06/2007
  9. Nightduke

    Nightduke Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2005
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Thời 60-80 là thời cực thịnh của kiếm hiệp Trung Quốc. Quyển sách kiếm hiệp đầu tiên là quyển sách về nhà Hán.
    Source: http://en.wikipedia.org/wiki/Wuxia
  10. phuongngocmai

    phuongngocmai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2005
    Bài viết:
    1.251
    Đã được thích:
    0
    Vâng,theo đường link ở trên có được kết quả:
    The modern wuxia novel genre started in the early 20th century. The early 20th century and the 1960s to 1980s are often regarded as two golden ages of wuxia writing.
    Như vậy không chỉ những năm 60-80 mới là thời điểm vàng của tiểu thuyết võ hiệp.
    Tất nhiên,cuốn sách kiếm hiệp đầu tiên không thể ra đời vào thời cực thịnh thứ 2!
    Được phuongngocmai sửa chữa / chuyển vào 20:06 ngày 16/06/2007

Chia sẻ trang này